1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đánh giá . Cái giá phải trả của việc đánh giá sai !

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi truanang, 27/05/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Sun_Group

    Sun_Group Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    0
    Đọc những bài của Nắng cảm thấy có tâm hồn mình trong đó...Sao lại có nhiều suy nghĩ giống mình đến vậy? Không hiểu nổi..Có thể còn có nhiều người suy nghĩ tương tự vậy nữa. Hy vọng ai cũng hành động mỗi ngày tích cực hơn để những suy nghĩ đó trong tương lai sẽ thành hiện thực. Hy vọng vậy.....
  2. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Ủa , hổng hiểu . Nắng viết chung chung mà .
    Thanks vì đóng góp chút ý kiến .Thấy mốc cả bài chẳng có ai vào viết 1 câu . Ngộ ...
  3. Sun_Group

    Sun_Group Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    0
    Muốn viết nhưng dạo này bận quá. Không có thời gian để tĩnh tâm sắp xếp câu cú nên không viết. Viết ra mọi người lại không hiểu gì . Chỉ thấy truanang viết có nhiều ý giống cách suy nghĩ nên SPAM 2 câu . Khi nào có thời gian sẽ hầu chuyện sau ha
  4. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Nghịch lý của cuộc đời .
    Sau nhiều lần phân tích , nắng rút ra 1 điều :
    Sự bất mãn đến từ đâu :
    1 quá trình từ ý tưởng đến thành công , gồm qua các bước như sau :

    ý tưởng , -- thể hiện bằng lời nói -- hành động 1 chút gặp chán nản ( lạ lẫm , chưa quen ) -- hành động gặp nhầm lẫn ( có thể rút lui ) --- hành động nhiều hơn đến tự tin --- hành động nhiều đến mức tự hào ....
    Với mỗi một người thì thường có sự hài lòng ở một mức độ nhất định , có người nghĩ xong ý tưởng đã thấy hài lòng .Khỏi cần hành động luôn , nên lúc nào cũng chỉ dừng là ở mức suy nghĩ -- > luôn nghĩ , nhưng chẳng biến thành hiện thực . Ở người này trừ khi có một động lực rất lớn giúp họ đạt được kết quả .Ko chắc chỉ dừng lại ở ý tưởng là họ đã hài lòng rồi .
    Nhưng vì thế , nên họ luôn bất mãn , vì họ nghĩ ra cái gì cuối cùng cũng ko làm được . NGhĩ ra rất nhiều việc phải làm , nhưng làm chẳng được bao nhiêu .Họ chỉ luôn tìm kiếm cái mới để làm .... . Sự bất mãn lớn khiến họ luôn lo lắng .
    Vì hài lòng sớm mà trở nên bất mãn chính là cái nghịch lí mà nắng muốn nói đến ở đây .
    Thí dụ : phải học thuộc bảng cửu chương , nhưng họ chỉ xuất hiện cái ý nghĩ , mình phải học thuộc cái bảng đó , xong đã thấy hài lòng nên khỏi làm luôn ... Và sau đó , trở nên bất mãn với chính mình , đương nhiên , nghĩ mà ko chịu làm .... ra thế .
    Vì thế nên mức bất mãn, hay tự hào phụ thuộc rất lớn vào cái sự hài lòng sớm hay muộn . Kẻ hài lòng sớm luôn gặp phải cảnh bất mãn , vì những gì đã làm tệ , chưa đúng với cái kế hoạch đưa ra từ đầu . NGhĩa là ko chịu làm đến điểm cuối cùng mà dừng lại trước đó vì hài lòng quá sớm .
    Tất nhiên là cái nắng nói ở mức đầu tiên : ý tưởng
    Còn người dừng ở mức thứ 2 : lời nói thì sẽ khác
    Mức hành động rồi gặp chán nản sẽ khác ....
    Cuối cùng mức đẹp nhất là tự hào , người này sẽ rất tự tin trong lĩnh vực của họ , tất nhiên vì bỏ rất nhiều công sức ra mà . Và ở họ cũng thấy sự hài lòng đến muộn hơn , nhưng kết quả lại rất đẹp , khiến họ có sự tự hào trên thực tế.
    Và từ đó nắng rút ra : học 1 điều là biết cái gì ko làm được mà bỏ qua , ko suy nghĩ gì đến nó nữa cũng là một bước quan trọng giúp đời sống thoải mái , và tập trung vào 1 số cái mình cần làm .
    2 là biết dùng sự bất mãn để làm việc cũng khiến đạt được sự tự tin vì một kết quả tốt đẹp như mong muốn . Ko tệ chút nào .
    Cái nắng đưa ra hơi khó hiểu , có lẽ cũng cần nghiệm lí một thời gian .
  5. Sun_Group

