1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đánh giá lại về chiến tranh

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sonj, 29/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sonj

    sonj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Đánh giá lại về chiến tranh


    10 ĐÁNH GIÁ LẠI VỀ CHIẾN TRANH

    nguồn TTXVN​

    Kể từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay, nhất là sau 4 cuộc chiến tranh vừa qua (vùng Vịnh, Côxôvô, Ápganixtan, Irắc), các học giả, các nhà lý luận chính trị, quân sự cũng như các nhà khoa học kỹ thuật đều đưa ra những luận thuyết mới về tính chất, phương thức, biện pháp, mục tiêu của cuộc chiến tranh hiện đại trong điều kiện kỹ thuật cao. Trang Web của tờ "Quan sát Trung Quốc" số ra gần đây đăng bài của Tư Mã Đạt về "10 đánh giá chiến tranh hiện đại", nội dung như sau:

    12 năm đã trôi qua kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991 và cuộc Chiến tranh Lạnh Xô-Mỹ kết thúc. Trước đây mọi người đều cho rằng đối kháng Xô-Mỹ trong Chiến tranh Lạnh là nguồn gốc căn bản ******** hình thế giới căng thẳng và rối loạn. Mọi người tin rằng thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh thì tình hình thế giới sẽ hoà dịu, phẳng lặng, nguy cơ chiến tranh sẽ không còn. Nhưng sự thực lại đi ngược với mong muốn của mọi người. Thế giới còn một siêu cường xưng bá đã làm cho so sánh lực lượng trên thế giới mất cân bằng, từ đó chiến sự lại nổ ra liên miên và nghiêm trọng hơn so với thời kỳ hai siêu cường tranh giành bá quyền trong thế giới hai cực. Cho dù chiến tranh thế giới lớn không xảy ra, nhưng tình hình thế giới vẫn luôn rối ren và bất ổn, hòa bình vẫn bị đe doạ ở nhiều khu vực. Tình hình thế giới vẫn tồn tại nhiều nhân tố rất không xác định.

    Mấy năm đầu của thời kỳ giao thời giữa hai thế kỷ, các cuộc chiến tranh và xung đột liên tiếp nổ ra ở châu Phi, châu Á và châu Âu. Mỹ thể hiện sức mạnh của cuộc chiến tranh kỹ thuật cao ở Apganixtan và Irắc, vậy tính chất của chiến tranh có thay đổi cùng với sự phát triển kỹ thuật quân sự cao hay không? Liệu vai trò của vũ khí trang bị có áp đảo nhân tố con người hay không? Cuộc chiến tranh chống khủng bố do Mỹ tiến hành sau sự kiện 11/9/2001 đã tác động mạnh mẽ tới tình hình thế giới, nhưng cuộc chiến tranh này là cuộc chiến không có chiến tuyến và không nhìn thấy kẻ địch thì có được coi là cuộc chiến tranh chính thức như lý luận đã đưa ra hay không? Người Mỹ coi chiến tranh chống khủng bố là "cuộc chiến tranh thế giới thứ 4" (cuộc Chiến tranh Lạnh được coi là cuộc "Chiến tranh thế giới thứ 3"), như vậy cuộc chiến tranh này sẽ kéo dài bao lâu mới kết thúc? Đây đều là những vấn đề lý luận quân sự cần có câu trả lời.

    Vừa qua nhà lý luận quân sự nổi tiếng người Anh Lawrence Friedman - hiện là Giáo sư Trường đại học King, Viện sĩ học viện Hoàng gia Anh- có bài nghiên cứu và đưa ra 10 luận điểm về chiến tranh hiện đại ngày nay. Mặc dù đây không phải là đáp án cuối cùng và còn nhiều điểm tranh luận, nhưng ý kiến của ông đáng để mọi người nghiên cứu, tham khảo. L. Friedman từng là tác giả của các tác phẩm nổi tiếng: "Chiến lược hạt nhân và Chiến tranh Lạnh", "Chiến lược hạt nhân và Hoà bình hạt nhân", "Chiến tranh vùng Vịnh: Ngoại giao và chiến tranh của trật tự thế giới mới"... Đánh giá về cuộc chiến tranh ngày nay, Friedman viết:

    Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh kỹ thuật quân sự cao ở nước thế giới thứ ba, dùng chiến tranh "đao to búa lớn" đối với một nước châu Phi nhỏ bé... Vậy nước nào, Mỹ hay châu Phi, là đại diện cho cuộc chiến tranh hiện đại? Câu trả lời là: "cả hai", nhưng nó lại không đại diện cho cuộc chiến tranh quy mô lớn theo quy ước giữa các cường quốc nước lớn, vì vậy cần phải xem xét lại tính chất và định nghĩa lại về chiến tranh trong các sách giáo khoa kinh điển đã xuất bản.

