1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh nhân xứ Nghệ (Tổng hợp các bài viết về những người con tiêu biểu của Nghệ Tĩnh)

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi natna, 06/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG LỜI DẠY DỄ HIỂU
    (Phần 5)
    Trong vườn Bác có cây đa, một lần chỉ cây đa, Bác hỏi đồng chí phục vụ: "Chú cỏ biết làm cho rễ cây đa theo ý mình cắm xuống đất được không?" Đồng chí trả lời Bác là lâu và khó lắm, Bác bảo: "Ư` nếu lâu và khó thì Bác làm thử". Bác lấy 3 lọ thuỷ tinh và 3 sợi dây, mỗi rễ Bác cho một lọ và đổ nước, cột sợi dây vào lọ rồi treo lên thân cây, ngày qua ngày Bác theo dõi, khi nào hết nước Bác thêm vào. Rễ trong lọ thuỷ tinh phát triển ngày một dài, dần dần kéo xuống đất vào đúng chỗ theo ý định của Bác, cây rễ tạo nên một thế cảnh độc đáo và đẹp, Bác đặt tên cho là "cây đa kiên trì".
    Bác là tấm gương tiêu biểu tiết kiệm của công, thái độ giữ gìn tài sản chung của nhân dân được Bác luôn luôn chú ý. Bác không những nghiêm khắc đối với bản thân mình, mà Bác không cho phép bất cứ một cán bộ nào, ở bất cứ cấp nào, không được đụng đến của công. Bác rèn luyện cán bộ phải có thói quen tiết kiệm, từ những việc nhỏ nhất trong sinh hoạt hàng ngày đến việc lớn quốc gia đại sự. Lúc đầu Việt Nam thông tấn xã cung cấp bản tin chỉ in một mặt, Bác đọc thấy lãng phí giấy, Bác phê bình. Những loại giấy tờ nào chỉ mới dùng một mặt Bác để riêng dùng để viết bài ở mặt trắng. Bác đến thZm một trường cán bộ, được biết khi có lương là anh em tiêu pha thoải mái, được mấy ngày hết tiền lại phải đi vay. Bác vào phòng thấy anh em đông vui, Bác bảo, Bác có trà mời các chú cùng uống, nói rồi tự tay Bác pha trà, mỗi lần pha xong Bác lại rót vào một cái cốc to, Bác làm đến 4 lần như vậy, khi ấy Bác mới rót từ chiếc cốc to ra chén rồi mời anh em uống. Bác bảo: "Trà Bác pha lần thứ 4 mà vẫn thơm ngon, các chú học cách pha trà của Bác vào việc chi tiêu lương hàng tháng nhé". Mọi người được một bài học nhẹ nhàng mà thấm thía.
    Lần khác đến một trường học có hơn 4000 học viên, Bác được biết hàng ngày trường phải thuê xe chở nước từ xa về cho học viên dùng. Khi nói chuyện với mọi người, Bác hỏi: "Các cô các chú mỗi người có thể đào nổi một mét khối đất không?" Cả hội trường đồng thanh là làm được. Bác nói: "Thế thì tại sao không tập trung tổ chức đào giếng để dùng mà phải dùng xe hàng ngày chở nước vừa tốn kém lại dùng không thoải mái". Khi về thZm công trình đập nước Suối Hai, thấy có ngôi nhà nghỉ mát của tỉnh uỷ xây to, đẹp Bác bảo: "Sao các chú không lo xây nhà cho dân mà lại lo xây nhà nghỉ cho Tỉnh uỷ?" NZm 1969, Bác đọc báo thấy Nghị quyết Bộ Chính trị chỉ thị chuẩn bị chào mừng 4 ngày lễ lớn, trong đó có ngày sinh của Bác. Bác cho gọi đồng chí có trách nhiệm lên và hỏi: "Tại sao các chú cho tổ chức sinh nhật Bác linh đình thế, Lênin là bậc thầy của cách mạng thế giới, Bác chỉ là học trò của Lênin sao các chú đặt Bác ngang với Lênin, sao lại đặt việc riêng của Bác ngang với việc chung của Nhà nước, của Đảng?". Bác chỉ tay lên trang báo nói tiếp; "Vì sao các chú cho in sách của Bác nhiều thế này, nên dành nhiều giấy cho các cháu học sinh, còn việc xây nhà bảo tàng này, nhà lưu niệm nọ là quan trọng nhưng nước ta còn chiến tranh, nên dành vật liệu để làm nhà cho dân ở những nơi họ tự phá nhà mình làm đường cho xe đi, khi nào đời sống sung túc ta sẽ xây dưng bảo tàng, nhà lưu niệm...". Bác thích Zn cà pháo quả nhỏ vùng Nghệ An, đồng bào Nghệ An chở cả một xe quả ra biếu Bác. Bác dặn đồng chí cấp dưỡng, Bác chỉ Zn một ít, cà thì rất nhlều, chú trừ phần của Bác riêng, phần cà còn lại, ai Zn thì trả tiền cho đồng bào. Bác về thZm quê, các đồng chí tỉnh uỷ chiêu đãi Bác đủ các món Zn sang trọng. Đến bữa Zn Bác nhắc đồng chí Nguyễn Khai, người cùng đi với Bác: "Cơm của ta đâu, đem ra", đồng chí mang ra một gói, mở xong lần lá bọc, lộ ra nắm cơm độn ngô và gói thịt bZm nhỏ, kho khô hạt tiêu, Bác mời mọi người: "Ta Zn gói cơm này trước rồi Zn cơm của tỉnh sau". Nói rồi tự tay Bác chia cơm và thịt kho cho từng người như nhắc nhở mọi người trong lúc toàn dân đang phát động tiết kiệm vì đồng bào miền Nam ruột thịt, thì suất Zn của ai kể cả ************* cũng phải độn ngô. Đối với các đồng chí tỉnh ủy bài học hôm đó, trong suốt cuộc đời khó có thể quên được, Có lần Bác vào thZm vZn phòng Giao tế thấy có hai chiếc tủ gương to quá cỡ, Bác phê bình vừa lãng phí tiền, lại không hợp, không đẹp. Vào phòng dành riêng cho khách ở, thấy giường to quá Bác bảo nên làm nhỏ vừa, phía dưới lót đệm cỏ cho êm và sạch.
    (còn tiếp)

