1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh pháp hợp chất hữu cơ

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi tucurie, 29/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Danh pháp hợp chất hữu cơ

    Vấn đề thuật ngữ và danh pháp hoá học ở nước ta đang được nhiều người quan tâm đặc biệt,không những vì tầm quan trọng của nó trong giảng dạy hoá học mà còn vì chưa có sự thống nhất về nguyên tắc xây dựng thuật ngữ hoá học bằng tiếng Việt và về cách phiên chuyển từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

    Riêng về danh pháp hợp chất hữu cơ,mọi người đều nhất trí sử dụng danh pháp IUPAC.Tuy nhiên,các nguyên tắc cơ bản của hệ danh pháp quốc tế này còn chưa được đề cập đến một cách đầy đủ và cập nhật trong các sách xuất bản ở nước ta,điều đó dẫn tới sự nhận thức không toàn diện về danh pháp này và ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học hoá hữu cơ trong nhà trường.

    Trong các kì thi HSG quốc gia và quốc tế vài năm trở lại đây,cũng có nhiều câu về phần danh pháp (các bác có thể tham khảo đề thi HSG quốc gia năm nay,cũng có 2,3 câu về phần này!)

    Có lẽ trong nhiều bác ở đây học hoá học và cũng rất quan tâm đến vấn đề danh pháp.Vì thế,tôi có ý định giới thiệu một số bài viết,trình bày vài nét sơ lược nhất về danh pháp hợp chất hữu cơ.Rất mong sự góp ý và tham gia của các bác!


    Tucurie

  2. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    I.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của danh pháp hợp chất hữu cơ.
    Trước kia,tên của hợp chất hữu cơ đều là những tên thường hoặc những tên có tính hệ thống thấp.Những đề xuất đầu tiên về một hệ thống danh pháp có tính quốc tế được nêu ra vào năm 1892 tại Giơnevơ (Thuỵ Sĩ),từ đó xuất hiện danh pháp Giơnevơ.Những quy tắc của danh pháp Giơnevơ được Hiệp hội hoá học quốc tế (viết tắc là IUC,xuất phát từ International Union of Chemistry) họp tại Liegiơ (Bỉ) năm 1932 xem xét,chỉnh lí và bổ sung thành ra quy tắc Liegiơ.Các quy tắc này được hoàn thiện thêm vào những năm 1936 (tại Lucerne) và 1938 (tại Roma).
    Năm 1974,Hiệp hội hoá học cơ bản và ứng dụng (viết tắt là IUPAC,xuất phát từ International Union of Pure and Applied Chemistry) họp tại Luân Đôn để rà soát và bổ sung các qui tắc của danh pháp đương thời đã xây dựng nên danh pháp IUPAC mà các phần quan trọng được thông qua tại kì họp của IUPAC ở Pari năm 1957.Từ đó đến nay IUPAC thường xuyên bổ sung và hoàn chỉnh các quy tắc của danh pháp,không xem danh pháp đó là tĩnh tại,trái lại cần được phát triển liên tục.
    Tucurie

  3. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    II-Tình hình sử dụng thuật ngữ và danh pháp hoá học hữu cơ ở nước ta.
    Trước cách mạng tháng Tám,trong tiếng Việt hầu như chưa có các từ Hoá học.Mãi tới năm 1942 mới có công trình "Danh từ khoa học" của Hoàng Xuân Hãn,tuy là một đóng góp rất lớn song bấy giờ chưa được sử dụng rộng rãi.
    Sau cách mạng tháng Tám,tiếng Việt được dùng trong giảng dạy và các công tác khoa học,nên các từ hoá học được chính thức đưa vào tiếng Việt.Năm 1960,Uỷ ban khoa học nhà nước đề ra qui định về nguyên tắc biên soạn danh từ khoa học tự nhiên.Từ đó đến nay đã có nhiều Hội nghị và Hội thảo về thuật ngữ khoa học được tổ chức,nhiều cuốn từ điển và sách hoá học được biên soạn,song vẫn chưa đạt được sự thống nhất hoàn toàn trên cả nước về thuật ngữ và danh pháp hoá học.
    Cũng như các nước khác trên thế giới,nước ta đã từng áp dụng danh pháp Giơnevơ và một số loại danh pháp nửa hệ thống và không hệ thống.Trong vòng ba,bốn thập kỉ gần đây đã chuyển sang dùng danh pháp IUPAC thay cho danh pháp Giơnevơ,mặc dù vậy cần áp dụng một cách rộng rãi và triệt để hơn nữa mọi nguyên tắc của hệ danh pháp này.
    .
    Tucurie

