1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh lam, thắng cảnh, các làng nghề truyền thống Thanh Hoá.(Giới thiệu)

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi tuan_dan, 30/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuan_dan

    tuan_dan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2004
    Bài viết:
    658
    Đã được thích:
    2
    Thêm một chút về những danh lam thắn cảnh !
    Danh lam thắng cảnh: Với bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời, Thanh Hoá là quê hương của nền văn hoá Ðông Sơn rực rỡ, của nhiều vị Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá nổi tiếng. Khu di tích lịch sử Lam Kinh (ở Thọ Xuân) cùng các lăng tẩm, bia mộ của các Vua và Hoàng hậu triều Lê, thành Nhà Hồ (ở Vĩnh Lộc) - công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, đến thờ - lăng Bà Triệu (ở Hậu Lộc) - thờ nữ tướng xứ Thanh đánh giặc Ðông Ngô từ những năm đầu Công nguyên... và nhiều di tích lịch sử văn hoá khác trên đất quê Thanh là những trang sử hào hùng ghi lại truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc.
    Xứ Thanh không những giàu có về các di tích lịch sử văn hoá mà còn được thiên nhiên ban tặng biết bao cảnh đẹp hiếm có. Từ Hàm Rồng kỳ thú đến Bến En hoang dã mộng mơ, suối cá " thần" hấp dẫn ở Cẩm Lương - Cẩm Thuỷ, động Từ Thức nên thơ... đặc biệt bãi biển Sầm Sơn đầy nắng gió quyến rũ du khách trong những ngày hè nóng nực. Người xứ Thanh nồng hậu, mến khách vẫn gìn giữ được sinh hoạt văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Múa đèn Ðông Sơn, trò Xuân Phả, khua luống, hội cồng chiêng cùng các điệu hò sông Mã vẫn còn xuất hiện nhiều trong các lễ hội truyền thống ở các vùng quê. Ðặc sản quê Thanh như bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng, dưa hấu Mai An Tiêm, nem chua Hạc Thành, nước mắm Du Xuyên, tôm, cua, cá, mực Sầm Sơn... ai đã một lần thưởng thức thì khó mà quên được.
    Có thể nói tiềm năng du lịch của Thanh Hoá thật đa dạng và phong phú. Không một vùng đất nào của quê Thanh lại không có những nét riêng mới lạ thu hút khách du lịch. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch, khám phá nét đẹp xứ Thanh, Du lịch Thanh Hoá xin trân trọng giới thiệu với quý khách xa gần các chương trình du lịch nội tỉnh. -Thành phố Thanh Hoá: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, có lịch sử ra đời và phát triển trên 200 năm. Ðến với thành phố Thanh Hoá, khách du lịch có thể tới tham quan nhiều di tích văn hoá lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
    Cách thành phố Thanh Hoá 3 km về phía Bắc, trên trục quốc lộ 1A là quần thể danh lam thắng cảnh - di tích văn hoá lịch sử Hàm Rồng mà tương lai không xa, với dự án tổng kinh phí đầu tư 296 tỷ đồng, nơi đây sẽ trở thành khu du lịch văn hoá có tầm cỡ quốc gia. Những đồi thông ngút ngàn đan xen những thung lũng thơ mộng, bao quanh là dãy núi hình 9 khúc rồng nhấp nhô uốn lượn theo dòng sông Mã. Ðộng Long Quang trên núi đầu Rồng là nơi mà du khách có thể thả sức ngắm nhìn toàn cảnh sơn thuỷ hữu tình độc đáo. Ðộng Tiên Sơn nằm ở núi Rồng là nơi lưu giữ những kiệt tác của tạo hoá. Không những thế, giờ đây Hàm rồng còn là một bảo tàng lịch sử văn hoá đồ sộ.

    Mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất, cây cầu đều trở thành một hiện vật sống ghi lại những chiến công hiển hách của quân và dân Hàm Rồng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hàm Rồng vẫn đứng vững, hiên ngang, tượng trưng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Trên sườn núi Cánh Tiên, dòng chữ "Quyết thắng" đã làm nhụt chí kẻ thù, một Hàm Rồng chưa đầy 2 km vuông đã có tới 6 đơn vị và nhiều cá nhân Anh hùng...
    Ngoài ra, du khách có thể tới tham quan Thái Miếu nhà Lê - một hình ảnh thu nhỏ của Vương triều Lê trước sự chiêm ngưỡng, bái vọng của nhân dân. Ðền vừa được trùng tu, tôn tạo lại song cơ bản vẫn giữ nguyên nét kiến trúc mang đậm dấu ấn 2 thời kỳ hậu Lê và thời Nguyễn.
    Bảo tàng Thanh Hoá, công viên Thanh Quảng, khu văn hoá tưởng niệm Bác Hồ, nhà thờ Công giáo... cũng là những nơi dừng chân hấp dẫn của khách du lịch. Hàng năm có khoảng 100.000 khách tới thành phố Thanh Hoá tham quan, du lịch trong đó khoảng 2.400 khách quốc tế.
    Thêm một chút về âm nhạc:
    Tự tình sông Mã ! (Sáng tác Thuận yến-Ca sĩ Thanh lam cùng tốp ca)

    Về với Lam Kinh (Sáng tác: Phó Đức Phương - Thể hiện: Huy Phước và tốp ca)
    Tiếng hát quê thanh ! (Dân ca Thanh Hoá - Thể hiện: Trần Thọ & Kim Liên & tốp ca)
    Được MagicEyesInParadise sửa chữa / chuyển vào 23:06 ngày 30/09/2004
  2. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Danh lam, thắng cảnh, các làng nghề truyền thống Thanh Hoá.(Giới thiệu)

    Tớ lập topic mới thay thế cho những topic cũ tuy có cùng nội dung nhưng lại quá lộn xộn. Tớ sẽ đổi tên topic ÂM VANG XỨ THANH ÂM NHẠC VÀ ẨM THỰC ! của TUAN_DAN thành topic Ẩm thực xứ Thanh. Như vậy, mỗi topic nói về một thứ sẽ dễ cho người post bài cũng như người đọc. Mọi người chú ý khi post bài nhé. Tất cả những bài mọi người đã post về Danh lam, thắng cảnh Thanh Hoá tớ sẽ chuyển hết sang những topic này.

    Hiện nay qqua theo dõi tớ chỉ thấy viết về danh lam thanứg cảnh, ẩm thực là nhiều vì được mọi người sưu tầm qua các báo điện tử. Còn một nội dung nữa là viết về VĂN HOÁ và CON NGƯỜI xứ Thanh thì mọi người ít để ý. Mong mọi người tiếp tục cho 4 chủ đề chinhs này nhé.

    - Danh lam, thắng cảnh Thanh hoá.

    - Ẩm thực xứ Thanh.