    The Soul of NgheTinhIIR
  2. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG LỜI DẠY DỄ HIỂU
    (Phần 6)
    NZm 1961, sức khoẻ Bác đã yếu, Bác vẫn yêu cầu đi bỏ phiếu để thực hiện quyền công dân, các đồng chí bố trí Bác đến địa điểm hòm phiếu cạnh Hồ Tây cho thuận tiện việc đi lại và lợi cho công tác bảo vệ. Hôm đó tuy vắng người nhưng đến phòng viết phiếu đang có người, Bác đứng đợi, các đồng chí phụ trách bầu cử ngại Bác đứng lâu bèn mời Bác vào phòng viết trước, Bác bảo: "Bác đi bỏ phiếu thực hiện quyền công dân, người khác cũng vậy, ai đến trước viết trước, Bác đến sau thì phải chờ. Bác là một cử tri". Bác vào phòng viết phiếu, mấy phóng viên quay phim, chụp ảnh loay hoay ghi hình Bác, đèn chiếu sáng cả phòng Bác đang viết phiếu, Bác vội bảo: "Các chú làm gì thế, đây là phòng viết phiếu kín của cử tri, sao các chú vào đây". Bỏ phiếu xong Bác nói chuyện với cử tri, thấy em bé được mẹ bế đi bỏ phiếu, Bác đến gần âu yếm em thân thiết như ông cháu. Thấy cử tri không đông như mọi nZm, Bác biết đây là do các đồng chí bảo vệ bố trí, Bác tỏ vẻ không vui, khi về, Bác bảo đồng chí phụ trách công tác bảo vệ: "Chú có biết vì sao Nguyễn Hải Thần bị dân ghét không? Sau nZm 1945, Nguyễn Hải Thần đi đâu cũng có binh lính bồng súng chĩa ra hai bên, trên xe gắn một khẩu súng trung liên luôn luôn chực nhả đạn, dân rất ghét, chú nên nhớ rằng nhân dân là người bảo vệ tốt nhất".
    Đời thường của Bác thật bình dị từ câu nói, tác phong đến vật dùng tư trang hàng ngày, từ Zn uống đến sở thích sống hoà mình với nhân dân. Những nZm tháng sống ở nước ngoài Bác vẫn thích sống trong không khí đầm ấm tình đồng chí. Hồi ở Pari, Bác thường tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ, hoạt động vZn nghệ để tuyên truvền cách mạng. Có lần Bác tham gia đóng kịch mà tiền bồi dưỡng là một cốc cà phê. Trong các trò vui giải trí Bác thường tham gia các trò chơi, góp một chuyện vui, một trò ảo thuật để gây cười. Ơ'' Bác tính vui dí dỏm rất độc đáo. Các bạn nước ngoài thường gọi Bác một cách âu yếm "Người bạn phương Đông". Khi làm phụ tá giúp việc phiên dịch đồng chí Bôrôđin bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên, Bác vẫn giữ nếp sống đời thường vui vẻ hoà nhã với mọi người. Chị thư ký của đồng chí Bôrôđin kể lại về người bạn Việt Nam hay cười, hoà nhã, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, thường giúp chị học tlếng Trung Quốc, tiếng Việt Nam, chị không ngờ "Người bạn vui tính" đó lại là ************* Việt Nam mới.
    Về chiến khu Việt Bắc sống trong cảnh núi rừng chiến khu, công việc nhiều, vật chất thiếu thốn, Bác và các đồng sự vẫn duy trì một cuộc sống tinh thần phong phú. Nhân dịp sau cuộc họp Hội đồng chính phủ, đủ các cụ, các bộ trường, ông Hoàng Đạo Thuý, một hướng đạo sinh hồi xưa tổ chức đêm lửa trại. Lửa trại nổi lên ai cũng tham gia theo "luật chơi" của "trùm lửa" yêu cầu. Lúc đầu ông Hoàng Đạo Thuý làm "trùm lửa". Lửa bùng lên ông chắp tay: "Xin mời Cụ Chủ tịch hát mở lửa trại" ai cũng lo không biết Bác xử trí ra sao, không chần chừ Bác bước nhanh vừa đi quanh đống lửa vừa cất tiếng hát: "Anh hùng xưa, là thời niên thiếu, dấy binh gậy lau làm cờ..." ai cũng ngạc nhiên vì sao Bác biết được bài hát "tôn chỉ" của hướng đạo lửa trại. Rồi Bác đề cử bác sĩ Trần Duy Hưng làm "trùm lửa" tiếp, bác sĩ đi vòng quanh đống lửa giang hai tay miệng kêu "ù ù" như máy bay rồi gọi loa "A lô, a lô đồng bào chú ý Cụ Chủ tịch vào thZm đồng bào, Cụ có huấn thị" Bác nhanh trí đứng lên "chơi lại" "trùm lửa", "A lô, a lô thưa đồng bào, tôi vào thZm đồng bào nhưng đi tàu bay mệt quá xin để bác sĩ Trần Duy Hưng nói với đồng bào thay tôi". Bác sĩ bí quá, mọi người cười vui vẻ. Chúng ta xem phim về Bác thường thấy cảnh Bác Hồ quàng khZn đỏ cùng nhảy múa vui vầy với đàn cháu nhỏ hay chơi bóng chuyền cùng anh em trong cơ quan hoặc cuốc đất trồng cây trong vườn với mọi người... những sinh hoạt đời thường cùng vui với mọi người là một bộ phận không thể thiếu được trong cuộc đời của con người, nó càng làm giàu thêm đời sống tinh thần, tâm linh trong mối bang giao giữa người với người. ở Bác càng đặc biệt hơn. Nhớ lần chị Giôhana sang Việt Nam, vào thZm Bác lúc đó Bác đang câu cá ở ao, chị cùng vui câu cá với Bác, chị nói: "Thưa Bác, ở nhiều nước trên thế giới vì muốn vị nguyên thủ của mình vui lòng nên người ta dồn cá thật nhiều, có khi bí mật mắc cá vào câu, hoặc khi đi sZn thì dồn thú thật nhiều vào một chỗ để vị nguyên thủ dễ sZn được thú". Bác cười vui và bảo: "Bác là người câu cá lành nghề và có đôi chân tay vững vàng, đôi mắt tinh tường nên không phải làm như thế". NZm 1969, sức khoẻ Bác đã yếu, lúc đó có đoàn làm phim của Đảng cộng sản Nhật Bản sang làm bộ phim "Việt Nam chống Mỹ" yêu cầu kịch bản có nhiều hình ảnh Bác Hồ, mặc dầu sức yếu, Bác không những luôn có mặt ở trường quay đúng giờ để quay những cảnh cần hình ảnh Bác, mà còn động viên các diễn viên tham gia nhiệt tình giúp đỡ đoàn làm phim hoàn thành nhiệm vụ. Giờ nghỉ Bác chuyện trò vui vẻ với mọi người như một diễn viên già yêu nghệ thuật điện ảnh.
    Nếp sinh hoạt thường ngày những việc nào làm được, Bác tự làm, không nhờ vả hay ỷ lại cho người khác làm thay mình, việc nào không làm được Bác thường mới nhờ đến những anh em gẫn gũi trong cơ quan, việc cắt tóc cũng vậy. Hồi hoạt động ở nước ngoài, Bác không mấy khi đến tiệm cắt tóc mà nhờ anh em cắt giúp, dành tiền để mua sách báo, khi về nước dù ở chiến khu hay về Hà Nội Bác thường nhờ anh em ai biết cắt tóc thì giúp Bác. Bác không yêu cầu mốt này kiểu nọ. Cắt tóc cho Bác cũng có nhiều kỷ niệm sâu sắc, một lần Bác yêu cầu đồng chí Mẫn, chỗ nào tóc dài cắt ngắn để cho gọn và mát mẻ, thấy chỗ tóc cắt ra quá đẹp, đồng chí giấu đi làm kỷ niệm. Hiện nay đồng chí đã trao lại kỷ vật đó cho phòng trưng bày khu di tích thân phụ Bác ở Cao Lãnh. Biết đồng chí Thiệt là lính lần đầu đến cắt tóc cho Bác, Bác rất tâm lý, vừa gặp Bác chủ động chuyện trò vui vẻ: "Chú chờ Bác đã lâu chưa? Nhờ chú làm "tổng vệ sinh" giúp Bác". Bác ân cần hỏi han chuyện gia đình, công tác... không khí tự nhiên ấm cúng, tình người được khơi dậy, tâm trạng lo âu, hồi hộp, chân tay lóng ngóng ở đồng chí tự biến mất. Trong lúc cắt tóc, Bác đùa vui: "Bác thì điều khiển cuộc họp, còn chú và chú thợ ảnh thì điều khiển Bác". Tóc cắt xong, Bác đứng dậy khoe "Đấy, chú xem hôm nay Bác trông thanh niên chưa". NZm 1960, Tổng thống và phu nhân một nước châu Phi sang thZm Việt Nam. Tổng thống rất quý Bác, thường nêu gương giản dị, tiết kiệm của Bác cho vợ nghe ngụ ý phê bình lối Zn mặc kiểu cách xa hoa của vợ, thế là hai vợ chồng "bất đồng quan điểm". Bác biết được sự việc, Bác mời hai vợ chồng vào thZm nơi ở và làm việc của Người. Bác trực tiếp ra đón vợ chồng Tổng thống khi gặp, Bác tươi cười và khen: "ồ hôm nay trông phu nhân mặc đẹp quá, vẻ lộng lẫy của phu nhân làm cho những bông hoa trong vườn cũng phải ghen đấy". Phu nhân Tổng thống cảm ơn và hỏi: "Thưa Bác, nếu ai đó có vinh dự là người bạn đời của Bác thì người đó Zn mặc thế nào ạ?". Bác vui vẻ trả lời: "Tất nhiên phải Zn mặc đẹp chứ, thật đẹp, đẹp như phu nhân hôm nay". Mọi người đều vui vẻ, riêng Tổng thống trong ánh mắt nhìn Bác tỏ lòng biết ơn và cảm phục Bác đã giảng hoà cuộc chiến tranh lạnh" giữa hai người. Sau chiến dịch Biên giới 1950, ta bắt được một số tù binh, nhưng chúng rất ngoan cố, không nhận chúng sang Việt Nam là đi xâm lược biết chuyện Bác cải trang trong vai người lính già biết tiếng Pháp đến ôn tồn hỏi chuyện gia đình, quê hương, vợ con, anh em bạn bè ở bên Pháp, Bác nói cụ thể dễ hiểu là trên đời ai cũng có gia đình quê hương, bạn bè, quê hương người Pháp phải ở bên Pháp chứ còn ở đây, núi rừng, đồng ruộng này là của người Việt, vì sao người Pháp sang đây gây ra chiến tranh chết chóc cho người Việt, cho người Pháp, đây là phi nghĩa hay là chính nghĩa người Pháp là người vZn minh trên thế giới thì rõ hơn ai hết về việc đó... Nghe Bác nói, những tên cứng cổ nhất cũng phảỉ thừa nhận là "ông già nói đúng" , chứ mấy ông trẻ ********* thì cứ bắt chúng phải nghe theo lệnh này, lệnh nọ, nên chúng không nghe, không phục. Hồi ở chiến khu, đi đâu Bác thường đi ngựa, con ngựa của Bác có tên là Ba Đen, nó nhỏ nhất đàn nhưng nhanh nhẹn và rất khôn; nó ít nghe theo người cưỡi nó, lên yên là nó phóng bạt tử, khi gặp suối nó vùng phi qua, có khi người cưỡi nó rơi xuống suối. Nhưng Bác đến vỗ về âu yếm, nó đứng yên như chờ lệnh. Mỗi lần khi lên xuống yên Bác đều làm động tác vuốt ve âu yếm tỏ thái độ biết ơn chân tình, có lẽ từ tình cảm đó mà giữa Bác và Ba Đen có sự đồng cảm, nó tuân thủ, ngoan ngoãn khi Bác ở trên lưng, nó hiểu ý Bác khi đi chậm, nhanh hoặc nghỉ hoặc đứng yên.
    (còn tiếp)

