1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh nhân người Nam Định của chúng ta

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi Twins_of_VIP, 18/05/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Danh nhân người Nam Định của chúng ta

    Trần Hưng Ðạo​
    Trần Hưng Ðạo- anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất thời Trần, tổng chỉ huy 2 lần chống quân Nguyên- Mông. Ông tên là Trần Quốc Tuấn, con của An Sinh Vương Trần Liễu. Ông sinh năm 1231. Lúc mới sinh, có người trông thấy, nói rằng: Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời". Công chúa Thuỵ Bà, em ruột Trần Liễu, đưa ông về làm con nuôi. Ông lớn lên mặt mũi khôi ngô, thông minh hơn người, chăm lo đọc sách, ham luyện tập tài kiên văn võ, yêu nước thiết tha, thương dân sâu sắc.

    Năm 1258, quân Mông Thái sang xâm lấn, ông được vua cử ngay làm tiết chế, chỉ đạo cuộc kháng chiến. Năm 1284, giặc Nguyên-Mông lại xâm lược nước ta. Vua phong ông làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh các lực lượng quân sự, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho tổng duyệt quân đội trong cả nước ở bến Ðông Bộ Ðầu (gần Hàng Than, Hà Nội), đọc bài "Hịch tướng sỹ" nổi tiếng, kích động lòng yêu nước trong quân sĩ, cổ vũ họ xông vào cuộc chiến đấu, vì nước quên mình, rồi chia đi đóng giữ các nơi hiểm yếu. Ðầu năm 1285, giặc ồ ạt đánh vào cửa ải ở phía Bắc đất Thanh Nghệ ở phía Nam. Tình thế hết sức căng thẳng. Ông cho lệnh rút quân để bảo toàn lực lượng và cho nhân dân dùng chiến thuật "vườn không nhà trống" để chặn hết đường cướp lương của chúng. Giặc vào Thăng Long rồi tiến sâu xuống Thiên Trường (Hà Nam Ninh), nơi đóng bộ chỉ huy của ta. Trần Thái Tông lo ngại, ướm hỏi ông có nên hàng không? Ông khẳng khái trả lời:"Bệ hạ chém đầu tôi đi rồi hãy ra hàng". Rồi ông dùng thuyền nhẹ, cùng một số vệ sĩ dùng mưu lừa giặc, vượt sông ra biển. Sử chép rằng, bấy giờ trên thuyền chỉ có ông và hai vua (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông). Nghĩ về mối hiềm khích giữa cha chú, ông chỉ dám cầm trong tay một chiếc gậy gỗ, đầu bịt sắt nhọn để bảo vệ các vua. Thế nhưng vẫn có người nhòm ngó, ông phải vứt cả mũi nhọn sắt đi.

    Bộ chỉ huy vào đến Thanh Hoá an toàn. Giặc lúng túng. ở nhiều nơi, nhân dân đã nổi dậy đuổi giặc, giải phóng quê nhà. Thời cơ đã đến, ông hạ lệnh tổng phản công và sau một tháng chiến đấu quyết liệt với các trận Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, nhân dân ta đã đánh tan quân xâm lược.

    Năm 1288, giặc một lần nữa kéo sang đánh nước ta để trả thù. Vua Trần hỏi ông:"Năm nay, giặc thế nào?". Ông đáp:" Nam nay, giặc đến dễ đánh". Ðoàn thuyền lương của giặc bị tiêu diệt ở Vân Ðồn (Quảng Ninh). Bộ binh của chúng chờ mãi không được, quyết định rút lui. Nắm được ý định đó, ông bố trí lực lượng, đánh trận Bạch Ðằng nổi tiếng, tiêu diệt toàn bộ đao binh thuyền của giặc. Bị thua quá đau, vua Nguyên đành bỏ mộng xâm lược nước ta. Ðất nước trở lại thanh bình. Ông được phong tặng Ðại Vương. Sau đó, ông xin về lại thái ấp Vạn Kiếp sống những năm cuối đời, vừa theo dõi mọi hành vi đáng ngờ của nhà Nguyên. Ông để lại nhiều bộ sách binh thư rất quý, như "Binh thư yếu lược", "Vạn Kiếp tông bí truyền thư"....

    Trần Hưng Ðạo không chỉ là một nhà quân sự thiên tài mà còn là một người có đạo đức trong sáng. Với tri thức quân sự uyên bác kết hợp với tinh thần yêu nước nồng nàn và lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc. Ông đã góp phần lớn lao vào việc tổ chức và lãnh đạo kháng chiến, đưa khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam tiến bước vượt mức. Công lao và sự nghiệp cứu nước của ông sẽ sống mãi với lịch sử oai hùng của dân tộc.

    Tháng 9 năm 1930, ông ốm nặng rồi mất. Vua truy tặng ông chức Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công, tước Nhân võ Hưng đạo Ðại vương.

    Các con ông đều là những vị tướng giỏi, lập nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.



    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
  2. Latdatvn

    Latdatvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2002
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Sao mãi mà chẳng thấy ai trả lờI gì nữa vậy? Danh nhân Nam Định chỉ có bấy nhiêu thôi sao?????????
    Còn những ngườI khác còn nổI tiếng hơn thì đâu?????????
    Bác Mod lập topic mà chả chịu nuôi gì cả, chán quá.

    Gebildet ist, wer weiss, wo er findet, was er nicht weiss!!!
  3. dvha

    dvha Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    848
    Đã được thích:
    0
    Nuôi thế nào hả đồng chí, danh nhân có thế thì chỉ đưa ra được như vậy thôi chứ. Hay là anh em mình làm lại lý lịch cho các "ranh nhân" khác thành quê Nam Định là tự khắc topic này sẽ dài ra thôi...
    Ví dụ: Hãy viết về Lê Nin tên thật là Lê Văn Nin, có ông cố nội người Nam Trực, Nam Điền, Nam Định gì gì đó...
    2 beer or not 2 beer!
  4. Twins_of_VIP

    Twins_of_VIP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Hữu TIến- Người vẽ là cờ Tổ Quốc ​

    Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 nZm và người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. NZm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. NZm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. NZm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.
    Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nZm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào ********* (1941 - 1945). NZm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nZm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nZm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".
    Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ VZn Tần, Hà Huy Tập...
    "Ai Công Hầu ai Khanh Tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai. Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
    Được twins_of_vip sửa chữa / chuyển vào 10:11 ngày 11/06/2003

Chia sẻ trang này