1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đánh giá lại "công và tội" của vương triều Nguyễn

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi minh91, 02/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906
    Bạn macay3 vui lòng trả lời mình
    1. Nguyễn Ánh có đưa quân Xiêm vào Việt Nam không?.
    2. Với các điều kiện lịch sử tại thời điểm đó (như bạn đã nói), bạn có tin rằng không có việc tàn sát cướp bóc đốt phá dân thường không?
    3. Bạn có đồng ý với quan điểm, chỉ cần tôi có quyền lực còn bất chấp hậu quả cho nhân dân cho đất nước không?
  2. dhlv

    dhlv Guest

    COPY & PASTE ( 11-02-2007) : http://www.baophuyen.com.vn/Trangch%E1%BB%A7/Ph%C3%BAY%C3%AAn%C4%90%E1%BA%A5tNg%C6%B0%E1%BB%9Di/Qu%C3%AAh%C6%B0%C6%A1ngm%E1%BA%BFny%C3%AAu/tabid/120/GId/120/itemIndex/-1/NId/9900/Default.aspx
    size=5]Chiếc bánh nậm của Nữ Nhi Phù Quốc ở đầm Cù Mông[/size=5]
    Theo Địa Chí Phú Yên (NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2003) thì đầm Cù Mông nằm ở phía Nam núi Cù Mông, tục gọi là vũng Mồi, diện tích toàn đầm là 15.000ha.
    [​IMG]
    Đầm Cù Mông - Ảnh: Đào Minh Hiệp
    Còn theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, đầm Cù Mông ở phía Bắc huyện Sông Cầu, là địa phận thuộc ba thôn Tuỳ Luật, Hội Phú và Vĩnh Cửu, mặt đầm rộng trên 2.000ha. Trong đầm Cù Mông có hòn Nần là một đảo nhỏ có diện tích khoảng 1 mẫu tây, toàn đá lô nhô, không có cây cối rậm rạp như những đảo khác mà chúng ta thường hay thấy. Gọi là đảo, nhưng kỳ thực đó là một tảng đá gốc nằm xoải dài theo hướng Bắc-Nam, chỗ rộng nhất khoảng 15 mét. Trên giữa hòn Nần có một miếu thờ nhỏ, bên cạnh có cây da nhỏ còi cọc, tồn tại được là nhờ ít nước mưa hàng năm và sương đêm.
    Năm Kỉ Mùi (1799), Nguyễn Ánh cho sửa sang đường sá từ đỉnh Cù Mông trở vào nhằm giảm bớt độ dốc, thông quang giúp cho việc qua lại, vận chuyển hàng hoá lương thực được dễ dàng hơn. Sau khi lên ngôi 1802, vua Gia Long cho đặt các trạm dịch trên đỉnh Cù Mông giữa hai tỉnh Bình Định và Phú Yên có tên là trạm Bình Phú. Cuối năm này, Gia Long cho xây dựng miếu Biểu Trung ở hòn Nần trong đầm Cù Mông thuộc thôn Vĩnh Cửu tổng Xuân Bình để thờ phụng Thiếu Quận Công Mai Đức Nghị và 515 tử sĩ (kể cả Thiếu Quận Công là 516) trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn. Ban đầu miếu có tên là Cù Mông Công Thần Miếu, nhưng đến năm Tân Hợi (1851) vua Tự Đức lại đổi tên là Miếu Biểu Trung, hàng năm đều cúng tế hai lần vào mùa xuân và mùa thu rất linh đình. Nhưng từ đời Thành Thái trở đi mỗi năm chỉ cúng tế một lần vào dịp xuân kỳ. Từ năm 1933 trở về sau, do chiến tranh ngày mỗi ác liệt hơn, nên việc cúng tế tổ chức năm có năm không rồi mất hẳn.
    Trước đó từ thời Gia Long, việc cúng tế ngoài các lễ vật là heo sống, gà cùng các loại ngũ cốc, có một loại bánh không thể thiếu, đó là bánh nậm.
