1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh sách thành viên

Chủ đề trong 'Nhạc Jazz' bởi kakalot, 07/05/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tubovn

    tubovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0

    Trời ạ , nhạc jazz hay thế mà sao chỉ có lèo tèo thế này. Kakalot oi ! Thế bao nhiêu người thì mới thành lập được cái Box vậy ?
    Tui o Saigon : Bạn nào cho mình vài địa chỉ nghe nhạc Jazz với.

    Mất Vợ được Tự Do
    Mất Tiền được Kinh Nghiệm
    Mất Niềm Tin mất Tất Cả
  2. poison-ivy

    poison-ivy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Jazz khởi nguồn từ các nô lệ Tây Phi được mang sang Mỹ. Thứ âm nhạc tràn đầy những nhịp điệu phức tạp mà họ tạo ra mỗi khi được nghỉ ngơi đã giúp họ vợi bớt nỗi nhớ quê hương . Sự kết hợp giữa nhạc Châu âu truyền thống với gam nguyên (diatonic scale) cùng nhạc Châu Phi sử dụng gam blues (blues scale), có một loại tiết tấu đặc biệt gọi là nhịp ngoại (syncopation) đã tạo nên sự không cân xứng rất lạ trong jazz.
    Nói ngoài lề một tẹo, gam nguyên tức là gồm 12 nốt nhạc cơ bản từ do đến si cùng các nốt thăng giáng ở giữa và thường được chơi ở gam trưởng hoặc gam thứ để thể hiện cảm xúc lạc quan hay bi quan (ví dụ to uỳnh như Sym số 3 ?oEroica? cung mi giáng trưởng-E flat major của Beeth hay Concerto số 3 cung re thứ-D minor của Rach). Còn gam blues lại là sự trộn lẫn của cả gam trưởng và gam thứ. Chính vì thế nó đã tạo ra rất nhiều nốt nghe khó tiêu hóa, gọi là blues notes mà thoạt đầu em thấy nó cứ xủng xoẻng như đấm vào tai, nhắng vật hehe.
    1. Những trào lưu đầu của jazz.
    Xem nào, trào lưu đầu tiên của jazz là Ragtime những năm 1890, một dạng jazz sơ khai và khá gần gũi với âm nhạc truyền thống của Châu Âu, khác mỗi là có nhiều nhịp ngoại. Có lẽ những giai điệu bất thường không cân xứng do nhịp ngoại tạo nên đã làm Ragtime giống jazz tẹo, còn đâu bá cáo các bác là nghe cái này chả có ngẫu hứng giề và nó cũng chả sử dụng gam blues luôn. Đại diện tiêu biểu của Ragtime là Scott Joplin (bác nào mê dốc đừng có nhảy tưng lên tưởng bác này họ hàng với Janis Joplin nhá hịhị). Cho dù giờ jazz đã thiên biến vạn hóa nghe khác lắm rùi dưng những gì Scott đã làm, để Ragtime được mọi người thừa nhận cũng như để chứng minh rằng người da đen cũng có khả năng về âm nhạc không thua gì so với các bác composers da trắng, là hoàn toàn đáng cho chúng ta trân trọng.
    Cũng như Ragtime, nhạc Blues có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của jazz. Đúng như tên gọi của nó, Blues tràn đầy xúc cảm buồn, cảm giác bị khinh rẻ của những người da đen Mỹ đầu thế kỷ 20. Không chỉ đơn thuần là một loại nhạc nữa, blues đã trở thành biểu tượng cho cuộc sống của rất nhiều dân Mỹ da đen thời bấy giờ. À quên, chính những âm thanh riêng biệt của các giai điệu blues đã tạo nên blues scale đấy ạ.
    Sau Ragtime và Blues một tẹo, một dạng jazz khác hình thành ở New Orleans, Lousiana (chính xác là Storyville) tầm đầu những năm 1920 và được gọi là Classic jazz. Các clubs ở Storyville nơi bán hoa là một nghề hợp pháp đã thuê một số nhạc công để gọi là màu mè cho các bác đến đây nhằm mục đích khác (marketing hơi bị tửm, nhờ ). Jazz bands thời đó tổ chức như sau: Hàng dưới gồm trống, bass hay kèn tuba, piano hay guitar, còn hàng trên có trumpet, clarinet, trombone. Họ không chỉ ngẫu hứng solo mà còn có ngẫu hứng của cả band, vui tai phết. Một số đại diện tiêu biểu đầu tiên của classic jazz là Jelly Morton (orginally một bác choi piano Ragtime), King Oliver...nhưng tên tuổi lớn nhất của classic jazz chính là Louis Armstrong (tèn tén ten hehhe). Nghe đâu bác Armstrong nhà ta đã biết và học trumpet trong trại cải tạo chẻ em hư hìhì. Chính bác đã đưa trumpet trở thành nhạc cụ chính của jazz (trước đó là clarinet). Và cũng chính bác là người đầu tiên ngẫu hứng chơi solo dựa trên nền quá trình chuyển động của các hợp âm chứ không phải trên nền giai điệu đơn thuần. E hèm, riêng với em bác là người hát quả ?oWhat a wonderful world? (phim Good mornin?T Vietnam), một trong những bài hát jazz đầu tiên em nghe hìhì, hơi bị yêu đê.
