1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh nhân xứ Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi T_N_T, 09/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Tui xin được chú thích thêm là bài trên có một chi tiết không đúng như sau:
    "Cuốn sách do tác giả Đinh Chân biên dịch, đích thân Trần Đức Thảo hiệu đính"
    Không đúng vì khi ông Đinh Chân dịch cuốn này thì GS Thảo đã qua đời lâu rồi.
    Cuốn sách " Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng" nói riêng và các tác phẩm khác nói chung ra đời được là nhờ ở sự nỗ lực của bà vợ cũ của GS Thảo.
    Số nhuận bút sau khi xuất bản các công trình của GS Thảo được bà vợ cũ của ông tặng khoa triết học trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, làm quỹ học bổng Trần Đức Thảo để khuyến khích các em sinh viên học giỏi...
  2. andray

    andray Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Là một người thực sự yêu mến Trần Đức Thảo, tôi đã đọc khá nhiều bài viết của ông cũng như là viết về ông nhưng có một điều thật trớ trêu là tôi lại không biết ông ấy là người Kinh Bắc. Những bài thảo luận về tư tưởng của Trần Đức Thảo không chỉ trong lĩnh vực Triết học mà cả về Lịch sử cũng sẽ rất nhạy cảm. TĐT là một vì sao hiếm hoi trên bầu trời triết học Việt Nam .. nhưng có lẽ cũng nên gọi là một ngôi sao băng .. nhưng vì sao lại là một ngôi sao băng thiết nghĩ tôi cũng sẽ không bàn luận vì đơn giản tôi không đủ khả năng để bàn luận. Chỉ xin đưa ra đây một bài viết của ông coi như để bày tỏ lòng mến mộ !!!!
  3. andray

    andray Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    CHỦ NGHĨA HIỆN SINH và DUY VẬT BIỆN CHỨNG​


    Tác giả: Trần Đức Thảo
    Nguyên tác: Existentialisme et Matérialisme Dialectique
    (Revue de Métaphysique et de Morale, Vol. 58, n° 2-3, 1949, tr. 317-329.
    http://www.viet-studies.org/TDThao)
    Người dịch: Phạm Trọng Luật

    _____________
    Xuất hiện trong số đặc biệt về những vấn đề lịch sử của Revue de Métaphysique et de Morale năm 1949, bên cạnh các bài khác của Raymond Aron, George Davy, Lucien Febvre, Claude Lévi-Strauss, Henri-I. Marrou, Dominique Parodi, có lẽ tiểu luận này của Trần Đức Thảo chính là ngòi pháo đã làm nổ ra cuộc tranh luận với Jean-Paul Sartre, trong điều kiện quan hệ giữa hai bên có thể đã khá căng từ trước. Dù sao, sau cuộc tranh luận dở dang, cả hai triết gia vẫn còn đủ sáng suốt để công nhận những đóng góp của mỗi bên cho triết học khi có dịp phát biểu về đối phương [1].
    Về bản dịch, ngoài những điều đã nêu lên trong lần chuyển ngữ trước, xin nói thêm với quý độc giả đôi điều. Do nội dung đặc biệt của nguyên bản, chúng tôi thường phải phân biệt khái niệm triết học với từ thông dụng trong khi dịch để tránh phải lặp đi lặp lại mãi một chữ; do đó, «existence» được dịch hoặc là «tồn tại», hoặc là «cuộc đời» hay «cuộc sống» chẳng hạn. Mặt khác, để nhấn mạnh trên một ý, ngoài những từ in nghiêng của Trần Đức Thảo, chúng tôi cũng mạn phép in đậm một số câu chủ quan cho là đáng lưu ý.

