1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đánh giá tình huống giả định

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi svluathcm, 21/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arsenal4ever

    arsenal4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0

    theo em thì B,C đồng phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140) chứ ko phạm thêm tội lừa đảo...(Đ139)
    bởi vì:
    thứ nhất : căn cứ vào khoản 1 Điều 140:
    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây ...
    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
    trường hợp này B nhận tài sản của A bằng hình thức hợp đồng cho mượn (mượn để đèo C về )

    thứ hai:
    căn cứ vào khoản 1 Điều 139 : Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác ...
    thủ đoạn gian dối ở đây có thể hiểu là: thủ đoạn gian dối là thủ đoạn cố ý đưa ra thông tin ko đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật. Xét về mặt khách quan, thủ đoạn gian dối là đưa ra những thông tin giả. còn về chủ quan, người phạm tội biết là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật. thủ đoạn gian dối có thể được thực hiện qua lời nói, qua việc xuất trình những giâý tờ sai sự thật hoặc qua những việc làm cụ thể như cân, đong, đo, đếm thiếu ...(trích nguyên bình luật khoa học BLHS VN)
    theo bác khởi :Trường hợp phạm tội lần sau không thể đặt giả thiết CÙNG THỐNG NHÂT TỪ TRƯỚC khi nhận được tài sản được, vì nếu như thế sẽ trở thành Lừa đảo... chứ không phải Lạm dụng... Đây là hai đặc trưng cơ bản cuả 139 và 140, và là cái hay của đề bài!
    bác khởi đánh giá thủ đoạn gian dối đó thể hiện trước hay sau khi có sự việc mượn sau. nếu trước thì là vi phạm Điều 139 còn sau thì Điều 140
    nhưng theo em thì còn phải căn cứ cả vào hình thức của thủ đoạn gian dối đó được thể hiện ra sao nữa Điều 139 thường là thủ đoạn gian dối được thực hiện qua lời nói, qua việc xuất trình những giâý tờ sai sự thật hoặc qua những việc làm cụ thể như cân, đong, đo, đếm thiếu ..
    trong trường hợp này "B muốn về trước nhưng không có xe định đi xe ôm thì A bảo C lấy xe của A đèo B về,trên đường về B dẫn C qua Phúc Yên cắm xe cho D,giá 15 triệu)" Việc chứng minh là B dùng thủ đoạn gian dối nhằm để A tin và giao xe cho là không đủ căn cứ, bởi vì B ko có xe về nên C mới đưa cho chứ B ko hề đưa ra 1 tình huống nào khác (như mẹ ốm nặng...) mà chỉ bảo muốn về. Còn về việc B,C phạm tội chưa đạt lúc trước em ko chắc là nó có ảnh hưởng đến việc xác định thủ đoạn gian dối của B xuất hiện trước hay khi mượn xe A vì chẳng biết chứng minh thế nào nên chỉ chấp nhận B,C đồng phạm tội ...(Đ140) thôi.
    còn 1 điều nữa: không thấy các bác nhắc đến dấu hiệu chủ thể: nếu B,C chưa đủ 16t thì sao? (vì đề bài không nói rõ) mà việc cấu thành tội phạm phải đủ 4 yếu tố( mặt KQ, CQ, CT, KT)
    các bác tiếp tục tranh luận thêm về D nữa nhé, liệu D có phạm tội gì không/?
    ái chà, nói nhiều khát nước quá, mời các bác uống vài vại cùng em
  2. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Trích: "...Lên Vĩnh Yên, B nảy xinh ý định lấy xe của A nên giả vờ mượn đi đón bạn.B và C mang xe về HN để cầm đồ..."
    Hành vi này đã cấu thành tội lừa đảo theo k1 Đ139. Tại sao các bạn lại phải cứ loại lần phạm tôi này ra nhỉ? Nhớ là không được phép loại hành vi này ra nhé. Không là sót tội phạm đấy.
    Nếu bạn chứng minh được hành vi này không được xem là tội phạm thì B, C mới xem là chỉ phạm tội lạm dụng. Có ai dám khẳng định hành vi này là không cấu thành 139 hay không?
    Lần chiếm đoạt thư hai thì không thể nói B, C có ý định từ trước (do B đòi về thật sự, và đòi đi xe ôm, nhưng vì được A tin tưởng giao xe bằng hình thức mượn TS) Có được xe, B, C mới thực hiện việc chiếm đoạt. Cái này mới thỏa mãn dấu hiệu của 140.
    Vấn đề là ở chỗ, nếu C không cùng tiếp nhận ý chí chiếm đoạt của B, và B thực hiện việc này một mình thì sẽ không có tội Lạm dụng mà sẽ là một tội danh khác. Bạn có biết tại sao không?
    Bạn nhắn đúng về yếu tố chủ thể và độ tuổi chịu TNHS. Tuy nhiên tôi nghĩ nên giả định B, C, D cùng đủ 16 tuổi cho giảm bớt các tình tiết thừa.
    D phạm tội gì, thẩm quyền giải quyết, yêu cầu DS... sẽ phân tích lần lượt sau.
  3. arsenal4ever