    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 19:58 ngày 30/03/2003
  4. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Trở ngại lớn nhất hiện nay là chưa có sự thống nhất về các nguyên tắc phiên chuyển thuật ngữ và danh pháp từ tiếng nước ngoài có nguồn gốc Latinh sang tiếng Việt.Trong hơn chục năm gần đây,các sách giáo khoa hoá học phổ thông và các giáo trình đại học do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành đều tuân theo những quy định tạm thời như sau:
    -Viết liền các âm tiết,bỏ các dấu thanh và dấu mũ.
    -Cố gắng giữ gần sát dạng thuật nhữ gốc,nhưng đọc theo tiếng Việt.
    -Thêm một số phụ âm và phụ âm kép vốn không có trong tiếng Việt như f,z,cl,cr,br,v.v...
    -Thay y bằng i trong mọi trường hợp,trừ trong hậu tố yl của tên gốc hữu cơ.
    -Thêm một số vần ngược như al,ol,yl..để chỉ một số chức hữu cơ và các gốc.
    -Bỏ bớt r trong các vần như ar (trừ cacbon và cacbonat..vì đã quá quen dùng),or,er..và dùng ic thay ich.
    -Giữ nguyên không phiên chuyển các tiền tố như cis-,trans-,ortho-,meta-,v.v...
    Tại hội nghị hoá học hữu cơ toàn quốc lần thứ nhất (Quy Nhơn,9/1999) đã có báo cáo về vấn đề thuật ngữ và danh pháp hoá học hữu cơ,trong đó có nêu lên những nguyên tắc chung và những nguyên tắc cụ thể về phiên chuyển.
    Tucurie

    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 18:09 ngày 15/04/2003
  5. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề danh pháp, một thầy giáo có nói với tôi rằng đôi khi ngay cả những thầy cô cấp ba cũng vẫn đọc sai. Hiện thời quyển sách tập trung và có lẽ chính xác nhất về danh pháp mà tôi biết là: Danh pháp hợp chất hữu cơ ( sách bồi dưỡng thường wuyên cho giáo viên THPT- Bộ GDDT). Trong tay tôi chỉ có chu kì 1997-2000. Bác nào có sách mới hơn xin thông báo nhé.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
  6. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    vmd có vẻ ngạc nhiên khiên nghe thầy giáo nói "rằng đôi khi ngay cả những thầy cô cấp ba cũng vẫn đọc sai"? Hì,theo tớ thì cái đó bình thường mà! Vì hệ thống danh pháp mà các thầy cô được học ở ĐH trước đây khác rất nhiều so với hệ thống danh pháp hiện tại. Đó chỉ là vấn đề danh pháp. Còn nhiều kiến thức khác nữa mà các thầy cô cũng cần phải được update thường xuyên.Thế nên mới có chuyện hàng năm bộ GD-ĐT phải chi không ít tiền để tập huấn và bồi dưỡng giáo viên!
    Những thông tin về danh pháp ở trên và dưới đây (bây giờ thì chưa) tớ đều lấy trong quyển "Danh pháp hữu cơ" tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997-2000 cho giáo viên PTTH của thầy Trần Quốc Sơn (chủ biên) và cô Trần Thi Tửu. Nói chung là cũng khá đầy đủ về danh pháp. Ý định của tớ là giới thiệu với mọi người một vài điểm đáng chú ý trong vấn đề danh pháp,nhằm giúp mọi người cập nhật thêm.
    vmd có rảnh thì giúp tôi một tay!
    Tucurie

  7. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Hic,mấy cái danh pháp là bỗ của rắc rối! Nhiều cái cứ tưởng biết rồi,nhưng khi đọc mới biết là sai!
    Các bác giúp cái!

    Thế giới quả là rộng lớn và còn nhiều điều phải làm!

