1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh nhân xứ Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi T_N_T, 09/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam, có một tác phẩm văn học được xếp vào hàng danh tác, đó là tác phẩm " Cung oán ngâm khúc" nổi tiếng. Điều đáng nói là tác giả của danh tác này chính là một người con của đất Kinh Bắc chúng ta. Không ai khác, đó là danh nhân văn hóa Nguyễn Gia Thiều. Ông sinh năm 1741 tại Thuận Thành- Bắc Ninh, và sống một cuộc sống trong bối cảnh đất nước rất phức tạp về chính trị.
    Dưới đây tôi xin giới thiệu với các bạn đồng hương một số bài viết về thân thế, sự nghiệp của ông. Những bài viết này bổ sung tư liệu cho nhau, giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ về bậc tiền nhân này.
    bài viết số 1:
    Nguyễn Gia Thiều, tác giả Cung oán ngâm khúc​
    Giáo sư văn học Vũ Ngọc Khánh
    Văn học Việt Nam thế kỷ 18 đạt những thành tựu rực rỡ vì đã chứng kiến sự ra đời nhiều tác phẩm Nôm xuất sắc ở cả hai mặt: nội dung phản ánh thời đại sâu sắc và trình độ nghệ thuật điêu luyện. Một trong những tác giả có công lao đóng góp vào thành tựu ấy là Nguyễn Gia Thiều.
    Thời đại Nguyễn Gia Thiều sống là thời đại có nhiều biến động. Loạn lạc, đói kém khắp nơi. Vua chúa quan lại ăn chơi trụy lạc, tranh chấp, loại trừ nhau. Dân nghèo bị đàn áp, bóc lột. Binh sĩ bỏ thây ở các chiến trường. Trong triều đình, ngoài thôn xóm, từ quý tộc đến bình dân đều cảm thấy hãi hùng, bế tắc. Sự lo lắng về thân phận con người mặc nhiên được đặt ra cho những ai có ý thức quan tâm đến hiện thực bất bình và vấn đề nhân đạo. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (có nhiều bản dịch) đã là một tiếng nói phản đối chiến tranh. Cung oán ngâm khúc góp thêm lời tố cáo cuộc sống chán chường mệt mỏi, bất bình vì những cay nghiệt: Cảnh phù du trông thấy mà đau!
    Nguyễn Gia Thiều là con của quận chúa Quỳnh Liên. Ông gọi chúa Trịnh Cương là ông ngoại. Cha ông là một võ quan, được phong tước Đạt vũ hầu. Ông được lui tới trong phủ chúa, do đó được nhìn thấy tận mắt cảnh ngộ của những cung nữ bị bỏ rơi. Ông đã dùng lối văn độc thoại, làm lời một cung phi tài sắc trình bày tâm trạng và nỗi đau đớn bị vua ruồng bỏ. Người phụ nữ trong khúc ngâm đã lên tiếng. Nàng ý thức rõ rệt về phẩm chất, tài năng của mình, nàng tố cáo cuộc sống phè phỡn xa hoa của bọn vua chúa, biến người cung nữ thành thứ đồ chơi. Nàng miêu tả nỗi thê thảm trong cuộc sống cô đơn, tù túng. Từ sự phản ánh hiện thực với lòng phẫn nộ và sự oán hờn như vậy, nàng triết lý về cuộc đời ảo mộng, dối trá, phù du và tuyệt vọng:
    Trăm năm còn có gì đâu,
    Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.
    ở đây, Nguyễn Gia Thiều đã mượn lời cung nữ để nói lên tâm sự bế tắc của mình, cũng là sự bế tắc của lớp nhà nho thời đại ông, chán chường và mệt mỏi.
    Nghệ thuật Cung oán ngâm khúc về mặt cấu trúc cũng như về mặt ngôn từ đều sắc sảo. Không gian Cung oán ngâm khúc là không gian bưng bít của chốn tiêu phòng lạnh lẽo. Thời gian Cung oán ngâm khúc chủ yếu là mùa thu và bóng đêm. Cảnh trong Cung oán ngâm khúc là cảnh ***g qua màn sương hồi ức và tưởng tượng. Đặc biệt, lối biểu hiện bằng cảm giác là cách viết độc đáo của Nguyễn Gia Thiều có lẽ là lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam, rất tập trung và cô đọng. Những hình dung từ về xúc giác, thị giác, thích giác chọn lọc tài tình, bất ngờ mà đúng chỗ, đã gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Vần điệu song thất lục bát nhuần nhuyễn, phép đối ngẫu được tôn trọng chặt chẽ. Hơi văn, giọng văn réo rắt não nùng, thích hợp với nội dung và tâm trạng con người trong khúc ngâm.
