1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh nhân xứ Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi T_N_T, 09/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Đêm Thổ
    Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc
    Chiều xưa giẻ quạt voi ***g
    Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc
    Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông
    Đê mười tám khúc Văn Giang
    Chuông Bách môn đổ xô gò má
    Mây thành thổi lửa
    Nẻo Đông Triều khép mở gió kỳ lân
    Chớp rạch dáng tiên vén xiêm xõa ngủ
    Thoắt chìm
    Gấu đẩy đá Thiên thai
    Đi đâu
    Tràng mày xếch vòng cung
    bắn nát chiều mai ráng đỏ
    Châu chấu ma vờn cổ yếm xây
    Không gặp người quen
    hờ
    ngõ cũ
    Đêm xuống
    làm lầu hoang
    Trò chuyện gì ai đâu
    Mồ tháng giêng mưa sũng
    Đằm ca dao sáo diều chiều lịm tím lưng trâu
    Bưởi Nga My sao Mẹ bắt đèo bòng
  2. suoihoa

    suoihoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Đêm Thổ
    Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc
    Chiều xưa giẻ quạt voi ***g
    Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc
    Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông
    Đê mười tám khúc Văn Giang
    Chuông Bách môn đổ xô gò má
    Mây thành thổi lửa
    Nẻo Đông Triều khép mở gió kỳ lân
    Chớp rạch dáng tiên vén xiêm xõa ngủ
    Thoắt chìm
    Gấu đẩy đá Thiên thai
    Đi đâu
    Tràng mày xếch vòng cung
    bắn nát chiều mai ráng đỏ
    Châu chấu ma vờn cổ yếm xây
    Không gặp người quen
    hờ
    ngõ cũ
    Đêm xuống
    làm lầu hoang
    Trò chuyện gì ai đâu
    Mồ tháng giêng mưa sũng
    Đằm ca dao sáo diều chiều lịm tím lưng trâu
    Bưởi Nga My sao Mẹ bắt đèo bòng
  3. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    http://www.vietmedia.com/literature/vanthisi/<-------- vào đây coi tất cả thơ ca của các THI SĨ nhé
    Hoàng Cầm
    [​IMG]
    Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằg Việt, sinh ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Tuất (tứ ngày 22/2/1922) tại Bắc Giang, nhưng quê gốc của ông ở Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh, quê hương nổi tiếng cuả Quan họ Kinh Bắc. Yêu thơ văn từ thuở học trò, lớn lên Hoàng Cầm không thích nghề giáo viên nên dấn thân vào con đường kịch nghệ và thi cạ
    Từ trước 1945, Hoàng Cầm đã đóng góp không nhỏ cho kịch thơ Việt Nam với hai vỡ Hận Nam Quan và Kiều Loan. Diễn viên Tuyết Khanh đóng vai Kiều Loan, và mối tình thơ mộng đó đã cho ra tác phẩm bằng xương bằng thịt: Kiều Loan. Năm 1954, Tuyết Khanh và Kiều Loan di cư vào nam.
    Người bạn đời thứ hai là Lê Hoàng Yến được nối kết sau vài năm xa cách Tuyết Khanh, sau khi thọ bản án Nhân Văn Giai Phẩm, Hoàng Cầm về chung sống cùng người phối ngẫu, mở quán nước ở 43 Lý Quốc Sư, Hà nội, chung sống độ nhật qua ngàỵ
    Thơ kháng chiến của ông có bài "Giữ lấy tuổi trẻ". Nhạc sĩ Hồ Bắc, người đã phổ nhạc bài thơ thật bất ngờ khi nghe nhà thơ Hoàng Hưng hát lại bài hát xưa đầy âm vang ngọt ngào và tình tứ hơn ba mươi năm sau trường ca "Tiếng hát quan họ" (1956) nhà thơ đã tạo ra sự đột khởi lạ lùng trong nghiệp thơ của ông bằng tập "Về Kinh Bắc" và nhiều tập thơ lẽ khác như "Men đá vàng", "Mưa Thuận Thành". Cho đến năm 75 tuổi, chọn lọc khoảng 300 bài thơ liên quan đến hình ảnh 13 người đẹp đi vào trái tim với "Thơ Hoàng Cầm - 99 tình khúc". Theo nhà thơ: "Tôi biết ơn tất cả những người con gái đã đi qua đời tôi, đã gieo gió bão trên cánh đồng thi ca cuả riêng tôi". Ngay cả khi các tác phẩm này chưa được công bố, nhiều bài thơ đã thành "ngôn truyền" trong công chúng với những "Lá diêu bông", "Cây tam cúc", "Mưa Thuận Thành"...
    Theo Hoàng Cầm tâm sự thì "Về kinh bắc chính là tập thơ cột sống" của đời ông. Nó là sự chưng cất, kết đọng tinh túy của văn hóa quan họ - kinh bắc, cũng là tinh túy của "văn hóa gốc Việt". Nhưng chính tập thơ này còn gắn liền với những thăng trầm trong đời thơ tác giả. Tập bản thảo cùng với những minh họa của họa sĩ Bùi Xuân Phái và mẫu bìa của Văn Cao đã "lưu lạc" từ năm 1982 đến nay vẫn chưa tìm lại được. Tập thơ đã được in ra nhờ trí nhớ của tác giả và những người ái mộ thơ ông. Tiến sĩ ngữ văn Trần Ngọc Vương đã tiết lộ là anh vẫn còn giữ được một bản "Về kinh bắc" do chính tác giả chép tay hơn 20 năm trước mà có những chữ khác với những bản in. Câu chuyện "Về kinh bắc" bỗng trở nên cảm động hơn khi nghệ sĩ Lưu Nga đã trình bày một "chùm thơ" trong tập "Về kinh bắc" với một giọng ngâm vàng nhà văn hóa hữu ngọc 84 tuổi tặng nhà thơ Hoàng Cầm tập "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều vừa tái bản và tự hào rằng huyện Thuận Thành của ông đã đóng góp cho đất nước hai nhà thơ lớn là Nguyễn Gia Thiều và Hoàng Cầm. Nhiều văn nghệ sĩ, nhà khoa học và độc giả đã nói lên sự khâm phục và yêu thích thơ Hoàng Cầm cùng với sự kiện định đối với con đường thơ văn vì dân tộc của ông. Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết anh đã học được văn hóa kinh bắc qua nhà thơ Hoàng Cầm và hát tặng ông bài hát "Tình Trương Chi" mới vừa sáng tác để sưng tụng tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp của người nghệ sĩ.
