1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đánh giá . Cái giá phải trả của việc đánh giá sai !

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi truanang, 27/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    tôi nghĩ rằng bạn đã kết luận vội vàng rồi đó!
    hẳn bạn đã tự tin nến mới dám khẳng định như thế, nhưng mà bạn lại quên đi cái muôn màu của cuộc sống rồi bạn ơi! trong cuộc sống này chẳng có gì là tuyệt đối cả, một kẻ tội phạm giết người cướp của không phải là một người xấu hoàn toàn, mà thậm chí trong hành động tán ác nhất của anh ta cũng có thể chứa đựng những gì tốt đẹp, cái ví dụ rõ là không ăn nhập gì với chủ đề bài viết của bạn nhưng tôi chỉ lấy để dẫn chứng cho nhận định trước đó của tôi thôi. trở lại với việc tôi cho rằng bạn đã vội vàng trong kết luận. bạn bảo rằng những người trơ hơn sẽ chịu được áp lực tốt hơn so với những người khác, theo tôi hiểu nghĩa là đánh giá của bạn sẽ đúng cho tất cả mọi trường hợp như trên. nhưng thật sự bạn đã bỏ qua khả năng điều khiển của lí trí, đúng hơn là sự điều hoà tâm lí của mỗi người. khả năng này mạnh yếu tuỳ từng người ( tuỳ vào tầm nhận thức) một người có thể trơ vào lúc này nhưng lại nhạy cảm vào lúc khác, tại sao lại không? hay theo như cách mà bạn nói thì môt người có thể vui buồn cùng mưa gió lúc này nhưng sẽ là vô cảm khi cần thiết.
    thực ra bài viết trên của bạn chỉ thiên về cảm xúc và quên đi lí trí của con người, mà quyền lực của nó với hành động cũng chẳng thua kém gì cảm xúc đâu./
    tôi chưa thể đọc được tất cả các bài viết trong topic này, nên việc nhận xét của tôi có phần nào thiếu đi sự chính xác, và tôi chỉ đánh giá trong phạm vi bài viết này của bạn mà thôi, và cũng không xét đến mối quan hệ của nó đối với các bài khác truwóc đó. nếu sai thì đó là điều đương nhiên, còn đúng thì cũng bình thường.
  2. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Chậc . Chỉ có người bất mãn mới phải có lí trí để vượt lên vì trót khó chịu rồi , người ko khó chịu đâu cần ý chí chứ .....
    Cái mình nói ra là cái tổng quát chung , con người tất nhiên có lúc nọ có lúc kia . Nhưng có người quá nhạy cảm , có người ko hề . Những người mà lãnh những trách nhiệm trong xã hội ít khi là người nhạy cảm thế , vì họ phải đương đầu với nhiều áp lực hơn rất nhiều . Và ai chẳng bị công kích , chẳng hạn bạn nói mình sai , nếu mình nhạy cảm quá thì mình sẽ rất khó chịu với mấy câu nói đó , nếu ko thì thấy nó cũng bình thường ,chẳng có gì cả .
    Mà thôi , khi nào bạn học được cách quan sát bản thân thì có thể bạn sẽ nhìn thấy kỹ hơn . Có nhiều yếu tố tạo nên con người lắm , ko phải hai chữ tốt xấu , đúng sai như bạn nói đâu .
  3. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    "Chỉ có người bất mãn mới phải có lí trí để vượt lên vì trót khó chịu rồi , người ko khó chịu đâu cần ý chí chứ ": thực sự tôi không hiểu bạn nói câu này với ý gì. nhưng cú xem như là vấn đề chung vậy. người tự hào sao lại không cần lí trí, bạn hãy nói rằng cảm xúc không hề phụ thuộc vào lý trí đi, nếu suy nghĩ lại tôi chắc là bạn không dám đâu.
    tôi cũng không hiểu dựa vào đâu mà bạn lại nói rằng tôi khẳng định là loài người chỉ có các mặt tốt ,xấu ( và đúng ,sai??). tôi chỉ bảo rằng bạn kết luận không chính xác. và bạn bảo tôi công kích bạn ư? không ! tôi đã không làm như vậy bạn à! tôi không phải là người biết nhiều các môn khoa học tự nhiên và không có nhiều thời gian để mà tìm hiểu thật sâu sắc, nhưng tôi biết những nhà khoa học là những con người rất thẳng thắn, họ có thể bảo cái công thức này sai cái định lí này chưa chặt chẽ (đi kèm chứng minh hoặc lập luận) và rồi khi ra khỏi phòng làm việc họ vẫn tươi cười với nhau. tôi vẫn thích thẳng thẳn thấn như họ, đó là thứ mà tôi học được, bạn nên nhớ tôi không hề công kích bạn, mà tôi chỉ đóng góp chân thành cho những gì bạn nói, còn nếu bạn không muốn thì cũng chả sao cả, hẳn là mỗi người đều biết sự chính xác của các điều mà bạn nói. hẳn lạ bạn chỉ thiên lệch về khoa học xã hội.
    và cuối cùng, trên diễn đàn này tôi muốn ai tranh luận với tôi thì hãy dùng lí lẽ và xin đừng lôi những vấn đề cá nhân ra để chọc khoáy tôi, tôn trọng tôi là tôn trọng chính bạn. bạn nghĩ bạn hơn tôi điểm gì mà bảo rằng :"khi nào bạn học được cách quan sát bản thân thì có thể bạn sẽ nhìn thấy kỹ hơn ". mong bạn đừng nói những câu tương tự với tôi trước khi tôi trở nên gay gắt với bạn.
  4. Hienscarlett