    Nguyễn Gia Thiều là một tài năng đa dạng. Ông thuộc gia đình quý tộc, xuất thân là quan võ. Năm 1782, ông giữ chức Tổng binh ở Hưng Hóa, phong tước Ôn Như hầu, nhưng ông lại xin thôi, về sống cuộc đời tài tử, làm thơ, uống rượu và cả đi tu (ông có hiệu là Như ý Thiền). Ông là một thi nhân mà cũng là một nhạc sĩ. Ông đã sáng tác các bản nhạc Sơn trung âm, Sở từ điệu. Ông vẽ đẹp, có bức tranh Tổng sơn đồ được vua Lê khen thưởng. Ông cũng am tường cả về kiến trúc, Tháp chùa Thiên Tích (Bắc Ninh) đã được xây dựng dưới sự điều khiển của ông. Quãng cuối đời, ông có được triều Tây Sơn mời ra cộng tác, nhưng đã chối từ, về sống ở quê nhà: làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại (nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) cho đến khi mất.
    Giáo sư văn học Vũ Ngọc Khánh
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bài viết số 2:
    Nguyễn Gia Thiều​
    Nguyễn Gia Thiều sinh năm 1741, không rõ ngày tháng nào, ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình đại qúy tộc, có nhiều người làm tướng, làm quan cho triều đình.
    Ông thân sinh của Nguyễn Gia Thiều là Nguyễn Gia Cư, một võ quan cao cấp được phong tước hầụ Mẹ Nguyễn Gia Thiều là quận chúa Quỳnh Liên, con gái An Đô vương Trịnh Cương. Nguyễn Gia Thiều gọi chúa Trịnh Doanh đang cầm quyền lúc bấy giờ là cậu ruột, và là con cô cậu với chúa Trịnh Sâm.
    Vì gia đình bên ngoại thuộc họ nhà chúa, nên từ lúc lên năm lên sáụ Nguyễn Gia Thiều đã được vào học trong phủ chúạ Ông nổi tiếng là người thông minh, học rộng, văn võ kiêm toàn. Ông lại còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trang trí. Về âm nhạc, Nguyễn Gia Thiều sở trường các bài ca, bài tán. Ông là tác giả các bản "Sơn trung âm" và "Sở từ điệu". Về hội họa, ông có bức tranh lớn "Tống sơn đồ", dâng vua xem được khen thưởng. Về kiến trúc, trang trí, ông là người được chúa Trịnh giao cho trông nom việc trang hoàn phủ chúa và điều khiển xây tháp chùa Thiên Tích. Các công trình nghệ thuật của Nguyễn Gia Thiều đến nay không còn một cái nào, nhưng trong sáng tác văn học thì những tri thức về nghệ thuật của ông được phản ánh một cách khá rõ...
    Nguyễn Gia Thiều là một người rất được chúa Trịnh tin dùng. Năm 1759, mười tám tuổi, ông giữ chức Hiệu úy, quản Trung mã tả đội; sau đó ông làm chỉ huy Thiêm sự, năm 1782 thăng Tổng binh coi giữ xứ Hưng Hóa, và vì có quân công ông được phong tước hầu - Ôn Như hầụ Các em ông cũng lần lược được phong tước hầu, tước bá, như Nguyễn Gia Thưởng là Thưởng Vũ bá; Nguyễn Gia Xuyên là Du Lãnh hầụ
    Thời gian làm Tổng binh ở Hưng Hóa, mặc dù có công được khen thưởng, Nguyễn Gia Thiều vẫn thường hay bỏ về nhà riêng ở gần hồ Tây để vui chơi, làm thơ và bàn luận về triết học. Ông tự xưng là Hy Tôn tử và Như ý thiền, lấy biệt hiệu là Tân Thi viện tử và Sưu Nhân. Có người bảo giai đoạn này chúa Trịnh không còn tin ông như trước, mới đẩy ông đi trấn giữ Hưng Hóa, và Nguyễn Gia Thiều biết điều đó, nên ông chán nản bỏ về.
    Năm 1786, Tây Sơn kéo quân ra Bắc diệt Trịnh, Nguyễn Gia Thiều trốn lên miền núi xứ Hưng Hóạ Năm 1789, Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh, lập ra triều đại mớị Vua Quang Trung trọng người tài, thu dụng một số quan lại cũ của triều đình Lê - Trịnh, Nguyễn Gia Thiều được mời ra cộng tác, nhưng ông cáo bệnh từ chốị Nguyễn Gia Thiều về lại làng cũ, sống ở đấy, hằng ngày uống rượu tiêu sầu, giả ngây giả dại và đến ngày 9 tháng 5 Mậu ngọ, tức ngày 22 tháng 6 năm 1798 thì mất, thọ 57 tuổị
    Về sáng tác, Nguyễn Gia Thiều có hai tập thơ chữ Hán là "Ôn Như thi tập" có đến nghìn bài, hiện không tìm thấỵ Phần viết bằng chữ Nôm ngoài "Cung oán ngâm khúc" là tác phẩm nổi tiếng nhất, Nguyễn Gia Thiều còn có "Tây hồ thi tập" và "Tứ trai thi tập", hiện cũng chỉ còn vài ba bài chép trong tập "Tạp ký" của Lý Văn Phức.
    "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều là một tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc bản dịch "Chinh phụ ngâm" của Đoàn Thị Điểm, từ thể loại ngâm khúc viết bằng song thất lục bát đến cách phát triển chủ đề cũng như bút pháp nghệ thuật. Có thể nói sự ra đời của "Cung oán ngâm khúc" cùng với sự ra đời của "Chinh phụ ngâm đã khẳng định một cách vững chắc thể ngâm trong văn học của giai đoạn nàỵ