    Phạm Trọng Luật.
    _______________________

    1
    Những khó khăn mà người trí thức được đào tạo theo lối cổ thường cảm thấy trước chủ nghĩa Marx có bản chất đặc biệt, hoàn toàn không thể so sánh với cảm tưởng tối tăm trước loại kiến trúc tư tưởng quá phức tạp. Ở đây, ý nghĩa của các khái niệm đơn giản nhất cũng trở thành vấn đề, khiến ta có ấn tượng như thể chúng là không thể nào hiểu nổi đối với họ. Lý do của sự kiện này nằm ngay trong mục đích mà các nhà sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng nhắm đến: đối với các vị, vấn đề không phải là cải tạo giai cấp tư sản theo một lý tưởng giả định ngay sự tiêu vong của chính nó, mà là cung cấp cho giai cấp vô sản loại vũ khí tư tưởng cần thiết cho sự hình thành ý thức giai cấp, và sự tự giác định hướng trong cuộc đấu tranh giai cấp. Thế nên ý nghĩa của những giá trị xã hội đương tồn đã bị phủ nhận tức thì trên bình diện tư tưởng để được đặt lại trên nền tảng hiện thực, bởi vì thật ra giai cấp bị bóc lột không thể có một kinh nghiệm tích cực nào về các giá trị ấy, hoàn cảnh của họ chỉ cho phép nhìn thấy bao hy sinh mà chúng bắt họ gánh chịu. Tuyên Ngôn Cộng Sản viết: «Điều kiện sinh tồn của xã hội cũ đã bị triệt tiêu ngay trong điều kiện sống của giai cấp vô sản... Trong mắt kẻ bị bóc lột, từ luật pháp, đạo lý, đến tôn giáo đều chỉ là những thành kiến tư sản che giấu đằng sau bao lợi quyền tư bản». Nhưng nhà trí thức của chúng ta có ấn tượng đang đọc những lời vô nghĩa, bởi vì bản thân họ thì nhìn thấy mặt tích cực của các giá trị đã thiết lập thật. Cảm thấy không được thông cảm, anh ta từ chối tìm hiểu đối phương - một địch thủ nói cho ngay vừa không thiết được cảm thông, vừa cũng chẳng có ý muốn tìm hiểu ngược lại. Sự thông cảm chỉ có thể làm nhụt nhiệt tình tranh đấu của anh ta, còn yêu cầu kẻ địch tự nguyện từ bỏ điều kiện sống của mình thì quả là chuyện vô ích đến không tưởng.
    Lối trình bày chủ nghĩa duy vật biện chứng cổ điển có vẻ như không thể nào hiểu được, đơn giản chỉ vì nó hoàn toàn không dùng lối tư tưởng truyền thống, cũng không hướng đến giới trí thức tư sản. Nhưng đâu phải vì thế mà chủ thuyết này không bao hàm một nội dung phổ quát như học thuyết về con người toàn diện trong sự chuyển biến thực hiệu của hắn. Và nếu quy chiếu về hạ tầng cơ sở cho phép ta phê phán không thương tiếc những hệ tư tưởng lỗi thời, sự phê phán này luôn luôn nhân danh chân lý, một giá trị chỉ có nghĩa trong chừng mức là nó nảy ra từ cuộc sống hiện thực. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không quy giản đời người vào cơ sở vật chất của cuộc sống: khi phơi bày loại quan hệ thực hiệu làm nền tảng cho những ý nghĩa thuộc lĩnh vực tinh thần, nó mang lại cho khái niệm chân thực một định nghĩa triệt để.
    Mặt quyến rũ của chủ nghĩa Marx nằm ở khả năng xây dựng hơn là ở sức phủ định của nó, và có lẽ đây là một trong những nét đặc thù của thời đại chúng ta. Sự phê phán chủ nghĩa tư bản và nền đạo lý tư sản không còn cần thiết nữa: thế giới hiện đại đã tự phê phán nó quá đầy đủ bằng tầm sâu và độ rộng của bao xáo trộn do nó gây ra. Điều vẫn còn thiết yếu là phải tìm ra một chuẩn mực tích cực để nhận diện chân lý, và đấy chính là động lực sâu xa đã lôi kéo thế hệ trẻ về phía tư tưởng Marx. Nhìn dưới khía cạnh này, chủ nghĩa duy vật biện chứng trong nội dung hiện thời biểu hiện thành quả mà cuộc vận động triết học hiện đại đạt đến. Nếu thế kỷ 19 đã chứng kiến thắng lợi rực rỡ của chủ nghĩa tự do hình thức và chủ nghĩa duy tâm trừu tượng, nó cũng đồng thời nhìn thấy ở đấy những dấu hiệu đầu tiên của sự suy tàn không thể đảo ngược. Đối tượng của triết học từ đây sẽ là con người toàn diện và thực hiệu. Trong sự trở về với thế giới cụ thể này, bởi vì hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh là những nỗ lực phong phú nhất, chính trong biện chứng nội tại của chúng mà ta sẽ tìm thấy lối dẫn nhập tự nhiên vào các khái niệm của học thuyết Marx.
    2
    Vào đầu thế kỷ 20, vì sự thiếu vắng một hệ thống tư duy đủ đồ sộ để bao quát tất cả, tư tưởng Âu châu không ngừng dao động giữa hai đối cực. Một triết lý «khoa học» thực sự muốn đạt đến toàn bộ nội dung của tinh thần cùng với khả năng trình bày nó dưới một hình thức chặt chẽ, song trên thực tế chỉ với tới phần lịch sử của vật lý toán học. Và một triết lý «văn học», để có thể kiến giải cuộc sống con người trong ý nghĩa nhân sinh thực sự và trọn vẹn của nó, đành phải vất bỏ mọi yêu cầu chính xác đặc thù thuộc loại suy luận lý thuyết. Trong hoàn cảnh đó, hiện tượng học tự giao cho mình nhiệm vụ hợp nhất sự mầu mỡ của lãnh vực nhân sinh với yêu cầu chính xác của phương pháp khoa học, đồng thời diễn đạt bằng những khái niệm chặt chẽ phần ý nghĩa của nghiệm sinh dường như chỉ thuộc về không gian riêng của phân tích văn học cho đến thời điểm ấy. Bước tiến quyết định là sự cải biến ý niệm khách thể, bị giới hạn trong tư duy truyền thống vào đối tượng tư duy của khoa vật lý, và được mở rộng triệt để ở đây; từ nay hiện thực phải được nắm bắt trong ý nghĩa đầy đủ nhất của nó: vật lý, đạo lý, thẩm mỹ, tôn giáo, như là nó tồn tại đối với tôi, trong tất cả mọi nghĩa có khả năng xác định cho tôi ngay chính ý niệm tồn tại. Cương quyết vất bỏ sự phê phán của Descartes về loại «phẩm chất hàng hai» [2], bởi vì rốt cuộc nó làm nghèo lĩnh vực triết học một cách quá đáng, từ đây nhà hiện tượng học xem là hiện thực tất cả những gì tồn tại theo một nghĩa nào đó, và đem nó làm đối tượng mô tả tích cực. Tùy ưu tư ở mỗi lúc, ta có thể nhận thức cảnh tượng một đêm đầy sao như phương tiện định hướng thực tiễn, hoặc một cảnh đẹp đáng chiêm ngưỡng, hay cuộc hoà tấu một bản nhạc thiên thai. Không ý nghĩa nào là hoàn toàn vắng mặt, nếu không phải vì sự bế tắc, bất lực của chính ta trong một hướng nhận thức nào đó. Và không ý nghĩa nào có thể bị phủ nhận hay chối bỏ như «chủ quan», bởi vì thế giới hiện thực chỉ có thể là cái thế giới này, đang phơi mở ra đây với tất cả mọi ý nghĩa nó có thể có cho tôi, trong khi tôi sống trong lòng nó.
    Với sự mở rộng ý niệm hữu thể, từ nay bao gồm tất cả mọi ý nghĩa của thế giới cuộc sống, nghĩa là cái thế giới trong đó chúng ta thảy đều đang sống và đang xây dựng đủ thứ kiến trúc lý thuyết, tư duy triết học cũng đổi nghĩa mới. Ở vào thời kỳ mà phải là cái gì có định nghĩa trong hệ thống vật lý toán học mới được xem là hiện thực, triết gia chỉ có thể đi tìm nền tảng của tính khách quan trong sự nhất quán của tư duy như cái tạo thành thế giới khoa học: đó là «ý thức siêu nghiệm» của triết lý phê phán. Và ngay cả thế giới của nhận thức cũng chỉ tìm được hiện thực của nó trong sự tương hợp với những phạm trù của tri giác. Với sự công nhận tất cả mọi nghĩa của hữu thể, cái tôi mà ta quay lại không còn là hoạt động thống nhất đơn thuần nữa, mà là ý thức cụ thể, là chính cái ý thức này mà tôi nhận biết khi thực sự quay lại trong tôi. Chủ thể không còn là chủ thể khoa học nữa, mà là thằng tôi thực hiệu, trong hiện thời này và trong sự phong phú của nghiệm sinh. Ý thức siêu nghiệm theo nghĩa hiện tượng học không còn là một sở cứ - nơi những phạm trù giác tính thống lãnh sự hình thành của đối tượng vật lý, mà là dòng đời cụ thể của tôi - nơi chính ý nghĩa của hiện thực đang tự phơi mở như chẳng là gì khác hơn là tự thân cái tồn tại cho tôi, trong một nhận thức thực hiệu.
    Cái «tôi siêu thế» của Husserl, đặt «ra ngoài thế giới» bởi sự «bỏ vào ngoặc» mọi tồn tại thế gian, thực chất là cái tôi cụ thể đầy thời tính mà nội dung không hề phân biệt được với thằng tôi nhân sinh: một suy nghĩ đơn giản đủ để nhận diện hiện thể này và định nghĩa hắn một cách biện chứng như hữu-thể-tại-thế. Vấn đề siêu nghiệm làm nền tảng cho tính khách quan từ nay phải được giải quyết bằng sự phân tích hiện thực người.
    Nhưng rồi hiện thực vừa tìm lại được bây giờ lại tự định nghĩa bằng sự phủ nhận mọi hiện thực khách quan, bởi vì những khái niệm hiện sinh chỉ quy chiếu về tính hiện thời của hiện hữu. Chủ nghĩa hiện sinh thật ra chỉ kế thừa triết lý siêu nghiệm, và triết lý này đã đạt đến bình diện cụ thể với Husserl; thế nhưng, cũng như «ý thức tạo lập» không thể được giải thích bằng «đối tượng được tạo lập», bởi vì theo lối suy luận cổ điển giả định thì nó phải có trước, Dasein không thể chấp nhận trong định nghĩa của hắn một quy định khách quan nào, bởi vì tính siêu thế của hắn là nền tảng của hiện thể gọi là thế giới. Con người không tồn tại như cục đá, không chỉ đơn giản vì một khác biệt thể loại, mà bởi một lý do sâu sắc hơn: bởi vì tất cả mọi ý nghĩa của thế giới khách quan đều có cơ sở trong tôi, tôi không thể nào tự giải thích mình như vật thể, dù rằng tôi chỉ có thể cảm nhận bản thân mình trong hiện thể của cái gọi là tôi. Đồng hoá ý thức siêu nghiệm với ý thức cụ thể như chính cái tôi đang nghiệm sinh, đấy chính là kết quả mà phân tích của Husserl đã đạt đến. Như thế, ta rơi vào nghịch lý là hiện hữu của tôi, mặc dù từ nay đưọc xem như tồn tại hiện thực, vẫn tiếp tục đối lập với thế giới, và ý niệm cái tôi vẫn từ khước mọi hệ lụy với bất cứ quy định thế gian nào: con người không phải là một phần của thế giới, mà đúng hơn thế giới lại là một thời cứ của nhân sinh, bởi chính tư cách của Dasein như hữu-thể-tại-thế.
    Những ý niệm như giả tạo và dấn thân lúc ấy sẽ mất hết mọi ý nghĩa chính xác. Cho dù hiện thực người bị ném vào thế gian, sự bơ vơ vô chủ của hắn không diễn tả một tình trạng khách quan nào, mà chỉ đơn giản là cách thức tồn tại riêng của hắn, trong tư cách là hắn đã luôn luôn tồn tại như thế rồi. Ý niệm cảnh ngộ không chỉ ra một hoàn cảnh thực tế nào có thể định nghĩa một cách khách quan, mà đơn giản quy về sự kiện là hiện hữu người lúc nào cũng trong hoàn cảnh ?" và đúng là hoàn cảnh này chỉ có nghĩa bởi cách thức cái tôi đã quyết định tự hiểu bản thân mình như thế nào, trong một chọn lựa tự do. Ở mọi trường hợp, ý niệm Dasein đều không vượt quá tính hiện thời của ý thức về cái ta, mọi vị ngữ về tính ngoại hiện đều không chỉ gì khác hơn là ngay chính tính hiện thời ấy.
    Tất cả tiến bộ thực hiện được nhờ sự công nhận chủ thể như chủ thể người bỗng dưng biến mất như thế bởi sự từ chối nhìn nhận hiện hữu trong hiện thực khách quan của nó, và ở sự từ khước này còn ẩn nấp bao thành kiến của chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm mà người ta cho rằng đã vượt qua. Tất cả mọi nghĩa của chủ thuyết hiện sinh đều đòi hỏi phải chuyển sang phân tích khách quan, nơi hữu-thể-tại-thế sẽ được công nhận như hữu thể thực hiệu. Trừ phi trở lại với ý tưởng một «cái tạo lập» vĩnh viễn tách rời khỏi «cái được tạo lập», thằng tôi sống nơi trần gian chỉ có thể là một hữu thể thuộc thế gian này, và việc áp dụng cho hắn những khái niệm trần gian là hoàn toàn chính đáng. Tồn tại hiện thực là tồn tại vật chất. Lùi bước trước hệ quả này là trốn chạy vào sự độc đoán của cảm thức về cái ta thuần tuý, và tự bắt buộc mình định nghĩa hiện thực người như hư vô.

