1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh nhân xứ Nghệ (Tổng hợp các bài viết về những người con tiêu biểu của Nghệ Tĩnh)

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi natna, 06/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hai_yen104

    hai_yen104 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi - Những kỷ niệm khó quên
    Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi năm nay đã ngoài 70, nhưng trông ông vẫn cường tráng với mái tóc dài rẽ ngôi giữa như ?ođầu Tiệp? để lộ vầng trán cao dô... Nhìn ông người ta biết ngay đây là một người thông minh, hóm hỉnh, thẳng thắn.
    Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi sinh ngày 5/11/1934 tại Thanh Chương, Nghệ An
    Dạo này ông không đi đọc thơ nữa nhưng ông vẫn làm thơ để xem ?othơ mình có cũ hơn được không!?". Ông cũng ít viết báo nhất là những bài tranh luận về thơ trên báo chí bởi theo ông ?ocãi nhau trên báo bây giờ cũng cần phải có... sức khỏe?!?. Rồi ông kể về những kỷ niệm hằn sâu trong ký ức từ những ngày đầu ông chập chững đến với thơ, rồi thành nhà thơ, đi đọc thơ bình thơ đây đó, rồi cả chuyện làm báo của mình, những chuyện có thật 100% ấy mà mới nghe tưởng như chuyện bịa...
    Năm 1952, lúc ấy ông đang là học sinh giỏi văn lớp 8 ở trường cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng Nghệ An (hệ 9 năm), lại được học thầy giáo nổi tiếng Nguyễn Đức Nam nên ngoài giờ học trên lớp về nhà là vùi đầu vào đọc sách, những mong có chút vốn liếng sau này trở thành nhà văn, nhà thơ. Vậy mà chỉ vì vâng lời cha nên ông đành rứt ruột rời thầy rời lớp về nhà đi làm tuyên truyền viên giảm tô cho xã. Công việc của anh học trò Vợi lúc đó là sáng tác thơ phục vụ bà con nông dân đấu tranh giảm tô, giảm thuế! Ông cười bảo, lúc ấy sức ông chỉ làm được những bài vè, những bài thơ... con cóc thôi, nhưng nó thiết thực và gần gũi với bà con lắm. Cứ đọc lên là bà con ta vỗ tay rầm rầm tán thưởng, rồi hô vang khẩu hiệu ?ođả đảo địa chủ?. Ông còn nhớ như in cái ngày ông đang đi đọc thơ giảm tô ấy, ông có cái may mắn được gặp nhà thơ Xuân Diệu. Đó là một buổi hoàng hôn nhuộm vàng cánh đồng quê đang vào mùa gặt, khi ông đang trong tâm trạng háo hức nhẩm đi đọc lại ?obài thơ? tâm đắc mình vừa sáng tác để tối hôm ấy hùng hồn đọc cho bà con thưởng thức thì có một người khách lạ vận bộ quần áo gụ với mái tóc lượn sóng nếp nào ra nếp ấy đến và tự giói thiệu mình là nhà thơ Xuân Diệu. Nguyễn Bùi Vợi vui vẻ dẫn nhà thơ ?oquốc gia? đến nhà anh đội trưởng giảm tô. Xuân Diệu cởi mở:
    - Tôi được Trung ương cử về tham gia phát động giảm tô làng Còng (Thanh Hóa). Xong đợt rồi nhưng có vẻ chưa thấm, tôi xin Trung ương đi một đợt nữa ở Nghệ An và được cử về đây.
    Nhà thơ Xuân Diệu lúc ấy được thu xếp về ở một gia đình cố nông ở cuối xóm, ngày đi công tác tuyên truyền, rồi rau cháo với bà con nông dân, tối về nằm nghỉ trong ổ rạ . Vốn đã nghe danh tiếng Xuân Diệu lâu, nay mới được gặp mặt, cậu Vợi lúc ấy lấy làm vinh hạnh lắm. Cuộc hạnh ngộ làm cho hai người quý mến nhau như anh em ruột thịt. Chỉ sau một tuần ?oba cùng? với bà con nông dân Cát Văn nghèo khó, ông thấy Xuân Diệu gầy rộc đi trông không còn thần sắc của một nhà thơ hào hoa danh tiếng. Thương nhà thơ, Nguyễn Bùi Vợi thấy bà chị gái mình có ổ trứng gà ấp liền nài nỉ xin bằng được mang biếu Xuân Diệu để nhà thơ... bồi dưỡng sức khoẻ! Nào ngờ Xuân Diệu mắng té tát: ?Cậu nghĩ mình là người thế nào mà lại làm thế!?. Nguyễn Bùi Vợi bảo bây giờ ông cũng không nhớ là ông đã ?okhéo nói thế nào? để rồi cuối cùng nhà thơ nhận cho! Bụng bảo dạ có trứng gà là nhà thơ của mình sẽ mạnh khỏe trở lại... Nhưng thật khó hiểu một điều, càng ngày càng thấy nhà thơ gầy yếu và tiều tụy hơn trước. Lo quá mà không dám hỏi. Nhẩm tính nhà thơ cứ dùng một ngày/quả thì số trứng lần trước đến hôm ấy đã cạn. Nguyễn Bùi Vợi lại ôm ổ trứng thứ hai đến ?otiếp tế?... Lần ấy trước tình cảm chân thành của một thanh niên yêu thơ mà yêu mình đến mức ấy, Xuân Diệu cảm động lắm. Ông đành kể thật mọi sự: mỗi lần ăn một quả trứng là một lần ông day dứt ân hận, mà đâu dám ăn công khai phải chờ đến đêm khi mọi người ngủ thật say mới lẻn dậy moi quả trứng giấu trong ổ rạ ra, lấy kim chọc thủng một lỗ rồi... mút sống. Ăn xong, nằm nghĩ lại về cái hành động của mình cứ trằn trọc mất ngủ đến sáng. Mình đã ba cùng với bà con nông dân mà còn lừa dối họ, thì còn nhân cách gì mà làm thơ, đọc thơ cho họ nghe được! Đến đoạn ấy thì cả hai người bật khóc rưng rức! Xuân Diệu bảo: "Thơ có từ những giọt nước mắt này đấy, Vợi ạ!".
    Nguyễn Bùi Vợi mang theo ?onhững giọt nước mắt? ấy suốt cuộc hành trình dấn thân vào con đường thi ca mịt mùng đầy chông gai thử thách để có được những câu, những bài, những tác phẩm thơ, văn để sau này nó bầu chọn ông là: Nhà thơ, là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, được làm việc ở Ban thơ Đài tiếng nói Việt Nam. Rồi được mời làm việc ở ban giám khảo các cuộc thi thơ lớn, bé...


