1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đánh giá tình huống giả định

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi svluathcm, 21/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. svluathcm

    svluathcm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Đánh giá tình huống giả định

    bên box ĐH Luật hiện đang có bài này:


    A,B,C là bạn chơi thân với nhau cùng rủ nhau đi chơi ở TX Vĩnh Yên đi xe @ của A,Vĩnh Phúc,cả 3 có hộ khẩu tại Phúc Yên ,Vĩnh Phúc.Lên Vĩnh Yên, B nảy xinh ý định lấy xe của A nên giả vờ mượn đi đón bạn.B và C mang xe về HN để cầm đồ nhưng vì không có giấy tờ nên không cầm được.A gọi điện nhiều quá,B và C phải quay lại Vĩnh Yên trả xe cho A.A vẫn không hay biết ý định của B và C.B muốn về trước nhưng không có xe định đi xe ôm thì A bảo C lấy xe của A đèo B về,trên đường về B dẫn C qua Phúc Yên cắm xe cho D,giá 15 triệu.D biết xe không có giấy tờ vẫn nhận cầm cho B.

    1. B,C,D có dấu hiệu của tội gì ?
    2.Cơ quan nào có thẩm quyền truy tố,biết rằng chiếc xe @ trị giá 40 triệu giá trị còn lại.
    3.Bố A yêu cầu được nhận lại tài sản và đền bù giá trị hao mòn,theo anh ,chị ai là người phải chịu trách nhiệm đền bù.Cơ quan giám định xác định khi thu hồi xe từ hiệu Cầm đồ của D ,xe đã bị mất 30% giá trị = 12 triệu cần phải sửa chữa .


    Đây là tình huống giả định, đề thi của lớp luật sư. Em đã xin phép được post sang bên này (vì ở đây nhiều chuyên gia có kinh nghiệm hơn). Rất mong các anh chị trên diễn đàn cùng phân tích các khía cạnh pháp lý của nó.

    MONG MUỐN GÓP PHÂN XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI:CÔNG BẰNG - DÂN CHỦ - VĂN MINH​
  2. Lycapheda

    Lycapheda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    B và C cùng phạm tội : " Lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản" theo khỏan 1 điều 140 Bộ luật hình sự ( tài sản bị chiếm đọat có giá trị dưới 50 triệu đồng) vì nhận được tài sản một cách hợp pháp từ việc A giao tài sản để B chở C về sau đó mới chiếm đọat.
    Cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố là Cơ quan điều tra và VKS nơi B và C cầm cố xe ( Nơi xảy ra tội phạm).
    Cơ quan điều tra sẽ thu hồi chiếc xe và trả lại cho A. Thiệt hại xảy ra ( giảm giá trị chiếc xe) B và C phải liên đới cùng bồi thường cho A. Nếu quá trình bảo quản khi cầm cố, D có lỗi thì B và C có quyền yêu cầu D bồi hòan lại cho mình ở một vụ kiện khác.
  3. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ===========================
    Chưa phân tích hết các khía cạnh pháp lý đâu bạn cafe à. Nếu chỉ đơn giản thế thì làm sao đã được chọn làm đề thi? Cách ra đề của Judical Academy thường gắn liền với các bẫy, mẹo mà khi chưa đọc kỹ rất dễ bị nhầm.
    Tôi gợi ý nhé:
    - B chắc chắn đã phạm tội, nhưng muốn kết luận C cũng phạm tội thì phải chứng minh cho được vai trò đồng phạm của C (cái này tình huống chẳng đưa ra gì cả). Giả sử C chỉ thụ động, không bíêt được ý định phạm tội của B, việc có mặt là mang tính tất yếu (do B chở đi mà)... hoặc nếu bíêt được, nhưng sau thời điểm tội phạm đã hòan thành nhưng vẫn tíêp nhận ý chí và giúp cầm cố thì lại phạm tội khác. nếu không, coi như không phạm tội
    - Nơi cầm cố không phải là nơi xảy ra tội phạm;
    - Nếu A không thuộc trường hợp mấy/hạn chế năng lực hành vi hoặc chưa thành niên thì cha của A chẳng có tư cách gì tham gia tố tụng cả;
    - Có ít nhất là hai tội danh trong tình huống này.
    - ... và còn vô số các vấn đề khác cần phân tích nữa.
    Mời quý vị cứ phân tích, tôi sẽ đóng vai trò phản biện sau cùng.
  4. Lycapheda

