1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh nhân xứ Nghệ (Tổng hợp các bài viết về những người con tiêu biểu của Nghệ Tĩnh)

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi natna, 06/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguyenSiHung

    NguyenSiHung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Cụ Phạm Khắc Hòe quê ở xã Đức Nhân, huyện Đức Thọ, tỉnh Nghệ Tĩnh, sinh năm 1901 trong một gia đình khoa bảng, cố nội đã từng đậu cử nhân, ông nội lại là thầy đồ dạy học ở làng, bố đã từng đậu tú tài và làm thừa phái. Bản thân Phạm Khắc Hòe hồi nhỏ học chữ Nho và chữ Quốc ngữ ở làng cho đến năm 15 tuổi. Sau đó ông tiếp tục ở Vinh và Huế. Đến tháng 6 /1925 ông tốt nghiệp Cao đẳng pháp luật và hành chính, được phân công làm tham tá tòa xứ (commis des résidences) và lần lượt làm việc ở Huế và Quy Nhơn cho đến năm 1933 thì chuyển sang ngạch quan lại Nam triều và trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là Ngự tiền văn phòng đổng lý cho Bảo Đại. Sau Cách mạng tháng Tám (1945) ông đã từng giữ các chức vụ: Đổng lý văn phòng Bộ Nội vụ, Vụ trưởng Vụ pháp chế Phủ Thủ tướng cho đến khi về hưu.
    Tác phẩm nổi tiếng: Từ cung đình Huế đến chiến khu Việt Bắc
  2. NguyenSiHung

    NguyenSiHung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Ðọc cuốn sách
    " Giáo sư Lê Văn Thiêm "
    Bùi Trọng Liễu (*)