  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bài số 3:(đăng trên báo Bắc Ninh)( bài số 1, và bài số 2 xin xem từ trang trước, tức là trang 3.)
    Danh nhân Nguyễn Gia Thiều ​
    Nhà thơ, danh nhân văn hóa Nguyễn Gia Thiều, hiệu Ôn Như, Tâm Trai, lại hiệu Hy Tôn Tử, Như ý Thiền, biệt hiệu Lưu Chân, Tâm Thi Viện Tử, sinh giờ Sửu, ngày mồng sáu tháng hai năm Tân Dậu (22-3-1741) ở làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, nay thuộc xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm võ tướng cao cấp dưới triều đại Lê - Trịnh.

    Ông nội nhà thơ là Siêu quận công Nguyễn Gia Châu, sinh thời làm đến chức Đại Tư đồ, khi mất ở tuổi 80, được phong làm Phúc thần. Thân phụ nhà thơ là Đạt Vũ hầu Nguyễn Gia Ngô, từng Trấn thủ Thái Nguyên. Thân mẫu là Quận chúa Quỳnh Liên Trịnh Thị Ngọc Tuân, con gái chúa Trịnh Cương, em gái chúa Trịnh Giang, chị gái chúa Trịnh Doanh.

    Từ nhỏ Nguyễn Gia Thiều đã nổi tiếng thần đồng. Năm 1745 mới 5 tuổi, đã được đưa vào nuôi dạy trong Phủ Chúa, cùng học với Thái tử Lê Duy Vỹ (con vua Lê) và Thế tử Trịnh Sâm (con chúa Trịnh).

    Nguyễn Gia Thiều bước vào đường hoạn lộ từ năm 19 tuổi (1759) với chức Hiệu úy quản Trung mã tả đội, sau thăng Tổng binh đồng tri. Năm 1771, có quân công được phong tước Hầu, gọi là Ôn Như hầu.

    Từ 1774 đến 1779 là thời gian Nguyễn Gia Thiều bỏ khiếm việc binh, về nhàn cư ở Tây Hồ (Thăng Long), nhưng rồi lại được triệu ra làm Đô Chỉ huy sứ, cai quản quân Cấm vệ.

    Năm 1782, làm Trấn thủ Hưng Hóa. Cũng năm này Chúa Trịnh Sâm mất. Quân Tam phủ nổi loạn, phế Trịnh Cán, lập Trịnh Khải. Nguyễn Gia Thiều bị liên lụy phải về "nhàn cư" vài năm (1783-1786).

    Khi Tây Sơn ra Bắc, Nguyễn Gia Thiều không cộng tác với tân triều, ngày ngày uống rượu giả điên. Giờ Ngọ ngày mồng chín tháng năm Mậu Ngọ (22-6-1798), Nguyễn Gia Thiều từ trần, hưởng thọ 58 tuổi.

    Nguyễn Gia Thiều xuất thân quan võ nhưng lại có tài kiêm văn võ. Gia phả cho biết năm 1782, ông làm Trấn thủ Hưng Hóa, bằng con đường ngoại giao đã thu hồi cho Tổ quốc các châu động biên giới bị nhà Thanh lấn chiếm. Việc này đã được Tiến sĩ Hồ Sỹ Đổng làm thơ ca ngợi.

    Nguyễn Gia Thiều thông thạo nhiều ngành nghệ thuật. Về hội họa, có bức tranh "Tống sơn đồ" nổi tiếng, được nhà vua khen ngợi. Về âm nhạc là tác giả các lối ca tán như "Sơn trung âm", "Sở từ điệu". Về kiến trúc là người chỉ huy xây cất ngôi tháp chùa Tiên Tích, một thắng cảnh ở đất Thăng Long (nay là khu vực nhà số 110, đường Lê Duẩn, gần ga Hàng Cỏ, Hà Nội). Ông còn được giao trùng tu 6 cung trong Hoàng thành, tu sửa nơi ở, đắp núi, trồng cây, dựng gác Nghênh Phong, lầu Đãi Nguyệt, tất cả là 7 công trình. Chúa Trịnh ra chơi nhà riêng của Nguyễn Gia Thiều khen rằng: "Cảnh tượng đẹp đẽ khác chi Ngư phủ nhập Đào nguyên". Vua Lê thì ban cho chiếc áo bào, tặng danh hiệu là "Sơn Thủy Nhân Hoa".

    Nhưng thành tựu to lớn nhất của Nguyễn Gia Thiều là về văn chương. Ông có hàng nghìn bài thơ chép trong Ôn Như thi tập (tiền, hậu tập), Tây Hồ thi tập. Bốn anh em ông [Nguyễn Gia Thiều (Tâm Trai), Nguyễn Gia Cơ (Kỳ Trai), Nguyễn Gia Diễm (Hòa Trai), Nguyễn Gia Tuyên (Thanh Trai)] còn viết chung tác phẩm Tứ Trai thi tập.

