1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh nhân đất Bắc Kạn - Cao Bằng!

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi tieuvuongbackan, 15/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Danh nhân đất Bắc Kạn - Cao Bằng!

    Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc ta. Mỗi vùng đất đều sản sinh ra những người con mà một thời họ đã góp phần làm nên lịch sử, công lao của họ có thể rất lớn đối với dân tộc, quốc gia, có thể chỉ là quan trọng ở một vùng đất nào đấy, có thể họ cũng có những đóng góp không chỉ đối với đời sống xã hội mà lại có những đóng góp hoặc có tài năng trong một lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, các nghề truyền thống....Nhưng lịch sử ghi nhận họ, xã hội tôn sùng và trao cho họ danh hiệu "Danh nhân". Trên miền rừng núi phía bắc xa xôi của đất nước Việt Nam cũng không ngoại lệ. Cũng có những người con sống mãi cùng lịch sử dân tộc. Kiến thức con người là có hạn, mọi người cùng giới thiệu những " Danh nhân" trên đất Bắc Kạn vào đây để chúng ta thêm một cơ hội tăng thêm tri thức của mình.
  2. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0

    Thái Bảo: Nùng Trí Cao
    Nùng Trí Cao một nhân vật lịch sử ở Cao Bằng đã có một thời oanh liệt, đánh tan giặc Tống xâm lược nước ta, được lưu danh trong nhân dân, trong sử sách; nhân dân tôn sùng lập đền thờ ở nhiều nơi trong tỉnh.

    Nùng Trí Cao sinh năm 1024 ở động Tượng Cần (Làng Gia Cung ?" Thị Xã Cao Bằng) châu Quảng Nguyên; con thủ lĩnh Nùng Tôn Phúc và bà A Nùng. Thời vua Lý Thái Tông (1028?"1054) vua Lý, đại thần, tướng lên Quảng Nguyên 5 lần, trong đó lần thứ 2 năm Tân Tỵ ( 1041 ) vua cử một tướng ẩn danh lên thuyết phục được Nùng Trí Cao không theo nhà Tống. Vua cho Trí Cao cai trị châu Quảng Nguyên và 4 động là: Lôi Hòa, Bình, Bà và Châu Tư Lang. Trí Cao được về kinh đô Thăng Long học. Ngày 01/9/1042 năm Nhâm Ngọ, vua cử Ngụy Trang lên Quảng Nguyên ban cho Trí Cao chức Thái Bảo và đô ấn; Năm 1053, chỉ huy sứ Vũ Nhị đem quân lên cứu viện Trí Cao.

    Theo truyền miệng, Trí Cao được viên tướng ẩn danh bảo lãnh đưa về kinh đô ăn học 3 năm, từ năm 17 tuổi đến năm 20 tuổi. Gia đình vị tướng hết sức giúp đỡ Trí Cao. Nùng Trí Cao vốn thông minh, vạm vỡ, khôi ngô, tuấn tú, được học kinh sử, mở mang trí tuệ, mở rộng tầm nhìn. Ở Thăng Long Trí Cao thường đi lại nhà vị tướng ân nhân của mình và thường trò chuyện thân thiết với cô con gái xinh đẹp, nết na của Ông. Dần dà, Trí cao đã làm rung động trái tim người con gái kinh đô. Trai tài, gái sắc yêu nhau say đắm, vị tướng đã đồng tình gửi con gái cho. Người con gái đó thường gọi là nàng Cầm, gia đình nàng gia giáo, nền nếp; người anh cả là một tướng quân nối nghiệp cha, có tài thao lược, dụng bình giỏi, một người nhân nghĩa có chí khí. Trong chiến dịch đi theo anh vợ đánh giặc ?oGió sóng? (tức là giặc theo gió, theo sóng trên biển vào cướp phá miền duyên hải phía nam năm 1043), Trí Cao học đuợc phép bầy binh bố trận và lấy uy, lấy đức thu phục nhân tâm.

    Khi Trí Cao ở Thăng Long, mẹ là A Nùng ở quê hương Quảng Nguyên đã dạm hỏi cô Đoạn Hồng Ngọc đang tuổi dạy thì là hoa khôi xinh đẹp, con nhà gia thế ở làng bên thuộc động Xuân Phách (nay là Bản Ngần, xã Vĩnh Quang ), sau một năm làm lễ cưới chú rể vắng mặt. Trí Cao không yêu, chỉ coi Đoạn Hồng Ngọc như bạn quen biết gần làng, song mẹ chàng coi là con dâu chính. Nàng Cầm theo chồng về quê Quảng Nguyên. Trong 10 năm ( 1043- 1053 ), nàng sinh được hai con trai là Nùng Kế Tông và Nùng Kế Phong.