    (còn tiếp ...)
  4. andray

    andray Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo ...)
    3
    Công nhận cái tôi như thành phần của tự nhiên, hiển nhiên ta không có ý định từ chối nhận biết hắn trong bản chất người đặc thù của hắn. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, khi tự xác lập mình như chân lý của chủ nghĩa duy tâm, chỉ chối bỏ chủ nghĩa sau bằng cách sáp nhập nó trong nội dung thực hiệu. Tồn tại của con người nhất thiết phải mang một ý nghĩa nào đó khiến ta phân biệt được nó một cách triệt để với tồn tại của thú vật: bản chất người bao hàm sự tự phân biệt như thế. Đối với con người, hiện hữu có nghĩa là cho cuộc đời mình một ý nghĩa nào đó, và cái ý nghĩa này sẽ định nghĩa con người ngay trong cuộc sống của hắn, trong tư cách là nếu không có ý nghĩa này, hắn cũng sẽ không tồn tại nữa. Thay vì hy sinh ý nghĩa đời mình, hắn thà hy sinh ngay chính cuộc đời, khẳng định qua hành động tột cùng ấy rằng hắn chỉ sống vì cái ý nghĩa đó, cái ý nghĩa không phải chỉ được nối thêm vào mà kỳ thực chính là bản chất của đời mình. Trong một số trường hợp, ta chẳng nói một cách chính xác về những kẻ không dám hy sinh rằng «hắn không phải là người» hay sao? - bởi vì nét đặc thù của tồn tại người là thực hiện một ý nghĩa hiện hữu mà nếu không có thì chủ thể cũng chẳng còn nữa, bởi vì hắn chỉ hiện hữu như chủ thể khi cưu mang một ý nghĩa.
    Từ những nhận định hiển nhiên này, chủ nghĩa hiện sinh kết thúc bằng cách tách rời con người khỏi thiên nhiên. Ý nghĩa của hiện hữu được xem như cái tuyệt đối - nghĩa là nó xuất phát từ một hành động tự do không biện minh được mà cũng không thể biện minh, khiến cho hiện thực người hoàn toàn độc lập với mọi hoàn cảnh thực định. Bất kể đang ở trong tình cảnh nào, tôi là tôi như tôi chọn lựa, từ một hành động nguyên khởi đã biến tôi thành kẻ hoàn toàn trách nhiệm về cuộc đời mình. Chẳng có gì bắt buộc tôi phải chọn ý nghĩa ấy cho cuộc đời tôi cả, cũng không một sự kiện nào có thể đóng vai trò quyết định ở đây, bởi vì với một chọn lựa khác, cũng sự kiện này sẽ mang một ý nghĩa khác và tác động theo chiều hướng khác. Do đó, tôi luôn luôn và hoàn toàn là tôi như tôi chọn lựa, bởi vì chẳng có gì khác trong hiện thể tôi ngoài điều tôi đã chọn lựa.
    Hiển nhiên ý thức về một sự tự do tuyệt đối như thế có lợi điểm đáng kể là xua đi mọi ngần ngại giả dối và khuynh hướng bệnh hoạn của đời sống nội tâm. Nhưng cái gì cho phép tôi khẳng định rằng ý nghĩa ấy đúng thực là ý nghĩa cuộc đời tôi, và nhất là tại sao tôi phải hy sinh đời tôi cho nó? Đấy là những câu hỏi không có giải đáp rõ ràng ở đây, trong khi chắc chắn hy sinh là một sự kiện hiện thực và một khả thể khiến tồn tại của con người mang đặc tính là kiếp người. Triệt tiêu mọi khả năng biện minh để khẳng định một sự tự do tuyệt đối như thế, kỳ thực là hủy bỏ qua đó ngay chính ý niệm chân thực.
    Thực ra, một phân tích hiện tượng học trung thực sẽ mang lại những kết quả khác hẳn với nhiều quyết đoán của học thuyết. Tôi không chọn lựa hiện thể tôi, mà kỳ thực hắn đã tự áp đặt cho tôi như đã luôn luôn tồn tại như thế rồi, như cái qua đó tôi không thể không tự nhận biết, bởi vì không có hắn, tôi không còn là tôi nữa. Vào những thời điểm quyết định của cuộc sống, tôi bỗng nhận thấy rằng đời mình đã bị quy định bởi một môi trường, một vài cấu trúc xã hội và một tổ chức vật chất nào đó, rằng nó chỉ có ý nghĩa trong những điều kiện này, rằng tôi phải bảo vệ chúng đến cùng nếu muốn giữ lại cho đời mình cái ý nghĩa ấy. Tôi không hề chọn lựa làm công dân của đất nước này hay thành viên của giai cấp kia, nhưng tôi thuộc về đất nước này và giai cấp kia như sự đã rồi, bởi suốt quãng đời qua, bởi sự phát hiện bất thần của ý thức rằng tất cả những gì tôi tha thiết, những gì mang lại cho đời tôi ý nghĩa và giá trị đều thuộc về các chân trời đã định này, và sẽ tiêu tán nếu đất nước và giai cấp đó một ngày kia biến mất. Khi sự tồn vong của chúng không bị đe doạ, tôi có cảm tưởng dường như mình có tự do quyết định thuộc về những môi trường nào khác. Nhưng khi chúng lâm nguy, tôi mới chợt nhận thức rằng mình chẳng thể chọn lựa gì cả, bởi vì chúng là của tôi, vô phương cứu vãn: chúng quy định cách thức tôi nhìn thấy, cảm nhận mà nếu không có thì sự vật chung quanh cũng không còn như thế. Mọi người sẽ tự tìm thấy mình như đã từng, và tất cả hành động tự do của mỗi người chỉ là tự đảm nhận trọn vẹn thân phận mình trong hiện thể khách quan của nó, bởi vì hành động khác đi là phản bội quãng đời qua và tự dối mình.
    Tất nhiên người ta có thể nói đến một sự đổi đời luôn luôn khả thi, và khẳng định về ưu thế của tương lai dường như cho phép các nhà hiện sinh giải phóng con người khỏi mọi sức đè của dữ kiện. Song như thế là quên rằng dự phóng đổi đời chỉ có ý nghĩa nếu tôi cảm nhận nó như của tôi và nhận thấy mình trong ấy, mà điều này chỉ có thể xảy ra khi nó xuất phát từ hiện thể tôi như đã được tích tụ, kết tầng từ bao kinh nghiệm trước. Ngay cả ý nghĩ đổi đời cũng bao hàm ý thức về một sự thất bại, cảm thức rằng những giá trị của phần đời qua đã không được thực hiện thật sự, nghĩa là sự cảm nhận tính không chân thực như đặc tính của cả cấu trúc phần đời qua và nay được diễn đạt trong dự tính đổi mới. Trong mọi trường hợp, đà phóng về tương lai không tự do theo nghĩa là nó thể trôi theo bất kỳ hướng nào «tự do chọn lựa», bởi vì thực ra có một hướng ưu tiên, đấy là cái hướng sẽ thực hiện ý nghĩa cuộc đời thực hiệu của tôi, và tự do chỉ có thể là chấp nhận hoặc từ bỏ định hướng đó, là tự do chọn lựa giữa cái chân thực và cái sai giả.
    Dự phóng cái ta chỉ là tiêu đề cho một hệ thống giá trị, nơi thằng tôi phác họa khả năng thực hiện chân thực đời mình. Những giá trị này không đặt ra trong một thế giới tư tưởng tự thân tuyệt đối, hay trong một quyết định chủ quan độc đoán, mà được cảm nhận, thử thách trong kinh nghiệm của cuộc đời thực tiễn, nơi các ý niệm, lý tưởng nảy ra với tất cả ý nghĩa chân thực. Công lý, lòng nhân, vẻ đẹp, chân lý... đều không phải là những tinh thể vĩnh cửu hay sản phẩm của ý chí cá nhân: thể chất của chúng biểu lộ trong thực tiễn người, trong quan hệ sống và tương tác giữa con người với thiên nhiên và với đồng loại. Đứa bé phát hiện ra ý nghĩa công lý một lúc nào đó trong cuộc sống thực tiễn, nhân có yêu cầu chia chác hay khi nhìn thấy hậu quả của thiệt hại gây cho tha nhân. Người lớn ít khi còn chỗ cho loại kinh nghiệm ban đầu như thế trong đời, và thường chỉ bằng lòng với sự phỏng chừng trong khuôn khổ của những khái niệm sẵn có, do các hình thái xã hội hiện tồn đặt định. Tuy nhiên, nhiều hoàn cảnh mới vẫn có thể xuất hiện, làm đảo lộn tất cả ý nghĩa của các ý niệm, khiến cho sự áp dụng luật pháp chẳng hạn dường như đi ngược lại với thông kiến và lý trí: tột đỉnh pháp luật, tột cùng bất công [3]. Lúc đó, người ta thấy có nỗ lực thích ứng những quy định của pháp lý vào điều hiển nhiên của cuộc sống, bằng lối suy luận tế nhị của bao án lệ, trừ phi điều ô phẫn lớn đến độ cần phải làm ra luật khác.