    Cuốn sách này do đại học Quốc gia Hà nội xuất bản năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày sinh của nhà toán học Lê Văn Thiêm (1918-1991), là một tập hồi ký dài 208 trang, với sự tham gia của nhiều tác giả.
    Ông Thiêm người Hà Tĩnh, du học ở Pháp năm 1939, là cựu sinh viên Ecole Normale Supérieure (rue d?TUlm ở Paris). ông có một thời làm nghiên cứu ở Thụy Sỹ và ở Ðức ; ông bảo vệ tiến sỹ nhà nước về Toán ở đại học Paris năm 1949. Tiếp đó ông về nước tham gia kháng chiến năm 1949, thoạt đầu ở Nam Bộ, rồi ra vùng kháng chiến Việt Bắc, trải qua nhiều chức vụ trong ngành giáo dục đào tạo và nghiên cứu. Ông thuộc lớp người " mở đường " xây dựng nền Toán học nói riêng và nền khoa học Việt Nam mới nói chung. Tất nhiên các bài viết đều nói lên những công lao của ông, cũng như về đức độ của ông. Nhưng không chỉ có vậy. Ðó cũng là những lời chứng có giá trị về một giai đoạn lịch sử của nước nhà, dù cho thỉnh thoảng, độ chính xác cũng chỉ tương đối. Tôi xin trích dưới đây vài đoạn (những đoạn viết nghiêng trong ngoặc [.] là do tôi chú thích thêm để câu dễ hiểu) :
    ?" Trích bài ông Nguyễn Văn Ðạo, giáo sư Cơ học, đại học Quốc gia Hà Nội :
    Cha của giáo sư, ông Lê Văn Nhiễu, đậu cử nhân ở khoa thi Canh Tý (1900). Chú ruột, ông Lê Văn Huân, giật giải nguyên năm 1916, [...] tham gia Duy Tân hội, [...] bị Pháp bắt, bị lưu đày 10 năm ở Côn đảo [...] lại tiếp tục hoạt độnh trong đảng Tân Việt [...] bị bắt giam lần thứ hai [...] mổ bụng tự sát vào năm 1929. Anh cả, ông Lê Văn Kỷ, đậu tiến sỹ đệ tam giáp lúc 28 tuổi trong khoa thi Mậu Ngọ (1918), [...]. Anh thứ hai Lê Văn Luân làm thường vụ tỉnh ủy Hà Tĩnh thời Xô Viết Nghệ Tĩnh, bị thực dân Pháp bắt và xử tử năm 1931. Năm 1930, cả cha và mẹ đều qua đời. Cảnh bần hàn của gia đình đông anh em, cảnh tiêu điều của xóm làng bị khủng bố trắng đã thúc giục anh ra đi. Anh vào Quy Nhơn, nương tựa người anh cả đang hành nghề thuốc ở đó [...]. Năm 1939, với thành tích đỗ thứ nhì kỳ thi PCB [ở đại học Hà Nội], Lê Văn Thiêm được nhận học bổng sang Pháp du học. [...]. [Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ nhà nước] Bằng tiền dành dụm được, Lê Văn Thiêm đã trở về nước qua đường bay Pari-Băng Cốc, rồi từ Băng Cốc bằng đường bộ qua Cam-pu-chia về rừng U Minh, khu 9 miền Nam tham gia kháng chiến chống Pháp, công tác tại sở Giáo dục Nam Bộ từ 19/12/1949. [Năm 1950] Giáo sư Lê Văn Thiêm được chính phủ điều động từ Nam Bộ ra Việt Bắc để nhận nhiêm vụ mới. Ba lô trên vai, giáo sư đã phải lội bộ 6 tháng theo đường rừng, dọc theo chiều dài của đất nước, qua những vùng rừng thiêng nước độc, " vắt dài lêu nghêu, muỗi kêu như sáo thổi ". [...]. Ra đến Việt Bắc, năm 1951, giáo sư được giao nhiệm vụ xây dựng trường Sư phạm Cao cấp và trường Khoa học Cơ bản, được cử giữ chức vụ Hiệu trưởng của hai trường này. [...]. Sau thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ dẫn tới kết thúc chiến tranh chống Pháp, năm 1954, giáo sư Lê Văn Thiêm tham gia tiếp quản các trường đại học Hà Nội, [...] được cử làm giám đốc đại học Sư phạm Khoa học Hà Nội. [Rồi từ năm 1957-1970], phó hiệu trưởng đại học Tổng hợp Hà Nội, kiêm chủ nhiệm khoa Toán. [Vào năm 1970], giáo sư Lê Văn Thiêm được chính phủ điều động sang phụ trách viện Toán học thuộc viện Khoa học Việt Nam.
    ?" Trích bài của ông Lê Thạc Cán, giáo sư, viện Môi trường và Phát triển bền vững :
    Tháng 5/1951, cũng một số cán bộ trẻ của cơ quan của tỉnh Hà Tĩnh, tôi vô cùng sung sướng được tỉnh ủy giới thiệu đi học trường Khoa học Thực hành Cao cấp (KHTHCC) [mới được quyết định mở ở Việt Bắc, do ông Lê Văn Thiêm làm hiệu trưởng]. Theo sự bố trí của bộ Giáo dục, để được nhận vào trường, chúng tôi phải tới thị trấn Thọ Xuân ở Thanh Hóa gặp giáo sư Lê Văn Thiêm làm các thủ tục xét nhận vào trường. [...]. Nhóm chúng tôi đến địa điểm liên lạc, một làng quê có ngôi trường phổ thông tướng đối lớn ở Thọ Xuân, vào một buổi chiều đầu hè nóng nực. Chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy hai bờ con kênh thủy lợi chảy qua làng đông nghịt trẻ em và thanh niên. Ðám đông cho chúng tôi biết họ đang xem ông Lê Văn Thiêm, nhà bác học trẻ tuổi đang tắm và bơi trên kênh. [...]. Mấy hôm sau, sau khi thực hiện thủ tục kiểm tra nhập học, giáo sư Thiêm và người thư ký lên đường đi Việt Bắc bằng xe đạp, toàn bộ hành lý trong chiếc ba lô nhỏ. Những ngày sau đó các nhóm sinh viên chúng tôi cũng lần lượt lên đường. Chặng đường từ Thanh Hóa tới địa điểm liên lạc thuộc tỉnh Tuyên Quang dài trên 300 km, trong đó phần lớn là đường núi rừng hiểm trở. [...]. Sau gần 2 tuần lễ ngày nghỉ, đêm đi, trèo đèo, lội suối, qua những chặng đường có máy bay địch bắn phá hàng ngày, ban đêm thường có hổ báo qua lại, chúng tôi tới trường KHTHCC. Toàn bộ cơ ngơi của trường chỉ là một lán tre nứa dài khoảng 15m, một bếp cũng bằng tre nứa, và một ngôi nhà gỗ nhỏ ở ven ngòi Quẳng, một nhánh của sông Gâm. [...]. Giáo sư Thiêm họp toàn thể sinh viên, thông báo cho chúng tôi biết rằng theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh, trường đã đổi tên thành trường Khoa học Cơ bản (KHCB). Giáo sư kể rằng, tại một phiên họp của Hội đồng chính phủ bàn về giáo dục và đào tạo, lúc nói tới trường KHTHCC, có người tỏ ý ngần ngại về tên trường, không hiểu có thể dạy gì về kỹ thuật cao cấp trong điều kiện khó khăn tại chiến khu. Bác Hồ đã hỏi giáo sư Lê Văn Thiêm là ông sẽ dạy gì cho sinh viên KHTHCC. Giáo sư Thiêm trả lời rằng trước hết sẽ dạy khoa học cơ bản. Mọi người tỏ ý tán thành. Hồ Chủ tịch bảo thế thì hãy gọi là trường Khoa học Cơ bản. Tên trường KHCB đã có từ ý kiến đó của Bác Hồ.
    Tháng 7 năm 1951, trong một buổi họp sinh viên, giáo sư Thiêm cho chúng tôi biết là với sự giúp đỡ của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chính phủ đã quyết định thành lập khu học xá Việt Nam tại tỉnh Quảng Tây. [...]. Khu học xá Việt Nam, vào năm 1951 và vài năm sau đó, gồm một số giảng đường và lớp học bằng gỗ, lợp tranh, cùng với một số ký túc xá đặt trong các đền thờ của làng Tâm Hư, một làng quê nhỏ ở cách thành phố Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây khoảng hơn 10 km. Giảng đường, ký túc xá đều không có lưới điện, nước máy. Nước ăn uống, tắm giặt do chúng tôi thay phiên nhau tự gánh từ hồ về. Các thày giáo như giáo sư Thiêm, giáo sư Xiển, giáo sư Kon Tum cũng hàng ngày cùng chúng tôi gánh nước. Ánh sáng học ban đêm là đèn dầu. Giảng đường, lớp học đều không có bàn viết, ghế ngồi. Mỗi sinh viên, học sinh được phát một ghế nhỏ để ngồi và một bảng gỗ thay bàn viết. Mỗi lần lên lớp đều phải xách theo ghế và bảng. Ðiều tốt so với ở chiến khu Việt Bắc là khu học xá có hòa bình. [...]. Ðiều đáng chú ý là phương pháp đào tạo lấy khoa học cơ bản làm gốc của trường đã đem lại những thành công to lớn. Những người sinh viên do điều kiện gian khổ, thiếu thốn trong rừng sâu, hay tại làng Tâm Hư thôn dã, chỉ có thể học các môn Toán, Lý, Hóa học với vài ba tài liệu giáo khoa, nhưng sau hai năm học khoa học cơ bản của các trường đại học ở các nước xã hội chủ nghĩa tiên tiến đều trở thành những sinh viên, những nghiên cứu sinh xuất sắc. Những người trở về nước phục vụ chiến đấu, tiếp quản khoa học, kỹ thuật từ vùng tạm chiếm cũng đã có những cống hiến hết sức vẻ vang. [...]. Cái gì là nguyên nhân của những thành công này, ngành Khoa học giáo dục Việt Nam nên nghiên cứu. Là một người trong cuộc, tôi thấy một cách khái quát rằng đó là do tư tưởng giáo dục đúng đắn của giáo sư Lê Văn Thiêm, người sáng lập, chỉ đạo và điều hành trường KHCB. Nội dung chính của tư tưởng này là : lấy khoa học cơ bản làm gốc ; phát huy cao độ khả năng tự học và động cơ học tập đúng đắn của người học ; không tham dạy nhiều về khối lượng, mà chú ý chọn lọc kiến thức tinh hoa của thế giới. [...]. Nghiên cứu vận dụng tư tưởng giáo dục này là việc hết sức cần thiết trong giải quyết các khó khăn về giáo dục và đào tạo hiện nay ở ta.
    ?" Trích bài ông Nguyễn Văn Ðạo, giáo sư Cơ học, đại học Quốc gia Hà Nội :
    Với ý thức nóng bỏng về những ứng dụng thực tiễn của lý thuyết hàm biến phức, giáo sư đã nắm bắt rất nhanh một thành tựu Cơ học mới của Liên Xô vào những năm 1960 - lý thuyết nổ định hướng của La-vren-chi-ep. [...]. Dưới sự chỉ đạo của [ông], một nhóm cán bộ khoa học trẻ của các viện nghiên cứu và các trường đại học đã đi sâu nghiên cứu ứng dụng lý thuyết này trong việc nạo, vét các kênh, mương, trong việc phục vụ giao thông thời chiến, trong việc khai thác mỏ, trong việc xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình...[...] Giáo sư đã trực tiếp theo dõi công việc của một kỹ sư trẻ trong việc cải tiến máy kéo MTZ của Liên Xô theo kiểu bánh ***g để làm đất trên ruộng lầy. Phải làm sao để máy kéo không bị lún quá sâu trong ruộng lầy có độ chặt từ một đến hai kilôgram trên một phân vuông, hơn nữa lại có thể làm nhỏ được đất mà không cần cày bừa gì cả, nghĩa là máy kéo chỉ cần chạy vài lượt là đất đã tơi nhuyễn và nông dân có thể cấy lúa được. Ông đã từng đạp xe đạp cả ngày đường để đến xã Tế Tiêu ở Hà Sơn Bình xem thử nghiệm sản phẩm mới này. Hôm đó trời rét, lại mưa lâm thâm, nhà toán học Lê Văn Thiêm đã sắn quần xăm xăm lội xuống ruộng bùn để xem kỹ góc chuyển động của các mẩu bám bằng thép và tác dụng của nó khi máy chạy trên ruộng. Hôm đó, bà con nông dân kéo ra rất đông, lần đầu tiên trên cánh đồng ngập nước mênh mông đã có máy cày xuồng chạy. Nhiều người phấn khởi, lội ùa xuống ruộng, đi theo một người đang lụi cụi ở phía sau máy kéo mà bùn đất đã làm lấm lem chiếc áo ngoài bạc phếch của ông. Họ cũng không biết rằng đó chính là giáo sư toán học nổi tiếng Lê Văn Thiêm.
    ?" Trích bài của bà Hoàng Xuân Sính, giáo sư Toán học, Trường đại học Sư phạm Hà Nội:
    [...] Trí thức Việt kiều [du học ở Pháp] về nước đợt đầu là theo con đường phái đoàn của ta sang Pháp đàm phán năm 1946, lộ trình này không có gì gian nan. Ðợt thứ hai chỉ có anh Thiêm. Sau này, anh Tạ Quang Bửu cho tôi hay, anh Thiêm phải sang Anh ở mấy tháng để thực dân Pháp không nghi là về với kháng chiến, rồi từ Anh đi Thái Lan. Ở Thái Lan, anh Thiêm nhận nhiệm vụ áp tải vũ khí mua ở đó đưa về chiến khu Nam Bộ. Anh ở chiến khu Nam Bộ mấy tháng, sau mới đi bộ ra miền Bắc. [...] đối với anh chị em Việt kiều chúng tôi, chưa bao giờ phải phiêu lưu như vậy, thì chuyện về nước của anh Thiêm là một huyền thoại. Tôi không biết anh [Trần Ðức] Thảo về nước thế nào, có nhiều khó khăn hay không, nhưng chắc chắn không mấy dễ dàng vì anh Thảo cũng về trong lúc còn kháng chiến. Sau anh Thảo, một loạt anh em Việt kiều về nước năm 1952, về rất dễ dàng, không phải giấy tờ gì cả, được cảnh sát Pháp bắt tại nhà, hỏi cung trong một ngày, làm giấy quyết định trục xuất sau khi hỏi cung, rồi đưa bằng tàu hỏa xuống cảng Marseille, từ đó xuống tàu biển tiến thẳng về cảng Sài Gòn, rồi vào khám Chí Hòa. Anh Phạm Huy Thông được " vinh dự " về như vậy. Cùng đợt về với anh Thông, ở tỉnh Toulouse nơi tôi đang học lúc đó, có anh Võ Văn Lạc. [...]. Người thanh niên Võ Văn Lạc, bí thư chi bộ Toulouse, năm đó mới ngoài hai mươi tuổi. Chuyện của anh cũng nên nhắc lại ở đây để thấy số phận mỗi Việt kiều trên con đường về với Tổ Quốc. Sau đêm anh vẫy chào từ biệt chúng tôi, gần chục năm sau tôi mới lại gặp anh, nhưng lần này trên đất Bắc. Do thực dân Pháp đã chuyển anh từ khám Chí Hòa ra nhà tù Hà Nội, rồi anh được chuyển đi cải tạo khi ta tiếp quản thủ đô vì trường hợp anh quá đặc biệt khó tin. Các anh khác ở lại khám Chí Hòa, sau 1954 được thả ra, chỉ có anh Lạc và anh Phạm Huy Thông bị thực dân Pháp chuyển ra ngoài Bắc. Anh Thông ở nhà tù Hải Phòng, còn anh Lạc ở nhà tù Hà Nội. Anh Thông là lãnh đạo của Việt kiều ở Pháp, nổi tiếng, luôn luôn có liên lạc với Trung ương, nên không xảy ra điều gì nhầm lẫn. Anh Lạc đi cải tạo đến năm 1958. May cho anh, một hôm đại tướng Võ Nguyên Giáp nhìn thấy anh trong đám tù cải tạo đang làm đường ở miền núi, thấy mặt mũi anh sáng sủa nhân hậu, hỏi chuyện anh và hiểu ngay câu chuyện mà người thường khó hiểu, đã đưa anh từ trại cải tạo về công tác ở Nhà xuất bản Sự Thật. [...]. Nếu không có ngọn đuốc đưa đường của các anh, chúng tôi không biết phải sống thế nào sau cái đêm tiễn các anh bị [Pháp] bắt về nước tống giam. Anh Thiêm và các anh cùng thế hệ với anh, đã ảnh hưởng đến chúng tôi như vậy. Nhưng có điều xót xa này, tôi thấy cần phải nói. Trong chuyến đi công tác cùng anh Thiêm năm 1974 [chuyến đi dự Hội nghị Quốc tế Toán học ở Vancouver] (1), tôi thấy anh Thiêm có những sợ sệt rất vẩn vơ mà Việt kiều tiếp xúc không hiểu được. Cùng cảnh ngộ, tôi chua xót nhận ra. Anh Thiêm mới thoát khỏi một cuộc " tranh cãi " dài liên miên của đại học Tổng hợp, " tranh cãi " đến mức phải cho sinh viên nghỉ học dài dài để thày tập trung họp " thảo luận ". Kết quả là Viện Toán được thành lập để anh Thiêm và anh Hoàng Tụy có chỗ làm việc (2). Ở anh Trần Ðức Thảo, tôi cũng thấy những sợ sệt, nhưng còn nặng nề hơn anh Thiêm nhiều. Tôi đau buồn phải nói ra điều này, nhưng tôi thấy đó là một điều tốt nếu nói được ra.
    ?" Trích bài ông Hoàng Tụy, giáo sư, viện Toán học, Trung tâm khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia :
    Ðương nhiên giá như giáo sư Lê Văn Thiêm cứ tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu ở Pháp hay ở Mỹ thì chắc chắn, với tài năng xuất sắc của mình, ông có thể có nhiều cống hiến to lớn hơn cho toán học và tên tuổi quốc tế của ông lẫy lừng hơn. Song ông đã lựa chọn trở về quê nhà, cùng chia sẻ khó khăn gian khổ với đồng bào, và thật sự tất cả những gì ông đã cống hiến cho Tổ quốc và cộng đồng toán học Việt Nam chỉ có thể khiến chúng tôi vô cùng biết ơn ông và tự hào về ông. [...].
    Về phương diện con người, giáo sư Lê Văn Thiêm rất mực điềm đạm, khiêm tốn và nhân hậu, sống rất giản dị và nhiều lúc hóm hỉnh một cách thật dễ thương. Luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bất cứ ai cần đến và rất bao dung cao thượng, nhưng mặt khác ông lại là con người nguyên tắc, đấu tranh không khoan nhượng cho lẽ phải và chân lý. Những đức tính tựa hồ mâu thuẫn đó có lúc đã gây cho ông không ít rắc rối, nhưng những người hiểu ông đều hết sức cảm phục tấm lòng nhân ái, vị tha của ông.
  3. NguyenSiHung

