1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh nhân xứ Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi T_N_T, 09/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. demmuabuon0706

    demmuabuon0706 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2006
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Vâng , xin đồng ý với đại ka như thế !
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Trạng Gióng Đặng Công Chất​
    Dù bị Nguyễn Quốc Khôi gây khó dễ, Trạng Gióng vẫn tươi cười như không và nhất mực đối đãi tử tế. Ngày Nguyễn Quốc Khôi mất, Đặng Công Chất dù đang phải để tang thân mẫu vẫn đến viếng và viết văn tế Nguyễn Quốc Khôi.
    Theo quyết định của Ban Khuyến học Hội đồng gia tộc họ Đặng ở Việt Nam, từ năm 2007 sẽ có phần thưởng động viên lòng hiếu học của dòng họ theo đúng tinh thần "Khuyến học, khuyến tài, tiếp nối khoa danh dòng họ Đặng, Vì dân, vì nước, nêu cao sự nghiệp dưới trời Nam".
    Vị danh nhân được lựa chọn để đặt tên cho giải thưởng là Trạng nguyên Đặng Công Chất (1622-1683), vị danh thần nổi tiếng thông minh và ngay thẳng. Ông sinh ra tại làng Phù Đổng nên còn được gọi là Trạng Gióng.
    Phúc đức tại mẫu
    Tương truyền, dòng họ Đặng ở Việt Nam là con cháu của Trần Quốc Tuấn, vì lý do này hay lý do khác mà đổi thành họ Đặng và chia nhau đi ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước. Chi họ Đặng của Trạng Gióng về ở tại làng Phù Đổng (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) từ thế kỷ XVI vì thấy phong cảnh nơi đây núi sông hữu tình.
    Theo sách "Đặng gia phả hệ Toản chính thực lục và Đặng gia phả ký tục biên - Lương Xá, Hà Tây" (do Ngô Thế Long dịch và chú thích, NXB Thế giới ấn hành năm 2006 tại Hà Nội), ông nội của Trạng Gióng tên là Đặng Minh Phu, lúc trẻ từng đỗ đạt, làm quan lên tới chức Lại bộ Thị lang, nhưng khi luống tuổi, lại chỉ thích "sống cảnh nhàn rỗi, dạy học". Chính cụ Đặng Minh Phu là người đã góp phần sửa đặt lễ nghi ở địa phương, bồi đắp thuần phong mỹ tục cho làng Phù Đổng.
    Thân phụ của Trạng Gióng là trưởng nam của cụ Đặng Minh Phu, tên là Hòa Sắt, cũng là người có tiếng văn hay, mấy lần dự thi Hội đỗ Tam trường nên được các quan rất quý. Cụ Đặng Hòa Sắt từng được bổ làm tri huyện Gia Định nhưng sau 11 năm lăn lộn quan trường, vẫn phải "giậm chân tại chỗ" nên cởi ấn về nhà, theo đuổi thú vui xem phong thuỷ...
    Trạng Gióng là người con trai thứ ba, do bà chánh thất họ Nguyễn sinh ra. Thân mẫu của Trạng Gióng cũng là người hiếu học, thuộc nhiều điển tích, ca dao. Tính bà nhân hậu, hay đem của nhà làm phúc giúp cả người dưng nước lã. Khi mất, bà được đặt hiệu là Từ Huệ bà. Với con cái, Từ Huệ bà răn dạy rất nghiêm, theo đúng lễ giáo.
    Không phải ngẫu nhiên mà cả bốn người con trai của Từ Huệ bà về sau đều công thành danh toại. Người con cả từng làm đến chức Tham nghị. Người con thứ hai và người con thứ ba cũng đều hiển đạt. Người con út, lúc nhỏ vụng về cách làm văn nhưng rồi được anh trai kèm cặp nên rốt cuộc cũng tiến bộ, đỗ khoa Sĩ vọng và sau này làm đến chức Đô Tổng binh Thiêm sự Cao Bằng. Sách ghi, khi các con đã trở thành mệnh quan triều đình rồi, Từ Huệ bà vẫn thường đọc cho các con nghe ba nguyên tắc khi làm quan để nhắc nhở thêm...
    Trạng Gióng sinh vào ngày Tân Mão, giờ Dần, năm Nhâm Tuất (1622). Tương truyền, thân mẫu của Trạng Gióng đến kỳ sinh nở đã nằm mơ thấy một con hổ đen gầm lên một tiếng kinh thiên động địa, giật mình tỉnh giấc và trở dạ sinh con.
    Có công mài sắt
    Ngay từ nhỏ, Đặng Công Chất đã tỏ ra rất hiếu học, quanh năm gần như không lúc nào rời sách thánh hiền. Mùa đông, trời lạnh, cậu bé Chất ra sân nằm phơi nắng cho ấm để đọc sách.
    Có lần, người cha trông thấy con nằm co ro ngoài nắng đọc sách, đã buột miệng nói đùa, đại ý, nếu con sợ lạnh đến thế thì ta sẽ cho con kiểu đất "cấn bút, song quản sâm vân", tức là thế đất hình hai quản bút chỉ thẳng lên mây trời ở phía Đông. Câu này còn có nghĩa là ta sẽ cho con thế đất phát về văn chương, 5 đời mặc áo gấm không thôi...
    Lớn lên, theo nghiệp lều chõng, Đặng Công Chất không phải lúc nào cũng được suôn sẻ mặc dù thi khoa Sĩ vọng kỳ đầu tiên đã được xếp loại ưu ngay. Văn của ông hay nhưng viết chữ cũng có lúc bị nhầm nên đã bị đánh hỏng ở kỳ thi tiếp đó. Quan triều lúc đó là người trọng tài, tiếc hơi văn hiếm có của Đặng Công Chất nên đã tâu lên với vua để vua triệu vào trong cung, ban cho chức dạy học.
    Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", phải tới năm 1661, Đặng Công Chất, lúc đó đã gần tứ thập, mới đỗ Trạng nguyên (Tiến sĩ cập đệ), cùng với Đào Công Chính và Ngô Khuê. Vua ban cho ba Trạng nguyên áo bào đoạn màu đỏ, đai lưng dát bạc, vinh quy bái tổ về làng... Tiếp đó, Đặng Công Chất thi ứng chế, đỗ thứ nhất nên được phong chức Hiển cung Đại phu, Hàn lâm thị giảng... Hoạn lộ sau này của Đặng Công Chất nhìn chung thuận buồm xuôi gió.
    Phương châm hành xử chính của ông có thể diễn giải bằng câu "Kẻ sĩ rất quý ở cương thường". Đặng Công Chất làm quan lúc nào cũng rất mực thanh cần. Nhà vua rất hay vời ông vào cung để giảng sách... Năm 1676, Trạng Gióng từng được vua cử cùng Hồ Sĩ Dương đề tựa bộ sách "Lam Sơn thực lục", "tham khảo bản cũ cùng các sách gia đình để sửa sang lại, chỗ nào sai thì chép lại cho đúng, chỗ nào sót thì bổ sung vào, cốt tiện đọc và truyền bá rộng rãi...".
    Công việc của các ông đã được đời sau đánh giá xứng đáng... Những chức vụ cao nhất của Đặng Công Chất ở trong triều là Hình bộ Thượng thư và Binh bộ Thượng thư. Khi Trạng Gióng từ trần, ông được tặng Lại bộ Thượng thư, Thiếu Bảo, tước Bá...
    Lấy nhân làm gốc
    Tại chỗ ngồi của mình, Đặng Công Chất thường cho dán câu đối: "Lương năng do kỷ hữu, Chí nghiệp tự thiên thành" (Tài năng dù tự mình sẵn có, Sự nghiệp lớn phải nhờ trời mới nên).
