1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh nhân xứ Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi T_N_T, 09/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Khà khà khà,
    "Em" còn nhìn thấy mặt trời trước "Bác" đấy, "bác" baotrungvip ạ. Thế mà không hiểu sao cái thời đó "em" lại không biết nhỉ?
    Khà khà khà.
  2. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Phải rồi, anh đẻ trong nhà mà, có thấy mặt trời đâu?
    P/S:Cái Topic này hơi khô, trêu bác tí cho có không khí
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    @ Baotrungvip:
    Giời Hà Nội mấy bữa nay mưa nhiều, đi đâu cũng ẩm ướt, nên rất cần một chỗ khô ráo trú chân.
    Một diễn đàn cũng vậy, có nhiều topic "nhạt" thì cũng phải có một topic "mặn" một chút, kẻo các cao nhân lai vãng qua đây lại chê cười hậu duệ người Kinh Bắc chúng ta sống "nhạt".
    Trước đây thấy có topic gì đó có nhiều bài về nghệ thuật sống, cũng được đấy, mà lâu lâu không thấy. Có lẽ bây giờ người ta bận cá độ bóng đá và pip..pip nhắn tin chăng?
    Tính tui là hay thẳng, phê bình cũng không e dè, nên trong cuộc sống nhiều người quý, cũng nhiều người không thích.
    Tuy bác ít tuổi hơn tui, nhưng không sao đâu, tính tui nó thoải mái lắm. Quan trọng là mọi người tôn trọng nhau và hiểu nhau thôi phải không?
    Mà tui là bạn của em gái bác, nên tui gọi bác là bác cũng được, càng thân tình phải không nào? Lúc nào rỗi mời bác chén trà nóng.( nhưng không phải ở hàng cô đu đủ xanh, hôm lâu lâu cô ấy đuổi tui ra khỏi quán rồi. Đến bây giờ tui vẫn buồn bác ạ)
  4. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Hai bác "cãi" nhau hơi hăng:)
    Có điều, khô ráo, hay mặn mà, khô khan, hay nhạt nhẽo, chúng tôi ko có ý muốn bàn luận, bởi lẽ, hầu hết các vấn đề được đưa trên đây, không ít người đã từng đọc ở đâu đó, đã từng xem ở đâu đó, hoặc cũng đã từng nghe ai đó kể trên con đường đi tìm hành trang để bước vào đời.
    Vốn không phải là cây văn, nên viết có những điều sáo rỗng, với lại, việc chúng tôi copy paste những đoạn có thể gọi là hay, hay là những đoạn văn những mẩu truyện lịch sử, để tựu trung lại, mọi người có thể xem tập trung hơn, và có một cái nhìn cụ thể
    Tất nhiên, những vấn đề trên có lúc xen kẽ, có lúc bổ xung, hoặc rời rạc, hoặc liên tục, nhưng cũng không ngoài mục đích là mở rộng tầm nhìn hơn về văn hoá, về lịch sử, hay nghệ thuật, nếu có
    Tôi không nói và cũng không dám có ý nghĩ nói rằng tuổi trẻ chúng ta thờ ơ với văn hoá, lịch sử, mà phải nói rằng, chúng ta đang sống trong cuộc sống mà tự mình phải đuổi theo chính cái bóng của mình, mà có lẽ, hiếm khi bắt được, nên việc không mặn mà lắm với những gì mình đã biết, hoặc từng đọc qua, hoặc lãng quên đi một thời gian, bất chợt ở đâu đó ta tìm lại được, điều đó há chẳng hay lắm sao:-), chẳng thú vị lắm sao
    Đâu đó quanh ta, có những người cảm thấy cuộc sống khó khăn, có những người cảm thấy cuộc sống toàn màu hồng, có người run sợ, có người thờ ơ, có người năng động, có người luôn thụ động và tận hưởng những gì cuộc sống ban tặng,
    có người khách quan ngồi nhìn cuộc sống như một triết gia, hay có những người luôn coi mình là một cuộc thí nghiệm, vân vân và vân vân,
    Dù sao thì cuộc sống thật đẹp, muôn màu muôn vẻ và thật ý nghĩa đúng không các bạn:)
    "Cám ơn đời một sớm mai thức dậy
    Ta có thêm ngày mới để yêu thương"
    Có lẽ tôi hơi giáo điều chút, nên mới viết những dòng trên vào đây, mong mọi người bỏ quá cho:-)
    Một tuần mới lại đến, với những khó khăn mới, thách thức mới,
    chúc mọi người luôn thành công, và nhiều sức khoẻ
    "thấy bảo": có sức khỏe là có tất cả :D
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Danh sách Trạng Nguyên
    1) Lê Văn Thịnh (1038- ?)
    Người làng Đông Cứu , huyện Yên Định, Bắc Giang . Đỗ Trạng nguyên khoa thi Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075), đời Lý Nhân Tông. Làm một người văn võ song toàn. Có công to trong cuộc thương lượng ở đất Vĩnh Bình( thuộc châu Ung sát huyện Quang Lang, tỉnh Cao Băn`g thời Lý ) năm 1084. Vì có công nên được thăng chức thái sự
    2) Mạc Hiển Tích ( ? - ? )
    Người làng Long Động, huyện Chí Linh ( Nay là Hải Hưng ). Đỗ TRạng nguyên khoa Bính Dần niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 (1086), đời Lý Nhân Tông. Làm quan Hàn lâm Học sĩ rồi thăng lên đến Thượng thư ( Mạc Đỉnh Chi là cháu 5 đời của ông).
    3) Bùi Quốc Khái ( ? - ? )
    Người làng Bình Lãng, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Tỵ niên hiệu Trịng Phù thứ 10 (1185), đời Lý Cao Tông. Ông đỗ cao và được nhận chức Nhập thị Kinh diên ( dậy Thái tử và hâù vua học )
    4) Nguyễn Công Bình ( ? - ? )
    Người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới ( Vĩnh Phú ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Dậu niên hiệu Kiến Gia thứ 3 (1213), đời Lý Huệ Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ .
    5) Trương Hanh ( ? - ? )
    Người làng Mạnh Tân ( Yên Tân ), huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng , Hải Dương (huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Kiên Trung thứ 8(1232), đời Trần Thái Tông . Làm quan đến Thị lang, Hàn lâm Học sĩ .
    6) Nguyễn Quan Quang ( ? - ? )
    Người xã Tam sơn, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc( huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Ngọ(1234). Làm quan đến chức Bộc xạ, tặng hàm Đại Tư không .
    7) Lưu Miễn ( ? - ? )
    Còn có tên Lưu Miện, không rõ quê quán. Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi niên hiệu Thiên Ứng - Chính Bình thứ 8 (1239), đơì Trần Thái Tông. Làm quan tới chức Hàn lâm Thị độc .
    8) Nguyễn Hiền ( 1234 - ? )
    Người xã Dương A, huyện Thượng Hiên` , sau đổi là Thượng Nguyên ( nay là huyện Nam Ninh, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì , niên hiệu Thiên Ứng-Chính Bình thứ 16( 1247), đời Trần Thái Tông. Khi ấy ông mới 13 tuổi, vì còn thiếu niên vua cho về quê 3 năm tu dưỡng . Làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Về hưu, mất tại nhà. Có đi sứ Nguyên vài lân` .
    9) Trần Quốc Lặc ( ? - ? )
    Người làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng ( nay là huyện Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Nguyên Phong thứ 6 (1256), đời Trần Thái Tông. Làm quan đến Thượng thự Sau khi mất, vua phong làm Phúc thân`, hiệu là Mạnh Đạo Đại Vương .
    10) Trương Xán ( ? - ? )
    Người xã Hoành Bồ, huyện Quảng Trạch , châu Bố Chính ( nay thuộc tỉnh Bình Trị Thiên ). Đỗ Trại Trạng nguyên, cùng khoa với kinh Trạng nguyên Trần Quốc Lặc năm 1256, đời Trần Thái Tông. ( Thời Trần nếu ai quê từ Ninh Bình trở ra đỗ Trạng nguyên thì gọi là Kinh Trạng nguyên, còn từ Thanh Hoá trở vào gọi là Trại). Về tri thức đều phải giỏi như nhau .
    11) Trần Cố ( ? - ? )
    Người xã Phạm Triền , huyện Thanh Miện, phủ Hạ Hồng ( nay thuộc huyện Ninh Khanh, Hải Hưng ). Đỗ Kinh Trạng nguyênkhoa Bính Dần niên hiệu Thiệu Longthứ 9 (1266), đời Trần Thánh Tông. Làm quan đến Hiến sát sứ .
    12) Bạch Liêu ( ? - ? )
    Người xã Nguyên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu( nay thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh ). Đỗ Trại Trạng nguyên cùng khoa với Kinh Trạng nguyên Trần Cố khoa Bính Dần. Sau khi qua đời được vua phong cho làm Phúc thần, hiệu là Đương Cảnh thành hoàng Đại Vương.