    Bánh nậm được làm từ bột gạo xay nhuyễn, ?ođăng? khô rồi bỏ vào xoong, nồi xáo cho dẻo lại. Sau đó dùng đũa hay muỗn xúc từng muỗng nhỏ trài lên miếng lá chuối tươi có kích thước 6x12cm, bên trên thêm nhân là đậu xanh, thịt băm hay tôm gói lại, đặt vào chõ hấp chín.
    Tương truyền khi quân Nguyễn Ánh bị anh em nhà Tây Sơn đánh tháo chạy ẩn nấp trên hòn Khô (thuộc dãy Cù Mông) sau đó tìm đường xuống chân đèo tìm cách vượt qua đầm Cù Mông để xuôi về phương Nam. Trong khoảng thời gian này, việc tiếp ứng quân lương hoàn toàn bị bế tắc, tất cả quân sĩ đều phải đào rễ củ trên rừng để sống qua ngày. Đến khi lần xuống được khu vực Xuân Lộc thì tìm thấy một số cư dân sinh sống từ lâu ở đó. Do đời sống kinh tế khó khăn, lúa thóc hiếm, nên người dân phải xay gạo thành bột rồi gói bánh cho quân sĩ Nguyễn Ánh tạm sống qua ngày.
    Cái ăn thiếu thốn đã đành, nhưng tinh thần chưa kịp hồi phục, thì đại quân Tây Sơn dưới sự thống lĩnh của Trần Quang Dũng và Bùi thị Xuân lại kéo đến vây đánh. Trận huyết chiến đã xảy ra tại đây với hàng ngàn binh sĩ của hai bên ngã xuống, tàn quân Nguyễn Ánh chống đỡ không nổi phải tìm đường tháo chạy, nhưng mọi ngả đều bị vây chặt. Cuối cùng, nhờ đêm tối và được sự trợ giúp của dân địa phương đưa toán bại binh của Nguyễn Ánh xuống bến đò Tuỳ Luật, dùng sõng nan đưa từng toán quân ra hòn Nần trú ẩn, rồi tìm đường vào phương nam.
    Chuyện kể, bà Phạm thị là một phụ nữ có đầy đủ các đức tính tốt của người phụ nữ Việt Nam; chăm chỉ làm ăn và nuôi chồng con. Khi quân Nguyễn Ánh chạy vào trú nạn, trong số ấy có một người tướng mạo phương phi, tư chất khác thường, nên trong số bánh nậm bà cùng dân địa phương mang đến, có những chiếc bánh do bà làm ngon hơn, khéo hơn để dâng riêng cho Nguyễn Ánh. Khi nhận được những chiếc bánh trong đêm tối, giữa một khung cảnh âm u, khói, thuốc súng và tiếng kêu rên của binh sĩ bị thương nổi lên, Nguyễn Ánh ngửa mặt nhìn trời đêm và kêu lên rằng: ?oTrời vẫn chưa hại ta. Con dân vẫn còn thương ta. Ta nguyện thâu tóm giang sơn về một cõi?? rồi mở bánh ra vừa ăn nước mắt vừa chảy ròng ròng.
    Lần cuối cùng Phạm thị mang bánh ra dâng, cũng là lúc bại binh Nguyễn Ánh chuẩn bị bôn tẩu. Trong bóng tối nhá nhem, Phạm thị dâng bánh và nói: ?oCác ngài ăn uống cho no và liệu bề tìm đường mà lánh. Quân Tây Sơn đã lần ra manh mối chỗ trú ngụ của các ngài?.
    Nguyễn Ánh hỏi: ?oNhà ngươi là ai? Sao không tâu báo với quân Tây Sơn mà lĩnh thưởng??.
    Phạm thị nói: ?oThấy người cùng đường mà không giúp là kẻ không có lòng nhân; lại bắt nộp để nhận vàng bạc châu báu là người bất lương. Tôi tuy phận đàn bà nhưng cũng biết chút ít đạo lý thánh hiền, xin ngài chớ nói vậy?.
    Nguyễn Ánh gạt nước mắt: ?oTa thâu tóm được giang san, sẽ nguyện báo đáp ơn này?.
    Sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh cho người đến bến đò Tuỳ Luật, tìm bà Phạm thị để báo đáp ân xưa. Các bậc cao niên trong vùng kể lại theo lời kể của cha ông thuở trước rằng, bà Phạm Thị được vua Gia Long ban tặng trướng gấm với 4 chữ Nữ Nhi Phù Quốc (?) và tặng cho bộ chén dĩa bằng ngọc, đũa ngọc cùng bộ ấm trà, lụa là cùng nhiều vàng bạc? để trả ơn cứu tử ngày xưa.
    Theo ông Nguyễn Đích, nguyên là cán bộ văn hoá của tỉnh Phú Khánh trước kia, sau là Phó Chủ Tịch UBND huyện Sông Cầu thì các món gia bảo này được gia đình bà Phạm thị giữ gìn từ sau khi Gia Long lên ngôi ban tặng cho đến ngày toàn quốc kháng chiến thì bị thất lạc do phải chạy giặc, chôn giấu nhiều lần.
    Ngày nay nghe lại câu chuyện kể này như nghe một giai đoạn lịch sử bi hùng của đất nước thời phong kiến.
    (Theo lời kể của ông Nguyễn Đích, nguyên Phó chủ tich UBND huyện Sông Cầu và người dân ở các xã Xuân Hải, Xuân Lộc)
    Theo Đào Minh Hiệp - Đoàn Việt Hùng
  3. dhlv

    dhlv Guest

    COPY & PASTE : http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=686&Itemid=33
    1802 :Triều Nguyễn được thiết lập
    Trước sự phản công liên tiếp của Nguyễn Ánh, đến đầu thế kỷ XIX, triều đại Tây Sơn đã rơi vào trạng thái suy yếu.
    http://www.lichsuvietnam.vn/images/stories/anhtulieu/anh***ich/trieudinhnguyen.jpg
    Trước sự phản công liên tiếp của Nguyễn Ánh, đến đầu thế kỷ XIX, triều đại Tây Sơn đã rơi vào trạng thái suy yếu. Đến năm 1802, triều đại Tây Sơn bị sụp đổ hoàn toàn.
    Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), sau khi đánh bại triều đại Tây Sơn do vua Cảnh Thịnh (tức Nguyễn Quang Toản), đứng đầu, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Thuận Hóa (Huế), phục hồi lại chính quyền phong kiến của các chúa Nguyễn trước đó đã bị phong trào Tây Sơn lật đổ (1777), mở đầu triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngay sau khi đánh bại triều đại Tây Sơn, vua Gia Long bắt tay ngay vào việc xây dựng chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế. Chế độ đó ngày càng được củng cố chặt chẽ, đặc biệt dưới triều vua Minh Mệnh (1820-1840)(*).
    (*) Lương Ninh 2000, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr.299
    o 1815: Ban hành bộ Quốc triều luật lệ - (luật Gia Long).
    Bước sang thế kỷ XIX, từ năm 1811, Gia Long sai đình thần biên soạn một bộ luật mới, lấy tên là Hoàng triều luật lệ, còn gọi là Quốc triều hình luật hay Bộ luật Gia Long. Bộ luật này được biên soạn trên cơ sở tham khảo bộ luật của nhà Thanh và Bộ luật Hồng Đức (thời Lê Thánh Tông). Bộ luật Gia Long được thi hành trong suốt các triều đại của nhà Nguyễn. Các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức?chỉ có bổ sung, thêm bớt một số điểm cụ thể vào các điều quy định. Bộ luật Gia Long được biên soạn từ năm 1811 đến năm 1815 mới hoàn thành, gồm 398 điều, chia làm 22 quyển. Các điều khoản luật được chia làm 6 loại, tương ứng với việc phân chia công việc của triều đình thành sáu ngành do sáu bộ phụ trách. Điều này cũng giống như bộ luật Hồng Đức
    Nguồn:Lương Ninh 2000, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr.305
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    -Có.
    - Có việc quấy nhiễu dân thường của lính Xiêm
    - Có và không : bạn xem lại thái độ của Gia Long với Xiêm và Pháp sau khi cầm quyền.