    Swing ra đời sau đó không lâu đã làm giảm rất nhiều tính ngẫu hứng của nhạc jazz, cho dù chính dòng swing góp phần không nhỏ để đưa jazz đến với quảng đại công chúng trong suốt những năm 30, 40 bởi swing là một dạng nhạc khiêu vũ (các bác nào từng học khiêu vũ quốc tế hẳn phải biết đến Slow Foxtrot, Quickstep và đặc biệt là Jive). Nhịp điệu trở nên đều đặn, nhạc dễ nghe hơn, swing chính là dạng nhạc jazz đơn giản, được chơi bởi một band lớn từ 10 đến 12 người. Đây cũng chính là thời gian các jazz vocalists được chú ý đặc biệt, nổi bật nhất phải kể đến Billie Holiday (albums đáng chú ý: Lady in Satin, Love Songs...) và Ella Fitzgerald (albums: Pure Ella, Something to Live for, Ella&Louis: Summer time...). Ngoài ra còn Frank Sinatra, Bing Crosby, Joe Williams... Swing jazz được chia thành 3 dạng chính:
    Một là The Kansas City-style Bands, chủ yếu sử dụng nhạc dân gian làm chất liệu chính. Họ không biết nhiều về nhạc lý, thường tự học chơi các nhạc cụ và nổi bật ở khả năng solo thứ nhạc jazz mạnh mẽ trên nền các riffs đơn giản dễ nhớ. Đại diện cho dòng này là pianist Count Basie. Một số albums đáng chú ý: April in Paris, The Complete Atomic Basie, Live at the Sands, Ella&Basie...
    Hai là The National Bands được đào tạo chuyên nghiệp hơn. Nhạc của họ phức tạp hơn song vẫn ít tính ngẫu hứng. Đại diện tiêu biểu là Benny Goodman band.
    Ba là pianist và composer Duke Ellington, một trong số ít các nghệ sĩ tài năng vượt thời gian , không bị hạn chế bởi dòng Kansas City hay National. Bác lập band riêng và soạn những bản nhạc để các thành viên trong band có thể thể hiện hết khả năng của mình (được coi là người soạn nhạc giỏi nhất trong lịch sử nhạc jazz), chẳng hạn như bản jazz mang tên ?oConcerto for Cootie? dành riêng cho trumpeter Cootie Williams. Bác cũng sử dụng nhiều hòa âm phức tạp, kết hợp các nhạc cụ tạo ra âm thanh mới quyến rũ, tận dụng hết khả năng solo trong band 10 nhạc công của mình.
    Nhân tiện nói luôn về Latin Jazz. Nó là sự kết tinh các nhịp điệu khiêu vũ Latin sôi động và các giai điệu phực hợp của jazz, bắt đầu du nhập vào Mỹ từ những năm 30 và đến những năm 50, 60 trở nên cực kỳ phổ biến với các điệu nhảy Latin như samba, mambo, cha cha, bossa nova và hiện nay là salsa. Hờ đảm bảo các bác nghe không rậm rịch chân tay mới gọi là lạ. Điều tạo nên nét riêng, tạo nên chất lửa đam mê cho nhạc latin chính là bộ gõ độc đáo chơi bằng tay như trống conga hay bongos của người Afro-Cuban ngoài ra còn các nhạc cụ khác như timbales, claves... Một số đại diện cho dòng Latin jazz: trumpeter Dizzy Gillespie, Stan Kenton, và tenor saxophonist Stan Getz (albums Getz/Gilberto, Jazz Samba Encore chơi với Luiz Bonfa) người đã có công đưa bossa nova lên đỉnh cao ở Mỹ. Hiện tại Latin jazz vẫn liên tùng tục phát triển và có một vị thế khá vững chắc trong nền âm nhạc thế giới.
    (to be continued...)
    Lihny - www.tathycom/thanglong
  3. poison-ivy

    poison-ivy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Jazz khởi nguồn từ các nô lệ Tây Phi được mang sang Mỹ. Thứ âm nhạc tràn đầy những nhịp điệu phức tạp mà họ tạo ra mỗi khi được nghỉ ngơi đã giúp họ vợi bớt nỗi nhớ quê hương . Sự kết hợp giữa nhạc Châu âu truyền thống với gam nguyên (diatonic scale) cùng nhạc Châu Phi sử dụng gam blues (blues scale), có một loại tiết tấu đặc biệt gọi là nhịp ngoại (syncopation) đã tạo nên sự không cân xứng rất lạ trong jazz.
    Nói ngoài lề một tẹo, gam nguyên tức là gồm 12 nốt nhạc cơ bản từ do đến si cùng các nốt thăng giáng ở giữa và thường được chơi ở gam trưởng hoặc gam thứ để thể hiện cảm xúc lạc quan hay bi quan (ví dụ to uỳnh như Sym số 3 ??oEroica??? cung mi giáng trưởng-E flat major của Beeth hay Concerto số 3 cung re thứ-D minor của Rach). Còn gam blues lại là sự trộn lẫn của cả gam trưởng và gam thứ. Chính vì thế nó đã tạo ra rất nhiều nốt nghe khó tiêu hóa, gọi là blues notes mà thoạt đầu em thấy nó cứ xủng xoẻng như đấm vào tai, nhắng vật hehe.
