1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh nhân xứ Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi T_N_T, 09/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Trạng Bịu​
    Người ta gọi Nguyễn Ðăng Ðạo (1651-1719) là Trạng Bịu, vì quê ông ở làng Hoài Bão, tục gọi làng Bịu (Tiên Du, Bắc Ninh). Ông nổi tiếng bởi tài thơ văn và tấm lòng đối với quê hương.
    Tinh hoa phát tiết từ nhỏ
    Lên sáu, Nguyễn Ðăng Ðạo được đến trường, học giỏi, nhưng nghịch cũng có tiếng. Một hôm đi học qua cầu Chợ, rét quá, Ðạo vào nép trong góc nhà cầu. Quan huyện Tiên Du đi đến, thấy Ðạo không đứng dậy, quát tội vô lễ, hỏi: "Mày là đứa nào?". Nghe Ðạo thưa là học trò, quan bắt làm bài thơ tả trời rét. Ðạo nghĩ một lát rồi đọc:
    Phù phù gió thổi bụi đường quan
    Rét phải nằm co, há có cuồng
    Cá chửa dương vây miền Bắc hải
    Rồng còn uốn khúc bãi Nam dương
    Cất đầu ngoảnh lại càn khôn đế
    Cuốn gió mang chào cảnh thổ vương
    Bĩ cực đã rồi thì đến thái
    Sang xuân đầm ấm sẽ thung dung

    Quan huyện nghe xong khen hay và nguôi giận.
    Mười sáu tuổi, Ðạo thi đỗ sinh đồ; mười chín tuổi đỗ hương cống, thủ khoa, được vào Quốc Tử Giám học chờ thi Hội. Ðường từ làng Bịu đến Thăng Long rất xa, nhưng sáng nào Ðạo cũng dậy sớm, thổi cơm ăn rồi đi bộ đến trường kịp giờ nghe giảng.
    Mạnh dạn tỏ tình
    Tết nguyên tiêu, chùa Báo Thiên mở rộng cửa đón khách vào vãn cảnh, lễ Phật. Ðạo thấy một tiểu thư sắc đẹp mê hồn, xuống kiệu vào lễ, bèn đến đứng cạnh, chắp tay khấn: "Nam mô A Di Ðà Phật, xin phù hộ cho vợ chồng con bách niên giai lão!". Tiểu thư sững người đỏ mặt nhưng không nói gì, rồi lên kiệu về. Ðạo bí mật đi theo dò được nơi ở và biết là con quan Ðề lĩnh.
    Tối hôm ấy, khăn áo chỉnh tề, Ðạo đến dinh, leo tường sau vào, nấp gần phòng người đẹp. Một thị nữ bắt gặp, vào trình. Tiểu thư yên lặng ra hỏi, Ðạo không bối rối: "Tôi là danh sĩ Kinh Bắc, đến xin làm rể quan lớn". Tiểu thư hoảng sợ, bảo thị nữ vào lấy vàng lụa ra, nói là quà mọn biếu để ăn học, và xin ra ngay kẻo thân phụ nàng biết thì nguy hiểm. Ðạo vẫn đàng hoàng: "Tôi đến để cầu hôn chứ không phải để xin bố thí !".
    Quan Ðề lĩnh nghe tiếng lao xao, ra biết chuyện, thét lính trói Ðạo lại. Tiếng ầm ĩ lan đến tai quan Tham tụng Phạm Công Trứ ở bên cạnh, ông sang nghe kể sự việc rồi nói: "Việc khác thường chắc người cũng khác thường!", rồi bảo Ðạo làm bài phú. Ðạo cầm bút viết một lèo. Quan Tham tụng xem xong, bảo quan Ðề lĩnh: "Ngài muốn kén rể hiền thì không ai hơn chàng trai này!". Quan Ðề lĩnh đổi giận làm lành, bảo Ðạo: "Ta chỉ có một con gái đó thôi, ta bằng lòng gả cho anh, nhưng phải "đại đăng khoa rồi mới được tiểu đăng khoa". Ðược lời như cởi tấm lòng, Nguyễn Ðăng Ðạo được vào ở trong dinh để dùi mài kinh sử. Năm 1683, ông đỗ trạng nguyên và toại nguyện kết hôn với người đẹp.