    Nàng Cầm là sợi dây liên lạc nối kinh đô vua Lý với vùng đất biên cương xa xôi này. Nàng được chồng yêu thương đằm thắm. Song điều này làm cho nàng trở thành cái gai trước mặt mẹ chồng và cô vợ cả Đoạn Hồng Ngọc. Nỗi bất hòa xảy ra thường xuyên và lớn dần. Mẹ chồng hắt hủi, bắt con dâu chứng minh cái thai có đúng là cháu bà không? Bà thường chê bai cách nấu nướng không hợp khẩu vị, không vừa ý với cách cư xử, giao thiệp của nàng Cầm; vợ cả bị chồng lạnh nhạt sinh lòng ghen tuông, nên trong lúc cả giận mất khôn, đã nhẹ dạ chạy sang hàng ngũ địch. Quân Tống tràn sang Quảng Nguyên cướp phá, bắt giết nhân dân, trong đó có cả gia đình Đoạn Hồng Ngọc, Vương Lan Anh bị giết hết. Căm giận quân cướp nước ?oHận thù nhà, trả thù nhà? Đoạn Hồng Ngọc, Vương Lan Anh lại quay về chống trả giặc Tống, trở thành nữ tướng của Trí Cao. Đoạn Hồng Ngọc biết lỗi lầm nay cải tà quy chính, nên ngày nay tại miếu Linh Ấn tức Đền Kỳ Sầm thờ Kỳ Sầm đại vương Nùng Trí Cao ở Bản Ngần (xã Vĩnh Quang, huyện Hoà An), họ Đoạn ở Xuân Phách vẫn đến tế lễ, sau tuần tế của họ Nùng.

    Năm 1052, nhà Tống thấy đất Quảng Nguyên có nhiều khoáng sản quý, sai viên Kinh lược Ung châu là Tôn Tú đem quân xâm lược nước ta. Tháng 4 âm lịch năm 1052, Trí Cao nổi dậy đánh bật quân Tôn Tú ra khỏi bờ cõi, thừa thắng đánh chiếm các châu trên đất Tống. Trước sự tấn công như vũ bão của Trí Cao, vua Tống Nhân Tôn lo sợ, cử năm hổ tướng đứng đầu là nguyên soái Tống Địch Thanh đánh bật quân Trí Cao. Trận quyết chiến đẫm máu ở Tổng Quỷ (cánh đồng ma giáp biên giới huyện Phục Hoà), Trí Cao bị thương, nhờ có anh vợ (ẩn danh) tiếp ứng Trí Cao mới thoát chết. Quân giặc rất đông và hung hãn, quân Trí Cao bị thương vong nhiều, song tướng quân ẩn danh vẫn đốc quân xung trận và đã hy sinh anh dũng tại trận. Trong lúc rối loạn, quân sỹ vội vàng vùi qua loa thi thể ông tại Ngườm Pục (là hang vùi trên đường lui quân từ Cách Linh lên xã Chí Thảo, huyện Quảng Uyên) sau khi lập chợ Háng Riềng (chợ Cách Linh) nhân dân xây miếu thờ ông. Thời Nguyễn có sắc phong, ông coi đền được xem sắc phong còn nhớ rõ chữ thờ ông tướng họ Trần, nay gọi là đền Quan Chẻng (chánh). Trong trận chiến ác liệt ở Tổng Quỷ, nước sông lên to, quân sỹ hai bên chết trôi, nước sông Bắc Vọng đục ngầu pha lẫn máu. Nàng Cầm nhảy xuống sông tham chiến bị địch bắt kéo đi mất, ngày nay nơi đó gọi là Hắt Pắt (ngầm nàng Cầm bị bắt). Trí Cao nhờ con ngựa thiên lý mã Long Cư bơi qua sông gặp mẹ và anh vợ họ Trần mới biết, do chủ trương của mẹ không cho quân miền xuôi tiếp viện. Trí Cao cùng gia quyến lặng lẽ ra đi men theo biên giới Đồng Mu, Bảo Lạc chuyển qua Đại Lý. Sau khi Trí Cao mất, dân chúng tìm thấy ấn Thái Bảo để lại, nên lập miếu thờ ở đỉnh Khau Sầm, về sau miếu rời xuống chân núi cạnh làng Bản Ngần. Triều Lý sắc phong ?oKỳ Sầm đại vương?. Thời Nguyễn phong tiếp ?oKỳ Sầm biên tái, bảo quốc an dân, phúc thần?. Đền Kỳ Sầm mở hội tế lễ vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Đền được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