    Nhà thơ Hoàng Cầm cảm động nói: "Nếu không có bạn hữu, không có một công chúng trân trọng thơ ca như ở ta, chắc tôi đã chết lâu rồị Tôi còn sống, còn làm thơ, còn viết văn được là nhờ ơn của tất cả các bạn.
    VÀI NÉT VỀ "LÁ DIÊU BÔNG"
    Trước kia Hoàng Cầm gắn liền với hình ảnh Kiều Loan. Ngày nay bài thơ Lá Diêu Bông, rất ngắn nhưng làm sống lại tên tuổi Hoàng Cầm, ngay cả hải ngoạị
    Lá Diêu Bông là lá tưởng tượng để bày tỏ ẩn tình bi thương, chất ngất. Ân tình đó được phổ biến qua tiếng hát với cung đàn. Làng Đình Bảng, Bắc Ninh tuy là miền quê nhưng cũng là "nơi đàn bà con gái đa tình, sóng sánh mắt lá răm" trông mòn con mắt. Trong bài thơ Lá Diêu Bông, mở đầu, Hoàng Cầm đã viết "Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng" để phác hoạ hình ảnh điạ phương với bóng dáng trang phục diễm kiều cuả người gái quệ Năm Hoàng Cầm lên 8 tuổi, từ tỉnh ở trọ học, trở về thăm nhà gặp người con gái 16 tuổi - tên Vinh - yêu kiều trong chiếc váy bước vào hàng xén cuả thân mẫu Hoàng Cầm. Cậu bé 8 tuổi quá lãng mạn đã bị "tiếng sét ái tình" (coupđe-foudre) (amour subit & violent) ngay tức khắc. Tiếng sét ấy đã đi sâu vào trái tim, gần 70 năm sau Hoàng Cầm tâm sự: "Trước mắt tôi, Chị hiện ra rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi như bị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên cả đến học hành, sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường số 1, xe xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần cuả tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ điù hiu, tỉnh nhỏ... Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng". Người con gái đó biết được mối tình si cuả cậu bé học trò. Thế nhưng "Chị vẫn dứt áo ra đị Đi lấy chồng. Tôi mất tăm chị, đầu non cuối bể tôi đi tìm, không thấỵ Biền biệt tăm cá bóng chim...". Theo Hoàng Cầm, Lá Diêu Bông "là chiếc lá huyền thoại, chiếc lá ngây thơ về một tình yêu đầy mộng mị thời thơ ấu". Chiếc lá ấy mang theo hình ảnh có thật với Hoàng Cầm: "Tôi còn nhớ mồn một một buổi chiều muà đông... Chị đi về phiá cánh đồng chiều còn trơ cuống rạ Những dãy nuí xanh xanh mờ xa in hình như dao khắc trên nền trời cuối hoàng hôn. Bí mật, tôi lặng lẽ lần theo chị. Tôi thấy chị thẩn thờ tìm đồng chiềụ Cuống rạ. Rồi chị lẩm bẩm một mình, dầu chị biết chắc tôi lẵng nhẵng theo sau lưng : Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông, từ nay ta gọi là chồng...".
    Mang hình ảnh đó những 25 năm sau, bài thơ Lá Diêu Bông cuả Hoàng Cầm mới ra đờị
    "Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
    Chị thẩn thờ đi tìm
    Đồng chiều,
    Cuống rạ.
    Chị bảo:
    Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
    Từ nay ta gọi là chồng.
    Hai ngày em tìm thấy lá
    Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông.
    Muà đông sau em tìm thấy lá
    Chị lắc đầu,
    Trông nắng vãng bên sông.
    Ngày cưới chị
    Em tìm thấy lá
    Chị cười xoe chỉ cắm trôn kim.
    Chị ba con
    Em tìm thấy lá
    Xoè tay phủ mặt chị không nhìn.
    Từ thuở ấy
    Em cầm chiếc lá
    Đi đầu non cuối bể.
    Gió quê vi vút gọị
    Diêu bông hời ... ới Diêu Bông!".
    Bài thơ gọi chị & em vì vậy có nhiều người cứ nhầm tưởng hình ảnh hai chị em gái; thật ra, giữa tác giả với "người tình" nơi cố quận. Lá Diêu Bông ra đời từ năm 1959, bí ẩn đó kéo dài gần 4 thập niên, tác giả mới tâm sự nổi niềm.
    Nhạc sĩ cảm tác, rung rộng với hồn thơ để sáng tác. Và, "thiên tình sử" Lá Diêu Bông được nhạc sĩ Phạm Duy viết thành ca khúc Lá Diêu Bông ở hải ngoại vào giữa thập niên 1980 trong tuyển tập "Thấm thoát mười năm" xuất bản năm 1985. Phạm Duy dùng nguyên văn bài thơ để viết nhạc, chỉ bỏ vài câu đầu từ "Váỵ.." đến "Chị bảo". "Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông... Diêu Bông hời, hời hỡi Diêu Bông" và thêm vào hai câu cuối vào bài hát: "Em đi trăm núi nghìn sông! Nào tìm thấy Lá Diêu Bông bao giờ...". Nhạc phẩm Lá Diêu Bông này mang âm hưởng sắc thái mới lạ, khó hát nên ít được phổ biến. Đầu thập niên 1990, nhạc sĩ Trần Tiến phổ biến bài này mang âm điệu dân ca, bình dân được nhiều ca sĩ trình bày; vì vậy, đã có nhiều sự nhầm lẫn về tác giả khi nghe bài hát Lá Diêu Bông. Trần Tiến không hiểu được hồn cuả bài thơ, ngộ nhận nhân vật, nhưng làm nổi tiếng tên tuổi Lá Diêu Bông:
    Trở lại hình ảnh Lá Diêu Bông với tơ lòng nhà thơ đắm say trong trường tình. Với hình ảnh người bạn đời Tuyết Khanh, Hoàng Yến; với cả mười người tình đi qua đời, qua trái tim; hình ảnh người con gái quê Đình Bảng vẫn là "đẹp nhất trần gian" ghê thật. Hoàng Cầm, nghệ sĩ sống thật với cõi lòng. Qua bao nhiêu đau thương, biến động dồn dập trong cuộc sống, Hoàng Cầm vẫn mang nặng tâm hồn nhgệ sĩ, chấp nhận tất cả mọi hệ lụy để sống còn và sáng tác. Trôi nổi giữa cuộc sống phong ba, bão táp, nhà thơ Sông Đuống có lẽ bị hai cú "shock" mạnh nhất là ngày chị Vinh đi lấy chồng lúc 12 tuổi và ngày Bùi Thị Hoàng Yến - đứa con thân yêu nhất - vĩnh viễn ra đi khi 63 tuổi đã làm Hoàng Cầm "hoàn toàn sụp đổ, hàng tháng sau chỉ là cái xác vật vờ, lờ lững mà thôi"!. Đọc Lá Diêu Bông, nghe Lá Diêu Bông ... một mối tình đơn phương đầy lãng mạn, một huyền thoại về chiếc lá biểu tượng cho tình yêu chất ngất, rướm máu ... chỉ có Hoàng Cầm đam mê, nóng bỏng, lãng mạn cuả kiếp đời nghệ sĩ.