    Lưỡng quốc trạng nguyên và ân đức với làng quê
    Chuyện kể: Nguyễn Ðăng Ðạo cầm đầu đoàn sứ bộ sang Trung Quốc. Vua Thanh muốn thử tài văn chương các sứ thần, sai quan Hàn lâm đưa họ thăm Vườn thượng uyển thưởng trăng làm thơ, rồi ra vế đối: "Xuân tiêu phong nguyệt, nguyệt thiêm hoa sắc, phong tống hoa hương, hương sinh sắc, sắc sinh hương, hương hương sắc sắc mãn xuân tiêu, tương tư khách hứng tương tư khách" (Ðêm xuân trăng gió, trăng nhuốm sắc hoa, gió đưa hương hoa, hương sinh sắc, sắc sinh hương, hương hương sắc sắc ngập đêm xuân, khách tương tư nhớ khách tương tư).
    Nguyễn Ðăng Ðạo viết ngay câu đối họa lại. Câu đối đó được khen hay nhất so với sứ các nước: "Hạ nhật cầm thi, thi ngụ ngã tình, cầm ngụ ngã tính, tính viện tình, tình viện tính, tính tính tình tình thư hạ nhật, tri âm nhân thức tri âm nhân" (Ngày hè đàn thơ, thơ ngụ tình ta, đàn ngụ tính ta, tính nhờ tình, tình nhờ tính, tính tính tình tình ngày hè nhàn rỗi, người tri âm hiểu người tri âm). ý tứ đã sâu sắc mà đọc lên nghe như bản nhạc, vua Thanh khen hết lời, sau đó phong cho ông là Trạng nguyên của Bắc quốc.
    Làm đến tham tụng (tể tướng) nhưng Nguyễn Ðăng Ðạo không bao giờ quên quê hương mình nghèo khổ. Ông thường xuyên nhắc nhở, góp ý với dân làng về sản xuất, khuyến học. Ông cúng nhiều tiền xây sửa các đền chùa. Vua ban lộc điền, lúc đầu ông không nhận, nhưng ép mãi, ông chỉ nhận một vùng đất hoang xấu, rồi giúp một số người nghèo cải tạo thành ruộng tốt, sau đó chia hẳn cho họ. Năm mất mùa đói kém, ông bảo vợ xuất tiền thóc cứu đói. Lại bỏ tiền làm chiếc cầu có nhà ở trên cho dân khỏi phải lội ngòi, và trú mưa nắng. Dân địa phương nhớ ơn ông, gọi đó là "Cầu vồng quan trạng".
    ---------------------------------------------------------------
    Danh sĩ đời Lê Hy Tông, sau đổi tên là Nguyễn Đăng Liễn, tự Chất Phu, quê làng Hoài Bảo, tục gọi làng Bịu (Bựu), tổng Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Thân phụ ông là Nguyễn Đăng Minh đỗ tiến sĩ làm Hiến sát sứ ở Sơn Tây, rồi làm Tế tửu Quốc tử giám.
    Năm 1682, ông đỗ hương tiến (cử nhân), được bổ Tri huyện huyện Lương Tài, Bắc Ninh. Năm sau đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (Trạng nguyên). Ông nổi tiếng văn thơ, được bổ vào Viện Hàn lâm.
    Ông đi sứ Trung Quốc hai lần, vào năm 1687 và 1697.
    Ông làm Đô tài ngự sử ngót 30 năm, rồi thăng Tham tụng, sau thăng Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các đại học sĩ, tước Bá.