    1-Về tính chất, chiến tranh vẫn là sự tiếp tục của biện pháp chính trị theo một hình thức khác như định nghĩa kinh điển của nhà quân sự người Phổ Clausewitz đưa ra 170 năm trước đây. Chiến tranh là biện pháp bạo lực mang mục đích chính trị. Thay đổi hiện nay không phải là định nghĩa về chiến tranh mà thay đổi về mục đích và tính chất của chiến tranh. Mỹ là nước lớn siêu cường có ưu thế quân sự áp đảo, hiện không có nước nào hoặc tổ chức đồng minh nào có thể chạy đua quân sự để giành ưu thế hơn Mỹ. Do sự phụ thuộc rất lớn lẫn nhau giữa các nước, nên không có lý do gì để một nước đi chinh phục lãnh thổ hoặc mở rộng lãnh thổ như trước. Đấu tranh quyền lực theo truyền thống vẫn diễn ra ở châu Phi và một số nước khác, nhưng bạo lực chỉ mang tính địa phương. Cuộc chiến tranh ở những khu vực đó nhìn chung vẫn mang hình thức của chiến tranh hiện đại. Viện trợ nhân đạo của các nước thế giới đối với các nước này đều xuất phát từ lợi ích của chính bản thân nước mình muốn tránh ngọn lửa chiến tranh lan tới họ.

    2-Trước đây phương thức giao tranh giữa các nước thường do các chính phủ chính thức tuyên chiến. Nhưng từ Thế chiến thứ Hai tới nay, các nước đều tránh dùng phương thức này. Cơ sở hợp pháp của tuyên chiến đã được quy định trong điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ), trong đó viết: "Thực hiện quyền tự vệ của cá biệt một nước và của tập đoàn", tức là đòn đánh phủ đầu cũng được thừa nhận một cách hợp pháp, nếu nước đó thực sự chứng minh được rằng họ đang đứng trước nguy cơ bị tấn công quân sự từ bên ngoài.

    3-Quan điểm cho rằng các nước dân chủ không tiến hành chiến tranh với nhau. Điều này không đúng. Hầu hết các nước trong hệ thống quốc tế hiện đại ngày nay đều là nước thuộc địa phi dân chủ của châu Âu trước đây. Trong thế kỷ 20 đã xuất hiện rất nhiều quốc gia mới, một số nước là dân chủ, một số nước không dân chủ. Tại bán đảo Ban Căng, các cuộc xung đột quân sự vừa qua trên danh nghĩa xảy ra giữa các nước dân chủ với nhau, cho dù là nước tự do dân chủ, nhưng một khi nước đó cho rằng chính nghĩa thuộc về họ thì họ vẫn là kẻ hiếu chiến.

    4-Quan điểm cho rằng chiến tranh chính nghĩa được LHQ ủng hộ là không đúng. Mặc dù điều 7 Hiến chương LHQ quy định khi Hội đồng bảo an LHQ phát hiện thấy mối đe doạ đối với hòa bình và an ninh thì phải áp dụng hành động. Nhưng mục đích của việc thành lập LHQ là ngăn chặn chiến tranh chứ không phải được giao quyền tiến hành chiến tranh. Sự đối đầu giữa các nước Đông-Tây và việc sử dụng quyền phủ quyết cũng đã cản trở các nước thành viên LHQ đi tới thống nhất ý kiến đánh giá đối với chiến tranh hợp pháp. LHQ chỉ áp dụng hành động đối với mối đe doạ an ninh của các nước, chứ không có phản ứng đối với mối đe dọa mà lợi ích của công dân và dân tộc ít người bị xâm phạm. Hai nước Trung Quốc và Nga đều quan tâm, lo ngại tới những hoạt động chia rẽ tồn tại ở nước mình, nên họ phản đối áp dụng hành động quân sự của LHQ ở Côxôvô nhằm bảo vệ dân tộc thiểu số Anbani. Điều này, LHQ không dám phê phán.