    Cái máu thơ ca rần rật trong huyết quản thôi thúc ông không quản ngại đi khắp đây đó làm tới hơn 1000 ngàn cuộc đọc thơ, bình thơ trên mọi miền Tổ quốc. Kỷ niệm của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi thì nhiều lắm, sao mà nhớ hết được, buồn có vui có, nhưng với ông điều quan trọng nhất là ông đã sống hết mình với nó. Ông chẳng thể nào quên những đêm thơ ở đất mỏ Quảng Ninh, có hôm trời mưa tầm tã mà công chúng yêu thơ vẫn ùn ùn kéo đến vây kín vòng trong vòng ngoài vì người ta mến mộ cái ?oduyên? đọc thơ của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi. Thật vậy, khi hòa vào cảm xúc của bài thơ, công chúng thấy ông phẫn nộ, cưòi, khóc... đều thật với lòng mình! Ông đã làm liền tù tì như thế đến 35 cuộc bình thơ trong một đợt, với ông đó là món quà vô giá.
    Ở thành phố Thái Nguyên, cách đây ba năm, ông bình thơ các nhà thơ viết về Bác Hồ. Đoạn nói về ngày quốc tang (3/9/1969) trong hội trường hơn một ngàn người, rất nhiều người khóc. Nhà thơ mắt cũng đỏ hoe.
    Cái cuộc bình thơ mà ông nhớ đời là lần ông cùng anh Phạm Trường Thi (một tác giả thơ ở Nam Định) về thăm anh Lâm Xuân Vy, giám đốc một công ty thủy lợi ở Ninh Bình. Gặp nhau lần đầu, nhưng nghe nhà thơ trò chuyện, ông giám đốc ?omê? ngay và mạnh dạn hỏi:
    - Anh ở đây đến hôm nào?
    - Mai tôi phải về Hà Nội.
    - Thế thì tiếc quá. Hàng nghìn công nhân thủy lợi của tôi ở công trường không được nghe thì tôi không yên tâm chút nào. Thôi, mời anh đến bình thơ luôn.
    Ba anh em đến nơi, đã hai mươi giờ. Mất điện. Công nhân ngồi tụm năm tụm ba tán dóc cho qua đêm. Lâm Xuân Vy đánh kẻng ?báo động sự cố?, công nhân hốt hoảng kéo về và ông tuyên bố: mời anh chị em nghe nhà thơ bình thơ. Tất cả ngồi như vịt ở một khoảnh đồi vừa san ủi. Đèn gió thổi tắt. Người nghe không nhìn rõ diễn giả. Diễn giả không thấy mặt người nghe. Ba tiếng đồng hồ sau, điện bật sáng. Người ta chạy ùa lên xem mặt nhà thơ... Cái áo sơ mi ướt đẫm mồ hôi.
    - Sao chú liều thế? (Tôi hỏi ông )
    - Dân Nghệ mình hình như ai cũng có máu liều. Vả lại, người nghệ sĩ khi có tri âm, khi được yêu mến thì có chết ngay khi phục vụ công chúng cũng là hạnh phúc!
    - Nếu có một cuộc như thế này nữa, chú có dám liều không?
    Nguyễn Bùi Vợi cười:
    - Chồng vàng trước mặt cũng chịu thôi!
    - Xưa nay, chú là người hay nói thẳng mà nói thẳng thì hay mất lòng.
    - Đúng, các cụ bảo "trung ngôn nghịch nhĩ". Mình không khéo được. Mình cũng nhớ câu ?oMất lòng trước, được lòng sau?. Khi còn làm biên tập viên ở Đài tiếng nói Việt Nam, có một anh bạn trẻ ở tỉnh T. rất nhiệt tình đến gửi bài nhưng thơ thì quá kém. Mình đành nói thật: ?Tôi nói anh đừng giận. Tôi thấy anh không có năng khiếu thơ. Anh bỏ ra 3,4 năm thì học được một cái nghề, còn anh bỏ cả đời cho thơ anh cũng có thể chẳng được gì đâu". Anh ta giận bỏ về. Bốn, năm năm sau anh ta tìm đến nhà biếu mình mấy cân gạo nếp, cảm ơn mình đã thẳng thắn khuyên anh ta. Bây giờ anh ta đã có bằng kỹ sư nông nghiệp làm việc rất hào hứng trong ban khuyến nông của xã.
    Còn rất muốn nghe ông nói chuyện nhưng thấy đã muộn, chúng tôi cáo từ. Ông thân mật tiễn tôi ra tận cổng, bắt tay ông còn dặn: rỗi rãi ?ocác cha? cứ đến chơi với mình nhé!