    Đặc biệt cuốn Cung oán ngâm khúc dài 356 câu thơ song thất lục bát của Nguyễn Gia Thiều, được xếp vào hàng danh tác văn học trung đại Việt Nam. Từ lâu, tác phẩm này đã được nghiên cứu, giảng dạy, được dịch ra tiếng nước ngoài, giới thiệu cùng bạn bè quốc tế v.v...

    Ôn lại cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nhà thơ, Danh nhân văn hóa Nguyễn Gia Thiều, ngoài việc tôn vinh một tài năng lỗi lạc, chúng ta ngày nay còn rút ra được những bài học lớn. Đó là:

    1- Nguyễn Gia Thiều là nhà thơ nhân đạo cao cả. Ông "Khóc vì nỗi thiết tha sự thế...". Viết Cung oán ngâm khúc để bộc lộ nỗi bất bình về cuộc đời và số phận con người bị xô đẩy, tước đoạt mất quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc, nhất là hạnh phúc lứa đôi... Nói như Giáo sư Vũ Khiêu: "Tiếng khóc Nguyễn Gia Thiều- tiếng khóc Nhân loại!".

    2- Nguyễn Gia Thiều là công dân có ý thức dân tộc sâu sắc trong sáng tác. Điều này biểu hiện ở chỗ được đào tạo trong môi trường Hán học nhưng những thi phẩm còn lại của ông đều viết bằng chữ Nôm, thứ chữ do người Việt sáng tạo.

    Cùng sử dụng thể thơ Nôm song thất lục bát, trước và sau Nguyễn Gia Thiều, các tác phẩm Chinh phụ ngâm, Tì bà hành... đều phải dựa vào nguyên tác chữ Hán. Riêng Cung oán ngâm khúc không có hiện tượng đồng tác giả. "Đứng ở một phương diện nhất định có thể coi đây là sáng tác đầu tiên của văn học Việt Nam bằng thể thơ song thất lục bát" (Giáo sư Đặng Thanh Lê).

    3- Nguyễn Gia Thiều, một người lao động nghệ thuật nghiêm cẩn. Từ đầu thế kỷ 19, tác giả Lý Văn Phức đã bình luận: "Thơ Nguyễn Gia Thiều qua trăm lần nhào nặn, nghìn lần nung luyện, mỗi câu đọc lên nghe đến kinh người". Quả thật, mỗi câu trong tác phẩm Nguyễn Gia Thiều đều có sự lựa chọn, đẽo gọt từ ngữ tinh vi, mỗi dòng đều đăng đối, trang trọng. Âm điệu hài hòa, ý tứ tân kỳ sâu sắc. Riêng khúc ngâm đã dùng thủ pháp đảo ngược trật tự thời gian thông thường... là bước tiến cao nhất và cuối cùng của thể ngâm. Có nhà nghiên cứu cho đó là tác phẩm đầu tiên sử dụng lối biểu hiện bằng cảm giác. Đi xa hơn, còn tìm thấy nét gần gũi với nghệ thuật trùng phức (barocco) của Âu - Mỹ thế kỷ XVI - XVIII.

    Với những gì làm được, Nguyễn Gia Thiều đã đạt đến sự cách tân, sáng tạo lớn, đi trước thời đại rất nhiều năm.
    (Nguồn: "Danh nhân Nguyễn Gia Thiều" - NXB Văn hóa - Thông tin, H-2003).
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 03:43 ngày 30/06/2006
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Phần bổ sung của bác rất thú vị. Hai câu chữ Hán, tui chưa hề được nghe.
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bài viết số 4: đăng trên http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Gia_Thi%E1%BB%81u
    Nguyễn Gia Thiều
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), tức Ôn Như Hầu là một nhà thơ thời Lê Hiển Tông. Ông là tác giả Cung oán ngâm khúc, tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt Nam.
    Mục lục
    1 Tiểu sử
    2 Sự nghiệp văn học
    3 Chú thích