    5-Cuộc chiến tranh chống khủng bố không thể coi là chiến tranh quy ước, nhưng tổ chức
    Al-Qaeda là ngoại lệ, bởi vì tổ chức này được sự ủng hộ hoàn toàn của Taliban ở Ápganixtan. Khi tuyên bố cuộc chiến chống khủng bố, Bush nói: "Bắt đầu từ việc tấn công vào Al Qaeda sẽ tiến hành tới cùng khi nào phát hiện, ngăn chặn và đánh bại một tập đoàn khủng bố nào còn lại trên thế giới". Tuy nhiên, ý nghĩa quân sự của cuộc chiến chống khủng bố có thể bị thổi phồng, bởi lẽ tổ chức khủng bố đang muốn Mỹ coi những hoạt động của chúng là một hình thức chiến tranh, từ đó thu hút được sự chú ý của toàn thế giới, dựa vào đó chúng có thể đưa ra những yêu sách chính trị với cộng đồng quốc tế. Bởi vậy, nhiều nước trên thế giới chỉ muốn giới hạn hoạt động của thế lực khủng bố trong phạm vi của các hoạt động mang tính chất phạm tội, bạo lực phá hoại và phi pháp.

    6-Quan điểm cho rằng kỹ thuật thông tin hiện đại ngày nay đã giảm bớt sự thần bí của chiến tranh là không đúng. Thông tin hiện đại ngày nay có thể xuyên lục địa, đại dương và không trung, có thể thu được từ nhiều phương tiện và thiết bị khác nhau. Nhưng làm thế nào để phân biệt cái gì mình cần trong biển thông tin khổng lồ như vậy? Làm thế nào để nhận biết được thật - giả trong biển thông tin này để dựa vào đó định ra quyết sách? Rõ ràng đây là vấn đề khó khăn. Các nhà hoạch định quyết sách quân sự và chính trị làm thế nào lựa chọn được những thông tin quan trọng nhất, tin cậy nhất trong biển thông tin tình báo thu được hàng ngày. Đây là vấn đề cực kỳ khó khăn. Một điều chúng ta cần phải phân biệt rằng tin tức chưa phải là tin tình báo, muốn trở thành tin tình báo phải có nghiên cứu, phân tích và rút ra kết luận.

    7-Tất cả cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ là cuộc chiến tranh không cân xứng, bởi vì trong tương lai không có hiện tượng hai nước có thực lực quân sự hoàn toàn ngang bằng nhau. Kết quả cuối cùng của chiến tranh được quyết định bởi thực lực kinh tế và chế độ chính trị có chịu đựng nổi sự tiêu hao và bổ sung lực lượng đã bị thiêu huỷ trong chiến tranh hay không? Mỹ sẽ đánh bại bất kỳ nước nào hiện nay trên thế giới nếu giao chiến với Mỹ theo điều kiện quân sự của Mỹ, nhưng Mỹ và phương Tây sẽ bị sa lầy vào cuộc chiến tranh mà họ không thắng nổi, như sự quấy rối của chiến tranh du kích và khi bị thương vong tới mức không chịu nổi thì Mỹ và phương Tây sẽ bị sa vào vòng nguy hiểm của thất bại.

    8-Quan điểm cho rằng ưu thế trên không là nhân tố quyết định thắng bại của chiến tranh hiện đại. Điều này không hoàn toàn đúng. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991 và cuộc chiến tranh Irắc năm 2003, Mỹ đều chiếm ưu thế tuyệt đối trên không, nhưng cái gọi là "chiến thuật chặt đầu" và "thiêu hủy" của Mỹ chỉ mang ý nghĩa chính trị tượng trưng bằng việc phá huỷ mấy ngôi nhà cao tầng. Mỹ không thể dùng ưu thế tuyệt đối trên không để đối phó với chiến tranh du kích, nếu như lực lượng du kích này lại ẩn nấp, trà trộn trong dân chúng thì ưu thế trên không sẽ bị vô hiệu hoá.

    9-Quan điểm cho rằng chiến tranh hiện đại kỹ thuật cao có thể giảm bớt thương vong. Điều này không đúng. Quan điểm của các nước phương Tây muốn dùng kỹ thuật khoa học quân sự cao để giảm số lượng thương vong. Trong chiến tranh Irắc, Mỹ và liên quân làm được điều này. Nhưng cũng chiến tranh đó ở các nước châu Phi như ở Angôla, Cônggô, Ruanđa, Xômali thì có tới hàng triệu người thiệt mạng. Năm 1993, khi can thiệp vào Xômali, quân Mỹ có 18 người bị thiệt mạng trong khi Xômali có tới hơn 1000 người thiệt mạng. Tiếp đó, tại cuộc chiến tranh ở Ruanda thì đã xảy ra các cuộc tàn sát tắm máu làm trên 800 nghìn người thiệt mạng. Như vậy, trong chiến tranh hiện đại thì chỉ người Mỹ, người phương Tây giảm bớt thương vong, nhưng dân chúng nước đối phương không hề giảm bớt thương vong.