    Sun_Group Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    0
    Thực ra những điều nắng viết không hề khó hiểu, đó chính là quy luật của cuộc sống hay luật nhân quả.
    Tôi có sưu tầm được 1 câu chuyện như sau:
    CÁ CHÉP VƯỢT VŨ MÔN
    Cả bầy cá chép, con nào cũng muốn vượt qua cửa rồng. Bởi chúng biết, hễ vượt được qua cửa rồng, thì chúng sẽ từ những con cá chép tầm thường trở thành những con rồng siêu phàm thoát tục.
    Khốn nỗi, cửa rồng cao quá, cả bầy cá chép con nào con nấy mệt đứt cả hơi va vấp đến nỗi thâm tím cả mặt mày mà chẳng con nào nhảy được qua. Bầy cá xúm lại xin với Long Vương, để Long vương hạ cửa rồng thấp xuống một chút. Long vương không bằng lòng, cả bầy cá chép bảo nhau quỳ mọp trước mặt Long vương, không đứng dậy nữa. Chúng quỳ luôn ở đấy chín chín tám mươi mốt ngày, cuối cùng Long vương cũng mủi lòng và đáp ứng yêu cầu của bầy cá.
    Thế là cá lớn cá bé nhẹ nhàng thoải mái vượt qua cửa rồng và vui mừng hể hả đều biến thành rồng.
    Không lâu sau, những con cá chép được hóa rồng ấy bấy giờ mới phát hiện ra một điều là tất cả cá chép đều hóa rồng, cũng chẳng có gì khác so với lúc tất cả đều chưa phải là rồng. Thế là, cả bầy cá lại đi tìm Long vương nói lên điều ngờ vực khó nghĩ trong lòng.
    Long vương cười và bảo: "Cửa rộng chính thức thì không thể hạ thấp được, nếu các ngươi muốn có cảm giác thực sự của con cá được hóa rồng, thì hãy đi mà nhảy qua cái cửa rồng không hạ bớt chiều cao kia kìa"
    Lời bình:
    Câu chuyện nói về muốn đạt được sự thay đổi thực sự như từ loài cá thành rồng, như từ cảm mến nhau thành yêu nhau, từ làm ăn qua ngày đến thành đạt đời người... đều cần có sự thay đổi vượt mức độ nào đó, thậm chí phải có hy sinh mất mát lớn, như trong câu chuyện là mệt đứt hơi, va vấp thâm tím mặt mày.
  6. light22007

    light22007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    1.033
    Đã được thích:
    0
    Lâu rùi mới thấy nắng post bài nhỉ? Lười quá thể, làm tớ đợi đọc bài cũng dài cả cổ
  7. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Quản lí những suy nghĩ như thế nào :

    Trong cuộc sống mà nói , điều nắng chú tâm nhiều là việc quản lí và sắp xếp .Nó đóng 70 % thành quả , theo nắng là thế .
    trong việc sống dưới nhận thức mà nói , việc quản lí các suy nghĩ có một tầm quan trọng rất lớn .ÍT người trong chúng ta có thể nhận thức được điều này .

    SAu khi để ý , nắng nhận thấy phải đến 70 % là những ý nghĩ ngớ ngẩn , có nghĩa là ko có vai trò gì trong cuộc sống trong chúng ta cả .MÀ nó cứ xuất hiện một cách ngẫu hứng .
    Việc đầu tiên mà nắng nghĩ cần giải quyết là vấn đề phân loại suy nghĩ :
    Một là phân loại dựa trên cái lý thuyết về vòng thái tuế của tử vi : nắng nhận thấy có rất nhiều ý nghĩ : chỉ dừng lại ở ý nghĩ ko hơn được .
    Loại suy nghĩ này khiến cho chúng ta lo lắng rất nhiều .

    Thí dụ : kinh tế đất nước đang đi xuống : là suy nghĩ chỉ có thẻ dừng lại ở suy nghĩ và lời nói . LÀm gì được , hành động àh , vô ích . Vì ko làm gì được nên nắng gọi là suy nghĩ chỉ dừng lại ở suy nghĩ .

    HAy nghĩ : ta yêu nàng lắm nhưng nàng iu 1 thằng lắm tiền , chậc cũng chỉ dừng lại ở suy nghĩ mà thôi .Làm gì được nữa đâu . Nghĩ thêm chỉ thêm đau lòng ...
    Đó : nó chính là cái suy nghĩ khiến chúng ta lo lắng .Nên nếu ko được quản lí mà để nó xuất hiện nhiều , khiến cho cuộc sống trở nên trầm buồn hơn ...
    Nhưng tất nhiên có nhiều suy nghĩ có thể tạo ra thành quả , nhưng nếu trong 1 thời gian mà có lắm suy nghĩ này quá thì cũng loạn, vì một lúc chúng ta ko thể làm quá nhiều thứ được . Có một mẫu người luôn lo lắng là vì có lắm suy nghĩ loại này quá .
    Loại suy nghĩ thứ 2 là : suy nghĩ gây nên cảm giác : chúng ta phải rất để ý : thí dụ nghĩ yêu ai đó có một cảm giác ấm áp , nghĩ đến cơm có cảm giác đói , nghĩ đến chuyện cười thấy vui và cười ....
    Loại thứ 3 là suy nghĩ có thể thành hiện thực : nhưng phải rất để ý :có những cái đơn giản chỉ hành động là xong , nhưng với nhiều người cứ nằm trong suy nghĩ mà ko thể thành ra trong thực tế được .Vì vậy với loại này , thay vì nghĩ nhièu thì nên sắp xếp : chỉ nghĩ trong 1 khoảng thời gian nào đó , còn lại là hành động theo plan ...
    Thứ 4 : Cảm giác về thời gian : suy nghĩ ngại ngần , lười biếng , chạy trốn : là loại suy nghĩ khá chủ đạo , đương nhiên vì chúng ra lf người chứ ko phải máy . Cảm giác suy nghĩ kéo dài này khiến nhiều người trở nên chậm chạp , lề mề , trễ tàu trễ xe . Chậc : ko nhận thức được thì cả đời trắc trở .
    Hoặc ngược lại có thể là suy nghĩ vội vàng , nhanh chóng , muốn cho nó xong , ko cần cẩn thận ,cứ làm cho xong chuyện . ....
    ....