    - Văn hoá và con người xứ Thanh.
  3. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    Tớ tiếp tục bằng các làng nghề truyền thống nổi tiếng của Thanh Hoá nhé. (SAIGONNET).
    1- Nghề làm nem chua ở thành phố Thanh Hoá
    Nem chua (quả) ở thành phố Thanh Hoá là một sản phẩm ẩm thực xuất hiện khá lâu đời, ngày nay đã trở thành món đặc sản được thị trường cả nước ưa chuộng. Nghề làm nem chua ở Thành Phố Thanh Hoá tập trung chủ yếu các phố Trường Thi, Cầu Sàng, Lò Chum, Tân Bình, Cầu Bố, Ðông Hương. Nguyên liệu làm nem rất đơn giản, gồm: Thịt lợn nạc, bì (da lợn) hạt tiêu, muối trắng, lá đinh lăng và gạo rang làm thính. Nem chua được gói trong nhiều lớp lá chuối tươi để ủ; sau từ 2 - 3 ngày là ăn được.
    Nem chua Thanh Hoá là "mồi nhậu" rất được ưa thích của mọi giới từ bình dân đến cao cấp.
    2-Chiếu cói Nga Sơn
    Nga Sơn là một huyện nằm sát biển, về phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá. Nghề trồng cói và dệt chiếu ở đây đã có trên 150 năm. Cho đến nay, nghề dệt chiếu vẫn là nghề thủ công - chỉ dùng sợi đay, sợi cói và cái "go" 2 người trong một ngày làm chăm chỉ cũng chỉ được 4 chiếc chiếu loại to. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học đã tạo ra giống cói mới chịu mặn, chịu chua, năng suất cao, chất lượng cói đảm bảo dai, bền, dài tới 2 m. Việc đa dạng hoá chủng loại sản phẩm cói cũng đặc biệt được coi trọng. Với bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công ở đây, các sản phẩm chiếu cói, thảm cói, đồ thủ công mỹ nghệ như: làn, dép, đĩa, giỏ trang trí... bằng cói đã không chỉ làm vừa lòng khách trong tỉnh, trong nước mà khách nước ngoài cũng rất ưa chuộng.
    Tuy hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cùng loại bằng chất liệu nhựa, mây, gỗ, tre song nhờ chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nhạy bén với thị trường, đặc biệt là sự ưu việt về giá cả, chủng loại và công dụng mà mặt hàng cói đã chiếm lĩnh được thị trường, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng đáng kể. Ðến nay, toàn huyện đã có 3 công ty và 10 xí nghiệp, hợp tác xã chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng chiếu cói và các sản phẩm từ cói (chưa kể các công ty nội, ngoại thương cấp tỉnh) toàn huyện có 35% số hộ chuyên sản xuất hàng cói, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 2 triệu lá chiếu, doanh thu năm 2000 ước đạt 30 tỷ đồng, thu hút gần 2 vạn lao động.
    Người dân nơi đây còn biết tận dụng những thửa ruộng không trồng được cói để nuôi thuỷ, hải sản và đặc biệt họ còn là những hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình khi khách đến thăm quan vùng quê ngút ngàn cói mà trong tương lai không xa việc phát triển ngành nghề truyền thống chiếu cói sẽ gắn liền với việc phát triển du lịch làng nghề, du lịch sinh thái.
    3-Nghề Dệt của người Mường Thanh Hoá
    Vùng thung lũng chân núi ở miền núi và trung du Thanh Hoá là địa bàn cư trú chính của người Mường. Trước kia việc giao lưu trao đổi hàng hoá rất khó khăn. Ðể giải quyết nhu cầu vải mặc và các đồ dùng bằng vải khác, đồng bào các dân tộc Mường trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, tự tạo ra nguyên liệu để dệt vải.
    Trước đây, hầu như nhà nào cũng có một khung dệt vải, dẫu đơn sơ nhưng rất đỗi quen thuộc. Dệt Mường cũng như dệt của một số dân tộc khác, hầu như có chung một quy trình kỹ thuật; nhưng khác nhau ở tính mỹ thuật của mỗi sản phẩm. Nổi bật nhất của sản phẩm dệt Mường là nghệ thuật trang trí cạp váy với những hoa văn hình học và động vật, mà có nhà nghiên cứu cho rằng: Thể hiện của nghệ thuật từ văn hoá Ðông Sơn. Từ xa xưa trong xã hội Mường cổ truyền, nghề dệt đã trở thành một ngành sản xuất quan trọng, giữ vị trí hàng đầu trong các nghề thủ công gia đình.
  4. MagicEyesinParadise