    Lycapheda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    l]B và C mang xe về HN để cầm đồ nhưng vì không có giấy tờ nên không cầm được.A gọi điện nhiều quá,B và C phải quay lại Vĩnh Yên trả xe cho A.A vẫn không hay biết ý định của B và C.B muốn về trước nhưng không có xe định đi xe ôm thì A bảo C lấy xe của A đèo B về,trên đường về B dẫn C qua Phúc Yên cắm xe cho D,giá 15 triệu[/hl].D biết xe không có giấy tờ vẫn nhận cầm cho B.
    B và C cùng cố ý thực hiện tội phạm nên là đồng phạm , chỉ còn xác định vai trò của Bvà C thôi. Nếu D biết rõ đây là tài sản do B và C chiếm đọat của A thì bị xử lý theo điều 250 BLHS còn không thì thôi- Rút kinh nghệm. Còn nơi cầm cố xe là nơi ý thức chiếm đọat của B và C thể hiện rõ nhất , đó là nơi thực hiện tội phạm do dó Cơ quan điều tra nơi đó điều tra theo thẩm quyền.
  5. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ==================
    Trước tiên, tôi phân tích về định tội danh
    A
    Việc nảy sinh ý thức chiếm đoạt xe là xuất phát từ B, mà không đề cập gì đến C:
    Trích: "Lên Vĩnh Yên, B nảy xinh ý định lấy xe của A nên giả vờ mượn đi đón bạn"
    Có thể thấy rõ: với ý thức chiếm đoạt có sẵn, B dùng thủ đoạn gian dối để A giao xe. Tại thời diểm được A lầm tưởng (bị lừa), B lấy được xe là đã cấu thành tội Lừa đảo CĐTS theo k1 điều 139 BLHS (thỏa mãn các dấu hiệu đặc trưng của 139).
    Như vậy, kể từ trước thời điểm này, nếu C hoàn toàn không hay biết thủ đoạn gian dối và ý thức chiếm đoạt của B thì C không là đồng phạm (phải do hai người cùng cố ý thực hiện một tội phạm, đúng không?). Việc không cầm thế được xe (do không có giấy tờ) là khách quan, không đạt được là ngoài mong muốn của B. Đây là trường hợp tội phạm chưa đạt đã hoàn thành[/hl]. Vì lẽ đó, cho dù B có mang xe trả cho A nhưng đây không được xem là "tự ý nửa chừng chấm dút..." mà chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ là "Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại" theo điểm g điều 46.
    Như đã phân tích, do tội phạm đã hoàn thành nên sau đó việc C có biết hay không cũng không có ý nghĩa chứng minh vai trò đồng phạm. Tuy vậy, nếu C có vai trò thực hiện, giúp sức trong việc cầm cố... thì C lại phạm vào tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" theo k1 điều 250. Trường hợp này C không thể ngụy biện là không biết về nguồn gốc, vì rõ ràng tài sản này là của A, không có lý do gì để B, C được tự ý định đoạt.
    (còn tiếp...)
  6. Lycapheda