    10-Quan điểm của các nhà quân sự Mỹ cho rằng ở bất kỳ thời gian và địa điểm tác chiến nào, quân Mỹ đều giành được thắng lợi. Quan điểm này không đúng. Mỹ có khả năng giành được thắng lợi ở hầu hết các cuộc giao chiến, nhưng Mỹ luôn phải tính xem khả năng chịu đựng được mức độ thương vong tới bao nhiêu. Bởi lẽ diễn biến thực tế của chiến tranh sẽ không theo ý định tính toán chủ quan của Mỹ là kết thúc nhanh chóng. Nếu phải đồng thời giao tranh trên một số mặt trận thì sẽ có nguy cơ làm tiêu hao và tổn thất lớn nguồn tài nguyên và thực lực kinh tế của Mỹ. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng duy trì một đế quốc khó khăn hơn nhiều so với hình thành một đế quốc./.
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Về cái này thì em xin giới thiệu với bác cuốn Chiến Tranh Và Hoà Bình : Suy Ngẩm về Sức Sống của loài ngoài ở bình binh thiên niên kỷ mới của 2 tác giả người Mỹ em quên mất tên , chỉ nhớ là 2 tên này là 2 người cha đở đầu cho học thuyết không-bộ của Mỹ . Tuy nhiên cái nhìn tổng thể về chiến tranh trong thời đại mới thì 2 người này vẩn chưa đưa ra được và còn tranh cải , em định để khi thi xong sẻ post về học thuyết chiến tranh tự cổ chí kim sẻ đề cập về quan điểm của 2 ông này về thuyết 3 làn sóng .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  3. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Bài này mới viết bên LS-VH nhưng thấy nó liên quan nhiều đến học thuyết quân sự nên em đưa vào đây luôn :
    Em thì nào giờ chỉ nghiên cứu về nghệ thuật quân sự nên về quân sự mà bình chọn thì em thấy có các vị sau đây nổi bật :
    Tần Thuỷ Hoàng : người đầu tiên đề ra phân công phân cấp trong tướng sỉ , có lính giáp trụ xài giáo dài để diệt kỵ binh , cung thủ chia làm 2 loại cung bắn thẳng là Nỏ và cung bắn vồng , loại cung bắn vồng mục đích là làm rối loạn đội hình và áp đảo tinh thần từ xa . Thời này lính cung của Tần là khủng khiếp và kinh hoàng nhất , Tần Thuỷ Hoàng thống nhất được cuộc nội chiến kéo dài chia năm xẻ bảy .
    Thành Cát Tư Hản : người đầu tiên đề ra chiến thuật sử dụng kỵ binh cơ động , tuy xưa nay dân mông cởi ngựa là chính nhưng thực ra đánh kỵ binh vẩn còn kiểu hô hào nhảy vô chém loạn xà ngầu . Kỹ thuật tập kích bất ngờ , tiến công khi đối phương chưa chuẩn bị tiến công kỵ binh có đội hình thì Thành Cát Tư Hản có thể nói là người đầu tiên đề ra , để ví dụ ta có thể thấy kỵ binh của Thành cát tư hản luôn có 2-3 loại vủ khí , cung để tiến công từ xa trong khi bọn ngu bên kia đang hùa nhau xông tới , 1 cây đao ngắn để giáp là cà và 1 cây thương hay kết hợp với lá cờ , từ xa lao vào đâm 1 phát rồi bỏ cây thương rút đao ngắn ra chém nhau , ngoài ra ông hay chia kỵ binh là nhiều đội , khi đối phương rả đội hình nhảy vào xung phong sẻ có các đội đánh tập hậu đánh tập hông và đội hình địch , đội này hổ trợ đội kia . Còn tiến công khi địch chưa chuẩn bị thì điển hình là 1 người mang theo 3 ngựa , 1 con chở lương thực 2 con thay phiên nhau cởi , cả đội sẻ chia nhau ra canh gác và ngủ ngay trên lưng ngựa , tốc độ hành quân có thể nói là thần tốc .
    Ceasar : người đầu tiên biết kết hợp giửa kỵ binh và bộ binh , ngày trước ở phương Tây người ta cho bộ binh đi kèm hổ trợ bộ binh (bộ binh luôn đông nhất) nhưng Ceasar cho bộ binh dàn hàng ngang tiến công (giửa đội hình ) để dể chống lại bọn cung thủ nhờ đội hình giương khiên lên là kín . Kỵ binh đi chung chỉ làm rối đội hình bộ binh và ngược lại bộ binh làm chậm đi độ cơ động là điểm lợi của bộ binh . Ceasar thường dẩn đầu kỵ binh tập kích vào sườn khi đội hình địch đã bắt đầu rối loạn , tập kích vào đội hình cung và xe bắn đá , lúc này thực ra mọi việc là tàn sát kỵ binh chỉ phi ngang qua và cắt thủ cấp của đội hình địch đã bị rối loạn .