    The Soul of NgheTinhIIR
  3. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG LỜI DẠY DỄ HIỂU
    (Phần 7)
    Là *************, nhưng mỗi lần có dịp gợi lại chuyện xưa, Bác vẫn nhớ những kỷ niệm, những con người Bác đã từng gặp, từng quen, nhiều ký ức không phai mờ trong tâm trí Người. Có lần nhà điện ảnh Hà Lan Giôrít Ivan sang làm phim về Việt Nam, được gặp Bác, trong câu chuyện, nhớ lại ngày xưa, Bác nói: "Bây giờ chú mới biết tôi chứ tôi đã biết chú từ đầu những nZm hai mươi", lvan rất cảm động và ngạc nhiên, Bác kể tiếp: "Khi đó chú vừa hoàn thành tác phẩm xuất sắc "Tư bản và tôn giáo" cuốn phim tố cáo bọn tư bản lợi dụng tôn giáo lừa bịp nhân dân. Vua Hà Lan và bọn tư sản rất cZm tức chú, chúng ra lệnh trục xuất chú ra khỏi Hà Lan, lúc đó tôi viết bài đZng báo "Nhân đạo" bênh vực cuốn phim và vạch trần luận điệu vu cáo của chúng". Ivan rất cảm kích trước những lời của một vị ************* nói về mình. Nhớ lần Bác đến thZm triển lãm ở Hà Nội, Bác đứng ngắm bức tường của Tiêu Tam (Trung Quốc), Bác bảo: "Bác biết đồng chí ấy, đồng chí ấy là bạn của Bác". Khi Tiêu Tam sang Việt Nam, Bác mời vào nhà sàn chơi, hai người nhắc lại những kỷ niệm xưa. Hai người đàm luận về thơ vZn Trung Quốc. Tiêu Tam vừa đi thZm Vịnh Hạ Long về có bài "Phú Vịnh Hạ Long" Bác vừa ngâm vừa gật gù khen. Đến câu "Thuỷ liên thuỷ, sơn liên sơn" Bác bảo câu này không ổn, xin sửa lại là "Sơn liên thuỷ, thuỷ liên sơn" , Tiêu Tam mừng rỡ tiếp thu. NZm 1961, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh sang thZm Việt Nam, chương trình đón tiếp đưa đến Bác, Bác đọc và nói:"Hồi trước Bác và đồng chí Diệp Kiếm Anh cùng làm việc với nhau, đồng chí là đội trưởng, Bác là bí thư chi bộ, nay đồng chí ấy sang đây mà Bác lại đợi đồng chí ấy đến chào là không nên, Bác sẽ ra đón và mời cơm thân mật, nhưng không công bố trên báo chí vì không tiện về mặt lễ tân". Một lần Thượng tướng Culicốp sang ta cùng chuyến hàng viện trợ, đồng chí yêu cầu gặp Bác. Các đồng chí trong Bộ Quốc phòng đề nghị chỉ nên tiếp ở cấp tương đương, Bác phê bình và bảo "Các chú chỉ biết một mà không biết hai, các chú chỉ nghĩ đến việc có tương xứng hay không mà không nghĩ đến tình cảm khách dành cho ta, khách quý lãnh tụ là quý dân tộc ta, Bác đã gặp các đoàn vZn công, gặp đội bóng đá thì tại sao không gặp một thượng tướng mang vũ khí sang tặng ta, các chú phải nên nhớ rằng: phải làm sao mỗi người dân Xô Viết đến Việt Nam là gần với Việt Nam thêm một Chút". NZm 1966, Bác tiếp nhà báo Mỹ Đêvít Đenlinhgiơ, Bác có nói: "Khi trở về Mỹ ông có thể nói rằng tôi đã đi ở cho người ta ở Bruklin vớl lương tháng 40 đôla, còn bây giờ làm ************* Việt Nam tôi được lĩnh 44 đôla hồi ấy không đến nỗi vất vả lắm, tôi dùng một số thời gian rỗi để học tập và đi thZm một số nơi trong thành phố, tôi thường tới khu Háclem và rất cảm động trước nỗi khổ của người dân da đen".
    Là *************, nhưng đối với người nhiều tuổi hơn, Bác luôn tỏ ra cung kính, hàng nZm Bác thường gửi lụa tặng quà cho các cụ cao niên, khi tiếp các Cụ, Bác thường xưng hô cung kính "các cụ ông, cụ bà", có khi Bác nhận mình là em, là cháu đối với các Cụ. Nhớ lần Bác về thZm Trà Cổ, gặp gỡ nói chuyện với nhân dân xứ đạo, Bác gặp và chúc thọ riêng Cụ Thiệm là người cao tuổi, Bác khen cụ đã già nhưng vẫn làm gương cho các cháu, chZm lo thờ phụng Chúa, thực hiện giới rZn, thi đua sản xuất công tác Bác nói: "Chúng ta nên kết nghĩa anh em, Cụ nhiều tuổi hơn xin cụ nhận là anh". Cụ Thiệm luống cuống xua tay. "Không dám, không dám. Cụ làm việc cho cả nước cả dân tộc, Cụ phải là anh, còn tôi chỉ quanh quẩn ở xã không dám nhận vinh dự đó, Cụ nhận tôi là em cũng là phúc lắm rồi". Bác nói chân tình: "Dẫu sao Cụ là lớp đàn anh đi trước, xin Cụ nhận cho". Nói rồi Bác thân ái tặng Cụ Thiệm vải và chZn bông. Tháng 8-1948, tù chiến khu Việt Bắc, nhân danh ************* Bác gửi cho Cụ Phụng Lục, một hội viên hội phụ lão cứu quốc huyện Ư''ng Hoà, Hà Đông, nhân ngày thượng thọ 90 tuổi, một bức thư "Thưa cụ, những cụ thượng thọ như Cụ là của quý vô giá của dân tộc và nước nhà. Trong ngày chúc thọ Cụ lại miễn tế lễ, đám đình và đem số tiền 500 đồng quyên vào quỹ kháng chiến như vậy là Cụ nêu cái gương hZng hái kháng chiến và cái gương sửa đổi cổ tục, thực hành đời sống mới cho toàn thể đồng bào noi theo. Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn Cụ và trân trọng chúc Cụ sống lâu và luôn luôn mạnh khoẻ để kêu gọi con cháu ra sức tham gia công việc kháng chiến kiến quốc. Cháu lại kính chúc Cụ lời chào thân ái và quyết thắng. Hồ Chí Minh" . NZm 1965, Bác về thZm Côn Sơn, sau khi dâđang hương và thZm cảnh quan chùa và đọc từng chữ trên bia đá, Bác yêu cầu đồng chí trong tỉnh dẫn Bác đến thZm Thạch Bàn (nơi Nguyễn Trãi thường ngồi uống rượu ngâm thơ trên một tảng đá to phảng như một chiếc chiếu), động Thanh Hư rồi Ngũ Nhạc (tức 5 đỉnh cao nhất ở Côn Sơn). Đến nơi Bác nói chuvện thân mật với các cụ già ở đó. Bác nói "nhớ Nguyễn Trãi thì phải nhớ "Lệ chi viên" ở đâu?". Sau đó Bác đề nghị các cụ ở Chí Linh trồng một vườn vải ở khu Chùa để con cháu và khách thập phương đến đây để nhớ lại nỗi oan "Lệ chi viên".
    (HẾT)

    The Soul of NgheTinhIIR
  4. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Minh Huệ: Một đời văn, một bài thơ
    Nhà thơ Nguyễn Khắc Phiên (Hội Người mù Nghệ An) gọi điện vào đồng hương Nghệ Tĩnh ở TP Hồ Chí Minh báo tin buồn: ông Nguyễn Đức Thái - nhà thơ Minh Huệ - đã qua đời lúc 6 giờ ngày 11-10-2003. Nguyễn Khắc Phiên rất quý các nhà văn hóa của xứ Nghệ, nhất là những người đang sinh sống cùng đồng bào tại quê hương, cho nên anh buồn hơn nhiều người và anh muốn mọi người biết và chia sẻ.
    Xứ Nghệ, cách gọi chung của đất Nghệ An, Hà Tĩnh là vùng địa linh nhân kiệt, quê hương của nhiều nhà văn hóa lớùn mang tầm vóc quốc gia và quốc tế. Trong nền văn hóa hiện đại cách mạng, bên cạnh những đỉnh cao, có hai nhà thơ bình dân rất được yêu mến và kính trọng. Đó là nhà thơ Trần Hữu Thung và nhà thơ Minh Huệ. Họ là những trí thức nông dân, những nhà thơ công nông binh của xứ Nghệ. Tháng 6-2002, nhà thơ Trần Hữu Thung qua đời; tháng 10-2003, nhà thơ Minh Huệ qua đời. Như hai dây của cây đàn nhị, các ông lần lượt ra đi để lại một dấu ấn đậm trong văn hóa xứ Nghệ và văn học Việt Nam. Trần Hữu Thung có ?oThăm lúa?, Minh Huệ có ?oĐêm nay Bác không ngủ? như là bài hát ví hát dặm vậy.
    Nhà thơ Minh Huệ sinh ngày 3-10-1927 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Xã Vinh Tân quê ông sát với Nhà máy Trường Thi, Nhà máy Diêm, Nhà máy điện, và sông Lam núi Quyết, núi Hồng, có cảng Bến Thủy?, xưa là một trong những cái nôi của cách mạng Việt Nam, của phong trào công nhân Đông Dương thời Pháp thuộc, của phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh ngày nào.
    Là một cán bộ văn hóa tuyên truyền biết vận dụng thơ dân gian, một nét văn hóa đặc sắc của nhân dân Khu Bốn cũ, Minh Huệ viết văn, làm thơ. Ông qua nhiều trọng trách và là một thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), thơ văn của ông chân thật thực thà, giản dị trong sáng. Ông có 6 tập thơ (2 tập về chủ đề Bác Hồ), 4 tập truyện ký và ký, 2 tập truyện và nhiều bài tiểu luận về văn hóa Việt Nam. ?oĐêm nay Bác không ngủ? là bài thơ hay nhất của ông ai cũng biết, ai cũng thuộc: ?oAnh đội viên thức dậy. Thấy trời khuya lắm rồi. Mà sao Bác vẫn ngồi. Đêm nay Bác không ngủ?? ?oBác thương đoàn dân công. Đêm nay ngủ ngoài rừng. Trải lá cây làm chiếu. Manh áo cũng là chăn. Ngoài trời mưa lâm thâm??
    Các nhà văn Việt Nam và các nhà thơ thế giới đến Việt Nam, ai cũng viết về Bác Hồ và ai cũng viết hay. Nhà thơ Minh Huệ năm 1951 đã viết ?oĐêm nay Bác không ngủ? tài tình và cảm động như vậy, có sức sống như vậy? thì quả thật đáng nể phục và tự hào. Hơn 50 năm khi sáng tác về Bác Hồ nhiều hơn, tầm vóc hơn mà ?oĐêm nay Bác không ngủ? vẫn thấp thoáng, ẩn hiện đâu đó trong các câu thơ, ý thơ sau này.
    Năm 2002, trong thời gian tham dự Liên hoan phim quốc gia tại thành phố Vinh, chúng tôi được đến thăm và trò chuyện với nhà thơ Minh Huệ? Nhà thơ Minh Huệ kể về nhận xét của nhà thơ Chế Lan Viên không thích đoạn kết ?oĐêm nay Bác không ngủ? và về chuyện ông muốn chỉnh sửa nhưng vì nhiều lý do không thực hiện được. Ông tự chỉ trích mình. Ông nói thơ ông như ?onhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cà Nghi Lộc, muối mặn Diễn Châu??, nhờ cái ý, cái tứ và làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh quê nghèo thôi. Minh Huệ là một người như vậy, khiêm tốn, cầu tiến, cần cù! Ông nói ông may mắn, nếu Minh Huệ không viết ?oĐêm nay Bác không ngủ? thì có người khác viết.
    Một ông giáo già, một bác công nhân già, một người lính già? miệng cười rộng nhưng gàn. Minh Huệ là ông đồ xứ Nghệ, một nhà thơ xứ Nghệ, đậm đặc như nước chè xứ Nghệ. Một đời làm văn, có một câu thơ hay, được nhớ lâu đã là quý, nhà thơ Minh Huệ có cả một bài thơ hay, nhớ mãi! Nhất là bài thơ đó viết ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
    LƯU XÁ

    The Soul of NgheTinhIIR
  5. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Cảnh Toàn - người thầy về tư duy và nhân cách

    Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nhà giáo Nhân dân, danh nhân khoa học thế giới, Phó Tổng giám đốc trung tâm tiểu sử quốc tế, đó là một loạt các chức danh khoa học của nhà toán học Nguyễn Cảnh Toàn, người được thế giới biết đến qua phát minh "Hình học siêu phi Euclid" mang tên ông. Ôn còn là người thầy về cách học và dạy cho người khác phương pháp học.
    Sinh ngày 28-9-1926 tại làng Nghiêm Thắng, xã Ðông Sơn, huyện Ðô Lương, tỉnh Nghệ An, ngay từ nhỏ, do tò mò khoa học, ham hiểu biết mà học sinh Nguyễn Cảnh Toàn đã hình thành sớm cho mình sự chủ động tìm học, tự học, học ở mọi nơi, mọi lúc, học cách tư duy, học cách làm việc và học cách phát hiện vấn đề. Những kỷ niệm như, nhìn đồng hồ là Nguyễn Cảnh Toàn biết được vận tốc gần như tức thời (tốc độ trung bình trong vài giây, trong một phút) của tàu hỏa, hay khám phá ra bí mật của số ghi trên cột km đã trở thành những tiền đề thành công sau này của ông. Thầy Ðinh Thành Chương (từng dạy ông ở trung học cơ sở) đã nhận xét về ông: "Toàn không phải là thần đồng nhưng rất biết cách học".
    Nhờ vốn liếng về cách học "chủ động và thông minh" đó mà ông gặt hái được nhiều thành công khi làm thầy. Ông là thầy về "cách học", dạy cho người khác "cách học". Ngày nay, một giáo viên dạy toán trung học phổ thông phải là cử nhân sư phạm, vậy mà khi Nguyễn Cảnh Toàn bắt đầu dạy năm 1947, ông mới có 1/4 bằng cử nhân (toán học đại cương) mà lại chưa qua đào tạo sư phạm. ẤY VẬY MÀ NGUYỄN CẢNH Toàn vẫn nhận một chương trình toán nặng hơn chương trình tú tài chuyên toán .Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã nổi tiếng là thầy giỏi. Ông có lối tư duy độc lập, không phụ thuộc vào sách giáo khoa dù cho tác giả là người có uy tín (Brachet). Những chỗ ông không theo Brachet thì ông nghiên cứu cách làm hay hơn. Ông giúp học trò cách tư duy và khuyến khích sự sáng tạo. Ông là người có bản lĩnh, dám nhận những việc khó như dạy những môn mình chưa học, nhận nói chuyện những chủ đề không thuộc chuyên môn của mình, tự đẩy mình vào tình thế không thể thoái thác. Năm 1949, ông thi đỗ cử nhân và được Bộ điều lên dạy đại học. Ngay lập tức, như cá gặp nước, một chuỗi những thành tựu của ông về toán học, về dạy học và quản lý giáo dục cứ liên tiếp nối nhau. Những quan điểm ông đưa ra tưởng như không tưởng, không thể chấp nhận nhưng thực tế đã chứng minh, ông luôn đúng. Ông đã đi trước thời gian .
    Ông còn tự mình học triết học duy vật biện chứng , coi đó là cốt lõi của tư duy sáng tạo. Ðiều này góp phần không nhỏ vào thành công trong nghiên cứu, giảng dạy và quản lý giáo dục của chính bản thân ông. Về toán học, nhờ vận dụng "mâu thuẫn và thống nhất giữa hình học Euclid và hình học phi Euclid", ông đã tiến hành thuận lợi luận án tiến sĩ, luận án đầu tiên của người Việt Nam được làm trong nước và bảo vệ xuất sắc ở Liên Xô (trước đây) vào năm 1958. Ðến luận án tiến sĩ khoa học, cũng nhờ vốn tư duy biện chứng, ông đã vượt qua được thách thức trong lịch sử toán học khi đưa ra kết luận "Xa vô tận chỉ là tương đối", khác hẳn "Xa vô tận là tuyệt đối" trong không gian Euclid hay phi Euclid. Và từ một trường hợp cá biệt đó, ông đã khái quát lên thành một lý thuyết bao trùm hết những không gian như vậy, mang tên "hình học siêu phi Euclid" vì hình học phi Euclid chỉ là một trường hợp rất đặc biệt của nó. Ðó chính là "Hình học Nguyễn Cảnh Toàn".
    Ngày đó, Trường Ðại học Sư phạm chỉ học trong hai năm trong khi các tài liệu về khoa học tự nhiên của Liên Xô (trước đây) lại tương đối dài. Nhu cầu "tinh giản" được đặt ra cấp bách. Ðiển hình cho việc "tinh giản" đó là việc ông đổi mới cách thành lập các công thức lượng giác của hình học Lobachevski. Và sau khi nghiên cứu, nhận thấy các sách của Liên Xô (trước đây) đều đi từ đơn giản đến phức tạp, ông đã vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa chủ quan và khách quan để đi ngược lại từ phức tạp đến đơn giản và kết quả là gọn đi rất nhiều. Giáo sư Efimov ở Trường Ðại học Tổng hợp Moscow, sau khi được ông thông báo đã sửa lại sách của mình khi tái bản và chú thích rằng đây là cách làm của nhà toán học Việt Nam Nguyễn Cảnh Toàn. Ông còn là tác giả sách Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy và nghiên cứu toán học, cho đến nay là quyển sách duy nhất đề cập sát sườn đến việc vận dụng tư duy biện chứng vào việc học, việc dạy, việc nghiên cứu toán từ phổ thông đến trên đại học.
    Vào những năm 1960, việc hướng dẫn đào tạo trên đại học còn rất khó khăn do lực lượng hướng dẫn còn quá mỏng. Phần lớn nghiên cứu sinh đều được gửi ra nước ngoài. Ông thì quan niệm khác: Nếu chỉ chờ đợi "đi nghiên cứu sinh" thì không đáp ứng nổi nhu cầu trong nước không lâu dài. Hơn nữa, không tạo ra được môi trường khoa học trong nước. Từ đó, ông quyết định tổ chức bồi dưỡng cán bộ giảng dạy ở khoa toán Trường Ðại học Sư phạm Hà Nội theo hai cấp: Cấp 1(tiền thân của cao học), cấp 2 (tiền thân của đào tạo nghiên cứu sinh). Sau mười năm ở cương vị Chủ nhiệm khoa, rồi Hiệu trưởng ông đã xây dựng "cấp 1" thành nề nếp, còn "cấp 2" thì ngày 23-04-1970 trở thành một cái mốc lịch sử: Ba luận án cấp 2 (nay gọi là tiến sĩ) được thực hiện và bảo vệ tại trường của ông. Ðây là một thắng lợi không những của riêng ông mà còn là bước tiến mới của nền giáo dục ở nước ta và cũng là động lực chính để Nhà nước cho phép chính thức mở đào tạo nghiên cứu sinh trong nước năm 1976.
    Ông cũng là người mở đường cho đào tạo từ xa thắng lợi, có nhiều sáng tạo độc đáo Việt Nam. Ðó là việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông bằng con đường tự học có hướng dẫn kết hợp với thực tập sư phạm dài ngày ở trường phổ thông (gọi tắt là vừa học vừa làm giáo viên). Thế giới cũng hiếm thấyviệc dùng "từ xa" để đào tạo giáo viên vì rằng "chính quy" mới tạo ra "mô phạm". Ông đã đi trước thời gian với quan niệm "mô phạm" là mẫu mực trong việc phát huy nội lực tự học, tự nghiên cứu của người học; theo cách nhìn này thì "từ xa" có những thuận lợi. Ông coi trọng "HỌC ĐI VỚI HÀNH". Ở ông, "hành" không chỉ là ứng dụng kiến thức mà còn là ứng dụng các kiểu tư duy, thể nghiệm các trạng thái tâm lý. Bởi vậy, theo ông, nghiên cứu khoa học phải được đưa vào ngay từ các trường phổ thông và ông viết cuốn sách Tập cho học sinh giỏi toán làm quen dần với nghiên cứu toán học (NXB Giáo dục 1992, 1997, 1998). Tại Hội nghị quốc tế ở San Francisco (Mỹ) năm 1996, ông cũng đề cập đến vấn đề này qua báo cáo "Ðưa nghiên cứu khoa học vào trường phố thông".
    Nhiều người nói vui, gọi ông là một ông "Vua tự học", là "hòa thượng Thích tự học". Ông đã giữ nhiều chức vụ như: Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Hội khuyến học, đứng đầu Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học cùng đặc san Dạy - Tự học, Tổng biên tập tạp chí Toán học và tuổi trẻ đã 37 năm, tham gia hoặc làm chủ biên hoặc là thẩm định các từ điển toán học Nga - VIỆT, ANH - VIỆT, TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ TOÁN HỌC, ủy viên Hội đồng chỉ đạo, Hội đồng biên tập Từ điển Bách khoa. Với những đóng góp quan trọng của ông, Trung tâm tiểu sử quốc tế đã tặng ông Bằng danh dự để ghi nhận những thành tựu nổi bật về toán học và giáo dục trong hơn nửa đầu thế kỷ 20 của ông.