    Nếu so sánh Hán Quang Võ đa tình, đa cảm... mẫn mê với thuở Lệ Quyên "thơm như hoa lan", giữa Ôn Như Hầu (tác giả Cung Oán Ngâm khúc...) và Dục Đức (Tự Đức) (tác giả Ngự Chế Việt Sử tổng vịnh tập, luận ngữ Diễn cạ..) cách nhau một thế kỷ còn mập mờ tranh nhau hình ảnh Thị Bằng - "Đập cổ kính ra tìm bóng cũ. Xếp tàn y lại để dành hơi" - thì Lá Diêu Bông có lẽ tha thiết, nặng tình, bi thương hơn bội phần. Nếu so với tuổi yêu đương, có lẽ Hoàng Cầm đứng đầu danh sách nghệ sĩ. Một loại dược thảo, lá dài và nhỏ có tên là Hoàng Cầm; còn lá "Diêu Bông" được vẽ vời theo trí tưởng, theo hình ảnh nào đó đi vào trái tim. Lá Diêu Bông trữ tình, lãng mạn và cũng là định mệnh tình yêu với chân dung nghệ sĩ được tâm tình qua ngôn ngữ và âm thanh. Với "thiên tình sử" Lá Diêu Bông, với Hoàng Cầm, người nghệ sĩ bị chôn vùi tâm hồn lãng mạn qua thời gian lâu dài trong vùng đất ngục tù, cay đắng ... Nhưng vẫn giữ được trái tim rực lửa như thuở học trò với người gái quê Kinh Bắc.

    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  4. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    http://www.vietmedia.com/literature/vanthisi/<-------- vào đây coi tất cả thơ ca của các THI SĨ nhé
    Hoàng Cầm
    [​IMG]
    Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằg Việt, sinh ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Tuất (tứ ngày 22/2/1922) tại Bắc Giang, nhưng quê gốc của ông ở Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh, quê hương nổi tiếng cuả Quan họ Kinh Bắc. Yêu thơ văn từ thuở học trò, lớn lên Hoàng Cầm không thích nghề giáo viên nên dấn thân vào con đường kịch nghệ và thi cạ
    Từ trước 1945, Hoàng Cầm đã đóng góp không nhỏ cho kịch thơ Việt Nam với hai vỡ Hận Nam Quan và Kiều Loan. Diễn viên Tuyết Khanh đóng vai Kiều Loan, và mối tình thơ mộng đó đã cho ra tác phẩm bằng xương bằng thịt: Kiều Loan. Năm 1954, Tuyết Khanh và Kiều Loan di cư vào nam.
    Người bạn đời thứ hai là Lê Hoàng Yến được nối kết sau vài năm xa cách Tuyết Khanh, sau khi thọ bản án Nhân Văn Giai Phẩm, Hoàng Cầm về chung sống cùng người phối ngẫu, mở quán nước ở 43 Lý Quốc Sư, Hà nội, chung sống độ nhật qua ngàỵ
    Thơ kháng chiến của ông có bài "Giữ lấy tuổi trẻ". Nhạc sĩ Hồ Bắc, người đã phổ nhạc bài thơ thật bất ngờ khi nghe nhà thơ Hoàng Hưng hát lại bài hát xưa đầy âm vang ngọt ngào và tình tứ hơn ba mươi năm sau trường ca "Tiếng hát quan họ" (1956) nhà thơ đã tạo ra sự đột khởi lạ lùng trong nghiệp thơ của ông bằng tập "Về Kinh Bắc" và nhiều tập thơ lẽ khác như "Men đá vàng", "Mưa Thuận Thành". Cho đến năm 75 tuổi, chọn lọc khoảng 300 bài thơ liên quan đến hình ảnh 13 người đẹp đi vào trái tim với "Thơ Hoàng Cầm - 99 tình khúc". Theo nhà thơ: "Tôi biết ơn tất cả những người con gái đã đi qua đời tôi, đã gieo gió bão trên cánh đồng thi ca cuả riêng tôi". Ngay cả khi các tác phẩm này chưa được công bố, nhiều bài thơ đã thành "ngôn truyền" trong công chúng với những "Lá diêu bông", "Cây tam cúc", "Mưa Thuận Thành"...