    Em chẳng tự mình trút bỏ những đam mê
    Cũng chẳng tự tay thiêu cháy niềm khát vọng
    Chỉ mơ ước một tình yêu bình lặng
    Anh là sóng ru ngủ bến bờ em.
  2. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Một số bài viết về Giáo Sư Võ Quý, một người con của đất Hà Tĩnh, nhân dịp ông được trao giải thưởng Hành Tinh Xanh và được ************* gửi thư khen.
    Chính thức trao giải Hành tinh xanh cho Giáo sư Võ Quý
    (Theo TTXVN, ngày 23/10/2003)
    Chiều 22/10 tại Tokyo, Quỹ Asahi Glass đã long trọng tổ chức lễ trao "Giải thưởng Hành tinh xanh" cho Giáo sư- Tiến sĩ Võ Quý của Việt Nam do có những công lao to lớn trong việc nghiên cứu và bảo vệ môi trường.
    Giáo sư Võ Quý, nguyên là người sáng lập và Giám đốc Trung tâm Quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nghiên cứu môi trường (CRES), trường Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) và hiện ông là Chủ tịch Hội đồng khoa học của CRES, VNU.
    Giáo sư-Tiến sĩ Võ Quý đã bỏ ra nhiều công sức trong suốt mấy chục năm để điều tra về những tác động của chiến tranh đối với hoàn cảnh môi trường, mà cụ thể là hậu quả của cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. G iáo sư cũng có nhiều cống hiến vào việc hoạch định các chính sách môi trường mới, những chính sách này đã và đang góp phần tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; giáo dục những người dân địa phương hiểu rõ mức độ quan trọng của rừng và bảo v ệ rừng. Giáo sư Võ Quý còn là một nhà nghiên cứu về loài chim và đã có nhiều đóng góp vào việc bảo vệ sự đa dạng hóa sinh học, bảo vệ loài chim và các loài sinh vật khác.
    "Hành tinh xanh" là giải thưởng hàng năm của Quỹ Asahi Glass dành cho những cá nhân và tổ chức đã có thành tích nổi bật về nghiên cứu công trình khoa học liên quan đến việc bảo vệ môi trường, bao gồm tấm bằng ch ứng nhận công lao, cúp kỷ niệm và khoản tiền thưởng 50 triệu Yên (khoảng 460.000 USD). Kể từ lần trao giải đầu tiên năm 1992 đến nay, đã có hơn 20 tác giả và tổ chức được vinh dự nhận giải thưởng này. Giáo sư Võ Quý là nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam được trao giải. Cùng nhận giải năm nay còn có hai Giáo sư-Tiến sĩ người Mỹ Gien E. Laiken và F. Hécbớt Bômen, đồng tác giả của công trình nghiên cứu về sự biến đổi của hệ sinh thái.
    Lễ trao tặng thư khen của ************* Trần Đức Lương cho giáo sư Võ Quý
    Ngày 20-8-2003, tại Hà Nội, Giáo sư Đào Trọng Thi, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã trân trọng trao tặng Thư khen của ************* Trần Đức Lương cho giáo sư Võ Quý vì những cống hiến đóng góp to lớn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học của đất nước và lĩnh vực nghiên cứu hậu quả của chiến tranh với môi trường.
    Là một nhà sinh học và điểu loại học, giáo sư Võ Quý đã góp phần quan trọng trong việc thành lập Bảo tàng Sinh vật đầu tiên. Giáo sư đã cho ra mắt bạn đọc hai cuốn sách về các loài chim vào năm 1975 và 1981 là cuốn sách động vật học đầu tiên do một nhà khoa học Việt Nam viết, trong đó mô tả 774 loài (gồm 1.004 phân loài) chim của Việt Nam cùng với các thông tin về sinh học của chúng. Đặc biệt, ông đã mô tả một loài trĩ mới cho khoa học, loài trĩ có tên khoa học là "HaTinh" (Hà Tĩnh) quê hương ông: Lophura hatinhensis. Trong thời gian chiến tranh (1971-1974), Giáo sư đã dẫn đầu một nhóm các nhà nghiên cứu về môi trường điều tra tác hại đối với môi trường do bom đạn, chất độc màu da cam gây ra. Từ những chuyến đi đó, giáo sư đã nhận ra yêu cầu bức xúc cần phải phục hồi môi trường của Việt Nam và tham gia thành lập chương trình nghiên cứu quốc gia đầu tiên về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, giáo sư Võ Quý còn có nhiều công trình nghiên cứu khác về đa dạng sinh học và các loài có nguy cơ tiệt chủng, từ đó thiết lập và xây dựng cách quản lý các khu bảo tồn, giúp cho cộng đồng địa phương trong việc sử dụng tài nguyên sinh học, rừng, các tài nguyên thiên nhiên khác cần thiết cho cộng đồng, nhất là cho những người nghèo. Giáo sư còn là người đầu tiên sáng lập ra Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường của Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo sư Võ Quý đã vinh dự là nhà khoa học Việt Nam và châu Á đầu tiên được nhận Giải thưởng "Hành tinh xanh" (Blue Planet Prine), giải thưởng Quốc tế về môi trường do Tổ chức Asahi Glass (Nhật Bản) bảo trợ./. (Tạp chí Quân đội Nhân dân)
    ************* Trần Đức Lương gửi thư khen Giáo sư Võ Quý
    Ngày 17-7, ************* Trần Đức Lương đã gửi thư biểu dương Giáo sư Võ Quý (Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có nhiều cống hiến trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Sau đây là toàn văn bức thư:
    Tôi rất vui mừng được biết, trong những năm vừa qua giáo sư đã dành nhiều công sức cho việc nghiên cứu các công trình khoa học có giá trị, nhất là công trình nghiên cứu về hậu quả của chiến tranh lên môi trường
    và tài nguyên sinh vật, là người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường đầu tiên ở Việt Nam; có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn các loài chim di cư và các loài động vật khác... Với nhiều công trình khoa học có giá trị, Giáo sư đã nhận nhiều giải thưởng khoa học ở trong và ngoài nước. Năm nay, Giáo sư vinh dự là nhà khoa học Việt Nam và châu Á đầu tiên được nhận một trong hai giải thưởng "Hành tinh Xanh", giải thưởng quốc tế về môi trường do tổ chức Asahi Glass bảo trợ.
    Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước tôi biểu dương, khen ngợi những cống hiến khoa học trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học của Giáo sư và mong Giáo sư phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được, tiếp tục đi sâu nghiên cứu để có thêm nhiều công trình khoa học mới góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển nền khoa học nước nhà và xây dựng đất nước phồn vinh.
    Nhân dịp này, tôi đề nghị các nhà khoa học hoạt động ở tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kinh tế và xã hội cùng nhau ra sức phấn đấu trong học tập, nghiên cứu khoa học, để sáng tạo nhiều công trình khoa học mới góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Chúc Giáo sư và gia đình dồi dào sức khỏe, hạnh phúc. (Báo Nhân dân)
     
     
    The Soul of NgheTinhIIR
  3. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Giáo sư Võ Quý dành toàn bộ 6 tỷ đồng giải thưởng để bảo vệ môi trường
    (Nhân dân, 29/10/2003)
    GS Vo Quy.jpeg
    Tối 25-10, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Võ Quý (sinh năm 1929), Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường (ĐHQG Hà Nội) đã về Việt Nam, sau một tuần sang Nhật Bản nhận giải thưởng Hành tinh xanh. Ông đã quyết định dùng toàn bộ số tiền của giải thưởng là 50 triệu yên, tương đương 6 tỷ đồng Việt Nam để mở các lớp tập huấn về môi trường cho cán bộ các địa phương.
    Đây là một giải thưởng quốc tế lớn nhất về môi trường, có giá trị tương đương với giải thưởng Nobel (vì Nobel không có phần thưởng dành cho môi trường) được trao cho những cá nhân và tổ chức đã có thành tích nổi bật trong lĩnh vực này. Cùng nhận giải năm nay với Giáo sư, Tiến sĩ Võ Quý (nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam được trao giải này) còn có hai Giáo sư, Tiến sĩ người Mỹ Gene G.Likens và F.Herbert Bormann, đồng tác giả của công trình nghiên cứu về sự biến đổi của hệ sinh thái.
    Giáo sư Võ Quý chính thức nghiên cứu môi trường từ năm 1971, khi chiến tranh còn đang tàn phá ác liệt. Ông đã sống và làm việc ở khu vực sông Bến Hải, những cánh rừng ở khu Rú Lệnh (Quảng Bình) xác xơ vì bom đạn và chất độc mầu da cam. Chiến tranh kết thúc ông đau lòng chứng kiến những dòng người vào Tây Nguyên khai hoang. Những cánh rừng nguyên sinh bị hủy hoại , thay vào đó là những nông trường cà-phê, ca cao... phát triển với tốc độ chóng mặt.
    Từ những ngày đó, những người làm môi trường như ông đã đau xót nhận ra rằng, bom đạn chiến tranh không tàn phá thiên nhiên nhanh bằng sự khai thác thiếu hiểu biết của con người. Cần phải làm ngay một việc gì để mọi người nhận thức được mối nguy ấy. Nhưng ở thời đó, nói lên điều này không phải ai cũng chịu hiểu. Một vị tư lệnh đã từng gọi ông là kẻ... phá hoại, vì ông ngăn cản phá rừng làm kinh tế. Cho đến giờ, ông vẫn không thể quên được thái độ của vị tư lệnh ấy khi gắt lên: "Bảo tồn gì thì cũng phải có cái nhét vào miệng đã chứ... ".
    Ngay từ năm 1985, ông đã khẳng định, nước ta hiện đang đương đầu với một sự khủng hoảng sinh thái trầm trọng. Dựa trên những nhân tố ảnh hưởng đến các điều kiện môi trường ở Việt Nam, ông đã đưa ra những cảnh báo: Nếu không có biện pháp hạn chế, chắc rằng sau 20 năm nữa có thể ta sẽ không còn rừng tự nhiên. Ông đã thẳng thắn báo cáo với Tổng Bí thư Lê Duẩn về những vấn đề môi trường mà ông thấy bức xúc, cần phải giải quyết ngay. Lúc đó, Tổng Bí thư Lê Duẩn cũng đồng ý với những đề xuất của ông về bảo vệ tài nguyên môi trường Việt Nam. Những ý tưởng mà ông đưa ra trong cuốn sách bàn về tài nguyên môi trường được bạn bè và đồng nghiệp trên thế giới biết đến và đánh giá rất cao. Tài liệu đó được Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (IUCN) dịch ra tiếng Anh và xem đó như là những ý tưởng mẫu mực về môi nường.
    Thuyết trình tại hội nghị Chiến lược toàn cầu về môi trường ở Canada năm 1994, cả hội trường đã vô cùng ngạc nhiên khi ông cho rằng, muốn giữ được rừng thì phải hợp tác với dân để mỗi người dân là một kiểm lâm viên. Ông đã chứng minh điều đó ngay trên mảnh đất quê hương Hà Tĩnh. "Dân thiếu ăn thì giúp họ vay vốn để làm kinh tế, giúp dân học nghề tạo việc, bày cách cho dân biết kết hợp trồng rừng, bảo vệ động vật hoang dã với nuôi cá, tôm, rùa, ong... để lấy lại cân bằng sinh thái. Chỉ đơn giản vậy thôi" - Giáo sư Võ Quý bộc bạch.
    Mô hình sinh thái ở Phú Thọ là một điển hình tái sử dụng những vùng đất suy thoái. Nhà khoa học Võ Quý đã xắn quần, lội ruộng, tư vấn cho người dân cách làm thủy lợi, trồng rừng. Năm 1989, UBND tỉnh Phú Thọ đã trao tặng Huy chương Hùng Vương - phần thưởng cao quý nhất dành cho những người có công lớn đối với địa phương cho Giáo sư Võ Quý. Mô hình trên đã được triển khai khắp cả nước như Sân Chim (Đồng Tháp), khu bảo vệ động vật hoang dã ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Xuân Thủy (Nam Định), An Giang, Kiên Giang...
    Nhận được một giải thưởng quốc tế lớn nhất về môi trường, Giáo sư, Tiến sĩ Võ Quý tâm sự: "Đây là niềm vinh dự không chỉ của riêng tôi mà của bạn bè, đồng nghiệp, học trò và cả dân tộc Việt Nam". Ông đã quyết định và được vợ con đồng ý, dùng toàn bộ số tiền của giải thưởng là 50 triệu yen, tương đương 6 tỷ đồng Việt Nam, để mở các lớp tập huấn về môi trường cho cán bộ các địa phương.
    Mọi người còn biết đến Giáo sư Võ Quý là một nhà điểu học (nghiên cứu về chim) hàng đầu ở Việt Nam. Ông đã phát hiện ra một loài chim trĩ đặc hữu của Việt Nam - loài trĩ cuối cùng được tìm thấy trên thế giới. Loài trĩ này được tìm thấy tại Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) và mang tên trĩ Hà Tĩnh, nhưng các nhà khoa học thế giới ghi lại là Vo Quy pheasant (trĩ Võ Quý).
    Các giải thưởng quốc tế của Giáo Sư Võ Quý:
    * Năm 1988: GS Võ Quý được tặng Huy chương vàng về thành tích bảo vệ động vật hoang dã và xây dựng khu bảo vệ thiên nhiên do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) trao tặng.
    * Năm 1992: GS là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến ngày hôm nay nhận bằng Danh dự của Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc.
    * Năm 1994: GS nhận huy chương của Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (IUCN) và giải thưởng hạng nhất của Đức về bảo vệ môi trường sinh thái.
    * Năm 1995: Nhận giải thưởng về môi trường của Trường đại học Michigan (Mỹ).
    * Năm 2003: Nhận phần thưởng Hành tinh xanh do IUCN trao tặng với những giải pháp cải tạo môi trường thế giới và dự báo về sự phát triển môi trường trong tương lai.
     
