Danh nhân Quảng Ngãi Mục này sưu tầm những bài viết, giai thoại về danh nhân đất Quảng. LÊ TRUNG ĐÌNH Ông tên Lê Trung Đình con trai cụ Lê Trung Lượng, sinh quán tại Quảng Ngãi, nổi tiếng thông minh xuất chúng, đâu cử nhân dưới triều vua Tự Đức, được bổ đi làm tri huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ ở nhà học với thân phụ, lớn lên thọ giáo tại trường quan Án Sát hồi hưu Nguyễn Duy Cung. Ông thi đậu Á Nguyên khoa thi Hương tại trường thi Bình Định, từ chối không chịu ra làm quan. Không chịu nằm dưới ách đô hộ của Pháp bèn hợp tác với các sĩ phu trong tỉnh cùng một chí hướng chờ ngày dấy binh khởi nghĩa. Hưởng ứng hịch Cần Vương, ông cùng Tú tài Nguyễn Tự Tân người quận Bình Sơn , Cử Nhân Nguyễn Viện quận Tư Nghĩa, tiếp sức với Mai Xuân Thưởng tỉnh Bình Định và Hường Hiệu Quảng Nam. Lê Trung Đình được cử làm tướng chỉ huy. Song việc chưa thành thì phong trào này đã bị thất bại sau khi Nguyễn Tự Tân và Nguyễn Viện hy sinh ngay giữa trận tiền. Tiếp đến Lê Trung Đình bị bắt vào ngày 16-7-1885. Thực dân Pháp cùng triều đình mua chuộc chức tước và tiền bạc, nhưng ông từ chối. Vài ngày sau, Pháp đưa ông ra pháp trường xử bắn. Lúc bấy giờ ông vừa tròn 23 tuổi. Ông có rất nhiều giai thoại được xem là độc đáo trên trường thi văn. Nhất là câu chuyện khá hài hước dưới đây: " Thuở bấy giờ Nho học còn đang được trọng dụng, nghĩa thầy trò còn được coi trọng, nam nữ không được quyền kết thân với nhau. Quan niệm: ?onam nữ thọ thọ bất thân" không cho phép có sự giao du gần gũi nhau. Nếu ngược lại bị xem là phạm trọng tội. Nhưng với ông Lê Trung Đình thì dám kết thân cùng con gái của thầy dạy mình. Tất nhiên là ông và con gái cụ Án giữ kín chuyện dan díu yêu đương giữa hai người với nhau. Nhưng rồi chuyện này cũng đến tai cụ Án. Nghi ngờ con gái mình đã có thể "trót lỡ dại" với đứa học trò họ Lê ngoan cố kia, nên nộ khí xung thiên, bèn đem Đình nọc ra đánh đòn, chẳng cần hỏi han đầu đuôi tự sự... Bị mấy roi quắn cả đít, ông Lê Trung Đình vội giơ tay lên xin thầy ... ngưng lại để mình được khai báo rõ ràng mối tình thầm kín đó. Cụ Án bằng lòng tạm ngưng tay lại để nghe lời cung khai của đứa học trò ngỗ nghịch kia thử xem có điều gì xúc phạm đến cái ngàn vàng của con gái mình không ... Ngọn roi vừa dừng lại, thì cũng là lúc lập tức cậu thư sinh Lê Trung Đình ứng khẩu đọc lên bài thơ tứ tuyệt để phân trần nỗi oan khúc của mình cùng thầy. Thơ rằng: "Khoan khoan con nói để thầy nghe Chỉ mới yêu thôi chứ chửa ghè. Hai cánh hường môn còn khép chặt, Ngọn cờ xích xí chửa lo le... " Lời thơ vừa dứt quan Án hồi hưu đã bật cười sung sướng khi nghe "hai cánh hường môn còn khép chặt" và "ngọn cờ xích xí chửa lo le" chứng minh cho cái tuyết sạch giá trong của con gái mình đã làm cho lòng cụ Án thanh thản trở lại... Tất nhiên là cậu học trò họ Lê kia cũng thoát khỏi phải chịu thêm mấy lằn roi khắc nghiệt của thầy dạy nữa mà còn được thầy khen cậu học trò Đình của mình biết lấy tục làm thanh, mà lời thơ còn nói lên được cái khí phách của người trai đất Việt nữa. Một giai thoại thoại khác về Đình: "Theo tác giả Phương Đình trong bài "Danh Nhân Miền Ấn Trà" ghi lại như sau: "Năm 21 tuổi (Nhâm Ngọ 1882) Lê Trung Đình đi thi Hương lần thứ hai tại Bình Định, ai cũng đoán Đình sẽ đỗ thủ khoa. Cử Đình cũng tin lắm, nhưng đến lúc treo bảng, Cử Đình chỉ đỗ Á Nguyên (cử nhân nhì) nên rất tức. Nhân thấy thủ khoa Chất tài học kém mình, nên khi vào trình diện hội đồng khảo thí, nên khi vào trình diện hội đồng khảo thí, sẵn cầm cây quạt giấy, Cử Đình liền lấy cây quạt giấu cất đó gõ mạnh lên đầu thủ khoa Chất và bảo: _ Thứ như anh mà thủ khoa con mẹ gì ?! Lẽ phải phạt nặng, nhưng các quan vì nể tình cụ nghè Lượng nân chỉ phạt đánh sáu roi và bắt làm thơ tức cảnh. Cử Đình đọc ngay: Đầu thầy khoa thủ ăn ba quạt Đít cử Trung Đình bị sáu roi. Rõ thật đầu khinh mà đít trọng, Dầu thầy khoa thủ, đít Đình rồi. Các quan biết rõ Cử Đình lộng ngôn chơi xỏ thủ khoa Chất nữa, nhưng cũng đành bỏ qua luôn... "
Trương Định (1820-1864) Quê ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, là một anh hùng chống Pháp nổi tiếng trong lịch sử cận đại Việt Nam. - Lúc còn nhỏ ông theo phụ thân là lãnh binh Trương Cầm vào Gia Định. Năm 1850 do có công khai hoang lập ấp, ông được phong chức quân cơ. Tháng 2/1859, giặc Pháp chiếm thành Gia Định, ông đem quân đến đánh ở Thuận Kiều, đánh thắng nhiều trận ở Cây Mai, Thị Nghè? và trở thành nỗi khiếp sợ của quân xâm lược. Năm 1860, dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, ông chiến đấu quyết liệt giữ đồn Kỳ Hòa và sau khi đồn này thất thủ, ông vẫn bám lại chiến đấu một thời gian, sau đó kéo quân về Tân Hòa, Gò Công lập căn cứ, liên tục tổ chức nhiều trận đánh địch trên một vùng rộng lớn từ Gò Công tới Tân An, từ Mỹ Tho tới Chợ Lớn. - Sau khi triều đình Huế ký hòa ước với Pháp (năm 1862) và cắt ba tỉnh Đông Nam bộ cho chúng, ông được phong chức lãnh binh nhưng chống lại lệnh thuyên chuyển về An Giang, được nhân dân cả vùng tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái. - Ngày 26/2/1863, Pháp tấn công vào nghĩa quân, ông dũng cảm chiến đấu và thoát khỏi vòng tay của địch, sau đó kéo quân về Lý Nhơn - Biên Hòa. Đêm 18 rạng 19/8/1964 trong trận đánh ở Tân Hòa, ông bị lọt vào vòng vây của chúng. Biết mình không thể chiến đấu được nữa, ông đã rút gươm tự sát, không chịu để giặc bắt sống. Cảm kích trước cái chết oanh liệt của Trương Định, nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu, đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế khóc vị anh Hùng ?ođám lá tối trời? hết lời ca ngợi khí phách anh hùng lẫm liệt của ông.