    The Soul of NgheTinhIIR
  6. vovanthanh

    vovanthanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Một Người Xứ Nghệ
    Trong quốc hội
    Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng-Phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội, Giám đốc Trung tâm thông tin và thư viên Quốc Hội
    ?oTình yêu quê hưng làm ấm lòng đất mẹ?
    Năm 2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Việt Nam có hai sự bổ nhiệm quan trọng vào chức vụ Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, c hai đồng chí được bổ nhiệm đó đều là những người bạn đồng tuế, đồng môn và... đồng hưng. Một người là ông Nguyễn Đức Hiền, quê Diễn Châu, cựu học sinh lớp chuyên văn trường Phan Bội Châu. Người còn lại-khá quen thuộc với các phưng tiễn thông tin đại chúng- là ông Nguyễn Sỹ Dũng, quê Thanh Chưng, cũng là cựu học sinh "Lớp văn ngày ấy". Có nhiều lý do để tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng thường xuyên "lên báo", trước khi được bổ nhiệm ông là giám đốc Trung tâm thông tin và thư viện Quốc hội, Trung tâm này có nhiệm vụ tổ chức và qun lý công tác thông tin, báo chí, xuất bn, thư viện của Quốc hội. Xin được giới thiệu thêm rằng lớp văn Phan Bội Châu khoá 1971 - 1973 đến nay đã có nhiều cựu học sinh thành đạt, ngoài ông Hiền và ông Dũng còn có nữ nhà văn Võ Thị Ho, phó Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân Hồ Quang Lợi...
    Gặp chúng tôi tại nhà riêng, ông Dũng "khoe" ngay về...tiểu thuyết Giàn Thiêu mới ra mắt bạn đọc của nữ nhà văn Võ Thị Ho, ông nói "Cuốn đó đọc được lắm", lúc bấy giờ người đàn ông với những câu tr lời phỏng vấn và bài viết sâu sắc đầu trí tuệ về thời sự quốc hội đang .. lau nhà, bằng giọng quê đặc sệt ông nói thêm "vợ mình đi vắng nên..."
    Như bao hình mẫu đáng kính trọng khác của những người Nghệ thành đạt tại Thủ đô Hà Nội, tuổi th của Phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội, Giám đốc Trung tâm thông tin và thư viện Quốc hội tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng tri qua trong nghèo khó, nghèo đến mức có lúc tưởng chừng như Dũng cậu anh c trong một gia đình có 8 anh chị em đã phi nghỉ học giữa chừng, chuyện rất đn gin là vào năm học mới thì số tre nứa mà Dũng và cậu em trai kiếm được để bán lấy tiền đóng học phí chi đủ cho mọi người, Dũng đang định nhường em thì may sao cậu có giấy gọi vào học lớp chuyên văn. Từ đó Dũng trở thành " người nhà nước", hàng tháng Ty giáo dục cấp cho các học sinh sổ học bổng...tí ty là 10 đồng, đủ cho mỗi cậu học trò cầm hi với món mỳ luộc đầy mối mọt thường được gọi là "mỳ nắm đấm độn xe tăng", đói quá cho nên lớp chuyên văn ngày ấy toàn tụ tập kể chuyện ... ăn, những Dũng, Ho, Hiền, Lợi và nhiều bạn bè khác đã cùng nhau tưởng tượng ra những món săn "sn hào hi vị" mà đến bây giờ đã thành đạt, họ cũng chưa gặp cái món đó ở đâu bao giờ. Vừa đói vừa "no" như vậy, hết lớp chuyên văn thi vào đại học Dũng đạt số điểm tuyệt đối được nhà nước ta cử đi du học tại Liên Xô (cũ), ở đây anh "làm" luôn tấm bằng tiến sỹ trong 2 năm (thông thường nghiên cứu sinh phi mất 3 năm).
    ?oTôi đứng về phía người nghèo?
    Tr lời câu hỏi của chúng tôi "Có bao giờ anh tự hỏi vì sao Xứ Nghệ quê hưng mình vẫn còn nghèo khó?", Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng tâm sự "Trong những ngày tháng học tập tại Liên Xô và rất nhiều thời gian khác về sau đi nghiên cứu, công tác ở các nước phưng Tây đã nhiều lần tôi tự hỏi mình như vậy. Mặc dầu, đó là câu hỏi rất dễ gây xúc động nhưng không dễ tr lời. Trước hết, có lẽ nếu c nước Việt Nam còn nghèo thì Xứ Nghệ thật khó giàu. Còn tại sao nước Việt Nam ta còn nghèo thì nguyên nhân mọi người đều đã nói: Chiến tranh, c chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, thói quen làm kinh tế theo phong trào... Tuy nhiên, cái nghèo chung không an ủi được cái nghèo hn của chúng ta. Phi chăng nhiều đức tính quý giá của những người Xứ Nghệ, như tinh thần cách mạng, sự kiên cường, bấtkhuất đã rất có ích trong chiến tranh gii phóng, nhưng đang khó ứng dụng trong hoạt động kinh tế. Dù sao trong quá trình đổi mới, đất nước đang ngày càng khấm khá hn và Xứ Nghệ chúng ta cũng vậy. Mỗi lần về thăm quê, thay đổi lớn nhất mà tôi cm nhận được đó là sự no ấm của các làng quê. Có thể, chúng ta chưa thật giàu, nhưng rõ ràng cuộc sống của những người dân đã dễ chịu hn. Và đây là thành tựu đáng ghi nhận nhất. Sắp tới, nếu tỉnh ta là một ni làm ăn dễ nhất và an toàn nhất thì chắc chắn kinh tế sẽ phát triển rất nhanh, sự giàu có cũng sẽ đến nhanh hn với những người dân. ở đây tôi muốn nói thêm rằng hiện có 39% số người nghèo sống ở khu vực nông thôn, miền núi của nhiều tỉnh, thành ở nước ta chỉ có thu nhập dưới 50.000/tháng. Nếu lấy số tiền thu được từ xuất khẩu dầu thô trong 1 năm gần đây của nước ta là 3.226 triệu USD chia đều cho 80 triệu dân thì số tiền mỗi người nhận được là 52.000đ/tháng, lớn hn lúc thu nhập của 39% số người nghèo nói trên. Ví dụ nay được đưa ra không phi để cổ vũ cho việc đều số tiền thu được từ khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Cách làm như vậy chắc chắn sẽ chỉ dẫn chúng ta vào ngõ cụt. Tuy nhiên, ví dụ này cho thấy người nghèo phi có phần lớn hn trong sự giàu có đang đến với dân tộc ta. "Tôi đứng về phe nghèo khổ" là một câu nói rất hào hiệp và rất dễ nổi tiếng. Tuy nhiên sự hào hiệp này chỉ có ích khi nó được thể hiện trong những chính sách thiên vị người nghèo liên quan đến giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, việc làm... Vượt lên tất c là sự trợ giúp để những người nghèo nhận biết và phát huy những tiềm năng có thật của mình. các chính sách, chưng trình xoá đói gim nghèo được soạn tho trên bàn giấy, vì vậy chưa chắc đã thiết thực đối với người nghèo. Điều quan trọng là những người nghèo phi được tham giavào quá trình hình thành các chính sách, các chưng trình này. Hn thế nữa, họ cần phi có tiếng nói trong việc phân bổ các nguồn lực quốc gia, cũng như trong việc đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Bo ** sự tham gia của những người nghèo trong việc hoạch định chính sách phát triển là c sở quan trọng nhất để xóa đói gim nghèo?.
    ?oCử Tri Quan Tâm Đến Điều Gì ??
    Giọng nói của tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng trở nên tâm huyết khi cuộc trò chuyện giữa chúng tôi đề cập đến chủ đề thời sự quốc hội quen thuộc với ông: "Liên quan đến việc hoạch định chính sách như tôi đã nói ở trên, nếu chính sách đầu tư là dàn tri, nếu bệnh thành tích là căn bệnh trầm kha của ngành giáo dục, nếu năng lực điều chỉnh giá thuốc là bất cập đối với ngành y tế thì chế độ trách nhiệm ở đây trước hết là trách nhiệm chính trị. Và hoạt động chất vấn của quốc hội đượ sinh ra để làm rõ loại trách nhiệm này.
    Trong các kỳ họp quốc hội thì hoạt động chất vấn luôn thu hút được sự quan tâm của đông đo cử tri. Chất vấn là để làm rõ trách nhiệm. Trách nhiệm thì có nhiều loại và được xác định thông qua những cách thức và thủ tục khác nhau. Trách nhiệm kỷ luật được xác định thông qua hoạt động kiểm tra, trách nhiệm hành chính thông qua hoạt động thanh tra, trách nhiệm hình sự thông qua hoạt động điều tra. Chất vấn, như một hình thức giám sát của quốc hội, không nhằm xác định bất cứ trách nhiệm nào như đã nói ở trên, mà để làm rõ trách nhiệm chính trị. Trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý là hai loại trách nhiệm khác nhau. Ví dụ chúng ta không thể áp dụng điều luật về tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu qu nghiêm trọng cho quyết sách liên quan đến ngành mía đường. Đn gin vì hiệu qu nghiêm trọng thì có, nhưng sự thiếu tinh thần trách nhiệm thì không. Những quyết sách rất có tinh thần trách nhiệm thì vẫn có thể thiếu một tầm nhìn. Mà thiếu tầm nhìn, người ta chỉ có thể chịu trách nhiệm về chính trị, Trách nhiệm chính trị là trách nhiệm về chính sách, không phi trách nhiệm về hành vi. Hoạt động chất vấn vì vậy sẽ lạc đề nên tập trung vào các vụ việc cụ thể mà không làm rõ được các vấn đề ở tầm chính sách. Ngoài ra, một chính sách được ci thiện, lợi ích sẽ đến với hàng triệu người. Một vụ việc được gii quyết, lợi ích có thể đến được với một hoặc vài người. Gii quyết được công việc cho một người cũng tốt, thế nhưng công việc của muôn người thì sao ? Nêú chất vấn vào các vụ việc cụ thể, quốc hội không bao giờ có đủ thời gian để xem xét những vấn đề to lớn của đất nước.
    Xem xét, đánh giá chính sách là việc làm khó khăn. Thiếu sự trao đổi, tranh luận khó lòng thấy hết được tất c hậu qu của chính sách và có sự điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, để làm được điều này, các cuộc tho luận chuyên đề của quốc hội có ích hn là hoạt động chất vấn. Chất vấn vì vậy hàm ý nhiều hn về sự kiểm tra, nhắc nhở và cnh báo.
    Mọi loại trách nhiệm đều có chế tài. Chế tài của trách nhiệm chính trị là sự bất tín nhiệm của quốc hội hoặc cử tri. Theo luật hiến pháp nước ta, sự bất tín nhiệm của cử tri chỉ được áp dụng cho các vị đại biểu quốc hội (Đại biểu quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì bị cử tri bãi miễn). Sự bất tín nhiệm của quốc hội được áp dụng cho các quan chức cao cấp của nhà nước. (Mặc dù thuật ngữ được dùng trong các văn bn pháp luật hiện hành là bỏ phiếu tín nhiệm, chứ không phi bỏ phiếu bất tín nhiệm. Theo thông lệ quốc tế, bỏ phiếu theo sáng kiến của chính phủ là bỏ phiếu tín nhiệm. Bỏ phiếu theo sáng kiến của nghị viện là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Để chấm dứt sự phê phán, chính phủ có thể đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm đối với mình. Ngược lại, còn tín nhiệm chính phủ thì nghị viện không đặt vấn đề bỏ phiếu). Tuy nhiên ở ta, bỏ phiếu tín nhiệm vẫn chỉ là thanh bo kiếm nằm trong vỏ mà quốc hội chưa bao giờ được rút ra?.
    ?oGiờ Này O ở Nơi Mô??
    Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng kể rằng một ngày làm việc bình thường của ông ở quốc hội tuy bận rộn nhưng không có gì đặc biệt. Cũng chỉ là những chuyện họp hành, xử lý các văn bn, viết lách... Một nửa thời gian ngồi trong các cuộc họp, một nửa thời gian ngồi trước chiếc máy vi tính, Được biết ở cưng vị giám đốc Trung tâm thông tin và thư viện quôc hội, tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng đang trực tiếp điều hành dự án Quốc hội điện tử...
    Công tác lâu năm ở văn phòng quốc hội, tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng tuy chưa bao giờ thử thống kê xem trong quốc hội có bao nhiêu người đồng hưng, nhưng cử nghe qua giọng nói thì " tôi biết ngay là không ít". Với quê hưng tiến sỹ luôn có suy tư rằng "Con người ta có thể chọn nghề nghiệp thậm chí vợ chồng, nhưng không ai chọn quê hưng. Xứ Nghệ là quê hưng yêu dấu của tôi c chúng ta. Đó không phi là một sự lựa chọn, đó là định mệnh. Tình yêu quê hưng làm ấm lòng đất mẹ, nhưng chỉ có tự do, sáng tạo, trí tuệ và hợp tác mới làm cho Xứ Nghệ trở nên giàu có và thịnh vượng.Thông qua báo Nghệ An, ông Dũng còn có lời nhắn gửi " nhớ về quê hưng, kỷ niệm đẹp nhất là về nắm xôi đậu cô bạn không quen biết dúi vào tay khi tôi "lều chõng" đi thi tốt nghiệp cấp một ở xã Thanh Chi. Có lẽ, nhờ nắm xôi đó mà tôi đậu đạt trong đời. Cô bạn đã chia sẻ cho tôi một phần may mắn của cuộc đời mình, giờ này O ở nơi mô ?
    Võ Văn Thành (báo Nghệ An) 0912590123
    songlam tien len
    thuong de thi cuoi
  7. gungland

    gungland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Sơn Tùng - ông đồ gàn xứ Nghệ ​