     
    The Soul of NgheTinhIIR
  4. SMA

    SMA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Nhân đọc bài viết về Prof Võ Quý, mình nhớ đến một câu chuyện khi nói chuyện với một Prof người Đức.
    Biết mình là Vietnamese, ông ta hỏi "Thể mày ở HNội kô?".
    Em trả lời là "Kô!".
    Nghĩ ông này khi nhắc đến Vietnam thì biết mỗi HN mà thôi, nên cũng chã giải thích zì thêm.
    Prof hỏi tiếp, "Thế mày ở tỉnh nào?"
    Em mới nghĩ thầm, "Ông biết thế qoái nào được cái tỉnh tôi sinh ra mà hỏi linh tinh thế. Khối thằng ăn cơm Vietnam cả đời khi tôi nói lên còn kô biết nữa là ông. Nghĩ bọn tây, khách sáo, hay hỏi linh tinh cho có chuyện. Kiểu câu comments vô bổ như: "Hôm nay thời tiết đẹp quá".
    Nhưng em vẫn trả lời, nhưng vẫn fải lấy HN làm gốc toạ độ "Tao ở HT, một tỉnh nằm khá xa Hnội! "
    Lão mới phản ứng lại "Ồ! Mày ở HT ạ. Tao có ông bạn cũng ở HT đấy!"
    Em mới nghĩ, "Hoá ra có "ông bạn ở HT nên mới hỏi mồi để nhử em vào để nhác lại 2 chữ HT, chứ cón biết gì hơn nữa đâu."
    Đang nghĩ thế, thì Prof comments tiếp "Ông bạn Vo Quy của tao cũng sinh ra ơ HT đấy. Tao biết tỉnh mày là một tỉnh người dân nghèo (híc híc - biết ngay là cứ nhắc đến HT là "giọng điệu" này rồi, tây cũng chả khác ta!)... Nhưng lại sống rất tình cảm. Ở đó nổi tiếng là có nhiều người giỏi mặc dù nghèo " Nghe đến đây thì em fổng mũi mất rồi, nhất là có ông Súp-pơ-vai-dơ của em đứng đấy nghe nữa. Em nghĩ, tự hào fết nhỉ, cái này mà đến bọn Tây còn biết nữa là. "Tao đã đến HT 1 lần rồi, và sẽ có ngày tao quay trở lại".
    Tự hào cho "quê choa" quá, các bác hầy.
  5. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    XUÂN DIỆU