  8. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Những gì tôi post là ở trong sách, xin không comment nhiều nhá.
    Phân loại danh pháp IUPAC:
    1. Tên thay thế:
    Tên thay thế được tạo nên nhờ thao tác thay thế ( ai mà chả biết ), tức là thay một nguyên tử H ở bộ phận chính , hiđrua nền, bằng một hay nhiều nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác rồi lấy tên hiđrua nền ghép với tên của nhóm thế ( dưới dạng tiền tố hoặc hậu tố - sẽ được post sau ). Ví dụ:
    CH3-CH2-OH
    Hiđrua nền : etan.
    Nhóm thế : -OH có tên ở dạng hậu tố -ol
    Tên thay thế: etanol
    Đây là danh pháp thường gặp nhất trong chương trình phổ thông.
    2. Tên thay đổi
    Tên trao đổi được hình thành bằng thao tác thay đổi nguyên tử khác H bằng một nhóm hoặc một nguyên tử khác trong hiđrua nền.
    a) Tên tráo đổi ở bộ khung: Ta gọi tên hợp chất như khi chưa có sự tráo đổi nhưng cần thêm tiền tố nói lên nguyên tử được đưa vào.
    oxa- O
    thia- S
    aza- N
    sila- Si
    Ví dụ:
    xiclohexan
    silaxiclohexan
    CH3[CH2]7CH3 nonan
    CH30CH2CH20CH2CH20CH3 2,5,8-trioxanonan
    b) Tên trao đổi ở nhóm chức
    Sự trao đổi nguyên tử O ở nhóm chức bằng một nguyên tử khác được thể hiện bằng tiền tố nói lên nguyên tử được đưa vào. Ví dụ:
    CH3CH2COOH Axit propanoic
    CH3CH3CSSH Axit propa(đithioic)
    CH3[CH2]4CHO Hexanal
    CH3[CH2]4CH=Se Hexanselenal
    3. Tên gốc chức
    Tên loại chức được thực hiện bằng thao tác cộng tên của gốc với tên của nhóm chức hữu cơ. Ví dụ:
    CH3CH2-Br etyl bromua
    CH3CH2-CO-C6H5 etyl phenyl xeton
    4 Tên dung hợp
    Đây là tên dành cho các hợp chất đa vòng ngưng tụ. Trong hệ đa vòn có một bộ phận được coi là chính hay cơ sở và một bộ phận ghép nối ( được gọi tên dưới dạng tiền tố thường, tận cùng bằng chữ o). Ví dụ:
    Phần cơ sở: antraxen
    Tên: benzo [a] antraxen.
    Phần cơ sở: Furan
    Tên: benzo furan.
    Chữ cái a,b,c để chỉ các thứ tự của lk trong vòng.
    5. Tên kết hợp
    Đối với các HC hữu cơ ( xin viết tắt là HCHC ) có chứa đồng thời một bộ phận mạch hở có chứa nhóm chứ chính và một bộ phận mạch vòng, người ta có thể dùng thao tác kết hợp tên của bộ phận mạch hở ( hiđrua nền ) và tên của hệ vòng.
    + CH3CH2OH->
    Tên kết hợp : xiclohexanetanol
    Tên thay thế : 2-xiclohexyletanol
    (còn tiếp)
    Chú tucu giúp tôi cái nào. Nếu chú làm được luôn đến cái thứ 10 thì tốt rồi tôi sẽ làm phần quy định về số chỉ vị trí và dấu trong IUPAC.
    Vừa mệt vừa đói. Chắc chết vì nhớ người yêu thế mà vẫn phải cố gắng post bài
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die
    Được vmdmanowar sửa chữa / chuyển vào 04:07 ngày 08/05/2003
  9. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Có một cách đọc tên các chất hữu cơ rất tiện. Đó là dùng phần mềm ISIS draw2.4. Vẽ cấu trúc của hợp chất đó ra, rồi chỉ việc click vào autoname. Phần mềm ISIS draw có thể download trên mạng (đánh chữ ISIS draw2.4 vào yahoo.com hay google.com là thấy ngay. 7 MB, nếu download bang modem phải mất khoảng 3 tiếng.
    Dỹ nhiên, vẫn nên biết nguyên lý cơ bản để đọc như Manowar posted nên. Phải hiểu cơ bản thì mới áp dụng được.
  10. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Bác longtồ à, tôi cũng đang dùn cái đấy đây mà, hình minh hoạ là ở đấy ra chứ đâu. Nhưng down không đến nỗi lâu thế đâu, tuy nhiên chẳng mấy bạn có thời gian để down về, với lại cần biết lý thuyết thì mới đi thi được, khổ thế đấy.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die

Chia sẻ trang này