    arsenal4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    @khoiks: thanks bác, bây h thì em đã thấy thấm thía cái hay của đề bài.
    để xem em có hiểu đúng ý bác ko nhé
    trích dẫn: khoiks
    1/ Đối với B thì chắc chắn là 2 tội rồi: 139, 140 (hành vi 1: thoả mãn cấu thành khoản 1 Điều 139 với tình tiết giảm nhẹ "Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành" ; hành vi 2 thoả mãn cấu thành khoản 1 Điều 140)
    2/ Đối với C thì còn tùy vào giai đoạn thống nhất:
    + Nếu C biết và thống nhất trước khi B nhận được xe của A thì C cũng phạm 2 tội
    .(vai trò đồng phạm tội 139, 140)
    + Nếu C chỉ biết thủ đoạn gian dối của B sau khi B nhận được xe, thì việc thống nhất chiếm đoạt (và có hành vi cụ thể trong việc cùng đi cầm cố) thì lại phạm vào tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Vậy cũng hai tội;
    cách mở rộng đề bài của bác cũng rất hay, tuy nhiên có mâu thuẫn gì trong 2 câu này của bác ko?
    + Nếu C chỉ biết thủ đoạn gian dối của B sau khi B nhận được xe từ A, và không có động thái giúp (hoặc trực tiếp thực hiện) cầm cố thì chỉ một tội Lạm dụng... Khi đó thống nhât hay không cũng không có ý nghĩa định tội đối với C
    +Vấn đề là ở chỗ, nếu C không cùng tiếp nhận ý chí chiếm đoạt của B, và B thực hiện việc này một mình thì sẽ không có tội Lạm dụng mà sẽ là một tội danh khác. Bạn có biết tại sao không?
    thứ nhất: để trả lời câu hỏi của bác về trường hợp này C sẽ phạm tội khác là tội gì? em hướng tới 2 tội ( che dấu tội phạm -Đ313 và không tố giác tội phạm - Đ22)
    thứ hai: xem xét C phạm tội gì? xem xét khả năng C phạm tội che dấu tội phạm Đ313, chỉ xảy ra khi cơ quan điều tra tiến hành điều tra mà C ko khai báo, che dấu cho B...
    khả năng C phạm tội không tố giác tội phạm Đ313
    , là chắc chắn vì B phạm tội Đ139
  4. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Bạn hầu như hiểu đúng phần quan trọng. Như vậy cũng đã là rất tốt đối với một SV rồi. Chúc mừng.
    Như vậy bạn đã thừa nhận, có ít nhất là 02 tội danh là hệ quả pháp lý từ hành vi chiếm đoạt của B và C đúng không?
    - Lần chiếm đoạt thứ nhất:
    B có ý thức chiếm đoạt và thủ đoạn gian dối. Sau đó được nhận xe từ A. Như vậy chỉ đặt vấn đề vai trò đồng phạm của C nếu C biết, thống nhất với B từ trước khi B nhận được xe. NẾU KHÔNG, TỘI PHẠM ĐÃ HOÀN THÀNH NÊN KHÔNG THỂ CÒN VAI TRÒ ĐỒNG PHẠM. Như vậy, C không thể nào phạm tội Lừa đảo.
    Như vậy, ta lại tiếp tục đưa ra giả thiết nữa:
    + Sau khi được giao xe (tội phạm hoàn thành với B) thì C được B cho biết về hành vi phạm tội, nhờ C giúp chỗ cầm cố và được C đồng ý, mang cầm cố f C sẽ phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
    + Sau khi được giao xe (tội phạm hoàn thành với B) thì C được B cho biết về hành vi phạm tội, nhờ C giúp chỗ cầm cố nhưng C không đồng ý mà cho rằng: xe mà B đang quản lý là ĐƯỢC A GIAO CHO. Do đó B muốn làm gì thì làm, C không tham gia. Khi ấy, C không phạm tội lừa (139), cũng không tiêu thụ (250)
    Vì thế nên tôi đã viết thế này: ?oNếu C chỉ biết thủ đoạn gian dối của B sau khi B nhận được xe từ A, và không có động thái giúp (hoặc trực tiếp thực hiện) cầm cố thì chỉ một tội Lạm dụng... Khi đó thống nhât hay không cũng không có ý nghĩa định tội đối với C? Đó là chỉ phạm tội đối với lần chiếm đoạt thứ hai.
  5. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    Lần chiếm đoạt thứ hai:
    Cả B và C đếu không còn ý thức chiếm đoạt, gian dối từ đầu. Việc nhận xe là hợp đồng mượn TS và chỉ xuất phát từ sự tự nguyện tin tưởng của A (không có yếu tố gian dối). Nhưng chú ý:
    TÀI SẢN ĐƯỢC A GIAO CHO C chứ không phải cho B. Tuy nhiên việc nảy sinh ý định chiếm đoạt (sau khi nhận tài sản) lại xuất phát từ B. Như vậy, lúc này chỉ một mình C mới có thể thỏa mãn yếu tố chủ thể của tội Lạm dụng (140). Đây là mẹo của người ra đề để thí sinh phân tích. Ta lại đặt giải thiết:
    + Nếu sau khi B đề cập, C đồng ý cầm thế thì B, C đồng phạm tội lạm dụng;
    + Nếu sau khi B đề cập việc chiếm đoạt, C không đồng ý cầm thế thì một mình B do không thể là chủ thể của tội Lạm (như đã phân tích) nên không thể cấu thành tội này được. Điều này phù hợp với thực tế: tài sản hiện do C quản lý, B không thể đem cầm cố mà không có sự đồng ý thống nhất của C.