    Napoleon : người đầu tiên biết sử dụng pháo binh , pháo binh có từ trước đó rất lâu nhưng thực sự chưa có uy lực dũng mãnh , đội hình pháo binh còn chia rẻ và bắn không gây thương vong lớn , thời Napoleon pháo binh của Pháp là 1 nổi kinh hoàng , có đội hình hẳn hoi , pháo đúc bằng sắt , bắn theo loạt cày trận địa nên sức sát thương và độ chính xác rất cao .
    Tập hợp các tướng lãnh của Đức : cái này thì không phải là công của ai hết không phải của riêng Hittler hay của riêng 1 vị tướng nào trong bản doanh . Kinh nghiệm rút ra là khi tiến công nếu ta tập trung sức mạnh quân sự thành 1 quả đấm lớn , cơ động đập thẳng vào bản doanh nghĩa là thủ đô của địch nhanh chóng chiếm nó như 1 biểu tượng của chiến thắng địch sử đầu hàng nhanh chóng , lúc này thực ra sức mạnh quân sự của địch còn dàn trải chưa kịp huy động và tập trung là đã bị mất thủ đô và nhanh chóng đầu hàng , ta có thể thấy là khi đánh Pháp quân Pháp còn rất đông nhưng đã bị mất Paris và 1 lực lượng lớn đã di tản sang Anh , còn khi đánh LX thì quân Siberi chưa được rút về Đức đã tiến sát Moscow , may nhờ tin tình báo của Richar Gorger rằng Nhật không tiến công trừ khi Moscow thất thủ nên Stalin vội vàng rút quân về thủ Moscow thành công . Chính vì đòi hỏi phải tập trung sức mạnh quân sự thành 1 quả đấm thép kinh khủng và cơ động , cái gì vững chải và khó tiêu diệt , ta đi vòng qua (khi đánh Pháp để né phòng tuyến của Pháp dọc biên giới Pháp-Đức , quân Đức đánh chiếm Bỉ và đi vòng từ Bắc Pháp xuống ) vì đòi hỏi phải cơ động nên người Đức là quân đội đầu tiên biết cách dùng tank và chấm dứt thời kỳ của Kỵ Binh . Tank phải là 1 lực lượng cơ động , đi chung với nhau là quả đấm chủ lực của quân đội , chính vì thế tank Đức giáp dày bị bắn vẩn không xi nhê , chỉ có 1 súng chính và súng chính này mạnh , đánh với tank thì là pháo chống tank cơ động đánh với bộ binh và công sự thì là pháo binh cơ động . Bộ binh cơ giới nghĩa là vận tải bằng xe và môtô đi kèm theo tank hổ trợ đội hình tank , còn bộ binh chủ lực chủ yếu cơ động bằng tàu lửa và đôi chân tiến theo sau tiếp quản các vị trí đã bị chiếm đóng và thiết lập an ninh . Thời kỳ Pháp Anh LX Mỹ vẩn chưa hiểu gì về điều này , vẩn dựa vào các công sự pháo đài xây kiên cố , xe tank của họ giáp mỏng hoả lực chủ yếu là đại liên nhằm diệt bộ binh và đội hình tank xé lẻ ra đi kèm với bộ binh hổ trợ bộ binh( na ná như thời kỵ binh chỉ đi kèm hổ trợ bộ binh vậy ) làm tank không cơ động, sức chiến đấu kém . Ví dụ như năm 1941 LX có 17,000 tank nhưng toàn là thứ tank không phải là tank , số lượng đông nhưng khi đấu tank thì tank đã kém nhưng luôn bị áp đảo về số lượng vì tank Đức đi tập trung , chỉ trong vài tháng 17,000 này chỉ còn được 20% được biên chế lại thành xe bọc thép và một số tank hiện đại phù hợp được phát triển để đánh nhau với Đức .
    Tập hợp các tướng lãnh của Mỹ : học thuyết Không-Bộ đã thành công ở Irac năm 1991 vẻ ra 1 bức tranh cho chiến tranh hiện đại với độ chính xác , tốc độ , bí mật , công nghệ thông tin và lực lượng không quân .
    Người Việt Nam : Chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc , chống lại mọi kiểu chiến tranh như ở trên , không cần quan tâm đến trang bị không cần quan tâm đến học thuyết quân sự như câu nói : " Ngày nào không còn cỏ nước Nam mới không còn người Nam đánh Pháp "