    Ngày 18-12-1985, đã vĩnh biệt chúng ta nhà thơ Xuân Diệu, một nhà thơ lớn của Việt Nam ở thế kỷ 20. Quê ở Hà Tĩnh, ông đã từng học ở Qui Nhơn, Huế, Hà Nội. Xuân Diệu là thành viên của Tự lực văn đoàn, văn đoàn có đóng góp lớn vào nền văn học Việt Nam hiện đại.
    Là nhà thơ trữ tình, Xuân Diệu đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Xuân Diệu "nhà thơ mới nhất" của các nhà thơ mới (Hoài Thanh). Hai tập "Thơ thơ" và "Gửi hương cho gió" được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh.
    Là một nhà thơ dấn thân, Xuân Diệu đã tham gia hàng chục năm trời (từ 1943) cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, và đã trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng. Ba lô trên lưng, Xuân Diệu đã đi khắp đất nước qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, chia sẻ cuộc sống gian khổ mà hào hùng của chiến sĩ, công nhân và nông dân. Từ cuộc sống dấn thân ấy đã hình thành một cảm xúc mới: cảm xúc của cả dân tộc chiến đấu cho độc lập, tự do - Và dòng thơ "công dân" ấy vẫn chan chứa chất thơ vì không hề gạt ra một bên những kích thước người của một cảm hứng thơ chân chính. Những bài thơ như "Sự sống chẳng bao giờ chán nản", "Những đêm hành quân" thuộc vào dòng thơ của chủ nghĩa nhân bản mới của thời đại. Thơ Xuân Diệu
    Và nhà thơ - chiến sĩ vẫn tiếp tục là nhà thơ thần diệu của tình yêu. Vĩnh biệt chúng ta, Xuân Diệu còn để lại trong di cảo 400 (bốn trăm) bài thơ tình chưa công bố. Là nhà văn hóa lớn, nhà nghiên cứu bậc thầy, nhà phê bình sâu sắc và tinh tế, Xuân Diệu một mình, đã viết một công trình đồ sộ nghiên cứu hết các nhà thơ cổ điển của nước nhà, và những nhận định của ông cũng đã trở thành "cổ điển".
    Xuân Diệu còn là tác giả tập "Phấn thông vàng" gồm những truyện ngắn trữ tình tuyệt diệu, tập "Trường ca" là những bài thơ văn xuôi xúc động về tạo vật, về tình đời.
    Xuân Diệu còn viết nhiều sách về nghề thơ, hướng dẫn và tận tình giúp đỡ các bạn văn thơ trẻ. Xuân Diệu đã dịch tác phẩm của nhiều nhà thơ thế giới lỗi lạc - Victor Hugo, Petofi, Nazim Hikmet, Nicolas Grillen, Tagore, Attila, Joseph, Christo Botev, Endy, Blaga Dimitrova... Với một sự nghiệp phong phú, đồ sộ (hơn năm mươi tác phẩm), Xuân Diệu chắc chắn sẽ được hậu thế công nhận là một trong những đỉnh cao của thơ và văn chương Việt Nam thế kỷ 20.
    4-2000 - HUY CẬN
    TÓM TẮT TIỂU SỬ XUÂN DIỆU
    Xuân Diệu họ Ngô ( Ngô Xuân Diệu) sinh năm 1916, mất năm 1985. Ông thân sinh của thi sĩ là một nhà nho, quê xã Trào Nha ( nay là xã Ðại Lộc), huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông đồ Nghệ vào dạy học ở tỉnh Bình Ðịnh, lấy bà vợ hai người vạn ( nghề đánh cá) ở Gò Bối, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước và sinh ra Xuân Diệu ( 2/2/1916).
    Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn. Ở đây ông học hết bậc Thành Chung (Trung học Cơ sở) sau đó ra Hà Nội, rồi vào Huế học tiếp. Tốt nghiệp tú tài ( PTTH), ông đi dạy tư và làm viên chức một thời gian ( Sở Ðoan Mỹ Tho, Nam bộ), nhưng chủ yếu hoạt động văn học.
    Xuân Diệu có thơ đăng báo từ năm 1935, 1936. Ông nổi tiếng như một " nhà thơ mới nhất" và đầy tài năng từ năm 1937, nhất là từ khi xuất bản "Thơ thơ" (1938) và tập " Phấn thông vàng" ( 1939).
    Xuân Diệu tham gia Mặt trận ********* từ trước cách mạng tháng Tám 1945. Từ đó, cuộc đời ông gắn bó với cách mạng và nền văn học cách mạng. Ông từng là đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Ban hành Hội văn nghệ Việt Nam, phụ trách báo chí, phát hành...Tất nhiên, đóng góp lớn nhất của Xuân Diệu đối với đất nước vẫn là với tư cách một nhà thơ, nhà văn. Xuân Diệu xứng đáng được xem là một là nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn. Năm 1983, ông được bầu làm Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Ðức.
     
     
    The Soul of NgheTinhIIR
  6. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    VÀI NÉT VỀ THƠ TÌNH XUÂN DIỆU
    Thơ Xuân Diệu luôn khao khát được bộc tỏ, được bóc hết từng lớp, từng múi của quả tình yêu. Yêu tràn trề, yêu dồn dập, yêu cuồng nhiệt, Xuân Diệu muốn được sống để ca ngợi mãi thứ tình cảm muôn đời ấy của loài người. Những bài thơ tình của Xuân Diệu luôn trào lên những mến, những yêu, những thèm, những muốn, yêu trong cuộc đời và cả yêu trong mộng tưởng:
    Mở miệng vàng ... và hãy nói yêu tôi
    Dù chỉ là trong một phút thôi
    Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ
    Ai có nhớ những thời hương phảng phất

    Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng thường là những bài nói chung nồng nàn, bốc lửa. Những bài thơ sau này thường là gắn với đời thường hơn, có nhiều bài là những giây phút nhỏ nhỏ trong cuộc sống gia đình (Em làm bếp, Quạt, Chén nước, Đứng chờ em, Anh đợi em về ăn cơm, Anh thương em khi ngủ) tuy nhiên vẫn có những bài thơ tình thực sự - Biển, Sao mọc, Chớm sang vị hè, Hoa ngọc trâm. Trong những tập thơ sau, gắn mình với hoạt động xã hội, những chuyến đi đây đó khắp miền đất nước đang đánh giặc để lại trong thơ Xuân Diệu nhiều bài thơ thời sự. Có cảm tưởng như đến mỗi nơi, Xuân Diệu cố viết để để lại một dấu ấn gì đấy nơi mình đã đi qua. Theo tên một vài bài thơ, có thể thấy được hành trình ấy: Vườn Thuận vĩ, Trong rừng Quỳnh châu, Ngược sông Đà, Trưa ở xã Thịnh lang, Sa pa, Trên bến phà Thia, Ngọc trai trong vịnh Cô tô (tập thơ Một khối hồng).
    Xuân Diệu thường chú ý đến hình thức, nhất là chữ nghĩa trong thơ. Nhà thơ đã tìm và tạo ra những từ kiểu "đêm thuỷ tinh, biếc rờn, đời bánh mật, sương mỏng thắm, lên sao, ...". Chất say của tình Xuân Diệu làm những bài thơ (ở hai tập đầu) của anh bốc lên rừng rực, những bài có giọng điệu êm êm một chút như Chiều, Nhớ mông lung, Khi chiều giăng lưới là rất ít. Đọc thơ Xuân Diệu, người ta có thể dễ dàng nhận ra một đặc điểm: Xuân Diệu không ngại ngùng trong việc sử dụng các từ đặc tả, những hình ảnh gây ấn tượng thật mạnh, những lối nói khác thường, những kết hợp từ đối chọi. Chỉ ví dụ từ một bài Mênh mông:
    Ta mang hồn trèo lên những đỉnh cao
    Hoa cỏ mạnh xông ...
    Đất nồng thơm ...
    duyên trẻ mạnh ...
    huy hoàng cất bước ...
    Hình óng ả ...
    nét vặm ...
    nghìn thuở mộng hoa hương ...
    lòng ta như ngựa trẻ không cương ...
    ngất ngây đường diệu viễn ...

    và còn rất nhiều những bài, những câu, những từ như thế nữa. Nhưng câu như
    Mắt không ướt nhưng bao hàng lệ rỏ
    Len tỉ tê thầm trộm chảy qua vào

    hay

    Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu
    Ngực thở trời, mình hút nắng tươi xanh

    thì như chỉ Xuân Diệu mới có. Một số bài nhà thơ chỉ nói một hai câu, còn thì như mượn dòng thơ, khổ thơ để phơi được cho hết chữ nghĩa, vận cho hết được cung vần. Trong khi sử dụng chữ tràn lan có lúc Xuân Diệu làm bài thơ thay đổi trạng thái thật đột ngột, hẫng hụt
    Ngạt ngào nhào trộn cả không gian
    Mà bỗng trên trời mây nhẹ lan
    Ngây ngất hôm nay một ánh mờ
    Ô hay bàng bạc thực cùng mơ

    Có một kẻ luôn khát đời, khát tình, muốn uống tràn cả chất ngọt và vị đắng của tình yêu - đó là Xuân Diệu.