    Bấy giờ trong nước loạn, dân chúng quê ông đói khổ, vợ chồng ông đồng tâm ý đem hết số tiền dành dụm và kêu gọi kẻ có hằng sản tán trợ, cứu giúp nhân dân qua cơn khốn khó. Cảm công đức ông, nhân dân có lời truyền tụng:
    Bất hữu trạng nguyên tiền,
    Ngô dân hà dĩ an
    Bất hữu trạng nguyên túc
    Ngô dân hà dĩ dục
    Tướng công chi đức,
    Tướng công chi công
    Lịch vạn thế nhi bất vong

    Nghĩa
    Không có tiền trạng nguyên,
    Dân ta lấy gì yên?
    Không có thóc của Trạng,
    Dân ta sao khỏi nạn.
    Đức của tướng công,
    Công ơn tướng công,
    Trải muôn đời nhắc nhở chẳng cùng.

    Ông cần kiệm liêm chính, tận tụy mưu phúc lợi cho nhân dân, nên được nhân dân và sĩ phu đều trọng vọng.
    Ông mất năm 1719, thọ 68 tuổi, được tặng là Thượng thư bộ Lại, tước Quốc Công. Ông còn để lại cho đời một tập thơ, người sau sưu tập lại, nhan đề là "Nguyễn Trạng Nguyên dụng sứ tập" (Tập thơ làm lúc đi sứ của Trạng nguyên họ Nguyễn).
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Giản Thanh
    Nguyễn Giản Thanh (chữ Hán: ~簡.; thường được gọi là Trạng Me; 1482?"?) là trạng nguyên khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư (1508), đời vua Lê Uy Mục. Ông là con của Tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm, người làng Ông Mặc (tục gọi là làng Me) huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh.
    Giai thoại
    Lúc Nguyễn Giản Thanh còn đi học, thầy học là Đàm Thuận Huy, thấy học trò sắp ra về thì trời đổ mưa to, học trò không về được, thầy bèn ra vế đối để thử tài học trò:
    Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
    (>"^Z-f.T客 - Mưa không có then khóa mà có thể giữ được khách).
    Nguyễn Giản Thanh liền đối lại là:
    Sắc bất ba đào dị nịch nhân
    (?不波濤~"溺人 - Cái sắc đẹp của phụ nữ, không phải là làn sóng nổi, nhưng dễ nhận chìm người).
    Thầy Đàm Thuận Huy nói:
    Câu đối này thật hay và thật chỉnh, văn khí này có thể đậu Trạng nguyên, nhưng về sau coi chừng việc sắc dục làm hại sự nghiệp.
    Tương truyền Nguyễn Giản Thanh chỉ đậu Bảng nhãn còn Hứa Tam Tỉnh (làng Ngọt) đậu Trạng nguyên. Trong buổi lễ ra mắt Vua, các Tân khoa phải làm một bài phú dâng tặng Vua và Hoàng Thái Hậu (mẹ của Vua). Hoàng Thái Hậu thấy Hứa Tam Tỉnh dung mạo xấu xí thì không ưng lắm, trong khi đó Nguyễn Giản Thanh khuôn mặt khôi ngô thanh tú nên Bà muốn cân nhắc ông lên làm Trạng nguyên. Vua vì muốn chiều lòng mẹ nên đánh giá bài phú của Nguyễn Giản Thanh cao hơn và trao danh hiệu Trạng Nguyên cho ông. Do đó dân gian có câu Trạng Me đè Trạng Ngọt
    Tác phẩm
    Nguyễn Giản Thanh là tác giả của Phụng thành xuân sắc phú (Tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng). Bài phú bằng chữ Nôm tả cảnh mùa xuân của Thăng Long đời Lê. Phụng thành hay Phượng thành được dùng trong văn học Việt Nam để chỉ thành Thăng Long. Trong bài có đoạn:
    Chợ hòe đầm ấm, phố ngọc tần vần,
    Trai lanh lẹ đá cầu vén áo;
    Gái éo le rủ yếm dôi quần.