    1. Những trào lưu đầu của jazz.
    Xem nào, trào lưu đầu tiên của jazz là Ragtime những năm 1890, một dạng jazz sơ khai và khá gần gũi với âm nhạc truyền thống của Châu Âu, khác mỗi là có nhiều nhịp ngoại. Có lẽ những giai điệu bất thường không cân xứng do nhịp ngoại tạo nên đã làm Ragtime giống jazz tẹo, còn đâu bá cáo các bác là nghe cái này chả có ngẫu hứng giề và nó cũng chả sử dụng gam blues luôn. Đại diện tiêu biểu của Ragtime là Scott Joplin (bác nào mê dốc đừng có nhảy tưng lên tưởng bác này họ hàng với Janis Joplin nhá hịhị). Cho dù giờ jazz đã thiên biến vạn hóa nghe khác lắm rùi dưng những gì Scott đã làm, để Ragtime được mọi người thừa nhận cũng như để chứng minh rằng người da đen cũng có khả năng về âm nhạc không thua gì so với các bác composers da trắng, là hoàn toàn đáng cho chúng ta trân trọng.
    Cũng như Ragtime, nhạc Blues có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của jazz. Đúng như tên gọi của nó, Blues tràn đầy xúc cảm buồn, cảm giác bị khinh rẻ của những người da đen Mỹ đầu thế kỷ 20. Không chỉ đơn thuần là một loại nhạc nữa, blues đã trở thành biểu tượng cho cuộc sống của rất nhiều dân Mỹ da đen thời bấy giờ. À quên, chính những âm thanh riêng biệt của các giai điệu blues đã tạo nên blues scale đấy ạ.
    Sau Ragtime và Blues một tẹo, một dạng jazz khác hình thành ở New Orleans, Lousiana (chính xác là Storyville) tầm đầu những năm 1920 và được gọi là Classic jazz. Các clubs ở Storyville nơi bán hoa là một nghề hợp pháp đã thuê một số nhạc công để gọi là màu mè cho các bác đến đây nhằm mục đích khác (marketing hơi bị tửm, nhờ ). Jazz bands thời đó tổ chức như sau: Hàng dưới gồm trống, bass hay kèn tuba, piano hay guitar, còn hàng trên có trumpet, clarinet, trombone. Họ không chỉ ngẫu hứng solo mà còn có ngẫu hứng của cả band, vui tai phết. Một số đại diện tiêu biểu đầu tiên của classic jazz là Jelly Morton (orginally một bác choi piano Ragtime), King Oliver...nhưng tên tuổi lớn nhất của classic jazz chính là Louis Armstrong (tèn tén ten hehhe). Nghe đâu bác Armstrong nhà ta đã biết và học trumpet trong trại cải tạo chẻ em hư hìhì. Chính bác đã đưa trumpet trở thành nhạc cụ chính của jazz (trước đó là clarinet). Và cũng chính bác là người đầu tiên ngẫu hứng chơi solo dựa trên nền quá trình chuyển động của các hợp âm chứ không phải trên nền giai điệu đơn thuần. E hèm, riêng với em bác là người hát quả ??oWhat a wonderful world??? (phim Good mornin??T Vietnam), một trong những bài hát jazz đầu tiên em nghe hìhì, hơi bị yêu đê.
    Swing ra đời sau đó không lâu đã làm giảm rất nhiều tính ngẫu hứng của nhạc jazz, cho dù chính dòng swing góp phần không nhỏ để đưa jazz đến với quảng đại công chúng trong suốt những năm 30, 40 bởi swing là một dạng nhạc khiêu vũ (các bác nào từng học khiêu vũ quốc tế hẳn phải biết đến Slow Foxtrot, Quickstep và đặc biệt là Jive). Nhịp điệu trở nên đều đặn, nhạc dễ nghe hơn, swing chính là dạng nhạc jazz đơn giản, được chơi bởi một band lớn từ 10 đến 12 người. Đây cũng chính là thời gian các jazz vocalists được chú ý đặc biệt, nổi bật nhất phải kể đến Billie Holiday (albums đáng chú ý: Lady in Satin, Love Songs...) và Ella Fitzgerald (albums: Pure Ella, Something to Live for, Ella&Louis: Summer time...). Ngoài ra còn Frank Sinatra, Bing Crosby, Joe Williams... Swing jazz được chia thành 3 dạng chính:
    Một là The Kansas City-style Bands, chủ yếu sử dụng nhạc dân gian làm chất liệu chính. Họ không biết nhiều về nhạc lý, thường tự học chơi các nhạc cụ và nổi bật ở khả năng solo thứ nhạc jazz mạnh mẽ trên nền các riffs đơn giản dễ nhớ. Đại diện cho dòng này là pianist Count Basie. Một số albums đáng chú ý: April in Paris, The Complete Atomic Basie, Live at the Sands, Ella&Basie...