     
     
    The Soul of NgheTinhIIR
  7. danni

    danni Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Du​

    Nguyễn Du (13-1-1766 - 16-9-1820), tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm đã làm tới chức tể tướng triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có tám vợ, hai mươi mốt người con). Mười tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha, mười ba tuổi mồ côi mẹ. Vì thế tiếng là con quan đại thần nhưng ngay từ thời thơ ấu Nguyễn Du đã phải sống vất vả thiếu thốn. Truyện Kiều và Văn chiêu hồn, hai kiệt tác chữ Nôm của Nguyễn Du, rộng xin được giới thiệu riêng vào dịp khác. Tập sách này chỉ chọn lựa một số bài thơ chữ Hán tiêu biểu của ông.
    Thơ chữ Hán Nguyễn Du cho thấy phần sâu kín trong tâm trạng ông. Nó như một thứ nhật ký, giãi bày mọi nỗi niềm, mọi ý nghĩ trong cảnh sống thường nhật của chính ông. Cả ba cuốn Thanh Hiên thi tập (viết trong khoảng 1785-1802, khi Nguyễn Du lánh ẩn ở quê vợ, Thái Bình, rồi trở về Hồng Lĩnh và ra lại Bắc Hà làm quan triều Gia Long) Nam trung tạp ngâm (1805 - 1812, khi Nguyễn Du làm quan ở Huế rồi cai bạ Quảng Bình) và Bắc hành tạp lục (1813-1814, thơ viết trên đường đi sứ Trung Hoa) đều có một giọng u trầm thấm thía, đầy cảm xúc nội tâm. Thơ chữ Hán Nguyễn Du như một tiếng thở dài luận bàn nhân tâm thế sự và xót thương thân phận. Một hình ảnh trở đi trở lại là mái tóc bạc, Nguyễn Du có mái tóc bạc sớm, mái tóc như biểu tượng của lo nghĩ, của những nghiền ngẫm buồn thương và bế tắc Tráng sỹ bạch đầu bi hướng thiên/ Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên, Tráng sỹ ngẩng mái đầu tóc bạc, bi thương than với trời xanh: chí lớn một đời và miếng ăn hàng ngày cả hai đều mờ mịt. Với một tài năng, lại từng là con quan tể tướng, lời than ấy thật xót xa. Tây Sơn ra Bắc 1786, Nguyễn Du ôm mối ngu trung với nhà Lê, không cộng tác, tìm đường lánh ẩn chịu sống nghèo khổ. Những thiếu thốn vật chất đôi lúc lộ ra trong thơ: Quê nhà đại hạn, mười đứa con sắc mặt xanh như rau (thập khẩu hài nhi thái sắc đồng). Hoặc: Trong bếp suốt ngày không có khói lửa. Trước đèn phải mượn chén rượu cho gương mặt được hồng hào. Do vậy, ông thấy Nhất sinh từ phú như vô ích/ Mãn giá cầm thư đồ tự ngu. Một đời chữ nghĩa thành vô ích. Sách đàn đầy giá chỉ làm ta ngu dốt. Lời nhận xét thật chua chát, bế tắc. Mái tóc bạc như một chứng tích tiều tụy cho cái nghịch lý ấy: Phơ phơ tóc bạc sống gửi ở nhà người, rồi: Già đến, tóc bạc đáng thương cho ngươi. Nói là già đến, nhưng lúc viết Thanh Hiên thi tập Nguyễn Du chỉ ở tuổi 20 đến 37. Trù trướng lưu quang thôi bạch phát. Ngậm ngùi vì ngày tháng giục tóc bạc. Mái tóc bạc thành bạn tri âm cho Nguyễn Du than thở: Tóc sương là bạn đi cùng. Mái tóc bạc bay trước gió thu. Mái tóc bạc nhuốm bụi hồng là chân dung tâm hồn của Nguyễn Du. Cả đời chưa thấy lúc nào ông đắc ý. Một sự chọn hướng trái chiều với bước đi của lịch sử làm Nguyễn Du ngùi ngẫm giằng xé cả một đời, ngay cả thời gian ra làm quan với Gia Long: Ơn vua chưa trả đỉnh đinh, Mưa xuân nhuần thấm nhưng mình lạnh xương. Tạ ơn mưa móc của vua nhưng lại thấy buốt lạnh trong xương cốt. Nỗi niềm ấy chúng ta hiểu cho Nguyễn Du. Nguyễn Du ôm một nỗi niềm éo le. Giáo lý Khổng Mạnh dạy: tôi trung không thờ hai vua. Nhưng với Nguyễn Du, vua phải thờ thì hèn kém, thậm chí rước voi về giày mồ (Lê Chiêu Thống), còn vua phải chống thì lại anh hùng, bảo vệ độc lập dân tộc (Quang Trung). Đau đớn, bế tắc của Nguyễn Du là ở đấy. Biết mà không vượt qua được, ông mong được hậu thế cảm thông: Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khốc Tố Như. Ba trăm năm nữa nào biết được thiên hạ ai người khóc Tố Như. Tương truyền: "Khi ốm nặng, ông không uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ nói: đã lạnh rồi. Ông bảo: Được! Rồi mất. Không trối lại một lời." Có một nỗi niềm đến phút cuối Nguyễn Du vẫn phải nén lại và mang đi. Buồn thương, cô đơn đã thành thuộc tính của đời ông như màu xanh là thuộc tính của cỏ Nhân tự bi thê, thảo tự thanh (Người tự buồn thương, cỏ tự xanh).
    Hiện thực cuộc sống bi thương trong xã hội phong kiến cả ở nước ta lẫn ở Trung Hoa thuở ấy, từ cảnh ngộ dâu bể của cô Cầm đánh đàn ở Thăng Long đến nỗi cơ cực của ông già hát rong ở đất Thái Bình (Trung Quốc) đã cho Nguyễn Du thấy thân phận bèo bọt và những bất công mà kiếp người phải chịu. Từ chính cảnh ngộ của mình ông thông cảm sâu sắc, tạo nên tình cảm thấm thía cho những bài thơ thương đời. Thương đời và thương mình đều da diết như nhau. Nguyễn Du hay nói tới thân phận tha hương, lưu lạc. Nỗi nhớ quê nhà luôn luôn bàng bạc trong các bài thơ. Ông thấy tài năng văn chương như con chim phượng nhốt trong ***g nát và công danh thì cùng đường như con rắn đã chui trong hang (Bình sinh văn thái tàn lung phượng/ Phù thế công danh tẩu hác xà). Ông viết bài thơ chống lại bài Chiêu hồn Khuất Nguyên của Tống Ngọc, ông xui Khuất Nguyên đừng về vì thành quách vẫn còn nguyên mà người đã đổi khác, bụi bặm cuồn cuộn làm nhơ nhớp cả quần áo. Ông khái quát: Đời bây giờ người người đều đều là Thượng Quan (Thượng Quan là kẻ gièm pha làm hại Khuất Nguyên) và mặt đất thì chỗ nào cũng là sông Mịch La (con sông Khuất Nguyên trẫm mình). Ở các bài vịnh nhân vật và luận về các sự kiện lịch sử Trung Hoa trong Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du đã xuất phát từ quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người để cân đo lại trọng lượng các vĩ nhân và các chiến công ầm ỹ một thời.
    Đọc thơ chữ Hán Nguyễn Du chúng ta hiểu cội nguồn chủ nghĩa nhân đạo của ông thể hiện trong Truyện Kiều và những ký thác đời ông vào hình tượng Kiều, nhân vật sắc tài mà bạc mệnh.