    Tiểu sử
    Nguyễn Gia Thiều sinh ngày 5 tháng 2 năm Tân Dậu[1], tức ngày 22 tháng 3 năm 1741, cuối thời vua Lê chúa Trịnh, ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có nhiều người làm tướng, làm quan cho triều đình.
    Ông nội Nguyễn Gia Thiều là Nguyễn Gia Châu, một võ quan nhưng thông kinh sử được phong tước công. Cha của Nguyễn Gia Thiều là Nguyễn Gia Cư, một võ quan cao cấp được phong tước hầu. Mẹ của ông là quận chúa Quỳnh Liên, con gái chúa Trịnh Cương. Nguyễn Gia Thiều gọi chúa Trịnh Doanh đang cầm quyền lúc bấy giờ là cậu ruột, và là anh em họ với chúa Trịnh Sâm. Vợ của Nguyễn Gia Thiều là con gái trưởng của quan Chưởng phủ sư Đại tư đồ Bùi Thế Đạt.
    Vì gia đình bên ngoại thuộc họ nhà chúa, nên từ lúc lên năm, sáu tuổi Nguyễn Gia Thiều đã được vào học trong phủ chúa. Năm 1759 khi mới 18 tuổi, ông giữ chức Hiệu úy, quản Trung mã tả đội. Sau đó ông làm chỉ huy Thiêm sự, năm 1782 thăng Tổng binh coi giữ xứ Hưng Hóa. Nguyễn Gia Thiều là một người rất được chúa Trịnh tin dùng. Vì có công nên ông được phong tước hầu - Ôn Như Hầu. Các em của ông cũng lần lược được phong tước hầu, tước bá, như Nguyễn Gia Thưởng là Thưởng Vũ Bá; Nguyễn Gia Xuyên là Du Lãnh Bầu.
    Thời gian làm Tổng binh ở Hưng Hóa, mặc dù có công được khen thưởng, Nguyễn Gia Thiều vẫn thường hay bỏ về nhà riêng ở gần hồ Tây để vui chơi, làm thơ và cùng bạn bè bàn luận về triết học. Ông tự xưng là Hy Tôn tử và Như ý thiền, lấy biệt hiệu là Tân Thi viện tử và Sưu Nhân. Có người bảo giai đoạn này chúa Trịnh không còn tin ông như trước, mới đẩy ông đi trấn giữ Hưng Hóa, và Nguyễn Gia Thiều biết điều đó, nên ông chán nản bỏ về.
    Năm 1786, khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc diệt chúa Trịnh, Nguyễn Gia Thiều trốn lên miền núi xứ Hưng Hóa. Năm 1789, Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh, lập ra triều Tây Sơn. Vua Quang Trung trọng người tài, thu dụng một số quan lại cũ của triều đình Lê - Trịnh, Nguyễn Gia Thiều được mời ra cộng tác, nhưng ông cáo bệnh từ chối. Nguyễn Gia Thiều về lại làng cũ, sống ở đấy cho tới khi mất vài ngày 9 tháng 5 Mậu Ngọ, tức ngày 22 tháng 6 năm 1798, thọ 57 tuổi.
    [sửa]
    Sự nghiệp văn học
    Nguyễn Gia Thiều là người có sự hiểu biết sâu rộng về văn học, sử học và triết học. Ông còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trang trí. Về âm nhạc, Nguyễn Gia Thiều sở trường các bài ca, bài tán, ông là tác giả các bản Sơn trung âm và Sở từ điệu. Về hội họa, ông có bức tranh lớn Tống sơn đồ, dâng vua xem được khen thưởng. Về kiến trúc, trang trí, ông là người được chúa Trịnh giao cho trông nom việc trang hoàn phủ chúa và điều khiển xây tháp chùa Thiên Tích. Các công trình nghệ thuật của Nguyễn Gia Thiều đến nay không còn được lưu lại.
    Về sáng tác, Nguyễn Gia Thiều có hai tập thơ chữ Hán là Ôn Như thi tập, khoảng một nghìn bài, nhưng đã thất truyền. Những tác phẩm chữ Nôm, ngoài Cung oán ngâm khúc, ông còn có Tây hồ thi tập và Tứ trai thi tập, hiện cũng chỉ còn vài ba bài chép trong tập Tạp ký của Lý Văn Phức như Cảnh trong vườn và Miếng tình.
    Nguyễn Gia Thiều tuy thuộc tầng lớp quý tộc, nhưng sống trong một thời kỳ nhiều biến động, loạn lạc. Tác phẩm Cung oán ngâm khúc của ông nói lên tâm trạng ai oán của một cung phi sống trong hoàng cung. Nhiều nhà phê bình đánh giá Cung oán ngâm khúc chịu ảnh hưởng bởi Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn qua bản dịch của Đoàn Thị Điểm[2], từ thể loại ngâm khúc viết bằng song thất lục bát đến cách phát triển chủ đề cũng như bút pháp nghệ thuật.
    Nguyễn Gia Thiều có nhiều con, trong số đó bốn người con đầu giỏi văn chương, có một tác phẩm chung là Tứ trai thi tập, gồm sáng tác của Tâm Trai - tức Nguyễn Gia Thiều, Kỷ Trai - Nguyễn Gia Cơ, Hoà Trai - Nguyễn Gia Diễm và Thanh Trai - Nguyễn Gia Chu.
    Tên của ông được đặt cho một phố yên tĩnh, có nhiều biệt thự kiến trúc Pháp ở thủ đô Hà Nội, gần hồ Thiền Quang và ở nhiều thành phố khác của Việt Nam.
    Chú thích
    ^ Một số tài liệu ghi ngày sinh của ông không được biết chính xác
    ^ Vấn đề bản dịch Chinh phụ ngâm nào là của Đoàn Thị Điểm vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bản cung oán ngâm khúc được dịch sang tiếng Anh. Đoạn tin dưới đây từ báo Thanh Niên:
    Đầu tháng 3/2006, tác phẩm thơ Cung oán ngâm khúc (Complaints of An Odalisque) của thi hào Nguyễn Gia Thiều đã được giáo sư, dịch giả Nguyễn Ngọc Bích chuyển dịch qua tiếng Anh, lần đầu tiên in, giới thiệu rộng rãi với độc giả Mỹ. Đây là tin vui cho văn học Việt Nam (VN) khi những giá trị đích thực của nghệ thuật thi ca Việt đang lần lượt được giới thiệu trên thi đàn thế giới.
    Giáo sư, dịch giả Nguyễn Ngọc Bích cho biết Complaints of An Odalisque ngoài dịch nguyên tác thơ Nguyễn Gia Thiều còn có phần chú giải, nghiên cứu về tính nhạc, thiền trong Phật giáo thể hiện qua tác phẩm. Giáo sư đã bỏ rất nhiều công sức để độc giả Mỹ thưởng thức một tuyệt tác thơ.
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Để hiểu hơn về tác phẩm Cung oán ngâm khúc, xin tham khảo phần bài viết sau của tác giả Tôn Thất Lương.
    Tiểu dẫn​
    Hai chữ Cung-oán là sự oán-hờn nơi cung cấm của các cung-phi, cung-tần đã từng được vua yêu rồi lại bị ghét bỏ, vì lời gièm-pha ghen-tuông lẫn nhau ; hoặc có người đã chọn mà suốt đời không được sự hạnh-sủng, nên đã thốt ra nỗi oán-hờn.
    Trải xem các đời từ xưa nơi cung cấm, cung-nhân nhiều đến số ba bốn nghìn, mà trong số ấy thường chỉ có vài người được sủng ái, nên phần nhiều cung-nhân có tài học tự làm ra lời cung-oán, hoặc các nhà thơ đặt ra lời cung-oán, mượn thân-phận của cung-nữ mà tỷ-nghĩ thân-phận mình, cũng đề là cung-oán. Về sau hai chữ " cung-oán " thành một cái nhan đề, chuyên nói sự oán-hờn của cung-nữ.
    Lại có đề "khuê-oán" chyên nói sự oán-hờn của người đàn-bà có chồng, bị chồng đi xa không về ; đề "khuê-oán" phần nhiều cũng là lời của các nhà thơ mượn sự tình của người để bày thân-phận của mình vậy.
    "Cung-oán ngâm khúc" sau đây là một khúc ngâm về nỗi oán-hờn của cung-nhân mà Ôn-như Hầu tiên-sinh đã mượn tình-trạng cung-phi để tự ví thân-phận mình ; khúc ngâm này dùng điệu "song-thất lục-bát". Lời van đã thâm-thuý, nghĩa lý lại mắc-mỏ và đoạn lại khó phân. Nếu cứ để suông tự đầu đến cuối, đem đọc mấy lần cũng không hiểu thấu, nên đây phải dùng lối phân-tích, chia ra làm tám đoạn, mỗi đoạn kể lược-tự sự-trạng của tác giả đã nói, có những tình-ý gì ở trong nguyên văn; theo nguyên văn lại tiếp mục giải-nghĩa và chú-thích để người đọc đến hiểu ngay, không phải mờ-mịt mà hóa ra chán nản.
    Mong rằng các độc-giả chú ý: phàm viết một bài chuyên nói một mục-đích gì, thì cũng như theo ý của nhan-đề mà làm thành lối dàn-bài như một bài thơ "Đường-luật" tám câu:
    câu 1 là câu "phá", câu 2 là câu "thừa";
    - "Phá" là mở lời đầu tiên nói tổng-quát toàn cả một sự-trạng của đề mục hay của nhan-đề.
    - "Thừa" là thừa-tiếp nghĩa của câu "Phá" để đem ban bố sự-trạng ấy ra sau
    - Hai câu 3, 4 là hai câu "Trạng", tả rõ từng thái-trạng của nhan-đề ấy;
    rồi tiếp đến hai câu 5, 6 là hai câu "Luận" luận-bàn và dẫn-chứng mà bài-liệt thêm ra cho nhiều rộng ý-nghĩa; Sau câu "Luận" tiếp câu thứ bẩy là câu "Thúc" hay là "Chuyển", nghĩa là gói và thu-tóm, hoặc di-chuyển cả ý-tứ những câu 1, 2, 3, 4, 5, và 6 mà thu tóm ý nghĩa ở câu 7,
    để kết-liễu toàn ý-tứ của nhan-đề ở câu 8 là câu "Kết" trọn vẹn ; thành một bài thơ có thứ-tự theo lối dàn bài, có kiểu mẫu nhất-định.
    Có thứ-tự như thế thì không lộn-xộn, và theo phép ấy, nếu làm một bài dài trường-thiên hay là một khúc ca ngâm có mấy trăm câu mặc dù, ta cũng phải biết chia ra làm tám phần, ít nhiều câu tuy không dịnh, nhưng phải phân-tích thành đoạn-lạc rạch-ròi, cũng như một bài thơ Đường-luật vậy.
    Bài "Cung-oán ngâm khúc" này có 356 câu, đã phân ra tám phần như đã nói trên. Các độc-giả khi đọc nên cẩn-thận rõ từng chi-tiết một, và sưu-tầm những lời chú-thích dẫn-giải đã chỉ rõ lối dùng chữ, lối mượn điển, dùng điển phân-minh.
    Đó là dẫn-giải trình-bày theo lối phổ-thông, hầu được giúp ích cho kẻ hậu học tân-tiến, trong khi luyện-tập quốc-văn, giảng-cầu cổ-điển.
    Nếu không dùng lối thích nghĩa này thì dù đọc mấy lần cũng chỉ hiểu từng câu một với một nghĩa-lý mơ-hồ, hư-huyễn, không dính-dáng vào đâu, chẳng còn biết tác-giả muốn nói việc gì, càng thêm rối trí vô-ích.
    Huế, ngày 6 tháng 5-1950