    Theo Hoàng Cầm tâm sự thì "Về kinh bắc chính là tập thơ cột sống" của đời ông. Nó là sự chưng cất, kết đọng tinh túy của văn hóa quan họ - kinh bắc, cũng là tinh túy của "văn hóa gốc Việt". Nhưng chính tập thơ này còn gắn liền với những thăng trầm trong đời thơ tác giả. Tập bản thảo cùng với những minh họa của họa sĩ Bùi Xuân Phái và mẫu bìa của Văn Cao đã "lưu lạc" từ năm 1982 đến nay vẫn chưa tìm lại được. Tập thơ đã được in ra nhờ trí nhớ của tác giả và những người ái mộ thơ ông. Tiến sĩ ngữ văn Trần Ngọc Vương đã tiết lộ là anh vẫn còn giữ được một bản "Về kinh bắc" do chính tác giả chép tay hơn 20 năm trước mà có những chữ khác với những bản in. Câu chuyện "Về kinh bắc" bỗng trở nên cảm động hơn khi nghệ sĩ Lưu Nga đã trình bày một "chùm thơ" trong tập "Về kinh bắc" với một giọng ngâm vàng nhà văn hóa hữu ngọc 84 tuổi tặng nhà thơ Hoàng Cầm tập "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều vừa tái bản và tự hào rằng huyện Thuận Thành của ông đã đóng góp cho đất nước hai nhà thơ lớn là Nguyễn Gia Thiều và Hoàng Cầm. Nhiều văn nghệ sĩ, nhà khoa học và độc giả đã nói lên sự khâm phục và yêu thích thơ Hoàng Cầm cùng với sự kiện định đối với con đường thơ văn vì dân tộc của ông. Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết anh đã học được văn hóa kinh bắc qua nhà thơ Hoàng Cầm và hát tặng ông bài hát "Tình Trương Chi" mới vừa sáng tác để sưng tụng tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp của người nghệ sĩ.
    Nhà thơ Hoàng Cầm cảm động nói: "Nếu không có bạn hữu, không có một công chúng trân trọng thơ ca như ở ta, chắc tôi đã chết lâu rồị Tôi còn sống, còn làm thơ, còn viết văn được là nhờ ơn của tất cả các bạn.
    VÀI NÉT VỀ "LÁ DIÊU BÔNG"
    Trước kia Hoàng Cầm gắn liền với hình ảnh Kiều Loan. Ngày nay bài thơ Lá Diêu Bông, rất ngắn nhưng làm sống lại tên tuổi Hoàng Cầm, ngay cả hải ngoạị
    Lá Diêu Bông là lá tưởng tượng để bày tỏ ẩn tình bi thương, chất ngất. Ân tình đó được phổ biến qua tiếng hát với cung đàn. Làng Đình Bảng, Bắc Ninh tuy là miền quê nhưng cũng là "nơi đàn bà con gái đa tình, sóng sánh mắt lá răm" trông mòn con mắt. Trong bài thơ Lá Diêu Bông, mở đầu, Hoàng Cầm đã viết "Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng" để phác hoạ hình ảnh điạ phương với bóng dáng trang phục diễm kiều cuả người gái quệ Năm Hoàng Cầm lên 8 tuổi, từ tỉnh ở trọ học, trở về thăm nhà gặp người con gái 16 tuổi - tên Vinh - yêu kiều trong chiếc váy bước vào hàng xén cuả thân mẫu Hoàng Cầm. Cậu bé 8 tuổi quá lãng mạn đã bị "tiếng sét ái tình" (coupđe-foudre) (amour subit & violent) ngay tức khắc. Tiếng sét ấy đã đi sâu vào trái tim, gần 70 năm sau Hoàng Cầm tâm sự: "Trước mắt tôi, Chị hiện ra rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi như bị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên cả đến học hành, sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường số 1, xe xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần cuả tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ điù hiu, tỉnh nhỏ... Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng". Người con gái đó biết được mối tình si cuả cậu bé học trò. Thế nhưng "Chị vẫn dứt áo ra đị Đi lấy chồng. Tôi mất tăm chị, đầu non cuối bể tôi đi tìm, không thấỵ Biền biệt tăm cá bóng chim...". Theo Hoàng Cầm, Lá Diêu Bông "là chiếc lá huyền thoại, chiếc lá ngây thơ về một tình yêu đầy mộng mị thời thơ ấu". Chiếc lá ấy mang theo hình ảnh có thật với Hoàng Cầm: "Tôi còn nhớ mồn một một buổi chiều muà đông... Chị đi về phiá cánh đồng chiều còn trơ cuống rạ Những dãy nuí xanh xanh mờ xa in hình như dao khắc trên nền trời cuối hoàng hôn. Bí mật, tôi lặng lẽ lần theo chị. Tôi thấy chị thẩn thờ tìm đồng chiềụ Cuống rạ. Rồi chị lẩm bẩm một mình, dầu chị biết chắc tôi lẵng nhẵng theo sau lưng : Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông, từ nay ta gọi là chồng...".
    Mang hình ảnh đó những 25 năm sau, bài thơ Lá Diêu Bông cuả Hoàng Cầm mới ra đờị
    "Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
    Chị thẩn thờ đi tìm
    Đồng chiều,
    Cuống rạ.
    Chị bảo:
    Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
    Từ nay ta gọi là chồng.
    Hai ngày em tìm thấy lá
    Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông.
    Muà đông sau em tìm thấy lá
    Chị lắc đầu,
    Trông nắng vãng bên sông.
    Ngày cưới chị
    Em tìm thấy lá
    Chị cười xoe chỉ cắm trôn kim.
    Chị ba con
    Em tìm thấy lá
    Xoè tay phủ mặt chị không nhìn.
    Từ thuở ấy
    Em cầm chiếc lá
    Đi đầu non cuối bể.
    Gió quê vi vút gọị
    Diêu bông hời ... ới Diêu Bông!".
    Bài thơ gọi chị & em vì vậy có nhiều người cứ nhầm tưởng hình ảnh hai chị em gái; thật ra, giữa tác giả với "người tình" nơi cố quận. Lá Diêu Bông ra đời từ năm 1959, bí ẩn đó kéo dài gần 4 thập niên, tác giả mới tâm sự nổi niềm.