    Chuyện tình Thái Bảo Nùng Trí Cao nói lên sự liên kết giữa nhà Lý với Nùng Trí Cao, nêu lên công lao Nùng Trí Cao đánh tan quân xâm lược nhà Tống bảo vệ bờ cõi phía bắc của Tổ quốc, mà dấu ấn còn ghi đậm nét trong tâm tư, tình cảm của nhân dân các dân tộc Cao Bằng. Nhân dân Cao Bằng tự hào có vị Thái Bảo Nùng Trí Cao với chuyện tình đoàn kết giữa người miền xuôi, miền ngược.
    Theo: Nguyễn Xuân Toàn đăng trên Báo Cao Bằng số 2375
  3. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Chuyện cổ tích Thái về Nùng Trí Cao
    Ngày xưa, dưới triều Lý Thái Tông (1028-1057) trong bộ tộc Thái ở vùng biên giới thượng du miền Bắc, có Nùng Tôn Phúc, tù trưởng châu Đằng Gio ở giữa Cao Bằng và Lạng Sơn, nổi lên chiếm các hạt chung quanh, tự xưng là Hoàng Đế Trường Sanh (1039), không chịu thần phục nhà Lý. Vua Lý Thái Tông phái quân đi dẹp, bắt được Nùng Tôn Phúc và con trai là Nùng Trí Tông cùng năm tùy tướng giải về kinh đô Thăng Long trị tội.
    Vợ Nùng Tôn Phúc cùng con trai là Nùng Trí Cao chạy thoát được, đến lẩn tránh ở một nhà người cậu của Trí Cao. Tục truyền rằng một hôm Trí Cao đang chăn ngựa trên núi, bỗng thấy một vầng mây đen chở một con rồng đến phủ lên một con ngựa cái trong bầy ngựa đang ăn cỏ. Đến khi ngựa con do rồng phủ sinh ra, Trí Cao bắt cỡi, thấy nó sức lực phi thường, vượt núi như bay. Được con thần mã, Trí Cao bèn nối chí cha, liên kết các châu thượng du lại, tự xưng là Hoàng Đế Đại Lịch. Bị quân triều đình đánh bại, không nỡ diệt tuyệt họ Nùng, tha cho Trí Cao về, và phủ dụ bổ cho làm tri châu cai quản ba châu Quảng Uyên, Thượng Lang và Hà Lang, cùng phong cho chức Thái Bảo.
    Song mồi quyền quý, danh vọng của triều Lý ban không làm thỏa mãn hoài bão to tát của chàng tuổi trẻ họ Nùng, nên đến năm 1052, Trí Cao lại nổi lên hùng cứ, tự xưng là Hoàng Đế Đại Nam. Quan quân triều đình phái đi không dẹp nổi. Nùng Trí Cao nuôi chí lớn mở mang bờ cõi, muốn thực hiện mộng chiếm cứ các tỉnh lân cận của Trung Quốc. Để lôi cuốn binh sĩ theo mình, chàng đốt hết doanh trại, bảo là lương thực cháy sạch, muốn sống thì phải đi chiếm lấy tỉnh Quảng Tây. Nùng Trí Cao cầm đầu năm ngàn người xuôi theo sông Bằng Giang và Quảng Tây, lần lượt chiếm các châu Ung, châu Hoanh, thủ phủ của Nam Ninh ngày nay. Trên đường chiến đấu, đạo quân của Nùng Trí Cao được tăng cường lớn lao, quân số lên tới một trăm ngàn.
    Người ta kể lại rằng Trí Cao có các tướng tá tinh thông pháp thuật và chiến lược, như một vị sư tăng có phép hóa rồng khạc lửa xuống bên địch, hai nữ tướng là Đoàn Hồng Ngọc, con gái của tướng Đoàn Hồng Y, và Hoàng Lan Anh, bạn của Hồng Ngọc, có tài phép phi thường. Hai nàng đều có nhan sắc rực rỡ, quyến rũ bao nhiêu tướng trẻ của đối phương phải say mê, đem mình đến nạp dưới chân. Cả hai lại có phép thần thông, gọi gió, kêu mưa, đổi sông, dời núi, vãi đậu thành binh.
    Triều đình nhà Lý muốn liên minh với Nùng Trí Cao, gởi giúp một đạo quân to lớn do tướng Vũ Nhi cầm đầu, để phối hợp tiến đánh Trung Quốc, thế mạnh như vũ bão. Sau khi chiếm trọn tám châu Hoanh, Quí, Đang, Ngô, Khang, Đoàn, Cung và Tâm ở tỉnh Quảng Tây, liên quân Nùng-Việt sửa soạn tiến đánh luôn Quảng Đông. Các tướng Tàu là Du Tĩnh, Dương Điền và Tôn Hiến đều đại bại, Nùng Trí Cao gởi giấy đòi vua nhà Tống phong cho mình cai quản những châu đã chiếm được, bằng không thì sẽ cử quân tiến đánh Trung Quốc. Vua Tống đã toan nhượng bộ thì có tướng Địch Thanh đứng ra xin đi chinh phạt kẻ xâm lăng. Tống Địch Thanh được cử làm nguyên soái thống lãnh ba mươi vạn quân, gồm cả đại quân của các tướng Tôn Hiến và Du Tĩnh. Viên Tổng Đốc Quảng Tây mang tám ngàn quân nghênh chiến Nùng Trí Cao ở cửa ải Côn Lôn, bị đánh thua chạy về. Nguyên soái Tống Địch Thanh xuống lệnh chém đầu viên tướng bại trận để nêu gương cho quân sĩ.
    Nùng Trí Cao vẫn áp dụng chiến thuận rồng phun lửa của vị sư tăng cùng tà thuật của hai nữ tướng để chống lại đại quân nhà Tống ở Côn Lôn. Thấy khó bề chiến thắng đối phương, nếu không có phép mầu đối phó lại, Tống Địch Thanh phải nhờ đến một người đàn bà Trung Hoa có tà thuật là Đà Long Nữ. Đà Long Nữ có một cặp gọng kềm lợi hại có phép hóa thành đông rồng lửa thiêu cháy đối phương.