    MagicEyesinParadise Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    4-Nghề mộc Ðạt Tài
    Ðạt Tài là một làng lớn của xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hoá. Gọi là nghề mộc Ðạt Tài nhưng bao gồm cả hai làng Hạ Vũ (xã Hoằng Ðạt) và Hà Thái (xã Hoằng Hà). Ba làng này thuộc xã Hà Dương, tổng Bút Sơn cũ, nay thuộc xã Hoằng Ðạt và xã Hoằng Hà.
    Thợ mộc ba làng này không chỉ làm nhà, đình chùa, cung điện mà còn chạm trổ những cửa võng, hoành phi, tượng, Long, Ly, Quy, Phượng, làm kiệu, làm ngai thờ, Hạc, Ngựa thờ cho đến các loại tủ thờ hiện đại. Thợ mộc Ðạt Tài được nhiều người, nhiều nơi ca ngợi bởi cách bố cục một khung nhà từ cột, xà, rường, kẻ... cân đối hài hoà, thanh thoát và làm nghề có lương tâm. Vì thế mà người ta nói thợ Ðạt Tài làm nhà có phong cách riêng: Chỉ cần nhìn kỹ mấy đường lắp, đường sàm các kẻ ở hiên nhà, nhất là quan sát hình dáng và nét chạm có thể nhận ra nhà nào là do thợ ba làng này làm. Ngày nay tay nghề của những thợ mộc Ðạt Tài vẫn nổi tiếng trong cả tỉnh.
    5- Nghề mộc Ðạt Tài
    Ðạt Tài là một làng lớn của xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hoá. Gọi là nghề mộc Ðạt Tài nhưng bao gồm cả hai làng Hạ Vũ (xã Hoằng Ðạt) và Hà Thái (xã Hoằng Hà). Ba làng này thuộc xã Hà Dương, tổng Bút Sơn cũ, nay thuộc xã Hoằng Ðạt và xã Hoằng Hà.
    Thợ mộc ba làng này không chỉ làm nhà, đình chùa, cung điện mà còn chạm trổ những cửa võng, hoành phi, tượng, Long, Ly, Quy, Phượng, làm kiệu, làm ngai thờ, Hạc, Ngựa thờ cho đến các loại tủ thờ hiện đại. Thợ mộc Ðạt Tài được nhiều người, nhiều nơi ca ngợi bởi cách bố cục một khung nhà từ cột, xà, rường, kẻ... cân đối hài hoà, thanh thoát và làm nghề có lương tâm. Vì thế mà người ta nói thợ Ðạt Tài làm nhà có phong cách riêng: Chỉ cần nhìn kỹ mấy đường lắp, đường sàm các kẻ ở hiên nhà, nhất là quan sát hình dáng và nét chạm có thể nhận ra nhà nào là do thợ ba làng này làm. Ngày nay tay nghề của những thợ mộc Ðạt Tài vẫn nổi tiếng trong cả tỉnh.
    6- Nghề làm đồ mỹ thuật - mỹ nghệ truyền thống
    Tại thành Phố Thanh Hoá, đã xuất hiện một cơ sở sản xuất đồ mỹ thuật - mỹ nghệ truyền thống - đó là "Công ty tu bổ di tích và xây dựng công trình văn hoá Thanh Hoá" đóng tại 148 - Tống Duy Tân. Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất đồ mỹ thuật - mỹ nghệ truyền thống và các mặt hàng gia dụng cao cấp như: Tủ, bàn, ghế,.v.v... do những thợ thủ công có tay nghề bậc cao được tuyển chọn ở các làng nghề thủ công truyền thống ở Thanh Hoá và các tỉnh bạn đảm nhận.
    Tại hội trợ quốc tế tổ chức ở Hà Nội tháng 4.2001, nhóm hàng của công ty gồm: Hương án, tượng bà Chúa Thượng Ngàn, tượng hạc, ngựa cùng bộ bàn ghế cao cấp bằng gỗ đã được tặng huy chương vàng của hội chợ và bằng khen của Bộ NN&PTNT.
    7- Nghề đan mây, tre ở Quảng Xương
    Nghề đan lát bằng mây tre ở Quảng Xương có từ lâu đời, tập trung và nổi tiếng nhất là ở vùng các xã Quảng Phong, Quảng Ninh,Quảng Ðức. Sản phẩm đan mây tre Quảng Xương rất phong phú; Rổ, rá, nia, dần, sàng v.v... Nhưng nổi tiếng nhất là thúng, mủng, ***g bàn. Dưới thời thực dân phong kiến, thúng, mủng của Quảng Xương đã có tiếng là bền, đẹp. Nét đặc biệt của đồ đan mây tre Quảng Xương là kỹ thuật hun khói để tạo độ bền, làm tăng độ bóng đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm.
    Trong những năm 70 - 80, nhiều mặt hàng mỹ thuật đan mây, tre của Quảng Xương đã có mặt ở thị trường các nước Ðông Âu. Sau một thời gian gián đoạn do thị trường tiêu thụ hẹp, hiện nay, nghề đan mây, tre Quảng Xương đang được phục hồi và phát triển.
  5. Tasmalakan