    Nhạc sĩ cảm tác, rung rộng với hồn thơ để sáng tác. Và, "thiên tình sử" Lá Diêu Bông được nhạc sĩ Phạm Duy viết thành ca khúc Lá Diêu Bông ở hải ngoại vào giữa thập niên 1980 trong tuyển tập "Thấm thoát mười năm" xuất bản năm 1985. Phạm Duy dùng nguyên văn bài thơ để viết nhạc, chỉ bỏ vài câu đầu từ "Váỵ.." đến "Chị bảo". "Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông... Diêu Bông hời, hời hỡi Diêu Bông" và thêm vào hai câu cuối vào bài hát: "Em đi trăm núi nghìn sông! Nào tìm thấy Lá Diêu Bông bao giờ...". Nhạc phẩm Lá Diêu Bông này mang âm hưởng sắc thái mới lạ, khó hát nên ít được phổ biến. Đầu thập niên 1990, nhạc sĩ Trần Tiến phổ biến bài này mang âm điệu dân ca, bình dân được nhiều ca sĩ trình bày; vì vậy, đã có nhiều sự nhầm lẫn về tác giả khi nghe bài hát Lá Diêu Bông. Trần Tiến không hiểu được hồn cuả bài thơ, ngộ nhận nhân vật, nhưng làm nổi tiếng tên tuổi Lá Diêu Bông:
    Trở lại hình ảnh Lá Diêu Bông với tơ lòng nhà thơ đắm say trong trường tình. Với hình ảnh người bạn đời Tuyết Khanh, Hoàng Yến; với cả mười người tình đi qua đời, qua trái tim; hình ảnh người con gái quê Đình Bảng vẫn là "đẹp nhất trần gian" ghê thật. Hoàng Cầm, nghệ sĩ sống thật với cõi lòng. Qua bao nhiêu đau thương, biến động dồn dập trong cuộc sống, Hoàng Cầm vẫn mang nặng tâm hồn nhgệ sĩ, chấp nhận tất cả mọi hệ lụy để sống còn và sáng tác. Trôi nổi giữa cuộc sống phong ba, bão táp, nhà thơ Sông Đuống có lẽ bị hai cú "shock" mạnh nhất là ngày chị Vinh đi lấy chồng lúc 12 tuổi và ngày Bùi Thị Hoàng Yến - đứa con thân yêu nhất - vĩnh viễn ra đi khi 63 tuổi đã làm Hoàng Cầm "hoàn toàn sụp đổ, hàng tháng sau chỉ là cái xác vật vờ, lờ lững mà thôi"!. Đọc Lá Diêu Bông, nghe Lá Diêu Bông ... một mối tình đơn phương đầy lãng mạn, một huyền thoại về chiếc lá biểu tượng cho tình yêu chất ngất, rướm máu ... chỉ có Hoàng Cầm đam mê, nóng bỏng, lãng mạn cuả kiếp đời nghệ sĩ.
    Nếu so sánh Hán Quang Võ đa tình, đa cảm... mẫn mê với thuở Lệ Quyên "thơm như hoa lan", giữa Ôn Như Hầu (tác giả Cung Oán Ngâm khúc...) và Dục Đức (Tự Đức) (tác giả Ngự Chế Việt Sử tổng vịnh tập, luận ngữ Diễn cạ..) cách nhau một thế kỷ còn mập mờ tranh nhau hình ảnh Thị Bằng - "Đập cổ kính ra tìm bóng cũ. Xếp tàn y lại để dành hơi" - thì Lá Diêu Bông có lẽ tha thiết, nặng tình, bi thương hơn bội phần. Nếu so với tuổi yêu đương, có lẽ Hoàng Cầm đứng đầu danh sách nghệ sĩ. Một loại dược thảo, lá dài và nhỏ có tên là Hoàng Cầm; còn lá "Diêu Bông" được vẽ vời theo trí tưởng, theo hình ảnh nào đó đi vào trái tim. Lá Diêu Bông trữ tình, lãng mạn và cũng là định mệnh tình yêu với chân dung nghệ sĩ được tâm tình qua ngôn ngữ và âm thanh. Với "thiên tình sử" Lá Diêu Bông, với Hoàng Cầm, người nghệ sĩ bị chôn vùi tâm hồn lãng mạn qua thời gian lâu dài trong vùng đất ngục tù, cay đắng ... Nhưng vẫn giữ được trái tim rực lửa như thuở học trò với người gái quê Kinh Bắc.

    khi cô đơn anh gọi tên em
    [​IMG]
  5. YeuNhoc

    YeuNhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Thương Em
    Thương em rỡn sóng mà quên
    Dọc đê toàn ớt chỉ thiên tía hồng
    Đôi ba xuân khép một vòng
    Trói người xé lưỡi, mắt ròng tuổi mưa
    Chợt nghe sông cạn bao giờ
    Đắng cay đứng sững mấy bờ nhân duyên
    Đáy bùn quẫy mạnh ngó sen
    Hỡi ơi sông Sở, sông Tiền đó chăng ?
    Sương mù đóng chắc núi băng
    Vùi trinh bạch, xóa vĩnh hằng thơ ngây
    Để em đau nỗi riêng này
    Chỉ thiên cứ mọc ngón tay nguyện thề
    Thôi em, cỏ mịn chân đê
    Anh đưa em nhẹ gót về xanh xưa
    Chỉ tay xuống đất làm mưa
    Mát chân em khỏa lững lờ nguồn xuân
    Tan rồi hạt bụi ái ân
    Vướng mi em một đôi lần... phải không?​
    -----------------------------
    Anh Yêu Nhóc
  6. YeuNhoc

    YeuNhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Thương Em
    Thương em rỡn sóng mà quên
    Dọc đê toàn ớt chỉ thiên tía hồng
    Đôi ba xuân khép một vòng
    Trói người xé lưỡi, mắt ròng tuổi mưa
    Chợt nghe sông cạn bao giờ
    Đắng cay đứng sững mấy bờ nhân duyên
    Đáy bùn quẫy mạnh ngó sen
    Hỡi ơi sông Sở, sông Tiền đó chăng ?
    Sương mù đóng chắc núi băng
    Vùi trinh bạch, xóa vĩnh hằng thơ ngây
    Để em đau nỗi riêng này
    Chỉ thiên cứ mọc ngón tay nguyện thề
    Thôi em, cỏ mịn chân đê
    Anh đưa em nhẹ gót về xanh xưa
    Chỉ tay xuống đất làm mưa
    Mát chân em khỏa lững lờ nguồn xuân
    Tan rồi hạt bụi ái ân
    Vướng mi em một đôi lần... phải không?​
    -----------------------------
    Anh Yêu Nhóc
  7. Vuanoidoi7

    Vuanoidoi7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Các Trạng nguyên người Kinh Bắc​
    1) Lê Văn Thịnh (1038- ?)