    Hai là The National Bands được đào tạo chuyên nghiệp hơn. Nhạc của họ phức tạp hơn song vẫn ít tính ngẫu hứng. Đại diện tiêu biểu là Benny Goodman band.
    Ba là pianist và composer Duke Ellington, một trong số ít các nghệ sĩ tài năng vượt thời gian , không bị hạn chế bởi dòng Kansas City hay National. Bác lập band riêng và soạn những bản nhạc để các thành viên trong band có thể thể hiện hết khả năng của mình (được coi là người soạn nhạc giỏi nhất trong lịch sử nhạc jazz), chẳng hạn như bản jazz mang tên ??oConcerto for Cootie??? dành riêng cho trumpeter Cootie Williams. Bác cũng sử dụng nhiều hòa âm phức tạp, kết hợp các nhạc cụ tạo ra âm thanh mới quyến rũ, tận dụng hết khả năng solo trong band 10 nhạc công của mình.
    Nhân tiện nói luôn về Latin Jazz. Nó là sự kết tinh các nhịp điệu khiêu vũ Latin sôi động và các giai điệu phực hợp của jazz, bắt đầu du nhập vào Mỹ từ những năm 30 và đến những năm 50, 60 trở nên cực kỳ phổ biến với các điệu nhảy Latin như samba, mambo, cha cha, bossa nova và hiện nay là salsa. Hờ đảm bảo các bác nghe không rậm rịch chân tay mới gọi là lạ. Điều tạo nên nét riêng, tạo nên chất lửa đam mê cho nhạc latin chính là bộ gõ độc đáo chơi bằng tay như trống conga hay bongos của người Afro-Cuban ngoài ra còn các nhạc cụ khác như timbales, claves... Một số đại diện cho dòng Latin jazz: trumpeter Dizzy Gillespie, Stan Kenton, và tenor saxophonist Stan Getz (albums Getz/Gilberto, Jazz Samba Encore chơi với Luiz Bonfa) người đã có công đưa bossa nova lên đỉnh cao ở Mỹ. Hiện tại Latin jazz vẫn liên tùng tục phát triển và có một vị thế khá vững chắc trong nền âm nhạc thế giới.
    (to be continued...)
    Lihny - www.tathycom/thanglong
  4. poison-ivy

    poison-ivy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    2. Bebop
    Hè, sau một thời gian phát chán với swing jazz chỉ để chiều giới chẻ khoái nhảy nhót, bác Dizzy và bác Charlie ?oBird? Parker (alto saxophonist) chính là hai người đầu tiên sáng tạo ra dòng nhạc Bebop vào cuối những năm 1940 chứa đựng nhiều hợp âm phức tạp nhất trong lịch sử nhạc jazz. Bebop sử dụng khá nhiều bộ gõ vì vậy các tay trống như Max Roach (album Max Roach plus 4...) có một vị trí quan trọng cũng như nhận được nhiều sự chú ý hơn. Có thể nói Bebop thực sự rất ?ohot? với các giai điệu mạnh mẽ và được coi là loại nhạc cực điểm của jazz. Dizzy và Bird chuyên gia sáng tạo các tiết nhạc bất quy tắc với độ dài ít thấy, hơi bị quái chiêu nhưng đảm bảo sướng tai hehe (album Diz&Getz, Dizzy Masters 10, Charlie Parker-master works 1946-1947, Charlie Parker-Montreal 1953...).
    Với người chưa quen sẽ thấy Bebop hơi khó nghe bởi tiết tấu quá nhanh và dồn dập, nhưng đã thích thì phê luôn. Một số nghệ sĩ có ảnh hưởng của bebop là: saxophonist Dexter Gordon (albums Go, Doin?T Alright, Ballads...), trumpeter Red Rodney, trombonist J.J.Johnson, guitarist Kenny Burrell, pianists Oscar Peterson (album We get requests..), Thelonious Monk (Underground, Thelonious Monk Quartet...), bassist Charles Mingus (albums Blues&Roots, New Tijuana Moods...) và còn nhiều nữa. Thời đó, Bebop không được thính giả đón nhận nên các nghệ sĩ đã quyết định đơn giản hóa đi một tẹo để dân tình dễ chấp nhận hơn. Chính vì vậy Bebop được tách ra làm hai dòng riêng là Cool Jazz và Hard Bob.
    Cool Jazz (giữa những năm 50) về căn bản là giống Bebop song tiết tấu chậm, ít hợp âm phức tạp hơn. Đại diện tiêu biểu cho Cool Jazz là một số albums thời kỳ đầu của trumpeter Miles Davis như Bags Groove, Milestones, Round about Midnight, Birth of the Cool..., trumpeter Chet Baker (My Funny Valentine, Jazz around midnight...), pianist, composer Gil Evans và guitarist West Montgomery....
    Hard Bop bắt đầu vào cuối những năm 50, đầu những năm 60 là dòng jazz đầu tiên sử dụng các nhạc cụ điện tử, tiết tấu vẫn nhanh lôi cuốn song không làm mệt tai người nghe mà biến hóa kỳ ảo hơn. Hard bop khá thích hợp với những ai mới làm quen với jazz, hãy bắt đầu bằng tay trống Art Blakey (album Moanin?T, A night in Tunisia...) và một số album thời kỳ đầu của electronic pianist Herbie Han**** (Takin?T Off, My Point of View...).