    Hà Nội 16-10-2000
    VŨ QUẦN PHƯƠNG
  8. Kuleshov

    Kuleshov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    PHÙNG CHÍ KIÊN​
    Khi đi qua xứ nghệ, Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu:
    "Khi nào bò đái thất khanh
    Tây thành sinh thánh, đông thành sinh tướng"
    Trong vùng Nghệ an có một khe nước mà dân ở đó gọi là Khe Bò đái. Quanh năm nước lũ lớn và chẳng ai nghĩ rằng có một ngày nào đó khe nước nay lại bị khô (thất khanh). Và rồi ngày đó cũng xẩy ra. Tây thành đã sinh thánh đó chính là Bác Hồ. Còn đông thành sinh tướng chính là ông Phùng Chí Kiên. Ông tên thật là Nguyễn Vĩ, sinh ra tại làng Mỹ quan, Xã Diễn Yên, Huyện Diễn châu, Nghệ an. Ông đã trở thành tướng đầu tiên trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (lúc bây giờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ là người thứ hai sau Ông). Nhưng Ông đã hy sinh khi con trẻ tuổi, do bị địch phục kích trên đường hành quân tại cao bằng. Sau khi Ông qua đời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thay. Phần mộ của Ông nay đã được đưa về nghĩa trang mai dich Hà nội từ năm 1990 (nằm cùng dãy với mộ của nhà thơ Xuân Diệu). Lúc bây giờ trung ương đã đồng ý đầu tư kính phí xây dựng một ngôi trường cấp 2 tại xã Diễn Yên mang tên Ông. Ngày nay, ngôi trường vẫn còn đó như biểu tượng một thời oanh liệt của Ông. Dòng họ nguyễn bây giờ vẫn là một dòng họ nổi tiếng ở xã này. Dòng họ có nhiều người thành đạt trong vùng. Đặc biệt có một gia đình mà 5 anh em đều là Tiến sỹ. Nếu ai có dịp sang Mỹ sẽ biết đến tên Tiến sỹ Toán học Nguyễn Tố Như đang giảng dạy bên đó. Còn người em út chính là TS Nguyễn Nhụy, nguyên là giảng viên khoa toán tin trường ĐHSP Vinh.
    Được kuleshov sửa chữa / chuyển vào 14:33 ngày 22/09/2004
  9. DONGHOANGLANHLUNG

    DONGHOANGLANHLUNG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    DANH NHÂN LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU

    1. Mai Thúc Loan: Thạch Bắc - huyện Thạch Hà; lên ngôi hoàng đế: 722.
    2. Sử Hy Nhan: Đức Thuận - Thị xã Hồng Lĩnh; đỗ trạng nguyên vào đời Trần.
    3. Đặng Dung: Tùng Lộc - huyện Can Lộc; mất năm 1414.
    4. Nguyễn Biểu: Thị trấn Đức Thọ - huyện Đức Thọ; mất năm 1413.
    5. Nguyễn Biên (thế kỷ XV): Hồng Lộc - huyện Can Lộc, hiện nay nhân dân đã xây miếu thờ ông ở Cẩm Hưng - huyện Cẩm Xuyên.
    6. Nguyễn Tuấn Thiện (1401-1448): Sơn Phúc - huyện Hương Sơn.
    7. Bùi Cầm Hổ (thế kỷ XV): Đậu Liêu - thị xã Hồng Lĩnh.
    8. Nguyễn Nghiễm (1708-1775): Tiên Điền - huyện Nghi Xuân.
    9. Lê Hữu Trác (1720-1791): Sinh ở làng Liêu Xá- huyện Đường Hào - phủ Thượng Hồng - trấn Hải Dương. Quê ngoại ở Sơn Quang - huyện Hương Sơn.
    10. Nguyễn Huy Oánh (1722-1789): Trường Lưu - huyện Can Lộc.
    11. Nguyễn Thiếp (1723-1804): Cương Gián - huyện Nghi Xuân; và sống ở quê vợ xã Kim Lộc - huyện Can Lộc.
    12. Nguyễn Huy Tự (1743-1790): Trường Lưu - huyện Can Lộc.
    13. Phan Huy Ích (1750-1822): Thạch Châu - huyện Thạch Hà.
    14. Phan Huy Chú (1782-1840): Con thứ 3 của Phan Huy Ích, nhà Bác học- tác gải bộ "Lịch triều hiến chương loại chí".
    15. Bùi Dương Lịch (1757-1828): Tùng Ảnh - huyện Đức Thọ.
    16. Nguyễn Du (1765-1820): Tiên Điền - huyện Nghi Xuân; danh nhân Văn hoá thế giới.
    17. Nguyễn Công Trứ (1778-1858): Xuân Giang - huyện Nghi Xuân.
    18. Phan Đình Phùng (1843-1896): Tùng Ảnh - huyện Đức Thọ.
    19. Lê Ninh (1857-1887): Trung Lễ - huyện Đức Thọ.
    20. Cao Thắng (1864-1893): Sơn Phúc - huyện Hương Sơn.
    21. Lê Văn Huấn (1876-1929): Trung Lễ - huyện Đức Thọ.
    22. Nguyễn Hằng Chi (1886-1903): Hậu Lộc - huyện Can Lộc.
    23. Võ Liêm Sơn (1888-1949): Thiên Lộc - huyện Can Lộc.
    24. Lê Thước - Trung Lễ - huyện Đức Thọ.
    25. Nguyễn Phan Chánh (1892-1984): Tân Giang - thị xã Hà Tĩnh.
    26. Hoàng Ngọc Phách (1896-1973): Tùng Ảnh - huyện Đức Thọ.
    27. Hà Huy Tập (1902-1941): Cẩm Hưng - huyện Cẩm Xuyên.
    28. Trần Phú (1904-1932): Tùng Ảnh - huyện Đức Thọ.
    29. Hoàng Xuân Hãn (1908-1996): Đức Nhân - huyện Đức Thọ.
    30. Nguyễn Khắc Viện (1913-1997): Hương Sơn.
    31. Nguyễn Đổng Chi (1915-1984): Ích Hậu - huyện Can Lộc.
    32. Xuân Diệu (1916-1985): Làng Trảo Nha - huyện Can Lộc.
    33. Lê Văn Thiêm (1918-1991): Trung Lễ - huyện Đức Thọ.
  10. NguyenSiHung