    Lycapheda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    B và C chiếm đọat 01 chiếc xe của A mà phạm 02 tội 139 và 140 à? Theo quan điểm của tôi thì chỉ 140 thôi. Giống như A dùng dao đâm B 01 nhát bị thương và bỏ đi khỏang 2 phút sau A nghĩ lại thấy còn tức B nên làm phát nữa cho B đi tong.Trường hợp này thì A phạm tội : "Giết người " thôi chứ. Mong ý kiến tranh luận của bác Khot và các bạn.
  7. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ mạng lại bị lỗi nên màu mè lại nhảy nhặng xị cả lên
    Đối với lần phạm tội sau có lẽ đã rõ về tội danh là "Lạm dụng tín nhiệm CĐTS", không bàn cãi (ý thức, hành vi chiếm đoạt có sau khi nhận tài sản). Tuy vậy, tôi đánh giá cao tình huống do người ra đề giả định: đó là đổi chéo lại vai trò của B và C:
    Trích: ''B muốn về trước nhưng không có xe định đi xe ôm thì A bảo C lấy xe của A đèo B..."
    Như vậy, việc giao - nhận tài sản là chỉ giữa A và C (mấu chốt là chỗ này, và tôi đánh giá cao tình huống giả định đó), Nếu một mình B thực hiện hành vi cầm thế thì chắc chắn sẽ "lọt sổ", không thể được đưa vào vai trò chủ thể của điều 140 (vì B có được nhận tài sản từ A đâu cơ chứ... ). Việc xác định tội danh của B là không tưởng nếu thiếu vai trò đồng phạm của C. Chính vì lẽ đó, không cần phải phân vân về hành vi phạm tội của B và C nữa. Cả hai đều phạm tội Lạm dụng..., trong đó B lại đóng vai trò đồng phạm với vai trò chủ mưu!

  8. Lycapheda

    Lycapheda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Nếu cả C và B cùng thống nhất chiếm đọat xe của A thì B[ và C bị xử lý ở mấy tội?
  9. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ===============
    Đó là cách ra đề theo kiểu mẹo thường thấy của HVTP. BẠn chú ý nhé:
    - Tuy khách thể bị xâm phạm chỉ là một chiếc xe, nhưng do lần phạm tội lừa, vì lý do khách quan ngoài mong muốn nên B không thể đạt được mục đích "tư lợi" đối với tài sản đó. Tuy vậy, việc này không ảnh hưởng đến tội danh mà B phải chịu. Trong KH LHS có khái niệm "TỘI PHẠM CHƯA ĐẠT ĐÃ HÒA THÀNH''. Khái niệm này được áp dụng cho trường hợp của B.
    - Do hành vi phạm tội của B đà đã hoàn thành kể từ lúc B dùng thủ đoạn gian dối và nhận được tài sản nên đã có một vụ án Lừa đảo.
    - Lần phạm tội sau cho dù lặp lại khách thể bị xâm phạm nhưng lại thỏa mãn một tội danh độc lập khác nên được xem là có một vụ án khác. Do đó B, C phải chịu TNHS về cả hai tội (nếu C thỏa mãn như đã phân tích)
    *** Trường hợp bạn ví dụ giết người của bạn tôi sẽ phân tích sau khi đã giải quyết thống nhất giả định này.

  10. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ============================
    1/ Đối với B thì chắc chắn là 2 tội rồi: 139, 140
    2/ Đối với C thì còn tùy vào giai đoạn thống nhất:
    + Nếu C biết và thống nhất trước khi B nhận được xe của A thì C cũng phạm 2 tội.
    + Nếu C chỉ biết thủ đoạn gian dối của B sau khi B nhận được xe, thì việc thống nhất chiếm đoạt (và có hành vi cụ thể trong việc cùng đi cầm cố) thì lại phạm vào tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Vậy cũng hai tội;
    + Nếu C chỉ biết thủ đoạn gian dối của B sau khi B nhận được xe từ A, và không có động thái giúp (hoặc trực tiếp thực hiện) cầm cố thì chỉ một tội Lạm dụng... Khi đó thống nhât hay không cũng không có ý nghĩa định tội đối với C
    3/ Trường hợp phạm tội lần sau không thể đặt giả thiết CÙNG THỐNG NHÂT TỪ TRƯỚC khi nhận được tài sản được, vì nếu như thế sẽ trở thành Lừa đảo... chứ không phải Lạm dụng... Đây là hai đặc trưng cơ bản cuả 139 và 140, và là cái hay của đề bài!
    Mời các TV khác cùng tham gia!

    Được khoiks sửa chữa / chuyển vào 22:43 ngày 21/10/2007

Chia sẻ trang này