    13) Lý Đạo Tái ( 1254 - 1334 )
    Người làng Vạn Tải, huyện Gia Định xứ Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Than`h , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý, niên hiệu Nguyên Phong thứ 2 ( 1252 ), đời Trần Thái Tông. Làm quan ở Đông các Viện Hàn lâm, có đi sứ Trung Quốc. Về sau , ông bỏ quan đi tu ở chuà Quỳnh Lâm ( Hải Dương cũ ), được sư pháp Loa và Trần Nhân Tông ( tổ thứ nhất ) rất trọng . Năm 1317, Pháp Loa ( vị tổ thứ 2) đem y bát của Điêu ngự giác hoan`g ( tổ thứ nhất ) truyền cho . Sau khi được truyền Y bát, Đạo Tái lên tu ở núi Yên Tử làm vị tổ thứ 3 của phái Phật Trúc Lâm, với đạo hiệu Huyền Quang Tôn Giả . Huyền Quang giỏi thơ văn. Hiện còn tác phẩm " Trần triều thế phả hành trạng "
    14) Đào Thúc ( ? - ? )
    Người xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn ( nay thuộc tỉnh Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Hợi, niên hiệu Bảo Phù thứ 3 (1275), đời Trần Thánh Tông . Không rõ ông làm quan đến chức gì. Chỉ biết sau khi chết ông được phong Phúc thân` tại địa phương .
    15) Mạc Đỉnh Chi ( 1272 - 1346 )
    Có tên tự 9 tên chữ ) là Tiết Phu, người làng Lũng Động. Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), đời Trần Anh Tông. Làm quan đến Tả bộc xạ ( tức Thượng thư ), đi sứ nhà nguyên 2 lần. Thân hình xấu xí, tính giản dị thanh liêm, minh mẫn , đối đáp nhanh . Khi vào thi Đình, vua thấy ông quái dị , tỏ ý không hài lòng. Ông liền làm bài " Ngọc tỉnh liên phú " ( bài phú hoa sen trong giếng ngọc ) để tỏ chí mình. " Ngọc tỉnh liên phú ", thơ và câu đối cu/a ông vẫn còn truyền tới ngày nay trong sách "Việt âm thi tập" và " Toàn Việt thi lục ".
    16) Đào Sư Tích ( ? - ? )
    Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân , sau đổi là huyện Nam Trực, phủ Thiên Trường ( nay thuộc huyện Nam Ninh , Hà Nam Ninh ). Đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Làm quan Tả tư lang trung, Nhập nội Hà khiển Han`h khiển . Vua sai ông chép sách " Bảo hoà điện dư bút ". Thời Hồ Quý Ly, bị giáng xuống Trung tư thị lang, Tri thẩm hình viện sự. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm Than`h hoan`g, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm Thượng đẳng thân`.
    17) Lưu Thúc Kiệm ( ? - ? )
    Người làng Trạm Lệ, huyện Gia Bình, phủ Thuận Am, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Thìn niên hiệu Thánh nguyên thứ nhất (1400), đời Hồ Quý Lỵ Làm quan đến Hàn Lâm trực học sĩ. Ông giỏi văn từ biện bạch nên Hồ Quý Ly giao cho thảo các văn từ bang giao với các nước láng giềng. Ông là bạn cùng khoa với nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên ... Họ đều phục tài năng mẫn cán và đức tính liêm khiết của ông.
    18) Nguyễn Trực ( 1417 - 1474 )
    Có tên chữ là Công Dĩnh, tên hiệu là Hu Liêu, người làng Bối Khê, huyện Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc huyện Thanh Oai , Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3(1442), đời Lê Thái Tông. Làm quan đến Hàn lâm viện Thị giảng, đi sứ nha Minh gặp khi thi hội, ứng chế ông lại đỗ đầụ Người đương thời gọi ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên- Trạng nguyên hai nước . Hiện còn 3 tác phẩm : Bảo anh lương phương ( y học ), Hu Liêu tập (văn), và Ngu nhàm (văn).
    19) Nguyễn Nghiêu Tư ( ? - ? )
    Có tên hiệu là Tùng Khê, thuở nhỏ còn có tên tục là Lợn vì đẻ tháng Hợi, người xã Phú Lương , huyện Võ Giàng , phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hoà thứ 6 (1448), đời Lê Nhân Tông. Làm quan An phủ sứ, Hàn lâm trực học sĩ. Đi sứ nhà Minh rồi được thăng lên Lại bộ Thượng thư .
    20) Lương Thế Vinh (1441 - ? )
    Có tên chữ là Cảnh Nghị , hiệu là Thụy Hiên, người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Vụ bản, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), đời LêThánh Tông. Làm quan các chức: Trực học sĩ viện Hàn lâm, Thị thư, Chưởng viện sự. Ông chẳng những giỏi văn còn giỏi toán nên người đương thời gọi ông là Trạng Lường .
    21) Vũ Kiệt ( ? - ? )
    Người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Tỵ, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1473), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư .
    22) Vũ Tuấn Thiều ( 1425 - ? )
    Người làng Nhật Thiều, huyện Quảng Đức, phủ Trung Đô ( Nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang.
    23) Phạm Đôn Lễ ( 1454 - ? )
    Người làng Hải Triều , huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng, trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Thị lang, Thượng thự Ông là ***** nghề dệt chiếu cói Hới nổi tiếng của tỉnh Thái Bình .
    24) Nguyễn Quang Bật ( 1463 - 1505 )
    Người làng Bình Ngô, huyện Gia Bình, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( Nay là huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Hàn lâm Hiệu lý. Ông là thành viên nhóm Tao Đàn nhị thập bát tú. Vì trái ý của LêUy Mục nên bị giáng xuống Thưà Tuyên, Quảng Nam. Vua sai người mật dìm chết ở sông Phúc Giang. Tương Dực Đế biết ông chết oan, bèn truy phong tước Bá , và tặng lá cờ thêu 3 chữ" Trung Trạng Nguyên ". Vua còn cho dân địa phương lập miếu thờ làm thành hoàng .
    25) Trần Sùng Dĩnh ( 1465 - ? )
    Người làng Đông Khê, huyện Thanh Lâm, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùiniên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Đô ngự sử Thập nhị Kinh diên, rồi được thăng lên Hộ bộ Thượng thự Khi mất được phong cho làm Phúc thân` tại quệ
    26) Vũ Duệ ( ? - 1520 )
    Còn có tên là Vũ Công Duệ, tên lúc nhỏ là Nghĩa Chi, người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây( nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầụ
    27) Vũ Tích ( ? - ? )
    Có sách cho là Vũ Dương, người làng Man Nhuế, huyện Thanh Lâm, Thừa Tuyên , Hải Dương ( nay thuộc huyệ Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Làm quan đến Hàn lâm Thị thư, đi sứ Trung Quốc, được thăng lên Công bộ Thượng thư, tước Hầụ Có chân trong nhóm Tao Đàn thị nhập bát tú của LêThánh Tông .
    28) Nghiêm Hoản ( ? - ? )
    Còn có tên là Viên, xã Phùng Ninh Giang, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), đời Lê Thánh Tông. Ông mất ngay sau khi đỗ, chưa kiệp nhận chức .
    29) Đỗ Lý Khiêm ( ? - ? )
    Người xã Dong Lãng, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ ( Nay là huyện Vũ Thư , Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa thi Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499), đời Lê Hiển Tông. Làm quan đến Phó đô Ngự sử. Đi sứ nhà Minh bị mất ở dọc đường.
    30) Lê Ích Mộc ( ? - ? )
    Người xã Thanh Lãng, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn ( Nay là huyện Thủy Nguyên , thành phố Hải Phòng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 ( 1502), đời Lê Hiển Tông . Làm quan đến Tả thị lang. Trước khi đỗ đạt , ông ở chùa Diên Phúc, nên đến khi ông chết, nhân dân địa phương lập miếu thờ và tạc tượng ông thờ ở cạnh chùạ
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    31) Lê Nại ( 1528 - ? )
    Có sách chép là Lê Đỉnh, người xã Mộ Trạch , huyện Đường Am, phủ Thượng Hồng( nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyêhn khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh thứ nhất (1505), đời Lê Uy Mục. Làm qua đến Hộ bộ Thị Lang , lúc mất được tặng tước Đạo Trạch Bá.
    32) Nguyễn Giản Thanh ( 1482 - ? )