    (VietNamNet) - Ông có nhiều người ưa, nhưng cũng chẳng thiếu gì kẻ ghét. Nhưng dẫu yêu, dẫu ghét, tất cả đều phải thừa nhận rằng ông là người tử tế. ?oTính mình thế, sống khác đi không được?- ông chỉ biết cười trừ khi bạn bè trách cứ. Ông là nhà văn Sơn Tùng.
    Theo tuổi tác thì ông thuộc hàng cha chú, nhưng ông luôn coi tôi như người bạn tâm giao. Không hiểu tự bao giờ, đã thành thói quen, mỗi khi có thời gian rỗi, hoặc có công chuyện qua phố Khâm Thiên (Hà Nội) tôi lại ghé thăm ông. Ngồi với ông trên tấm phản trong căn phòng chật hẹp đầy sách, nơi mà bạn bè đủ mọi thành phần và lứa tuổi thường hay lui tới tụ tập để hàn huyên. Có lúc để hỏi chuyện ông. Cũng có lúc chỉ là để tán gẫu dăm ba câu chuyện phiếm. Cũng có khi ông gọi tôi đến để báo một tin vui, hoặc chẳng lấy gì làm vui cho lắm. Nhưng lần nào cũng vậy, cứ rời khỏi cái ngõ Văn Chương (ở phố Khâm Thiên) tôi lại bất chợt tự hỏi: "Làm sao trong cái thân hình nhỏ bé, thương tật (81%) ấy lại hội tụ đủ những cá tính mạnh mẽ của một con người: nghị lực phi thường, sự táo bạo, lòng đam mê và những khát vọng lớn?
    [​IMG]
    Ngắm nhìn ông, trò chuyện cùng ông, tôi cảm thấy vơi đi nỗi tất bật, tính toán đôi khi rất ích kỷ của những lo toan thường nhật. Không phải tôi không biết, dưới con mắt của không ít người, ông là ?okẻ bướng bỉnh?. Công bằng mà nói cái ?otính ương ngạnh? này đã cản trở không ít đến sự nghiệp của ông. Nhưng nói cho cùng thì Sơn Tùng có một chỗ đứng trong lòng độc giả, sự kính trọng, cảm phục và tin yêu của bạn bè, của những người quen biết ông là do ý chí không chịu khuất phục đầy ?oương ngạnh? này: kể cả khi ông cầm bút cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Có lẽ chính vì thường không chịu chấp nhận cái hiện có mà ông cứ muốn khám phá, tìm tòi. Bởi thế tôi không lấy làm lạ, khi biết có những việc ông đã bỏ ra hàng chục, thậm chí vài chục năm trời, mặc cho thương tật hành hạ, vẫn bước thấp, bước cao vào Nam, ra Bắc để làm cho kỳ được. Gần ông, chẳng cần tinh ý lắm cũng nhận ra rằng, nếu trong công việc ông tinh tường bao nhiêu thì trong cuộc sống đời thường ông ?ongờ nghệch? bấy nhiêu.
    Có vô khối chuyện về ông ở cái ngõ Văn Chương chật hẹp này. Người ta kể rằng cả cuộc đời viết lách dành dụm được hơn chục cây vàng, nghe anh bạn đồng hương rỉ tai gạ bán rẻ cho miếng đất để ?olàm căn nhà đàng hoàng mà sáng tác?. Ông đã nghe theo. Giao tiền hôm trước, hôm sau có bà lão ở Bưởi ra, bảo: ?oHắn lừa ông rồi, đây là đất của tôi?. Thế là ông trắng tay. Cũng không biết có phải ông thuộc lớp người "ty dĩ tự mục" (lấy cái khổ để chăn giữ mình) hay không mà hàng mấy chục năm nay rồi ông vẫn sống đạm bạc đến thế. Chả nhận về cho mình cái gì. Nhà nước bảo đi kê khai để hưởng chính sách lão thành cách mạng mà lại lắc đầu: "Làm cách mạng mà mà còn đi đòi hưởng công lao thì làm sao nghe cho được?. Thậm chí có tiêu chuẩn phân nhà cũng nhường luôn cho vợ chồng ông cán bộ già về hưu hàng xóm, còn mình vẫn cam chịu trong căn phòng hai chục mét vuông ở tầng 2 trong cái ngõ Văn Chương hễ cứ có trận mưa là lại ngập tới đầu gối ấy. Bạn bè hiểu rõ tính khí ông chỉ còn biết cười: ?oÔng thật là người tử tế!?. Kẻ không ưa thì lắc đầu: "Cái lão nhà văn gàn ấy tử tế đến mức đáng khinh". Ông có nhiều người ưa, nhưng cũng chẳng thiếu gì kẻ ghét. Nhưng dẫu yêu, dẫu ghét, tất cả đều phải thừa nhận rằng ông là người tử tế. ?oTính mình thế, sống khác đi không được?- ông chỉ biết cười trừ khi bạn bè trách cứ.
    [​IMG]
    Nhà văn Sơn Tùng - người đang ghi chép trong chuyến đi làm việc của Bác Hồ.
    Sơn Tùng sinh năm 1928, tại làng Hoa Luỹ (nay là Kim Luỹ), Diễn Châu, Nghệ An, một vùng đất ngay bên bờ biển. Sơn Tùng lớn lên trong cộng đồng dân chài lấy thuyền làm nôi và tiếng sóng vỗ bờ làm lời ru của mẹ. Chính cái mênh mông, phóng khoáng của biển cả đã hun đúc nên khí phách phóng túng pha chút ngang tàng của Sơn Tùng. Nhưng ?ogã thuyền chài? ấy lại được giáo dưỡng trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống "trọng chữ hơn trọng miếng ăn". Lúc qua đời ông đồ nho còn cầm tay con mà dặn: "Nếu sau này chẳng may có gặp chuyện oan ức thì cũng chỉ được nhận là nạn nhân chứ không thể là sát nhân". Còn mẹ, một người đàn bà hát phường vải nổi tiếng xứ Nghệ thì luôn khuyên con cái phải tuân thủ lời thề của họ Bùi là "muốn làm gì thì làm, nhưng dứt khoát không được làm quan!". Có lần ông tâm sự: ?oMẹ tôi ít học hơn cha nên không hay dùng chữ, chỉ biết dặn con cái những chuyện đại loại như: ?oĐi lấy phần thì nhường cho người phần hơn, nhận về mình phần ít?; ?oCho người vay gạo thì đong có ngọn, khi người trả thì lấy ngón tay gạt ngang ống bơ mà nhận?... Bảy anh chị em nhà tôi lớn lên trong tinh thần ấy?. Có lẽ sinh ra và lớn lên trong môi trường như thế nên đã hình thành một Sơn Tùng vừa bướng bỉnh, nhưng vị tha; vừa kiên trì, nhưng lại dứt khoát...
    Năm 1941, ở tuổi 16, tràn đầy nhiệt huyết, Sơn Tùng đeo ba lô hoà vào dòng chảy của cơn lốc cách mạng. Ban đầu ông hoạt động trong phong trào thanh niên, sinh viên thủ đô. Sau khi Hà Nội giải phóng, Sơn Tùng vào học tại trường Đại học nhân dân và sau đó trở thành cán bộ tuyên truyền của Đảng. Năm 1961 ông về viết cho báo Nông nghiệp và từ cuối năm 1962 là phóng viên của báo Tiền phong. Năm 1967 ông được điều vào Nam thành lập và phụ trách tờ Thanh niên giải phóng. Năm 1971 ông bị thương nặng và rời chiến trường miền Nam mang trên mình 14 vết thương, 3 mảnh đạn còn găm trong sọ não. Nửa người bên phải hầu như bị liệt, thần kinh chéo bị tổn thương nặng, mắt bên phải bị mờ. ?oNhưng điều làm tôi lo sợ nhất là sau khi tỉnh dậy tôi quên đi rất nhiều. Mình là Bùi Sơn Tùng ở Diễn Châu, Nghệ An thì nhớ, nhưng thời nhỏ lớn lên như thế nào thì không tài nào nhớ nổi. Mình hoảng quá, tự ôn lại cả quá trình đã sống. Trời ơi, như một cuốn phim mốc, loang lổ..." - Sơn Tùng nhớ lại. Ông được đưa sang Trung Quốc chữa bệnh và được vào viện điều dưỡng 3 năm liền. Sau đó ông xin về nhà và ... luyện khí công. Với nghị lực phi thường, ông khổ luyện từ 2h sáng tới 8h tối, sức khoẻ ông dần dần bình phục. Trí nhớ cũng hồi phục dần. Khi tay phải duỗi ra được, chân tập tễnh bước thấp bước cao, Sơn Tùng đã lao vào công việc. Điều đầu tiên mà ông làm là truy tìm cho được tác giả của lá Quốc kỳ mà trong những năm tháng ở chiến trường miền Nam ông đã dày công tìm kiếm. Hàng chục chuyến đi, hàng ngàn giờ lao tâm khổ tứ, cuối cùng ông đã tìm ra được cho chúng ta tác giả Quốc kỳ: Nguyễn Hữu Tiến.
    Với sự cố gắng phi thường, bất chấp bệnh tật, vết thương đau nhói hành hạ mỗi khi trái gió trở trời, từ năm 1974 đến 1990 ông đã cho ra đời 13 cuốn sách bằng tay phải chỉ còn 3 ngón co quắp. Tuy nhiên, công bằng mà nói, đề tài mà Sơn Tùng thể hiện thành công nhất vẫn là đề tài lãnh tụ, mà đỉnh cao là Búp sen xanh. Đây cũng là công trình mà ông bỏ ra nhiều thời gian và công sức nhất: bắt đầu từ năm 1948 và hoàn thành vào năm 1980. Bằng những chuyến đi không biết mệt mỏi, những cuộc tìm kiếm kiên trì, cuối cùng ông đã gặp được bà Lê Thị Huệ để rồi từ những câu chuyện với bà Huệ ở tuổi 80 ông đã tái dựng lại một trong những quãng đời gian khó, nhưng đẹp đẽ và thơ mộng nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phát hiện của Sơn Tùng đã mở ra một bước ngoặt, một cách tiếp cận hoàn toàn mới tới cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Năm 1981 Búp sen xanh với 100.000 bản ra đời đã gây một tiếng vang lớn.
    Cuốn tiểu thuyết lần lượt nhận đủ các loại giải thưởng và chuẩn bị tái bản lần thứ 2 thì không hiểu từ đâu xuất hiện một lời phán: cuốn sách ?ocó vấn đề?. Ngày 23/6/1983, một tờ báo đã dành cả nửa trang phê phán Sơn Tùng dưới tiêu đề Vài ý kiến về Búp sen xanh: "...Không thể nào có một nhân vật Út Huệ yêu Bác, chờ đợi Bác, theo dõi con đường Bác đi cứu nước suốt hàng chục năm mà trong tư tưởng, hành động lại không có biểu hiện gì trước phong trào chung của cách mạng cả nước đang phát triển...". Bài báo kết luận: "Điều nguy hiểm hơn là tác giả Búp sen xanh đã gắn sự kiện mối tình của Út Huệ và Bác với sự kiện cắm hoa huệ trong nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch, và gắn sự kiện đó với câu nói của Bác năm 1962 khi tiếp đoàn cán bộ miền Nam ra thăm miền Bắc: miền Nam luôn trong trái tim tôi". May thay, cuối cùng thì một kết luận chính thức của cơ quan chức năng ?oBúp sen xanh không có vấn đề gì? đã dẹp bỏ những lời đồn đại và phê phán vô căn cứ đó. Lập tức 100.000 cuốn của lần tái bản thứ 2 đã ra mắt bạn đọc. Rồi mối tình của cô Út Huệ với chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã đựơc đưa lên màn ảnh bạc và ngày nay người ta tiếp nhận nó như một lẽ đương nhiên.
    Sẽ là không phải khi viết về Sơn Tùng, không nhắc tới một người phụ nữ mà nếu thiếu bà, thì cuộc đời ông chắc gì đã được như ngày hôm nay. Đó là vợ ông, người phụ nữ đã hy sinh mọi lạc thú của cuộc đời để được hầu hạ ông. Bà đã từ chối làm mẹ để nuôi 4 đứa con riêng của ông nên người. Thôi làm y tá ở bệnh viện để về nhà làm hộ lý suốt đời cho ông. Bà vừa là thư ký riêng, vừa là người dìu ông vào Nam ra Bắc đi sưu tầm tài liệu. Một mối tình lãng mạn chẳng kém gì một bài thơ đẹp: Ngày xưa có cô bé Phạm Hồng Mai ở tuổi trăng tròn được anh nhà báo Sơn Tùng biểu dương trên báo Tiền phong. Không ngờ cô gái ấy đang là y tá tại một bệnh viện đã gặp lại tác giả bài báo trong một trường hợp khắc nghiệt đến vậy. Cô gái ấy đã tự nguyện đến với ông và Sơn Tùng có lại một cuộc đời...
    Vào một ngày cuối tuần ông lại gọi điện cho tôi, dặn tôi qua nhà ông để ông biếu cuốn Búp sen xanh vừa tái bản. Tôi lại tới. Ông vui lắm. Lại vẫn trên tấm phản cũ kỹ ấy trong căn phòng chật hẹp đầy sách, ông kể cho tôi nghe về cuốn sách ông đang dự định viết...
    Lê Thọ Bình
    Ich liebe dich!
  8. SMA