    Khách Tràng An cưỡi ngựa xem hoa, rợp đường tử mạch;
    Chàng công tử ngự xe trương tán, rạng mực thanh vân.

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  3. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Văn Cừ
    Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9-7-1912, trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước ở xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là hậu duệ đời thứ 17 của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
    Kế thừa truyền thống yêu nước, hiếu học của dòng họ, lớn lên trên mảnh đất ?ođịa linh nhân kiệt? của xứ Kinh Bắc, phẩm chất cách mạng anh hùng, bất khuất, thông minh, trí tuệ đã hình thành rất sớm trong Nguyễn Văn Cừ từ tuổi thiếu niên. Mới 17 tuổi đời, đồng chí đã trở thành một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến. Được tôi luyện trong Nhà tù Hoả Lò, Côn Đảo, ông đã cùng với các chiến sĩ cộng sản biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, tự trang bị cho mình lý luận cách mạng Mác-Lênin, trưởng thành cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất và trí tuệ, giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (3-1938) khi mới 26 tuổi đời.
    Những năm 1936-1939 là thời kỳ thế giới có những biến động lớn. Chủ nghĩa phát xít ngông cuồng ra sức chuẩn bị chiến tranh thế giới mới. Chủ nghĩa đế quốc tận lực khai thác, bóc lột các thuộc địa, đàn áp dã man phong trào cách mạng, chuẩn bị đối phó với chiến tranh. Đứng trước bối cảnh lịch sử mới, Đảng ta cần có sự chuyển hướng chiến lược đúng đắn, kịp thời. Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6, vạch ra sự chuyển hướng cực kỳ quan trọng trong chiến lược và sách lược cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam tiến lên cao trào trong những năm sau đó.
    Để tuyên truyền, vận động cách mạng, tập hợp lực lượng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã viết tác phẩm Các quyền tự do dân chủ với nhân dân Đông Dương. Đây là một tác phẩm lý luận chính trị quan trọng, trình bày những quan điểm cơ bản của Đảng về vấn đề tự do dân chủ, khẳng định bản chất tốt đẹp của tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa, tự do dân chủ là tài sản quý báu tự nhiên của loài người để mưu cầu sự phát triển. Muốn được hưởng tự do dân chủ thì phải đoàn kết đấu tranh dưới ngọn cờ cách mạng chân chính của Đảng Cộng sản.
    Thấu hiểu nguy cơ của chủ nghĩa cơ hội có thể gây ra chia rẽ, phân biệt trong nội bộ Đảng, nắm vững nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, đồng chí Nguyễn Văn Cừ viết tác phẩm Tự chỉ trích làm tài liệu giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên nêu cao vũ khí tự phê bình và phê bình, chống lại chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cơ hội dưới mọi mầu sắc. ?oTác phẩm đó có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Tác phẩm chẳng những uốn nắn những lệch lạc trong phong trào dân chủ, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, mà còn là một văn kiện tổng kết những kinh nghiệm của Đảng trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, là một đóng góp có giá trị vào kho tàng lý luận và chính sách về Mặt trận thống nhất của Đảng ta.
    Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt lịch sử mới, Đảng cần những cán bộ tài trí, vững vàng, kiên định để chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua ghềnh thác, thì đồng chí lại bị mật thám bắt. Mặc dù bị tra tấn hết sức dã man, nhưng kẻ thù không lay chuyển được khí tiết cách mạng của người cộng sản kiên trung Nguyễn Văn Cừ. Bất lực, chúng đã xử bắn đồng chí tại Hóc Môn ?" Gia Định, sáng ngày 28-8-1941.