Trương Định (1820-1864) Quê ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, là một anh hùng chống Pháp nổi tiếng trong lịch sử cận đại Việt Nam. - Lúc còn nhỏ ông theo phụ thân là lãnh binh Trương Cầm vào Gia Định. Năm 1850 do có công khai hoang lập ấp, ông được phong chức quân cơ. Tháng 2/1859, giặc Pháp chiếm thành Gia Định, ông đem quân đến đánh ở Thuận Kiều, đánh thắng nhiều trận ở Cây Mai, Thị Nghè? và trở thành nỗi khiếp sợ của quân xâm lược. Năm 1860, dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, ông chiến đấu quyết liệt giữ đồn Kỳ Hòa và sau khi đồn này thất thủ, ông vẫn bám lại chiến đấu một thời gian, sau đó kéo quân về Tân Hòa, Gò Công lập căn cứ, liên tục tổ chức nhiều trận đánh địch trên một vùng rộng lớn từ Gò Công tới Tân An, từ Mỹ Tho tới Chợ Lớn. - Sau khi triều đình Huế ký hòa ước với Pháp (năm 1862) và cắt ba tỉnh Đông Nam bộ cho chúng, ông được phong chức lãnh binh nhưng chống lại lệnh thuyên chuyển về An Giang, được nhân dân cả vùng tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái. - Ngày 26/2/1863, Pháp tấn công vào nghĩa quân, ông dũng cảm chiến đấu và thoát khỏi vòng tay của địch, sau đó kéo quân về Lý Nhơn - Biên Hòa. Đêm 18 rạng 19/8/1964 trong trận đánh ở Tân Hòa, ông bị lọt vào vòng vây của chúng. Biết mình không thể chiến đấu được nữa, ông đã rút gươm tự sát, không chịu để giặc bắt sống. Cảm kích trước cái chết oanh liệt của Trương Định, nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu, đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế khóc vị anh Hùng ?ođám lá tối trời? hết lời ca ngợi khí phách anh hùng lẫm liệt của ông.
Cụ Huỳnh Thúc Kháng Cụ Huỳnh Thúc Kháng, tự giới Tứ, hiệu Minh Viên, sinh năm Bính Tý (tháng 10/1976) tại thôn Thanh Bình, tổng Tiên Giáng Thượng, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay là xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam). Huỳnh Thúc Kháng 8 tuổi đi học, 13 tuổi đã văn hay chữ tốt, 16 tuổi đi thi Hương, nổi tiếng ở Kinh đô Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu, được xếp vào hạng Tam hùng, năm 29 tuổi ông đỗ Tiến sĩ, được nhân dân sở tại gọi là Ngũ hổ. Ông là một trong những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân mới được trả về đất liền, ứng cử vào Viện Dân biểu Trung kỳ năm ông 51 tuổi, sau hai năm ông từ chức. Ngày 10/8/1927, ông sáng lập ra nhà in và báo tiến Dân cho đến năm 1943. Suốt thời gian này ông vừa làm chủ nhiệm nhà in Huỳnh Thúc Kháng và chủ bút tờ báo Tiếng dân. Ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra tham gia nội các Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Đến năm 1946, khi ************* Việt Nam Dân chủ cộng hòa sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền *************. Thời gian này cụ còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân. Cuối năm 1946, cụ là đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến hành chính nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Nghĩa Hành lúc bấy giờ là an toàn khu, là Thủ phủ của vùng tự do Liên Khu V. Nhiều cơ quan chính quyền các cấp, nhiều đơn vị bộ đội vệ quốc đoàn đóng tại nhà dân. Quân với dân như ?ocá với nước?. Ngoài trong thống nhất, trên dưới một lòng quyết tâm đánh thắng giặc pháp xâm lược. Tháng 3/1947, cụ Huỳnh Thúc Kháng lâm bịnh nặng và qua đời đúng vào ngày 21/4/1947 tại gia đình chị Võ Thị Tuyết thôn Phú Bình, xã Hành Phong, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Làm theo tâm nguyện của cụ, nhân dân đã đưa cụ lên an táng trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi ?" ?oThiên Ấn niên hà? (Ấn trời đóng xuống sông). Trong khi tiến hành lễ quốc tang cụ Huỳnh Thúc Kháng, Quyền ************* Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Ban tổ chức lễ tang đã trang trọng uy nghiêm đọc bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi vào: ?oCụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà Cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết. Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm siêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đầu cho dân được tự do, nước được độc lập, đến ngày nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập Chính phủ ta mời Cụ ra. Tuy đã 71 tuổi, nhưng Cụ vẫn hăng hái nhận lời, Cụ nói: ?oTrong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng ra sức phụng sự Tổ Quốc. Cụ Huỳnh tạ thế, nhưng cái chí vì nước, vì nhà của Cụ vẫn luôn sống mạnh mẽ trong lòng hai mươi triệu đồng bào chúng ta?. Và, trong bài điếu văn ?oThương tiếc cụ Huỳnh Thúc Kháng? đọc đầy xúc động của đại diện Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi đã kết thúc bằng hai vế đối thật súc tích, đầy ý nghĩa: ?o Làm nghệ sĩ không vinh, tù Côn Lôn không nhục, khí tiết cội Tùng trơ mộ gốc Lãnh Bộ trưởng trọn tài, quyền Chủ tịch trọn đức, tinh anh sao Vĩ chiếu ngàn thu?. (Sưu tầm)
Cụ Huỳnh Thúc Kháng Cụ Huỳnh Thúc Kháng, tự giới Tứ, hiệu Minh Viên, sinh năm Bính Tý (tháng 10/1976) tại thôn Thanh Bình, tổng Tiên Giáng Thượng, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay là xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam). Huỳnh Thúc Kháng 8 tuổi đi học, 13 tuổi đã văn hay chữ tốt, 16 tuổi đi thi Hương, nổi tiếng ở Kinh đô Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu, được xếp vào hạng Tam hùng, năm 29 tuổi ông đỗ Tiến sĩ, được nhân dân sở tại gọi là Ngũ hổ. Ông là một trong những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân mới được trả về đất liền, ứng cử vào Viện Dân biểu Trung kỳ năm ông 51 tuổi, sau hai năm ông từ chức. Ngày 10/8/1927, ông sáng lập ra nhà in và báo tiến Dân cho đến năm 1943. Suốt thời gian này ông vừa làm chủ nhiệm nhà in Huỳnh Thúc Kháng và chủ bút tờ báo Tiếng dân. Ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra tham gia nội các Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Đến năm 1946, khi ************* Việt Nam Dân chủ cộng hòa sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền *************. Thời gian này cụ còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân. Cuối năm 1946, cụ là đặc phái viên của Chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến hành chính nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Nghĩa Hành lúc bấy giờ là an toàn khu, là Thủ phủ của vùng tự do Liên Khu V. Nhiều cơ quan chính quyền các cấp, nhiều đơn vị bộ đội vệ quốc đoàn đóng tại nhà dân. Quân với dân như ?ocá với nước?. Ngoài trong thống nhất, trên dưới một lòng quyết tâm đánh thắng giặc pháp xâm lược. Tháng 3/1947, cụ Huỳnh Thúc Kháng lâm bịnh nặng và qua đời đúng vào ngày 21/4/1947 tại gia đình chị Võ Thị Tuyết thôn Phú Bình, xã Hành Phong, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Làm theo tâm nguyện của cụ, nhân dân đã đưa cụ lên an táng trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi ?" ?oThiên Ấn niên hà? (Ấn trời đóng xuống sông). Trong khi tiến hành lễ quốc tang cụ Huỳnh Thúc Kháng, Quyền ************* Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Ban tổ chức lễ tang đã trang trọng uy nghiêm đọc bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi vào: ?oCụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà Cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết. Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm siêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đầu cho dân được tự do, nước được độc lập, đến ngày nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập Chính phủ ta mời Cụ ra. Tuy đã 71 tuổi, nhưng Cụ vẫn hăng hái nhận lời, Cụ nói: ?oTrong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng ra sức phụng sự Tổ Quốc. Cụ Huỳnh tạ thế, nhưng cái chí vì nước, vì nhà của Cụ vẫn luôn sống mạnh mẽ trong lòng hai mươi triệu đồng bào chúng ta?. Và, trong bài điếu văn ?oThương tiếc cụ Huỳnh Thúc Kháng? đọc đầy xúc động của đại diện Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi đã kết thúc bằng hai vế đối thật súc tích, đầy ý nghĩa: ?o Làm nghệ sĩ không vinh, tù Côn Lôn không nhục, khí tiết cội Tùng trơ mộ gốc Lãnh Bộ trưởng trọn tài, quyền Chủ tịch trọn đức, tinh anh sao Vĩ chiếu ngàn thu?. (Sưu tầm)
TRẦN QUANG DIỆU -------- Danh tướng dưới triều Tây Sơn, sinh năm 1746, mất năm 1802, người làng Kim Giao, xã Liên Chiểu (nay thuộc xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ) (sau Đời Trần Quang Diệu, họ Trần dời ra làng Tú Sơn, nay thuộc xã Đức Lân, huyện Mộ Đức) Xiêm La. Năm 1792, Quang Trung mất. Nguyễn Ánh đánh lấn ra phía Nam. Năm 1794-1795, vua Cảnh Thịnh sai ông vào đánh thành Diên Khánh, gây cho quân Nguyễn nhiều tổn thất. Sau được vua phong làm Thái phó, là một trong "Tứ trụ triều đình". Năm 1800, Trần Quang Diệu đánh thành Qui Nhơn và vây hãm thành hơn một năm trời, chặn được viện binh địch từ phía Nam đánh ra, khiến hai tướng Nguyễn giữ thành là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu phải tự tử. Tuy nhiên Nguyễn Ánh đã đánh chiếm được kinh đô Phú Xuân, cơ nghiệp nhà Tây Sơn đã đến lúc suy vi. Trần Quang Diệu cùng Võ Văn Dũng đem quân theo thượng đạo ra Nghệ An và tháng 2.1802 thì đến Quỳ Hợp. Quân lính đau ốm, hao hụt nhiều nên không chống cự được với quân Nguyễn. Bắc thành đã thất thủ về tay Nguyễn Ánh. Trần Quang Diệu cùng vợ là Bùi Thị Xuân và tướng Võ Văn Dũng bị bắt. Trần Quang Diệu cùng vợ con bị xử đại hình, nhưng mặt không biến sắc, giữ vững uy danh của một võ tướng. Riêng Võ Văn Dũng đã trốn thoát được sự trả thù tàn khốc của Gia Long.
TRẦN QUANG DIỆU -------- Danh tướng dưới triều Tây Sơn, sinh năm 1746, mất năm 1802, người làng Kim Giao, xã Liên Chiểu (nay thuộc xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ) (sau Đời Trần Quang Diệu, họ Trần dời ra làng Tú Sơn, nay thuộc xã Đức Lân, huyện Mộ Đức) Xiêm La. Năm 1792, Quang Trung mất. Nguyễn Ánh đánh lấn ra phía Nam. Năm 1794-1795, vua Cảnh Thịnh sai ông vào đánh thành Diên Khánh, gây cho quân Nguyễn nhiều tổn thất. Sau được vua phong làm Thái phó, là một trong "Tứ trụ triều đình". Năm 1800, Trần Quang Diệu đánh thành Qui Nhơn và vây hãm thành hơn một năm trời, chặn được viện binh địch từ phía Nam đánh ra, khiến hai tướng Nguyễn giữ thành là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu phải tự tử. Tuy nhiên Nguyễn Ánh đã đánh chiếm được kinh đô Phú Xuân, cơ nghiệp nhà Tây Sơn đã đến lúc suy vi. Trần Quang Diệu cùng Võ Văn Dũng đem quân theo thượng đạo ra Nghệ An và tháng 2.1802 thì đến Quỳ Hợp. Quân lính đau ốm, hao hụt nhiều nên không chống cự được với quân Nguyễn. Bắc thành đã thất thủ về tay Nguyễn Ánh. Trần Quang Diệu cùng vợ là Bùi Thị Xuân và tướng Võ Văn Dũng bị bắt. Trần Quang Diệu cùng vợ con bị xử đại hình, nhưng mặt không biến sắc, giữ vững uy danh của một võ tướng. Riêng Võ Văn Dũng đã trốn thoát được sự trả thù tàn khốc của Gia Long.