    Người xã Hương Mặc ( Ông Mặc ), huyện Đông Ngàn , phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay là huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 ( 1508), Đời Lê Uy Mục . Làm quan đến Viện hàn lâm Thị thư, kiêm Đông các Đại học sĩ. Đi sứ phương Bắc rồi được thăng lên Thượng thư, Hàn lâm Thị độc Chưởng viện sự, tước Trung Phủ Bá, lúc mất được tăng tước Hầu .
    33) Hoàng Nghĩa Phú ( 1479 - ? )
    Người xã Lương Xá( sau làm nhà ở Đan Khê ), huyện Thanh Oia , tỉnh Hà Sơn Bình ( nay là xã Đa Sĩ, Thanh Oai, Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 2 (1511), đời Lê Tương Dực . Làm quan đến Tham tri chính sự, kiêm Đô ngự sử. Lúc mất được phong làm phúc thần.
    34) Nguyễn Đức Lượng ( ? - ? )
    Người xã Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc Thanh Oai, Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên niên hiệu Hồng Thuận thứ 5 (1514), đời Lê Tương Dực. Đi sứ phương Bắc, lúc mất được tặng Thượng thự
    35) Ngô Miên Thiều ( Thiệu ) ( 1498 - ? )
    Người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Dần, niên hiệu Quan Thiệu thứ 3 (1518), Đời Lê Chiêu Tông. Làm quan cho nhà Mạc đến Thượng thư kiêm Đô ngự sử, Nhập thị Kinh diên, tước Lý Khế.
    36) Hoàng Văn Tán (? - ?)
    Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi, niên hiệu Thống Nguyên thứ 2 (1523) thời Lê Cung Đế.
    37) Trần Tất Văn ( ? - ? )
    Người xã Nguyệt Áng, huyện An Lão, phủ Kinh Môn, Hải Dương ( nay thuộc ngoại thành Hải Phòng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 (1526), thời Lê Cung Đế . Thời Mạc, đi sứ phương Bắc, rồi làm đến Thượng thư, tước Hàn Xuyên Bá .
    38) Đỗ Tông ( ? - ? )
    Người xã Lại Óc, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Đức thứ 3 ( 1529), đời Mạc . Làm quan đến Đông các Đại học sĩ. Lúc mất được truy tặng Hình bộ Thượng thự
    39) Nguyễn Thiến ( ? - ? )
    Có tên hiệu là Cảo Xuyên , người làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam ( nay thuộc tỉnh Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Đại Chính thứ 3 (1532), đơì Mạc Thái Tông ( Đăng Doanh ). Làm quan đến Thượng thư bộ Lại kiêm Đô ngự sử, tước Thư Quận Công . Thọ 63 tuổi .
    40) Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 - 1585 )
    Có tên chữ là Hạnh Phủ. hiệu là Bạch Vân tiên sinh , biệt hiệu Tuyết Giang Phu Tử . Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu đại chính thứ 6 (1535), đời Mạc Thái Tông. Làm Đông các Hiệu thư, Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Trình Tuyền Hầu .
    41) Giáp Hải ( ? - ? )
    Sau đổi tên là Giáp Trưng, hiệu Tiết Trai, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn ( nay thuộc huyện Yên Dũng, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính thứ9 (1538), đời Mạc Thái Tông. Làm quan đến Lục bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị Kinh diên, tước Kế Khê Bá, Luân Quận Công .
    42) Nguyễn Kỳ ( ? - ? )
    Người làng Bình Dân, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu , trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Châu Giang, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu , niên hiệu Quảng Hoà thứ nhất ( 1541), đơì Mạc Hiến Tông ( Phúc Hải ). Làm quan đến Hàn lâm Thị thự
    43) Dương Phú Tư ( ? - ? )
    Người làng Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Văn Lâm, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Tuyên Tông ( Phúc Nguyên ). Làm quan Tham Chính. Dâng sớ xin qui thuận Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn .
    44) Trần Bảo ( 1523 - ? )
    Người xã Cổ Chữ, huyện Giao Thủy , trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Xuân Thủy, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 (1550), đời Mạc Tuyên Tông . Làm quan Thượng thư, đi sứ phương Bắc, tước Nghĩa Sơn Bá, được tặng Quận Công .
    45) Nguyễn Lượng Thái ( ? - ? )
    Người xã Bình Ngô, huyện Gia Định , phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Thuận Than`h, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 6 (1553), đời Mạc Tuyên Tông . Làm quan đến Tả thị lang bộ Lễ, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Định Nham Hầu .
    46) Phạm Trấn ( ? - ? )
    Người xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc , phủ Hạ Hồng , Hải Dương ( nay thuộc huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn , niên hiệu Quang Bảo thứ 3 (1556), đời Mạc Tuyên Tông . làm quan cho nhà Mạc , khi nhà Mạc mất, cự tuyệt không ra làm quan cho nhà Lê nên bị ám hạị
    47) Đặng Thì Thố ( 1526 - ? )
    Người làng Yên Lạc, huyện Thanh Lâm ( nay thuộc huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Mùi , niên hiệu Quang Bảo thứ 6 (1559), đời Mạc Tuyên Tông. Được nhà Mạc rất trọng dụng .
    48) Phạm Đăng Quyết ( ? - ? )
    Tên lúc nhỏ là Phạm Duy Quyết, người làng Xác Khê, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, Hải Dương ( Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất , niên hiề.u Thuần Phúc thứ nhất (1562), đời Mạc Mậu Hợp . Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Xác Khê Hầu .
    49) Phạm Quang Tiến ( ? - ? )
    Người làng Lương Xá, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Sửu, niên hiệu Thuần Phúc thứ 4 (1565), đời Mạc Mậu Hợp. Mất trên đường đi sứ Trung Quốc .
    50 ) Vũ Giới ( ? - ? )
    Người xã Lương Xá, huyện Lương Tài , trấn Kinh Bắc ( Thuận Thành, Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577). Làm quan đến lại bộ Thượng thự
    51) Nguyễn Xuân Chính ( 1587 - ? )
    Người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 (1637), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang. Được tặng Thượng thư, tước Hầụ
    52) Nguyễn Quốc Trinh ( 1624 - 1674 )
    Người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam Thượng ( nay là xã Đại Áng, huyện Thanh Trì , Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Bồi tụng. Đi sứ Thanh ,bị giết hại, sau được truy tặng Binh bộ Thượng thư, Trì Quận Công. Vua cho tên thụy là Cường Trung và phong cho làm Thượng đẳng Phúc thân`.
    53) Đặng Công Chất ( 1621 - 1683 )
    Người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661). Làm quan đến Thượng thư bộ Binh , bộ Hình. Lúc mất được tặng Thiếu Bảo, tước Bá.
    54) Lưu Danh Công ( 1643 - ? )
    Người làng Phương Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam ( Nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), đời Lê Huyền Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ .
    55) Nguyễn Đăng Đạo ( 1650 - 1718 )
    Sau đổi tên là Liên, người làng Hoài Bão, huyện Tiên Sơn, trấn Kinh Bắc nay là huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Hợi, niên hiệu Chính Hoà thứ 4 (1683), đời Lê Hy Tông. Làm quan đến Hữu thị lang bộ Lại, Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Bá. Đi sứ Trung Quốc, lúc mất được tặng Thượng thư bộ Lại, Thọ Quận Công .
    56) Trịnh Huệ ( 1701 - ? )
    Có tên hiệu là Cúc Lam, người xã Sóc Sơn, huyện Quảng Hóa, Thanh Hoá ( nay thuộc huyện Quảng Xương, Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), đời Lê Ý Tông. Làm quan Tham tụng rồi được thăng lên Thượng thư bộ Hình, Quốc Tử Giám Tế Tửu ( thời Trịnh Doanh ).
    Trịnh Huệ là Trạng nguyên cuối cùng của lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam .
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Hoàng Cầm, nhà thơ Kinh Bắc, nhà thơ quê Việt