    Trong phép hành xử ở đời, Đặng Công Chất luôn lấy chữ tình và chữ nghĩa làm trọng. Ông hiểu những cái yếu của người đời nhưng không bao giờ lấy đó làm điều. Cũng theo sách "Đặng gia phả hệ Toản chính thực lục và Đặng gia phả ký tục biên - Lương Xá, Hà Tây", khi Đặng Công Chất thi ứng chế, các quan triều bình văn cho rằng văn của Đặng Công Chất hay hơn của người từng được cử vào chức Thị thư khoa trước là Nguyễn Quốc Khôi.
    Nghe vậy, Nguyễn Quốc Khôi không phục và có ý gây khó dễ cho Đặng Công Chất khi ông được cử làm Thị thư mới. Thế nhưng, Trạng Gióng vẫn tươi cười như không và nhất mực đối đãi tử tế với người tiền nhiệm. Ngày Nguyễn Quốc Khôi mất, Đặng Công Chất đang phải để tang thân mẫu. Lệ thường, như Sách Lễ dạy, "khi đang để tang cha mẹ, không nên viếng điếu ai".
    Thế nhưng, Đặng Công Chất khi nghe lời ngăn cản đã thốt lên: "Tăng Tử trong lúc có trọng tang, vẫn đến viếng thăm Tử Hạ" (Tăng Tử và Tử Hạ là các "đệ tử chân truyền" của Khổng Tử, hai trong số 72 người hiền). Tức là ông muốn nói, người quân tử đôi khi phải biết vượt qua những phép tắc thông thường mà ứng xử bất thường cho phải đạo nhân nghĩa. Không những thế, Đặng Công Chất còn viết văn tế Nguyễn Quốc Khôi với những lời thấm thía: "Ông bạn quý của tôi là bậc Trạng nguyên hiếu trung. Người quân tử chính trực. Nước không mất vì cái vẫn còn là đạo...".
    Năm 1663, ông được phái đi làm Đốc thị xứ Nghệ An. Khi ấy, ở vùng Thiết Lâm, có khoảng vài ba trăm người dân cư trú ở khu vực biên giới, đóng nhà bè ngay ở khu cửa khe suối, náu mình làm nghề đạo tặc. Triều đình sai Đặng Công Chất một mình dẹp cướp.
    Tìm hiểu rõ những nguyên nhân, nói theo ngôn ngữ bây giờ, kinh tế - xã hội dẫn tới nạn cướp bóc, Đặng Công Chất đã tìm cách phủ dụ, hợp pháp hóa đời sống của những người dân sở tại, lập làng xã, mở mang kinh tế và giáo huấn. Dần dà, vùng đó trở thành một nơi ăn nên làm ra.
    Dân Thiết Lâm cảm cái ơn của Trạng Gióng đã lập sinh từ (đền thờ sống) Đặng Công Chất. Và một phần cũng nhờ thành tích giúp dân an cư lạc nghiệp ở Nghệ An nên Đặng Công Chất năm 1665 đã được triều đình thăng chức Gia hành Đại phu, Công bộ Hữu thị lang...
    Trạng Gióng từng không chỉ một lần được vua cử đi sứ Trung Hoa. Lại theo sách "Đặng gia phả hệ Toản chính thực lục và Đặng gia phả ký tục biên - Lương Xá, Hà Tây", lần Đặng Công Chất đi sứ năm 1683, trên đường trở về nước, ngồi bên sông Hoàng Hà, quan hộ tống triều Thanh nhìn thấy con nước cuộn chảy, đã yêu cầu Đặng Công Chất ngẫu hứng làm một bài thơ "cho thêm phần bạo dạn". Trạng Gióng rót trà mời khách rồi chậm rãi viết lên trên lụa:
    "Xuất tự Côn Lôn, khảm vị doanh,
    Hoàng Hà đáo để chi kỳ bình.
    Thiên tầm bất đãi Đường Ngu tuấn,
    Nhất thực hề khuy Ngô Sở tranh.
    Đạm nhược hữu thời Bao Lão tiếu,
    Đới như hà nhật Hán Hoàng minh.
    Tường trưng long mã sơ phi ngẫu,
    Đế đức nguyên đồng nhật nguyệt minh"
    (Tạm dịch: Nước bắt đầu chảy, từ núi Côn Lôn, một vũng không đầy, Thế mà ngày nay thành ra sông Hoàng Hà. Sông dài nghìn tầm, không đợi đời Đường Ngu đào vét, Một giọt không cạn, khi Ngô Sở tranh nhau. Có khi nước trong như Bao Chửng cất tiếng cười, Rồi có khi như dải áo, như lời thề vua Hán. Khi có Long Mã nổi lên, điềm hay không ngẫu nhiên. Vì đức vua sáng như mặt trời, mặt trăng).
    Cách viết, cách nói ví von như thế, đến những câu thơ gọi là hậu hiện đại cũng không thể mới hơn. Ông quan Trung Quốc "xem bài thơ, đọc rõ từng câu, miệng tủm tỉm cười, ngẫm nghĩ hồi lâu, uống xong trà" rồi bình luận: "Bụng dạ nhà thơ, như nước sông muôn khoảnh mông mênh. Những dòng nước nhỏ nhuần tưới trong khoảnh trăm dặm hay nghìn dặm, một giọt nước thêm vào cũng chẳng thấm gì. Nước Nam là nơi mặt trời đỏ rực, vùng đất oi nóng, không ngờ lại là nơi "Lục nhất" sinh thành! Như vậy thì đạo của người quân tử ở đâu cũng là đạo "Nhân" mà thôi! Hà tất phải theo hùa hay bắt chước giống hệt nhau...".
    Đã đành rồi, ở đâu cũng có người tài, thời nào cũng có người tài, trên mọi phương diện, cho muôn thuở...
    Trạng Gióng là một nhân tài như thế của đất Việt, chứ không của riêng họ Đặng
    Đặng Yên Hoà
    ( An Ninh Thế giới cuối tháng, tháng 2 năm 2007)
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Ngày nay, khi cuộc sống công sở ngày một căng thẳng, người ta đổ xô nhau đi tập thể thao, khí công nhằm cân bằng trạng thái tinh thần, tái sản xuất sức lao động.
    Yoga là một môn được nhiều người lựa chọn.

    Tập khí công nói chung, Yoga nói riêng, đúng cách giúp cho ta đạt được nhiều lợi ích: Xả được stress, nâng cao thể lực, da dẻ tốt, đường ruột tốt, tim mạch tốt,...do đó mà người tập sẽ thấy yêu đời hơn.
    Có một điều mà ít ai để ý, đó là ở xứ Kinh Bắc chúng ta có một vị khí công sư bậc thầy cổ kim của Việt Nam. Ông tên là Nguyễn Thế Trường. Quê ông ở Từ Sơn Bắc Ninh, hiện đang sống ở Hà Nội.
    Bài viết dưới đây của anh Phạm Ngọc Dương, xin được giới thiệu cùng các bạn :
    Huyền thoại Yoga và nhà Yoga số 1 Việt Nam​
    Cho đến nay và có lẽ là rất lâu nữa, con người vẫn chưa thể giải thích trọn vẹn được những hiện tượng như ngoại cảm, nhục thân, thôi miên, khinh công, nhảy múa trên lửa... Nhưng với người thấu hiểu được quyền năng của yoga thì chỉ có một lời giải thích duy nhất: do yoga đánh thức tiềm năng trong con người. Cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện và ông Nguyễn Thế Trường là những huyền thoại yoga của Việt Nam.