    3. Những trào lưu tiên phong (Avant-garde Jazz)
    Đầu tiên phải kể đến Modal Jazz và Miles Davis là người có công đầu tiên với dòng nhạc này bằng album Kind of Blue năm 1959 (hè album mà bất cứ ai nghe jazz cũng cần có). Rất nhiều người coi đây là album jazz hay nhất mọi thời đại với sự góp mặt của các cây đại thụ làng nhạc jazz thế giới như John Coltrane (tenor sax), Cannonball Adderley (alto sax), Bill Evans (piano)... và tất nhiên là Miles (trumpet). Modal Jazz không có nhiều hợp âm, nó chủ yếu được chơi trên một hợp âm và người nghệ sĩ có thể ngẫu hứng bao nhiêu tùy thích chỉ từ một nốt nhạc. Ngay từ bài đầu tiên ?oSo What? trong Kind of Blue các bác sẽ thấy điều đó rất rõ.
    Cũng vào những năm 60, một dòng jazz mới ra đời: Free Jazz. Nếu như Modal Jazz là sự ngẫu hứng quanh một note nhạc thì Free Jazz lại là sự ngẫu hứng hoàn toàn tự do, không phụ thuộc hay ràng buộc vào bất cứ quy tắc nào như chính tên của nó. Âm nhạc truyền thống của Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông và cả Châu Phi đôi khi được sử dụng khiến Free Jazz trở nên mới lạ và khá kích thích, một thách thức thú vị cho các jazz listeners, cảm giác như đang nghe một đống lộn xộn dưng mà có trật tự hehe. Dòng jazz này được một số nghệ sĩ nổi tiếng tôn vinh song lại không được công chúng chấp nhận cho lắm. Các bác có đóng góp lớn đối với Free Jazz là altor saxophonist Ornette Coleman (albums The Shape of Jazz to come, At the Golden Circle in Stockholm, Change of the Century...). Ngoài ra còn có John Coltrane ở một số album sau này như Ascension hay Interstella Space (?), pianist Cecil Taylor, Muhal Richard Abrams...
    Cuối cùng là Fusion hay còn gọi là Jazz-rock (ra đời vào những năm 70 và còn tồn tại đến nay) đã kết hợp tính ngẫu hứng của jazz với các giai điệu rock. Fusion chủ yếu dùng nhạc cụ điện tử giống như Hard Bop nhưng lại không đơn giản như Hard Bop. Hàng loạt chuỗi âm thanh đầy những nhịp ngoại trúc trắc do các nhạc công hợp tấu tạo thành các figures sôi nổi cũng như nhiều đoạn solo ngẫu hứng trên nền nhạc rock đã khiến Fusion trở thành dòng jazz thịnh hành nhất ngày nay.
    Không chỉ dừng lại ở Cool Jazz và Modal Jazz, lần này Miles Davis lại là người tạo ra Fusion. Các album tiêu biểu theo dòng Fusion của Miles: In A Silent Way, Bitches Brew, Tutu. Một số nghệ sĩ theo fusion style khác gồm: Herbie Han**** (Headhunters, Maiden Voyage, Dis is da drum...), Chick Corea hay guitarist Pat Metheny...
    (to be continued...)
    Lihny - www.tathy.com/thanglong
  5. poison-ivy

    poison-ivy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    2. Bebop
    Hè, sau một thời gian phát chán với swing jazz chỉ để chiều giới chẻ khoái nhảy nhót, bác Dizzy và bác Charlie ?oBird? Parker (alto saxophonist) chính là hai người đầu tiên sáng tạo ra dòng nhạc Bebop vào cuối những năm 1940 chứa đựng nhiều hợp âm phức tạp nhất trong lịch sử nhạc jazz. Bebop sử dụng khá nhiều bộ gõ vì vậy các tay trống như Max Roach (album Max Roach plus 4...) có một vị trí quan trọng cũng như nhận được nhiều sự chú ý hơn. Có thể nói Bebop thực sự rất ?ohot? với các giai điệu mạnh mẽ và được coi là loại nhạc cực điểm của jazz. Dizzy và Bird chuyên gia sáng tạo các tiết nhạc bất quy tắc với độ dài ít thấy, hơi bị quái chiêu nhưng đảm bảo sướng tai hehe (album Diz&Getz, Dizzy Masters 10, Charlie Parker-master works 1946-1947, Charlie Parker-Montreal 1953...).
    Với người chưa quen sẽ thấy Bebop hơi khó nghe bởi tiết tấu quá nhanh và dồn dập, nhưng đã thích thì phê luôn. Một số nghệ sĩ có ảnh hưởng của bebop là: saxophonist Dexter Gordon (albums Go, Doin?T Alright, Ballads...), trumpeter Red Rodney, trombonist J.J.Johnson, guitarist Kenny Burrell, pianists Oscar Peterson (album We get requests..), Thelonious Monk (Underground, Thelonious Monk Quartet...), bassist Charles Mingus (albums Blues&Roots, New Tijuana Moods...) và còn nhiều nữa. Thời đó, Bebop không được thính giả đón nhận nên các nghệ sĩ đã quyết định đơn giản hóa đi một tẹo để dân tình dễ chấp nhận hơn. Chính vì vậy Bebop được tách ra làm hai dòng riêng là Cool Jazz và Hard Bob.