    [​IMG]

    Hoàng Cầm dường như chỉ sinh ra để làm thi sĩ, mơ mộng từ ngày "để chỏm", nay tuổi bát thập ốm yếu nhiều, vẫn chỉ nghĩ đến người thơ và những câu thơ, chỉ nói chuyện thơ và đêm nảo đêm nào cũng sẵn kề bên gối cây bút, xấp giấy trắng...
    Ông là nhà thơ có thần cảm. Không ai ngoài ông nhìn được Sông Ðuống nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ, cái câu thơ ám ảnh tất cả mọi người. Và nếu như về địa lý, sông Ðuống có không nằm nghiêng đi chăng nữa, thì trong ký ức về kháng chiến chống Pháp, trong tâm cảm của chúng ta không bao giờ mất đi con sông Ðuống nghiêng nghiêng ấy. Nó cũng giống như lá diêu bông, cổ bồng thi, những Cầu Bà Sấm, Bến Cô Mưa...
    Nhưng ?otuần du? với Hoàng Cầm trong "bốn tám dáng thơ đi tám nhịp" khi về Kinh Bắc không phải là điều dễ dàng. Thơ Hoàng Cầm không ít những u huyền. Dẫu vậy, trong cõi u huyền ấy vẫn có một người quê, một vùng quê hiền lành, chất phác thân thuộc với tất cả mọi người.
    Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc
    Chiều xưa giẻ quạt voi ***g
    Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc
    Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông.
    Cả đời mình, Hoàng Cầm nhiều tìm tòi, nhiều những tia chớp dọc ngang rạch giữa thơ mình, nhưng những câu thơ bừng sáng mỹ cảm trong sự giản dị hồn quê vẫn là những câu thơ hay nhất:
    Tranh Ðông Hồ gà lợn nét tươi trong
    Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
    ...
    Cô hàng xén răng đen
    Cười như mùa thu tỏa nắng
    Và rồi từ con "Chìa vôi quệt gió hững hờ" đến thậm chí "váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng" đều hằn sâu vào trí nhớ, nhẹ bước vào mùa hương cổ điển.
    Hoàng Cầm, tên thật là Bùi Tằng Việt ra đời ở thôn Phúc Tằng, huyện Việt Yên (Hà Bắc) quê cha là làng tranh Ðông Hồ, quê mẹ là làng Bịu nơi sinh ra người con gái tài sắc bậc nhất Trần Thị Tần, thân mẫu của thi hào Nguyễn Du xưa. Ông sống tuổi nhỏ giữa một vùng quê văn vật nhất nước, giữa rực rỡ hội - hè "có thi nhau giật giải pháo toàn hồng"...
    Rồi kháng chiến, ông thành người Vệ quốc. Ông biền biệt xa quê từ thuở ấy. Ai sống được cũng phải nương níu, tin yêu vào một điều tốt đẹp nào đó. Cái mà Hoàng Cầm nương níu chính là vùng quê yêu dấu của ông.
    Hoàng Cầm càng miên man trong ký ức, càng đi sâu vào cái tôi, thì thế giới Kinh Bắc của ông càng được mở rộng: Từ cánh chuồn chuồn khiêng nắng, đám cưới chuột tưng bừng rộn rã, các hội thi ăn mía thổi cơm, thi đánh đu, hát đúm, Hội Gióng, Hội Vân Hà đến trai đời Trần, gái Hậu Lê, Mưa Thuận Thành, nước sông Thương...; nơi lịch sử quấn vào huyền sử, ký ức cồn cào trong mộng ảo.
    Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm do đó mở về không gian, về thời gian. Thế giới mà ông vẽ ra chính là đời sống dân tộc, dường thân thuộc lắm lại đã dường tít tắp; vừa phía sau lại có thể tìm về nơi phía trước; vừa là cái đã từng có vừa là cái chưa từng có nhưng đều chân thật, rung động đến lạ lùng.
    Hoàng Cầm xa quê từ nhỏ. Vì vậy, ký ức về nông thôn là ký ức của một đứa trẻ. Và chính cái thơ dại đó làm nên sức hấp dẫn lớn của thơ ông:
    Ta con bê vàng lạc dáng chiều xanh
    Ði mãi tìm sim chẳng chín
    Ta lên đồi thông nằm miếu Hai Cô
    Gặm cỏ mưa phùn
    (Về với ta)
    Cỗ bài tam cúc mép cong cong
    Rút trộm rơm nhà đi trải ổ
    Chị gọi đôi cây
    Trầu cay má đỏ
    Kết xe hồng đưa chị đến quê em.
    Tuy nhiên, là con nhà thi thư, vốn dòng khoa bảng, có tây học lại nhuần nhị văn hóa dân gian; sự kết hợp học vấn; sự kết hợp giữa hiện thực con người và sinh hoạt Kinh Bắc cùng những liên tưởng thăm thẳm đầy bất ngờ trong cái tình cảm gần như mê đắm mới làm nên những bài thơ tuyệt diệu như Bên kia sông Ðuống, Chùa Hương, Về với ta, Lá diêu bông, Quả vườn ổi, Cây tam cúc...
    Có lẽ vì sự mê đắm ấy mà từ những ngày đầu đời, các chuyện kể, sách sử và cuộc sống đã ùa vào chật đầy tâm hồn thi sĩ. Thế nào là thực, thế nào là ảo? Cả những chặng đời dài sau này, những gì mắt thấy tai nghe đối với ông dường như là ảo, là không quan trọng nữa. Hoặc nó chỉ là những gợi nhớ để ông trở về sống với tiềm thức của mình.
    Lâu đài thơ kỳ ảo của Hoàng Cầm đẹp trong sóng mắt sông Cầu, sông Ðuống, trong mây ráng Thiên Thai. Những tên làng, tên hội, tên người có thật của vùng Kinh Bắc và cả những cái tên ông tạo ra đều sâu lắng hồn quê Việt.