    SMA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Em là em thấy cái bà Thành này rất đáng fục thật đấy:
    Người phụ nữ mang tên chồng
    Với các nhà báo đưa tin nghị trường, luật sư Ngô Bá Thành là người thân thuộc không chỉ vì bà đã "ở" Quốc hội trên dưới hai chục năm... Những ý kiến phát biểu của bà trên nghị trường và ngoài hành lang QH luôn "hấp dẫn" báo giới. Thế là kỳ họp tới không có mặt người phụ nữ sôi động và thân thuộc ấy, dù ở hàng ghế khách mời.
    Đại biểu "hay nói"

    Bà Ngô Bá Thành.
    Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh người phụ nữ thấp đậm, mái tóc phi dê đã bạc đi lại nhanh thoăn thoắt trong hành lang Hội trường Ba Đình. Đề đạt với các đồng chí lãnh đạo điều này, trao đổi với đồng viện điều kia, chia sẻ với các nhà báo điều nọ, không khí xung quanh bà như được hâm nóng lên. Kể cả trên Hội trường Quốc hội, bà cũng sôi sùng sục khi phát biểu ý kiến xây dựng luật hay chất vấn một bộ trưởng nào đó. Khi bà đã lên tiếng, nếu các đồng sự và người điều hành phiên họp hoặc đối tượng bị chất vấn trả lời chưa thoả đáng, bà lại sẽ tiếp tục "có ý kiến" cho đến khi không còn có thể "hỏi" thì mới thôi.
    Tôi có ấn tượng đặc biệt khi lần đầu tiên gặp bà tại kỳ họp cuối năm 2000. Hôm ấy là buổi họp tổ của đoàn ĐBQH Hà Nội bàn về chất lượng xử án. Bà Thành đã "tranh cãi" với ĐB Phạm Chuyên (Giám đốc CA Hà Nội) và một đồng chí lãnh đạo QH trong gần 1 tiếng đồng hồ về một vài câu trong bản Báo cáo của Toà án và Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban pháp luật của QH cho đến khi "các bên" gần tìm được sự đồng thuận mới thôi. Vì thế, khi có một vấn đề gay cấn nào đó thì các nhà báo thường chờ bà Thành phát biểu để bài tường thuật của mình có thêm không khí. Tôi không thể hình dung người phụ nữ ấy khi trầm ngâm thì sẽ thế nào, bởi bà Thành thuộc típ người động (kể cả nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng). Thế mà giờ đây, số phận đã đưa luật sư Ngô Bá Thành về với nơi thinh lặng khi mà lẽ ra với trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm và tâm huyết của mình, bà còn có thể đóng góp được rất nhiều cho đất nước và cộng đồng.
    Nhưng chúng ta sẽ không dễ quên một cái tên Phạm Thị Thanh Vân (tên thật của bà Ngô Bá Thành), bởi cuộc đời bà từ khi là cô bé 16 tuổi cho đến khi trở về thế giới bên kia ở tuổi 74 là một cuộc đời đầy sôi động.
    Hành nghề đánh máy, nuôi nghiệp Tiến sĩ
    Hơn nửa thế kỷ trước, cô nữ sinh trường dòng Phạm Thị Thanh Vân mới 16 tuổi đã phải đi lấy chồng theo sắp đặt của mẹ. Chồng cô là một bác sĩ thú y. Hai đứa con lần lượt ra đời đã đè nặng lên vai người vợ trẻ khi chưa đầy 20 tuổi. Nếu như không có một bước ngoặt sau đó thì có lẽ giờ đây, chúng ta đã không có một người "phụ nữ thiên niên kỷ": bố cô - ông Phạm Văn Huyến - là một trong những bác sĩ thú y đầu tiên ở Việt Nam, đã quyết định đầu tư ít tiền ban đầu cho hai vợ chồng đi du học ở Pháp. Hai vợ chồng Thanh Vân thuê một căn nhà trong ngõ nhỏ, nhanh chóng ghi danh vào học. Chồng cô tiếp tục học chuyên ngành thú y.
    Gia đình gặp khó khăn, hai vợ chồngThanh Vân phải vừa học vừa làm thêm - đó là thử thách mà đôi vợ chồng trẻ này trước khi lên tàu sang Paris không thể ngờ tới. Thanh Vân vừa học tú tài, vừa học tốc ký đánh máy và nhận đánh máy thuê để kiếm tiền nuôi mình, nuôi con. Có những đêm khuya mưa tuyết phủ trắng đường Paris, sau giờ làm thuê, cô đã từng ngã xuống vì tuyết lạnh, đường trơn, nhưng rồi lại bò dậy lê về nhà cho con bú... Tiềm ẩn bên trong người phụ nữ nhỏ bé ấy là nghị lực phi thường.
    Nhờ học tiếng Pháp rất giỏi khi còn ở nhà, cộng với tài đánh máy thần tốc của mình, Thanh Vân đã giành giải thưởng vô địch tốc ký nước Pháp với kết quả 220 từ/phút, và được báo chí đăng hình ảnh giới thiệu: "Người phụ nữ Đông Dương vô địch tốc ký đánh máy năm nay ở Pháp".
    Thời gian học tại khoa Luật So sánh của Đại học Paris cũng là thời gian Thanh Vân sinh thêm hai đứa con. Con nhỏ, vất vả trăm bề. Để đủ tiền nuôi con và mình ăn học, Thanh Vân vẫn phải làm thuê bằng nghề tốc ký. Các bài giảng ĐH đều được cô đem đánh máy rồi bán cho những người bạn cùng lớp không có thời gian đến lớp nghe giảng. Nhờ vậy mà cô học thuộc lòng các bài giảng.
    Với tấm bằng tiến sĩ xuất sắc về Luật So sánh, Thanh Vân nhận được Giải thưởng khoa học Levy Uliman giành cho người giỏi nhất. Những thông tin tốt đẹp về cô gái Đông Dương 26 tuổi có 4 con nhỏ đã lan rộng khắp nước Pháp, cũng như châu Âu thời bấy giờ. Người dân Paris dành cho Thanh Vân một sự kính trọng và mến mộ đặc biệt. Trường ĐH Quốc tế ở Paris đã chính thức đến mời bà làm giảng viên về Luật So sánh. Trong thời gian làm giảng viên ở đây, Thanh Vân tìm hiểu thêm về luật ở một số nước La-tinh. Cô quyết định sang Tây Ban Nha học luật tại trường ĐH Bercelona. Lại một lần nữa cô giành được tấm bằng Tiến sĩ xuất sắc về Luật công ty tại Tây Ban Nha. Bản luận án này đã được in và gửi sang bán ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha và châu Mỹ - La tinh. Nhờ cuốn sách bán rất chạy nên lần đầu tiên hai vợ chồng Vân đã có số tiền ra tấm, ra món để cô có thể yên tâm sang học ở Columbia theo đề cử của Đại học Quốc tế. Lúc này, ông Ngô Bá Thành - chồng bà đã có công ăn việc làm ổn định tại Pháp.
  9. SMA