    Cool Jazz (giữa những năm 50) về căn bản là giống Bebop song tiết tấu chậm, ít hợp âm phức tạp hơn. Đại diện tiêu biểu cho Cool Jazz là một số albums thời kỳ đầu của trumpeter Miles Davis như Bags Groove, Milestones, Round about Midnight, Birth of the Cool..., trumpeter Chet Baker (My Funny Valentine, Jazz around midnight...), pianist, composer Gil Evans và guitarist West Montgomery....
    Hard Bop bắt đầu vào cuối những năm 50, đầu những năm 60 là dòng jazz đầu tiên sử dụng các nhạc cụ điện tử, tiết tấu vẫn nhanh lôi cuốn song không làm mệt tai người nghe mà biến hóa kỳ ảo hơn. Hard bop khá thích hợp với những ai mới làm quen với jazz, hãy bắt đầu bằng tay trống Art Blakey (album Moanin?T, A night in Tunisia...) và một số album thời kỳ đầu của electronic pianist Herbie Han**** (Takin?T Off, My Point of View...).
    3. Những trào lưu tiên phong (Avant-garde Jazz)
    Đầu tiên phải kể đến Modal Jazz và Miles Davis là người có công đầu tiên với dòng nhạc này bằng album Kind of Blue năm 1959 (hè album mà bất cứ ai nghe jazz cũng cần có). Rất nhiều người coi đây là album jazz hay nhất mọi thời đại với sự góp mặt của các cây đại thụ làng nhạc jazz thế giới như John Coltrane (tenor sax), Cannonball Adderley (alto sax), Bill Evans (piano)... và tất nhiên là Miles (trumpet). Modal Jazz không có nhiều hợp âm, nó chủ yếu được chơi trên một hợp âm và người nghệ sĩ có thể ngẫu hứng bao nhiêu tùy thích chỉ từ một nốt nhạc. Ngay từ bài đầu tiên ?oSo What? trong Kind of Blue các bác sẽ thấy điều đó rất rõ.
    Cũng vào những năm 60, một dòng jazz mới ra đời: Free Jazz. Nếu như Modal Jazz là sự ngẫu hứng quanh một note nhạc thì Free Jazz lại là sự ngẫu hứng hoàn toàn tự do, không phụ thuộc hay ràng buộc vào bất cứ quy tắc nào như chính tên của nó. Âm nhạc truyền thống của Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông và cả Châu Phi đôi khi được sử dụng khiến Free Jazz trở nên mới lạ và khá kích thích, một thách thức thú vị cho các jazz listeners, cảm giác như đang nghe một đống lộn xộn dưng mà có trật tự hehe. Dòng jazz này được một số nghệ sĩ nổi tiếng tôn vinh song lại không được công chúng chấp nhận cho lắm. Các bác có đóng góp lớn đối với Free Jazz là altor saxophonist Ornette Coleman (albums The Shape of Jazz to come, At the Golden Circle in Stockholm, Change of the Century...). Ngoài ra còn có John Coltrane ở một số album sau này như Ascension hay Interstella Space (?), pianist Cecil Taylor, Muhal Richard Abrams...
    Cuối cùng là Fusion hay còn gọi là Jazz-rock (ra đời vào những năm 70 và còn tồn tại đến nay) đã kết hợp tính ngẫu hứng của jazz với các giai điệu rock. Fusion chủ yếu dùng nhạc cụ điện tử giống như Hard Bop nhưng lại không đơn giản như Hard Bop. Hàng loạt chuỗi âm thanh đầy những nhịp ngoại trúc trắc do các nhạc công hợp tấu tạo thành các figures sôi nổi cũng như nhiều đoạn solo ngẫu hứng trên nền nhạc rock đã khiến Fusion trở thành dòng jazz thịnh hành nhất ngày nay.
    Không chỉ dừng lại ở Cool Jazz và Modal Jazz, lần này Miles Davis lại là người tạo ra Fusion. Các album tiêu biểu theo dòng Fusion của Miles: In A Silent Way, Bitches Brew, Tutu. Một số nghệ sĩ theo fusion style khác gồm: Herbie Han**** (Headhunters, Maiden Voyage, Dis is da drum...), Chick Corea hay guitarist Pat Metheny...
    (to be continued...)
    Lihny - www.tathy.com/thanglong
  6. poison-ivy

    poison-ivy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    4. Các trào lưu jazz hiện đại
    Cả ba dòng chính của Avant-garde Jazz vẫn còn được chơi cho đến ngày nay. Tuy nhiên đã bắt đầu xuất hiện các dòng jazz mới chưa có tên cụ thể bởi thường thì một dòng nhạc chỉ có tên chính thức sau một thời gian các nghệ sĩ thử nghiệm và thu được kết quả. Hơn nữa xu hướng hiện nay của âm nhạc thế giới là xóa nhòa ranh giới giữa mọi loại nhạc, kể cả jazz, rock và electronica nên đặt tên khí khó nhể các bác nhể . Theo em biết người ta tạm gọi một trong các dòng jazz mới này là Acid jazz.
