1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

đánh giá lại mức độ ô nhiễm của nhà máy xử lý nước thải sonadezi long thành

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Sài gòn (HCMCC - SAIGON Club)' bởi cungbanluan, 20/09/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cungbanluan

    cungbanluan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Để đánh giá lại mức độ ô nhiễm của nhà máy xử lý nước thải Sonadezi Long Thành đối với người dân ở xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai thì ngày 04/09 vừa qua đoàn khoa học thuộc Viện Tài Nguyên & Môi Trường thuộc trường ĐH Quốc Gia TPHCM đã lấy ý kiến phản ánh của người dân chịu ảnh hưởng từ lưu vực rạch Bà Chèo, nơi mà nhà máy xử lý nước thải Sonadezi Long Thành đã xả nước thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới việc đánh bắt và canh tác của bà con.




    Kết quả của đoàn sau khi kiểm tra cho thấy tổng cộng có 114 ha diện tích trên khu vực rạch Bà Chèo bị ảnh hưởng từ nguồn nước thải tại nhà máy xử lý nước thải Sonadezi Long Thành xả ra trong suốt một thời gian. Trong đó có khoảng 160 hộ dân nằm trong vùng bị ô nhiễm và được đoàn đề nghị với Sonadezi Long Thành bồi thường, ngoài ra còn có 140 hộ dân khác không nằm trong khu vực bị ô nhiễm trên rạch Bà Chèo nhưng lại canh tác và nuôi trồng cũng như đánh bắt trên khu vực bị nhà máy xử lý nước thải Sonadezi Long Thành xả nướ thải ra



    Ý kiến của Viện trưởng Viện TN&MT tiến sĩ Nguyễn Văn Phước cho biết: Việc điều tra đánh giá lại mức độ ô nhiễm từ nhà máy xử lý nước thải Sonadezi Long Thành gây ra lần này chủ yếu lấy ý kiến của các hộ dân sống canh tác và đánh bắt xung quanh lưu vực rạch Bà Chèo là để xác minh rõ hơn mức độ ảnh hưởng, còn những con số thông kê được những hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng chỉ là tương đối nên cũng có thể không chính xác được hoàn toàn vì đó là kết quả mà đoàn khoa học dựa trên những thông số kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường của nhà máy xử lý nước thải
    Sonadezi Long Thành
    .



    Đoàn cũng nhận được những phản ánh, thắc mắc từ các hộ dân canh tác trên vùng canh tác về việc các hộ dân cùng canh tác trên một thửa ruộng nhưng có chỗ lại được khoanh vùng bị ô nhiễm và được bồi thường, có nơi thì lại không được, tuy nhiên đoàn chỉ lấy kết quả điều tra dựa trên mức độ sử dụng nguồn nước mà các hộ dân đã lấy từ rạch Bà Chèo để tưới tiêu, vì nguồn nước ở đây bị ô nhiễm do nhà máy xử lý nước thải Sonadezi Long Thành xả ra rạch Bà Chèo, chính vì vậy mà cây trồng bị thiệt hại từ nguồn nước này sẽ được bồi thường cho bà con. Còn những hộ dân cùng canh tác trên thửa ruộng đó nhưng lại không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm mà lấy từ nguồn nước khác để tưới tiêu thì cây trồng không bị thiệt hại nên không được liệt kê vào vùng được bồi thường.




    Nhưng nếu các hộ dân vẫn thấy vùng canh tác của mình bị ảnh hưởng từ nhà máy xử lý nước thải Sonadezi Long Thành và vùng canh tác của mình chịu thiệt hại thì theo Viện Tài nguyên & Môi trường cũng cho biết, bà con nên có những thông kê chính xác và phản ánh lên ban chỉ đạo của tỉnh, từ đó thì viện sẽ tiến hành điều tra lại vùng bị ô nhiễm. Trong buổi gặp gỡ giữa các nhà khoa học với bà con để lấy ý kiến, nhiều hộ dân đã phản ánh việc nhiều năm nay họ sinh sống và canh tác nuôi trồng dựa trên lưu vực rạch Bà Chèo, nhưng từ năm 2006 đến nay thì họ phải bỏ nghề vì nhà máy xử lý nước thải Sonadezi Long Thành xả nước thải chưa xử lý ra rạch làm ô nhiễm trầm trọng, họ cũng đã làm đơn gửi lên các cơ quan chức năng của tỉnh để phản ánh tình trạng trên, nhưng vẫn không được giải quyết.




    Vụ việc nhà máy xử lý nước thải Sonadezi Long Thành bị Cục cảnh sát môi trường bắt quả tang khi đang xả nước thải gây ô nhiễm môi trường trên lưu vực rạch Bà Chèo, thì sau đó đã có rất nhiều đơn thư gửi lên các cơ quan chức năng yêu cầu công ty Sonadezi Long Thành bồi thường thiệt hại. Sau kết quả điều tra của các nhà khoa học lần này, và dựa trên những bức xúc phản ánh của các hộ dân thì Viện TN&MT cùng với chính quyền xã Tam An đã đi đến thống nhất sẽ tiến hành điều tra lại khu vực bị ô nhiễm để bà con không phải chịu thiệt.

Chia sẻ trang này