  5. dhlv

    dhlv Guest

    COPY & PASTE (17/02/2008) : http://www.laodong.com.vn/Home/Su-hoc-la-anh-ba-phai/20082/76492.laodong
    Sử học là anh ba phải?
    (LĐCT) - Đã từng một lần, tôi bị một lão nông trách hỏi: "Này, tôi hỏi cái nhà anh làm sử, Lịch sử là ai mà giao cho dân mình toàn những việc nặng nhọc, chết người như vậy?" (câu chuyện này thì đã trở thành giai thoại ai cũng biết rồi khi dân ta vừa dòng dã 30 năm đánh xong giặc Pháp, tiếp đến giặc Mỹ rồi chưa kịp thở thì đã lại được "lịch sử giao cái sứ mệnh" đánh giặc 1979).
    Nhưng lần này thì tôi bị một cụ cựu chiến binh cật vấn: "Lập trường đồng chí sử học thế nào mà xem ra ba phải quá!". Số là tôi vừa kể cho cụ nghe việc trong một tuần trước Tết tôi tham dự 2 sự kiện: đầu tuần lên Bình Định dự lễ khai tượng Anh hùng "áo vải cờ đào" của nhà Tây Sơn: Hoàng đế Quang Trung; cuối tuần lại về TP Hồ Chí Minh dự đám kị người khai lập triều Nguyễn: Vua Gia Long.
    Cụ cựu chiến binh vốn mê lịch sử, cụ biết rõ rằng trong lịch sử hai con người này như nước với lửa, "bất cộng đới thiên". Lãnh tụ Tây Sơn khi thắng thế đã triệt hạ người của Chúa Nguyễn Ánh, còn Vua triều Nguyễn khi diệt xong nhà Tây Sơn còn quật mồ Nguyễn Huệ cho hả dạ...
    Rồi cụ còn nhắc đi nhắc lại câu thành ngữ "Rước voi về giày mả tổ" để ứng vào việc Chúa Nguyễn Ánh gửi con cho cố đạo Bá Đa Lộc sang Tây cầu viện thực dân về đánh Tây Sơn... Vậy hà cớ gì nhà sử học lại đến cả hai nơi, làm cả hai việc ấy? Ý cụ muốn rằng chỉ có thể chọn một trong hai...
    Thú thật rằng tôi rơi vào thế bí, bởi lẽ nếu phân bua thì phải dài dòng văn tự lắm lắm. May mắn thay, cụ cựu chiến binh lại xoay qua chuyện thời sự liên quan đến Hoàng Sa-Trường Sa. Và với sự am hiểu của một công dân gương mẫu, cụ nói đến rất nhiều vấn đề mà báo chí đã nêu để chứng minh chủ quyền của ta ở hai quần đảo này là không thể bàn cãi.
    Tôi hỏi cụ có biết ai là người đã quan tâm đến những quần đảo này, từ thời xửa thời xưa đã cắt cử những đoàn thuỷ thủ hàng năm tuần thăm những hòn đảo ở tít mù tắp ngoài khơi mà để đi đến đó không chỉ mất thời gian mà nhiều khi còn mất mạng. Tôi lại hỏi ai là người đã vẽ hai quần đảo này vào bản đồ quốc gia Đại Việt và Đại Nam của chúng ta, ai là người đã sớm ý thức và sai người ra cắm mốc chủ quyền tại nơi xa xôi này v.v...
    Cụ cựu chiến binh trả lời là tổ tiên ta, các bậc tiền bối của ta... Khi tôi nói đó là công lao và tầm nhìn của các Chúa Nguyễn và cả các vua triều Nguyễn từ ông Gia Long đến ông Minh Mạng... thì cụ hỏi lại tôi: Vậy thì tại sao hai ông có công lại thâm thù nhau đến như vậy?
    Tôi trả lời rằng hồi ấy ông nào lên ngôi thì cũng làm vua cả, cũng đều là phong kiến hết. Mà đã phong kiến thì ai cũng phải giữ ngôi báu chẳng nhường cho ai hết, đụng đến ngôi báu tất phải đánh nhau một mất một còn. Nhưng ngôi báu phải đi đôi với quốc gia nên vua nào cũng muốn giữ nước tự chủ, độc lập cả, chỉ có điều là có đủ tài, đủ đức hay không.