    Trong những trường hợp như thế, người ta thường chỉ nói rằng khái niệm trừu tượng không bao giờ có thể tóm thâu tất cả sự phong phú của thế giới cụ thể. Nhưng suy tư này chẳng có nghĩa gì cả, bởi vì nếu cái trừu tượng là đúng, thì có lẽ cũng đến phải hy sinh cả sự phong phú của hiện thực cho nó. Thật ra, vấn đề không phải là sự thích nghi lý thuyết vào thực tiễn - điều hoàn toàn không thể hiểu nổi; sự thực là toàn bộ ý nghĩa của lý thuyết đều nằm nơi thực tiễn, mà qua tất cả những thí dụ ta vừa đưa ra, thì đấy chính là cái đang tự phơi bày trong tồn tại thực hiệu chứ không phải chi khác. Chân lý hiện hình trong quá trình xác minh, và các mệnh đề khoa học phải được thế giới cuộc sống xác nhận. Không phải chỉ đơn giản nhằm phòng ngừa rủi ro sai lầm, vốn dĩ nội tại trong điều kiện yếu kém của con người, mà bởi vì ngay chính ý niệm chân lý cũng quy về những hiển nhiên nảy ra từ thực tiễn: cái đúng là cái được nghiệm sinh chân thực trong sinh hoạt hiện thực.
    Tất nhiên, ta không có ý định rơi vào thứ triết lý thực dụng, muốn giản lược tất cả mọi giá trị vào lợi ích, mà đúng ra là muốn phát hiện mỗi giá trị trong thể chất đặc thù của nó, trong nội dung là ý nghĩa tối hậu mà nó chuyên chở chỉ có thể là chính cái ý nghĩa nó đang cưu mang trong thực tiễn thực hiệu. Đạo lý, luật pháp, nghệ thuật, tôn giáo... chỉ có nghĩa bởi vì đời người chuyên chở những ý nghĩa đạo đức, pháp luật, mỹ thuật, tín ngưỡng... trong vận động bột phát của nó. Tất cả vai trò của các bộ môn đã hình thành là diễn tả một cách bền vững và chính xác những ý nghĩa đã xuất hiện ở tình trạng tiền lập lờ mờ trong cuộc sống, và tất cả phần chân lý của chúng là lại dẫn về những ý nghĩa nghiệm trải đó. Hệ thống đạo lý và pháp lý, tác phẩm nghệ thuật, giáo điều và lễ nghi tôn giáo chỉ làm sáng tỏ bằng những thực hiện thường trực loại trực quan đạo đức, pháp luật, mỹ thuật, tôn giáo đã xuất hiện trong kinh nghiệm sống, khi tôi sống một cuộc đời thực sự là người, bằng tất cả lý trí và chân thực.
    4
    Thực tiễn chỉ là chính những sinh hoạt mà chúng ta tiến hành trên thế gian này, trong tư cách đó, nền tảng của nó hiển nhiên phải được truy tìm trong những điều kiện vật chất. Thế giới cuộc sống, cái cõi trần nơi chúng ta thảy đều đang sống, trước hết là một thế giới vật chất, không phải theo nghĩa là nó chỉ thu về phần vật lý như thể chất, mà bởi vì thực thể vật chất bao gồm tất cả mọi ý nghĩa đời sống như cuộc sống tại thế. Thời cứ mang tính vật chất là hạ tầng cơ sở của cuộc sống con người, như nền tảng tối hậu của tất cả mọi ý nghĩa con người đặc thù.
    Nói cách khác, mọi hệ tư tưởng rốt cuộc đều quy về điều kiện vật chất của cuộc sống, luôn luôn được định nghĩa bởi cấu trúc kinh tế. Cái kết quả trên không được đạt đến và phát biểu trong mục đích hạ thấp những giá trị thuộc lãnh vực tư tưởng, mà nhằm rọi sáng ý nghĩa của loại hiện thể này. Ở mỗi giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất, sinh hoạt con người được tổ chức một cách bộc phát dựa trên điều kiện vật chất, rồi một tập hợp giá trị thoát thai từ thực tiễn nghiệm sinh đã định nên những quan hệ sản xuất ấy, để tự thực hiện trong những kiến trúc tư tưởng, và qua đó mang lại cho thế giới này cái ý nghĩa nhân sinh của nó. Ở đây, sự tái biểu hiện các giá trị tinh thần trên nền tảng hiện thực của đời sống định nghĩa chân lý trong nghĩa lịch sử: với tư cách là những giá trị đã được thực hiện trọn vẹn trong giới hạn của một thời đại, tất nhiên chúng cũng sẽ tiêu vong trong dòng vận động của lực lượng sản xuất.
    Những giá trị đặc thù của thời phong kiến ngày nay đều có vẻ khôi hài và lố bịch so với các bước tiến của «tinh thần tư bản», đặc biệt là tất cả những gì cô đọng trong ý niệm «tinh thần hiệp sĩ». Đâu vì thế mà chúng không phải là những giá trị chân thực một thời, khi mọi người đều cảm thấy nhu cầu tìm người che chở bằng cách nối kết những liên hệ cá nhân, nhằm đối phó với tình trạng bất an khắp nơi vì nạn chinh chiến xâm lấn triền miên xảy ra từ sau sự sụp đổ do mâu thuẫn nội bộ của nền kinh tế và đế quốc La Mã. Trong sự thiếu vắng một tổ chức thường xuyên và rộng khắp, quan hệ giữa nông nô và chư hầu với lãnh chúa đã xuất hiện như giải đáp thích đáng cho điều kiện sống vật chất nói trên; từ đấy tất yếu phải nảy ra các giá trị như trung thành và tận tâm với chủ một bên, song song với những giá trị tương quan tương liên như dũng cảm, danh dự, hào hiệp phía bên kia, để dần dà cống hiến cho những người mà chức năng là che chở kẻ yếu và bảo vệ mẹ goá con côi một lý tưởng.
    Khi nào điều kiện sống vật chất chưa tiến hoá đủ để cho phép xây dựng một tổ chức xã hội bền vững hơn, sự lộng hành ghê tởm của giới quý tộc phong kiến cùng tình trạng tranh chiến liên miên phí phạm bao tài nguyên quốc gia mà nó tiến hành không thể gây tổn thương cho tinh thần hiệp sĩ. Khoảng trống lý tưởng chỉ xuất hiện khi sự phát triển của đô thị, thương nghiệp và kỹ nghệ, mang đến những hình thức tổ chức mới, qua đó các giá trị đặc thù của nếp sống tư sản cũng ló dạng: cần lao, tiết kiệm, ý thức trật tự và hợp pháp. Với sự tăng trưởng của nền sản xuất trung cổ và bước chuyển sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa, giai cấp mới tự xác định như phương thức tồn tại mới. Hiển nhiên là hệ thống giá trị của nó biểu dương ý nghĩa đích thực của thời đại, cái làm cho cuộc sống này đáng sống. Ưu thế của nó không chỉ nổi bật về mặt hiệu lực vật chất, mà ngay cả về mặt chân lý quan niệm. Với phương thức sản xuất tư bản, tinh thần cá nhân, ý thức sáng kiến và tự do cũng phát triển. Mọi kiến trúc tư tưởng của thế giới phong kiến đều bị phê phán không thương tiếc và thay thế bằng những hệ thống không công nhận uy quyền nào khác ngoài lý trí. Từ thời trung cổ suy tàn cho đến thế kỷ 19, giai cấp tư sản đã đấu tranh không ngừng nghỉ trong mọi lãnh vực: chính trị, tôn giáo, khoa học, triết học. Nó nuôi dưỡng cả một hệ tư tưởng làm phong trào nhằm giải phóng tư tưởng hiện đại; tất cả mọi ý nghĩa của nhân sinh đều bị lôi vào cuộc chiến. Sự toàn thắng của nó trên trật tự phong kiến là chiến thắng của một tồn tại trên một tồn tại khác.