    Khi rồng của vị sư tăng phóng ra đối địch với cặp rồng lửa của quân Tống, thì khói lửa phun ra quày ngược trở lại đốt cháy cả quân Trí Cao. Thấy thế, Trí Cao liền cho hai nữ tướng hóa phép để dập tắt ngọn lửa đốt rồng bên mình. Đôi bên đánh nhau bất phân thắng bại.
    Tống Địch Thanh bèn nghĩ ra diệu kế để phá phép thần thông của hai nữ tướng đối phương. Từ trước đến nay, hai nữ tướng đã dùng nhan sắc kiều mị của mình để chiến thắng các tướng tài trẻ tuổi, Địch Thanh mới áp dụng ngay chiến thuật chiếm tình cảm để chiến thắng, cho hai con là Địch Long và Địch Hổ cầm quân ra trận. Hai con vị nguyên súy nhà Tống diện mạo tuấn tú, trẻ đẹp, đem lời dịu ngọt ra tán tỉnh hai nữ tướng đối phương, ngỏ lời muốn hòa hiếu giữa đôi bên để kết duyên đôi lứa, và đề nghị chấm dứt ngay cuộc xung đột. Trong phút chốc, chiến trường biến thành nơi trao đổi tình ái. Thiên anh hùng ca rực rỡ của Nùng Trí Cao đành phải nghẹn lời từ đây.
    Tống Địch Thanh thấy đối phương đã bị mắc mưu của mình, liền thừa cơ xua quân tiến đánh. Nùng Trí Cao đại bại, lui quân về đến Long Châu thì bị quân Tống đuổi theo vây bắt được. Thấy chủ tướng bị chém đầu ngay giữa trận tiền, cả quân sĩ vỡ tan mà chạy. Nùng Trí Cao hai tay ôm lấy đầu, cỡi con thần mã phóngn như bay về đến quê nhà là Sốc Giang để gặp mẹ già. Đến nơi, Trí Cao liền hỏi mẹ để hỏi: "Mé ơi, cây chuối bị chặt mất ngọn vẫn sống, người ta bị chặt đầu rồi có còn sống được không"? Bà mẹ là Hoàng A Nùng không nhìn con, đáp rằng: "Cây chuối bị chặt mất ngọn vẫn sống, nhưng người ta bị chặt mấy đầu rồi thì làm sao mà còn sống được"! Trí Cao quẳng đầu mình xuống dưới chân mẹ mà than: "Mé đã nói những lời làm chết con mất rồi"! Trí Cao quay lại bảo em là Nùng Trí Viễn, dặn chôn xác mình ở chân ngọn núi và trồng lau chung quanh mộ, rồi đốt hương luôn ngày đêm giữ cho đừng tắt, đợi cho đến khi lau mọc cao oằn cong tới đất, bấy giờ sẽ mở ngôi mộ ra, thì thấy một đạo quân với chủ tướng là Nùng Trí Cao sống lại, sẵn sàng gươm giáo, cung tên để tiến đánh quân nhà Tống mà chiếm lại đất nước.
    Nùng Trí Viễn nóng lòng muốn thấy ngày giải phóng đến sớm, mới cố ý tự tay uốn cong những cây lau cho chóng cong oằn xuống đất. Khi đầu những ngọn lau chấm đến đất, Trí Viễn bèn họp những người trong gia đình lại, bảo là đã đến lúc cải táng, rồi làm lễ cúng để khai phần mộ lên. Người ta thấy dưới đáy huyệt có cả một đạo quân đang sửa soạn hàng ngũ, song giờ chưa đến, còn phải ba hôm nữa mới đúng kỳ hạn, binh sĩ này mới có thể vùng lên đi đánh được. Thế là dự định hồi sinh của Nùng Trí Cao thất bại.
    Sau đó, dân trong vùng thường thấy Nùng Trí Cao hiện ra, cỡi con thần mã bay trên mây, bèn dựng một ngôi đền thờ ngày này hãy còn tại Sốc Giang, quê hương vị anh hùng xứ Thái. Dân hạt lân cận cũng thấy Trí Cao ứng hiện, nên cũng xây một đền thờ trên ngọn núi Kỳ Sâm, ở núi phía bắc tỉnh thành Cao Bằng. Hằng năm, đến ngày mồng mười tháng giêng, dân chúng ở quanh vùng lũ lượt trèo lên ngọn núi hai sừng Kỳ Sâm, mang lễ vật đến đền thờ họ Nùng. Người ta giết trâu, bò, heo, dê, cùng nhiều súc vật khác để cúng tế rất trọng thể. Dân chúng phải khó nhọc leo núi viếng đền, nên một hôm có người đại diện đứng ra khấn xin Nùng Trí Cao chỉ định cho một nơi khác để thờ phụng. Tức thì một trận gió lớn nổi lên bật tung mái tranh đền, thổi lên một gò cao gần làng Bản Ngôn. Người ta cho rằng đó là ý muốn của vị thần họ Nùng biểu hiện nên dân chúng họp nhau dựng lên một ngôi đền thờ mới ở giữa thắng cảnh này, đến ngày nay vẫn còn.
    Đến đời Trần, thể theo nguyện vọng của dân chúng, triều đình phong cho Nùng Trí Cao chức Kỳ Sâm Đại Vương. Tượng chiến sĩ họ Nùng được dựng lên ở miền biên giới Việt-Hoa, quanh năm hương khói, tay cầm gươm tuốt trần, ngồi trên con thần mã, như sẵn sàng chống lại người phương bắc muốn dòm ngó phương nam.
  4. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Cuộc nổi đậy của Nùng Trí Cao

