1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Danh tướng Tây Sơn: Đô đốc Long la?? Nguyê?fn Tăng Long hay Đặng Tiến Đông ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vieetvnam, 29/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Ha, định nghĩa chức danh "đô đốc" giữa phương Đông và phương Tây khác nhau hoàn toàn.
    Tham khảo wiki:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4_%C4%91%E1%BB%91c
    Nhà Tây Sơn dùng hệ thống quan hàm của nhà Lê: Tháng 4 năm Bính Tuất (1466), triều đình bắt đầu đặt 5 phủ là Trung quân phủ, Đông quân phủ, Tây quân phủ, Nam quân phủ và Bắc quân phủ cũng gọi là Ngũ quân Đô đốc phủ. Có các chức Tả/Hữu đô đốc, Đô đốc đồng tri, Đô đốc thiêm sự, chuyên giữ việc quân.
  2. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Đô đốc là quan hàm của nhà Lê bấy giờ. Bạn cubidaihiep nói thối không ngửi nổi. Thế cái chức đô đốc của tiến sĩ Nguyễn Cấu nhà Lê cũng từ cái nguồn gốc "xâu xa" bạn nêu à?
  3. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Ôi, khổ thân ông Chu Du (đời Hán) được ông La Quán Trung (đời Nguyên) viết chức là Đô đốc, té ra phải lấy của quân phương tây khi đến Việt Nam để gán vào !!!
  4. cubidaihiep

    cubidaihiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2006
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    246
    Bình tĩnh nào các đồng chí! Cái này cũng chỉ là suy luận thôi, cũng có một số tư liệu khác viết vậy chứ chẳng phải tự mình tôi nghĩ ra.
    Đô Đốc, nếu đúng theo các bác dẫn chứng, vào thời đó là một chức vị rất lớn chỉ huy quân đội, đứng đầu ban võ hoặc một thứ quân. Vậy có ai giải thích dùm tôi sao trong lực lượng Tây Sơn có quá nhiều đô đốc như vậy không? Thời Tam Quốc, nước Ngô có mấy đô đốc ngoài Chu Du-Công Cẩn?
    Ngoài ra, khi nhắc về lịch sử, sử gia thường ghi cả họ lẫn tên nhân vật sau chức vụ. Ví dụ như Tả quân Lê văn Duyệt, Đô đốc Bùi Thị Xuân... Hiếm khi nào lại chỉ ghi cụt lủn là đô đốc Long, Đô đốc Bảo, Đô đốc Tuyết... Có rất nhiều đô đốc như vậy trong hàng ngũ Tây Sơn. Mà hình như ông đô đốc Long mà bác chủ topic này có hỏi, hiện cũng còn chưa biết rõ thân phận, gốc gác thế nào ??? Rồi sử ghi trong trận đánh quân Thanh 1789, phía Tây Sơn có 1 đô đốc tử trận, cũng chẳng biết là ai??? Các bác giải thích xem?
    Hiện tại cũng chưa có tài liệu cụ thể nào xác nhận việc Tây Sơn dùng hàm nhà Lê đặt cho quân đội, cũng chưa có tài liệu nào chứng minh ngược lại. Vậy để đi dần tới chân lý, chúng ta phải dùng phép chứng minh quy nạp hoặc phản biện thôi các bác ạ!
    Chúng ta cùng cùng tranh luận để đi tới chân lý một cách có văn hóa được không mấy bác?
  5. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    Tiện thể các bác đang tranh luận về chức Đô đốc thì bàn luôn cả danh hiệu "công chúa" dành cho các nữ tướng của Hai Bà Trưng.
    Về cách gọi cụt lủn nào là Đô đốc Long, đô đốc Tuyết... trước đây em có đọc 1 bài báo (lâu rồi) lý giải là bộ tướng Tây Sơn nhiều người vốn là thảo khấu, trộm cướp nên khi triều đại này thành lập các nhân vật đó gần như ko thấy được nhắc đến trong chính sử.
    Tuy nhiên 1 số người vẫn có thể biết được đủ họ tên như Nguyễn Văn Tuyết chẳng hạn
  6. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Một thực tế là mỗi đô đốc đều lĩnh một đội quân tác chiến độc lập được. Quân Tây Sơn chiêu nạp rất nhiều thủ lĩnh, mỗi người đều có quân bản bộ riêng, nên tướng mỗi đội là 1 đô đốc?
  7. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Công chúa là người sau đặt ra thôi, thời Hùng Vương công chúa gọi là Mỵ nương mà
    Về cách gọi tên gắn với chức vụ như vậy không phải là hiếm thấy. Đó là thói quen viết cho gọn thôi mà, dân gian quen gọi như vậy. Hoặc có thể mấy tướng lĩnh Tây Sơn, khi đầu quân dấu thân phận, xuất thân của mình, nên chỉ lấy tên của mình mà không lấy cả họ tên.
  8. history4all

    history4all Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Đô đốc Long, Đô đốc Tuyết, Đô đốc Bảo... là mâý anh em ruột cùng họ Đô đốc (gốc Tàu hay Nhật gì đó) theo nhà Tây Sơn làm tướng. Về sau sử sách nhà Tây Sơn bị hủy gần hết nên thành ra cứ nhầm lẫn. Gọi nhiều quá thành quen không ai muốn bỏ nữa. Cũng giống ngày xưa bên Trung Quốc cũng có họ Tư đồ, Tư mã nghe như chức quan vậy.
  9. toiyeuvn1

    toiyeuvn1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0

     
    em thì em không biết gì nhiều về sử VN.nhưng thấy mấy bác bàn luận về triều đình tây sơn em thấy cũng rất hay.Em thì thấy tiếc cho Vua Quang Trung mất sớm,em thấy ông là 1 nguời đại tài,biết dùng nguời như Tào Tháo,,Quyết đoán như Stalin,Ông là 1 danh tuớng lỗi lạc của VN.Em nghĩ ông giỏi không kém gì Hưng đạo vuơng TRần quốc tuấn,Đại tuớng Võ Nguyên giáp...Ông là một tuớng bách chiến bách thắng kiểu Thành cát tư hãn.Tiếc là Ngài mất trẻ quá!Nguợc lại em ghét cay ghét đắng ... Nguyễn Ánh,
     

    được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 22:14 ngày 22/02/2009
  10. lonelyghost18

    lonelyghost18 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    2.398
    Đã được thích:
    0
    Lý giải hay nhất được nghe từ đầu đến h .

Chia sẻ trang này