    (còn tiếp ..)
  5. andray

    andray Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo ..)
    5
    Đời người là một quá trình biện chứng: ở đây, tính chất thú vật bị siêu vượt, những hành vi mà ta thực hiện không còn mang ý nghĩa sinh học nữa, mà đích xác là ý nghĩa nhân văn. Nói thế để thấy ngay rằng giản lược lịch sử vào cuộc đấu tranh quyền lợi đơn thuần là không chính đáng đến mức nào: chỉ đích thực là lịch sử cái gì mang một ý nghĩa mà ta có thể luôn luôn sống lại, thứ ý nghĩa đã đem đến cho các thời cứ nó được thực hiện một chỗ đứng trong lịch sử. Nhưng nền tảng chân lý của những giá trị mà mỗi cá nhân nhắm đến, đôi khi bằng sự hy sinh cả đời mình nếu cần, lại nằm trong thực tiễn cuộc sống. Nảy ra từ những hoàn cảnh hiện thực, chúng tất yếu phải diễn tả cấu trúc tổng quát của cái thế giới đã đẻ ra các hoàn cảnh đó, mà cấu trúc này thì luôn luôn bị quy định bởi những quan hệ kinh tế.
    Sự thiết lập các giá trị tư tưởng trên cơ sở điều kiện sống vật chất hoàn thành thực thể của tồn tại trong nghĩa nhân văn. Vận động lịch sử chỉ là sự chuyển biến của một chuỗi những tạo lập như vậy, trong nội dung là sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ làm xuất hiện quan hệ sản xuất mới, được biểu hiện trong những hệ thống giá trị mới và xua đuổi tàn nhẫn các hình thái cũ lui về quá khứ. Dựa trên một thời cứ của đời sống kinh tế, mỗi phương thức tồn tại đặt định một giai cấp xã hội, và cuộc đấu tranh giai cấp hiểu theo nghĩa toàn diện của nó chính là quá trình biện chứng qua đó các tồn tại được thiết lập trong dòng sống hiện tại đã hủy diệt những tồn tại khác không còn được xây dựng trên bất kỳ cơ sở thực hiệu nào. Lịch sử không đơn giản là dòng vận động của quan hệ kinh tế, mà chính là sự chuyển biến của các tồn tại đang tự hoàn tất trong loại quan hệ đó: một cuộc đấu tranh giai cấp vĩ đại.
    Nếu đấu tranh giai cấp chỉ là một cuộc xung đột về quyền lợi vật chất, chúng ta sẽ không thể hiểu nổi những chương hồi của nó khi bao cá nhân chấp nhận hy sinh cho các giá trị tinh thần với lòng thành thật không thể nghi ngờ. Chắc chắn là mỗi người đều bảo vệ quyền lợi giai cấp của mình, và dưới quan điểm chiến lược hay chiến thuật đấu tranh chính trị, đúng là giản tiện hơn nếu ta lý luận như thể đây chỉ là sự tranh giành lợi quyền. Như thế có thể tránh được rủi ro nhầm lẫn, nhưng kỳ thực là ta đã bỏ qua bản chất của vấn đề: nếu cá nhân hy sinh cho giai cấp của hắn, không phải vì lòng vị kỷ đã đành, song cũng chắc chắn không phải vì một bản năng tối tăm nào không thể hiểu nổi về mặt ý niệm trong lĩnh vực nhân sinh. Cá nhân chấp nhận hy sinh chính là vì hắn sống cho một ý nghĩa nào đấy mà tính chân thực được đặt trên trực quan về cuộc sống thực tiễn của hắn, nghĩa là loại trực giác đã nảy sinh từ bên trong một chân trời do quyền lợi giai cấp đặt định. Tất cả ý nghĩa cuộc sống trong thâm sâu của nghiệm sinh, tất cả mọi giá trị mà một cá nhân có khả năng thực hiện chỉ hiện ra với hắn bên trong một phương thức tồn tại nào đó, do thực tiễn đặc thù của giai cấp mà hắn tùy thuộc đặt để. Lúc đó, đối với hắn, điều kiện vật chất của tồn tại giai cấp có vẻ như thiết yếu cho văn minh nhân loại, và sự bảo vệ chúng có giá trị của một nghĩa vụ đạo lý bất khả kháng.
    Nhưng nếu đấu tranh giai cấp là một cuộc chiến toàn diện có khả năng động viên tất cả mọi ý nghĩa nhân sinh, diễn biến của nó vẫn bị quy định bởi vận động sản xuất nếu phân tích đến cùng. Cá nhân chỉ khẳng định nội dung giai cấp của mình, và vai trò của hắn chỉ có ý nghĩa tùy theo sự chuyển biến thực hiệu của giai cấp từ đấy hắn xuất thân. Hẳn có người sẽ nói rằng sự «thay đổi giai cấp» vẫn luôn luôn là một khả thể: nhà tư sản có thể đứng về phía giai cấp vô sản chẳng hạn. Thật ra, sự kiện một số thành viên từ bỏ giai cấp của mình tự nó đã là một hiện tượng đặc trưng của tình hình giai cấp này. Vào thế kỷ 18, khi chế độ phong kiến đã mất hết ý nghĩa trước mắt mọi người, không ít nhà quý tộc đã bước sang hàng ngũ tư sản, đánh dấu sự tan rã của chính giai cấp mình. Nỗi chán chường theo sau các thành tựu ban đầu của cuộc Cách Mạng Pháp, cùng với những hỗn loạn ngày càng to rộng trong xã hội tư sản đã khiến một số trí thức từ bỏ giai cấp mà nay họ nhìn thấy dấu hiệu suy tàn. Kẻ trùm chăn trong loại hoài niệm lãng mạn về quá khứ, người nỗ lực góp sức cho cuộc cách mạng vô sản. Chuyện thành viên của một giai cấp đào ngũ chỉ là một chương hồi đặc biệt có ý nghĩa trong cuộc đấu tranh giai cấp.
    Điều đáng để ý nữa là nhận định rằng các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học chưa bao giờ trông cậy vào loại luận cứ lý thuyết để mộ quân cho chính nghĩa của giai cấp vô sản. Người ta có thể nói rằng thế giới tư sản là một thế giới tha hoá, rằng ở đó cả nhà tư sản lẫn người vô sản đều bị huyễn hoặc, lừa phỉnh. Thứ luận cứ này chỉ có thể mang tới một sự dấn thân cửa miệng, và kinh nghiệm cho ta thấy với một sự đều đặn đáng kể, rằng nó cũng sẽ chỉ dẫn đến sự phản bội lúc phải hành động quyết liệt. Một giá trị chỉ được đảm nhận thực hiệu nếu nó nảy ra từ hoàn cảnh thực hiệu. Giai cấp vô sản sẽ được tăng cường, không phải nhờ những cuộc đàm luận trí thức, mà qua một sự kiện khách quan thiết yếu cho sự tiến hoá của xã hội tư bản : sự vô sản hoá các giai tầng trung lưu.
    Sự tan rã của tầng lớp tiểu tư sản tăng tốc với bước chuyển từ chế độ tư bản sang chủ nghĩa đế quốc, khi sự tập trung tư bản làm cho sáng kiến cá nhân và doanh nghiệp tư nhân mất hết ý nghĩa. Xã hội phân cực: một bên, những doanh thương nhân, tuy nhỏ vẫn có khả năng thích nghi vào điều kiện tồn tại mới; bên kia, khối trí thức ăn lương, tuy vai trò ngày càng lớn trong trong sản xuất, vẫn khách quan bị đẩy xuống điều kiện vô sản. Sự phát triển của chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa phi lý dưới mọi hình thức hiện đại chính là biểu hiện ý thức trực tiếp của một giai cấp đã mất hết nền tảng nghiệm sinh khách quan. Với tầng lớp này, chủ nghĩa Marx hiện ra không phải như sự phê phán một hệ tư tưởng đã rã rời từ bên trong, mà như một học thuyết tích cực có khả năng giải đáp các nan đề của ý niệm tồn tại bằng cách mang lại cho tồn tại thực hiệu phần ý nghĩa của chân lý.


    --------------------------------------------------------------------------------

    CHÚ THÍCH

    [1] Phê phán giấc ngủ giáo điều của Đảng Cộng Sản Pháp, Sartre viết năm 1956: «Đã đến lúc [tư duy vô sản] phải lật ngược các triết thuyết tư sản cuối cùng, giải thích nó, phá vỡ cái vỏ ngoài để sáp nhập phần tinh túy bên trong. Còn chờ đợi gì? Người duy nhất ở Pháp đã thử đấu tranh với đối phương trên lãnh địa của nó là Trần Đức Thảo, đảng viên **********************; người duy nhất ở Âu châu đã thử giải thích nguyên nhân của các trào lưu tư tưởng hiện đại là Lukacs, nhà cộng sản Hung mà tác phẩm mới nhất cũng chưa được phiên dịch...» (Jean-Paul Sartre. Le Réformisme et les Fétiches. Les Temps Modernes, số 122, 1956, tr. 1153-1164). Nói về Sartre với Phan Huy Đường, Trần Đức Thảo cho rằng: «Sartre là nhà triết học duy nhất đã đặt ra những câu hỏi đáng đặt» (Phan Huy Đường. Trần Đức Thảo, một kiếp người. Địa chỉ truy cập: http://amvc.free.fr/)
    [2] Descartes phân biệt hai thực thể: vật hữu tri (res cogitans) và vật hữu hình (res corporex). Thuộc tính chính của vật hữu tri là tư duy, của vật hữu hình là quảng tính hay hậu lượng (étendue). Vì tất cả những phẩm chất khác ở mỗi thực thể đều là thứ yếu nên gọi là phẩm chất hàng hai. Từ sau Locke, phẩm chất hàng một chỉ những thuộc tính khách quan gắn liền với vật thể (quảng tính, hình thể, vận động), trong khi phẩm chất hàng hai chỉ tồn tại nhờ và cho chủ thể nhận thức (màu sắc, mùi, vị...).
    [3] Summum jus, summa injuria = comble de justice, comble d?Tinjustice: người ta có thể gây ra nhiều bất công khi áp dụng luật pháp một cách quá khắt khe.

    HẾT
  6. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    hi, lâu lâu mới vào đây, lại gặp đúng bài nói về GS Trần Đức Thảo.
    Thực ra, đúng là rất rất nhiều người Việt Nam không biết về Trần Đức Thảo, ngay cả trước khi Quỹ học bổng Trần Đức Thảo được trao tặng ở Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Danh tiếng của ông đã nổi từ rất lâu, và đặc biệt, là bên trời Tây,
    Ông được biết đến như một hiện tượng vì sự uyên thâm về triết học, văn học, ông đã từng được công nhận là Tiến sĩ Triết học, Thạc sĩ Văn chương, và như trong đoạn message trước, ông từng được ***** mời về để tham gia xây dựng đất nước XHCN
    Tôi may mắn được biết tên ông, được biết về gia thế của ông, nơi ông lớn lên cũng là nơi tôi sinh ra, sau này người trong làng còn kể lại, gia đình ông đã dựng cho cả xã tôi một cây cầu rất vững chãi, qua ngay dòng Ngũ Huyện khê, một cây cầu mà hồi đó rất ít người tự bỏ tiền riêng ra để làm cả cho dân,
    Cây cầu đó, ngày con sông làng tôi chưa bị ô nhiễm, tụi trẻ chúng tôi vẫn hay ra đó nhảy cầu, thật thú vị, nếu ai hồi nhỏ cũng từng tắm sông, lội nước, nhưng giờ đây cũng ít rồi, vì ít con sông còn được trong lành, và càng ngày, sông cũng ít hiền hòa hơn trước .
    Sau này, khi quê tôi mở mang làng nghề, cái cầu cũ cũng đã bị phá đi vì không thể chịu nổi trọng tải của những chiếc xe quá khổ, quá tải,người ta xây dựng bên cạnh chiếc cầu cũ một chiếc cầu mới, và để lại bên dòng sông những chiếc cọc bê tông lởm chởm nhô lên kiểu cọc sông bạch đằng khi xưa, nếu ai có dịp về quê tôi thì cũng vẫn còn trông thấy:)
    Đã một thời, khoảng năm 1990-1995 con đường từ Đường QL 1A vào làng tôi (Từ Hà nội rẽ vào, chưa tới chùa Dặn) người ta có dự định đặt tên đường là đường Trần Đức Thảo, nhưng sự kiện đó lại không xảy ra, có lẽ, thời đó người ta còn chưa biết rõ về ông, hoặc còn lại những tin đồn không đúng về ông và đúng là một thiệt thòi lớn cho họ
    :)
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đọc những dòng bác viết, tôi thấy lòng tôi phảng phất niềm hoài cổ.
    Hồi còn nhỏ, đắm mình trong văn hoá quê hương, tôi không hề biết giá trị văn hóa, những nét đẹp quê mình.
    Rồi khi về Hà Nội, có dịp đi thăm thú nhiều nơi, càng ngày tôi càng cảm thấy yêu quê hương hơn.
    Thú thực, phải mãi về sau này tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp của câu thơ, mà thi sĩ tài hoa Hoàng Cầm viết:
    Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh
    Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ.