    Một số nhóm nhạc cũng như nghệ sĩ xuất sắc của dòng jazz mới hiện nay:
    Đầu tiên là Medeski, Martin and Wood (MMW), tam tấu jazz đã khéo léo kết hợp ba dòng jazz là Free, Fusion, Bop, thậm chí cả chút nhạc của dân Hawaii hehe, nghe rất cute ạ. Đặc biệt MMW còn có bác Medeski được coi là organist, pianist phê nhất hiện nay. Albums: Notes from Underground, Shackman, Combustication, Last Chance to dance Trance....Em mới có hai CDs cuối thôi. Cảm giác: cực lạ và hìhì hay!
    Hai là Steve Coleman. Bác này đã thử nghiệm quả hợp tấu ngẫu hứng với band tầm 20 người (dã man) và lập band riêng The Five Elements. Albums: The Tao of mad Phat, The Sign and the Seal...Em mới nghe đúng CD the Sign...của bác này. Nhạc quái chiêu, toàn lấy nền là Cuban tra***ional rhythms thì phải.
    Một band nữa chơi khá tốt là James Taylor Quartet (JTQ). Các albums: (A few useful Tips about) Living Underground, Money Spider, Supernatural Feeling...Chỉ kiếm được album sau cùng, nhạc như nhạc dance pha electronic, chất jazz mất đi đâu hết hìhì. Để em nghe lại nhát xem sao nhá...
    John Mc Laughlin (guitarist)-người đã thành công khi biến báu và nhét những chất liệu theo lệ thường chỉ hợp với dân chơi rock xịn vào lãnh địa của dân jazz guitarists. Bác cũng đã tạo ra âm sắc lạ khi trộn jazz với nhạc từ Trung Mỹ cho đến Ấn Độ. Albums: Inner Mouting Flame, Passion, Grace and Fire, Extrapolation...
    Cuối cùng là St.Germain. Nhóm này chủ yếu chơi jazz/dance fusion, rất đáng nghe. Càng nghe càng phê, em đảm bảo thế ạ, dù mới kiếm được có 2 albums của nhóm này là Tourist và Boulevard.
    *** Hiện tại có một số albums rất hay mà em chưa biết nhét vào Free Jazz hay Jazz mới, hình như cả hai. Bác nào hứng thú với jazz + tra***ional music của các nước nên kiếm nghe thử: Ragas and Sagas (nhạc Pakistan) của Jan Garbarek và Ustad Fateh Ali Khan; Blue Camel (nhạc Arab) của Rabih Abou Khalil; Bar Kokhba (nhạc Do Thái?) của John Zorn; Jazz meets Asia (various artists); Tales from Vietnam (tèn tén ten) của Nguyen Le (Vịt kìu Pháp heehe), nghe cho biết dân ca nhà mình vào jazz thế nào. Bác Nguyen Le này khá nổi tiếng trong làng jazz Pháp, ấy là em loáng thoáng thế. Lúc mới nghe Tales...em buồn cười chết đi, tại không thể tưởng tượng được dân ca nhà mình chơi theo kiểu jazz nó hịhị đáng yêu gớm... Đầy đủ nhá, từ Lý ngựa ô cho đến Trống cơm rồi là í a qua cầu gió ó ó baayyy, chưa kể giọng mấy chị em léo nhéo nữa... heehehehe.
    Lời kết: Jazz có lẽ là dạng nghệ thuật duy nhất được sinh ra tại Mỹ nhưng điều buồn cừi ở đây là bản thân từ "Jazz" lại du nhập từ nước bạn Pháp. Chả sao, cái quan trọng là nó mang lại cho chúng ta tý giải trí lành mạnh nhờ (cái này đảm bảo hị hị). Hy vọng ờ có bác nào đó sau một thời gian ngắn nghe Jazz không còn than phiền ối dào cái nhạc đấy tuyền la hét mí lại hổ lốn là em vui rùi. Thanh củi các bác chịu khó đọc đến tận đây...
    Đây là bài của chị Lihny ở www.tathy.com/thanglong viết tóm lược về Jazz và lịch sử phát triển của nó tớ mạn phép copy về cho bác nào quan tâm.
    Các bác có hứng thú bàn về các thể loại các bác đang nghe, thích nghe gì, tại sao thích ... thì mời nhào dzô bàn luận cho thêm phần dzui dzẻ
  7. poison-ivy

    poison-ivy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    4. Các trào lưu jazz hiện đại
    Cả ba dòng chính của Avant-garde Jazz vẫn còn được chơi cho đến ngày nay. Tuy nhiên đã bắt đầu xuất hiện các dòng jazz mới chưa có tên cụ thể bởi thường thì một dòng nhạc chỉ có tên chính thức sau một thời gian các nghệ sĩ thử nghiệm và thu được kết quả. Hơn nữa xu hướng hiện nay của âm nhạc thế giới là xóa nhòa ranh giới giữa mọi loại nhạc, kể cả jazz, rock và electronica nên đặt tên khí khó nhể các bác nhể . Theo em biết người ta tạm gọi một trong các dòng jazz mới này là Acid jazz.