    NguyenSiHung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Trích bài ông Nguyễn Cang, giáo sư, đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh :
    Vốn rất ít nói và không hay nói đến mình, nhưng tôi luôn luôn gần thầy " khai thác bí mật " nhiều chi tiết với ý nghĩ đó sẽ là bài học tốt cho học sinh, sinh viên, thanh niên nước ta sau này. Những dịp may mắn gần Thầy trong những năm tôi làm việc ở Viện Toán, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, Thầy tiết lộ : " Mình nhỏ hơn anh Tạ Quang Bửu 9 tuổi. Khi mình sang Pháp học thì anh Bửu đã về nước làm việc, có uy tín lớn trong giới trí thức, sinh viên. Lúc anh Bửu là thành viên Phái đoàn Chính phủ ta sang đàm phán với Chính phủ Pháp ở Paris [Hội nghị Fontainebleau 1946], anh Bửu có đến thăm mình và khuyên mình bất luận trong hoàn cảnh nào cũng phải bảo vệ luận án Tiến sĩ quốc gia khoa học Toán học, vì càng có vị trí khoa học cao thì càng có uy tín để làm việc cho đất nước ".
    ?" Trích bài ông Nguyễn Ðình Ngọc, giáo sư, đại học dân lập Thăng Long, nguyên thiếu tướng Công an, sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ quốc gia về Toán ở Paris, mấy năm 1964, 1965 có làm giáo sư Toán đại học ở Pháp :
    Năm 1952, khi học lớp " điệp báo " ở Sở Công an Liên khu IV, tôi đã nghe kể về thầy : [...] đã bỏ hết để về tham gia kháng chiến chống Pháp. Từ đó, tôi đã kính trọng thầy như một tấm gương sáng của một người trí thức yêu nước. [...]. Về Sài Gòn từ tháng 2 năm 1966, tôi đã dạy Toán theo các danh từ mà thầy và các đồng nghiệp đã chủ biên ở Hà Nội, và theo tinh thần đó mà bổ sung các danh từ chưa có trong đó. [...]. Thật sung sướng khi đất nước thống nhất, tôi đã được gặp thầy, người thật việc thật ở hội nghị Toán học Bắc-Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh với tư cách một " giáo sư chế độ ngụy được chế độ ta lưu dung ", còn đang phụ trách phân hiệu Thủ Ðức của Trường đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ mãi cuối năm 1977, khi trở về Hà Nội với tư cách một trung tá công an, tôi mới được lên viện Toán học ở Ðội Cấn tham gia các sinh hoạt Toán-Cơ để học hỏi thêm và làm thông tin khoa học kỹ thuật cho bộ trưởng Trần Quốc Hoàn và bộ Công an. Vì công tác ở bộ Công an vẫn là chính nên những gì thầy đề nghị tôi làm như dịch thuật cho các giáo sư dùng tiếng Pháp, tiếng Anh, phản biện các luận án (phó) tiến sĩ, các đề cương làm tiến sĩ (khoa học), vv. tôi đều cố gắng làm tốt nhất, noi theo tấm gương tận tụy, chí công vô tư, hết sức giúp đỡ lớp trẻ của thầy.
    ?" Trích bài của nhà toán học Laurent Schwartz viết ngày 14/12/1991 :
    Lê Văn Thiêm và Tạ Quang Bửu đã đấu tranh không mệt mỏi và hướng cuộc đấu tranh này tới việc đề cao chất lượng khoa học. Cả hai người đã phải trải qua những thời kỳ khó khăn. Chính Lê Văn Thiêm đã phải làm một bản tự kiểm điểm công khai về quan điểm " chủ nghĩa nhân tài ". Ông đã phải chịu đựng rất nhiều.
    ?" Trích thư chia buồn của nguyên Thủ tướng Phạm Văn Ðồng, gửi bà Lê Văn Thiêm ngày 12/7/1991 :
    Có thể chị không biết hết những quan hệ thân tình giữa tôi và anh Thiêm trong suốt thời gian anh hoạt động và phấn đấu quên mình ở miền Bắc. [...]. Anh Lê Văn Thiêm qua đời càng làm nổi bật tầm vóc và sự cống hiến của nhà toán học và người chiến sĩ cộng sản Lê Văn Thiêm. Ðó là điều từ đáy lòng tôi muốn nói với chị và nói với hương hồn của người đã khuất, đồng thời có thể nói với mọi người.
    Vì số dòng/trang có hạn, tôi không thể trích nhiều hơn. Cuốn sách còn có bài của nhiều tác giả khác : của ông Ðặng Ðình Áng, giáo sư đại học Quốc gia TPHCM (về sự gặp gỡ và cộng tác với ông Thiêm khi ông chuyển công tác vào Nam năm 1981), của ông Nguyễn Hữu Anh, giáo sư đại học Quốc gia TPHCM, Việt kiều cũ ở Mỹ và Canada (về vài kỷ niệm " vui " với ông Thiêm, đặc biệt là chuyến đi dự Hội nghị Quốc tế Toán học ở Helsinki 1978 (3)), của các ông Phan Ðình Diệu, giáo sư đại học Quốc gia Hà Nội và Nguyễn Ðình Trí, giáo sư đại học Bách khoa Hà Nội (cả hai thuở xưa là sinh viên của ông Thiêm), v.v. Chú ý là cuốn sách không chỉ là sự tập hợp những kỷ niệm về ông Lê Văn Thiêm mà còn cho một số thông tin về những cảnh ngộ khác nhau của những Việt kiều " trên con đường về với Tổ Quốc ". Nó cũng kể lại một số sự kiện mà tới nay ít ai chú ý, thí dụ như đã thấy trong các phần trích trên đây : một nét của cái nhìn của Hồ chủ tịch về vấn đề khoa học, điều kiện trú ngụ của Trường KHCB ở Trung quốc, cái sự " hiểu ngay câu chuyện mà người thường khó hiểu " của đại tướng Võ Nguyên Giáp, cái nhìn của ông Tạ Quang Bửu về việc nên học đến nơi đến chốn (khác với một số người một thời chủ trương là Việt kiều ở Pháp chẳng cần/chẳng nên " học cao ", na ná như việc chủ trương năng lượng là do sức kéo của con người mà ra, không cần coi trọng cơ giới), vv.
    Riêng về phần tôi, (như tôi đã viết trong bài của tôi), tôi bắt liên lạc với ông Thiêm từ thuở những năm 1960 gì đó, và có thể nói là có quan hệ mật thiết, dù tôi chỉ thực sự gặp ông vào năm 1970, và những lần về nước sau đó, và chuyến ông qua Pháp trên đường đi Vancouver. Công lao của ông ngày nay đã được ghi nhận. Còn những gian nan ông gặp phải, cũng cần được nói lên. Tuy ông không bao giờ thổ lộ, tôi có nghe kể là có một thời một số người phê phán ông về sự " sai lầm " chú trọng cán bộ giỏi (" giỏi " theo nghĩa nghề nghiệp) và muốn tập trung họ về làm việc ở đại học cho có hiệu quả, nghĩa là đã không ưu tiên các " thành phần cơ bản ". Làm công tác trí thức ở Việt Nam rất là khó, nhất là trong những năm chiến tranh. Không chỉ vì trang bị, mà còn có vấn đề giữa : lý thuyết và thực hành, cơ bản và ứng dụng, hồng và chuyên. Những khó khăn loại đó, ngay cả những nhà " khoa học tự nhiên " cũng gặp phải, chứ không chỉ những nhà văn, nhà thơ, khoa học xã hội và nhân văn (4)...
    Ở xa nhìn về nước, tôi cũng biết được là, trong cuộc sống, những năm khó khăn đã thuộc về quá khứ. Về mặt công tác chuyên môn, chắc ngày nay cũng dễ dàng hơn trước. Mong rằng các thế hệ trí thức nối tiếp, không quên công lao và sự vất vả của những người đi trước mở đường, trong đó có nhà toán học Lê Văn Thiêm.
    (*) Bùi Trọng Liễu, giáo sư đại học (Paris, Pháp)
  4. NguyenSiHung

    NguyenSiHung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Nguồn tài liệu : Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam - Các nhà khoa học Việt Nam
    Giáo sư Tạ Quang Bửu (1910 - 1986)

    Giáo sư Tạ Quang Bửu (1910 - 1986)
    Một trí thức uyên bác và giàu nhiệt huyết
    Giáo sư Tạ Quang Bửu sinh ngày 23/7/1910 trong một gia đình nhà giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trong tộc phả họ Tạ Quang có câu: ?oPhụ giáo tử đăng khoa, cử nhân tại quán? (cha dạy con đi thi, đỗ cử nhân không ra làm quan). Cho đến đời cha ông là Tạ Quang Diễm, dòng họ Tạ Quang đã 11 đời thực hiện lời căn dặn trên. Đó là thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến, nhiều nhà nho có khí tiết không ra làm quan để phản đối triều đình thối nát. Nhưng đến đời Tạ Quang Bửu, ngay từ khi nước ta đang ở dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, ông đã đem hết lòng nhiệt huyết và kiến thức sâu rộng của mình ra phục vụ Tổ quốc và nhân dân.
    Năm 1929, sau khi đỗ đầu tú tài bản xứ và đỗ đầu tú tài Tây ban Toán, ông nhận được học bổng của Hội Như Tây Du học Trung kì và sang Pháp học. Ông thi đỗ vào trường Centrale (A) Paris năm 1930, học Toán ở các trường Đại học Paris, Bordeaux (Pháp) và Oxford (Anh) từ 1930 đến 1934. Tại Pháp, ông theo học chương trình cử nhân khoa học ở Sorbonne. ở đây có hai giảng đường lớn: Hermite dàng cho cử nhân và Darboux dành cho những người học trên đại học. Ông đã đến nghe giảng ở Hermite và tham dự các buổi xê-mi-ne ở Darboux. Tại đây, ông đã tiếp xúc với nhiều nhà toán học trẻ của nước Pháp, bí mật tham gia nhóm Nicolas Bourbaki. Mục đích của nhóm N. Bourbaki là tổng kết toàn bộ thành tựu toán học của loài người, mọi thành viên khi in các công trình toán học dù dưới dạng báo hay sách đều kí một bút danh là N. Bourbaki. Nhóm đã công bố hơn 40 công trình đồ sộ, được đánh giá cao đến mức nhiều ý kiến cho rằng có thể chia lịch sử toán học thế giới ra 2 kỉ nguyên: tiền Bourbaki và Bourbaki.
    Trong việc học, ông chỉ cốt sao thu nhận được nhiều kiến thức nhất chứ không quan tâm đến việc thi lấy bằng. Bên cạnh việc nghe giảng tại giảng đường đại học, ông dành phần lớn thời gian tự học. Ông thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, sử dụng được tiếng Đức, đọc hiểu tiếng Nga, Hán, Hi lạp cổ, Latinh. Tự cập nhật kiến thức, quan tâm rộng rãi, thường xuyên đến các ngành khoa học cơ bản nói chung và toán học nói riêng, là nét nổi trội nhất trong sự học của ông. Giáo sư Hoàng Xuân Sính đã từng viết về ông: ?oAnh giống như người thày của tôi, Alexandre Grothendieck... bao giờ cũng bay vượt lên cao, trừu tượng hoá tối đa các vấn đề cụ thể mà nhà toán học tinh tế đã nhìn thấy những mối quan hệ sâu sắc. Và sau khi làm việc trên những đối tượng rất trừu tượng, tưởng như nó là kết quả thuần tuý của sự tưởng tượng thì ứng dụng nó vào những lĩnh vực tưởng như không có gì liên quan đến nhau lại vô cùng phong phú?.
    Trở về nước năm 1934, ông không ra làm quan mà chỉ nhận dạy Toán và tiếng Anh tại một trường tư, Trường Providence (Thiên Hựu) ở Huế. Nhiều người đã từng là học sinh cũ của trường vào khoảng những năm 1934- 1935 vẫn nhớ đến một giáo sư ?orất khác thường?: Giáo sư Tạ Quang Bửu. Giáo sư vừa ở Pháp về đậu nhiều bằng cử nhân... lại từ chối làm việc cho chính quyền bảo hộ, không nhận dạy ?otrường công? lương cao mà chỉ thích dạy trường tư. Học sinh rất thích thú với cách giảng sinh động và phát âm rất chuẩn-?orất ănglê? của thày.. Ngoài tiếng Anh và Toán, Lí, Hóa mà thày rất giỏi, thày Bửu còn dạy các môn khoa học tự nhiên khác theo yêu cầu của nhà trường. Các môn này (động vật, thực vật, khoáng vật) thày tự nghiên cứu trong sách chuyên ngành cao hơn nhiều so với chương trình trung học rồi lên lớp với những mẫu hiện vật thày tự sưu tầm. Cách dạy của thày có cái gì đó khác với những người khác khiến nhiều học sinh, kể cả những người không được học với thày, vừa kính trọng vừa quí mến tìm đến với thày. Với thể thao, thày Bửu cũng tỏ ra xuất sắc ở một số môn và truyền đạt kinh nghiệm luyện tập cho các học sinh như: đánh bóng bàn theo kiểu Barma, người Hung-ga-ry đương kim vô địch thế giới, tập điền kinh theo phương pháp khoa học nhất, bơi kiểu Krôn (Crawl, bơi trườn)...
    Từ năm 1942 đến năm 1945, ông được cử giữ chức Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Hãng Điện-Nước Trung kì. Và trong thời gian này, ông cũng được bầu làm Huynh trưởng Hướng đạo sinh Trung kì. Đây là phương pháp giáo dục dành cho thanh thiếu niên, những người tham gia công khai nguyện ?oTrung thành với Tổ quốc?, làm những việc có ích cho xã hội như đi lạc quyên cứu đói, hoạt động truyền bá quốc ngữ, giúp đỡ người nghèo... Hướng đạo cũng rèn luyện cho thanh niên cách sống tự lực trong những điều kiện khác nhau. Vốn ghét thực dân, quan lại, Tạ Quang Bửu đã dần dần đưa phong trào hướng đạo thoát khỏi ảnh hưởng của Pháp và ngầm chống lại phong trào ?ovui vẻ, trẻ trung của Ducroy.
    Tháng 8/1945, ông cùng luật sư Phan Anh ra Hà Nội tham gia cách mạng. Ngay trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã cho ra mắt bạn đọc mấy cuốn sách: ?oThống kê thường thức?, ?oVật lý cương yếu?, ?oNguyên tử ?" hạt nhân ?" vũ trụ tuyến? và ?oSống?. Trong cuốn sách mỏng, giáo sư đã vận dụng những phát minh mới nhất trong vật lý lượng tử để giải thích sự sống, trình bày cấu trúc phân tử của gen, sự di truyền và biến dị, tính trội và tính lặn, các tác nhân gây đột biến như tia Rơgen, tia vũ trụ... Tuy nhiên theo Giáo sư ?oĐiều cốt yếu không phải: Sống là gì? Điều cốt yếu nhất là: Làm gì trong lúc sống?? Những cuốn sách của Giáo sư Tạ Quang Bửu và những hoạt động hướng đạo sinh của ông trước đó đã gây được những ảnh hưởng sâu sắc đên tầng lớp thanh niên trí thức lúc bấy giờ. Tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 1948 ở Việt Bắc, Giáo sư Nguyễn Xiển đã nói: ?oTrong thời kì kháng chiến này, ông Tạ Quang Bửu là nhà khoa học viết được nhiều nhất, do vậy, có thể ảnh hưởng nhiều nhất đến thế hệ đương thời?.
    Cũng trong thời kì này, ông đã đảm nhận những chức vụ quan trọng như Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ lâm thời, phụ trách giao thiệp với Mỹ và Anh (9/1945-1/1946); Thứ trưởng Bộ Quốc phòng rồi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (8/1947-8/1948). Năm 1947, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu đã chỉ đạo và biên soạn cuốn sách ?oBắn máy bay bằng súng trường tập trung? phổ biến rộng rãi khắp nơi và sau đó, góp phần chấm dứt thời kì máy bay Pháp làm mưa làm gió trên vùng trời Việt Nam. Sau này, phi công Mỹ bị giam ở ?oHilton Hà Nội? viết thư cho Đài Tiếng nói Việt Nam hỏi: ?oLàm sao dân quân du kích Việt Nam có thể dùng súng trường bộ binh để bắn rơi máy bay phản lực?? Giáo sư Tạ Quang Bửu đã đọc vào máy ghi âm giải đáp câu hỏi bằng tiếng Anh đầy lý lẽ.
    Đến thời kì chống Mỹ, dù không còn làm việc ở Bộ Quốc phòng, Giáo sư Tạ Quang Bửu vẫn tham gia giải quyết những vấn đề gay cấn nhất trong khoa học kỹ thuật quân sự. Mùa hè năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh thả thuỷ lôi trên sông biển nước ta và phong toả cảng Hải Phòng. Giáo sư đã trực tiếp chỉ đạo một tổ nghiên cứu thiết kế, chế tạo khí tài phá thuỷ lôi (mật danh GK1), phá bom từ trường (mật danh GK2) do Tiến sĩ Vũ Đình Cự làm tổ trưởng.
    Trong sự nghiệp của mình, Giáo sư Tạ Quang Bửu kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhau. Tuy vậy, ngay cả khi bận công việc chính sự, ông vẫn dành thời gian đem kiến thức uyên bác của mình truyền thụ lại cho các thế hệ học trò. Ngay trong những ngày Toàn quốc kháng chiến, ông vừa tham gia các công việc của Chính phủ vừa giảng dạy môn Vật lý tại Trường Đại học Hà Nội. Rồi ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, ông được cử làm Giám đốc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (1956-1961) đồng thời là Phó Chủ nhiệm kiêm Tổng Thư kí Uỷ ban Khoa học Nhà nước.
    Học trò của Lê Quý Đôn đã viết về thày mình: ?oThày ta là tinh tuý của suối nguồn học vấn?. Còn học trò của Tạ Quang Bửu tôn vinh ông là ?oLê Quý Đôn của thời đại Hồ Chí Minh?. Thời Lê Quý Đôn, người ta bảo nhau: ?oThiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn? (Thiên hạ có điều gì không biết đến hỏi Bảng nhãn Lê Quý Đôn). Thời nay, nếu có một nhà khoa học uyên bác trên nhiều lĩnh vực và gần như ai hỏi điều gì đều có thể giải đáp thì người ấy chính là Tạ Quang Bửu. Quả vậy, ông thông hiểu lịch sử Việt Nam và nhớ như thuộc lòng lịch sử của hai cuộc chiến tranh thế giới. Về cổ học, ông đọc được Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử, Đạo đức kinh, Nam Hoa kinh... trong nguyên bản Hán ngữ. Là lãnh đạo Uỷ ban Khoa học Nhà nước, ông trực tiếp làm trưởng ban Sinh vật - Địa học. Các bài giảng của ông về sinh học hiện đại có các giáo sư đầu ngành đến dự. Khi ông thuyết trình tại các hội thảo toán học, người nghe vừa ngạc nhiên vừa khâm phục kiến thức uyên bác và cập nhật của ông...
    Một trong những công lao to lớn của Giáo sư Tạ Quang Bửu là xây dựng nền đại học trong kháng chiến chống Mỹ, góp phần vào sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật nước ta. Ông là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (Bộ ĐH&THCN) từ năm 1965 đến năm 1976). Được thành lập trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, Bộ ĐH&THCN có trách nhiệm nặng nề : duy trì mọi hoạt động giáo dục và đào tạo, đảm bảo nhu cầu cán bộ khoa học cho tiền tuyến cũng như hậu phương; bảo vệ đội ngũ cán bộ giảng dạy và học sinh, sinh viên cũng như cơ sở vật chất hiện có; chuẩn bị cho sự nghiệp xây dựng đất nước sau chiến tranh. Ngay từ thời kì đầu, Giáo sư Tạ Quang Bửu đã chú trọng đến chất lượng dạy và học. Ông đã đề xuất cải tiến nội dung giảng dạy những điều ?ocơ bản nhất, hiện đại nhất và sát hợp với điều kiện Việt Nam nhất?. Theo sự chỉ đạo của Giáo sư, hệ thống các ban thư kí các bộ môn và các ngành đào tạo được thành lập để cải tiến chương trình đào tạo đồng thời các cán bộ có trình độ cao và kinh nghiệm giảng dạy cũng được tập hợp để biên soạn các giáo trình... Những năm đầu của thập kỉ 70 (thế kỉ XX), Giáo sư Bửu đã tổ chức một loạt các cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy đại học. Chủ trương mở rộng quy mô đào tạo bằng việc lập nhiều trường chuyên ngành đã được phối hợp chặt chẽ với chính sách tuyển chọn mỗi năm hàng trăm sinh viên, cán bộ ưu tú để gửi đi đào tạo tại các nước xã hội chủ nghĩa.
    Do công lao cống hiến của mình, ông được kết nạp vào Đảng (7/1947), là đại biểu Quốc hội liên tục từ khoá I đến khoa VI và đã được Đảng, Nhà nước ta tặng thưởng:
    - Huân chương Độc lập hạng Nhất,
    - Huân chương Kháng chiến hạng Nhất,
    - Huân chương Chiến thắng hạng Nhất,
    - Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất,
    - Huân chương Chiến công hạng Nhất,
    - Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba,
    - Huy chương Quân kì quyết thắng.
    Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1) về khoa học công nghệ với tập hợp các công trình ?oGiới thiệu khoa học kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và những quan điểm xây dựng ngành Đại học và Trung học chuyên nghiệp nước nhà?. Các công trình của ông được đánh giá là đã định hướng phát triển một số ngành khoa học cơ bản; chỉ đạo kỹ thuật việc rà phá bom mìn phong toả Vịnh Bắc Bộ, Hải Phòng và chỉ đạo những nhiệm vụ kỹ thuật quan trọng khác trong kháng chiến chống Mỹ. Những ý tưởng chỉ đạo của ông về bồi dưỡng nhân tài, chú trọng phát triển các công trình khoa học trọng điểm, về hợp tác khoa học, kỹ thuật với nước ngoài cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
    Là một nhà khoa học uyên bác, là người lãnh đạo xuất sắc các ngành khoa học và giáo dục, Giáo sư Tạ Quang Bửu với cái tâm trong sáng luôn quy tụ được những nhà khoa học giỏi ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cái tâm và trí tuệ của Giáo sư Tạ Quang Bửu sẽ mãi mãi toả sáng trong các thế hệ trí thức Việt Nam.
    Bài viết tham khảo tư liệu từ :
    - GS. Nguyễn Văn Đạo (chủ biên), ?oGiáo sư Tạ Quang Bửu - Con người và sự nghiệp?, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,2000.
    - Hội Khoa học Lich sử Việt Nam (chủ biên), ?o Tạ Quang Bửu - Nhà tri thức yêu nước và cách mạng?.
    Phạm Viết Hoàng, ?oThày Bửu dạy bắn súng bắc cầu... ?o in trong cuốn ?oTài trí Việt Nam?, NXB Thanh niên và Tạp chí Thế giới mới, Hà Nội, 1997.