    Người làng Đông Cứu, huyện Yên Định, Bắc Giang. Đỗ Trạng nguyên khoa thi Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075), đời Lý Nhân Tông. Làm một người văn võ song toàn. Có công to trong cuộc thương lượng ở đất Vĩnh Bình( thuộc châu Ung sát huyện Quang Lang, tỉnh Cao Bằng thời Lý ) năm 1084. Vì có công nên được thăng chức thái sư.
    2) Nguyễn Quan Quang ( ? - ? )
    Người xã Tam sơn, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc (huyện Tiên Sơn). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Ngọ(1234). Làm quan đến chức Bộc xạ, tặng hàm Đại Tư không.
    3) Lý Đạo Tái (1254 - 1334)
    Người làng Vạn Tải, huyện Gia Định xứ Kinh Bắc (nay là huyện Thuận Thành , Bắc Ninh). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý, niên hiệu Nguyên Phong thứ 2 (1252), đời Trần Thái Tông. Làm quan ở Đông các Viện Hàn lâm, có đi sứ Trung Quốc. Về sau, ông bỏ quan đi tu ở chùa Quỳnh Lâm (Hải Dương cũ), được sư pháp Loa và Trần Nhân Tông (tổ thứ nhất) rất trọng. Năm 1317, Pháp Loa (vị tổ thứ 2) đem y bát của Điêu ngự giác hoàng (tổ thứ nhất) truyền cho. Sau khi được truyền Y bát, Đạo Tái lên tu ở núi Yên Tử làm vị tổ thứ 3 của phái Phật Trúc Lâm, với đạo hiệu Huyền Quang Tôn Giả. Huyền Quang giỏi thơ văn. Hiện còn tác phẩm "Trần triều thế phả hành trạng".
    4) Lưu Thúc Kiệm ( ? - ? )
    Người làng Trạm Lệ, huyện Gia Bình, phủ Thuận Am, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Gia Bình, Bắc Ninh). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Thìn niên hiệu Thánh nguyên thứ nhất (1400), đời Hồ Quý Ly. Làm quan đến Hàn Lâm trực học sĩ. Ông giỏi văn từ biện bạch nên Hồ Quý Ly giao cho thảo các văn từ bang giao với các nước láng giềng. Ông là bạn cùng khoa với nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên... Họ đều phục tài năng mẫn cán và đức tính liêm khiết của ông.

    5) Nguyễn Nghiêu Tư ( ? - ? )
    Có tên hiệu là Tùng Khê, thuở nhỏ còn có tên tục là Lợn vì đẻ tháng Hợi, người xã Phú Lương, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Quế Võ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hoà thứ 6 (1448), đời Lê Nhân Tông. Làm quan An phủ sứ, Hàn lâm trực học sĩ. Đi sứ nhà Minh rồi được thăng lên Lại bộ Thượng thư.
    6) Vũ Kiệt ( ? - ? )
    Người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc (nay là huyện Thuận Thành). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Tỵ, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1473), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư.
    7) Nguyễn Quang Bật (1463 - 1505)
    Người làng Bình Ngô, huyện Gia Bình, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( Nay là huyện Gia Bình). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Hàn lâm Hiệu lý. Ông là thành viên nhóm Tao Đàn nhị thập bát tú. Vì trái ý của Lê Uy Mục nên bị giáng xuống Thừa Tuyên, Quảng Nam. Vua sai người mật dìm chết ở sông Phúc Giang. Tương Dực Đế biết ông chết oan, bèn truy phong tước Bá, và tặng lá cờ thêu 3 chữ "Trung Trạng Nguyên". Vua còn cho dân địa phương lập miếu thờ làm thành hoàng.
    8) Nghiêm Hoản ( ? - ? )
    Còn có tên là Viên, xã Phùng Ninh Giang, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay huyện Quế Võ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), đời Lê Thánh Tông. Ông mất ngay sau khi đỗ, chưa kiệp nhận chức.
    9) Nguyễn Giản Thanh (1482 - ?)
    Người xã Hương Mặc (Ông Mặc), huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc (nay là huyện Tiên Sơn). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 ( 1508), Đời Lê Uy Mục . Làm quan đến Viện hàn lâm Thị thư, kiêm Đông các Đại học sĩ. Đi sứ phương Bắc rồi được thăng lên Thượng thư, Hàn lâm Thị độc Chưởng viện sự, tước Trung Phủ Bá, lúc mất được tăng tước Hầu.
    10) Ngô Miên Thiều (Thiệu) (1498 - ?)
    Người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc (nay thuộc huyện Tiên Sơn). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Dần, niên hiệu Quan Thiệu thứ 3 (1518), Đời Lê Chiêu Tông. Làm quan cho nhà Mạc đến Thượng thư kiêm Đô ngự sử, Nhập thị Kinh diên, tước Lý Khế.
    11) Đỗ Tông ( ? - ? )
    Người xã Lại Óc, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, Kinh Bắc (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng Yên). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Đức thứ 3 (1529), đời Mạc. Làm quan đến Đông các Đại học sĩ. Lúc mất được truy tặng Hình bộ Thượng thư.
    12) Dương Phú Tư ( ? - ? )
    Người làng Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùi, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Tuyên Tông (Phúc Nguyên). Làm quan Tham Chính. Dâng sớ xin qui thuận Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn.

    13) Nguyễn Lượng Thái ( ? - ? )
    Người xã Bình Ngô, huyện Gia Định, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Thuận Thành). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 6 (1553), đời Mạc Tuyên Tông. Làm quan đến Tả thị lang bộ Lễ, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Định Nham Hầu.

    14) Phạm Quang Tiến ( ? - ? )
    Người làng Lương Xá, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Thuận Thành). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Sửu, niên hiệu Thuần Phúc thứ 4 (1565), đời Mạc Mậu Hợp. Mất trên đường đi sứ Trung Quốc.
    15 ) Vũ Giới ( ? - ? )
    Người xã Lương Xá, huyện Lương Tài , trấn Kinh Bắc (Thuận Thành). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577). Làm quan đến lại bộ Thượng thư.
    16) Nguyễn Xuân Chính (1587 - ?)