    Vả lại còn thời thế nữa. Hoàng đế Tây Sơn có công lớn là diệt cả hai nhà cát cứ phân tranh quốc gia thành Đàng Trong, Đàng Ngoài suốt cả mấy trăm năm, để đặt nền móng cho cuộc thống nhất quốc gia, rồi Ngài lại đánh luôn cả quân xâm lược Xiêm ở Nam và quân Thanh ở Bắc để khẳng định non sông này chỉ là nơi "Nam đế cư".
    Nhưng xem lại lịch sử thì thấy cái thời Nam Bắc phân tranh, cả Chúa Trịnh lẫn Chúa Nguyễn tuy có phân ranh ở hai bên bờ con sông Gianh và Thầy Đào Duy Từ còn đắp cả Luỹ Thầy... để hai bên khỏi đánh nhau, nhưng cả hai chúa đều phò Vua Lê cả. Nhờ thế mà các Chúa Nguyễn có cơ mở mang bờ cõi về phương Nam. Và để nuôi sức chống chọi nhau mà Đàng Ngoài lập Phố Hiến, Đàng Trong mở Hội An, mấy thế kỷ liền phong kiến phương Bắc không dám nhòm ngó...
    Đến Hoàng đế Tây Sơn cũng vậy, dẹp xong nạn phân tranh cũng lại lấy nàng Ngọc Hân để cầu thân với triều Lê cho đến khi Lê Chiêu Thống rước voi về giày mả tổ thì lịch sử mới sang trang triều khác. Nói như thế để thấy cái đặc trưng và cũng là đặc sắc của người Việt Nam ta là thế lực nào cũng "trung với nước cả", chỉ có điều ai cũng muốn ngồi ghế cai trị nhất thống mà thôi. Kẻ theo người ngoài để mưu cầu quyền lực thì đời nào cũng có nhưng chỉ là cái thoảng qua của lịch sử mà thôi...
    Chỉ tiếc rằng, Hoàng đế Quang Trung đủ tài đủ đức nhưng bạc mệnh mà chết trẻ nên lịch sử phải qua một khúc rẽ. Và trên cái khúc rẽ ấy, anh em, con cháu nhà Tây Sơn lại quay ra tranh giành quyền lực lẫn nhau.
    Vì thế mà chúa Nguyễn Ánh đã có lúc bị nhà Tây Sơn đánh cho tan tác phải xa chạy cao bay lại có cơ trở về khôi phục lại được quyền lực và mở rộng trên toàn cõi lãnh thổ. Và cũng kể từ đó nước ta mới mang quốc hiệu là "Việt Nam", mới có kinh đô Huế nay trở thành di sản văn hoá nhân loại v.v...
    Tóm lại, với cái ngai vàng thì hai ông tranh đoạt, còn với giang sơn thì hai ông đều vun đắp. Nói cách khác: Một ông có công dẹp bỏ cát cứ tạo nền đắp móng, còn một ông xây đắp quốc gia trên cái nền thống nhất được thừa hưởng. Ai có công thì mình phải trọng vả lại đứng về thế thứ thì các vị ấy đều là tổ tiên của đồng bao ta cả...
    Nghe những điều tôi nói, cụ cựu chiến binh im lặng có vẻ thuận lòng. Nhưng thằng cháu cụ xen vào một thắc mắc: "Thưa ông, trước kia cháu đọc sách thấy viết rằng cái người xây tháp Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm là một bá hộ mưu làm việc này để táng mả tổ nhưng bị anh em thợ thuyền bí mật vứt cốt xuống hồ. Nay cháu lại thấy báo đài tuyên truyền rằng cái ông xây tháp Rùa là người yêu nước, con cháu lại đi làm cách mạng được đặt tên đường phố ở Thủ đô. Cháu hỏi chú cháu thì được trả lời rằng "sử ta là sử nhà Tuỳ, cháu ơi !", thế là thế nào hở ông?".