    [​IMG]
    Chân dung khí công sư Nguyễn Thế Trường
    Phần I: Một ngày đầu năm, tôi tìm đến ngôi nhà cũ kỹ trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh trên đường Tây Sơn để gặp huyền thoại yoga từng nổi đình nổi đám những năm 80 của thế kỷ trước. Người đàn bà chỉ tôi lên sân thượng. Bên cây đào xù xì vằn vện thời gian, ông Nguyễn Thế Trường đang... trồng cây chuối. Ông đã ?otrồng? như thế hơn một giờ. Sau khi vận khí, ông tập các tư thế như: nến, cày, cá, kìm, rắn, chấu, cung, vặn vỏ đỗ... Ông dốc vòi chiếc ấm nước vào trong họng khiến cái bụng trống rỗng phình lên. Ông lắc cái bụng như người ta xúc rửa bình, rồi lại cuộn dạ dày cho nước ộc ra phía miệng. Ông còn vận công dồn khí đẩy nước phía... hậu môn. Trong tư thế ngồi thiền, khuôn mặt ông Trường trở nên hồng hào, giọng ông sang sảng: ?oTớ vừa xúc rửa toàn bộ nội tạng cho sạch hết dơ bẩn năm cũ?. Trở về với con người của khoa học, ông kể cho tôi nghe những câu chuyện đậm chất huyền thoại của yoga.
    Quyền năng thượng thừa của Yoga
    Từ khi sư tổ của Phật giáo Thích Ca Mâu Ni rời tán cây bồ đề, bên bờ sông Ni Liên Tuyền, quay bánh xe chánh pháp giảng đạo, chính là lúc đạo Phật ra đời và đó cũng là lúc con người được biết đến quyền năng thượng thừa của yoga. Bỏ qua những câu chuyện ly kỳ về sự ra đời, tu luyện khổ hạnh của Thích Ca Mâu Ni, thì yoga chính là những bài tập đưa con người tới sự phát triển hài hòa với vũ trụ
    Những người luyện tập yoga được gọi là các yogi. Kiên trì rèn luyện, các yogi sẽ đạt được những khả năng đặc biệt, như điều hòa các chức năng sinh lý trong cơ thể, tùy ý gây ra cảm giác nóng, lạnh, nặng, nhẹ, tăng giảm nhịp tim, huyết áp, ảnh hưởng đến dòng điện sinh học của não... Tu luyện đến trình độ cao có thể làm chủ được bản thân mình, huy động được những tiềm năng sâu ẩn trong cơ thể mình, nắm được chìa khóa tác động đến những tầng bậc sâu kín của ?ocái tôi đích thực?, tới được cảnh giới tối cao, hợp nhất cá thể cùng bản thể vũ trụ... Khi con người đã hòa hợp được với vũ trụ thì quyền năng của con người là không thể lường hết. yoga có thể làm sáng tỏ những bí ẩn của con người trong vũ trụ.
    Ông Nguyễn Thế Trường giở đống báo nước ngoài vàng ố phủ bụi trong chiếc tủ gỗ. Trong đống báo có rất nhiều bài viết về những câu chuyện kỳ lạ. Ông Trường đọc báo Nga lưu loát như báo tiếng Việt: ?oNữ phóng viên Liên Xô (cũ) E. Xaparina tường thuật cảnh chị chứng kiến tại Calcutta, Ấn Độ: Hôm ấy, đám đông diễu hành qua trung tâm thành phố, rồng rắn kéo thẳng tới giữa cánh đồng. Họ dừng lại trước cái huyệt đã đào sẵn. Từ trong đoàn người, một ông già gầy gò, khô đét tiến đến miệng hố lẳng lặng chống tay bước xuống huyệt và nằm yên bất động hệt như một xác chết. Đoàn người lầm rầm cầu khấn rồi nhặt đất xung quanh ném xuống huyệt. Lớp đất cứ cao dần thành nấm mồ thực sự. Đám đông bình thản đợi chờ. Thời khắc lặng lẽ trôi. Sau 4 giờ, người ta thận trọng đào bới ngôi mộ. Một thân hình bất động hiện ra: mắt nhắm, chân tay mềm nhão, chừng như không còn thở... Một ít phút sau, ông già hít nhẹ, mí mắt động đậy, tay chân co duỗi và chậm rãi đứng dậy đi về phía những người đứng đợi ông... Ông già đó chính là một yogi siêu việt?.
    Một bài báo tiếng Nga khác: ?oTại tỉnh Pendjab, người ta cũng tiến hành chôn sống yogi Haridas trong 40 ngày. Thí nghiệm được tiến hành trước sự hiện diện của vị đứng đầu tỉnh lúc đó là ông Singh, cùng nhiều nhân vật tầm cỡ là người Anh và Pháp, trong đó có hai bác sĩ là Murray và Mac Gregor. Haridas ngồi theo tư thế ?ohoa sen?, tai và mũi được bịt kín bằng sáp ong. Sau đấy người ta đặt ông vào hòm gỗ rồi đem chôn. Trên mộ được gieo đại mạch, lính canh gác suốt 40 ngày đêm. Sau khi khai quật, người ta thấy Haridas vẫn ngồi ở tư thế cũ. Những khám nghiệm y học cho thấy mạch ngừng đập và ngừng hơi thở. Tiếp đó, người ta giao Haridas cho các môn đệ của ông và họ đã làm cho nhà yoga này sống lại?...
    Năm 1950, người ta lại tiến hành ?ochôn sống? nhà yoga 52 tuổi B.Ramadi tại thành phố Bombay. Trước đám đông hàng vạn người, nhà yoga bước xuống một cái hố hẹp, đào sâu dưới đất. Người ta đậy nắp hố, trát ximăng. Ramadi ở trong trạng thái ?ochết giả? đó trong suốt 58 tiếng đồng hồ. Khi đào lên, người ta đổ đầy nước vào hố và nhà yoga lại ở dưới nước thêm 6 tiếng nữa. Lúc đưa lên khỏi hố, Ramadi dần dần hồi tỉnh
    Các khám nghiệm khoa học đã đi đến kết luận, các yogi bị chôn sống đã ở vào một trạng thái hệt như một số loài động vật trong thời gian ngủ đông, đó là trạng thái tiềm sinh. Trong trạng thái này, các quá trình sống như trao đổi chất ngưng chậm hẳn lại nhằm giúp cho cơ thể tiếp tục duy trì trong những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm vô cùng bất lợi. Hiện tượng này chỉ phổ biến trong giới động vật, thực vật, vi sinh vật. Thế nhưng, từ ngàn xưa, trong khi đi tìm con đường tu tập, các yogi Ấn Độ và Tây Tạng đã nắm được chìa khóa của trạng thái độc đáo, lạ lùng này dựa vào quá trình tham thiền, nhập định, điều hòa cơ thể, thả lỏng cơ bắp và tiết chế ăn uống...
    Chuyện nhục thân của các nhà sư cũng là một bí ẩn khó có thể lý giải nếu đứng ngoài phương diện yoga.
    Nhà sư Samatha Kitikhun (sinh năm 1894, tại Thái Lan) có biệt tài ngồi thiền bất động 15 ngày, không cần ăn uống tại nơi hoang vu, vắng vẻ. Ngày 6/5/1973, biết mình không thể sống tiếp, sư truyền lại rằng: sau khi sư chết hãy cho xác vào quan tài rồi trưng bày để thế hệ mai sau noi gương tìm đến Phật giáo để biết cách tự giải thoát mình khỏi mọi sự đau khổ. Xác khô đó đã được gìn giữ suốt 30 năm nay trong ***g kính. Các nhà khoa học đã dày tâm nghiên cứu nhục thể của nhà sư Kitikhun và 11 nhục thể của các nhà sư khác ở Thái Lan, song vẫn chưa lý giải được vì họ không hề tìm thấy hóa chất tẩm ướp nào.