    Trong các cuộc nổi dậy của các dân tộc miền núi, thì cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao ở châu Quảng Nguyên là lớn nhất.

    Châu Quảng Nguyên thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng ngày nay (đến đời Lê đổi ra châu Quảng Uyên, nhưng có lẽ Quảng Nguyên thời Lý lớn hơn Quảng Uyên bây giờ). Đây là một vùng rất nhiều khoáng sản, nổi tiếng nhất là vàng. Chính vì thế từ thế kỉ XI nhà Lý ở Việt Nam và nhà Tống ở Trung Quốc đều luôn luôn để ý đến vùng này.
    Đầu đời Lý, Nùng Tồn Phúc quê ở động Tương Cần, châu Thạch An (Thạch An, Cao Bằng), làm thủ lĩnh châu Thảng Do (vùng Trung Thẳng, Cao Bằng). Em Tồn Phúc là thủ lĩnh châu Vạn Nhai (Vũ Nhai, Lạng Sơn), em vợ là Đương Đạo thủ lĩnh châu Vũ Lặc (Bắc Cạn). Hàng năm, họ Nùng nộp cống các sản vật địa phương cho vua Lý. Năm 1083, Tồn Phúc nổi dậy, không chịu cống cho vua Lý, tự xưng là Chiêu Thánh hoàng đế, phong cho vợ là A Nùng làm Minh Đức hoàng hậu, phong cho con là Trí

    Thông làm Nam Nha Vương, sắm sửa vũ khí, xây dựng thành trì, đổi châu Quảng Do thành nước ''''Trường Sinh''''.

    Năm 1039, thủ lĩnh Tây Nông (vùng Thái Nguyên) là Hà Văn Trinh báo tin Nùng Tồn Phúc nổi dậy chống triều đình Lý. Lý Thái Tông giao cho Khai Hoàng Vương coi mọi việc, tự mình đem quân đi trấn áp. Trong bài chiếu ''''Banh Nùng'''', Lý Thái Tông viết: ''''... họ Nùng đời này qua đời khác cũng giữ yên bờ cõi được phong, hàng năm nộp đều cống phẩm. Nay, Tồn Phúc càn rỡ, tự tôn tự đại, tự xưng vị hiệu, ban hành chính lệnh tụ tập quân ong kiến, làm hại dân biên thùy. Vì thế, trẫm cung kính thi hành mệnh trời trách phạt ...

    Tồn Phúc vào rừng núi, vua Lý cho quân đuổi theo bắt được Tồn Phúc, và con trai là Trí Thông. Vợ là A Nùng và con là Trí Cao chạy thoát đến vùng Lôi Hỏa. Vua Lý san phẳng thành trì của Tồn Phúc, giải Tồn Phúc và Trí Thông về Thăng Long chém ở chợ Kinh đô.

    Năm 1041, A Nùng và Trí Cao từ Lôi Hỏa trở về châu Thảng Do chiêu tập quân chúng ở các nơi, xây dựng nước "Đại Lịch'''' chống lại nhà Lý. Thái Tông đã sai tướng đem quân đi đánh Thảng Do, bắt được Nùng Trí Cao đem về Thăng Long. Dùng chính sách mua chuộc lôi kéo, vua Lý đã tha cho Trí Cao và phong làm châu mục Quảng Nguyên, lại thêm vào bốn động Lối Hỏa, Bình, An, Bà và châu Tư Lang (Hạ Lang, Cao Bằng). Năm I043, Thái Tông gia phong cho Trí Cao chức thái bảo.

    Nhưng danh tước không dập tắt được ý đồ của Trí Cao. Năm 1044, ''''thái bảo'''' Nùng Trí Cao về Thăng Long, có lẽ là để xem xét tình hình. Sau 4 năm tụ tập lực lượng, Trí Cao lại nổi dậy ở động Vật Ác, vua Lý sai thái úy Quách Thịnh Dật tấn công, nhưng không được. Trí Cao lại chiếm cả châu An Đức thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) làm căn cứ địa, xây dựng nước, ?oNam Thiên'''' niên hiệu là Cảnh Thụy, phát động cuộc chiến tranh phong vương triều Tống. Năm l050, chỉ huy sứ Ung Châu là Kì Bân đem quân đi đánh Trí Cao, đã bị Trí Cao bắt sống. Vì không thể cùng một lúc chống lại cả hai vương triều Lý và Tống, nên Trí Cao quyết định trong nhất thời xưng thần với vua Tống thả Kì Bân về, đưa biểu xin nộp cống, nhưng vua Tống cự tuyệt, lấy cớ là Trí Cao đã thuộc Giao Chỉ, việc đó làm Trí Cao càng cương quyết chống Tống.

    Nùng Trí Cao đem quân đánh phá Quảng Đông, Quảng Tây. Quân Tống chống cự không nổi. Vương An Thạch nói rõ tình trạng này trong bài Quế Châu Tân thành kí: ''''Nùng Trí Cao làm phản ở phương Nam, ra vào 12 châu (chỉ vùng Lưỡng Quảng) quan lại đứng đầu 12 châu đó có kẻ chết, kẻ sống, nhưng không một ai giữ được thành''''.