    Đến cái đoạn này thì tôi bí thật. Té ra mình chỉ hay nghĩ đến cái lịch sử "vĩ mô" mà quên cái lịch sử "vi mô". Chuyện cháu hỏi tôi có biết nhưng chưa kịp tìm hiểu. Cứ nghĩ đến lời bình của chú nó "sử ta là sử nhà Tuỳ (tiện)" mà giật mình nghĩ ngợi lại lời trách "sử học là anh ba phải" của cụ cựu chiến binh mà tôi tưởng đã thuyết phục được trong ngày đầu Xuân này...
    Dương Trung Quốc
  6. sehr_giftig

    sehr_giftig Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Rất cùn.
    Tội Gia Long ở mảng này :
    - Có tội, do cho phép quân Xiêm vào với ý định bình định các thế lực người Việt khác.
    - Quân Xiêm chiếm vùng nào: xem quân Tây Sơn phải đánh quân Xiêm ở đâu thì biết.
    - Giết bao nhiêu người Việt ? Pháp, Thanh giết tổng cộng bao nhiêu người Việt bác có biết không, hay cũng lý luận cùn kiểu không có sô liệu cụ thể thì không chứng minh được Pháp, Thanh có tội?
    Tóm lại: Quân Xiêm đánh với Tây sơn cũng là giết người Việt rồi, chiếm vùng ảnh hưởng của Tây Sơn cũng là chiếm đất của người Việt. Thế lực nước ngoài làm tổn thất vật lực, nhân lực, tính mạng của người Việt, là sử Việt có thể kết tội. Nếu bạn coi tính mạng ông cha như cỏ rác, chết nhiều ít không sao, thì bạn nên ngừng bàn luận về sử Việt, sang các diễn đàn Thái mà bàn.
  7. dhlv

    dhlv Guest

    COPY & PASTE : http://www.dongthap.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gzxzAXQ3cfQwN3dzcDA6NQfwNjTwNfY28jc_2CbEdFAGGYGLE!/?WCM_PORTLET=PC_7_6AVD1GL10GGF002UO03I0M3S97_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/Web%20Content/dongthap/tong+quan+dong+thap1/lichsuhinhthanh/dtgstvsh
    Đồng Tháp - Lịch sử hình thành
    Do đặc điểm hình thành, tỉnh Đồng Tháp là sự hợp nhất của 2 vùng Nam và Bắc Sông Tiền, tương ứng với 2 địa danh Sa Đéc và Cao Lãnh. Dù mỗi vùng đều có những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nhưng tựu trung vẫn là một quá khứ đầy chứng tích oai hùng.
    Theo nhà văn Sơn Nam, người được mệnh danh là Nhà Nam bộ học thì vùng đất phía Nam của tỉnh Đồng Tháp mà trung tâm là Sađéc có một vị trí cực kỳ quan trọng. Ông viết, ?o Bản lề giữa sông Tiền và Sông Hậu, giữa vùng đồng bằng và cảng Sài Gòn, giữa đồng bằng và nước Campuchia, lần hồi hình thành một vùng đất mà mãi đến nay người dân địa phương vẫn tự hào?.
    Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ít nhất từ đầu thế kỷ XVII hay cuối thế kỷ XVI đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp. Sa Đéc là từ tiếng Khơme, có nghĩa là ?ochợ Sắt?. Bán dụng cụ nông nghiệp rèn bằng Sắt hay nhà ***g chợ bằng sắt? Chưa có cách lý giải nào được cho là thuyết phục nhất về địa danh này nhưng có thể nói vùng Sa Đéc là phần đất mới nhất trên đường mở nước dứt điểm vào năm 1757 của Nguyễn Cư Trinh, một vị quan từng lập thành tích an dân ở Quảng Ngãi, ông vào Nam khi mới 37 tuổi.
    Việc khẩn hoang tiến hành ở Sađéc bấy giờ còn thô sơ, nhân công ít ỏi. Người dân đất mới an cư lạc nghiệp chưa được bao lâu thì lại phải đối phó với cuộc nội chiến giữa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn. Gần 10 năm, quân sĩ hai bên truy nã nhau ờ vùng Sa Đéc mà di tích quan trọng nhất vào thời này ta còn tìm thấy là Bảo Tiền, Bảo Hậu ở Long Thắng và đập Đá Hàn ở Long Hậu (Lai Vung).