    Ngay ở Việt Nam, trong ngôi chùa Đậu (Thường Tín, Hà Tây) cũng có nhục thân của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường tồn tại từ mấy trăm năm nay. Các nhà khảo cứu quốc tế đã nghiên cứu, song cũng không giải thích được. Theo ông Trường, trong Phật giáo nhục thân là hiện tượng đắc đạo của một vị chân tu sau khi nhập diệt. Đó cũng chính là khả năng siêu việt của yoga, mà những thuyết giải tường tận đã bị thất lạc, chứ không phải là ma thuật gì như những người có đầu óc duy tâm thường nói.
    (còn nữa)
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    (tiếp theo)
    Nhà Yoga Nguyễn Thế Trường đang luyện tập.
    Sư tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Tây Trúc sang Trung Hoa truyền đạo. Người trụ trì tại chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn. Chính tại ngôi chùa này, Người đã dạy cho các thiền sư Trung Quốc phép luyện yoga. Sau 9 năm hoằng dương Đạo pháp, sư tổ phiêu lãng trên mặt nước mênh mông trở về quê hương bằng một... cành lau. Chuyện đó hư hư thực thực thế nào ít ai biết được, chỉ có điều, từ đó, trong các truyền thuyết, tiểu thuyết võ hiệp, phim ảnh dã sử, con người có thể bay lượn như... châu chấu.
    Tuy nhiên, chuyện kể về các thiền sư, qua quá trình khổ luyện lâu dài có khả năng đề khí khinh thân, phiêu hành nhẹ như chiếc lá, thì ông Nguyễn Thế Trường khẳng định là có thật
    Trong tác phẩm ?oHuyền thuật và các pháp sư Tây Tạng? của nhà thám hiểm người Anh David Neel mà ông Trường dịch một đoạn: ?oVào lúc chiều tà, chúng tôi cưỡi ngựa qua miền cao nguyên rộng lớn. Bỗng tôi thấy ở phía xa xa một chấm đen nhỏ xíu. Qua ống nhòm, tôi nhận ra một người đang sải bước hết sức lạ lùng, nhanh khôn tả. Không thể nói rằng vị thiền sư ấy đang chạy. Cứ mỗi sải bước, nhà sư lại bay trong không trung, bồng bềnh về phía trước giống như một quả bóng đàn hồi. Chúng tôi đã nhìn theo gần 3 cây số. Nhưng rồi ông rẽ ngoặt khỏi con đường ngựa chạy, bay vọt lên sườn núi và mất hút trong dãy núi trập trùng bao bọc cao nguyên... Một số minh sư cho tôi hay, sau nhiều năm tu luyện sẽ đạt đến mức: khi chạy chân các vị thiền sư sẽ không chạm đất và họ lướt đi trong không trung với độ nhanh kỳ lạ...?. Theo ông Trường, ở Tây Tạng, bí pháp này có tên là Loung-gom-pas.
    Còn ở Trung Quốc, từ xưa đến nay, người ta nói quá nhiều đến thuật khinh thân. Trang Tử, trong ?oNội thiên? đã ca ngợi tài khinh thân của Liệt Tử: ?oLiệt Tử đạp gió phiêu lãng trong không trung, dáng vẻ thanh thản nhẹ nhàng?. Tác giả Trung Ly Quyền cũng lưu lại trong hậu thế ?oTrung Ly Bát đoạn cẩm? - công pháp luyện khinh thân.
    Giới võ lâm Trung Quốc đã bỏ nhiều tâm lực nghiên cứu phương pháp luyện khinh công. Có điều luyện khinh công gian khổ hơn các công phu khác rất nhiều. Vì vậy, người học đã ít, người đạt đến công phu tuyệt kỹ lại càng hiếm hoi, vả lại họ thường mai danh ẩn tích, ở những nơi thâm sơn cùng cốc, nên người đời hiếm khi gặp mặt.
    Tuy nhiên, các tu sĩ ở phương Tây lại thường xuyên thể hiện tài nghệ bay trước mặt bàn dân thiên hạ. Người có khả năng khinh thân được nhắc nhiều nhất trong sách báo là Josef Desa. Ông sinh ra trong một gia đình mộ đạo ở miền Nam Italia. Ngay từ bé, Josef đã phải chịu đựng mọi khổ hạnh để luyện đến trạng thái xuất thần theo phương pháp yoga. Và Josef đã luyện được khả năng khinh thân. Giới khoa học đã quan sát Josef khinh thân 100 lần và ghi chép những nhận xét trong tài liệu chính thức. Và cũng chính tài khinh thân đã đẩy cuộc đời ông vào chốn long đong, tuyệt vọng, do một số kẻ cho rằng ông là phù thủy. Ông mất vào năm 1663 ở một tu viện xa xôi.
    Danil Douglas Hewm cũng là người có thuật khinh thân nổi tiếng nhất thế kỷ XIX. Trong trạng thái nhập thiền, ông có khả năng nhấc mình trôi bồng bềnh lên tận trần nhà. Hewm đã biểu diễn năng lực đặc biệt này trước hàng nghìn khán giả, trong đó có cả những người nổi tiếng như Thackeray, Mark Twain, Napoléon III, cùng những nhà chính trị, bác sĩ, khoa học gia. Người ta không phát hiện ra sự lừa đảo nào cả.
    Bản thân tác giả cũng đã từng được nghe rất nhiều người Dao ở bản Thành Công, xã Lãng Công (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) kể cho nghe câu chuyện thần bí về ông thầy mo có khả năng bay lơ lửng trên không. Người Dao ở bản này còn lưu giữ nhiều phong tục nguyên sơ, trong đó có tục làm lễ ?oxưng tội?. Trong khung cảnh thành kính, người ?oxưng tội? ngồi đối diện với bàn thờ treo trên tường. Thầy mo ngồi ngay dưới bàn thờ, quay mặt về phía người ?oxưng tội?. Sau khi thực hiện một số nghi lễ, người ?oxưng tội? sẽ kể hết những điều xấu xa mình đã làm trong năm qua. Nếu người đó kể sai, hoặc không kể hết thì ông thầy mo cứ từ từ lơ lửng bay lên phía bàn thờ. Còn nếu kể thật lòng mình thì ông thầy mo lại từ từ hạ xuống (?!).
    Mặc dù hầu hết người Dao ở Thành Công đều kể chuyện này nhưng tôi không tin lắm vì chưa được tận mắt chứng kiến. Tuy nhiên, chuyện người Dao Đỏ ở Xín Thầu (Hoàng Su Phì, Hà Giang) có thể nhảy múa trên đống than đỏ rực thì tôi đã tận mắt chứng kiến. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp tết âm lịch, người Dao Đỏ ở xã Xín Thầu lại tổ chức lễ hội nhảy lửa. Sau khi đọc những câu ?othần chú? rất kỳ lạ, cả chục người cứ chân đất nhảy múa trên đống than đỏ rực như không biết nóng là gì. Phải chăng người Dao Đỏ ở Xín Thầu cũng là những yoga thực thụ?
    Theo một số nhà nghiên cứu phương Tây, khả năng khinh thân là sản phẩm của trường sinh học, tạo ra bởi một dạng năng lượng tinh thần đặc biệt phát ra từ não người. Trường sinh học được tạo ra một cách có chủ ý bởi người khinh thân, do đó họ có thể kiểm soát và thay đổi hướng khi lơ lửng trên không.