    Tasmalakan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện một hang động đẹp nhất ở Thanh Hoá
    Nhân dân xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện một hang động được coi là đẹp nhất từ trước tới nay ở Thanh Hóa, được tạm gọi là động Tiên Sơn. Động ăn sâu vào trong lòng núi đá vôi hàng kilômet, bên trong có cảnh quan đẹp, còn nguyên vẻ hoang sơ với nhiều nhũ đá vôi có hình thù khác nhau .
    Theo nhiều khách tham quan, cảnh đẹp trong động Tiên Sơn có thể sánh ngang với động Thiên Cung ở Hạ Long và Phong Nha ở Quảng Bình với các nhũ đá xếp thành hình như: hình Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi thiền trên tòa sen, đàn đá, hình các loài vật, thác bạc, giếng ngọc...
    Ngoài động Tiên Sơn vừa được phát hiện, ở xã Vĩnh An còn có bốn hang động khác. Quần thể hang động này nằm trong vùng di tích ở huyện Vĩnh Lộc gồm thành nhà Hồ, phủ chúa Trịnh, đền Hàn... là tiềm năng lớn để tỉnh Thanh Hóa phát triển du lịch.
    Hiện nay nhân dân và khách thập phương đang nô nức kéo về tham quan động Tiên Sơn. Tuy nhiên các cấp, các ngành có liên quan vẫn chưa có biện pháp quản lý để khai thác hiệu quả điểm du lịch này.
    Được Tasmalakan sửa chữa / chuyển vào 22:31 ngày 02/10/2004
  6. Tasmalakan

    Tasmalakan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0

    Thành Nhà Hồ - Thanh Hóa

    Thành nhà Hồ hay còn được gọi là thành Tây Ðô thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, cách Hà Nội khoảng 150 km.
    Thành được xây dựng vào năm 1397 thời nhà Hồ. Thành có hình vuông, mỗi cạnh dài gần 500 mét, được xây bằng đá xanh cao khoảng 4,2 mét. Thành có 4 cửa. Cửa phía Nam rất giống cửa phía Nam thành Thăng Long. Quanh thành có hào sâu, phía trong thành là cung điện uy nghi lộng lẫy. Từ cửa Nam xây đường lát đá thẳng đến đàn Nam Giao ở Ðốn Sơn.
    Sau khi xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời triều từ Thăng Long về Tây Ðô. Nhưng nhà Hồ đã tồn tại được 7 năm (1400-1406) rồi bị nhà Minh tiêu diệt, thành Tây Ðô bị tàn phá và trở thành hoang phế.
    Trải qua gần 6 thế kỷ cho đến nay toà thành chỉ còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại chỉ là những bức tường bằng đất. Các công trình trong thành không còn lại gì cả.
  7. Tasmalakan

    Tasmalakan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Núi đọ sông chu - Thanh Hóa