    Sau thời nội chiến, Sa Đéc đi vào ổn định. Gia Long lên ngôi, vùng Sa Đéc là một phần của huyện Vĩnh An. Với vị trí địa lý thuận lợi, khu vực bên sông Tiền là Tân Châu, Hồng Ngự xuống Sađéc được Gia Long quy hoạch là trung tâm kinh tế. Suốt một thời gian dài sau đó, Sa Đéc trở thành chợ sung túc nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long chỉ thua Sài Gòn, Chợ Lớn, mãi cho đến khi Cần Thơ hình thành. Có thể nói, suốt thời Gia Long ?" Minh Mạng, Sa Đéc phát triển hết sức mạnh mẽ nhờ kinh tế thị trường, giao lưu hàng hoá với các khu vực trong vùng và cả Campuchia.
    Đến khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, năm 1889 Sa Đéc đã trở thành tỉnh lỵ được đô thị hoá theo mô hình áp dụng cho toàn Nam kỳ thuộc địa. Kể từ đó, Sa Đéc tự trói mình trong phạm vi tỉnh lẽ trong bộ máy cùm kẹp của thực dân. Thời này, Nam Kỳ chia thành 20 tỉnh đến Chính quyền Sài Gòn lại cắt Nam Bộ thành 26 tỉnh. Tỉnh Sa Đéc cắt phần đất nằm ở tả ngạn sông Tiền để lập tỉnh Kiến Phong mới.
    Còn vùng Cao Lãnh nằm ở phía Bắc sông Tiền cũng có một quá khứ không kém hào hùng. Sử sách còn ghi, vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, một số lưu dân thôn Bả Canh ( nay thuộc xã Đập Đá, thị trấn Đập Đá, tỉnh Bình Định) vào khai hoang, định cư ven bờ con sạch Cái Sao Thượng hình thành nên xóm Bả Canh. Người có công lớn trong việc quy dân khai phá lập nên thôn ấp là Nguyễn Tú, ông được tôn làm Tiền Hiền của làng, nay bia Tiền Hiền còn tìm thấy ở gần khu vực cầu Đình Trung, phường II, thành phố Cao Lãnh.
    Trong buổi đầu khai hoang, lập ấp, khu vực này thuộc quyền quản lý của Khố trường Bả Canh. Khố trường lúc bấy giờ chưa phải là phân hạt hành chính mà là một nơi thu thuế bằng hiện vật do các chúa Nguyễn thiết lập ở những nơi thôn, ấp còn rời rạc chưa liền ranh để có thể thành lập các cấp hành chính khác. Khố trường đặt nơi nào thì lấy tên thôn xóm đó làm tên. Từ năm 1732, khố trường Bả Canh thuộc châu Định Viễn (dinh Long Hồ)
    Cuộc đo đạc địa chính năm 1836 cho thấy trên địa bàn thành phố Cao Lãnh ngày nay có 8 thôn nhưng 3 thôn Mỹ Trà, Mỹ Nghĩa, Tân An thuộc tổng Phong Thạnh, phân huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường còn 5 thôn thuộc tổng An Tịnh, huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang là Phú An Đông, Tân Tịch, Tịnh Thới, Tân Thuận và Hoà An. Đến năm 1838 lập huyện Kiến Phong và Phủ Kiến Tường, huyện lỵ Kiến Phong và Phủ lỵ Kiến Tường đều đặt tại thôn Mỹ Trà.