  5. NguyenSiHung

    NguyenSiHung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Nguồn tài liệu: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

    Giáo sư. Nguyễn Xiển
    Nguyễn Xiển (1907-1997)
    Sinh tại thành phố Vinh. Du học tại Pháp cùng khoá với Hoàng Xuân Hãn, ông học cơ điện ở Trường Đại học Tổng hợp Toulouse. Năm 1932, tốt nghiệp cử nhân ở mức xuất sắc, ông được nhà trường cho lên Paris làm luận án Tiến sĩ ở Viện Toán học Henri Poincaré, nhưng sau đó, vì hoàn cảnh gia đình ông phải trở về nước, chọn nghề dạy học. Từ năm 1937, ông chuyển sang ngành khí tượng, trở thành một trong những kĩ sư đầu tiên làm việc ở ngành này.
    Cùng với các trí thức khác, ông sáng lập báo Khoa học, rồi báo Khoa học thường thức (sau này là Khoa học và Đời sống, Cơ quan ngôn luận của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam)và tham gia phong trào truyền bá Quốc ngữ.
    Sau Cách mạng tháng Tám, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy cử làm Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Bắc bộ, rồi Bộ trưởng Bộ Cứu tế - Xã hội.
    Năm 1946, ông được giao nhiệm vụ sáng lập Đảng Xã hội Việt Nam, tập hợp trí thức và công chức tham gia kháng chiến cứu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất nước nhà. Ông liên tục làm Tổng Thư ký của Đảng Xã hội cho đến khi đảng làm tròn sứ mạng lịch sử và tự giải thể.
    Khi Uỷ ban khoa học Nhà nước được thành lập, ông được giao trách nhiệm Phó Chủ nhiệm.
    Năm 1963, ông được bầu là Chủ tịch Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
    Ông được coi như người khai sinh ngành khí tượng - thuỷ văn ở nước ta. Là Chủ tịch Năm Vật lý địa cầu Việt Nam, ông được Nhà nước Ba Lan tặng Huân chương N.Copernic, huân chương cao nhất trong ngành vũ trụ Ba Lan. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.

  6. danni

    danni Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Hồ Tông Thốc (1353 - 1433)
    Ông người làng Thổ Thành, huyện Đông Thành nay là xã Thọ Thành, Huyện Yên Thành (Nghệ An), ông vốn thuộc dòng dõi họ Hồ ở xã Hoàng Hậu, huyện Quỳnh Lưu - dòng họ khoa bảng nổi tiếng với những danh sĩ đời Trần, Lê như Hồ Sĩ Dương, Hồ Sĩ Đống, Hồ Phi Tích ?Hồ Tông Thốc đỗ trạng nguyên năm Long Khánh (1372), được vua Trần Nghệ Tông phong chức Trung Thư Lệnh, dần dần thăng đến học sĩ viện Hàm lâm kiêm Viện trưởng viện Thẩm hình. Từ khi còn nhỏ, Hồ Tông Thốc đã nổi tiếng có tài ứng tác thơ văn khiến mọi người phải kinh ngạc.


    Chuyện kể rằng, vào một đêm trăng thanh gió mát, trăng và người như hoà quyện với nhau, Đạo nhân Lê Pháp Quan mời tao nhân mặc khách khắp nơi đến bình thơ. Trong số những khách đến dự, Hồ Tông Thốc là người nhỏ tuổi nhất. Đề bài vua xướng, trong khi có người còn cắn bút chưa nghĩ được câu nào thì cậu bé đã thảo một mạch trăm bài thơ. Nét chữ bay lượn trên giấy hoa tiên khiến ai cũng phải tròn mắt kinh ngạc, không nhờ rằng cậu bé nhỏ tuổi vậy mà có tài thơ đến thế. Khi bình thơ, cả trăm bài thơ của Hồ Tông Thốc, câu nào cũng thần cú, văn chương mạch lạc, ý tứ sâu xa. Các quan khách không ai địch nổi, trầm trồ tưởng như Vương Bột tái thế. Từ đó tiếng tăm của Hồ Tông Thốc được lan truyền khắp mọi nơi, ai cũng thán phục tài thơ của cậu.
    Năm 15 tuổi, Hồ Tông Thốc rời quê hương sang học ở xã Vô Ngại, huyện Đường Hào, nay là thôn Vô Ngại, Xã Bạch Sam, huyện Mỹ Văn (Hưng Yên). Một hôm đang đi trên đường làng, Hồ Tông Thốc gặp một người con gái xinh đẹp, đoan trang, hỏi ra mới biết đó là con gái út của quan Thị lang. Mê vì sắc, yêu vì nết, từ đó chàng đem lòng tương tư và quyết tâm chinh phục bằng được cô gái. Hàng ngày Hồ Tông Thốc đem thơ Quốc âm ra trêu đùa, rồi lân la đến nhà trò chuyện, hỏi han. Cảm phục tài trí của chàng trai họ Hồ, cô gái cũng mang lòng yêu mến. Sau khi đõ trạnh nguyên, vinh quy bái tổ, hồ Tông Thốc xin cưới cô gái đó làm vợ. Đó là thị Ấn.
    Tài năng của Hồ Tông Thốc một phần do thiên bẩm, còn phần nhiều do ý chí quyết tâm mà nên. Khi là học sinh trường Giám, Hồ Tông Thốc ẩn danh đến học nhà quan Thị lang huyện Thiên Lộc. Sắp đến kỳ thi, ông lén viết lên vách tường nhà đại đường quan Thị lang bài thơ bày tỏ ý chí của mình:
    "Nhật nguyệt hồn nhý thiên thượng huyền
    Nhân sinh ná đắc kỷ thanh niên
    Cố gia đường cấu tàm vô địa
    Kim nhậ t sinh ty hành lại hữu thiên
    Hàn mặc tranh như Vương Bột hậu
    Văn chương thùy thức Giả Sinh tiền
    Âncần dục hướng chỉ đạo
    Thùy cảm tiên đồ bút thượng liên "
    (Nhật nguyệt trời ngân tiếng quản huyền
    Đời người mấy thuở được thanh niên
    Nhà xưa dựng nếp ngùi không đất
    Nay buổi sinh thành cậy có tiên
    Bút mực không nhường Vương Bột trước
    Văn chương ai biết Giả Sinh hiền,
    Ân cần muốn người chủ ấy,
    Sớm động tờ hoa bút dám liền).​
    Đời Trần Nghệ Tông, Hồ Tông Thốc vâng lệnh đi sứ nhà Nguyên. Trên đường đến Yên Kinh, một hôm đoàn thuyền sứ đi bộ trên sông Ô Giang, đến chỗ có miếu thờ Hạng Vũ. Tương truyền Lý Bang và Hạng Vũ trở về đến đây gặp người lái đò khuyên Hạng Vũ quay về Giang Đông để tính kế sau. Hạng Vũ xấu hổ đã rút gươm vị vương tự sát . Nhân dân đã lập miếu thờ ở đó. Nghe đồn miếu này rất thiêng, thường nổi sóng nhấn chìm các thuyền buồm qua lại, nên mỗi khi qua đây, mọi người đều phải ghé thuyền vào bờ đốt vàng hương cầu may.
    Hồ Tông Thốc tuy biết chuyện nhưng khi đi qua miếu, ông vẫn vờ như không hay biết, cứ cho thuyền thẳng tiến. Quả nhiên khi thuyền đi ngang qua miếu, sóng gió nổi ầm ầm, mây trời mù mịt, thuyền mấy phen chực chìm, mọi người trên thuyền ai nấy hoảng sợ kinh hồn, riêng có Hồ Tông Thốc vẫn bình thản. Ông đứng trước mui thuyền hướng về phía tòa miếu mà đọc thơ rằng:
    "
    Quân bất hề, thần bất hề
    Như hà miếu mạo tại giang tân
    Giang Đông tích nhật do hàm tiểu
    Hà tích thiêu tiền bách vạn cân"
    (Vua chẳng ra vua, tôi chẳng tôi
    Bên sông lập miếu cũng hoài thôi
    Gianh Đông ngày trước còn chê nhỏ
    Tiền giấy nay sao lại vật nài?)​
    Vừa đọc dứt lời, lạ thay trời đất đổi hẳn, gió yên lặng. Hồ Tông Thốc hạ lệnh neo thuyền, lên bến. Ông thong dong đi ngắm tòa miếu, cảnh vật hoang sơ, đổ nát, hương khói lạnh lùng. chẳng lẽ nghiệp bá của ông vua cường bạo bị chôn vùi hết nơi đây ? Hồ Tông Thốc cảm thấy chạnh lòng.
    Tương truyền từ đó về sau, miếu hạng Vũ trên dòng Ô giang hết thiêng, thuyền bè qua lại không phải ghé vào đốt vàng mã và khấn vái nữa.
    Hồ Tông Thốc là nhân vật đa tài. Ông để lại khá nhiều tác phẩm, như: Việt sử cương mục, Việt nam thế chí, Thảo nhàn hiệu tần thi tập, Báo ân viện bi minh, Phú học chỉ nam, Hành thế địa? Hồ Tông Thốc quả là tấm gương về học vấn, niềm tự hào cho các thế hệ mai sau
    (Theo Khoa bảng Việt Nam)