    Người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc (nay thuộc huyện Tiên Sơn). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 (1637), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang. Được tặng Thượng thư, tước Hầu.
    17) Đặng Công Chất (1621 - 1683)
    Người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661). Làm quan đến Thượng thư bộ Binh, bộ Hình. Lúc mất được tặng Thiếu Bảo, tước Bá.
    18) Nguyễn Đăng Đạo (1650 - 1718)
    Sau đổi tên là Liên, người làng Hoài Bão, huyện Tiên Sơn, trấn Kinh Bắc (nay là huyện Tiên Sơn). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Hợi, niên hiệu Chính Hoà thứ 4 (1683), đời Lê Hy Tông. Làm quan đến Hữu thị lang bộ Lại, Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Bá. Đi sứ Trung Quốc, lúc mất được tặng Thượng thư bộ Lại, Thọ Quận Công.
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn sutu đã lập topic này. Tui xin được "mở hàng" nhé:
    Trần Đức Thảo là một nhân vật đặc biệt của Việt Nam ở thế kỷ XX. Ông là một nhà trí thức lớn, một người con của miền quê Kinh Bắc giàu truyền thống văn hiến.
    Ông sinh ngày 26-09-1917 tại Song Tháp, Từ Sơn, Bắc Ninh.
    Năm 1935, sau khi đỗ tú tài vào loại xuất sắc, ông vào học tại trường Luật ở Hà Nội.
    Năm 1936, ông sang Pháp chuẩn bị thi vào Ecole Normale Supérieure de la Rue d?TUlm (Trường Đại học Sư phạm phố d?TUlm). Đây là một trong những trường nổi tiếng nhất nước Pháp lúc bấy giờ. Rất nhiều trí thức giỏi của Pháp đã được học ở cái nôi này.
    Cho đến năm 1939 ông nhập học và năm 1943 ông tốt nghiệp thủ khoa đại học, nhận học vị thạc sỹ. Luận văn của ông có tựa đề là: La méthode phénoménologique chez Husserl (Phương pháp hiện tượng luận của Husserl), sau đó ông tiếp tục hoàn thành luận án tiến sỹ về Hiện tượng học của Husserl.
    Cần nói thêm rằng, Hiện tượng học (hiện tượng luận) là một lĩnh vực triết học hết sức trừu tượng. Ông đã trở thành một trong số những chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực này...
    ...
    (tui xin tiếp tục tham gia sau, đến giờ phải đi rồi. Mong các bạn đưa ra ý kiến đóng góp, bình phẩm,....)
  9. sutubienbong

    sutubienbong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    1.630
    Đã được thích:
    0
    ặ sao lỏĂi bỏt 'ỏĐu bỏng giĂo sặ TrỏĐn Đỏằâc ThỏÊo?(giỏằ mỏằ>i nghe tên lỏĐn 'ỏĐu hơ, chuỏằ'i nhỏằ? :P) BN- BG có bao nhiêu TrỏĂng Nguyên BỏÊng NhÊn làm vinh danh 'ỏƠt Viỏằ?t quĂ 'i chỏằâ? Không biỏt chỏằ? nói vỏằ hiỏằ?n tỏĂi hay cỏÊ quĂ khỏằâ nỏằa nhỏằ??
    ----------------
    Xin mỏằi cĂc bỏĂn, ai biỏt vỏằ nhỏằng ngặỏằi 'ặặĂng thỏằi thơ viỏt ngặỏằi 'ặặĂng thỏằi. Ai biỏt vỏằ ngặỏằi xặa thơ viỏt vỏằ ngặỏằi xặa. không phÂn biỏằ?t giỏằ>i tưnh, dÂn tỏằTc, tôn giĂo, tỏƠt cỏÊ 'ỏằu bơnh 'ỏng nhặ nhau trong cĂc cỏằ'ng hiỏn làm vinh danh 'ỏƠt Viỏằ?t ngàn nfm vfn hiỏn!
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Văn Nghệ Công An
    21-11-2004
    ?oĐứa con? tha hương đã trở về đất Việt

    Được công bố vào năm 1951, tác phẩm viết bằng tiếng Pháp nổi tiếng của triết gia Trần Đức Thảo Phénomenologie et matérialisme dialectique (Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng), sau 53 năm ở tận trời Tây, đến tháng 5/2004 mới ra mắt bạn đọc Việt Nam bằng tiếng Việt.
    Cuốn sách do tác giả Đinh Chân biên dịch, đích thân Trần Đức Thảo hiệu đính. Đây là sự cố gắng lớn lao của Khoa Triết học, Trường Đại học KHXH&NV Quốc gia và NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
    Công trình được chia làm hai phần: Phần I đề cập đến phương pháp của hiện tượng học và nội dung thực tế của nó, từ năm 1942 đến 1950, trình bày những đặc điểm chủ yếu của hiện tượng học từ một quan điểm lịch sử thuần tuý cũng như triển vọng của tư tưởng hiện tượng học. Thông qua một số một số hệ thống luận cứ vững chắc, Trần Đức Thảo đã chỉ ra những mâu thuẫn nội tại ngay trong chính tư tưởng cũng như tác phẩm của Husserl, người sáng lập ra hiện tượng học.
    Phần II, hoàn thành vào năm 1951, Trần Đức Thảo đề cập đến Phép biện chứng và sự vận động của hiện thực. Ở đây tác giả vận dụng phép biện chứng Mácxít để xem xét những vấn đề mà hiện tượng học nêu ra, đặc biệt chú trọng phân tích bản chất của cảm tính và phép biện chứng của sự tiến hoá xã hội loài người như sự sinh thành của lý tính.
    Dụng ý của tác giả ở phần này là nhằm khắc phục những mâu thuẫn nội tại trong các luận điểm hiện tượng học của Husserl. Tác giả đi đến kết luận: ?oChủ nghĩa Mác là giải pháp duy nhất có thể nghĩ đến đối với các vấn đề của chính hiện tượng học nêu ra?. Như vậy, các vấn đề đã được tác giả giải quyết đầy đủ trong phương pháp luận của chủ nghĩa Mác, và từ tác phẩm này là một sự khẳng định sự biến chuyển tư tưởng đi tới khẳng định vững chắc lập trường Mácxít trong tư duy triết học của triết gia Trần Đức Thảo.