    Hoà ước 1862, công nhận sự chiếm đóng của thực dân Pháp trên 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, chúng chia các tỉnh thành các tham biện. Khu tham biện Cần Lố quản lý cả huyện Kiến Phong, chúng dời Phủ Kiến Tường từ Mỹ Trà về vàm Cần Lố và sáp nhập tham biện Cần Lố vào khu tham biện Tân Thành (Sađéc)
    Đến đầu thế kỷ, bằng Nghị định toàn quyền, thực dân Pháp quy định kể từ ngày 1/1/1900 các tham biện ở Nam Kỳ thống nhất gọi là tỉnh. Theo đó, địa bàn Cao Lãnh thuộc tỉnh Sađéc. Đến đầu năm 1914, quận Cao Lãnh đựơc thành lập. Đây là lần đầu tiên Cao Lãnh, một tên chợ được chọn làm tên cho một quận. Khu hành chánh nằm ở bờ sông Cao Lãnh, phía Hoà An, bên kia sông là khu thương mại với nhà ***g chợ khá sầm uất, kề bên là bến tàu ngày đêm tấp nập.
    Đến thời chính quyền Sài Gòn, tỉnh Kiến Phong được thành lập vào ngày 22/10/1956, Cao Lãnh trở thành tỉnh lỵ.
    Nếu xét về quy mô, Cao Lãnh là một tỉnh lỵ nhỏ nhưng do vị trí đặc biệt và điều kiện khách quan, mỗi giai đoạn lịch sử quan trọng của Nam bộ đều ghi dậm dấu ấn nơi đây. Đầu tiên là sự xuất hiện của Khố trường Bả Canh đánh dấu thành công bước đầu của công cuộc khai hoang ở thế kỷ XVII, XVIII. Bước sang thế kỷ XIX, trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, Mỹ Trà đã là chiến trường ác liệt của nghĩa quân Thiên Hộ. Trong vài thập niên đầu của thế kỷ XX, Cao lãnh là một trong những địa phương có phong trào Đông Du rầm rộ ở Nam Kỳ mà nổi bật là nhà cách mạng Nguyễn Quang Diêu, được coi là một lãnh đạo của phong trào Đông Du. Cao lãnh còn là nơi dừng chân của các nhà yêu nước như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Sinh Sắc?
    Phát huy truyền thống đó, nhiều thanh niên vùng Hoà An, Cao Lãnh sớm giác ngộ gia nhập tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội rồi trở thành những Đảng viên Đảng cộng sản đầu tiên. Chi bộ đầu tiên đã được thành lập tại làng Hoà An vào cuối năm 1929. Từ ấy, dưới ánh sáng của Đảng soi đường, người dân Cao Lãnh đã kiên cường đấu tranh, góp phần cùng cả miền Nam giành thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất đất nước và cũng kể từ ngày 30/4/1975, vùng Cao Lãnh được sát nhập với Sađéc thành tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
    Trong giai đoạn đầu, Sađéc được chọn là thị xã Tỉnh lỵ. Đến năm 1989, nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển vùng Đồng Tháp Mười đầy tiềm năng, trung tâm tỉnh lỵ được dời về Cao Lãnh. Được sự đầu tư của Trung ương, nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương cùng chung tay góp sức, Cao Lãnh không ngừng phát triển và đã được công nhận là thành phố vào năm 2006 vừa qua. Người dân Đồng Tháp hôm nay không khỏi tự hào với một thành phố trẻ, bên dòng sông Tiền đang từng ngày, từng giờ vươn mình đi lên cùng đất nước.
    Công Minh
  8. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Ở Sài Gòn trước đây có bức tượng này. Sau ai và khi nào dẹp bỏ nó?
    [​IMG]
  9. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906
    To: macay3
    1. Cám ơn bạn trả lời thẳng thắn
    2. Bạn xem lại Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, không chỉ là "quấy nhiễu" sơ sơ đâu;
    3. Có chỗ nào và không chỗ nào
    4. câu hỏi cuối cùng: đi ăn cướp nhưng không thành thì có tội ăn cướp hay không phải ăn cướp.
  10. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    - Đó chính là điều tớ muốn gửi gắm qua cuộc tranh luận ngắn này , như vậy bạn đã thấy bản chất của việc Gia Long mượn quân Xiêm đánh TS.(từ điểm 1 đến điểm 3)
    Lật lại từ đầu thì cái "tội" này hoàn toàn ko liên quan gì đến việc "bán nước" hay Vn bị xâm lược hay đô hộ cả !

Chia sẻ trang này