1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh nhân đất Qua??ng Nam

Chủ đề trong 'Quảng Nam' bởi sinh_vien_thuc_tap, 22/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Danh nhân đất Qua?ng Nam

    Hì?, mơ? 'Ă?u chù? 'Ă? nhè, hĂm nay bẶn rĂ?i, mai tớ post bà?i trà? nợ :P
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    SVTT tìm bài về cụ Phan Khôi đê!
    cảm ơn:)
  3. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Trần Quý Cáp
    Trần Quý Cáp sinh năm 1870, tự Dã Hàng, Thích Phu, hiệu là Thái Xuyên. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Thái La, làng Bát Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.Nay là thôn nhị dinh1, xã điện phước, huyện điện bàn, tỉnh quảng nam. Lúc tuổi trẻ, ông đã nổi tiếng là một trong sáu học trò lỗi lạc của cụ Đốc học Mã sơn Trần Đình Phong tại trường Thanh Chiêm cùng với Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, và Phan Quang.
    Ông thi đỗ khoa Giáp Thìn (1904)Là một người cầu tiến và vì chịu ảnh hưởng của các học giả Trung Hoa là Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, ông cực lực đả kích lối từ chương khoa cử, đề nghị một lối học mới có tinh thần cứu quốc. Năm 1905, ông cùng với các đồng chí là Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng định vào Nam hô hào công cuộc Duy tân. Tới Bình Định gặp lúc quan tỉnh mở kỳ thi khảo hạch, ra đầu bài thơ là Chí thành thông thánh và bài phú Danh sơn Lương Ngọc, cả 3 ông định nhân dịp cổ động việc nước, liền nộp quyển làm bàị Những bài của 3 ông khiến quan tỉnh phải điên đầu, báo cáo về triều đình Huế để quyết định. Vào đến vịnh Cam Ranh, nhân có chiến hạm Nga vào đó lánh nạn, 3 ông thuê thuyền ra tận nơi xem.
    Năm 1907, ông làm Giáo thọ ở phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, ông mở một lớp chữ Pháp trong trường, rước thầy về dạy học sinh. Bọn quan lại cựu học không ưa, liền tìm cách đổi ông vào Khánh Hòa. Năm 1908, xảy ra cuộc kháng thuế ở Quảng Nam, phần lớn thân sĩ trong tỉnh bị bắt. Việc này làm chấn động các giới trong nước. Tại Khánh Hòa, Trần Quý Cáp làm một bức thư gửi cho các bạn hữu tại Quảng Nam, trong đó có những lời lẽ dí dỏm như sau:Cận văn ngô châu cử nhứt khoái sự, ngô văn chi, khoái nhậm, khoái thậm Nghĩa là: Gần đây nghe trong tỉnh nhà làm một việc rất thú, tôi nghe tin lấy làm thích lắm. Sau đó ông bị bắt giam và bị khép vào tội mưu phản, lãnh án bị chém ngang lưng tại Khánh Hòa. Trước cái chết của trang liệt sĩ Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng có làm bài thơ khóc như sau:
    Thư kiếm tiêu nhiên độc xuất môn
    Nhứt quan thác lạc vị thân tồn
    Trực lương tân học khai nô lũy
    Thùy tín dân quyền chủng họa côn.
    Bồng đảo xuân phong huyền viễn mộng,
    Nha Trang thu thảo khấp anh hồn
    Khả liên nhứt biệt thành thiên cổ
    Đà Nẵng phân trầm tửu thượng ôn.
    Dịch:
    Gươm xách xăm xăm tách dặm miền
    Làm quan vì mẹ há vì tiền
    Quyết đem học mới thay nô kiếp
    Ai biết quyền dân nảy họa nguyên.
    Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng,
    Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng,
    Chia tay chén rượu còn đương nóng,
    Đà Nẵng đưa nhau lúc xuống thuyền.
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0