    Năm 1053, vua Tống cử Địch Thanh làm tuyên phủ sứ đi đánh Trí Cao. Thanh hợp quân với Tôn Miện, Dư Tĩnh tiến đánh Trí Cao. Quân Địch Thanh vượt qua ải Côn Lôn, Trí Cao đem quân chặn đánh, hai bên giáp chiến ở phố Quy Nhân. Trí Cao thất bại, kéo quân về thành Ung Châu, đốt doanh trại, rút quân ra khỏi thành, chạy về Đại Lí (Vân Nam) rồi bị bắt.

    Khi bắt đầu thất bại, Trí Cao có sai Lương Châu sang nhà Lý cầu viện. Thái Tông lúc này lại muốn kiềm chế thế lực của quân Tống, nên đã sai chỉ huy sứ là Vũ Nhị đem quân cứu viện Trí Cao, nhưng vẫn thất bại. A Nùng chạy về đạo Đặc Ma (nay là Văn Sơn ở Vân Nam) cùng với Nùng Hạ Khanh tụ tập tàn quân hơn 3 ngàn người nổi dậy. Dư Tĩnh đem quân tập kích vào Đặc Ma, bắt được A Nùng, em Trí Cao là Trí Quang và hai con của Trí Cao là Kế Tông và Kế Phong đem về kinh đô Tống.
    Về lịch sử đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có công cuộc xây dựng và giữ vững biên giới, một trong những công lao lớn của nhà Lý là đã ra sức củng cố và bảo vệ vững chắc miền biên giới phía bắc (Việt Bắc và Đông Bắc). Nhà Lý đã vận dụng chính sách vừa mềm dẻo vừa kiên quyết nên đã thành công trong công việc lôi kéo, ràng buộc các thủ lĩnh Tày. Họ đã cùng với triều đình bảo vệ và giữ vững toàn vẹn cương thổ phía bắc của Tổ quốc.
  5. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Đàm Quang Trung, vị tướng tài danh
    Thượng tướng Đàm Quang Trung (1921-1995) là một trong những vị tướng tài danh của Quân đội nhân dân Việt Nam
    Ông tên thật là Đàm Ngọc Lưu, sinh ngày 12/9/1921 tại bản Nà Nghiềng, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 14 tuổi. Năm 1941, ông được Bác Hồ cử đi học ở trường Hoàng Phố (Trung Quốc) cùng các đồng chí Hoàng Văn Thái, Vũ Lập, Hoàng Minh Thảo, Nam Long... Ở trường Hoàng Phố, ông được học in litô. Nhân có đồng chí Phạm Văn Đồng sang, ông mạnh dạn xin đồng chí Đồng báo cáo với Bác được học quân sự. Người đồng ý và căn dặn: Chú Quang Trung phải học tập sử dụng thành thạo tất cả các loại vũ khí hiện có của cả đối phương nữa... sẽ đến lúc mình phải sử dụng tới.
    Tháng 7/1944, Đàm Quang Trung chỉ huy Đội vệ binh bảo vệ Trung ương và Bác Hồ ở Tân Trào. Có 5 nhân viên tình báo Mỹ nhảy dù xuống Việt Bắc, Bác chỉ định Đàm Quang Trung làm Đại Đội trưởng Đại đội Việt - Mỹ. Ông thưa với Bác: Thiếu tá Thô Mát làm Tham mưu trưởng thì đại đội trưởng là cấp gì ạ? Bác nghiêm nét mặt bảo: Chú phải lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt, dù tá hay tướng đã là chiến sỹ cách mạng đều lo phục vụ nhân dân cho tốt. Bác tặng chú một màn cá nhân và chiếc đồng hồ quả quýt để dùng, để chú biết giờ giấc. Trong quân sự kỷ luật rất nghiêm, hiệp đồng chặt chẽ đến từng giây mới có thể đánh thắng được. Bây giờ chú là đại đội trưởng, sau này chú trở thành người chỉ huy cao hơn, vì vậy phải rèn luyện từ bây giờ.
    Đàm Quang Trung còn được Bác Hồ, Tổng quân uỷ giao cho trọng trách chỉ huy ba cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử: Cuộc duyệt binh lớn, hùng tráng mừng Ngày Quốc khánh 2/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Ngày 29/3/1946, chỉ huy cuộc diễu binh thiện chí giữa quân đội ta và quân đội Pháp ở Vườn hoa Canh Nông (nay là công viên đặt Tượng đài Lê-Nin). Ngày 1/1/1955, chỉ huy cuộc diễu binh đón mừng Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ trở về Thủ đô thân yêu, sau 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
    Năm 1953-1954, Đàm Quang Trung, Sư đoàn phó Sư đoàn 312 đã giúp bạn đánh nhiều trận, giải phóng Thượng Lào. Tháng 10/1957, Quang Trung là học viên xuất sắc ở Trường Quân sự Frunde ở thủ đô Mát-xcơ-va (Liên Xô cũ) vinh dự được tham gia chủ tịch đoàn cuộc mít tinh trọng thể chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh sang dự lễ 40 năm Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại. Trong những năm đầu kháng chiến chống quân xâm lược Pháp, Đàm Quang Trung làm Tư lệnh Liên khu V. Đồng chí Quang Trung là vị tướng có tài, trí, sáng tạo xây dựng được ba trung đoàn 98 ?" 108. Trong trận đánh đồn Kông Pơ Long, đồng chí đã làm những xe lăn bằng rơm rạ, có sức vô hiệu hoá đạn súng trường, tiểu liên của địch; mở đột phá khẩu mà không dùng bộc phá hay cách đánh đặc công và đã tiêu diệt căn cứ Kông Pơ Long. Trong thời gian chống Mỹ, đồng chí là Tư lệnh Pháo binh có mặt ở mặt trận đường 9 Quảng Trị (B4) Quân khu IV. Sau là Tư lệnh Tăng thiết giáp, làm tham mưu cho Bộ Tổng Tư Lệnh trong nghệ thuật chiến dịch có pháo binh và xe tăng hiệp đồng tham gia các trận đánh. Ông được giao trọng trách Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, kiêm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc.
    Theo Nguyễn Xuân Toàn (BCB )