  7. hai_yen104

    hai_yen104 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Đọc thấy bài ni hay post lên đây cho mọi người cùng đọc.
    Đặng Thai Mai - nhà văn hoá lớn của Việt Nam thế kỷ XX
    "Thầy là một bộ bách khoa mà trong thế kỷ 20 ở Việt Nam không có nhiều. Chỉ nhìn các tác phẩm của thầy để lại là thấy chiều dài, chiều rộng và chiều sâu trải suốt các thế kỷ ở Việt Nam và từ Âu sang Á, vậy mà thầy lại có tác phong làm việc hết sức tỉ mỉ và khiêm tốn", TSKH. Đoàn Hương nhận xét về người thầy của mình, GS. Đặng Thai Mai.
    Ông sinh ngày 25/12/1902, tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình có truyền thống hiếu học, giàu lòng yêu nước. Mới 7 tuổi, cậu bé Mai đã phải xa cả cha lẫn mẹ nhưng may mắn có sự chăm sóc, dạy dỗ rất chu đáo của ông bà nội, của chú bác họ hàng và các thầy giáo; hơn nữa ông là người chăm chỉ học tập, cả đời mê đọc sách, lại rất thông minh, có trí nhớ tuyệt vời - chỉ đọc hoặc nghe một lần là nhập tâm; vì vậy ông đã trở thành một học giả uyên bác, nhà lý luận văn học, nhà văn, nhà sư phạm, nhà báo, một nhà hoạt động chính trị - xã hội, một nhà văn hoá lớn của Việt Nam ở thế kỷ 20.
    Cội nguồn một nhân cách lớn
    Dân Lương Điền xưa kia nổi tiếng "cứng đầu cứng cổ", rất ghét bọn xâm lược, bởi vậy mỗi khi dấy lên phong trào yêu nước, đánh đuổi giặc Tây, dân ở đây một lòng một dạ đi theo. Cụ Huyện, ông nội của Đặng Thai Mai đậu cử nhân, tuy có ra làm quan, nhưng các con của cụ thì lại tham gia phong trào Duy Tân, bởi vậy nhà cụ luôn là nơi tập hợp các sĩ phu yêu nước.
    Cha Đặng Thai Mai là Đặng Nguyên Cẩn đậu phó bảng, làm đốc học, nhưng tham gia phong trào Duy Tân từ năm 1904. Ông là bạn thân của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị bắt và bị đầy ra Côn Đảo 13 năm. Năm 1921, ông được thả về và mất 2 năm sau đó. Chú Đặng Thúc Hứa đậu tú tài, đóng một vai trò phò tá cho cụ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du, đưa thanh niên yêu nước đi đào tạo ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Chú Đặng Thai Xương tham gia Việt Nam Quang Phục hội, bị bắt đầy đi Lao Bảo và hy sinh ở đó. Cô Đặng Quỳnh Anh là một lão thành cách mạng...
    Sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà tất cả các bậc cha chú và bè bạn lui tới đều là những người yêu nước thương nòi, đau đáu một nỗi niềm tìm đường cứu quốc như vậy, Đặng Thai Mai đã sớm được giác ngộ tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương, yêu đồng bào, đồng chí, ghét bọn xâm lược.
    Sau mấy năm được ông, bà nội "khai tâm", dạy chữ Hán và Quốc ngữ, tập cho những bước đi ban đầu, cậu Mai hơn 10 tuổi được gửi tới theo học ở nhà ***** Phi Thống (Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An), một người bạn thân của cha. Chính cụ cử Thống đã đem đến cho cậu thiếu niên Đặng Thai Mai những kiến thức Hán học quan trọng, những bài học đầu tiên về lịch sử, xã hội học, về cách đối nhân xử thế. Người học trò thông minh, hiếu học và lễ phép ấy về sau đã trở thành con rể được cưng chiều của gia đình cụ cử Thống. Từ tình thầy - trò, rồi đến quan hệ bố vợ - chàng rể, hai người vẫn thường xuyên trao đổi ý kiến về những vấn đề triết học và các vấn đề thế thái nhân tình khác.

    Một trí thức yêu nước nhiệt thành

    Học chữ Hán, chữ Tây, chữ Quốc ngữ; đọc đủ các loại sách đông tây kim cổ; lại là người rất say mê văn học, nghệ thuật, thế nhưng Đặng Thai Mai hầu như không hề nghĩ đến sáng tác văn chương, mặc dù ông hoàn toàn có đủ điều kiện và khả năng để viết. Như trong Hồi ký của ông đã thể hiện rõ, ông muốn hoạt động chính trị và ông đã bước vào, đã cống hiến khá nhiều sức lực trên lĩnh vực này.
    Những năm học tại trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương (1925-1928), Đặng Thai Mai đã nhiệt tình tham gia phong trào đòi "ân xá" cụ Phan Bội Châu, truy điệu cụ Phan Chu Trinh, rồi sau đó gia nhập đảng Tân Việt. Ông thường xuyên nhận được các tờ báo tiến bộ ở Pháp như Le Paria, Humanité, Việt Nam hồn..., trong đó có những bài tố cáo sự bất công, những hành động dã man, tàn bạo của thực dân Pháp đối với dân các nước thuộc địa. Bằng con đường bí mật ông cũng nhận được từ Pháp cả sách báo Macxit. Trong tư tưởng yêu nước của người trí thức trẻ dần dần ngả sang khuynh hướng vô sản.
    Năm 1930, ông tham gia phong trào Cứu tế đỏ, bị bắt và ngồi tù 3 năm. Đây chính là thời điểm bước ngoặt ông chuyển từ chủ nghĩa dân tộc yêu nước sang chủ nghĩa Mác-Lênin.
    Ra tù, ông đến dạy ở các trường tư thục Gia Long (1932), rồi Thăng Long (1935), tham gia phong trào Mặt trận bình dân và viết báo cách mạng. Ông xuất hiện trên các tờ báo của Đảng như: Le Travail (Lao động), Notre voix (Tiếng nói của chúng tôi), Rassemblement (Tập hợp) với những bài tạp văn mang tính châm biếm, phê phán chế độ hà khắc đương thời, hay những câu chuyện xảy ra trong phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh.
    Ông cùng với các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phan Thanh lập ra Hội truyền bá Quốc ngữ. Năm 1939, mặc dù chưa đứng vào hàng ngũ những người cộng sản, nhưng ông vẫn được Đảng coi như một đồng chí thực thụ và đã giới thiệu ông làm ứng cử viên dân biểu Trung kỳ để đấu tranh bằng con đường hợp pháp.
    Những năm Chiến tranh thế giới thứ II, thực dân Pháp bắt giam hầu hết các chiến sĩ cộng sản, báo chí cách mạng bị đình bản, Đặng Thai Mai càng phải lợi dụng hoàn cảnh hoạt động công khai, tăng cường gửi bài đăng trên các báo với đủ màu sắc chính trị, kể cả các tờ Thanh Nghị, Tri tân, Văn mới. Chính trong thời kỳ này, vừa tiếp tục dạy học, ông đã viết rất nhiều về các vấn đề văn học, lịch sử, triết học, xã hội học; dịch các vở kịch "Lôi vũ", "Nhật xuất" của Tào Ngu, các chuyện vừa của Lỗ Tấn, Don Quichotte của Cervantès; cho xuất bản các cuốn "Văn học khái luận", "Tạp văn trong văn học Trung Quốc ngày nay".
    (Theo ANTG)
  8. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế...
    TT - Ngày 1-8-1969, một ngày thu Hà Nội rất đẹp, trời Ba Đình như xanh hơn, rộng hơn. Chim trong vườn Bác thi nhau hót líu lo, rộn ràng.
    Đúng 5g30 sáng, đồng chí Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác, đã có mặt ở chân cầu thang nhà sàn, cũng đúng lúc Bác từ trên cầu thang thong thả bước xuống.
    Hai người như hai chiếc đồng hồ, không chênh nhau một giây, như anh chị em trong Văn phòng Chủ tịch thường kháo nhau.
    Đưa cánh tay trái lên đỡ cánh tay phải của Bác, rồi dắt Bác bước ra con đường ven hồ, Vũ Kỳ hỏi thăm sức khỏe Bác:
    - Thưa Bác, đêm qua Bác có ngủ được không ạ?
    - Cũng tàm tạm! Bác cố đọc cho xong mấy cuốn Người tốt, việc tốt vừa nhận được, để hôm nay làm việc với các chú bên Ban Tuyên huấn trung ương.
    - Thưa Bác, theo hẹn, đúng 8g30 các anh ấy sang. Tối hôm qua anh Hà Huy Giáp lại gọi điện nhắc.
    - Chú ấy thật chu đáo, cẩn thận.
    Đi thêm một đoạn, Bác dặn người thư ký:
    - Danh sách mười thương binh hôm qua Bác thưởng huy hiệu, chú cần trích ngang thành tích, lát nữa chuyển cho chú Giáp để chú ấy khỏi mất công đi sưu tầm. Văn phòng ************* cần nêu gương giành việc về mình để đỡ cho các cơ quan khác.
    Cứ thế, hai bác cháu, kẻ trước, người sau vừa đi, vừa hít thở không khí trong lành, vừa nói chuyện rủ rỉ. Gió sớm mai mát lành vờn bay trên mái tóc bạc như cước của Bác. Lúc này trông Bác giống như một tiên ông vừa giáng trần, theo sau là chú tiểu đồng thấp bé, lủn củn nhưng dáng vẻ tinh nhanh lạ thường.
    Khi hai người ra đến sân ximăng, cái sân tiếp giáp với ngôi nhà của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, thì chú tiểu đồng bước chậm lại để tiên ông vượt lên trước, vung hai tay thoải mái. Đến cột bóng rổ, Bác dừng lại, rướn người, cố đưa cánh tay phải lên sát vòng lưới nhiều lần.
    Đây là một trong những bài tập mà các thầy thuốc Trung Quốc đề ra cho Bác hồi năm 1966, 1967 khi Bác đi nghỉ ở Ôn Tuyền, Quảng Châu... Đến lượt rướn cuối cùng, có lẽ là cao nhất, Bác đưa mắt cho người thư ký. Người thư ký vội vàng chạy đến, rút trong túi ra mảnh giấy và ghi lại mức rướn mà Bác vừa đạt được?
    Đợi người thư ký ghi xong, Bác vui vẻ hỏi:
    - Tốt chứ?
    - Thưa Bác, kém hôm qua hai phân.
    Nghe thế, Bác thoáng vẻ không vui nhưng ngay sau đó Bác lại động viên người thư ký:
    - Nhưng không sao. Ngày mai ta lại cố gắng.
    Trên đường trở về, Bác ngước lên cửa sổ tầng hai nhà thủ tướng, khum bàn tay làm loa, gọi với lên:
    - A lô a lô, chú Tô dậy chưa? Xuống tập thể dục.
    Chờ một lát không thấy trả lời, người thư ký thưa với Bác:
    - Đêm qua thấy anh Tô thức rất khuya, chắc là chuẩn bị cho ngày mai họp Bộ Chính trị về qui hoạch xây dựng thủ đô và sau đó bàn tiếp về tình hình miền Nam và đấu tranh ngoại giao.
    - Thế thì Bác cháu ta về để cho chú ấy ngủ thêm.
    8g30, ngay dưới nhà sàn, Bác làm việc với Ban Tuyên huấn trung ương và Thứ trưởng Bộ Văn hóa Hà Huy Giáp về việc xuất bản sách Người tốt, việc tốt. Bác khen sách của một số nhà xuất bản đẹp và nhắc cần giữ phong trào cho thường xuyên.
    Bác nhấn mạnh đào tạo con người là vấn đề chiến lược. Phong trào ?oNgười tốt, việc tốt? chính là một trong những biện pháp quan trọng của chiến lược đó.
    Làm việc xong, tiễn khách ra về, Bác quay lại dặn đồng chí Vũ Kỳ:
    - Chú nhắc nhà bếp chiều nay làm cơm để Bác tiếp đồng chí Mười Cúc nhé. Chú cùng dự với Bác và mời cả chú Tô nữa.
    Đúng 16g15, Bác nghe đồng chí Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc), ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng, phó bí thư Trung ương Cục, báo cáo tình hình miền Nam.
    Bác đặc biệt quan tâm đến chiến dịch ?oBình định cấp tốc? của Mỹ ngụy đang thực hiện trong cả bốn vùng chiến thuật. Bác căn dặn đồng chí Nguyễn Văn Linh là trong bất cứ tình huống nào cũng phải bám chắc vào dân, dựa vào dân để mà tồn tại...
    Mới cách đây chưa đầy ba tháng, Bác vừa viết xong những dòng cuối cùng của di chúc hết sức cảm động: ?oNăm nay tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người xưa nay hiếm, nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. Điều đó không có gì lạ. Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?...?.
    Khi viết những dòng này, Bác vừa tròn 79 tuổi. Bác đang thanh thản chờ đợi ngày ra đi, ấy thế mà sáng nay vẫn lo lắng đến việc đào tạo con người, chăm lo xây dựng người tốt, việc tốt cho ngày hôm nay và cho mai sau.
    Và chiều nay lại gửi trọn vẹn cả tấm lòng về với miền Nam thân yêu, nơi mà Bác đã từng nói ?omiền Nam luôn ở trong trái tim tôi?.
    * Buổi sáng 3-8-1969, lại có những biểu hiện của những cơn đau thắt ngực. Hội đồng bác sĩ đưa máy móc vào kiểm tra toàn diện cho Bác, trao đổi cặn kẽ với bác sĩ Nhữ Thế Bảo và Lê Ngọc Mẫn về cách điều trị, đặc biệt tránh không được đi lại nhiều và hết sức tránh xúc động.
    Cơn đau thắt ngực rạng sáng hôm nay do ảnh hưởng của buổi chiều làm việc với đồng chí Nguyễn Văn Linh hôm qua.
    Mấy năm nay, hầu như mỗi lần nghe báo cáo về sự hi sinh của đồng bào miền Nam và sự tàn bạo của kẻ thù là trái tim Bác không sao ngăn được xúc động.
    * May sao, ngày 5-8-1969 lại là một ngày vui của Bác. Khi nghe người thư ký báo cáo hai ông bà luật sư Trịnh Đình Thảo và đoàn cán bộ Liên minh các dân tộc, dân chủ và hòa bình miền Nam vừa ra miền Bắc xin được vào thăm Bác, Bác vui vẻ nói ngay:
    - Người ta ở xa đến, cần được nghỉ ngơi, mình phải đến tận nơi thăm hỏi mới phải lẽ.
    - Thưa Bác, hội đồng bác sĩ vừa căn dặn Bác nên hạn chế đi lại.
    Nghe nói vậy, Bác hơi nghiêm nét mặt:
    - Đối với miền Nam thì không có hạn chế nào cả. Chú chuẩn bị xe và sang nói với chú Tô cùng đi thăm phái đoàn miền Nam với Bác.
    Bác biết rất rõ luật sư Trịnh Đình Thảo là một trí thức nổi tiếng tham gia phong trào yêu nước từ năm 1945 ở Sài Gòn - Chợ Lớn, tích cực chống thực dân Pháp xâm lược.
    Từ năm 1955 tham gia phong trào hòa bình chống Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam VN, ba lần bị kẻ thù bắt giam nhưng vẫn một lòng hướng về cách mạng.
    Sau năm 1968, luật sư ra chiến khu và tháng 6-1969, tại Đại hội Quốc dân miền Nam VN, được cử giữ chức phó chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam VN.
    15g ngày 5-8-1969, ông bà luật sư Trịnh Đình Thảo cùng các ông Lâm Văn Tết, Lê Văn Giáp không ngờ lại được đón Bác đến thăm. Còn Bác thì phấn khởi ra mặt. Bác ôm hôn từng người với nụ cười rạng rỡ, nói rất vui:
    - Dân tộc VN nhất định thắng đế quốc Mỹ vì dân tộc VN đại đoàn kết.
    * Chiều 12-8, Bác lên hồ Tây thăm phái đoàn đàm phán của ta ở Paris vừa về Hà Nội, không may trên đường về lại gặp cơn dông. Mặc dù người thư ký đã cẩn thận, chu đáo mang theo cho Bác chiếc áo bông nhưng Bác vẫn bị cảm lạnh.
    Sáng hôm sau, hội đồng bác sĩ hội chẩn kết luận Bác bị cảm lạnh dẫn đến viêm phế quản, sốt cao, bạch cầu tăng và quyết định điều trị bằng kháng sinh.
    Kể từ đó, bệnh tình của Bác có những diễn biến phức tạp và bắt đầu từ ngày 17-8, Bác không ở nhà sàn nữa mà chuyển xuống nhà H67 ở gần nhà sàn, theo chế độ bất động.
    Ngôi nhà này xây xong từ năm 1967 nên có ký hiệu là H67, mục đích là để Bác vừa làm việc, vừa có thể xuống hầm tránh máy bay ngay cạnh đấy khi có báo động phòng không. Ở đấy có một chiếc giường một bằng gỗ mộc cho Bác nằm.
    Trên giường trải một chiếc chiếu trơn không vẽ hoa, và một chiếc gối một, cũng là gối trơn không có thêu thùa gì cả. Thật ra lúc đầu các đồng chí phục vụ cũng chuẩn bị sẵn cho Bác chiếu hoa và gối thêu hoa nhưng Bác bảo cất đi, Bác không dùng.
    Đặc biệt trời Hà Nội nóng nực như thế mà bao nhiêu lần các cán bộ phụ trách đề nghị lắp máy điều hòa nhiệt độ nhưng Bác đều từ chối. Bác nói:
    - Các chú thay nhau đề nghị nhiều lần như thế thì chắc đã có máy rồi, vậy các chú chuyển máy điều hòa xuống bệnh viện để bệnh nhân nặng dùng. (co?n tiếp)
    THẾ KỶ
  9. natna