    Phan Khôi
    [​IMG]
    Phan Khôi (1887-1959) sinh năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm. Ông là cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
    Ông còn là một nhà báo tài năng, một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới lạ, đa văn hóa từ Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp... Ông còn nổi tiếng vì sự trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn. Ông phê phán chính sách cai trị của người Pháp một cách sát sườn, đối thoại với học giới từ Bắc đến Nam không e dè kiêng nể. Những năm 1956 - 1958 cũng vì cung cách nói thẳng ấy ông đã chịu tai họa và chết trong lặng lẽ.
    Năm 1907, ông ra Hà Nội, tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và làm việc cho tạp chí Đăng Cổ Tùng Báo. Khi tờ tạp chí bị cấm ông về Nam Định rồi về Hải Phòng ẩn náu. Ít lâu sau ông lén về Quảng Nam hoạt động trong phong trào Văn Thân cùng với cụ Huỳnh Thúc Kháng. Trong một cuộc biểu tình đòi giảm thuế, ông bị bắt và giam tại nhà tù Quảng Nam đến năm 1914 thì được ân xá.
    Ra khỏi tù, ông lại về Hà Nội viết cho báo Nam Phong. Vì bất bình với Phạm Quỳnh, ông bỏ Hà Nội vào Sài Gòn viết cho báo Lục Tỉnh Tân Văn. Năm 1920, ông lại trở ra Hà Nội viết cho báo Thực Nghiệp Dân Báo và báo Hữu Thanh. Năm 1928, Thực Nghiệp Dân Báo và Hữu Thanh bị đóng cửa, ông lại trở vào nam viết cho báo Thần Chung và Phụ nữ tân văn. Năm 1931, Phan Khôi trở ra Hà Nội viết cho tờ Phụ nữ thời đàm.
    Năm 1936, ông vào Huế viết cho tờ Tràng An và xin được phép xuất bản báo Sông Hương. Năm 1939, Sông Hương đóng cửa, Phan Khôi lại trở vào Sài Gòn dạy học chữ Nho và viết tiểu thuyết. Sau năm 1945, tức sau Cách mạng tháng Tám, ông được chủ tịch Hồ Chí Minh mời từ Quảng Nam ra Hà Nội tham gia kháng chiến với cương vị một nhà văn hóa. Ông ở Việt Bắc suốt 9 năm nhưng vì bị bệnh nên phải vào bệnh viện một thời gian. Cuối năm 1954 hòa bình lập lại, Phan Khôi về Hà Nội cùng với các văn nghệ sĩ khác. Trong thời gian 1956-57, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.
    Khi mất, ông được chôn cất tại nghĩa trang Mai Động, sau đó, theo cơn biến động, các ngôi mộ buộc phải thuyên chuyển, bị san phẳng đi. Mộ ông Phan Khôi đã nằm trong những ngôi mộ vô thừa nhận không ai biết, đến nay ngay cả con cháu ông cũng không biết mộ ông nằm ở đâu.
    Giới thiệu một bài thơ của cụ Phan Khôi:
    Tình già
    Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa
    Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, Hai mái đầu xanh kề nhau than thở.
    Ôi đôi ta tình thương thì vẫn nặng,mà lấy nhau hẳn là không đặng
    Ðể đến rồi tình trước phụ sau , chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau
    Hay ! Nói mới bạc làm sao chớ !Buông nhau làm sao cho nở ?
    Thương được chừng nào hay chừng nấy,chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy !
    Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng ,mà tính việc thủy chung ?
    Hai mươi bốn năm sau, tình cờ nơi đầt khách gặp nhau !
    Ðôi mái đầu đều bạc.Nếu chẳng quen lung, đố nhìn ra được!
    Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi ! con mắt còn có đuôi.
  5. ntran10

    ntran10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    1.040
    Đã được thích:
    0
    Đây không phải là một bài thơ hay, nhưng là bài thơ mở đầu cho phong trào thơ mới. Cụ Phan Khôi cũng chính là thủ lĩnh của "Nhân Văn Giai Phẩm", con cháu cụ như Phan Bôi, Phan Thanh, Phan Diễn .... cũng là những người nổi tiếng về tài lý luận làm chính trị.
  6. hero_immortalize

    hero_immortalize Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Tiểu sử Nguyễn Duy Hiệu
    Nguyễn Duy Hiệu người làng Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn ( Nay là xã Cẩm Hà - Hội An), ông sinh năm 1847( Đinh Mùi).
    Năm 1879, Ông đậu phó bảng và được cử làm quan tại Huế, sau từ quan về quê.
    Để hưởng ứng hịch Cần Vương, ông đã cùng với Trần Văn Dự, Phan Bá Phiến thành lập "Nghĩa Hội Quảng Nam", chiêu mộ và huấn luyện nghĩa quân, lập căn cứ chiến lược Trung Lập, rồi tiến đánh khắp đồn trại của quân Pháp, từ La Qua (Điện Bàn), Trà Kiệu, Phú Thượng, Bãi Chai, Gò Muống đến Hòa Vang, Phú Trạch, Viêm Minh, Duy Xuyên... Cuộc khởi nghĩa đã bị triều đình Đồng Khánh và quân Pháp đàn áp dã man.
    Ngày 13 tháng 12 năm 1885, Trần Văn Dự bị bắt và bị quân Pháp xử tử tại Điện Bàn, nhưng vẫn đem xác ông ra chém đầu lần nữa. Công cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục không ngừng. Đồng Khánh cử Nguyễn Thân cùng với quân Pháp bao vây các căn cứ của nghĩa quân. Đến ngày 21 tháng 9 năm 1887, vì thế cùng lực kiệt và muốn bảo toàn sinh lực của tổ chức, Phan Bá Phiến uống thuốc độc tự vận. Còn Nguyễn Duy Hiệu bị bắt và xử tử tại Huế ngày 15 tháng 10 năm 1887.
    Phần mộ Nguyễn Duy Hiệu hiện nay an vị tại xã Cẩm Hà, thị xã Hội An.

Chia sẻ trang này