    Theo ông Trường thì tập luyện khinh công chủ yếu gồm hai phần: Một phần gồm những công pháp tập luyện nhằm mục đích làm cho cơ thể linh hoạt, nhẹ nhàng, bước đi nhanh nhẹn, thân pháp khinh linh trong giới võ lâm Trung Quốc, người ta luyện tập từ khi 6 tuổi bằng cách bọc mo sắt vào chân, rồi tập nhảy trên những cây cọc. Khi tháo bọc sắt, đi lại thấy nhẹ nhàng như gió. Phần khác gồm các công pháp khơi gợi tiềm năng trong cơ thể, khiến cơ thể sản sinh ra sức nổi hướng lên. Kết hợp hai phần đó, con người sẽ đạt đích khinh thân.
    Kinh nghiệm cuộc sống đã từ lâu cho thấy và sau đó đã được khoa học khẳng định là: khi não ở trạng thái thiu thiu, chập chờn, thì nhạy cảm khác thường, tạo cho con người có khả năng ảnh hưởng đến những chức năng cơ thể mà ta không thể nào bắt nó tuân theo trong những lúc bình thường. Những người trong trạng thái mộng du nhìn vẻ ngoài xem chừng như họ vẫn tiếp tục ngủ, mắt họ thậm chí vẫn nhắm, thế mà họ có thể đi đứng, leo trèo thoăn thoắt trên những nóc nhà cao, có thể chuyền từ cành cây này sang cành cây khác rất nhẹ nhàng.
    Thì ra, trong trạng thái nửa tỉnh, nửa mê, gần giống như khi thiền định, con người có thể đánh thức những khả năng tâm lý sâu ẩn tiềm tàng. Chính vì lẽ đó mà có những phát minh khoa học, những sáng tác thơ văn bất hủ đã đến với con người trong lúc mơ màng, ngủ gà ngủ gật: Nhà hóa học Đức Kekule đã tìm ra công thức cấu tạo của benzen trong lúc nửa tỉnh nửa mơ. Nhạc sĩ Italia Tartini nằm mơ thấy một con quỷ đang chơi một giai điệu kỳ diệu, tỉnh dậy ông đã ghi lại những nốt nhạc đó...
    Ngay như nhà thơ Hoàng Cầm, khi sáng tác bài ?oLá diêu bông? cũng ở trong trạng thái nửa ngủ nửa mơ. Ông kể: ?oTôi đang ngủ, nhưng cứ như có ai nâng cuốn sách trước mặt. Tôi cầm bút, nhưng cứ như có ai đưa đẩy?. Chuyện đó, người ta giải thích là do ý thức thăng hoa, nhưng theo ông Trường cái ý thức thăng hoa đó là do yoga khơi gợi nên. Ý thức con người như một tảng băng, phần ta nhận ra chỉ là phần nổi, còn tiềm thức là phần chìm. Yoga có những phương pháp khai thác được phần tiềm năng tuyệt diệu còn chìm lặn ở trong mỗi con người.

    Chuyện khó tin về nhà Yoga số 1 Việt Nam

    73 tuổi, ông Nguyễn Thế Trường vẫn vác bao tải gạo nặng 80kg leo cầu thang băng băng. Mùa đông rét căm căm vẫn tắm nước lạnh và cởi trần ngồi thiền mấy tiếng đồng hồ ngoài ban công. Ông hà hơi vận khí. Đường khí chạy khắp cơ thể như có con chuột chạy dưới lớp da. Những u thịt tròn như quả bóng bàn lằn lên ở ngực, đùi, sống lưng.
    Một số người Hà Nội vẫn còn nhớ một ngày cuối đông năm 1970, chị Mari, phóng viên tờ báo Unita của Italia đã biểu diễn yoga trước hàng ngàn khán giả. Khi nữ phóng viên vừa kết thúc bài biểu diễn trong tiếng vỗ tay ầm ầm, một người đàn ông dáng thư sinh, gương mặt trắng trẻo, tiến đến bục ban tổ chức... xin biểu diễn. Sau khi vận khí chạy rần rần khắp cơ thể, anh từ từ ngồi xuống. Đôi chân mềm như tàu lá vắt chéo qua cổ, dồn khí làm gồ lên ở sống lưng. Những ?ou thịt? cứ chạy khắp cơ thể trông rất lạ mắt. Sau những bài biểu diễn như cuộn tròn cơ thể, vặn xoắn tay chân, anh trở lại tư thế ngồi thiền và mời mọi người kiểm nghiệm khả năng điều khiển nhịp tim. Điều kỳ lạ chưa từng thấy đã xảy ra, mọi người đếm đi đếm lại chỉ thấy tim đập 28 lần/phút.
    Cả hội trường phải sững sờ bởi lần đầu tiên được tận mắt thấy nhà yoga bằng xương bằng thịt giữa đời thường chứ không phải xem qua phim ảnh, báo chí. Riêng nữ phóng viên Mari, người mới tốt nghiệp Khoa Yoga tại Angiêri, do các chuyên gia Ấn Độ hướng dẫn, tiến tới bắt tay anh và trầm trồ thán phục: ?oAnh là bậc thầy của tôi...?. Người khách ?ovô danh? hôm đó chính là Nguyễn Thế Trường, một nhà nghiên cứu trẻ của Viện Khoa học giáo dục, người mới chỉ làm quen và tập luyện yoga chưa đầy 4 năm...
    (còn nữa)
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nghị lực phi thường
    Nguyễn Thế Trường sinh ra ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Hồi nhỏ, Trường học rất giỏi, lại được cha rèn dạy chữ Nho. Tốt nghiệp Trường Hàn Trung, năm 1953 được Nhà nước cử sang Trung Quốc học ở Học viện Bắc Kinh. Hồi học ở trường, trong một buổi nói chuyện về khí công, Thái cực quyền, một người bạn Trung Quốc mang cho cậu mấy cuốn sách cũ kỹ, có cuốn bằng chữ Phạn, có cuốn bằng chữ Hán. Cuốn bằng chữ Hán có tên ?oSự kinh dị của yoga?.
    Về nước, Nguyễn Thế Trường làm việc ở Ban Tu thư, nơi có những học giả lừng danh như cụ Hoàng Ngọc Phách, Lê Thước, Đỗ Đức Hiểu, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Hoàng Tụy... Ông được vinh dự cùng các soạn giả viết sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 và tham gia soạn cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam.
    Con đường tương lai đang xán lạn thì căn bệnh hen quái ác hoành hành dữ dội hơn. Ông Trường kể: ?oNgày còn nhỏ tôi khỏe lắm, thổi xì đồng rất cừ. Tôi thổi rụng cả chèo bẻo, sáo sậu trên ngọn cây. Thổi tên có ngạnh chết cá dưới nước. Nhưng rồi một hôm, tôi thấy khó thở, thổi tên không qua được ống xì đồng. Mẹ dắt đi khám, bác sĩ bảo bị hen phế quản?. Càng ngày bệnh hen càng nặng mặc dù gia đình đã chạy chữa đủ đường.
    Giữa lúc tưởng như phải từ bỏ con đường công danh vì bệnh tật thì Trường vô tình đọc được bài viết của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đăng trên một tờ báo nói về phương pháp tập thở theo yoga để chữa bệnh. Trường đi tìm bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Tâm sự với bác sĩ, Trường thấy bệnh tình của mình còn nhẹ hơn ông rất nhiều.
    Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện mắc bệnh lao, bị phẫu thuật cắt phổi 7 lần, mất 8 xương sườn, dung tích thở chỉ còn 1 lít (ở người bình thường là 4,5 lít). Bác sĩ điều trị cho biết, ông chỉ có thể sống được thêm 2-3 năm nữa. Không muốn chấp nhận kết cục đó, ông đã tìm đọc các tài liệu về khí công, yoga và tìm thấy con đường sống của mình. Ông tập thở bụng để tận dụng tối đa công năng của phần phổi còn lại.