    Hienscarlett Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    Uh, nói cho vui ^^
    Còn cuộc sống nhiều màu sắc lắm, mà ối màu chưa nhìn thấy bao h, ai dám khẳng định chỉ đơn giản như 7 sắc cầu vồng ^^ các nhà khoa học sắp fát minh ra ối màu nữa đấy
    Mọi lý thuyết đều là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi ^^
  5. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Một khía cạnh , một góc nhìn khác về sự hài lòng :
    Cơ thể có ý muốn của cơ thể , nhận thức có ý muốn của nhận thức .Và ko phải lúc nào cũng trùng với nhau giữa 2 khái niệm này .
    Với 1 kẻ bất mãn mà nói : chủ yếu là do sự nuông chiều cơ thể , ko bất mãn sinh ra vì những điều đã làm ko trùng với những việc muốn làm trong nhận thức .
    Điều này thể hiện rõ , nhiều khi chúng ta nhận thức rất rõ nên làm cái này , nên làm cái nọ là tốt hơn . Nhưng vì sự chiều chuộng cái ý muốn cơ thể nên vẫn ko làm theo cái mà nhận thức đã nhân thức ra . Vì vậy nên tạo nên sự bức xúc trong người . Khó mà bao giờ hài lòng được với cái gì ....
    Mà đặc điểm của ý muốn cơ thể là sự ngẫu hứng , bất chợt .Nhiều khi ko đúng , khác xa với cái khái niệm rằng buộc trong xã hội . Còn nhận thức thì nhận thức ra khá rõ cái nè đúng , cái kia sai , cái này nên , cái kia ko nên . Người tự hào thường sẽ rất nghiêm khắc , khó chấp nhận cái khái niệm dễ dãi và hời hợt . Họ thường làm theo cái mà đã định trước theo nhận thức hơn là tự chiều chuộng cơ thể . Vì vậy cuối cùng họ sẽ được hưởng một sự hài lòng , một sự tự tin và tự hào . Người bất mãn thì luôn có cảm giác mình đã làm sai một cái gì đó trong quá khứ . Vì họ luôn hành động thiên về cái ý muốn của bản thân nhiều hơn . Ở mẫu người bất mãn muốn thành công luôn cần một ý chí lớn để vượt qua cái ý muốn của bản thân .
    Có một sự phân biệt giữa cái ý chí này và cái sự nghiêm khắc với bản thân giữa 2 mẫu người , cái khác biệt đó nằm trong nhận thức .
    Ở người tự hào , ko cần nhiều ý chí vì cái mà họ hành động và làm theo thường là theo ý muốn của nhận thức ,của kế hoạch định trước .Dần dần 2 cái ý muốn bản thân và nhận thức sẽ được nhập vào làm một , có nghĩa là ý muốn nhận thức cũng sẽ trở thành ý muốn bản thân .
    Còn ở mẫu người kia thì ngược lại , họ nghiêng theo cái ý muốn bản thân , rất ngẫu hứng , nên cần nhiều ý chí để vượt qua cái ý muốn bản thân đó . Cái ý chí đó tượng trưng cho cái chiến thắng ý muốn bản thân . Nhưng sau khi đó , họ vẫn ko thể hài lòng được vì cái ý muốn bản thân chưa được thỏa mãn , vẫn có cảm giác bất mãn là vậy .
    Rõ ràng cái khái niệm nghiêm khắc hay nuông chiều bản thân có quyết định sự hài lòng của một con người .
  6. light22007