    natna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế...
    [​IMG] [​IMG]
    Ngày 26-8-1969, thấy tình hình sức khỏe của Bác diễn biến càng xấu, được sự ủy nhiệm của Bộ Chính trị, Quân ủy trung ương ra quyết định thành lập ban chỉ đạo công tác giữ gìn thi hài Bác, trực thuộc Quân ủy trung ương, do thiếu tướng Lê Quang Đạo, ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên Quân ủy trung ương, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, làm trưởng ban.
    Trước mắt ban chỉ đạo tổ chức ngay một đoàn xe có nhiệm vụ vận chuyển, hộ tống thi hài Bác trên những con đường và địa điểm mà thi hài Bác sẽ đi qua, bảo đảm bí mật, an toàn tuyệt đối. Đội xe thành lập xong là tổ chức huấn luyện ngay.
    Cứ đêm đến là cả đoàn tập hành quân theo phương án đã được phổ biến. Xuất phát từ vườn Bách thảo, đi hết đường Phan Đình Phùng, rẽ phải sang đường Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, xuống Trần Thánh Tông, theo lối cổng sau về Viện Quân y 108.
    Tại Viện 108, từ cuối năm 1968 đã hoàn thành một công trình đặc biệt mang mật danh 75A, do một tiểu đoàn công binh làm suốt mấy tháng trời. Họ làm ban đêm, từ 7g tối đến 4g sáng, đào đắp hàng trăm mét khối đất đá. Sau công trình 75A là một công trình tương tự ở dưới sân khấu hội trường Ba Đình, mang mật danh 75B.
    Chỉ những đồng chí có trách nhiệm ở cấp cao mới biết công trình 75A là nơi sẽ tiến hành phẫu thuật phục vụ việc giữ gìn lâu dài thi hài Bác, còn công trình 75B là nơi sẽ để thi hài Bác trong suốt mấy ngày liền phục vụ cho lễ tang quốc gia.
    Toàn thể cán bộ chiến sĩ từng ngày đêm lao động cật lực xây dựng công trình, các chiến sĩ lái xe trong đoàn xe đặc biệt, các đồng chí cảnh vệ đêm đêm làm nhiệm vụ đứng gác trên các ngả đường ở Hà Nội? tuyệt nhiên không một ai hay biết là việc mình đang làm phục vụ mục đích gì.
    Và đặc biệt, chính Bác Hồ cũng không biết những điều đó. Bác không hề biết rằng sau ngày sinh nhật thứ 77, Bộ Chính trị đã họp phiên bất thường dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Duẩn bàn chuyện chăm sóc sức khỏe cho Bác và việc giữ gìn thi hài khi Bác qua đời.
    Và đúng ngày 2-9-1967, một tổ bác sĩ gồm ba người được Đảng và Nhà nước ta cử sang Liên Xô học chuyên đề về giữ gìn thi hài. Đó là Nguyễn Gia Quyền - chủ nhiệm khoa giải phẫu Viện 108, Lê Ngọc Mẫn - chủ nhiệm khoa nội tiết Bệnh viện Bạch Mai, Lê Điều - chủ nhiệm khoa ngoại Bệnh viện Việt - Xô.
    Cho đến cuối tháng 8-1969, mọi công việc chuẩn bị cho việc giữ gìn thi hài Bác và lễ quốc tang đã cơ bản chuẩn bị xong. Bộ Chính trị đã bố trí thời gian trực tiếp nghe báo cáo và chính thức mời đoàn chuyên gia thi hài Liên Xô sang Hà Nội.
    Trong lúc đó, các thầy thuốc giỏi của Trung Quốc do Đảng và Nhà nước ta mời sang từ đầu tháng tám vẫn ngày đêm phối hợp chặt chẽ với hội đồng bác sĩ của ta chăm sóc chạy chữa cho Bác.
    Chiều tối 23-8, Viện Quân y 108 cử một tổ công tác gồm hai bác sĩ, hai y tá, một chủ nhiệm khoa dược vào hỗ trợ tổ công tác điều trị cho Bác. Y tá Oanh và Quý được đồng chí Vũ Kỳ trực tiếp giao nhiệm vụ đặc trách làm công tác hộ lý.
    Những đêm khuya vắng lặng, trong phòng chỉ còn lại ba ông cháu, những lúc tỉnh, Bác hỏi chuyện về quê hương, gia đình, học tập, công tác và đôi khi hát cho Bác nghe. Y tá Ngô Thị Oanh còn nhớ một lần hát xong, Bác tặng cho một bông hoa hồng.
    Ngày 28-8-1969, trên điện tâm đồ xuất hiện diễn biến rối loạn nhịp tim, báo hiệu một cơn nhồi máu khó tránh khỏi. Những cơn đau thắt ngực tăng lên. Hai cháu Oanh và Quý thay nhau xoa ngực cho Bác. Hội đồng bác sĩ mời đoàn chuyên gia y tế Trung Quốc cùng hội chẩn.
    Buổi chiều, Bác thiếp đi một lúc vì quá mệt, tỉnh dậy đã thấy vợ chồng đại tướng Võ Nguyên Giáp và chị Đặng Bích Hà đứng bên cạnh, trên tay là một bó hoa huệ 10 bông. Một nụ cười rất tươi nở trên môi Bác.
    Có lẽ đây là nụ cười cuối cùng của Bác dành cho hai con người mà Bác rất mực yêu quí. Bác ra hiệu gọi đồng chí Vũ Kỳ và cháu Ngô Thị Oanh lại bên giường, bảo cháu Oanh cắm hoa vào lọ và bảo đồng chí Vũ Kỳ rằng Bác muốn uống một ngụm nước dừa ở cây dừa đầu nhà.
    Các bác sĩ tỏ ý không muốn Bác uống nước dừa vì không thích hợp với bệnh tình hiện nay của Bác. Bác đã nói một câu làm cho ai nấy đều xúc động:
    - Biết vậy! Nhưng đây là dừa miền Nam.
    Ai cũng biết đây là cây dừa do đồng bào miền Nam tặng Bác và suốt 15 năm qua Bác đã chăm sóc với tất cả tình thương yêu tha thiết.
    Ngày 29-8-1969, bệnh tình Bác càng nặng thêm. Các đồng chí Bộ Chính trị thay nhau túc trực bên giường Bác.
    Bộ Chính trị đã cho kiểm tra lần cuối cùng mọi công tác chuẩn bị. Các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh đã tiếp đoàn chuyên gia thi hài của Liên Xô sang giúp ta.
    Đoàn gồm sáu người do đồng chí S. Đêvôp, viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, phó chủ tịch Viện Hàn lâm y học Liên Xô, viện trưởng Viện Khoa học giữ gìn thi hài Lênin, làm trưởng đoàn. Các đồng chí đã trực tiếp đến kiểm tra các cơ sở 75A, 75B.
    Tối 30-8-1969, Bác lại phải trải qua một cơn đau và sau đó đi vào hôn mê. Những biện pháp tốt nhất được hội đồng bác sĩ khẩn trương sử dụng để cấp cứu. Bác dần dần tỉnh lại. Thấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang đứng bên cạnh, Bác hỏi ngay:
    - Các chú chuẩn bị lễ kỷ niệm quốc khánh đến đâu rồi?
    Sau khi nghe Thủ tướng Phạm Văn Đồng báo cáo, Bác dặn:
    - Các chú nhớ phải bắn pháo hoa để cho nhân dân và các cháu nhỏ vui mừng đón ngày độc lập của đất nước.
    Tiếp đó, Bác lại hỏi tình hình lũ lụt và nhân dịp này Thủ tướng Phạm Văn Đồng báo cáo với Bác ý kiến của Bộ Chính trị đề nghị Bác lên khu sơ tán của trung ương ở Hòa Bình để tiện việc chăm sóc, điều trị cho Bác. Nghe xong, Bác tỏ vẻ không vui và nói ngay:
    - Bác không đi đâu cả. Bác không bỏ dân mà đi. Các chú phải tích cực tìm mọi biện pháp bảo vệ cho được đê điều để bảo vệ dân.
    Ngày 31-8-1969, sáng sớm, Bác được báo cáo là hôm qua bộ đội tên lửa Hà Nội lập công xuất sắc, bắn rơi một máy bay không người lái của Mỹ. Bác rất vui nói với đồng chí Vũ Kỳ tổ chức gửi tặng một lẵng hoa cho đơn vị lập công.
    Cán bộ chiến sĩ sư đoàn phòng không 361 không thể biết Bác Hồ, người tặng hoa cho họ hôm nay, đang sắp phải từ biệt thế giới này.
    Ngày 1-9-1969 là một ngày căng thẳng đầy lo âu của mọi người đang túc trực quanh Bác. Lần đầu tiên những người phục vụ nghe tiếng rên của Bác. Điện tâm đồ luôn xuất hiện những ký hiệu xấu. Các đồng chí trong Bộ Chính trị hầu hết đều có mặt, vẻ đau buồn hiện rõ trên từng ánh mắt. Cả dân tộc đang sắp phải gánh chịu một mất mát lớn không gì bù đắp được.
    Tuy nhiên, Bác vẫn chưa ra đi. Người thư ký suốt một đời tận tụy với Bác từ những ngày đầu dựng nước lại được Bác giao thêm một nhiệm vụ: nhân dịp kỷ niệm lần thứ 24 Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi vòng hoa tới viếng các liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ Hà Nội.
    Sau đó Bác còn bảo ông lo tổ chức gửi tặng lẵng hoa của ************* nhân dịp Quốc khánh cho đội cảnh sát khu vực 4, khu phố Ba Đình, đội bảo đảm giao thông đường bộ I.
    Ngày 2-9-1969, cả nước tưng bừng kỷ niệm ngày Quốc khánh. Không ai biết người khai sinh ra ngày độc lập của dân tộc đang chuẩn bị lên đường đi xa mãi mãi.
    Trời mưa, bộ phận phục vụ đã căng bạt ngoài sân, kê thêm nhiều ghế. Mới tờ mờ sáng, hình như có mối tâm linh mách bảo, các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và các đồng chí trong Bộ Chính trị đều có mặt đông đủ.
    Khoảng 9g, một cơn đau đột ngột làm cho Bác phải quặn nghiêng người và cứ thế lịm dần. Máy điện tim chỉ còn thoi thóp và chạy ngang với những đường sáng nhấp nhô yếu ớt. Lúc này, các thầy thuốc Trung Quốc từ từ lần lượt lui ra ngoài.
    Bộ phận hồi sức cấp cứu chủ yếu của Viện 108 tập trung làm các động tác hô hấp nhân tạo. Tất cả những người có mặt trong nhà H67 như nín thở, chờ đợi, hi vọng...
    Đồng hồ chỉ đúng 9g47 phút.
    Nhiều tiếng khóc bỗng òa lên rồi cố nén. Các đồng chí Bộ Chính trị và lãnh đạo cao cấp của Nhà nước đứng xếp hàng quanh giường Bác mặc niệm, rồi lần lượt bước ra ngoài theo yêu cầu của chuyên môn.
    Riêng ba đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp cố nán lại, đặt tay lên trán Bác, lên ngực Bác, nước mắt lưng tròng. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn, Lê Văn Lương phải giục lần nữa mời rời khỏi giường Bác.
    Nhưng sau đó vài phút, đại tướng Võ Nguyên Giáp lại một mình quay trở lại, đứng nhìn Bác một lúc lâu nữa.
    Đúng 11g, đoàn xe đặc biệt năm chiếc sau bao nhiêu ngày luyện tập, chờ đợi, có mặt ở trước cổng Phủ chủ tịch. Bốn chiếc đỗ lại bên ngoài dàn đội hình theo phương án đã chuẩn bị, chỉ có chiếc hồng thập tự mang biển số PH1468 do đồng chí Nguyễn Văn Hợp lái được lệnh đi tiếp vào nhà H67 chuyển Bác lên xe đi về 75A Viện 108.
    Xe Bác đi theo đường Phan Đình Phùng, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Lê Thánh Tôn, Trần Thánh Tông, như bao chiếc xe khác đang di chuyển trên đường. Không ai biết, không ai ngờ trong chiếc xe đó có một con người vĩ đại, Bác Hồ yêu quí của toàn dân tộc đang đi về cõi vĩnh hằng.
    Ngày lễ độc lập, hai bên hè phố người đi lại tấp nập, nhất là ở các ngã ba, ngã tư. Những lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy nổi bật giữa những chiếc áo mới màu xanh và khăn quàng đỏ của các em thiếu nhi. Lại có cả tiếng trống ếch nữa.
    Ngày lễ độc lập bao giờ cũng là ngày lễ lớn của các em với những bài hát ca ngợi Bác Hồ. Bác Hồ đã đem độc lập, tự do về cho đất nước, cho các em. Đời đời các em nhớ Bác.
    Mùng 2-9-1945, mùa thu Hà Nội, Bác về?
    Mùng 2-9-1969, mùa thu Hà Nội, Bác đi xa?
    Một sự trùng hợp ngẫu nhiên và đẹp đẽ. Vì vậy, cả dân tộc càng nhớ đến Người. Hồ Chí Minh vĩ đại!
    THẾ KY?
  10. mummmy

    mummmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Người đã vượt qua hoạn nạn nhờ khả năng nhập vai
    09:32'' 19/05/2005 (GMT+7)
    "Một trong những tài năng của Hồ Chí Minh là sự nhập vai đã nhiều lần giúp Người vượt qua hoạn nạn - dường như chưa bao giờ được nhắc đến" - Nhà văn Mỹ, bà Lady Borton đã phát hiện thêm một tài năng đặc biệt nữa của Bác. VietNamNet đăng bài này với tinh thần trân trọng ý tưởng riêng và tình cảm của một nhà nghiên cứu nước ngoài đối với vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta.
    Chúng ta ai cũng biết vài người lỗi lạc, nhưng thường thì tài năng xuất chúng của họ chỉ tập trung ở một lĩnh vực. Riêng Hồ Chí Minh rất đặc biệt, bởi tài năng của ông thể hiện trong rất nhiều vai trò, trong số đó phải kể đến: nhà biên dịch, phiên dịch nhiều thứ tiếng; nhà ngoại giao và nhà đàm phán; nhà chiến lược quân sự; chuyên gia về giao thiệp giữa người với người và về quan hệ công đồng; nhà thơ và nhà văn.
    Tuy nhiên, một trong những tài năng của Hồ Chí Minh là khả năng nhập vai dường như chưa bao giờ được ai nhắc đến.
    Tôi cho rằng: nếu Hồ Chí Minh không có kỹ năng nhập vai tốt đến như thế, chúng ta sẽ chẳng thể (có cơ hội) tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 115 của Người như hôm nay.

Chia sẻ trang này