    Thật hào hùng và lãng mạn. Sông Đuống đó, mà tưởng như dáng nằm diệu vợi của nàng thiếu nữ chốn Kinh Bắc xa xôi.
    Khi rung cảm trước câu thơ ấy, cũng là lúc hình ảnh dòng sông Đuống đã phủ thêm vào hồn tôi một tình yêu tha thiết.
    Rồi cả những câu thơ rất đẹp:
    "Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
    Chị thẩn thơ tìm
    Đồng chiều
    cuống rạ..."
    Đôi ba nét phác ấy thôi mà sao đã hiện ra vẻ đẹp lạ kỳ của con gái Kinh Bắc. Dung dị mà thanh cao.
    Đôi khi tôi tự hỏi: Nếu như mình không sinh ra và lớn lên nơi quê hương Kinh Bắc, liệu có thể cảm nhận được cái hồn Kinh Bắc mà Hoàng Cầm tiên sinh thổi vào thơ hay không? Và nếu như Hoàng Cầm không phải là người con Kinh Bắc, thì liệu có viết được những câu thơ như thế hay không?
    Tôi đã từng ngồi lặng người trước đồng lúa- nơi từng là kinh thành Luy Lâu phồn thịnh thời xa xưa. Tuy bây giờ không còn mấy dấu tích, nhưng sao vẫn thấy khí thiêng lan toả nơi đây.
    Đâu đó, âm vang câu thơ mà tôi đã từng nghe lâu lắm rồi lại hiện về trong tiềm thức:
    "Kinh đô, thành quách hoá nên đồng.."
    Đúng thế, sự hiện hữu của thành Luy Lâu chỉ là một thoáng trong cái vô hạn của thời gian. Nhưng không vì thế mà Luy Lâu mất đi, cái khí thiêng Luy Lâu vẫn phảng phất muôn đời...
    Cái làm nên nét đặc sắc văn hoá Kinh Bắc không chỉ là dân ca quan họ và tranh Đông Hồ. Trong cấu trúc văn hoá ấy, có cả một bề dày văn hiến: Nền văn minh và những con người.
    Chính những giá trị truyền thống sẽ tiếp sức cho chúng ta, lớp hậu sinh, một sức mạnh tinh thần để tiếp tục xây dựng quê hương Kinh Bắc yêu thương.
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Trong chúng ta, hẳn ai cũng từng nghe đến một người phụ nữ xinh đẹp mà tài năng, đó là Hoàng hậu Ỷ Lan. Nhưng cuộc đời bà thì chưa hẳn chúng ta được am tường. Bài đăng trên báo Bắc Ninh mà tôi gửi đến các bạn sau đây nhằm giúp những ai muốn tìm hiểu thêm về lịch sử-địa lý-con người Kinh Bắc có thêm thông tin tham khảo. Trân trọng.
    Hoàng thái hậu Ỷ Lan ​
    Linh nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan triều Lý là một nhân vật lịch sử và văn hóa nổi tiếng của nước nhà. Tên tuổi cũng như cuộc đời Bà gắn liền với sự nghiệp của hai ông vua anh kiệt là Lý Thánh Tông, chồng Bà và Lý Nhân Tông, con trai Bà.

    Gần một nghìn năm qua trong sử sách, trong ký ức nhân dân cả nước, bà Ỷ Lan đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho những đức tính cao quý của dân tộc, như lòng can đảm, trí thông minh, tinh thần chịu khó học hỏi để vươn lên, có trách nhiệm lo toan gánh vác công việc chung của đất nước, giàu lòng nhân ái...

    Quê hương và gia thế
    Theo Việt sử lược (thế kỷ 14), Đại Việt sử ký toàn thư (thế kỷ 15) Lý triều đệ tam Hoàng thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca văn (thế kỷ 18), Hải Dương tỉnh chí..., bà Ỷ Lan quê ở hương Thổ Lỗi, tức là thôn Ngọc Quỳnh, xã Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng nay là tỉnh Hưng Yên. Ở nước ta thời xưa, hương là một đơn vị hành chính địa phương, thường do một số thôn, trang hợp thành. Tên gọi các làng, xã, hương, huyện... cũng biến động, thay đổi nhiều qua các đời. Tên hương Thổ Lỗi cũng đã trải qua khá nhiều lần thay đổi. Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, chép: Vào năm 1068, triều đình cho đổi tên hương Thổ Lỗi thành hương Siêu Loại, vì Thổ Lỗi là nơi si nh của Nguyên Phi Ỷ Lan. Sách Đại Nam nhất thống trí, cho biết, hương Siêu Loại sau đổi làm huyện Siêu Loại. Huyện Siêu Loại tồn tại tới đầu thế kỷ 19, thuộc phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc.

    Phủ Thuận An thuộc Bắc Ninh, đời Lý là quận Gia Lâm, đời Trần là lộ Bắc Giang. Từ đời Mạc (thế kỷ 16) đến đầu triều Nguyễn (đầu thế kỷ 19) thuộc trấn Hải Dương. Từ niên hiệu Minh Mệnh thứ 13 (1833), hai huyện Văn Giang và Gia Lâm được tách thành hai phân phủ. ở thời Lý, hương Thổ Lỗi khá rộng, trong đó bao gồm một liên hợp các thôn, trang khác nhau. Vậy bà Ỷ Lan sinh ra và lớn lên ở thôn nào trong số những thôn làng trong hương Thổ Lỗi.

    Trong cuốn "Kinh Bắc Như Quỳnh Trương thị quý thích thế phả", có chép một khúc diễn ca nôm nói về sự tích bà Ỷ Lan, đầu đề là "Lý triều đệ tam Hoàng thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca văn", dài 606 câu. Tác phẩm này được viết vào niên hiệu Cảnh Hưng thứ 20, tức là năm 1760, tác giả là bà Trương Thị Ngọc Trong, người thôn Lê Xá, xã Như Kinh, làm cung tần trong phủ chúa Trịnh (hồi thế kỷ 18). Trong văn bản nôm này, bà Trương Thị Ngọc Trong ghi rõ, bài diễn ca do bà soạn ra để phụng sự ở đền thờ bà Ỷ Lan tại thôn Ngọc Kinh (Ngọc Kinh và Lê Xá là hai thôn của xã Như Kinh). Sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19 lại cho biết xã Như Kinh là một trong sáu xã của tổng Như Kinh, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc. Dưới triều vua Minh Mệnh, vào năm 1821, đổi tổng Như Kinh thành tổng Như Quỳnh, xã Như Kinh thành xã Như Quỳnh, xã Ngọc Kinh thành thôn Ngọc Quỳnh như ngày nay.

    Trong kho sách Hán Nôm của Viện nghiên cứu Hán Nôm cũng như tại đền thờ Ỷ Lan đã được tân tạo ở thôn Ngọc Quỳnh, còn lưu lại đôi câu đối, do ông Cao Bá Quát viết tặng như sau:
    Nhất bát thượng tiền duyên, trường ký, cố hương Tư Kính tự,
    Bát lăng thành quá mộng, bất tri hà xứ Thượng Dương cung".
    Nghĩa là:

    Duyên trước hâm một một cái bát (của nhà Phật), gửi lại mãi ngôi chùa Tư Kính ở nơi quê cũ.
    Giấc mộng qua đi, chỉ còn còn lại tám cái lăng mộ, không biết cung Thượng Dương ở chỗ nào?

    Ngôi chùa Tư Kính nói trong đôi câu đối của Cao Bá Quát đã bị phá hủy mấy chục năm trước, nhưng trên nền cũ hiện giờ vẫn còn tấm bia đá. Bia được khắc vào niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 2 (1620), nói về việc trùng tu chùa Tư Kính. Trên trán bia ghi dòng chữ to: Tư Kính tự tường bích bi (Văn bia trên vách trường Tư Kính).

    Như vậy, với đôi câu đối của Cao Bá Quát, tấm bia đá đời Vĩnh Tộ mà thôn Ngọc Quỳnh còn giữ được cùng những dòng lạc khoản ghi trong văn bản Lý triều đệ tam Hoàng thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca văn, của bà Trương Thị Ngọc Trong, chúng ta được biết quê hương bà Ỷ Lan từng mang các tên gọi khác nhau theo sự thay đổi qua các đời, từ Thổ Lỗi, Siêu Loại, tới Ngọc Kinh, Ngọc Quỳnh... và một cái tên nôm gần như bất biến là làng Ghênh.

    Có hai bộ sử viết về bà Ỷ Lan sớm nhất là Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư. Nhưng trong cả hai đều không chép tên thật của bà Ỷ Lan. Bởi vì, từ trước tới nay, trong một số công trình nghiên cứu sử học, văn học, khi nói tới bà Ỷ Lan, các tác giả chỉ ghi "Lê Thị Ỷ Lan, tên thật và năm sinh chưa rõ"(1). Tuy nhiên cũng có một số sách báo viết bà Ỷ Lan tên là Lê Thị Yến(2).