    NguyenSiHung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Xuân Hãn (1908-1996)
    Hoàng Xuân Hãn sinh ngày 8 tháng 3 năm 1908, (tức ngày mùng 7 tháng giêng năm Mậu Thân) -trên giấy căn cước ghi sai, đề ngày 3 tháng 3 năm 1909-, tại thôn Yên Phúc, làng Yên Hồ, huyện La Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Con cụ Hoàng Xuân Úc, tú tài Hán học, và cụ bà Lê Thị Ấu.
    1914-1917: Học chữ Hán và chữ quốc ngữ trong gia đình.
    1917-1921: Vào trường tiểu học Vinh (học tiếng Pháp).
    1921-1922: Học lớp nhất bậc tiểu học, và đỗ bằng tiểu học ở Thanh Hóa.
    1922-1926: Học trường Quốc Học Vinh (trung học đệ nhất cấp, tương đương với lớp 6 đến lớp 9 hiện giờ).
    1926: Ðậu bằng Thành Chung.
    1926-1927: Vào năm thứ nhất trường Bảo Hộ tức là trường Bưởi (Trung học đệ nhị cấp), tương đương với lớp 10 bây giờ. Cũng trong năm này, tự học lấy để thi bằng Tú Tài Pháp, phần 1.
    1927: Ðỗ Tú Tài Pháp, phần 1 (thi nhẩy, thí sinh tự do).
    1927-1928 Ðược nhận vào lớp đệ nhất ban toán (Mathématiques élémentaires, Terminale bây giờ) trường Albert Sarraut Hà Nội.
    1928: Ðỗ Tú Tài Pháp, phần 2, ban toán.
    1928-1930 được chính phủ Ðông Dương cấp học bổng sang Pháp để học dự bị thi vào các Trường Lớn (Grandes Ecoles). Học Mathématiques Supérieures, Mathématiques Spéciales ở lycée Saint Louis, Paris.
    1930: Ðỗ concours vào các trường: Ecole Normale Supérieure, rue d''Ulm (Trường Cao Ðẳng Sư Phạm) và Ecole Polytechnique (Trường Bách Khoa). Chọn học trường Polytechnique. Bắt đầu soạn cuốn Danh Từ Khoa Học.
    1932-1934: Vào học Ecole Nationale des Ponts et Chaussées (Truờng Cầu Cống).
    1934: Trở về Việt Nam 4 tháng.
    1934: Sang Pháp. Trên chuyến tầu, gặp cô sinh viên Nguyễn Thị Bính sang Pháp học dược khoa.
    1934-1936 trở lại Pháp; đậu cử nhân toán 1935, và thạc sĩ toán 1936.
    1936: Kết hôn với cô Nguyễn Thị Bính, sinh ngày 6/10/1911 tại Hà Nội, sau này trở thành dược sĩ.
    1936-1939 trở về nước. Dạy các lớp đệ nhất ban toán trường Bưởi. Hoàn tất cuốn Danh Từ Khoa Học.

    Tham gia hội Truyền Bá Quốc Ngữ. Chống nạn thất học. Ðưa ra phương pháp mới để dậy chữ quốc ngữ. Ðặt các bài vè để học vần quốc ngữ, như:
    o tròn như quả trứng gà
    ô thì đội mũ, ơ thì thêm râu
    1939-1944: Vì chiến tranh, trường Bưởi phải rời vào Thanh Hóa. Tại đây tìm thấy những sử liệu về La Sơn Phu Tử và Vua Quang Trung và những tấm bia nói về sự nghiệp Lý Thường Kiệt.
    1942 xuất bản Danh Từ Khoa Học.
    1942-1943 trong ban chủ trương báo Khoa Học, viết những bài Tính đố vui cho học sinh trên báo Khoa Học.
    1943: Ðại Học Khoa Học được thành lập tại Hà Nội. Hoàng Xuân Hãn dậy Cơ học (Mécanique)
    Tháng 4/1945 vua Bảo Ðại mời vào Huế để tham khảo ý kiền về việc thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam.
    17/4/1945: Tham dự nội các Trần Trọng Kim với chức vụ Bộ Trưởng Giáo Dục và Mỹ Thuật.
    Từ 20/4/45 đến 20/6/45: Với chức bộ trưởng, thiết lập và ban hành chương trình giáo dục bằng chữ quốc ngữ ở các trường học. Áp dụng việc học và thi Tú Tài bằng tiếng Việt. Dùng tiếng Việt trong những công văn chính thức.
    Chính phủ Trần Trọng Kim tại chức được 4 tháng.

    Sau ngày chính phủ Trần Trọng Kim từ nhiệm, trở về dậy và viết sách toán bằng tiếng Việt, cùng cứu vãn những sách cũ, sách cổ bị đưa bán làm giấy lộn khắp đường phố Hà Nội.
    1945: Bắt đầu nghiên cứu Kiều.
    16/4/1946 đến 12/5/1946: Tham dự hội nghị Ðà Lạt.
    19/12/1946: Pháp Việt chiến tranh. Bị kẹt ở Hà Nội. Bị Pháp gạch tên trong sổ giáo sư. Trở về với công việc nghiên cứu.
    1949: Xuất bản Lý Thường Kiệt
    1951 sang Paris và ở luôn bên Pháp. Trong thời kỳ 51-54 đã giúp Thư Viện Quốc Gia Pháp và các thư viện Dòng Tên ở Ý và Tòa Thánh Vatican làm thư mục về sách Việt.
    Trong suốt thời kỳ ở Pháp (từ khi đi du học cho đến về sau), đã đi đến các nghĩa trang, trong các làng ở Pháp, tìm mộ bia của những người lính thợ chết ở bên này, để báo tin cho gia đình họ biết.
    Vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu, viết các bài gửi các báo Sử Ðịa (Sài Gòn, 1966-1974), tập san Khoa Học Xã Hội (Paris, 1976-1987). Ðoàn Kết (Paris, 1976-1981). Diễn Ðàn (Paris 1991-1994). Công trình đồ sộ nhất là: Nghiên cứu Kiều (từ 50 năm nay), chưa xuất bản.
    1952: Xuất bản La Sơn Phu Tử.
    1953: Xuất bản Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo.
    1954 sang Hội Nghị Genève, theo lời mời của các bạn Phan Anh, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Mạnh Hà, mong mỏi một giải pháp hòa bình: một chính phủ miền Nam có thể cộng tác với chính phủ miền Bắc để thực hiện việc thống nhất đất nước.
    Mất hồi 7giờ 45 ngày 10 tháng 3 năm 1996, tại bệnh viện Orsay, ngoại ô Paris. Hỏa táng chiều ngày 14/3/1996 tại nghĩa trang L''Orme des Moineaux, Les Ulis, Pháp
    Tác phẩm:
    Danh từ Khoa Học
    Lý Thường Kiệt
    Một vài ký vãng về Hội Nghị Ðà Lạt
    Thiên Tình Sử Hồ Xuân Hương
    Thi văn Việt Nam
    La Sơn Phu Tử
    Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo
    Cùng nhiều công trình nghiên cứu, biên tập và chú thích các tác phẩm văn cổ:
    Nghiên cứu Kiều
    Ðại Nam Quốc sử Diễn Ca (Lê Ngô Cát)
    Mai Ðình Mộng ký (Nguyễn Huy Tố)
    Văn tế Thập loại Chúng sinh (Nguyễn Du)

Chia sẻ trang này