    (báo Đảng)
    Năm 1927, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
    Tháng 6 năm 1929, ông được kết nạp vào chi bộ Đông Dương Cộng sản đảng đầu tiên ở Hà Nội. Năm 1930, được cử làm Bí thư đặc khu Hồng Gai ?" Uông Bí. Bị Pháp bắt, kết án khổ sai, đày đi Côn Đảo.
    Năm 1936, ông được trả tự do, về hoạt động bí mật ở Hà Nội. Tháng 9 năm 1937, được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở hội nghị Hóc Môn (Gia Định). Năm 1938, ông được bầu làm Tổng bí thư.
    Tháng 6 năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn cùng với một số đảng viên khác.
    Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), thực dân Pháp ghép ông vào tội đã thảo ra "Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương", "chủ trương bạo động" và là "người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ" và kết án tử hình.
    Ngày 26 tháng 8 năm 1941, bản án được thi hành cùng lúc với một số đảng viên cộng sản khác như Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu... tại trường bắn Hóc Môn
    (vi.wikipedia.org)
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    + Những năm 1936-1939 là thời kỳ thế giới có những biến động lớn. Chủ nghĩa phát xít ngông cuồng ra sức chuẩn bị chiến tranh thế giới mới. Chủ nghĩa đế quốc tận lực khai thác, bóc lột các thuộc địa, đàn áp dã man phong trào cách mạng, chuẩn bị đối phó với chiến tranh.
    => Chỉ có bọn Phát xít "ngông cuồng ra sức chuẩn bị chiến tranh thế giới mới" chứ làm gì " Chủ nghĩa phát xít ngông cuồng ra sức ...".
    Chỉ có bọn Đế quốc "tận lực khai thác, bóc lột các thuộc địa, đàn áp dã man phong trào cách mạng" chứ làm gì có "Chủ nghĩa đế quốc tận lực khai thác, bóc lột các thuộc địa, đàn áp dã man phong trào cách mạng" . Nhà báo ơi là nhà báo !!
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    còn nhiều vấn đề lắm:)
    tiếp tục bươi ra thì ....
  6. demmuabuon0706

    demmuabuon0706 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Oài . Mọi ngày mình chê box này toàn những câu nghĩ thế nào viết thế nấy ( mình cũng vậy ) . Nhưng quả thực là hôm nay đọc topic này đúng là mình quá kém hiểu biết và quá ư đánh giá bề ngoài .Mong các anh chị bỏ qua cho thằng em và tiếp tục sưu tầm các bài viết về danh nhân xứ Kinh Bắc để anh em cùng đọc .
    P/S : đọc hết 7 trang nhưng mà anh chị post có sự trùng lặp và nhiều bài viết quá sơ qua mà rất quan trọng , nhiều bài thì lại đi quá sâu ( đặc biệt là về nhà thơ Hoàng Cầm - nhưng không ai nói về thân thế và sự nghiệp , mà chỉ đi bình thơ ) , một số bài thì lại quá coi trọng thần tượng của mình . Topic này là danh nhân xứ Kinh Bắc nên những ai chưa được xếp hạng thì xin lập topic khác anh chị nhé . Xin lỗi vì thằng em đã có lời nhận xét thật lòng .
    ------------- Kính bút : khucdochanh ( BCU thiên hà 10 (denebola))-----------
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Đánh giá cao tinh thần xây dựng của Đêm mưa
    chính vì thế, trước đây mình đã có nhời mời gọi T_N_T quay lại để sửa quán:)
    nhưng sướng chủ đã ...chu du thiên hạ rồi;) không thấy quay lại
    Nhân đây, cũng đề nghị Đêm Mưa quay lại ...chống quán luôn, được chứ:)
    Xin cảm ơn!