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  4. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.192
    Đã được thích:
    5.427
    hic câu cú của bác Ăn hành tây lủng củng , làm nhiều lúc em đọc mà kô hiểu bác nói gì hết!!
    Về chiến trah du kích của VN, em nghĩ đây là 1 phương pháp điển hình để dành cho nước yếu đánh nước mạnh, dùng "nhu thắng cương." Nếu tổng kết theo 1 cái nhìn, thì chiến tranh phương tây thường có ranh giới, và 2 bên tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình!!! Nhưng chiến tranh ở VN thì lại khác, đó là ta để cho địch chiếm lãnh thổ rất dễ dàng, nhưng cái giá để duy trì quân đội ở vùng đó thì lại cực đắt!!!
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Đọc cái này hiểu lấy ý là chính ở đó mà cậu bulubuloa đòi văn tự , cậu thử viết lại bài của tôi cho đúng chính tả , ngử pháp và hay về câu cú xem có mỏi tay không , đã mỏi tay thì còn chấp cái chuyện đó làm gì .

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  6. theloner

    theloner Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Chiến tranh du kích à..... đó là một cách đánh mà dân tộc Vn đã hun đúc từ lâu và ........................Thế hỏi anh em mình đi ỉa mà củng bị bắn ..... đang lên thiên đường củng bị đánh.... nói chung bị đánh bất kể nơi đâu và bất kể thứ gì ....ong củng đánh rắn củng đánh như vậy thì thần kinh có căng thẳng không và hậu quả là nản và muốn buông súng , vì đây là lối đánh không mặt trận không chiến trường , khác hẳn với những kiểu chiến trường của Châu âu . Đang ở trong đồn mà bị lưu đạn "ném" từ xa hơn cả 100m ....? không hiểu , đang gác thằng bạn bị bắn mà éo có biết thằng bắn nó ở đâu , thậm chí nó éo cần bắn trúng người mà bắn trúng cái đóm lửa trên điếu thuốc đang ngậm vãi cả đái...Nếu là bác bác thấy sao..
  7. fishbed

    fishbed Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nghĩ vậy
    Trong chiến tranh không bao giờ một nước yếu có thể thắng được một nước mạnh trừ chiến tranh hạt nhân sau khi nó nổ thì chúng ta đều như nhau. nếu người mỹ không rút thì làm sao ta thống nhất đưọc .Năm 75 khi ta giải phóng thì lực lượng quan ta mạnh hơn quân nguỵ bao nhiêu lần .Không có anh cả LX thì ta lấy gì đánh mẽo.
    Nhưng tôi khâm phục sự chỉ huy và chiến thuật và nắm thời cơ của các cụ nhà ta.Tôi đã được nghe hồi ký , mục "câu chuyện đêm khuya" của đài TNVN: Sư đoàn "Anh Cả Đỏ " nổi tiếng của Mỹ được mạnh danh đi khắp Châu Âu ,xẻ dọc Triều Tiên nhưng
    đến Việt Nam nó đã đi vào Lịch Sử. Ai có thì đưa lên ,rất hay đó
    Bàn Tay Ta Làm Nên Tất Cả
    Được antey2500 sửa chữa / chuyển vào 12:11 ngày 01/01/2004
  8. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.192
    Đã được thích:
    5.427
    nếu hiểu được rõ ý thì em còn thắc mắc làm cái gì nữa, kô phải vấn để về chính tả, mà ở dấu câu. Anh tiết kiệm đấu chấm, phẩy quá nên các câu bị lẫn vào nhau nhiều lúc đọc rất khó hiểu

Chia sẻ trang này