    SMA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    To be continued ....
    "Cãi" Tổng thư ký LHQ
    Lại một biến cố nữa đến với cuộc đời Phạm Thị Thanh Vân. Khi vừa đặt chân đến trường Đại học Columbia thì được nhà trường tuyên bố: chính quyền Sài Gòn Ngô Đình Diệm buộc bà phải trở về nước phục vụ cho nhà cầm quyền của Việt Nam Cộng Hoà. Bà "cãi" với nhà trường: tôi không phải là người của chính quyền Sài Gòn cử đi học, mà là đại diện của trường ĐH Quốc tế cử sang Mỹ. Bằng sức ép từ chính quyền Mỹ, món học bổng toàn phần của trường ĐH Columbia đã không thể đến được tay bà. Tranh luận căng thẳng, cuối cùng bà đề nghị được làm một bài nghiên cứu trị giá 2.000 USD để trả học phí, còn lại mọi chi phí khác bà sẽ lo chi trả bằng việc dạy thêm tiếng Pháp, làm phiên dịch du lịch, đi diễn thuyết hoặc nói chuyện trong các câu lạc bộ...
    Thêm một sự kiện khiến bà nổi danh tại trường ĐH Columbia lúc đó: Thanh Vân đã tranh luận với Tổng thư ký LHQ thời bấy giờ, ông Hama Rjoeld để đòi quyền thực tập nội trú ngắn hạn tại trụ sở LHQ, vì theo quy định lúc đó thì khoá thực tập này chỉ dành cho sinh viên của những nước là thành viên của LHQ. Thanh Vân "cãi" với ông Hama Rjoeld: "Chủ trương này là một sai lầm vì chính các nước đang bị chia cắt như Việt Nam, Đức, Triều Tiên... chưa là thành viên của LHQ, mới cần có sinh viên học tập thực tế tại LHQ để về nước phổ biến cho nhân dân họ về tổ chức này. Huống hồ, sinh viên các nước này lại không có điều kiện học tập như các nước đang sống trong hoà bình. Với tư cách Tổng Thư ký LHQ, tôi nghĩ rằng ông có quyền cho tôi thực tập ngay từ bây giờ như một biệt lệ". Lập luận vừa sắc sảo, vừa thông minh đó đã thuyết phục được người đại diện của LHQ. Ba tháng trôi qua, ở kỳ thi sát hạch, Phạm Thị Thanh Vân đã lại đứng đầu. Và bà đã được nhận tấm bằng tiến sĩ của một trong những trường danh tiếng bậc nhất Hoa Kỳ cũng như thế giới - trường ĐH Columbia. Lúc này đích thân ông Hama Rjoeld đã mời bà làm việc cho Ban Luật quốc tế, với căn cứ bà là nữ luật gia Việt Nam đầu tiên thông thạo ba hệ thống pháp luật và ba ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Dù rất muốn nhưng một nhiệm vụ khác đang chờ đợi bà ở Pháp, đó là trường Quốc tế giao nhiệm vụ Giám đốc Nghiên cứu Khoa học kiêm Giám đốc Tổ chức - một vị trí mà bà có thể liên hệ rộng rãi với giới trí thức ở Pháp cũng như ở châu Âu.
    "Người phụ nữ thiên niên kỷ" mang tên chồng

    Năm 1998, bà đã được Viện tiểu sử Hoa Kỳ (American Biographical Institule - ABI) chọn là "Người phụ nữ của năm 1998" vì những cống hiến to lớn cho xã hội và nghề nghiệp. Cùng năm đó, Trung tâm tiểu sử Quốc tế Anh (International Biographical Centre - IBC) chọn bà là "Người phụ nữ thiên niên kỷ", đồng thời được nhận vinh dự là "Người phụ nữ châu Á đầu tiên giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Trung tâm tiểu sử quốc tế đầu tiên khu vực châu Á".
    Trong một lần trả lời phỏng vấn, bà nói rằng: "Đón nhận các phần thưởng cao quý trên đây từ cộng đồng quốc tế tiến bộ, bước vào thềm thế kỷ XXI - thế kỷ của trí trí tuệ và của phụ nữ - tôi thực sự cảm thấy tự hào là người phụ nữ Việt Nam con cháu bà Trưng, bà Triệu; tự hào được đứng trong đội ngũ yêu nước của thời đại văn minh, trí tuệ, là chỗ dựa trí tuệ đáng tin cậy của quê hương đất nước Việt Nam anh hùng, cái nôi thân thương đã tạo ra nhiều con người Việt Nam được thế giới biết đến và hâm mộ, mà tôi chỉ là một phần nhỏ".
    Bước ngoặt đáng kể nhất của "Người phụ nữ Thiên niên kỷ" ấy là việc bà từ giã nước Pháp để trở về Sài Gòn. Đó là năm 1963. Sau khi nghe tin về tình hình chiến sự trong nước qua các kênh truyền hình Pháp, trong một cuộc hội thảo về luật quốc tế tổ chức tại Paris, bà đã thổ lộ với nhóm học giả uyên thâm ở đó về nỗi lo lắng, băn khoăn của mình. Họ đã khuyên bà hãy vận dụng kiến thức của mình để giúp giải quyết tình hình xung đột vũ trang trong nước hiện thời. Bà đã từ giã chức vụ, vị trí cao tại viện đại học quốc tế, trở về Sài Gòn.
    Ở Sài Gòn lúc đó, tình hình thật rối ren. Tham gia các hoạt động bí mật cũng như công khai trong những cuộc biểu tình, tuần hành rầm rộ đòi thống nhất đất nước, bà đã bị chính quyền Sài Gòn bắt và cầm tù. Năm năm nằm trong các nhà giam, bốn lần bị đưa ra tòa xét xử, nhưng bị dư luận phương Tây, và đặc biệt là ngay trong lòng nước Mỹ lên án mạnh mẽ, chính quyền Sài Gòn buộc phải tuyên trắng án và trả lại tự do cho bà. Ra tù bà lại tiếp tục hoạt động trên mọi phương diện.
    Và bà đã phải chịu thiệt thòi về cuộc sống gia đình: chồng bà vốn là Tổng Giám đốc nha ngư nghiệp Sài Gòn, do vợ hoạt động xã hội nên bị cách chức, chỉ được dạy chuyên môn ở trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn. Nhưng cũng nhờ vậy mà ông có thời gian gánh vác cho vợ việc dạy dỗ, nuôi nấng con cái. Ông đã chịu nhiều không kể xiết sự phiền nhiễu, khổ sở từ phía chính quyền cũ, và dư luận do những hoạt động của vợ, nhưng không hề có một lời kêu ca, phàn nàn. Như một lời tri âm, như một lời chịu ơn thầm lặng, bà đã mang tên chồng mình - Ngô Bá Thành, từ giai đoạn đó cho đến ngày từ giã cuộc đời... Sau hoà bình lập lại và đặc biệt sau ngày chồng bà ra đi - một sự ra đi lặng lẽ (ông đã gục ngã trên bục giảng) - cái tên Ngô Bá Thành càng gắn bó với bà nhiều hơn, kể cả khi là ĐB QH, là Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của QH, là Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam...
    ... Phạm Thị Thanh Vân - Ngô Bá Thành từ giã cuộc đời này mang theo nhiều luyến nhớ về một người phụ nữ hoạt động xã hội có dấu ấn và cá tính. Đặc biệt, những dấu ấn mà bà để lại trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam XHCN thì không thể nào phai mờ. Còn những nhà báo và các ĐBQH hơn 20 năm qua thì càng không dễ quên bà.
  10. SMA

    SMA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Vào lúc 22h50 ngày 3/2/04, bà Ngô Bá Thành - Phó Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, Uỷ viên Đoàn chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Quốc hội, Đại biểu QH khoá 6,7,8,10... đã đột ngột qua đời.


    Ông Trần Quốc Thuận, Phó chủ nhiệm Văn phòng QH cho biết: "Trước đó vài phút bà Ngô Bá Thành vẫn còn xem phim bình thường cùng con trai trong căn phòng ở 27 A Trần Hưng Đạo. Vào lúc 10h50, ngay sau khi con trai phát hiện bà bị đột quị thì bác sĩ của bệnh viện Việt - Xô có mặt ngay nhưng đã không thể cứu được".
    Cũng theo ông Thuận, vì bà Ngô Bá Thành đã từng giữ chức vụ Chủ nhiệm uỷ ban Pháp luật của QH khoá 8, là ĐB QH khoá 6, 7, 8, 10, cư trú và hưởng mọi chế độ của QH nên Văn phòng QH sẽ là cơ quan chủ trì chính trong tổ chức lễ tang bà; dự kiến một đồng chí lãnh đạo QH sẽ làm trưởng ban lễ tang (ngoài ra, Ban lễ tang sẽ gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đoàn thể mà bà Thành đã, đang là thành viên).


    Chiều nay, ông Trần Quốc Thuận thay mặt Văn phòng QH gặp các con và gia quyến của bà Thành để thống nhất ý kiến về ngày, giờ, địa điểm tổ chức lễ tang, nơi an táng bà.
    Bà Ngô Bá Thành tên thật là Phạm Thị Thanh Vân (Ngô Bá Thành là tên người chồng quá cố của bà) sinh năm 1931, quê gốc Hà Tĩnh, là con gái của ông Phạm Văn Huyến, bác sĩ thú y đầu tiên của Việt Nam. Bà Thành bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ Luật tại Pháp năm 26 tuổi. Sau đó, bà được đích thân Tổng thư ký Liên hợp quốc thời bấy giờ là ông Hamma RJoeld mời làm việc cho ban luật Quốc tế với tư cách là nữ luật gia Việt Nam đầu tiên thông thạo ba hệ thống pháp luật và ba ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha nhưng bà đã từ chối để nhận một công việc khác mà bà cho là có ích cho Tổ quốc mình hơn.


    Luật sư Ngô Bá Thành là người phụ nữ đã từng nổi danh trong phong trào đấu tranh chống sự can thiệp của Mỹ và đối lập với chính quyền Sài Gòn trước kia, là người nổi tiếng trong những năm đỉnh cao của phong trào "đô thị và lực lượng chính trị thứ ba với đàm phán Paris"; tờ báo Mỹ New York Times đã gọi bà là "tinh thần thép". Năm 1998 Uỷ ban về Phụ nữ của Trung tâm tiểu sử Quốc tế (ABI) đã bầu bà là "Người phụ nữ thiên niên kỷ".
    Lương Bích Ngọc

Chia sẻ trang này