    Nhưng rất may mắn là trong khúc diễn ca nôm kể trên của tác giả Trương Thị Ngọc Trong đã cho chúng ta viết khá đầy đủ về thân thế bà Ỷ Lan trong đó nói rõ tên thật của Bà là Khiết.
    "...
    Lỗi hương chốn ấy có nhà họ Lê...
    Hoài thai đã đủ mười trăng
    Dốc sinh một gái xem bằng tiên nga.
    Phương phi mày liễu, mặt hoa,
    Má đào mũi hạnh da ngà lưng ong.
    ...
    Mẹ cha mừng rõ xiết đâu,
    Nâng niu vàng ngọc thể âu khác thường.
    Lạch trong như nước, như gương,
    Song thân mới đặt Khiết nàng nga linh
    ...
    Lê Thị Khiết từ lúc mới lọt lòng đã có dáng vẻ xinh đẹp. Khi bà mười hai tuổi(3) thì thân mẫu qua đời. Ba, bốn năm sau, thân phụ, một người có học vấn, làm việc nơi công đường, lấy vợ kế. Nhưng ít lâu sau ông cũng tạ thế. Lê Thị Khiết sống với bà mẹ kế hiền lành, chăm lo tần tảo việc nhà. Hai người nương tựa vào nhau như tình mẫu tử thật sự.

    Như vậy bà ỷ Lan tên thật là Lê Thị Khiết, sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044) tại hương Thổ Lỗi (nay là thôn Ngọc Quỳnh, xã Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, Hưng Yên).

    Bà Ỷ Lan với vua Lý Thánh Tông
    Khi ấy ở nước ta thuộc Vương triều Lý, do Lý Thánh Tông trị vì. Lý Thánh Tông (húy là Nhật Tôn, con trưởng Lý Thái Tông), sinh năm 1023, lên làm vua năm 1054, mất năm 1072, thọ 50 tuổi. Lý Thánh Tông được sử sách khen là bậc vua có công giữ yên đất nước, mở mang, phát triển văn hóa, kinh tế và rất giàu lòng yêu thương nhân dân.

    Sách Đại Việt sử ký toàn thư, chép, vua Lý Thánh Tông năm 40 tuổi vẫn chưa có con trai. Nhà vua bèn đi tới các chùa, quán để cầu tự. Xe vua đi đến đâu, con trai, con gái nô nức đổ ra xem. Duy có một người con gái ở hương Thổ Lỗi đang hái dâu, cứ đứng nguyên chỗ, tựa mình vào gốc Lan. Vua trông thấy nàng xinh đẹp, cho đưa về cung và tỏ lòng yêu dấu, phong làm Ỷ Lan phu nhân (1063). Người dựa vào gốc Lan, Ỷ Lan phu nhân chính là Lê Thị Khiết.

    Năm 1066, bà Lê Thị Khiết sinh được một cậu con trai, đặt tên là Lý Càn Đức, Lý Thánh Tông vô cùng sung sướng, ngay ngày hôm sau, lập Càn Đức làm hoàng thái tử và phong Ỷ Lan phu nhân làm Thần Phi.

    Năm 1068, bà Ỷ Lan lại sinh thêm một người con trai là hoàng tử Minh Nhận Vương. Từ đây, sử gọi bà là Nguyên Phi Ỷ Lan.

    Nguyên Phi ỷ Lan được xem là một nhân vật lịch sử và tên tuổi Bà được sử sách truyền tụng có lẽ bắt đầu từ sự kiện năm 1069. Năm ấy, Lý Thánh Tông mang quân đi đánh giặc phương nam. ở nhà, bà ỷ Lan tích cực tham gia công việc triều chính, làm được nhiều việc tốt đẹp. Trong khi đó, Lý Thánh Tông đánh trận không thắng, liền đem quân về. Giữa đường trở về, Lý Thánh Tông nghe tin báo rằng Nguyên Phi Ỷ Lan đã giúp vào chính sự, làm cho trong nước yên ổn, lòng dân vui vẻ. Bà được nhân dân quý trọng, tôn vinh. Lý Thánh Tông bèn nói: "Nguyên Phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông thì chẳng được việc gì". Sau đấy, Lý Thánh Tông đưa quân quay lại đánh bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ (sau đó tha Chế C ủ về nước), ca khúc khoải hoàn. Trong sự nghiệp chấn hưng đất nước của Lý Thánh Tông, rõ ràng có vai trò không nhỏ của Nguyên Phi Ỷ Lan.

    Bà Ỷ Lan dưới triều Lý Nhân Tông
    Năm 1072, Lý Thánh Tông mất, Lý Càn Đức, mới 7 tuổi, lên ngôi vua và Nguyên Phi Ỷ Lan được tôn làm Hoàng thái phi. Lý Đạo Thành, một người trong hoàng tộc, giữ chức Thái sư giúp đỡ công việc triều chính. Trong tám ông vua triều Lý, Lý Nhân Tông (Càn Đức) là ông vua có chiến công hiển hách nhất. Ông cùng Lý Thường Kiệt đã lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh tan quân xâm lược Tống năm 1076, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Quốc gia Đại Việt dưới thời Lý Nhân Tông trị vì, đối với bên ngoài thì "Nước lớn sợ, nước nhỏ mến phục". Trong nước thái bình, nhân dân giàu có. Dưới triều Lý Nhân Tông, bà Ỷ Lan đóng vai trò nổi bật trong đời sống cung đình. Với tư cách là mẹ đẻ ra vua, năm 1073, bà Ỷ Lan được tô n làm Linh nhân hoàng thái hậu. Là một phụ nữ tài trí, đức độ, lại được Lý Thường Kiệt ủng hộ, nên Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã có những đóng góp tích cực vào cơ nghiệp nhà Lý, nhất là về mặt văn hóa, xã hội.

    Ở thời Lý, trong tầng lớp nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, có nhiều người nghèo khổ, phải bán mình đi làm thuê, làm mướn. Con trai không lấy nổi vợ, con gái không lấy được chồng. Cảm thương cho những số phận hẩm hiu đó, bà Ỷ Lan đã lấy tiền trong kho của vương triều, dùng để chuộc những cô con gái nhà nghèo đã phải bán đợ mình, rồi gả họ cho những người góa vợ hoặc vì nghèo khó không có vợ. Với việc làm nhân chính như vậy, quả là "Thái hậu Ỷ Lan đã đổi mệnh cho họ"(4).

    Theo dõi, chăm lo tới đời sống của nhân dân, của tình hình sản xuất nông nghiệp là mối quan tâm thường xuyên của Hoàng thái hậu ỷ Lan. Bà thường nói với Lý Nhân Tông: "Gần đây, ở kinh thành, hương ấp, có nhiều người làm nghề trộm trâu. Trăm họ cùng quẫn, mấy nhà phải cày chung một con trâu. Trước đây ta đã từng nói tới việc ấy, nhà nước đã có lệnh cấm. Nhưng nay tệ giết trâu lại nhiều hơn trước"(5). Nghe theo lời Hoàng thái hậu ỷ Lan, vua Lý Nhân Tông đã ban hành lệnh cấm mổ trộm trâu. Những người phạm tội phải xử rất nặng.

    Bà Ỷ Lan với văn hóa phật giáo thời Lý
    Bà Ỷ Lan không chỉ là người hâm mộ đạo Phật, đã có công xây dựng hàng trăm ngôi chùa mà còn là người hiểu biết sâu sắc Phật học, có kiến thức về Phật học, không thua kém các Thiền sư nổi tiếng đương thời. Trong truyện Sư Thông Biện ở sách Thiền uyển tập anh có tả lại cuộc tọa đàm về Phật học giữa Hoàng thái hậu Ỷ Lan với các vị sư học rộng, tổ chức tại Thăng Long năm 1096. Truyện kể rằng:

    Một hôm, Linh nhân thái hậu đặt tiệc chay ở chùa, mời các nhà sư có học vấn uyên bác tới dự, rồi Thái hậu Ỷ Lan đặt ra một loạt câu hỏi xoay quanh những vấn đề căn bản của Phật học nói chung và Phật học ở nước ta nói riêng. Tất cả đều im lặng không trả lời được. Duy có nhà sư Trí Thông trụ trì ở chùa Khai Quốc, thành Thăng Long là ứng giải được tường tận các câu hỏi của Thái hậu, khiến Thái hậu rất hài lòng, ban thưởng hậu hĩ và đặt tên hiệu cho ông là Thông biện đại sư; sau lại triệu Thông Biện vào cung làm quốc sư. Thái hậu cùng Thiền sư Thông biện thường trao đổi ý kiến về những tôn yếu đạo Phật và Thái hậu tỏ ra hiểu rất sâu xa Phật học. Hoàng Thái hậu Ỷ Lan có viết một b ài kệ:

    Sắc thị không, không tức sắc,
    Không thị sắc, sắc tức không.
    Sắc không quân bất quản,
    Phương đắc khế chân không.
    Nghĩa là:
    Sắc là không, không tức sắc,
    Không là sắc, sắc tức không.
    Sắc không đều chẳng quản,
    Mời được hợp chân tông.

    Với bài kệ này, Hoàng thái hậu Ỷ Lan được các nhà nghiên cứu văn học xếp vào hàng tác giả văn học thời Lý-Trần. Ỷ Lan Hoàng thái hậu qua đời ngày 25 tháng 7, năm Đinh Dậu, 1117, an táng ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức.

    Ngót 900 năm qua, tên tuổi Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã in đậm trong tâm trí người Việt Nam, để lại trong lòng nhân dân niềm ngưỡng mộ sâu sắc.