    Trong một lần đi công tác ở Campuchia, bác sĩ bị viêm phế quản nặng, các cơ sở y tế nước bạn không có khả năng cứu chữa. Thế là ông nằm khoanh lại với một tư thế tiêu hao ít năng lượng và ôxy nhất, dặn mọi người cứ để nguyên như vậy mà chuyển ông về Bệnh viện Thống Nhất (Tp.HCM), vì chỉ cần xê dịch một chút là chết ngay. Và lần đó, ông đã qua khỏi.
    Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là người biết quý trọng từng giây, từng phút sự sống để nghiên cứu khoa học, cống hiến cho nền giáo dục nước nhà. Ông đã kiên trì tập luyện yoga và sống đến tuổi 83, đẩy lùi giờ hẹn của thần chết đến 50 năm trời.
    Sau khi trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, ông Trường mới nhớ đến mấy cuốn sách mà người bạn Trung Quốc tặng từ hơn 10 năm trước. Chữ Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga thì ông đọc làu làu, nhưng chữ Phạn thì không đọc được. Rất may, ông Lê Trí Viễn, khi đó đang dạy ở Viện Bắc Kinh đại học đã gửi cho ông khá nhiều tài liệu về chữ Phạn để ông tự học, rồi ông cũng nhờ một người bạn ở Nga tìm mua cho cuốn Từ điển Phạn - Nga. Vừa tự học, vừa năng lui tới Ủy ban Quốc tế làm quen với người Ấn Độ để học hỏi thêm, vậy mà ông đọc thông, viết thạo được chữ Phạn mới đáng phục. Bạn bè Ấn Độ lại tặng ông nhiều tài liệu gốc nói về phương pháp luyện tập yoga. Cho đến giờ, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải và một số nhà khoa học vẫn phải nhờ ông dịch những tài liệu bằng chữ Hán cổ, chữ Phạn.
    Với ông Trường, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là một người thầy khả kính, là tấm gương để ông noi theo. Ông nhớ mãi lời bác sĩ Nguyễn Khắc Viện nói: ?oCon hãy nghe hơi thở của con, con sẽ nghe được nhịp của vũ trụ?.
    Tuân theo lời dạy đó, ông Trường bắt đầu học thở. Ông bảo: ?oThật là sai lầm nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đều biết thở. Thở là một nghệ thuật. Và, hơn nữa, đó là một nghệ thuật cao siêu, kỳ bí?. Đầu tiên, ông tập thở bằng cơ hoành, hay còn gọi là thở bụng. Ông buộc bản thân phải tuân thủ một kỷ luật thở có chủ định, hết sức nghiêm ngặt.
    Kết hợp với việc ngồi tập thở đều đặn hàng ngày, ông tập kiểm soát tâm trí bằng nhãn quan nội tâm, soi trở vào trong. Ông ngồi thiền như tòa sen hàng giờ, toàn bộ tâm trí tập trung đi theo hơi thở vào ra. Cứ ngồi thở như vậy suốt một năm trời, ông đã có thể dẫn luồng khí theo các kinh mạch tác động vào huyệt đạo, mà trong yoga gọi là các luân xa (chakras).
    Khi việc tập thở đã nhuần nhuyễn, điều khiển được khí mạch thì ông luyện ý chí để điều khiển các mạch máu của mình, vì theo các minh sư yoga, hệ thống mạch máu trong ?ovương quốc cơ thể? là mạng lưới giao thông, tiếp phẩm và thanh lọc. Điều khiển được các mạch máu bằng ý chí sẽ có khả năng ?ogiao tiếp? với bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể. Để tập luyện kỹ năng này, ông phải ngồi thả lỏng, tưởng tượng hai bàn tay đang nóng lên. Sau khi đã gây được cảm giác nóng ở bàn tay thì ông tưởng tượng mình là một ngọn lửa, và như vậy, toàn cơ thể nóng ran, mặt đỏ bừng bừng. Tiến thêm bước nữa, ông tập gây ra cảm giác nặng, nhẹ ở tay, chân, ngực, bụng, rồi khắp thân mình. Ông Trường cho hay: ?oMỗi khi luyện tăng trọng lượng, tôi thấy mạnh đến nỗi cả người nặng trịch, không tài nào đứng lên được?.
    Cứ tập luyện kiên trì, dần dần ông Trường đã làm chủ được thân thể và nội quan. Ông có thể trồng cây chuối hàng giờ và vẫn rèn cơ thể bằng cách dồn hết tạng phủ lên phía ngực, đến mức bụng lép kẹp, chìa rõ xương sống và từng giẻ xương sườn. Ông đã xóa được những biểu hiện căng thẳng về thần kinh, lập lại được thế cân bằng trong cơ thể, giữ được tinh thần thư thái. Ông tự điều khiển hơi thở, tùy ý điều khiển được phế quản, phế nang, động mạch và tĩnh mạch phổi. Nhờ vậy bệnh hen mãn tính đã biến mất tự lúc nào.
    Ngay sau hôm biểu diễn trước đông đảo người dân Hà Nội, tên tuổi nhà yoga Nguyễn Thế Trường nổi lên như cồn. Người ta nhắc đến ông như một giai thoại: rằng ở Hà Nội có một nhà yoga có thể ngồi nổi trên mặt nước, rằng người ông rắn như thép, có thể nằm trên bàn chông và đặt tảng đá lên bụng cho người khác cầm búa nện vỡ đá, rằng ông có bàn tay sắc như dao, chém vụn cả một chồng gạch... Có lẽ những giai thoại này đã làm cho tướng Vương Thừa Vũ lưu tâm. Ông mời Nguyễn Thế Trường tới Viện Khoa học kỹ thuật quân sự trình diễn. Thành phần đến dự buổi tối hôm đó toàn là bộ đội đặc công, phi công và một số võ sư của các môn phái.
    Nhà yoga cởi áo, vận công, dẫn khí rồi mời mọi người kiểm chứng. Năm, sáu đôi tay của các võ sĩ rắn chắc thay nhau đấm vào, nhưng lạ thay, tấm thân mảnh khảnh của nhà yoga vẫn vững như bàn thạch. Một võ sư mình trần, cuồn cuộn cơ bắp gạt đám võ sinh ra ngoài. Vị võ sư này cũng hà hơi, dẫn khí, dồn lực và tung ra liên tiếp những chưởng thép. Tuy nhiên, nhà yoga Thế Trường vẫn bình chân như vại, đôi lông mày không hề lay động. Sau khi vị võ sư nọ dừng đấm, trở về thế bình thường, nhà yoga bắt tay bảo: ?oNếu tôi dùng tay mình gạt cú đấm của anh rồi tấn công liệu anh có trụ được không?. Vị võ sư nọ xin bái phục. Tướng Vương Thừa Vũ vui vẻ ôm Thế Trường, thân mật nói: ?oThật tuyệt! Phải thế chứ! Mình sẽ mời cậu giúp đỡ Bộ đội Đặc công tập luyện?.
    Sau buổi biểu diễn đó, nhà yoga Thế Trường càng nổi tiếng hơn. Ông được rất nhiều báo chí trong và ngoài nước nhắc đến. Nghệ sĩ Lương Đức đã quay một cuốn phim nói về luyện tập dưỡng sinh, trong đó Nguyễn Thế Trường và võ sư Trần Thúc Tiển là người hướng dẫn, phát sóng liên tục cho cả nước cùng học. Cũng từ đó mà ở nước ta có khá nhiều trung tâm luyện tập yoga, luyện tập dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe. Ông còn cùng với bác sĩ Nguyễn Khắc Viện viết cuốn sách có tên ?oTìm hiểu và tập yoga? và phát hành trên khắp cả nước. Ông và bác sĩ Viện bôn ba khắp trong Nam, ngoài Bắc, vào các nhà trường, bệnh viện, viện dưỡng lão, doanh trại quân đội... để biểu diễn yoga, nói chuyện về yoga, tuyên truyền về yoga để nhân dân cùng tập luyện chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ.