    Tuy nhiên, chính tác giả cũng đã khiêm tốn thừa nhận rằng công trình này: ?oMới đi đến thềm của chủ nghĩa Mác, chưa đi vào chủ nghĩa Mác?. Nhưng do tình hình tư tưởng tại nước Pháp thời bấy giờ, cuốn sách của ông được xem là tư tưởng cộng sản và không thể được chấp nhận trong giới đại học Pháp.
    Sau này, trong một bản bổ sung lý lịch, triết gia viết: ?oKhách quan thì trong điều kiện năm 1951, cuốn sách ấy là một thắng lợi của chủ nghĩa Mác. Trên thực tế đã giúp nhiều nhà tri thức trong giới khoa học xã hội tư sản, làm cho họ bớt thành kiến với chủ nghĩa Mác, nhìn nhận quan điểm Mácxít là có lý và căn bản đúng. Một số người đọc cuốn sách ấy đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp.?
    Hành trình đến với triết học và cách mạng
    Trần Đức Thảo sinh ngày 26/9/1917 trong một gia đình viên chức nhỏ ở xã Song Tháp, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh). Năm 1935 sau khi đỗ tú tài loại ưu, ông theo học Trường Luật tại Hà Nội. Năm 1936 đến 1939 ông sang Pháp học tại Trường Louis-Le Grand và Henri IV. Năm 1939, ông thi đỗ vào Trường Đại học sư phạm Cao cấp phố D?TUlm (école Normale Supérieure de la Rue d?TUlm). Đây là trường nổi tiếng trên toàn nước Pháp và thế giới, chỉ tuyển dụng các sinh viên xuất sắc nhất từ các nước theo học.
    Năm 1943 ông tốt nghiệp thủ khoa nhận học vị thạc sĩ với luận án Phương pháp hiện tượng luận Husserl. Lúc ấy Trần Đức Thảo gần như trở thành tâm điểm chú ý của báo chí Pháp cũng như Đông Dương và được xem là một tài năng triết học thiên bẩm. Sau đó, ông đăng ký làm luận án tiến sĩ về Hiện tượng luận Husserl.
    Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Cách mạng Tháng Tám thành công, Trần Đức Thảo tích cực tham gia vào các hoạt động yêu nước Pháp và đau đáu hướng về Tổ quốc. Ông phân phát truyền đơn ủng hộ ********* ở những quảng trường, đường phố đông người nhất Paris.
    Cùng thời gian này, Tổng uỷ ban đại diện Việt Kiều mở một cuộc họp báo rộng rãi. Trong cuộc họp báo này, Trần Đức Thảo trình bày về vấn đề độc lập ở Đông Dương và trả lời những câu hỏi của báo giới Pháp. Trong lý lịch của mình, triết gia viết: Một nhà báo Pháp đã đặt một câu hỏi có tính chất tối hậu thư rằng: ?oQuân đội viễn chinh Leclecre sắp đổ bộ ở Đông Dương - Thế thì người Việt Nam sẽ đón tiếp thế nào??. Tôi đã trả lời: ?oBằng tiếng súng?. Cũng chính vì câu trả lời này mà ngay lập tức ông bị bắt giam và nhốt tại nhà tù La prison de la Santé 2 tháng với tội danh ?oxâm phạm an ninh nước Pháp trong những lãnh thổ có chủ quyền của Pháp?
    Sau khi ra tù, đầu năm 1946, Trần Đức Thảo đến gặp ông Emille Bréhier, giáo sư hướng dẫn luận án cho mình. Vị giáo sư này đã cúi gằm mặt rồi vung tay chỉ ra cửa và thét: ?oNếu ông không yêu nước Pháp thì ông đi đi, về nước của ông?? Sau hội nghị Fontainebleau, Bac Hồ đã tìm gặp và đề nghị Trần Đức Thảo về nước phục vụ cách mạng và ông cũng đã hứa với Bác sẽ về sau khi làm xong luận án tiến sĩ.
    Trở về quê hương Việt Nam
    Năm 1950, Trần Đức Thảo cho ra mắt cuốn Triết lý đi về đâu bằng tiếng Việt và cuốn Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng bằng tiếng Pháp. Dùng số tiền nhuận bút từ cuốn sách trên, ông đã trở về Việt Nam theo con đường từ Paris ?" London ?" Praha ?" Moskva - Bắc Kinh, rồi về đến Tân Trào.
    Trong những ngày tháng chiến tranh gian khổ ở Việt Nam, Trần Đức Thảo công tác trong ngành giáo dục. Sau hoà bình, ông từng giữ đến chức Phó Giám đốc Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm khoa Lịch sử, rồi trở thành giáo sư lịch sử triết học của Đại học Tổng hợp Hà Nội?
    Sau thời kỳ đổi mới, ông còn cho ra mắt cuốn Vấn đề con người và chủ nghĩa Lý luận không có con người bằng tiếng Việt năm 1988, do NXB TP Hồ Chí Minh ấn hành. Năm 1992, ông sang pháp trị bệnh và lấy thêm tư liệu cho công trình Logique của cái hiện tại sống động (La logique du présent vivant), nhưng cuốn sách chưa hoàn thành thì ông ngã bệnh và ra đi ngày 14/4/1993, bỏ lại sau lưng một sự nghiệp triết học lớn và những công trình dang dở.
    Bà Nguyễn Thị Nhất (80 tuổi) - vợ triết gia Trần Đức Thảo, cũng đã từng học ở Sorbone (Pháp) - kể lại: ?oCuộc sống của ổng giản dị và khiêm nhường lắm. Ổng ấy rất đặc biệt khi tư duy, một khi ổng đã suy nghĩ điều gì, thì không hề quan tâm đến những việc xung quanh. Có lần không biết mải nghĩ cái gì, để chiếc bếp nấu ăn bốc cháy, khói nghi ngút cả mấy tầng nhà mà không hề hay biết. Hàng xóm thấy khói xông vào dập lửa, ổng vẫn đắm chìm trong suy nghĩ..."
    Trần Ngọc Hà
    Nguồn: http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/lyluan/2004/12/49704.cand


Chia sẻ trang này