    Vân-bình Tôn Thất Lương kính thuật
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người, Tôi mượn topic của danh nhân Kinh Bắc, bổ xung thêm một bài nói về chữ Quốc Ngữ, Việc tạo ra chữ Quốc Ngữ từ thế kỉ thứ 17, nhưng việc dùng tại Việt nam, lại là từ thế kỉ thứ 20, một quá trình sử dụng rất ngắn ngủi so với thời gian phôi thai ra một công cụ để truyền tải văn hóa và tinh thần Việt Nam,
    Thật đáng trân trọng!
    Thực tế, chữ Hán được sử dụng từ khá lâu ở Việt Nam, và người việt cổ tới bây giờ vẫn nói giọng tựa như ngày nay, vấn đề là chữ viết không có, Tới sau thế kỉ 13-14, chữ Nôm xuất hiện và được đưa vào là dòng chính thống của người việt, nhưng chữ Hán vẫn tồn tại, và chữ Hán cũng là gốc để tạo ra chữ Nôm, vì vậy, những điều chúng ta nói hàng ngày, cũng mượn từ Hán-Việt để nói, để mô tả:D trong giao tiếp, trong sinh hoạt
    Khi chữ Việt được tạo ra, chúng ta bây giờ mới có cái công cụ để thể hiện chính lời nói của mình, điều đó tuy có hơi muộn so với một đất nước có bề dày lịch sử đấu tranh dân tộc, bề dày văn hóa và tinh thần Việt. Hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt, như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói.
    Ông Nguyễn Văn Vĩnh, người đã từng sống và làm việc ở Bắc Ninh, một trong những cái nôi của lịch sử và Văn hóa dân tộc, là người được mô tả trong bài này
    KỶ NIỆM 80 NĂM ĐƯA CHỮ QUỐC NGỮ VÀO TRƯỜNG HỌC VIỆT NAM
    Sự ra đời của chữ Quốc ngữ
    Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20...
    Alexandre de Rhodes (1591-1660)
    Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư) đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm (1624 ?" 1630). Ông là người có công rất lớn trong việc La Mã hoá tiếng Việt (nhiều tác giả gọi là Latin hóa. Thực ra mẫu tự chữ cái tiếng Việt hiện nay là mẫu tự chữ Roman chứ không phải là chữ Latin). Kế tục công trình của những người đi trước là các tu sĩ Jesuit (dòng Tên) người Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d?TAmaral, Antonio Barbosa v.v... trong việc La Mã hóa tiếng Việt, Alexandre de Rhodes đã xuất bản ?oBài giảng giáo lý Tám ngày? đầu tiên bằng tiếng Việt và cuốn từ điển Việt - La - Bồ đầu tiên vào năm 1651 tại Rome. Hệ thống chữ viết tiếng Việt dùng chữ cái La Mã này được chúng ta ngày nay gọi là ?ochữ Quốc ngữ?.
    Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 tại Hà Nội ?" cái năm thành Hà Nội thất thủ vào tay quân Pháp do đại tá Henri Rivière chỉ huy, Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn. Gia đình Nguyễn Văn Vĩnh nghèo nên không có tiền cho con cái đi học. Lên tám tuổi, cậu Vĩnh đã phải đi làm để kiếm sống. Công việc của cậu lúc đó là làm thằng nhỏ kéo quạt để quạt mát cho một lớp đào tạo thông ngôn do người Pháp mở ở đình Yên phụ - Hà Nội. Vừa kéo quạt, cậu vừa nghe lỏm bài giảng. Cậu ghi nhớ mọi thứ rất nhanh và còn trả lời được các câu hỏi của thày giáo trong khi các cậu con nhà giàu trong lớp còn đương lúng túng. Thầy giáo người Pháp thấy vậy bèn nói với ông hiệu trưởng giúp tiền cho cậu vào học chính thức. Năm 14 tuổi Nguyễn Văn Vĩnh đỗ đầu khóa học và trở thành một thông dịch viên xuất sắc. Sau đó ông được bổ làm trợ lý cho công sứ Pháp tỉnh Bắc Ninh.
    Năm 1906, lúc ông 24 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được Pháp gửi sang dự triển lãm Marseille. Tại đây, ông được tiếp cận với kỹ nghệ in ấn và báo chí. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên gia nhập hội Nhân quyền Pháp.
    Trở về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh từ bỏ nghiệp quan chức và bắt đầu làm báo tự do. Năm 1907 ông mở nhà in đầu tiên ở Hà Nội và xuất bản tờ Đăng Cổ Tùng Báo - tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ ở Bắc Kỳ. Năm 1913 ông xuất bản tờ Đông dương Tạp chí để dạy dân Việt viết văn bằng Quốc ngữ. Ông là người đầu tiên dịch ra chữ Quốc ngữ các tác phẩm của các đại văn hào Pháp như Balzac, Victor Hugo, Alexandre Dumas, La Fontaine, Molière, v.v. và cũng là người đầu tiên dịch ?oTruyện Kiều? sang tiếng Pháp. Bản dịch ?oKiều? của ông Vĩnh rất đặc sắc vì ông không chỉ dịch cả câu mà còn dịch nghĩa từng chữ và kể rõ các tích cổ gắn với nghĩa đó - một điều chỉ có những