  6. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng
    Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh tại làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Ngày 15/5/1941, đồng chí Đức Thanh là cán bộ cách mạng quyết định thành lập Đội nhi đồng cứu quốc tại làng Nà Mạ, gồm có 4 đội viên: Kim đồng, Cao Sơn, Thanh Thuỷ, Thuỷ Tiên do Kim Đồng làm đội trưởng.
    Tháng 8/1942, Kim đồng vinh dự được gặp Bác Hồ tại hang Nộc Én ở trên núi sau làng Mà Mạ. Bác khen ngợi đội trưởng Kim Đồng mưu trí, nhanh nhẹn, dũng cảm. Bác khuyên Kim Đồng cùng đội viên hãy giúp đỡ, tích cực bảo vệ cách mạng, vừa hoạt động vừa học văn hoá, chính trị để sau này nước nhà giành được độc lập, góp phần xây dựng đất nước; 5 giờ sáng ngày 15/2/1943, trong lúc đang làm nhiệm vụ canh gác cuộc họp của ban *********, khi phát hiện giặc lùng sục đến gần, Kim Đồng đã nhanh trí đánh lạc hướng để bảo vệ cán bộ cách mạng, địch nổ súng anh bị trúng đạn và đã hy sinh, khi đó Kim Đồng vừa tròn 14 tuổi (1929 - 1943).
    Kim Đồng đã được Đảng và nhà nước phong tặng anh Hùng liệt sỹ năm 1997.

    Về khu di tích lịch sử Kim Đồng
    Khu di tích Kim Đồng được xây dựng ngay trên quê hương anh tại Làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng.
    Khu di tích được xây dựng gồm có Mộ anh Kim Đồng và tượng đai Anh khang trang tại chân Rặng núi đá cao đồ sộ, bên cạnh rừng cây nghíên xanh biếc, luôn toả bóng mát với những làn gió vi vu, như ru anh yên nghỉ.
    Tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo nùng và tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư, trước tượng đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngắt. Nơi đây có một khoảng sân rộng, hàng năm thiếu niên và Nhi đồng của tỉnh Cao Bằng, cả nước thường tụ hội tại đây cắm trại, vui chơi ca hát.
    trích nguồn báo điện tử Cao Bằng (http://www.caobang.gov.vn/)
  7. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta phải tự hào rằng đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân- tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam có 27/34 người là người Cao Bằng - Bắc Kạn.
    Danh sách 34 đội viên đầu tiên