    light22007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    1.033
    Đã được thích:
    0
    Hay thật. Khâm phục nắng quá.Viết vài lời cổ vũ tinh thần mong nắng sẽ nhiệt tình post bài, chứ tớ hổng có tý kiến thức gì về tâm lý cả.
  7. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Bản chất của sự ko hài lòng (tiếp )
    Có lẽ ko thể một vài lời mà nói hết về chủ đề này .Vì theo nắng phân tích và nhận thấy nó là một vấn đề khó trong cuộc sống , vì vậy mà đa số mọi người là ko thể hài lòng với cuộc sống của mình được .
    Sự vội vã đem đến sự ko hài lòng rất lớn : đó là điều mà nắng rút được ra . Nếu ai muốn gì mà muốn có được ngay , sẽ vĩnh viễn bất mãn , ko thể nào mà hài lòng cho được , bởi vì đơn giản là điều đó ko thể xảy ra .
    Nếu với một ý nghĩ rằng : có rất nhiều thời gian để làm việc đó , sẽ giảm áp lực xuống rất nhiều , cũng là hiểu mọi việc phải là một quá trình .Ko thể một sáng một chiều mà tiếp thu ngay được . Quá trình đó có thể ngắn , cũng có thể là rất dài , quan trọng là phải kiên nhẫn và ko được vội vã . Thế nên với những người có lòng tự tin lớn là người hiểu rất rõ điều này , luôn dành đủ thời gian để làm một thứ , ko đòi hỏi 1 cái gì phải có ngay một lúc bao giờ ...
    Vì vậy cách nhanh để xem tại sao mình luôn có áp lực rất lớn trong cuộc sống , khó mà hài lòng được với cái gì chính là : xem khả nắng kiên nhẫn của chính mình , nếu mình chấp nhận bỏ nhiều thời gian công sức để làm gì cho đến kết quả cuối cùng thì đó là sự tự hào .Nếu muốn có ngay lập tức mà ko thể được , thì đó là sự ko hài lòng, là sự bất mãn .
    Và đây cũng là cách rất hay để giải toả stress trong cuộc sống .Là học cách kiên nhẫn trong mọi quá trình : Thành công ko phải là một điểm đến , mà là một quá trình . MÀ quá trình thì gồm nhiều bước nhỏ , ko thể nghĩ là ra được hết , ko thể nói là ra được hết , ko thể muốn là được hết .Mà phải hành động trong nhiều ngày trời , mới mong có kết quả .
    Rõ ràng các tính cách của con người có liên quan rất lớn đến sự tự tin , hài lòng của người đó trong cuộc sống .
  8. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Tập trung :
    Có người tập trung tốt , có người tập trung kém . Nguyên nhân cụ thể là do đâu . Tập trung mà nắng bàn ở đây nghĩa hẹp thì chỉ là tập trung trong một khoảng thời gian ngắn để làm một việc gì đó .NGhĩa rộng là tập trung trong một khoảng thời gian rất dài để hoàn thành một quá trình gì đó ....
    Trong tâm lý học thì thường với những người tập trung kém chỉ có một cách duy nhất là : cho cơ thể làm quen với cấu trúc . Cấu trúc là gì , là một cách thức lặp đi lặp lại nào đó thay vì ngẫu hứng .
    Ngẫu hứng là cách sống thiếu kỷ luật , thích gì làm nấy . Ko có định hướng nào cụ thể mà đạt được, thường định hướng xong bỏ dở vì ko đủ kiên nhẫn hoặc ko tập trung vào đó . Cộng thêm cả chút đặc tính cả thèm chóng chán nữa .....
    Còn cấu trúc : não người luôn có một khả năng học rất lớn , qua việc hình thành cấu trúc sống từng ngày , não sẽ học điều đó . Tất nhiên độ tuổi càng trẻ thì việc này càng dễ dàng .Điều đó khác với quan niệm nhiều người là ko thể học lại được : giang sơn dễ đổi , bản tính khó dời .