    Theo ND
    (Có lẽ là báo Nhân Dân- TLBP)
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Hoàng Cầm- Thi sĩ cốt hồn kinh Bắc

    Hoàng Cầm quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh có thơ đăng từ đầu những năm 40 thế kỷ trước. Thơ ông mang đậm âm hưởng của vùng đất Kinh Bắc huê tình, diễm lệ, đầy ắp huyền thoại và bảng lảng một làn sương khói dân ca?
    Thơ Hoàng Cầm dìu chúng ta qua những chùa chiền, lăng miếu, những cầu, những bến, những cây lá, hội hè, qua những cặp mắt đa tình của những người con gái xứ quê. Ông đứng giữa Nguyễn Bính, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử, nhưng có cốt cách riêng của mình. Ông đa tình, kiêu sang và ẩn ức. Và buồn. Đôi khi pha chút đắng cay. Ai bảo ông lấy cái tên vị thuốc bắc đắng nhất cổ kim đông tây ấy để làm bút danh cho mình: Hoàng Cầm! Cái tên ấy âu cũng là nghiệp dĩ của đời ông?
    Năm 1974, nhân chuyến công tác Bắc Giang, có xe của tỉnh về đón, tôi mời nhà thơ cùng đi. Hoàng Cầm cảm động lắm. Đã lâu rồi mới trở về quê, lại được đi bằng xe cơ quan? Nghe có gì cứ xa xót, cứ rưng rưng. Cũng nhân cơ hội này tôi mới có dịp ?okhai thác? về ông. Ngồi cạnh nhau trên cái xe Gat 69, gió vi vút, suốt chặng đường hơn 60 cây số, thi sĩ cứ rủ rỉ. Ánh mắt dõi về nơi xa lắm, một thời xa lắm, xa vời vợi?
    Mẹ tôi thời con gái, nhà thơ kể, nghĩa là chưa đi lấy chồng, chưa làm vợ người đàn ông sau này là bố tôi, đã nổi tiếng khắp vùng Tiên Du, Thuận Thành là cô thiếu nữ hát quan họ rất hay, năm nào cũng được các lão làng Bựu Xim (tên làng gốc của mẹ tôi) khen thưởng cho cả phường hát ấy một tấm lụa điều và một bánh pháo đại quang toàn hồng. Lấy chồng rồi mẹ tôi vẫn theo các chị em đi hát, nhất là vào dịp hội xuân. Vốn là người làng Bựu, nơi sinh ra người con gái tài sắc tuyệt vời Trần Thị Tần (1740 - 1778) để đến 18 tuổi đi làm vợ thứ ba của quan Đại Tư Đồ Bình nam Tả tướng quân (ngang Tể tướng) Nguyễn Nghiễm và để sau sinh ra một đại thi hào cho đất nước: Nguyễn Du, nên mẹ tôi được kế thừa tinh hoa của nghệ thuật hát quan họ. Đó là nghệ thuật hát thơ, những câu thơ trữ tình, mang đầy sức quyến luyến, yêu thương, nhớ nhung, đằm thắm và da diết đến mức có thể làm say cả gỗ đá?
    Mẹ là thế, còn bố tôi. Quê thôn Phúc Tằng, huyện Việt Yên, nên tôi có tên cha sinh mẹ đẻ là Bùi Tằng Việt. Bố tôi nguyên là nhà nho, ba lần thi trường Nam Định không đậu nổi tam trường, sau đó bất đắc chí, bỏ làng đi dạy học, rồi làm thầy lang. Là người yêu nước có khí tiết, đã tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa thục, Đông Du? Vậy là trong người tôi hòa quện hai dòng máu. Dòng máu của nghệ thuật quan họ, dân ca với dòng máu yêu nước, hào hùng và khí tiết. Cả hai dòng máu đều rất mực sắt son, thủy chung như nhất?
    Nghe nói khi chào đời, sau mấy tiếng oa oa đầu tiên thì im bặt, không khóc nữa? Ồ! Cười mủm mỉm. Lạ thế đấy! Lúc đó đã gần nửa đêm 12 tháng Giêng Nhâm Tuất (1922), chỉ còn một lát nữa là sang ngày hội Lim, hội quan họ, ngày mà nhiều năm về trước, mẹ tôi súng sính áo the đen tứ thân, khăn vuông mỏ quạ, vành khăn nhiễu tam giang, váy lụa Đình Bảng, đi dép da trâu mũi cong, thắt lưng hoa đào hoa lý, cùng với bốn năm chị em phường hát đi ra đình từ sớm để rồi hát chúc, hát thi? Mẹ tôi kể vậy, nên tôi nhớ cả cái vùng Kinh Bắc cách đây sáu bẩy mươi năm, các thôn làng thường mở hội suốt tháng giêng, hai. Hội to thì kéo dài dăm ngày, hội nhỏ nhất cũng phải một ngày một đêm mới rã đám. Vậy nên cả tập thơ Về Kinh Bắc tôi viết từ lập thu 1959 đến giữa xuân 1960, là quê hương tôi, cảnh ngộ gia đình tôi, số phận mỗi người thân yêu, nhất là số phận những người gái quê Kinh Bắc. Một cuộc ?otuần du?, đi từ người Mẹ ngược về những sự tích huyền sử, dã sử, về những chuyện tình huyền thoại đến cả những chuyện thực đã diễn ra hôm qua và hôm nay?
    - Có lần tự bạch trên báo, ông ?otiết lộ? đêm đêm thường có giọng người nữ thầm thì những câu thơ?
    - Nói chung, hầu hết những bài thơ của tôi được độc giả ưa thích, bao giờ cũng bắt đầu một cách vi diệu từ ngoài tôi, vẳng lên đôi ba câu nghe rất rành rẽ, giọng nữ lánh lót mà rất xa, như hát mà như đọc? Tôi thường tiếp được mạch khởi xướng ấy là nối luôn các đợt sóng tuôn trào cho đến khi thấy trong người yên ắng, nhẹ nhõm là bài thơ cũng hoàn tất. Ví như bài thơ dài Bên kia sông Đuống. Đêm hôm đó, ở một cái lán trong rừng Việt Bắc khu ATK dành cho văn nghệ sĩ kháng chiến. Có những vị như Nguyễn Huy Tưởng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng? Tôi đang ở trạng thái bồn chồn, thao thức, tâm tư rối bời sau khi nghe báo cáo về quê hương mình bị giặc xâm lược kéo lên tàn phá, giết chóc. Tôi chưa định viết gì. Tất cả chìm trong im vắng. Chỉ nghe thấy tiếng gió rừng, lá rừng lao xao. Tiếng chim thảng thốt trong khuya lạnh? Lúc quá nửa đêm, bỗng văng vẳng bên tai mấy câu thơ:
    Em ơi buồn làm chi
    Anh đưa em về sông Đuống
    Ngày xưa cát trắng phẳng lì

    Sông Đuống trôi đi
    Một dòng lấp lánh
    Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ?

