1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐẢO CÒ HẢI DƯƠNG

Chủ đề trong 'Hải Dương' bởi hoathuytien, 03/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoathuytien

    hoathuytien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    ĐẢO CÒ HẢI DƯƠNG

    Nằm giữa một vùng hồ bao la sóng nước, đảo Cò nổi lên như một viên ngọc mà thiên nhiên đã ban tặng cho Chi Lăng Nam (thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Với diện tích 2.382m2, từ lâu đảo đã trở thành nơi trú ngụ của nhiều loại cò vạc khác nhau. Có chín loại cò khác nhau là cò lửa, cò ruồi, cò bợ, cò đen, cò nghênh, cò diệc, cò trắng, cò ngang, cò hương và ba loại vạc là vạc xám, vạc xanh, vạc đen có nguồn gốc từ Trung Quốc, Miến Điện, Ấn Độ, Nepal, Philippines.. Mùa xuân là thời điểm cò về đông nhất, có tới vài vạn con cò và hàng nghìn con vạc.

    Khi hoàng hôn buông xuống là lúc cò về, chúng bay thành từng đàn, mỗi đàn có số lượng từ dăm bảy chục tới hàng trăm con đậu trắng xóa cả các tán cây trên đảo. Sau khi lượn nhiều vòng che kín cả khoảng không gian mặt hồ, chúng lần lượt hạ cánh an toàn xuống những lùm cây xanh giữa biển nước mênh mông dưới ánh nắng chiều, tiếp đó là những nhịp sải cánh của những chú vạc chuẩn bị cho một buổi kiếm mồi vất cả trong đêm. Là một vùng hồ rộng mệnh mông, không bao giờ cạn nước nên Chi Lăng Nam còn có nhiều mòng két, le le, vịt trời, đặc biệt đã từng có cốc đen, bồ nông, cuốc và nhiều loài giẽ khác nhau. Trong số ấy, cốc và bồ nông là loài chim nước quí hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam. Đến nơi đây vào lúc hoàng hôn hay sớm mai là lúc ?ogiao ca? thú vị giữa cò và vạc trong cuộc mưu sinh hàng ngày, là khi cò về sớm mà vạc chưa đi kiếm ăn thì đảo cò thật là huyên náo. Chúng tranh cướp nhau để giành chỗ đậu. Vạc yếu thế nên bị dồn xuống dưới, còn cò phủ trắng trên các tán cây. Hình như cây cối trên đảo không còn đủ chỗ cho cả đàn cò khổng lồ bám nữa.

    Sự đan xen hài hòa giữa cây cối, chim muông, hồ nước cùng khí hậu nhiệt đới trong lành thoáng đãng, cùng với nhiều cây cổ thụ và nhiều bia cổ, đền, chùa, miếu mạo trong vùng, đặc biệt với các nghề cổ truyền như nghề gột cá, nghề bánh tráng, bánh đa và nghề ươm trồng cây cảnh, Chi Lăng Nam có đầy đủ yếu tố để có thể phát triển thành một vùng du lịch môi trường sinh thái hấp dẫn. Với những giá trị của mình, đảo Cò Chi Lăng Nam đã tạo nên một môi trường sinh thái đặc trưng cho làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ.

    Tuy nhiên trong những năm qua, việc khai thác tiềm năng này mới chỉ dừng ở mức tự phát, nên đảo Cò vẫn như một nàng công chúa ngủ quên trong rừng chưa được đánh thức, bởi đường xá đi lại còn khó khăn. Làng Cò đang được quan tâm tích cực bảo tồn và xây dựng thành khu du lịch sinh thái. Đất lành chim đậu, cò về ngày một đông hơn. Trong tương lai không xa tiềm năng du lịch đảo Cò sẽ thực sự được phát huy và được đưa vào tour du lịch theo hình vòng cung từ Hà Nội đi phố Hiến đến đảo Cò, Hải Dương và ra Côn Sơn, Kiếp Bạc, Hải Phòng rồi về Hà Nội. Có như vậy mới thu hút được ngày càng nhiều khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.
  2. hoathuytien