    Thực tế trong tâm lý học : Kognitiv là sống dưới tầm kiểm soát của nhận thức dài lâu .Và điều trị chiều sâu cho thấy hiệu ứng ngược lại . Có điều nó kéo dài rất lâu , tính đôi khi bằng năm liền cho việc hình thành cách sống có cấu trúc . Nhưng với người trẻ cần khoảng 3-6 tháng để não tự học lại cách sống này .
    ... còn tiếp
  9. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    Khoái chủ đề :Tập trung này,anh nắng cho em mở rộng tầm mắt cái nhé
  10. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Để có thể hiểu về cấu trúc hơn , xin lấy ví dụ thỏ và rùa .

    Con rùa chậm chạp nhưng quả thật là rất có cấu trúc , đều đặn và ổn định , cứ một nhịp mà tiến .
    Con thỏ nhanh nhảu , được tài năng trời phú , nhưng rất ngẫu hứng , làm theo cái nhận định , ý thích của bản thân .

    Con người trong cuộc sống cũng vậy , có những kẻ rất ổn định làm việc đúng lịch trình . Nhưng có những người rất ngẫu hứng . Hẹn thì đến trễ hoặc ko thích thì bỏ . Học 10 buổi nghỉ mất 5 . Thỉnh thoảng cao hứng làm những chuyện bất ngờ ....
    Nắng ko nói cách thức nào tốt hay sai , nhưng có thể quan sát thấy rõ là như vậy .
    Với cấu trúc tạo nên sự ổn định , bền vững, cứ thế mà làm , nền tảng rất tốt , nhưng khả năng thích nghi và sáng tạo ko cao , khả năng thay đổi kém .
    Với ngẫu hứng thì ngược lại , khả năng thay đổi lớn , nhưng thiếu sự bền vững , cả thèm chóng chán .
    Nói theo 1 cách khác : một mẫu luôn hướng đến sự ổn định , luôn hướng cái mình đã có .
    Còn một mẫu luôn hướng đến cái mới , cái mà mình chưa có .
    Cách quan sát , sống dưới nhận thức cho thấy , biết mình là mẫu như thế nào , nếu quá ngẫu hứng mà làm cho cuộc sống bị tai hại , thì cũng ko hay ho . Nếu quá cấu trúc , ngày nào cũng lặp đi lặp lại như ngày nào thì cũng nhàm chán .
    Việc nhận thức để mà thay đổi được nó cũng có những vai trò quyết định cho một đời sống tinh thần thoải mái .

Chia sẻ trang này