    Xanh xanh bãi mía bờ dâu
    Ngô khoai biêng biếc
    Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
    Sao xót xa như rụng bàn tay?
    Tôi bèn chộp lấy, ghi ngay và cứ thế cảm xúc tuôn trào một mạch dài, viết rất nhanh, sợ không theo kịp những thanh âm, những làn điệu đang cuồn cuộn dâng lên trong lòng mình. Cho đến gần sáng thì mạch thơ càng hối hả, cảm xúc đến tràn đầy?
    ? Ai về bên kia sông Đuống
    Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
    Những cô hàng xén răng đen
    Cười như mùa thu tỏa nắng
    Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
    Bãi Tràng chỉ người giăng tơ nghẽn lối
    Những nàng dệt sợi
    Đi bán lụa màu
    Những người thợ nhuộm
    Đồng Tỉnh, Huê Cầu
    Bây giờ đi đâu? Về đâu??
    Và những câu cuối đong đầy suy tư, ánh lên một niềm lạc quan:
    Bao giờ về bên kia sông Đuống
    Anh lại tìm em
    Em mặc yếm thắm
    Em thắt lụa hồng
    Em đi trảy hội non sông
    Cười mê ánh sáng muôn lòng muôn xanh.
    Làm xong bài thơ dài này, lòng tôi tràn trề một niềm hạnh phúc không thể tả? Tôi đọc lại một lần nữa, nắn nót ghi bên dưới. Việt Bắc. Đêm tháng 4/1948. Sớm ra tôi gọi tất cả dậy. Mắt rưng rưng. Giọng nghẹn ngào tôi đọc một mạch bài thơ cho các anh nghe. Mọi người đều xúc động. Riêng nhà văn Nguyên Hồng nước mắt cứ dàn dụa. Bài thơ đó được đăng ngay trên báo Vệ Quốc Đoàn. Chẳng mấy đã lan đi khắp các đoàn quân. Tôi đi đến đâu bộ đội cũng đòi đọc cho bằng được. Đây là một ấn tượng suốt đời không thể quên.
    Những bài thơ như vậy thường là không theo một ý nghĩa, một tư duy nào định trước, tác giả giống như một cậu học trò viết chính tả. Lúc đầu là tiếng đọc rành rọt bên tai, sau là viết theo tiếng đọc thầm thì từ trong tâm can mình. Ở những trường hợp ấy, tôi không hề cấu tứ, nghĩ ngợi gì về câu chữ, không theo một luật lệ nào gọi là thi pháp hoặc tu từ, hoặc chịu sự ràng buộc nào của phép tắc thanh điệu, ngữ điệu gì gì hết. Tôi chỉ tuân theo nhịp rung động của toàn thân, cả hồn và thể chất, khí chất.
    - Bài Lá diêu bông hình như là trường hợp hi hữu?
    - Vâng. Duy nhất bài này, những lời văng vẳng bên tai từ đầu chí cuối. Quá nửa đêm mùa rét năm 1959, trên giường ngủ, trong ánh sáng mờ tỏ của ngọn đèn ngủ 6 Watt, bên cạnh người vợ đang ngủ ngon và các con những giường bên cũng đang ngủ say. Bốn bề yên tĩnh. Không hiểu sao tôi không ngủ được, cứ trằn trọc. Im lặng. Chợt bên tai vọng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt, đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như thời nào từ xa xưa vẳng đến (có lẽ từ tiền kiếp vọng về)?
    Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng?
    Chị thẩn thơ đi tìm
    Đồng chiều
    Cuống rạ
    Chị bảo
    - Đứa nào tìm được lá Diêu bông
    Từ nay ta gọi là chồng
    Tôi xoay người trong chăn về phía bên trái và ghi ngay. Vì đêm nào khi lên giường nằm tôi cũng để sẵn một tập giấy trắng và cái bút chì. Giọng nữ vẫn đọc, không vội vàng và cũng không quá chậm. Tôi cứ thế ghi lia lịa trong bóng tối lờ mờ. Đến lúc giọng nữ im hẳn, lòng tôi nhẹ bỗng đi, một lát sau thì ngủ thiếp. Sớm hôm sau nhìn lại, thì có chỗ rõ, đọc được, nhiều chỗ dòng nọ đè dòng kia, chữ này xóa mất chữ khác. Phải gần tiếng đồng hồ mới tách được ra theo thứ tự, đúng như lời người nữ kỳ diệu nào đó đã đọc cho tôi viết nửa đêm hôm qua. Bài Lá diêu bông ra đời như vậy?
    - Ông đã xuất bản hơn 20 đầu sách. Gần mười tập thơ, rồi truyện dài, truyện thơ. Đặc biệt là kịch thơ, có tới 5 tác phẩm. Tôi rất muốn biết sự ra đời và số phận vở Kiều Loan?
    - Kiều Loan là có thật ngoài đời. Đó là một người con gái hoa khôi đất Bắc Giang, 18 tuổi, từng làm tan nát trái tim bao người trai, dĩ nhiên trong đó có tôi, anh học trò làm thơ cũng mới 18 tuổi. Quân Nhật đổ bộ vào Việt Nam, Bắc Giang thành trại lính, hàng chục sĩ quan xứ Phù Tang mê cô nàng hoa khôi đã sinh ra ghen ghét và thù hằn nhau. Viên chỉ huy thấy không thể để mất danh dự của quân đội Thiên Hoàng nên chỉ có cách tốt nhất là trừ tận gốc nguyên nhân. Kiều Loan bị bắt uống thuốc ngủ khi đang ốm. Cô đã bị giết chết vào một tối mùa hè năm 1940. Cái chết của cô gái làm tôi đau đớn, sững sờ. Một ý tưởng vụt đến. Tôi lao vào viết. Mười ngày sau tôi đã hoàn thành kịch thơ Kiều Loan với Khúc hát mở đầu: Chí lớn từ xưa chôn chặt đất/ Riêng đàn đom đóm lại thênh thang. Vở kịch dài ba hồi, 162 trang bản thảo. Kịch bản lui về một thời lịch sử, nhưng toát lên tinh thần yêu nước cháy bỏng, chống lại cường quyền và sự bội phản. Nhân vật trung tâm là Kiều Loan là một hình tượng đầy tính bi tráng. Công sứ Bắc Ninh không cho diễn. Lên Hà Nội mật thám Cousseau cũng trả lại bản thảo trong im lặng. Và khi tôi giở bản thảo ra, thì cứ bốn trang đã bị gạch xóa tới ba. Đất nước độc lập. Sau nhiều lần tập luyện, vào buổi sáng ngày 26 tháng 11/1946, Kiều Loan được công diễn một buổi duy nhất tại sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội. Tham gia có các nhà văn, nghệ sĩ như Kim Lân, Hoàng Cầm, Lộng Chương, Trúc Lâm, Nguyễn Thân, Trần hoạt, Thạch Can, Duy Lễ, Ngô Cừ, Chu Xuân Hoan? Hoàng Tích Linh đạo diễn. Khán giả ngồi chật rạp. Trưa hôm ấy, Chủ tịch thành phố - bác sĩ Trần Duy Hưng - gọi tôi lên ái ngại: Kịch hay lắm, nhưng không diễn được nữa đâu. Mấy hôm nay quân Pháp khiêu khích dữ lắm. Vở đang diễn mà nó choang vài quả lựu đạn vào rạp thì tính mạng đồng bào mình ra sao? Tôi thấy là đúng. Nhưng trong lòng ngậm ngùi, se sẽ ngâm câu Kiều Phận bèo bao quãng lênh đênh/ Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh?
    Thế là nàng Kiều Loan xấu số lại phải im lặng, và im lặng thật lâu. Bởi vì vài tuần sau kháng chiến bùng nổ. Hoàng Cầm lên chiến khu. Người vợ trẻ trung xinh đẹp của ông - nữ nghệ sĩ Tuyết Khanh, hoa khôi Hải Phòng, người đóng vai Kiều Loan trong một buổi diễn duy nhất, vì đau ốm đã phải quay về thành. Giận ông mải theo kháng chiến mà quên tình riêng, Tuyết Khanh đã? ra đi. Ra đi mang theo cả Kiều Loan - đứa con gái đầu lòng được cha đặt theo nàng thơ của mình. Qua bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm mất cả Tuyết Khanh, cả Kiều Loan bé nhỏ, và cả vở kịch thơ Kiều Loan chìm trong im lặng cho đến? 59 năm sau. Vâng, Kiều Loan đã được các nghệ sĩ tài danh Nhà hát Tuổi Trẻ đưa lên sàn diễn vào mùa hè năm 2005. Nhà thơ Hoàng Cầm tới xem người con tinh thần yêu dấu của mình trên? xe lăn. Suốt buổi để ý, thi sĩ chăm chú xem trong im lặng và ngẫm ngợi bao điều, nhớ lại bao điều?
    Cuối năm Ất Dậu, giữa những ngày rét đậm, rét hại, tôi đến thăm ông. Căn gác nhỏ số 43 phố Lý Quốc Sư gần Nhà thờ Lớn Hà Nội. Trong lặng im, thi thoảng nghe tiếng chuông nhà thờ bên phố vọng sang. Nhà thơ nửa nằm nửa ngồi trên giường đệm, chăn bông đắp lên tận cổ. Sang năm Bính Tuất ông vừa tròn 85 tuổi. Sức tuy yếu, nhưng đôi mắt vẫn linh lợi, đầu óc vẫn tinh tường lắm lắm. Bộ nhớ tuyệt diệu. Chạm tới đâu là hồi nhớ tất cả, cặn kẽ, sinh động, như là chuyện mới hôm qua hôm kia? Tôi đến nhà chuyện trò với ông. Đủ thứ chuyện và xin một số bài thơ mới sáng tác cho số báo Tết. Ông hẹn và một tuần sau gọi điện tới nhà. Mấy bài. Bài ông tự tay viết, bài đọc cho cô cháu nội chép. Chữ học trò trên giấy học trò. Cô học sinh lớp 10 nắn nót từng dòng, từng dòng. Vừa chép vừa cười mủm mỉm, mắt hấp ha hấp háy. Ông nội đã ngoài tám mươi mà tâm hồn vẫn trẻ trẻ là. Giọng thơ vẫn như hồi nào. Vẫn rất Hoàng Cầm. Đa tình, đa cảm, thấm đẫm cốt hồn Kinh Bắc, tố chất cho thi nhân đi qua hai thế kỷ?/.
    NSƯT Vũ Hà
    Hà Nội, ngày Đại tuyết