  8. demmuabuon0706

    demmuabuon0706 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Óa óa em là người thuận thành , các bác xui em làm bài về lịch sử và Danh nhân Kinh Bắc , kiếm vài ông thuận thành khoe mà thế này này : "Sư HQ tên thật là Lý Đạo Tái , người ở làng Vạng Ty huyện Gia Bình (nay là huyện Gia Lương ). Ông sớm đỗ cao, mới 19 tuổi đã là Trạng nguyên và làm quan đời vua Nhân Tông (1279-1293 ). Hồi chưa đỗ đạt , gia cảnh Đạo Tái bần hàn đến mức người trong họ ai cũng coi thường , không thèm đỡ đần , cứu giúp , đành phải bỏ làng đi học nơi xa. Đến khi Lý Đạo Tái đỗ Trạng nguyên, rồi ra làm quan lại có nhiều người đến nhận họ , khiến ông cảm thấy buồn. Có câu thơ truyền ràng Đạo Tái nói về chuyện này :
    Khó khăn thì chẳng ai nhìn
    Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em.
    Vì cám cảnh đời đen bạc. LDT cố tìm cách giải đáp. Ông theo đạo Phật và hiểu ra được vê nỗi thống khổ của con ngưỜi, từ đó ông quyết chí đi tu.
    Trong li.ch sử nước Nam ta chỉ có Lý Đạo Tái (Huyền Quang ) là nhà sư có học vị cao nhất. " ( nguồn từ http://www.thoiaotrang.com/forum/showthread.php?t=100 " ) và thế này nữa : "Huyền Quang (1254-1334), vị tổ thứ ba của phái Phật Trúc Lâm đời Trần là một thi sĩ xuất sắc trong giới Thiền sư. Ông tên thật là Lý Đạo Tái, quê ở hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Bắc Giang (nay thuộc Gia Lương, Bắc Ninh). Lý Đạo Tái đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) năm 21 tuổi (1274). Sau khi thi đỗ, Lý Đạo Tái được cử làm quan ở Viện nội hàn, nhưng không lâu thì ông xin từ chức và đi tu." ( nguồn từ http://www.binhthuan.gov.vn/KHTT/Vanhoa/0001/0000/CD003.htm" )
    Thế có đau không cơ chứ lỵ . Nhưng em vẫn muốn đưa ra để các bác tham khảo và giải đáp hộ em xem là người Thuận Thành hay Gia Lương vậy ?
  9. demmuabuon0706

    demmuabuon0706 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là bài về Vũ Kiệt , xin được trích dẫn dưới đây : Tại Văn Miếu ở thị xã Bắc Ninh, chúng tôi thấy trên một tấm bia đá ghi: "Trạng nguyên Vũ Kiệt, người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh thi đỗ Trạng nguyên năm Nhâm Thìn (1472), niên hiệu Hồng Đức thứ 3-đời Lê Thánh Tông". Những tư liệu này đã khích lệ chúng tôi về thăm quê hương danh nhân Vũ Kiệt để tìm lại dấu tích hiếu học của người xưa.
    Theo nhân dân địa phương, xã Yên Việt thời cổ có tên là làng Vít, nay là thôn Cửu Yên, xã Ngũ Thái (Thuận Thành). Bà con nơi đây vẫn còn nhớ câu ca: "Làng Vít có chợ, có sông, có dinh quan Thượng, có đồng cờ tiên". Chúng tôi đã tới đình làng gặp các cụ già trong thôn hỏi chuyện và tìm đọc lịch sử xã Ngũ Thi.
    Đúng là làng Vít có chợ Vít. Trước làng có hai con sông giao nhau, con sông từ chùa Dâu chảy về hợp lưu với con sông cổ (sông Tào Khê) mà các cụ trong làng thường gọi là ?oLưỡng thủy giao tiền?. Trước cửa làng vẫn còn dấu tích gò Thần Đồng và gò Bút. Theo thuật phong thủy thì làng Vít là đất ?ođịa linh, nhân kiệt? nên sản sinh ra nhiều nhân tài.