    Một số nhóm nhạc cũng như nghệ sĩ xuất sắc của dòng jazz mới hiện nay:
    Đầu tiên là Medeski, Martin and Wood (MMW), tam tấu jazz đã khéo léo kết hợp ba dòng jazz là Free, Fusion, Bop, thậm chí cả chút nhạc của dân Hawaii hehe, nghe rất cute ạ. Đặc biệt MMW còn có bác Medeski được coi là organist, pianist phê nhất hiện nay. Albums: Notes from Underground, Shackman, Combustication, Last Chance to dance Trance....Em mới có hai CDs cuối thôi. Cảm giác: cực lạ và hìhì hay!
    Hai là Steve Coleman. Bác này đã thử nghiệm quả hợp tấu ngẫu hứng với band tầm 20 người (dã man) và lập band riêng The Five Elements. Albums: The Tao of mad Phat, The Sign and the Seal...Em mới nghe đúng CD the Sign...của bác này. Nhạc quái chiêu, toàn lấy nền là Cuban tra***ional rhythms thì phải.
    Một band nữa chơi khá tốt là James Taylor Quartet (JTQ). Các albums: (A few useful Tips about) Living Underground, Money Spider, Supernatural Feeling...Chỉ kiếm được album sau cùng, nhạc như nhạc dance pha electronic, chất jazz mất đi đâu hết hìhì. Để em nghe lại nhát xem sao nhá...
    John Mc Laughlin (guitarist)-người đã thành công khi biến báu và nhét những chất liệu theo lệ thường chỉ hợp với dân chơi rock xịn vào lãnh địa của dân jazz guitarists. Bác cũng đã tạo ra âm sắc lạ khi trộn jazz với nhạc từ Trung Mỹ cho đến Ấn Độ. Albums: Inner Mouting Flame, Passion, Grace and Fire, Extrapolation...
    Cuối cùng là St.Germain. Nhóm này chủ yếu chơi jazz/dance fusion, rất đáng nghe. Càng nghe càng phê, em đảm bảo thế ạ, dù mới kiếm được có 2 albums của nhóm này là Tourist và Boulevard.
    *** Hiện tại có một số albums rất hay mà em chưa biết nhét vào Free Jazz hay Jazz mới, hình như cả hai. Bác nào hứng thú với jazz + tra***ional music của các nước nên kiếm nghe thử: Ragas and Sagas (nhạc Pakistan) của Jan Garbarek và Ustad Fateh Ali Khan; Blue Camel (nhạc Arab) của Rabih Abou Khalil; Bar Kokhba (nhạc Do Thái?) của John Zorn; Jazz meets Asia (various artists); Tales from Vietnam (tèn tén ten) của Nguyen Le (Vịt kìu Pháp heehe), nghe cho biết dân ca nhà mình vào jazz thế nào. Bác Nguyen Le này khá nổi tiếng trong làng jazz Pháp, ấy là em loáng thoáng thế. Lúc mới nghe Tales...em buồn cười chết đi, tại không thể tưởng tượng được dân ca nhà mình chơi theo kiểu jazz nó hịhị đáng yêu gớm... Đầy đủ nhá, từ Lý ngựa ô cho đến Trống cơm rồi là í a qua cầu gió ó ó baayyy, chưa kể giọng mấy chị em léo nhéo nữa... heehehehe.
    Lời kết: Jazz có lẽ là dạng nghệ thuật duy nhất được sinh ra tại Mỹ nhưng điều buồn cừi ở đây là bản thân từ "Jazz" lại du nhập từ nước bạn Pháp. Chả sao, cái quan trọng là nó mang lại cho chúng ta tý giải trí lành mạnh nhờ (cái này đảm bảo hị hị). Hy vọng ờ có bác nào đó sau một thời gian ngắn nghe Jazz không còn than phiền ối dào cái nhạc đấy tuyền la hét mí lại hổ lốn là em vui rùi. Thanh củi các bác chịu khó đọc đến tận đây...
    Đây là bài của chị Lihny ở www.tathy.com/thanglong viết tóm lược về Jazz và lịch sử phát triển của nó tớ mạn phép copy về cho bác nào quan tâm.
    Các bác có hứng thú bàn về các thể loại các bác đang nghe, thích nghe gì, tại sao thích ... thì mời nhào dzô bàn luận cho thêm phần dzui dzẻ
  8. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    mọi người cũng có thể tham khảo bài viết của Lissette trong bài Lịch sử nhạc Rock và nhạc Jazz trong box Rock Hall of Fame hoạc theo điạ chỉ sau
    http://ttvnonline.net/forum/topic.asp?TOPIC_ID=35381
  9. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    mọi người cũng có thể tham khảo bài viết của Lissette trong bài Lịch sử nhạc Rock và nhạc Jazz trong box Rock Hall of Fame hoạc theo điạ chỉ sau
    http://ttvnonline.net/forum/topic.asp?TOPIC_ID=35381
  10. BrainWash

    BrainWash Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Tớ tham gia với!

    Spread yours wings and fly ..
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này