Nhà thơ Bích KhêÔ! Hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông... Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại quê ngoại là làng Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông xuất thân trong một gia đình nho học, có học trung học ở Huế, Hà Nội, nhưng rồi bỏ dở. Bích Khê sau dạy học tư ở Phan Thiết, Huế. Ông mất đêm 17 tháng 1 năm 1946 vì bệnh lao phổi. Các phẩm tiêu biểu: tập thơ Tinh Huyết (1939, tác phẩm duy nhất được xuất bản trong sinh thời của tác giả); tác phẩm chưa in bao gồm các tập thơ Mấy Dòng Thơ Cũ (thơ viết 1931-1936), Tinh Hoa (thơ viết 1938-1944), Đẹp (viết 1939). Dòng thơ Bích Khê bao gồm ba mạch chính: thơ tượng trưng, thơ huyền diệu, và thơ trụy lạc. Ông đến với thơ mới với nhiều sáng tạo và cách tân độc đáo; nhiều tìm tòi trong nghệ thuật tạo hình, cấu trúc, ngôn từ; và nhiều cảm xúc lạ, đẹp. Một số bài có ý thơ phóng túng và lời thơ táo bạo. Nhận xét của Chế Lan Viên: "Nếu Nguyễn Bính là một miền đồng bằng thân thuộc thì Bích Khê là một đỉnh núi lạ. Có những nhà thơ làm thơ. Có những nhà thơ vừa làm thơ vừa đẩy lịch sử thơ ca duy tân thêm một bước. Có những nhà thơ đem đến một mùa lương thực. Lại có những nhà thơ cầm một dúm hạt giống mới trên tay. Khê thuộc vào hạng thứ hai." Tác phẩm chọn lọc: Mộng Cầm Ca, Tỳ bà, Nhạc, Hiện Hình, Hoàng Hoa, Nghê Thường, Tranh Lõa Thể, Mộng, Sọ Người, Đồ Mi Hoa, Duy Tân, Hồ Xuân Hương, Ngũ Hành Sơn. Sọ Người Ôi khối mộng của hồn thơ chếnh choáng! Ôi buồng xuân hơ hớ cánh đào sương! Ôi bình vàng! ôi chén ngọc đầy hương! Ôi hồ nguyệt đọng nhiều trăng lấp loáng! Ôi thần tình! người chứa một trời thương. Người yên tịnh nhưng người đi muôn dặm Máy thu thanh hòa âm nhạc thơm tho! Miệng yêu kiều mơn ánh sáng say no! Nguồn trinh tiết gây hồng tươi xanh thắm! Bầu sữa người êm mát vạn sầu lo. Một đêm vàng - một đêm vàng âm điệu Đầy nhựa thơm, xanh mịt ngàn phi lau Mộng ngời lên bay đến một bến tàu Biển ngọc bích, thuyền buồm say sóng dịu; Hương ngọt ngào, ánh sáng chớp mau mau. Hương say người như say men tình ái, Kề ngực trăng người mớm vị say sưa. Người chưa say vì hương vị chưa bưa: Dìm trăng xuống một vùng trăng nước giãi Và xóa lên... diêu động bóng ngàn xưa. ...Hoa thần bí vấn vương hồn ngọc nữ; Động đào nguyên chấp chóa ánh lưu ly; Ô! sắc phàm trên bộ mặt từ bi; Ô! tiên nương trong tình xuân đầy ứ; Một u sầu dìu dịu của cung phi. Ôi! Sọ người! Sọ người! Gương phép tắc. Ngọc Kiều ơi! ghé lại ngắm dung nhan. Ngọc Kiều ơi ta chợp lấy tim nàng, Tim nàng bằng đá, tim nàng bằng sắt. Ngọc Kiều ơi! hơi độc sắp tràn lan! Người ngất ngư -- Chết trong muôn thế kỷ! Chạy điên rồ... đứng sựng giữa xương ma. Người là ai? Người có phải là ta? Được tast sửa chữa / chuyển vào 08:55 ngày 19/11/2005