ai am hiểu sâu sắc văn chương Việt Nam (bằng chữ Nôm), Trung Hoa (bằng chữ Nho), và Pháp mới có thể làm được. Sự cố gắng và sức làm việc phi thường của ông Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong việc truyền bá kiến thức và văn hoá phương Tây trong dân Việt, và đẩy xã hội Việt Nam đi đến chỗ dần dần chấp nhận chữ Quốc ngữ. Năm 1915 vua Duy Tân ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi (Hương - Hội - Đình) ở Bắc Kỳ. Năm 1918 vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi này ở Trung Kỳ và đến năm 1919 bãi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ thống trường Pháp - Việt. 18.9.1924, toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ Quốc ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học. Như vậy là, sau gần ba thế kỷ kể từ khi cuốn từ điển Việt - La - Bồ của Alexandre de Rhodes ra đời, người Việt Nam mới thật sự đoạn tuyệt với hệ chữ viết của Trung Hoa, chính thức chuyển sang dùng chữ Quốc ngữ. Đây quả thực là một cuộc chuyển hóa vô cùng lớn lao, trong đó ông Nguyễn Văn Vĩnh đã vô hình chung đóng vai trò một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.
    Ông Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên, đã không thể kiếm sống bằng nghề báo của mình. Ông là người luôn lên tiếng phản đối chính sách hà khắc của Pháp đối với thuộc địa, là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đã hai lần từ chối huân chương Bắc đẩu bội tinh của chính phủ Pháp ban tặng, và cũng là người đã cùng với bốn người Pháp viết đơn gửi chính quyền Đông Dương phản đối việc bắt giữ cụ Phan Chu Trinh. Vì thế chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương chẳng ưa gì ông. Toà báo của ông vỡ nợ. Gia sản của ông bị tịch biên. Ông bỏ đi đào vàng ở Lào và mất ở đó năm 1936 vì sốt rét! Người ta tìm thấy xác ông nằm trong một chiếc thuyền độc mộc trên một dòng sông ở Sepole. Trong tay ông lúc đó vẫn còn nắm chặt một cây bút và một quyển sổ ghi chép: Ông đang viết dở thiên ký sự bằng tiếng Pháp ?oMột tháng với những người tìm vàng?. Khi đoàn tàu chở chiếc quan tài mang thi hài ông Vĩnh về đến ga Hàng Cỏ, hàng ngàn người dân Hà Nội đứng chờ trong một sự yên lặng vô cùng trang nghiêm trước quảng trường nhà ga để đưa tiễn ông ?" con người bằng tài năng và sức lao động không biết mệt mỏi của mình đã góp phần làm cho chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết của toàn dân Việt. Tháng 9.1945, trong lời kêu gọi toàn dân chống thất học chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Là một người Việt Nam, phải đọc thông, viết thạo chữ Quốc ngữ".
    Lời cảm ơn:
    Tác giả biết ơn thân sinh của mình ?" nhà giáo Nguyễn Đình Nam, người đầu tiên kể cho tác giả về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh từ khi tác giả còn là học sinh tiểu học, khi sách giáo khoa chính thống còn gọi Alexandre Rhodes là ?ogián điệp? còn Nguyễn Văn Vĩnh là ?obồi bút? của Pháp. Tác giả xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Kỳ - con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh, và ông Nguyên Lân Bình ?" cháu nội cụ Nguyễn Văn Vĩnh vì những câu chuyện kể về cuộc sống và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Tác giả xin cảm ơn thày Chí ?" cháu ngoại cụ Nguyễn Văn Vĩnh đồng thời là thày dạy toán của tác giả khi tác giả còn học phổ thông.
    Tokyo, 10.11.2004
    N.Đ.Đ
    Sưu tầm:)
  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    @ Bác Luc_thao
    Đáng tiếc là đến bây giờ nhiều người vẫn còn có thành kiến đậm đà với cụ Alex. Tui cũng có một số tư liệu về chữ viết, nếu bác quan tâm tui tìm lại gửi cho bác.
    Bây giờ là thời buổi mà tuổi trẻ thích giải trí, chơi bời, đập phá, nghịch ngợm, cờ bạc hơn là tìm hiểu văn hoá. Cái topic này chắc là chỉ có bác và tui, và một số rất ít người vào xem thôi.
    Tương lai của dân tộc phụ thuộc nhiều vào khuynh hướng của lớp trẻ bây giờ.
  10. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Chú nói chí lý.Bọn trẻ bây giờ tệ quá.Hồi xưa anh còn trẻ, đi hát karaoke hay đi oánh bạc, bao giờ anh cũng mang theo cuốn Văn hoá Việt Nam theo để đọc.Bọn trẻ bây giờ lắm đứa còn không hiểu nổi mình là ai, chán thiệt tình

Chia sẻ trang này