    (1) Thơ văn Lý Trần, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1977, tr.352.
    (2) ý kiến này chủ yếu dựa vào cuốn Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn. Theo ông Hoàng Xuân Hãn trong cuốn Mộng Khê bút đảm, của một tác giả người đời Tống Trung Quốc là Thẩm Hoạt có nói tới bà Lê Thị Yến. Căn cứ vào các sự kiện và văn cảnh ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng chữ Yến ở đây là ghi theo âm Trung Quốc, nhưng có thể hiểu rằng Thẩm Hoạt nói về bà Ỷ Lan. Nhưng trong sách Lý Thường Kiệt, ông Hoàng Xuân Hãn không khẳng định Yến là tên thật của Ỷ Lan.
    (3) Theo truyền thuyết ở địa phương, bà Ỷ Lan sinh ngày 7-3 năm Giáp Thân.
    (4) Lời Ngô Sỹ Liên, trong Đại Việt sử ký toàn thư
    (5) Đại Việt sử ký toàn thư.
    Theo Chân dung Văn hóa Việt Nam
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 12:16 ngày 28/06/2006
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Có một người con của đất Kinh Bắc, người đỗ đầu trong kỳ thi đầu tiên của nước ta năm 1075. Đó là Thái Sư Lê Văn Thịnh.
    Ông đã sống một cuộc đời trung liệt toả sáng cống hiến cho đất nước.
    Mỗi năm, tôi cũng như bao người khác đều đến chùa Bảo Tháp để thắp hương tưởng niệm ông.
    Tiếc một điều là vẫn có nhiều người nghĩ rằng ông có âm mưu giết vua cướp ngôi. Buồn thay !
    Ai đó từng ở Hà Nội, một buổi chiều mùa thu mát mẻ, lang thang trên con phố Võng Thị, hẳn đều có một cảm giác thanh thản tuyệt vời, bởi không gian nơi đây. Bạn hãy để ý một chút, sẽ nhận ra một ngôi đền cổ, đó là đền Sùng Khánh. Đền này thờ ông Mục Thận, người đã từng quăng lưới "bắt" Lê Văn Thịnh trên Hồ Tây (tức là Hồ Dâm Đàm) năm xưa, vào một buổi sáng mây mù.
    Làng Võng Thị ​
    16/5/2006.

    Làng Võng Thị nay thuộc phường Bưởi quân Tây Hồ, thời Lê là một phường thuộc huyện Quảng Đức của Kinh thành Thăng Long. Sang thời Nguyễn, Võng Thị là một phường thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên (năm 1805 đổi là phủ Hoài Đức, năm 1831 là tỉnh Hà Nội, năm 1915 đổi thành một xã thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, đến năm 1942, huyện này đổi thành Đại Lý Đặc biệt Hà Hội).
    Trong kháng chiến chống Pháp, làng nhập với các làng bên thành một xã thuộc quận IV. Hòa bình lập lại thành một khối phố thuộc tiểu khu Bưởi. Từ năm 1981 nằm trong phường Bưởi quận Ba Đình, từ năm 1996 thuộc quận Tây Hồ.

    Võng Thị là một làng cổ ở ven Hồ Tây. Xưa kia, làng chỉ có một số ít ruộng nằm ven hồ, nên chỉ có một bộ phận rất nhỏ làm ruộng kết hợp thả sen; còn đa phần dân làng sống bằng nghề đánh cá trong Hồ Tây. Tên gọi ?oVõng Thị? xuất phát từ đặc điểm này (Võng là lưới cá). Cũng có ý kiến cho rằng, từ xa xưa tại đây đã hình thành một chợ bán lưới đánh cá nên gọi như vậy. Ngoài đánh cá, dân làng còn làm giấy, dệt vải và buôn bán. Cạnh đình làng hiện nay có bến Cổ Độ, làm một bến lớn, xưa kia trên bến dưới thuyền buôn bán sầm uất. Bến này là ?ovệ tinh? của chợ Bưởi cách làng không xa - một chợ lớn ở ngoại ô Kinh đô Thăng Long xưa.

    Làng Võng Thị hiện còn ngôi đình, vốn là đền Sùng Khánh. Tục truyền đền được dựng vào cuối đời Vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128). Theo bia ký còn lại trong đình thì đến năm Tân Dậu niên hiệu Vĩnh Tộ (1621), chúa Trịnh Tráng cho tu bổ đền và sai Phủ doãn Phụng Thiên Bùi Tất Thắng soạn văn bia. Năm Mậu Tuất niên hiệu Cảnh Hưng (1778), bà Nguyễn Thị... người làng Linh Đường huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai) là vợ của ông Hoàng Quý Hầu - một võ quan trong phủ chúa Trịnh đã cúng cho phường 200 quan tiền, 3 mẫu ruộng, 1 đầm nước, 2 con trâu cùng rất nhiều đồ gia dụng để phường dùng vào việc công và tu bổ đền, nên bà được làng tôn làm Hậu Thần, sau khi bà mất được dân phường cúng giỗ theo lệ định ghi trong bia.

    Đình Võng Thị thờ Mục Thận ?" theo văn bia còn lưu, là người làng, một đạo sĩ có danh, đã quăng lưới bắt ?ohổ? - chính là Thái sư Lê Văn Thịnh trong ?oVụ án hồ Dâm Đàm? vào tháng Ba năm Bính Tý đời Vua Lý Nhân Tông (năm 1096) mà các bộ sử lớn thời phong kiến của nước ta đã ghi. Tuy nhiên, gần đây, các nhà nghiên cứu đã phủ nhận thực chất của ?ovụ án hồ Dâm Đàm, Thái sư Lê Văn Thịnh đội lốt hổ giết vua để cướp ngôi, khi vua dạo thuyền trên hồ? được ghi chép trong chính sử nước nhà. Các nghiên cứu đã khẳng định, Lê Văn Thịnh (người làng Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, đỗ đầu kỳ thi Nho học đầu tiên của nước nhà - năm ?t Mão, 1075) thật sự là người có tài cả văn và võ, từng dẫn đầu phái bộ sang nhà Lý sang Quảng Tây, đàm phán thành công, buộc nhà Tống phải trả lại cho nước ta 6 huyện và 6 động mà hộ đã chiếm, rồi làm Thái sư (Tể tướng) trong 11 (1085 - 1096). Vì ông có tài, bộc trực nên ông bị các quan trong triều đố kỵ, dựng ra ?ovụ án hồ Dâm Đàm? để vu hại. điều này cần được tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ.

    Ngày nay, trong hướng phát triển của quân Tây Hồ, đình Võng Thị được tu bổ làm điểm tham quan du lịch trong vùng du lịch văn hóa Hồ Tây.
    (Nguồn tin: HNM điện tử)
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn thiếulâm đã pót những thông tin này, có điều trong nghi án Hồ Dâm Đàm (hồ Tây bây giờ ) ngày xưa còn gọi là Đầm Xác Cáo, (trong truyện Đức Lạc Long Quân giết cáo chín đuôi).
    Thời bấy giờ, nước ta còn rừng núi nhiều, nên trên bề mặt đầm rộng, không khỏi có sương mù che phủ, và lẩn khuất đâu đó quái vật,
    Tương truyền, khi đó Lý Thần Tông đi chơi trên hồ Dâm Đàm, thì xảy ra biến cố Lê Văn Thịnh hóa hổ,
    và có sự tích như trên
    Nhưng, cũng có truyền thuyết khác, là Lý Thần Tông vốn là con cầu Tự của tiên vương, và thực ra là do Thiền Sư Lý Đạo Hạnh hóa thành, Nhân trong sự kiện này, Tướng Tinh của Nhà vua chính là một con hổ, Và trong cuộc dạo chơi đó, chính Vua biến thành Hổ, nhưng do quan Thái sư ngồi cạnh, dân đâu đó quanh nhìn thấy ..v.v
    Sau này, để hợp lý hóa việc Vua là HỔ, hay Lê Văn Thịnh là Hổ, cái nghi án đó đành dành cho Lê Văn Thịnh, Việc hóa hổ để cướp ngôi vua, hay việc công trạng to quá triều đình không ai vượt nổi để rồi có thói ghen ghét công thần......
    Về Văn tài, và võ công của Thái sư, thì ở Trấn Kinh Bắc ta ít người không biết, Thái sư vốn là người đỗ đầu kì thi MINH KINH BÁC HỌC do nhà vua tổ chức năm 1075 kì thi đó vốn chưa chính thức lấy Trạng Nguyên như các triều đại và khoa thi sau này, nhưng người đỗ cao nhất bao giờ cũng được trọng vọng,
    Thái sư nhập triều, có công lớn trong việc đòi hai động phía trên Lạng Sơn (đất đó có lẽ vẫn còn tên tới ngày nay) Trong việc ngoại giao, Thái sư vừa mềm dẻo, vừa cương quyết, vừa đe dọa, vừa mua chuộc,(bằng voi quý và châu báu vật quý của nước ta) nên vua Tống thời bấy giờ đã nghe theo, và trả lại Đất QUảng Nguyên cho Vua Lý
    thời đó còn truyền lại câu ca:
    " Nhân tham Giao Chỉ tượng
    Khước thất Quảng Nguyên Kim"
    đại ý có nghĩa là, người tham voi giao chỉ, mà để mất vàng đất Quảng Nguyên
    đại để, văn tài, võ công của Thái sư đầu triều lý thời bấy giờ là thế,
    tôi bổ sung thêm một chút truyền thuyết (đã nghe được) để các bạn cùng tham khảo cho vui lúc lướt net:)
    chúc vui:_)

Chia sẻ trang này