    34 đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng QuânTrong số 34 cán bộ, chiến sĩ của đội có 29 người là dân tộc thiểu số, cụ thể, dân tộc Tày: 19, dân tộc Nùng: 8, dân tộc Mông: 1, dân tộc Dao: 1; còn lại 5 người dân tộc Kinh.
    1 - Trần Văn Kỳ, bí danh: Hoàng Sâm, dân tộc Kinh, quê: Tuyên Hoá, Quảng Bình
    2 - Dương Mạc Thạch, bí danh: Xích Thắng, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
    3 - Hoàng Văn Xiêm, bí danh: Hoàng Văn Thái, dân tộc Kinh, quê: Tiền Hải, Thái Bình
    4 - Hoàng Thế An, bí danh: Thế Hậu, dân tộc Tày, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
    5 - Bế Bằng, bí danh: Kim Anh, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
    6 - Nông Văn Bát, bí danh: Đàm Quốc Chưng, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
    7 - Bế Văn Bồn, bí danh: Bế Văn Sắt, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
    8 - Tô Văn Cắm, bí danh: Tiến Lực, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
    9 - Nguyễn Văn Càng, bí danh: Thu Sơn, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
    10 - Nguyễn Văn Cơ, bí danh: Đức Cường, dân tộc Kinh, quê: Hoà An, Cao Bằng
    11 - Trần Văn Cù, bí danh: Trương Đắc, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
    12 - Hoàng Văn Củn, bí danh: Quyền, Thịnh, dân tộc Tày, quê: Võ Nhai, Thái Nguyên
    13 - Võ Văn Dảnh, bí danh: Luân, dân tộc Kinh, quê: Tuyên Hoá, Quảng Bình
    14 - Tô Vũ Dâu, bí danh: Thịnh Nguyên, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
    15 - Dương Văn Dấu, bí danh: Đại Long, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
    16 - Chu Văn Đế, bí danh: Nam, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
    17 - Nông Văn Kiếm, bí danh: Liên, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Thái Nguyên
    18 - Đinh Văn Kính, bí danh: Đinh Trung Lương, dân tộc Tày, quê: Thạch An, Cao Bằng
    19 - Hà Hưng Long, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
    20 - Lộc Văn Lùng, bí danh: Văn Tiên, dân tộc Tày, quê: Cao Lộc, Lạng Sơn
    21 - Hoàng Văn Lường, bí danh: Kính Phát, dân tộc Nùng, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn
    22 - Hầu A Lý, bí danh: Hồng Cô, dân tộc: Mông, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
    23 - Long Văn Mần, bí danh: Ngọc Trình, dân tộc Nùng, quê: Hoà An, Cao Bằng
    24 - Bế ích Nhân, bí danh: Bế ích Vạn, dân tộc Tày, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn
    25 - Lâm Cẩm Như, bí danh: Lâm Kính, dân tộc Kinh, quê: Thạch An, Cao Bằng
    26 - Hoàng Văn Nhưng, bí danh: Xuân Trường, dân tộc Tày, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
    27 - Hoàng Văn Minh, bí danh: Thái Sơn, dân tộc Nùng, quê: Ngân Sơn, Bắc Kạn
    28 - Giáp Ngọc Páng, bí danh: Nông Văn Bê, dân tộc Nùng, quê: Hoà An, Cao Bằng
    29 - Nguyễn Văn Phán, bí danh: Kế Hoạch, dân tộc Tày, quê: Hoà An, Cao Bằng
    30 - Ma Văn Phiêu, bí danh: Bắc Hợp, dân tộc Tày, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
    31 - Đặng Tuần Quý, dân tộc Dao, quê: Nguyên Bình, Cao Bằng
    32 - Lương Quý Sâm, bí danh: Lương Văn Ích, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
    33 - Hoàng Văn Súng, bí danh: La Thanh, dân tộc Nùng, quê: Hà Quảng, Cao Bằng
    34 - Mông Văn Vẩy, bí danh: Mông Phúc Thơ, dân tộc Nùng, quê: Võ Nhai, Thái Nguyên
    Được tieuvuongbackan sửa chữa / chuyển vào 08:05 ngày 18/10/2006
    Được tieuvuongbackan sửa chữa / chuyển vào 08:07 ngày 18/10/2006
  8. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0

    Nhà thơ Nông Quốc Chấn
    Nông Quốc Chấn (18 tháng 11, 1923 ?" 4 tháng 2, 2002) là một nhà văn người dân tộc Tày, Việt Nam. Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên "mang hơi thở núi rừng Tây Bắc vào thi ca". Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút các dân tộc thiểu số. Ông cũng là một trong số ít người dịch thơ văn từ Tiếng Việt sang tiếng dân tộc.
    Tiểu sử
    Nhà thơ Nông Quốc Chấn tên thật là Nông Văn Quỳnh, sinh tại xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Ông gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1958.
    Ông đã từng tham gia Mặt trận ********* và tham gia du kích và giải phóng quân trước tháng 8 năm 1945. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông vẫn tiếp tục hoạt động trong Mặt trận ********* bắt đầu hoạt động văn hóa văn nghệ.
    Em trai ông là nhà văn Nông Văn Toại cũng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
    Những vị trí và chức vụ ông đã từng làm :
    Đại biểu Quốc hội.
    Chủ tịch Hội Văn học ?" Nghệ thuật khu Việt Bắc.
    Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn.
    Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật toàn quốc.
    Thứ trưởng Bộ Văn hóa.
    Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Hà Nội.
    Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du.
    Chủ tịch Hội Văn hóa văn nghệ các dân tộc.
    Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
    Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
    Tổng Biên tập Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận.
    Giải thưởng
    Giải thưởng Văn học: Bài thơ Dọn về làng, Giải thưởng ở Đại hội Thanh niên, Sinh viên thế giới ở Béclin, 1951.
    Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam, 1954.
    Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, 1958.
    Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

    Tác phẩm
    Thơ tiếng Việt (4 tập): Tiếng ca người Việt Bắc (1959), Dòng Thác, Bài thơ Pác Bó (1971), Suối và biển (1984)
    Thơ tiếng Tày (6 tập): Việt Bắc đánh giặc, Dọn về làng (bài này đã từng được đưa vào sách giáo khoa phổ thông trung học), Đi Berlin về, Tiếng lượn cần Việt Bắc, Cần Phja Bjoóc, Dám kha Pác Bó.
    Mười điều kháng chiến (1 tập). Tác phẩm tiếng Việt dịch ra tiếng Tày.
    Tiểu luận - phê bình (3 tập).
    Một vườn hoa nhiều hương sắc, Đường ta đi, tiểu luận.
    Nhớ: bài thơ đã được phổ nhạc và được công chúng yêu thích.(Trích :"...Ai nhớ cứ nhớ/Ai đi cứ đi/Chiến trường súng nổ/Hết giặc lại về..." (1967).

Chia sẻ trang này