    Đấy là lý do tôi đã viết: ?o?+Vấn đề là ở chỗ, nếu C không cùng tiếp nhận ý chí chiếm đoạt của B, và B thực hiện việc này một mình thì sẽ không có tội Lạm dụng mà sẽ là một tội danh khác. Bạn có biết tại sao không?? Khi đó, tùy theo cách thức mà B chiếm đoạt được xe máy từ C (để cầm) thì sẽ có tội danh phù hợp.
    Bạn chú ý:
    - Không tố giác, che giấu tội phạm không áp dụng đối với các tội thuộc (k1) của 139,140;
    - Giá trị tài sản đã được đề bài định giá là 40Tr.
    Nếu bạn đồng ý với quan điểm trên thì ta hướng tới phân tích hành vi của D; nếu cho là chưa thỏa mãn thì ta lại tiếp tục. Vấn đề thẩm quyền và phần DS để giải quyết sau cùng.
  6. arsenal4ever

    arsenal4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    trích khoiks viết lúc 19:25 ngày 22/10/2007-]
    Lần chiếm đoạt thứ hai:

    Đấy là lý do tôi đã viết: ?o?+Vấn đề là ở chỗ, nếu C không cùng tiếp nhận ý chí chiếm đoạt của B, và B thực hiện việc này một mình thì sẽ không có tội Lạm dụng mà sẽ là một tội danh khác. Bạn có biết tại sao không?? Khi đó, tùy theo cách thức mà B chiếm đoạt được xe máy từ C (để cầm) thì sẽ có tội danh phù hợp.
    ->(bác có thể nó rõ hơn được ko? tội danh khác là gì? )
    - Không tố giác, che giấu tội phạm không áp dụng đối với các tội thuộc (k1) của 139,140;
    Điều 313. Tội che giấu tội phạm1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
    - Điều 133 (tội cướp tài sản); Điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 138, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 139, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 140, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản);
    lúc đầu em cũng nghĩ là tội ko tố giác và tội che dấu tội phạm thì người phạm tội phải phạm vào k2,3,4 Đ139 or K2,3,4 Đ140 nhưng nhìn vào câu chữ của nhà làm luật thì thấy khác hẳn, phải chăng đây là do vđ của nhà làm luật (sao lại ko ghi là K2,3,4 Điều 139...?) (tất nhiên là đọc luật phải hiểu tinh thần của điều luật, nhưng thắc mắc thì vẫn phải hỏi)
    Bác có thể giải thích giúp em 2 vấn đề trên được chứ? thanks
    Được arsenal4ever sửa chữa / chuyển vào 23:21 ngày 22/10/2007
  7. arsenal4ever

    arsenal4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    xin phép các bác, em trích dẫn phân tích của các bác sang box ĐHL để các bạn hiểu rõ vấn đề
  8. HOAINAM182

    HOAINAM182 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Kiến thức thì có lẽ cũng hơi biết biết nhưng nổ hơi to quá đấy ông bạn ạh
  9. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Tớ xem bài của HoaiNam82 là spam và khích bác cá nhân.
    Bạn HoaiNam82 và các bạn khác lưu ý và không tái diễn nhé.
    To Khốt : Khốt ơi, cổ lên, cổ lên ...

  10. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =====================================
    Bổ sung:
    ... nhưng nếu làm điều đó mà chĩa vào khốt thì không sao!
    Hói-Nám, cố lên. Cố lên!

Chia sẻ trang này