    Hoàn thiện bản ngã
    Các minh sư yoga quan niệm sức khỏe là trạng thái cân bằng giữa cơ thể với môi trường xung quanh. Do vậy, phải rèn luyện cho cơ thể thích ứng với mọi điều kiện, hoàn cảnh như nóng, lạnh, độ ẩm, độ cao, sự tăng tốc, sự thay đổi thành phần không khí... Dựa trên quan điểm đó, ông Trường đã sử dụng những yếu tố tự nhiên để rèn luyện mình.
    Vào những dịp xuân hè, ông tập tắm nước nóng, nhiệt độ cứ tăng dần theo khả năng chịu đựng của cơ thể. Sang thu, tập tắm nước lạnh, và cứ thế cho đến hết mùa đông. Ông dùng chiếc ấm nhỏ đổ nước vào lỗ mũi trái, cho chảy qua lỗ mũi phải và ngược lại. Lúc đầu thì dùng nước ấm, sau đó lại dùng nước lạnh và cho thêm muối tinh vào nước để khử trùng khứu giác. Ông đã luyện thành thục đến nỗi, giờ chỉ cần bịt mũi này lại, nhúng mũi kia vào chậu nước, hít mạnh cho nước chảy vào miệng, rồi lại xì ra phía mũi kia được. Cứ vài ngày rửa một lần, miệng mũi lúc nào cũng thông thoáng, dễ chịu.
    Bài tập xúc, rửa dạ dày có lẽ là kinh dị nhất. Trước khi rửa dạ dày, ông Trường không ăn gì để dạ dày trống rỗng. Sau khi dẫn khí cho dạ dày nở ra, ông uống nhiều nước vào. Ông lắc bụng thật mạnh, như người ta xúc rửa chai lọ. Ông vận khí, cuộn dạ dày lên ngực, đẩy nước ra ngoài miệng. Sau khi dạ dày sạch bong thì ông lại vận khí đẩy nước ra lối... hậu môn. Nước muối loãng sẽ đi qua ruột già, dọn sạch cặn bã, diệt hết vi khuẩn có hại, chống lại các bệnh viêm loét. Ông cứ tập như vậy đến hết cả xô nước, đến khi nước thải ra trong vắt mới thôi. Mỗi lần tập xong bài này, cơ thể nhẹ bẫng và suốt mấy tháng sau đó, ông có khả năng làm việc dẻo dai, tinh thần luôn thư thái, lạc quan.
    Theo ông Nguyễn Thế Trường thì tập yoga phải trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn một là rèn luyện sức khỏe. Giai đoạn hai là tập làm chủ bản thân, thích ứng với môi trường. Giai đoạn ba là tu luyện để hoàn thiện chân ngã, hòa đồng với vũ trụ. Nếu con người có thể hoàn thiện được chân ngã thì sẽ hoàn toàn làm chủ được bản thân, nhận thức được quy luật của vũ trụ, trí tuệ thăng hoa dẫn đến giác ngộ. Theo ông Trường thì ông đang tập luyện ở giai đoạn hai. Để hoàn thiện được chân ngã còn là một con đường chông gai, xa xăm trước mắt, hết cuộc đời này ông cũng chưa đạt được, nhưng những gì mà yoga mang lại cho ông thì quả là tuyệt diệu.
    Với yoga, ông không những chiến thắng được bệnh tật mà còn khai trí cho mình. Nhờ yoga mà ông có được cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, trí tuệ sáng suốt, minh mẫn, đọc đâu nhớ đấy và năng lực làm việc bền bỉ, cần cù. Nhà văn Lê Bầu có lần đến nhà chơi, nhìn cảnh ông Trường ngồi nghiên cứu phải thốt lên: ?oÔng ấy cứ ngồi lỳ ra như cục gạch suốt cả ngày được?. Cũng vì trí tuệ được khai ngộ mà ông Trường học gì cũng nhanh, cũng giỏi. Ông đọc thông viết thạo tới 5 ngoại ngữ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và chữ Phạn. Ông còn là tác giả, dịch giả của 35 đầu sách, trong đó, những cuốn như: "Đường dẫn đến tài năng", "Lời trối trăng của danh nhân", "Newton con người và các phát minh", "Hành trang thời đại kinh tế tri thức", "Bí pháp trường thọ của Đông phương"... được dư luận chú ý, được các nhà khoa học đánh giá cao. Ngoài ra, ông còn được Nhà nước Campuchia tặng thưởng Huân chương sau khi soạn thảo giúp giới khoa học nước này cuốn ?oTừ điển tâm lý giáo dục đối chiếu Việt - Pháp - Nga - Khơme?. Mỗi khi đi trò chuyện với các bạn trẻ, ông Trường bao giờ cũng mở màn bằng câu: ?oKhông có người nào bất tài, chỉ có những người không tìm ra sở trường của mình?. Yoga sẽ đánh thức phần chìm của tảng băng ý thức trong mỗi con người.
    Phạm Ngọc Dương
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Ỷ Lan (1044-1117)


    Hoàng Thái hậu Ỷ Lan tương truyền có tên là Lê Thị Khiết, còn có tên là Lê Thị Yến. Bà sinh năm Giáp thân, Thiên Cảm Thánh Võ thứ nhất (1044) tháng 3 ngày 7. Nguyên quán trại trang Thổ Lỗi (hương Siêu loại) nay thuộc xã Như Quỳnh, huyện Văn Lâm. Con gái ông Lê Công Thiết và bà Vũ Thị Tình, làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm. Năm bà 12 tuổi thì mẹ mất. Hai năm sau Lê Công Thiết lấy một người con gái họ Đồng làm vợ kế. Năm bà 16 tuổi, cha cũng qua đời, nhờ bà mẹ kế nuôi dạy.
    Bấy giờ đương thời Lý Thánh Tông (1023 - 1072) đã cao tuổi mà chưa có con trai. Vua và hoàng hậu đi cầu tự nhiều nơi nhưng không thành. Đình thần bèn mở hội cầu duyên ở hương Thổ Lỗ, chỉ dụ cho các làng trong vùng mở hội thông sức cho nhà dân có con gái đẹp phải ăn vận chỉnh tề đi dự hội.
    Vua ngự giá đến trang Thổ Lỗi. Khi xa giá tới cổng ở đầu làng, nghe có tiếng hát rất quyến rũ của một người con gái trong nương dâu. Vua cho hạ kiệu đi bộ, thì người con gái dừng tay, từ trong ruộng dâu đi ra nép vào một gốc dâu nhìn về phía xa giá. Vua truyền lệnh gạn hỏi. Người con gái đối đáp thông minh. Đó chính là Khiết nương. Vua truyền lệnh tuyển cô gái ấy vào cung, rước về Lan cung thuộc đất làng Kim Cổ, huyện Thọ Xương của kinh thành Thăng Long. Từ đó Khiết Nương có tên là Ỷ Lan.
    Trong cung bà được học hành, khi sinh người con trái thứ nhất là Càn Đức, được phong là Thần phi, sinh người con trai thứ hai là Minh Nhân Vương, bà được phong là Nguyên phi. Đến khi vua Lý Thánh Tông mất, Càn Đức lên nối ngôi, lấy hiệu là Nhân Tông, bà được phong là Hoàng Thái hậu.
    Ỷ Lan đã hai lần làm nhiếp chính.