    Ngày 3-3-1953, du kích thôn Cửu Yên phối hợp với bộ đội địa phương đã tiêu diệt nhiều lính Pháp và lính dõng khi chúng tấn công vào làng. Để trả thù, ngày 9-5-1953 giặc Pháp đã ném bom phá sập ngôi đình cổ làng Vít. Ngôi đình hiện nay mới được xây dựng lại trên nền đình cũ. Tuy nhiên, trong đình vẫn còn giữ được một số di vật và đã được phục chế lại. Gian giữa đình treo một bức hoành phi, có 4 chữ (đại tự) ?oVạn cổ anh linh?. ở hai cột bên có treo đôi câu đối với hai dòng chữ:
    An dân quán đức bắc phương
    thần
    Việt cổ danh văn nam quốc
    thánh
    Các cụ trong làng rất tự hào về đôi câu đối này. Bởi nó xác nhận truyền thống của quê hương. Người xưa đã khéo dùng chữ để khẳng định tên của làng cổ. Hai chữ đầu của đôi câu đối là chữ "An" và chữ "Việt" hợp lại thành An Việt (hay Yên Việt) là làng Vít thời Trạng nguyên Vũ Kiệt. Các cụ giải thích: Làng Vít, chợ Vít là tên Nôm. Nhưng trong văn tự được viết chữ Vít thành chữ Việt. Vì lẽ đó đã khẳng định xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc thời xưa chính là thôn Cửu Yên, xã Ngũ Thái (Thuận Thành) ngày nay.
    Trong cuốn Lịch sử xã Ngũ Thái, do đảng ủy, UBND xã Ngũ Thái xuất bản năm 1995 (trang 30) ghi rõ: ?oở Ngũ Thái, thời phong kiến có một vị đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 3, triều Lê (1472) đó là Vũ Kiệt, người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại (nay là thôn Cửu Yên)... Trang 31 ghi: "Những hình thức sinh hoạt và các biện pháp khuyến học của các thời kỳ trước đây đã tạo nên một học phong, mà có thời kỳ đất Ngũ Thái đã là nơi sản sinh ra một vị Trạng nguyên lừng danh khắp đất nước...".
    Trong các cuốn: "Văn hiến Kinh Bắc" (tập 1), "Các vị Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa-Qua các triều đại phong kiến Việt Nam", "Đại cương lịch sử Việt Nam" đã chứng minh rằng: Khoa Nhâm Thìn (1472), niên hiệu Hồng Đức thứ 3; ngày 7-4 năm Nhâm Thìn, vua Lê Thánh Tông ra đề thi văn sách về sách lược đế vương trị nước, mà Vũ Kiệt thi đỗ Trạng nguyên là thời kỳ giáo dục thi cử phong kiến phát triển cực thịnh. Bài "Văn sách thi đình" của ông đã được triều đình coi như một kiệt tác nói về ?oSách lược? để trị nước, an dân và bài văn sách được lưu truyền làm mẫu mực cho các sĩ tử sau này học tập. Trạng nguyên Vũ Kiệt được ca ngợi là ?obậc thiên tài kiệt xuất, đức độ vẹn toàn?, là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo.
    Những di chứng lịch sử nói trên, đã khẳng định: Trạng nguyên Vũ Kiệt là danh nhân ở thời đại trước chúng ta hơn 500 năm.
    Phát huy truyền thống hiếu học của quê hương "Quan trạng làng Vít" trước kia, ngày nay trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, nhân dân thôn Cửu Yên đã đầu tư cho phát triển giáo dục có hiệu quả. Từ năm 1996, Hội đồng Giáo dục thôn đã được thành lập, làm công tác khuyến học dưới nhiều hình thức sáng tạo, phong phú, nhằm đưa sự nghiệp giáo dục quê hương ngày một phát triển sao cho xứng đáng với truyền thống hiếu học của ông cha.