    Thời gian nào có suy nghĩ của thời gian đó : như tính toán ko phải là ko cần : nhưng nếu cứ tính toán triền miên đâm ra mệt mỏi và lo lắng .Nên cần có sự nhận thức và sắp xếp , chỉ tính toán trong một thời gian nhất định nào đó , còn lại là hành động . Chỉ có hành động mới đem lại kết quả cuối cùng để thoả mãn mỗi suy nghĩ trong chúng ta ...

    Ko phủ nhận một điều là suy nghĩ mà chỉ dừng lại ở suy nghĩ đó , nếu có nhiều sẽ tạo nên 1 khả nắng sáng tạo rất lớn .Nhưng hậu quả cũng ko nhỏ .Nên việc nhận thức và sử dụng nó cũng là một sự rèn dũa lâu dài . ...

    Trên là một phân loại hết sức sơ lược , ngắn gọn mà nắng đưa ra . Coi như là một sự chia sẽ một số ý tưởng của mình để quản lí cuộc sống dễ dàng hơn .
  8. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    He he,anh nắng viết tiếp nha,rất hay
  9. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Bản chất của những kẻ tự hào và người bất mãn ( tiếp ) .
    Nắng tìm hiểu sâu về vấn đề này vì thực nó là một gốc rễ , một nền tảng rất lớn trong mỗi con người mà ko mấy ai trong chúng ta nhìn thấy nó một cách rõ ràng cả ...
    Sau cùng , nắng cũng hiểu được sự khác biệt lớn nhất giữa những mẫu người này với nhau , đơn giản hơn rất nhiều những gì nắng nghĩ trước đây . Là sự nhạy cảm trong mỗi con người mà thôi . Kẻ có độ nhạy cảm càng lớn thì càng dẫn đến bất mãn , kẻ càng có độ tự chủ , ít ảnh hưởng nhiều thì càng dẫn đến tự hào .....
    Nắng có thể lấy ví dụ sau đây :
    Người làm chủ được ắt hẳn phải là ngưòi có lòng tự tin rất lớn .Vì phải chịu áp lực rất nhiều , vậy họ sao có thể chịu được áp lực nhiều hơn những người nhân viên của họ .
    Họ chịu áp lực được đơn giản là do , họ trơ hơn nhân viên .Người khác mắng , nghĩ , chửi , đánh giá họ thấp : họ ko bị ảnh hưởng mấy , nói đúng hơn là họ mặc kệ được . Trong khi nhân viên , chỉ cần 1 vài lời là đã nổi đóa , nóng giận , stress , căng thẳng lo âu ..... Tất cả là do sự nhạy cảm giữa 2 mẫu người này khác nhau .Kẻ càng nhạy cảm càng dễ căng thẳng, stress .

    Kẻ càng biết mặc kệ đời , càng trơ với người thì càng có thể chịu đựng áp lực , càng tự tin làm mọi việc theo ý của mình ....

    Nếu chúng ta đọc tái ông mất ngựa cũng có thể thấy được điều này ....
    Như vậy , những kẻ hay lo âu , suy nghĩ trong cuộc sống là những kẻ rất nhạy cảm với mọi chuyện , trời mưa là buồn , gặp chuyện ngứa mắt là bất bình , gặp điều ko hay là tức giận ,.....
  10. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Luận đời
    Đời lúc nhanh lúc chậm
    Lúc mặn mà lúc nhạt
    Lúc đáng iu , lúc ghét nhiều
    Lúc khiến chân cũng liêu xiêu
    Đời chứa nắng chứa mưa
    Chưa giông bão , chứa luôn sương mù
    Chứa cả người tốt , chứa kẻ xấu
    Chứa giọt thơm nồng, giọt âm u
    Đời thông mình , kẻ tài thế
    Đời dại dột , mang những thương đau
    Đời đen kiếp anh hùng trôi nổi
    Những vết sẹo theo đến dài lâu ....

Chia sẻ trang này