    hoathuytien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    ĐẢO CÒ nằm giáp danh với HƯNG YÊN(phù cừ) nó thuộc huyện THANH MIỆN của tỉnh ta . đây là một danh lam thắng cảnh đựơc xem là một trong những khu du lịch nổi tiếng của phía bắc . Cứ mỗi độ xuân về hoa đào nở mầm cây đâm trồi phát lộc thì nơi đây lại tập chung đông đủ mọi khách thập phương tứ xứ về thăm! đa phần là giới thanh niên các bạn trẻ... họ náo nức "dạo xuân"!
    Vì sao nơi đây lại thu hút mọi người đến thế? bởi một nhẽ đây là một danh lam thăng cảnh mà! ĐẢO CÒ nổi lên từ mấy năm gần đây thôi trước đó cũng đã được người ta chú ý nhưng họ chưa biết tận dụng khai thác được vốn tính của thiên nhiên ưu đãi .Người ta thường nói"đất lành chim đậu"quả là như vậy tôi đã rất nhiều lần tiếp xúc vời người dân nơi đây! họ nói: ĐẢO CÒ xưa nò chỉ là một đảo nhỏ trên đảo có những bụi tre lớn mọc trên ấy ban đầu chỉ là một vài con làm tổ nhưng rồi một thời gian chúng kéo nhau về đây tụ tập đền rợp trời . ban ngày thì đàn VẠC cư trú, chiều hoàng hôn lại rợp cánh cò trắng phau. Có lẽ nơi đây gần cành đồng làng CHI LĂNG NAM thuộc vùng chiêm trũng bao quanh hồ .Rất nhiều"tôm tép cá cua"...vv làm thức ăn cho đàn cò. ngày một ngày hai số lượng lên tới không đếm xuể . Các nhà nghiên cứu sinh thái đã không ít lần tới nghiên cứu nơi đây để giả thích tại sao nơi đây lại là nơi mà đàn cò chọn làm nơi chung sống tụ tập .
    Nghe truyền thuyết của các cụ bô lão trong làng họ kể lại ! xưa kia đây là một vùng đất bằng phẳng có một ngôi chùa nhỏ nằm giữa tâm địa. nhưng sau một trận mưa lũ, ngôi chùa bị nhấn xuống lòng đất hình thành lên một vực sâu thăm thẳm .ở gần chính giữa tâm hồ nhô lên một gò đất cao hơn mặt nước rộng chừng vsì trăm mét vuông,cối mọc lên tươi tốt um tùm.Vực rộng khoảng một "MẪU" sâu khoảng 20m và hồ này chưa một lần nào người ta tát cạn nó! nghe nói ở đáy HỒ có một mạch ngầm thông ra biển thì phải (cứ tát vơi lại đầy) người ta không thể lý giải được tại sao! có rất nhiều nhà tò mò lặn xuống đáy nhưng rồi không thấy lên nữa (Xác họ cũng chẳng ai tìm thấy).Đã có một thời gian nơi này là một nỗi kinh hoàng cho mọi người dân ở đó. Rùi người ta cũng lãng quên đi không ai nhắc tới nơi đây nữa tới khi những bụi tre giữa cồn cò những tiếng kêu lạ của loài chim , cứ tối đến là rợp một nền trời một màu trắng tinh khiết của ánh chiều hoàng hôn . và từ đò người ta quen gọi nơi đây là "ĐẢO CÒ"
    Xung quanh bây giờ là bờ đê với những dạng nhãn xanh mát bên hồ mọclên một cây cổ thụ rợp tán mà người ta vẫn quen gọi đó là"già làng" ưỡn tấm ngực khẳng khưu lù xù nham nhở những vết trằn xước như muốn hứng chịu mọi sự khắc khổ của thời gian.mỗi chiều về tiếng kêu rợp trời tưởng như kinh tai nhức óc ấy lại trở thành tiếng gọi quen thuộc của người dân nơi đây mỗi khi họ rời xa cố hương của mình.
    ĐẢO CÒ nay đã được nhiều người biết đến đã đi vào nhưng câu ca và đặc biệt nơi đây các đoàn làm phim đã chọn làm nơi đóng thành công bộ phim truyền hình được mọi người yêu mến. ĐẢO CÒ cũng đã được quỹ bảo vẹ môi trường(GEF/SGP) thành ủy của tỉnh huyên quan tâm chú trọng khai thác triệt để danh lam thắng cảnh mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân nơi đây. một trong những dự án lớn nhất đó là đựơc sự đầu tư của doanh nhân và nhà nườc,chính quyền và nhân dân nơi đây đang có xu hướng mở rộng và cải tạo thêm bồi đắp tu bổ lại đảo cò mở rộng diện tích đảo cho cò có đủ diện tích cư trú , và nơi đây còn có dự án xây dựng một khách sạn "nổi" trên mặt hồ để phục vụ khách thăm quan du lịch ...v
    Đến với đảo cò các bạn hẳn sẽ không thể không bất ngờ về chính phong cảnh nơi đây mà như các nhà văn nghệ sĩ vẫn thường nói"phong cảnh hữu tình" một chốn "khuê đồng" thơ mộng đi vào lòng người cảm nhận một cách nhẹ nhàng mà lắng đọng . ĐẢO CÒ quê ta đó các bạn ạ! ""quê hương ta chốn thanh bình,có đàn cò bay...."
    mỗi khi đi xa ta lại nhớ về quê hương với những cánh cò bay lả rập rờn... HẢI DƯƠNG ta thật tự hào biết bao nhiêu....

Chia sẻ trang này