    Đến nay thôn Cửu Yên đã có trên 120 người có trình độ đại học, cao đẳng, trong đó có 1 tiến sĩ, 1 thầy thuốc ưu tú, 4 người đang theo học cao học chuẩn bị làm luận án thạc sĩ. Năm 1999 có 7 cháu đỗ đại học, năm 2000 có 5 cháu (toàn xã không có cháu nào). Năm 2001, thi học sinh giỏi, trường THCS đạt 10 giải cấp huyện, xếp thứ 4/18 trường toàn huyện. Trường tiểu học đạt 14 giải cấp tỉnh trong đó có 2 giải nhất và 16 giải cấp huyện, xếp thứ nhất trên 23 trường. Toàn thôn đã phổ cập hóa giáo dục THCS. Năm 2002 có 5 cháu vào đại học và 3 cháu vào cao đẳng sư phạm. Các cháu học sinh thôn Cửu Yên thi học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh đạt kết quả cao hơn các năm trước. Trong tổng số 26 giải tiểu học của xã đoạt được ở cấp huyện và cấp tỉnh, thì thôn Cửu Yên đoạt được 13 giải bằng 50% tổng số giải của toàn xã đoạt được. Trường THCS xã Ngũ Thái đoạt được 10 giải, thì các cháu học sinh thôn Cửu Yên đoạt 6 giải bằng 60% giải toàn trường xã đoạt được. Năm 2003 có 6 cháu vào đại học và 4 cháu vào cao đẳng. Trong 7 năm qua, thôn Cửu Yên có 35 cháu thi đỗ vào các trường đại học (chưa kể các cháu thi đỗ vào cao đẳng). Nhiều cháu học sinh thôn Cửu Yên thi đạt học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.
    Một thôn thuần nông với gần 2.000 nhân khẩu mà sự nghiệp giáo dục không ngừng được củng cố và phát triển như trên là rất đáng tự hào, chúng tôi tin rằng trong tương lai thôn Cửu Yên, quê hương của Trạng nguyên Vũ Kiệt sẽ có nhiều người thành đạt hơn nữa từ sự học hành.
    Nguyễn Đăng Túy
    http://www.bacninh.gov.vn/Story/VanHoaDuLich/NetVanHoaKinhBac/2005/6/739.html
    ------------------------------------------------
    Kinh ghê , sao trên bảng danh nhân đất việt không có ghi năm sinh và năm mất của Vũ Kiệt nhưng sao lại có bản gia phả này :" Vũ Kiệt (1453-1519), quê xã Yên Việt, huyện Siêu Loại nay là thôn Cửu Yên, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành. Năm 22 tuổi ông thi đậu Trạng nguyên, năm 1422, với ?oVăn sách đình đối? nổi tiếng viết về đạo thày trò và đạo quân thần. Vũ Kiệt làm quan tới chức Tả thị lang bộ công, kiêm Đông Các hiệu thư, là quan đại thần thanh niêm chính trực và nghiêm minh trong việc xét xử theo bộ ?oLuật Hồng Đức? nên được vua tin, dân phục thờ phụng tôn nghiệm ở đình làng. Di tích đình thờ thành hoàng và Trạng nguyên Vũ Kiệt đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa - Quyết định số 2175/QĐ-CT ngày 20-12-2004 " .
    Hix em không xem trộm gia phả đâu , mà họ Vũ - Võ có cả gia phả web này : http://www.hovuvo.com/readarticle.php?article_id=54 .
    ---------------------------------------------
    :D

  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Gia Lương đã tách thành Gia Bình và Lương Tài lâu rồi. Có Nogood và Sinh_vien_thuc_tap là người Lương Tài. Tôi người Gia Bình.
    Làng Vạn Tải của cụ Tái thuộc huyện Gia Bình, cách Lục đầu giang cũng không xa.
    Từ nhà tôi đến nhà cụ Lê Văn Thịnh là 2km, đi tiếp khoảng 4-5 km dọc theo bờ đê sông Đuống thì sẽ đến nhà cụ Lý Đạo Tái.

Chia sẻ trang này