    Không cao vòi vọi, không trùng trùng điệp điệp, nghĩa là không có dáng vẻ hùng vĩ, nhưng từ buổi bình minh của loài người, cách đây hàng vạn năm, cha ông ta chọn Núi Ðọ làm nơi quần cư. Từ đó, núi Ðọ đã trở thành quê hương người Việt cổ. Núi Ðọ còn được gọi là Qui Sơn, được ngợi ca là "Linh Quy Hí Thuỷ" (Rùa thiêng uống nước) là thắng cảnh trong Bàn A thập cảnh.
    Núi Ðọ nằm bên hữu ngạn sông Chu, án ngữ những điểm nút, ngã ba của ba xã: Thiệu Tân, Thiệu Vân, Thiệu Khánh, ngã ba của sông Chu, sông Mã, hai con sông lớn nhất của tỉnh Thanh Hoá. Cùng với núi Bàn A (Núi Vồm - Thiệu Khánh) - Cồn Chân Tiên (Thiệu Tân) tạo ra thế chân kiềng vững chãi.
    Núi Ðọ chiếm không gian không lớn trong quần thể, nhưng có cấu tạo địa chất đặc biệt mà các núi khác xung quanh không có. Một đặc điểm rất dễ nhìn thấy của đá Núi Ðọ là cứng rắn sắc cạnh hơn nhiều lần các loại đá xung quanh như đá vôi, đá lớp.
    Cha ông ta đã biết điều đó từ rất sớm, nên đã sử dụng chúng làm công cụ lao động - Những chiếc mảnh tước, rìu tay... được lấy từ đá Núi Ðọ từng giúp cộng đồng duy trì và phát triển, vượt qua thời đại đồ đồng với nền văn hóa Ðông Sơn rực rỡ.
    Ðất Thiệu Hoá ôm trọn đôi bờ hạ lưu sông Chu. Như bao nhiêu con sông khác, từ ngàn vạn đời nay, sông Chu cần cù chuyển tải phù sa đắp lên những bãi bồi tít tắp, những cánh đồng thẳng cánh cò bay để cho ta những mùa vàng bội thu.
    Ði ngược thượng nguồn, các nhà khoa học đã phát hiện phần lớn lưu vực sông Chu nằm trong các khối đá mác-ma mà ta thường gọi là đá hoa cương, như những khối bê tông khổng lồ được cấu tạo từ những nguyên liệu hết sức bền vững, nhất là về mặt hoá học. Dọc theo các dòng chảy chỉ gặp một vài ngọn núi đá vôi lẻ tẻ, đặc biệt không có các nguyên tố độc hại như ac sen, thuỷ ngân... Chính nhờ những yếu tố đó sông Chu được coi là một trong số rất ít con sông của nước ta có nguồn nước ngọt nhất, sạch nhất và mềm nhất.
    Sông Chu núi Ðọ còn là huyền thoại của Thiệu Hoá.
    Khi đến địa phận núi Ðọ, sông Chu mềm mại đổi hướng về phía Bắc, âu yếm ôm lấy chân núi, tạo ra các bãi bồi tít tắp của xã Thiệu Nguyên và Thiệu Tân.
    Nhưng đến địa phận núi Trịnh, núi Vồm, sông Chu lừng lững chảy thẳng giữa hai dãy núi để sớm được hoà vào sông Mã cùng đi đến biển Ðông.
    Núi Ðọ kiên trinh vững vàng là thế, sông Chu ngọt ngào là thế - Ðứng trên đỉnh núi như thấy được cha ông vẫn ngày đêm nâng đỡ ta lên để được gần trời cao hơn. Ngắm nhìn dòng nước sông Chu lúc nào cũng vội vàng hối hả như thấy các bậc tiền bối luôn giục giã trên bước đường ta đi tới đại dương.
    Được Tasmalakan sửa chữa / chuyển vào 22:49 ngày 02/10/2004
  8. Tasmalakan

    Tasmalakan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0

    Nghề chạm khắc đá ở núi Nhồi - Thanh Hóa
    Hiện nay nghề đục đá thủ công ở Thanh Hoá tập trung ở làng Nhồi thuộc xã Ðông Tân, Ðông Sơn, nơi có nguồn nguyên liệu và điều kiện lưu thông sản phẩm: ven sông (Nhà Lê), cạnh núi (An Hoạch - Núi Nhồi). Núi An Hoạch - Núi Nhồi có loại đá quý ít thấy trên đất nước ta. Từ xưa đã được sử sách công nhận: "Sắc đá óng ánh như ngọc lam, chất xanh biếc như khói nhạt. Sau này đục đá làm khí cụ, ví như đẽo thành khánh, đánh lên thì tiếng ngân muôn dặm, dùng làm bia văn chương để lại thì còn mãi nghìn đời".
    Theo ghi chép và những hiện vật còn lại đến nay thì có lẽ nghề đục đá làng Nhồi có từ thời Lý. Các thợ thủ công làng Nhồi từ xưa đến nay đã đóng góp nhiều loại hình sản phẩm phục vụ cho xã hôị, cho nhiều mặt của cuộc sống bao gồm: Ðồ thờ cúng, đá xây dựng (đền đài, thành quách, nhà thờ, chùa chiền...), tượng, bia đá ... Những sản phẩm của làng Nhồi chạm khắc rất tinh vi, mang nhiều phong cách và giá trị truyền thống cũng như tư tưởng văn hoá của làng nghề, góp phần tạo nên nhiều công trình có giá trị văn hoá nghệ thuật bằng đá.
  9. Tasmalakan