  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Truyện về thời thơ ấu của Nhà Vua Lý Công Uẩn
    :)
    Tục truyền Vua Lý Công Uẩn do người mẹ không chồng sinh ra . Dưới thời xa xưa, người phụ nữ không chồng mà chửa là một trọng tội sẽ bị hình phạt thảm khốc. Sinh xong, đang đêm người mẹ trẻ bọc con trong mớ dẻ rách mang đến cổng chùa Giặn (Đình Bảng ngày nay) vứt. Ngay lúc đó vị sư trụ trì của chùa nằm mộng thấy một vị Bồ Tát đến bảo: Các người hãy chuẩn bị sáng mai đón quý nhân. Nhà sư tỉnh dậy thấy trời vừa hừng đông, sai mấy chú tiểu ra mở cổng. Họ thấy tiếng trẻ khóc vội bồng lấy đưa vào trình thầy. Sư Trụ trì thấy đưa bé trai liền lấy họ Lý của mình đặt cho bé rồi giao cho các sư nữ (bà Vãi) chăm nuôi. Lý Công Uẩn lớn lên dưới mái chùa Giặn và sự chăm sóc của thầy cô. Đến 10 tuổi cậu bé Lý vẫn không chịu chăm học chỉ ham chơi, phá phách khiến sư Trụ Trì phiền lòng luôn trách phạt.
    Một đêm kia Thượng tọa Trụ trì thấy rất nhiều tượng phật khăn gói quả Mướp, tay nải đến gặp ông, chào từ biệt. Trụ trì hốt hoảng hỏi, các vị tượng buồn rầu nói: Thiên tử ăn hết đồ cúng tế, chúng tôi đói quá đành đi đến các chùa khác. Tỉnh lại nhà sư đi kiểm tra: quả thật trên những bệ thờ trống trơn. Ông cho rằng bọn trộm đã đột nhập, đành ra lệnh cho các sư tiểu trong chùa thay phiên nhau canh giữ đêm ngày. Tệ nạn mất đồ thờ cúng chấm dứt. Tuy nhiên nhiều vị sư nghi việc này do Lý Công Uẩn gây ra, nhưng không dám bầy tỏ với sư phụ Trụ Trì. Các ông tượng trong chùa cũng không đến tìm gặp Trụ Trì cáo biệt nữa.
    Mấy hôm sau sự Trụ Trì lại mơ thấy hai vị hộ pháp của chùa khăn gói đến gặp mình, mặt buồn rầu, nói: Chúng tôi bái biệt ngài, sáng mai sẽ đi.
    - Tại sao các vị lại đi?
    - Thiên Tử (Con Trời - Vua) đầy chúng tôi xa 3000 dặm.
    Nhà sư toát mồi hôi hột vụt tỉnh, nghĩ: Hai vị hộ pháp trấn giữ trước cửa để đánh đuổi bọn quỷ. Giờ các vị đi, ai sẽ làm việc này - Vội gọi các công sự và đệ tử cùng ra xem thực hư ra saọ Mọi người đến trước hai ông hộ pháp một ông mặt đỏ, một ông mặt xanh. Hình hài của hai vị vẫn bình thường nhưng đằng sau lưng mỗi vị có một giòng chữ: Đồ tam thiên lý (đày xa 3000 dặm). Những sư ông, sư bác hiểu ra vội xum vào lau giòng chữ nhưng không thể lau sạch. Một vị nghĩ ngay tới Lý Công Uẩn bảo - Để thằng Uẩn lau xem sao. Lý Công Uẩn được điệu đến. Cậu bé chỉ đưa tay phẩy nhẹ, giòng chữ kia tan ngaỵ Sư trụ trì giận lắm ra lệnh cho đệ tử bắt Lý đưa lên gác tam quan trước cổng chùa giam nhằm trừng phạt răn đe. Đêm đó vào giữa tuần trăng, tiết trời se lạnh, nhà sư không yên tâm lò dò lên kiểm tra. Đến nơi thấy Lý Công Uẩn rét, nằm co quắp chân tay để giữ hơi ấm. Trông thật tội nghiệp. Động lòng thầy hỏi: Con đã biết lỗi chưa. Bây giờ con làm được bài thơ tự vịnh mình đang đêm nằm co, nếu hay, thầy cho xuống. Lý Công Uẩn suy nghĩ đoạn đọc:
    Trời làm màn chiếu, đất làm chiên (Chăn)
    Nhật, Nguyệt cùng ta một giấc yên
    Đang đêm chẳng dám giang, chân duỗi
    Chỉ sợ sơn hà, xã tắc nghiêng!
    Sư trụ trì thức tỉnh bởi bài thơ ứng khẩu của cậu bé mươi tuổi: Nằm co vì rét mà dám tự ví ''''giang tay, duỗi chân sợ sơn hà xã tắc ngiêng ngả'''' - Đó là khẩu khí của con trời (vua). Xâu chuỗi lại các sự kiện từ lúc cậu bé mới đến chùa... lời của các tượng phật ... ông liên tưởng tới cơ trời ... vội quyết định tập trung dậy dỗ Lý Công Uẩn ... Hơn 10 năm sau Lý Công Uẩn đã dựng nghiệp lớn rồi lên ngôi lấy vương hiệu là Lý Thái Tổ, dời Kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đông Quan (Thăng Long - Hà Nội ngày nay). Một triều đại mà đạo Phật thịnh trị kéo dài được 8 đời hơn 100 năm.
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Người Bắc Ninh xưa học chữ nho ​
    Một người siêu giỏi
    Chữ Nho (chữ Hán) tuy có đẹp nhưng là một thứ chữ khó học, khó thuộc, khó nhớ được mặt chữ. Học được lầu thông kinh sử bằng thứ chữ này khó vô cùng. Có người mấy chục năm đèn sách và bao nhiêu lần lều chõng đi thi mà nào có đỗ đạt gì. Ông Dương Tử Do người xã Trang Liệt, huyện Đông Ngàn chỉ có sáu năm đèn sách mà đỗ tiến sỹ năm 1458 làm đến chức Công bộ Tả thị lang thời Lê Nhân Tông.
    Dân Kinh Bắc bấy giờ có 4 câu ca ngợi ông rằng:

    Bốn ba mới học vỡ lòng
    Đến năm bốn chín đỗ ông nghè rồi
    Dụng công có sáu năm trời
    Hơn đời cốt ở tính người thông minh.

    Bốn mươi ba tuổi mới bắt đầu học chữ Hán là hiếm. Người ở tuổi này trí nhớ đã giảm, học khó vào, nhất là học ngoại ngữ. Thế mà ông Dương Tử Do có sáu năm dùi mài kinh sử, một thời gian quá ngắn ngủi so với nhiều người khác mà ông vẫn giành được bảng vàng. Quả ông là người siêu giỏi. Người như ông lúc bấy giờ cả nước ta có được mấy?

    Hổ phụ sinh hổ tử
    Ông Trần Phụ Dực người làng Bảo Triện, huyện Gia Bình đỗ đồng tiến sỹ khoa Quý hợi 1683 làm đến Tham chính tỉnh Lạng Sơn. Ông có hai người con là Trần Danh Ninh (anh) và Trần Danh Lâm (em) nối được nghiệp cha. Hai người con này đều chăm học từ bé, lớn lên văn chương nổi tiếng trong vùng. Năm 21 tuổi thi hương Trần Danh Ninh đỗ giải nguyên, cùng khoa thi ấy, Trần Danh Lâm đỗ cử nhân. Đến khoa thi Đinh Hợi 1731 ông Ninh đỗ hoàng giáp, ông Lâm đỗ đồng tiến sỹ. Hai anh em ông được làm quan to trong triều. Ông Ninh làm đến Bồi tụng, ông Lâm làm đến Thượng thư. Và hai ông đương thời đều được xếp vào hàng ngũ những "Người phò tá công lao tài đức".

    Ngày xưa đỗ tiến sỹ là vinh dự lắm. Hôm nay anh còn là một hàn sỹ nghèo khổ, đói rách đứng trên mặt đất, ngày mai anh đỗ tiến sỹ sẽ được đổi đời như mọc thêm cánh bay lên tiên. Ngày ông tiến sỹ vinh quy về làng mang theo cờ biển mũ áo võng lọng vua ban rất xênh xang có lính hộ tống bảo vệ, lại được cả làng cả tổng ra đón rước rầm rộ. Lý trưởng phải cắt cử người đến tận nhà ông tiến sỹ dọn dẹp nhà cửa làm cỗ làm bàn linh đình, lại được cấp ruộng đất ở quê và lại được bổ làm quan có dinh thự, có kẻ hầu người hạ và nếu chưa có người "sửa túi nâng khăn" sẽ có nhiều cô xinh đẹp, giầu có "xin chết". Ông tiến sỹ đi đâu cũng được người ta kính nể trọng vọng lại đ ược khắc tên vào bia đá lưu danh cho muôn đời sau. Đấy cũng là ước mơ là khát vọng là động cơ cho những người đi học chữ nho xưa. Một họ, một làng hay một tổng có một người đỗ tiến sỹ cũng đủ làm cho họ, cho làng, cho tổng tự hào và vẻ vang lắm. Thế mà một nhà có ba bốn con đỗ tiến sỹ, đặc biệt có hai anh em ruột cùng đỗ một khoa, thiết nghĩ cái sự sung sướng tự hào vẻ vang cho gia đình ấy được tăng lên đến bao nhiêu. Ôi, quả là quá hiếm hoi, quá cao quý và rực rỡ tự hào cho muôn đời sau, tiếng thơm lưu truyền không bao giờ quên.

    Cả làng giỏi
    Làng Kim Đôi, huyện Võ Giàng từ năm 1466 đến 1496 (30 năm) có tới 15 người đỗ đại khoa. Bình quân cứ hai năm có một người đỗ. Có những năm có 2 người đỗ như năm 1481 có Nguyễt Tất Thông và Nguyễn Nhân Bỉ, năm 1490 cũng có 2 người là Nguyễn Hoành Khoản và Nguyễn Hoành Dĩnh. Đặc biệt năm 1496 có tới 4 người được vua ban mũ áo cờ biển võng lọng là Nguyễn Huấn, Nguyễn Củng Thuận, Nguyễn Kính và Nguyễn Đạo Diễn. Bởi thế bấy giờ mới có câu: "Kim Đôi gia thế, chu tử mãn triều", nghĩa là "Gia thế làng Kim Đôi áo đỏ áo tía đầy triều". Từ sau năm 1496 đến năm 1832 làng còn có thêm 10 vị đỗ đại khoa nữa. Thế mới biết xưa người Kim Đôi chịu học và học giỏi đến lạ lùng.

    Nay dân số mỗi làng đông hơn xưa nhiều, điều kiện học hành bây giờ cũng thuận lợi, dễ dàng hơn xưa nhiều nên có thể có nhiều làng cùng một năm có tới ba bốn người đỗ tiến sỹ cũng không có gì là lạ.

    Vậy làng Kim Đôi là một làng độc đáo đến lạ lùng, sinh thời, học giả Đào Duy Anh thấy cái gì độc đáo đến lạ lùng ghê gớm, ông đều gọi là quái kiệt. Cứ theo cái đà đó mà gọi thì làng Kim Đôi là một làng quái kiệt, ông Dương Tử Do và cha con ông tiến sỹ Trần Phụ Dực cũng là quái kiệt.

    Cả tỉnh giỏi
    Chả giỏi mà lại có được "Một giỏ sinh đồ, một bồ ông cống, một đống ông nghè, một bè tiến sỹ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn". Giỏ, bồ, đống, bè, bị, thuyền đều là những đơn vị đo lường mang tính dân gian xưa và đấy cũng là cách nói ước lệ. Nhưng như thế cũng là muốn nói lên rằng xưa Bắc Ninh ta có nhiều người hiếu học, học giỏi và đỗ đạt cao. Mà những người như thế, ắt được nhà vua bổ làm quan to. Theo nhà sử học Phan Huy Chú (1782-1840) thì từ khi triều đình mở khoa thi để chọn người tài ra giúp nước cho đến thời Lê Trung Hưng giữa thế kỷ XVIII, cả nước có 75 người được gọi là "Người phò tá công lao tài đức" cho các triều đại thì Bắc Ninh đã có t ới 15 người bằng một phần năm của cả nước. Vậy chẳng phải là nhất nước Nam hay sao?
    Ngô Văn Hiểu

Chia sẻ trang này