    Lần thứ nhất vào năm 1069. Tương truyền năm ấy, Lý Thánh Tông mang quân đi đánh giặc phương Nam nhưng không thắng, bèn đem quân về. Đến Mạt Liên (Tiên Lữ bây giờ) Lý Thánh Tông nghe tin báo rằng Nguyên Phi Ỷ Lan đã giúp vào chính sự, trong nước yên ổn, lòng dân vui vẻ, được nhân dân quý trọng, tôn vinh.
    Lý Thánh Tông nói: ?oNguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông thì chẳng được việc gì?. Vua liền quay lại Nam chiến và đã chiến thắng. Trong sự nghiệp chấn hưng đất nước của Lý Thánh Tông, có vai trò không nhỏ của Nguyên phi Ỷ Lan.
    Lần thứ hai khi Lý Thánh Tông mất (1072), Lý Nhân Tông (Càn Đức) mới 7 tuổi lên ngôi vua, bà được tôn làm Hoàng Thái phi, rồi Hoàng Thái hậu. Là một phụ nữ tài trí, đức độ, lại được Lý Thường Kiệt ủng hộ nên Hoàng Thái hậu đã có những đóng góp tích cực vào cơ nghiệp nhà Lý.
    Trong tám đời vua triều Lý, Lý Nhân Tông là người có chiến công hiển hách nhất. Dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, quân dân Đại Việt đã đánh tan quân xâm lược Tống năm 1076, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Quốc gia Đại Việt dưới thời Lý Nhân Tông trị vì, đối với bên ngoài thì nước lớn kiêng nể, nước nhỏ mến phục, trong nước thái bình, nhân dân no ấm.
    Về nội trị, bà ban hành nhiều chính sách tiến bộ như chuộc nô tỳ, tha cung nữ, giảm tô thuế, cấm giết trâu bò. Là người hâm mộ đạo Phật, có công xây dựng hàng trăm ngôi chùa, am hiểu về Phật học, không thua kém các thiền sư nổi tiếng đương thời. Bà có viết một bài học:
    Sắc thị không, không tức sắc
    Không thị sắc, sắc tức không
    Sắc không quân bất quản
    Phương đắc khế chân không.
    Nghĩa là:
    Sắc là không, không tức sắc
    Không là sắc, sắc tức không
    Sắc không đều chẳng quản
    Mới được hợp chân tông.
    Với bài kệ này, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan được các nhà nghiên cứu văn học xếp vào hàng tác gia văn học thời Lý - Trần.
    Bà mất ngày 25 tháng 7 năm 1117. Tại quê hương và nhiều nơi đã xây dựng chùa tháp, đền thờ bà. Cùng với những ngôi đền lớn thờ bà ở huyện Gia Lâm (Hà Nội), hiện ở Hưng Yên có hai ngôi: Đền Ghênh xã Như Quỳnh và chùa Hương Lãng xã Minh Hải đều thuộc huyện Văn Lâm.

    -- Tăng Bá Hoành --
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Bài tiếp theo đi thày, nhớ lại ngày xưa đọc truyện dài kỳ trên Thiếu niên Tiền Phong, hấp dẫn, lôi cuốn lắm lắm!
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    NGUYỄN CÔNG HÃNG :
    (tự: Đại Thanh; hiệu: Tĩnh Trai; 1680 - 1732), nhà thơ Việt Nam. Quê: xã Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Đỗ Tiến sĩ năm 1700. Làm quan đến chức thượng thư, Tham tụng, được phong tước sóc quận công. Giúp Trịnh Cương chấn chỉnh lại chế độ thuế khoá, điền địa, tổ chức hành chính các cấp, giáo dục và thi cử. Ông là người cương nghị, trung thực, có tài trị nước nên thường bị dèm pha. Năm 1732, bị Chúa Trịnh Giang giáng chức rồi tìm cách bức tử. Đến đầu đời Cảnh Hưng (1740 - 86), mới được minh oan và truy phục chức cũ.
    Nguyễn Công Hãng từng làm chánh sứ sang Trung Quốc, đã để lại tập thơ đi sứ ?oTinh sà kỉ hành? gồm những bài thơ tả tình, vịnh cảnh, thù tiếp sứ bộ Triều Tiên... Thơ Nguyễn Công Hãng ?ocó khí cách thanh nhã, trôi chảy, đáng đọc? (Phan Huy Chú), đề cập đến trách nhiệm của người cầm quyền, đến truyền thống văn hiến và vận mệnh của đất nước. Ông còn viết về nếp sống chất phác, đức tính giàu tín nghĩa của quê hương xứ sở Đại Việt.
    nguồn http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=14B3aWQ9MjA2NjgmZ3JvdXBpZD0yNSZraW5kPSZrZXl3b3JkPQ==&page=1
  9. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    NGUYỄN TƯ GIẢN:
    (hiệu: Thạch Nông; 1823 - 90), nhà thơ Việt Nam. Quê: huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay là huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Nổi tiếng hay chữ. Đỗ Hoàng giáp, làm quan đến chức thượng thư Bộ Lại. Có đi sứ Trung Quốc. Nguyễn Tư Giản có điều trần về việc đắp đê ở Bắc Kỳ và được giữ chức biện lí đê chính mấy năm liền. Về hưu mở trường dạy học. Tác phẩm có ?oThạch Nông thi văn tập?, hơn 10 quyển. Có nhiều bài về nạn lụt.
    Nguồn bachkhoatoanthu.gov.vn
    Không biết có phải Nguyễn Tư Giản là người mà Thày cọ nhắc tới trong một bài viết trước đây không nhỉ?
  10. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Hàn Thuyên
    Hàn Thuyên, tên thật là Nguyễn Thuyên, làm tới chức Thượng thư Bộ Hình đưới thời Trần Nhân Tông.
    Ông là người làng Lai Hạ huyện Thanh Lâm châu Nam sách lộ Lạng Giang, nay là xã Lai Hạ huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1247.
    Đại Việt sử ký toàn thư chép:
    Mùa thu năm Nhâm Ngọ 1282, khi quân Nguyên đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2; bấy giờ có cá sấu đến sông Lô. Vua sai Thuyên làm văn ném xuống sông, con cá sấu tự nhiên đi mất. Vua xem việc này giống như việc Hàn Dũ (đời nhà Đường - Trung Quốc), cho đổi họ là Hàn Thuyên.
    Hàn Thuyên giỏi thơ Nôm. Ông được xem là người phát triển, phổ biến chữ Nôm của Việt Nam. Ông là người đầu tiên dùng luật thơ Đường vào thơ Nôm, nên đời sau gọi thơ Nôm theo Đường luật là Hàn luật.
    Bài "Văn tế cá sấu" của Hàn Thuyên:
    Ngạc ngư kia hỡi mày có hay
    Biển Đông rộng rãi là nơi này
    Phú Lương đây thuộc về thánh vực
    Lạc lối đâu mà lại đến đây
    Há chẳng nhớ rằng nước Việt xưa
    Dân quen chài lưới chẳng tay vừa
    Đời Hùng vẽ mình vua từng dạy
    Xuống nước giao long cũng phải chừa
    Thánh thần nối dõi bản triều nay
    Dấy từ Hải Ấp ngôi trời thay
    Võ công lừng lẫy bốn phương tịnh
    Biển lặng sông trong mới có rày
    Hùm thiêng xa dấu dân cày cấy
    Nhân vật đều yên đâu ở đấy
    Ta vâng đế mạng bảo cho mày
    Hãy vào biển Đông mà vùng vẫy

    Tên ông được đặt tên cho đường phố ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Trường phổ thông Hàn Thuyên ở Bắc Ninh.

Chia sẻ trang này