    Tasmalakan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Huyền thoại về cá thần suối Ngọc - Tỉnh Thanh Hóa

    ''''Mó cá'''' suối Ngọc
    Tại làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá) có một ''''mó'''' nước ngầm từ trong lòng núi chảy ra, tạo thành một dòng suối mà đồng bào Mường ở đây gọi là suối Ngọc. Điều đặc biệt là trong dòng suối, đoạn sát ''''mó'''' nước chảy ra có một đàn cá lạ có tới vài ngàn con chen chúc bơi lội, chật cả lòng suối.
    Tương truyền đàn cá này có từ thời thượng cổ, được dân địa phương coi là cá '''' Thần'''', mang lại điều lành cho dân làng. Các chuyên gia nghiên cứu về cá trong và ngoài nước đều chưa xác định đây là loại cá gì. Nhìn bằngmắt thường thì cá ''''Thần'''' suối Ngọc giống như cá trắm, cá chày nhưng điều khác là mồm và các vây cá màu đỏ, vẩy cá màu nâu. Con cá to nhất dài chừng 0,7m trọng lượng khoảng 5 kg, thông thường thì từ 1,5 - 2 kg. Ðây là suối cá tự nhiên, có tới hàng ngàn con cá. Mỗi con cá nặng từ 2 đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg. Ban ngày cá ra suối Ngọc bơi lội, đùa vui cùng với người, tối đến lại vào hang. Cửa hang không rộng lắm, chỉ lọt một người vào. Dân ở đây không ăn thịt cá và phong là "cá thần". Liền kề khu vực này có động Cây Ðăng rất đẹp, có thể ví như động Từ Thức (Nga Sơn). Bên bờ suối là bản Ngọc - một bản làng của người Mường với những sinh hoạt, phong tục tập quán còn mang đậm cốt cách của người Mường với các lễ hội cồng chiêng, xắc bùa và đặc sản cơm lam, rượu cần.
    Suối "cá thần" cùng hang động, bản làng dân tộc ở đây làm cho phong cảnh hữu tình, rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái, ngắm cảnh và tìm hiểu văn hoá dân tộc Việt Nam, mỗi năm thường có khoảng 3 ngàn khách du lịch tới tham quan.
    ''''Mó cá'''' suối Ngọc cùng với động Tiên trong núi Cô Tiên và bản sắc văn hoá truyền thống còn đậm nét của đồng bào Mường làng Lương Ngọc đã giúp nơi đây trở thành một cụm du lịch sinh thái văn hoá độc đáo...Mỗi năm thu hút hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, chiêm ngưỡng.
    Được Tasmalakan sửa chữa / chuyển vào 20:13 ngày 03/10/2004
  10. Tasmalakan

    Tasmalakan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Cụm di tích Nga Sơn

    Động Từ Thức
    Từ thành phố Thanh Hóa, với cung đường khoảng 40 km, du khách có thể thăm cụm di tích thắng cảnh Nga Sơn - vùng đất của huyền thoại với một loạt các di tích thắng cảnh gần kề nhau: Ðộng Từ Thức, động Bạch á, chùa Tiên, Phủ Trèo, cửa Thần Phù, Mai An Tiêm, hồ Ðồng Vụa, vườn Ðào Tiên. Ðộng Từ Thức gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp Tiên - được ca ngợi là "Nam thiên đệ nhị động". Từ Thức là một quan tri huyện, thích rượu, thích cờ và say mê nghệ thuật. Trong một cuộc du ngoạn đã gặp nàng giáng Hương và lên cõi tiên để kết hôn cùng nàng. Ðộng Bích Ðào (hang Từ Thức) đúng là một cõi tiên, có kho tiền, đụn bạc, kho muối, kho gạo, có đủ các thứ cây ăn quả, có đủ dê, lợn, bò, trâu... càng vào trong phong cảnh càng đẹp, có mâm xôi, đầu rồng, cánh phượng, chân hạc, bàn cờ tiên, ao bèo, đường lên trời, đường xuống âm phủ....Thật là muôn màu, muôn vẻ lạ lùng.

Chia sẻ trang này