1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đạo của kiến trúc...!!!!!

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi Kien_Lua, 26/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Đạo của kiến trúc...!!!!!

    Hôm bữa mới mở topic Kiến Trúc sư, những con người không có sỹ diện để các bác thảo luận. Vậy mà chẳng biết bác nào xoá mất mà không có lý do. Chán thật.
    Nay em gởi lại cho bác bác viết của KTS Trương Quang Thao trong website http://www.giaodiem.com/ để các bác đọc há. Thử coi cái không sỹ diện của KTS là ở chỗ nào.
    Mời các bác.

    Kiến trúc là một nghệ thuật có tính khoa học

    Nhà kiến trúc không làm nên tác phẩm kiến trúc theo kiểu nhà họa sĩ vẽ tranh. Họa sĩ chọn đề tài cho bức tranh tương lai hoàn toàn tự do, không ai đặt hàng cả. Đối diện với chính tâm thức của mình trước khung lụa, nhà họa sĩ nhanh chóng hoàn thành bức tranh. Và nó là tác phẩm: dù to dù nhỏ, dù đẹp dù xấu, dù có người mua hay vĩnh viễn nằm ở góc tối căn nhà, mọi thứ ấy không hề làm "suy suyển" với tư cách tác phẩm của bức tranh. Còn nhà kiến trúc, phải có ai đấy đặt hàng và nêu ra những đòi hỏi cho công trình tương lai thì nhà kiến trúc mới "sáng tác" ra các bản vẽ. Mà bản vẽ kiến trúc đâu phải là kiến trúc, trong trường hợp tốt nhất cũng chỉ là hình ảnh của kiến trúc tương lai. Còn phải qua giai đoạn xây dựng, tức là dùng vật liệu và với bàn tay người thợ, kiến trúc mới thành hình và chính những người thợ này mới là những người tạo nên chất lượng của kiến trúc. Chất lượng đó được làm nên bởi các kết cấu xây dựng, bởi cái không gian được tạo ra có đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, vừa như một công cụ sử dụng, vừa như một vật thể nghệ thuật hay không. Cái vật thể nghệ thuật này không nằm riêng rẽ bên ngoài mà ở trong chính kết cấu xây dựng, cho nên tách rời kiến trúc với xây dựng là sai lầm, nếu không là vô ơn đối với những đồng tác giả góp công sức và tài năng tạo nên hình hài và dáng dấp cho công trình kiến trúc.

    Hơn thế, nhà họa sĩ hành nghề tự do, còn hành nghề kiến trúc là một hệ thống các tổ chức và cơ chế phức tạp có liên quan đến hầu hết các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa..., bởi không có bất kỳ hoạt động nào mà không cần đến không gian kiến trúc - xây dựng, cho nên kiến trúc là một bộ phận của một thiết chế kinh tế to lớn: xây dựng cơ bản. Và kiến trúc sư (KTS) không chỉ hoạt động ở lĩnh vực "sáng tác", mà còn cả lập dự án, tư vấn thiết kế, nghiên cứu khoa học và quy hoạch giảng dạy đào tạo, thi công công trình và trùng tu di sản. Thử hỏi trong tất cả các khâu ấy trong bộ máy đồ sộ của xây dựng cơ bản, có nơi nào không có kiến trúc sư hoạt động, trong đó có các cơ quan quản lý từ Trung ương tới tỉnh, thành. Những người ấy đã làm gì để giảm nhẹ cái cơ chế "xin - cho", "vừa đá bóng - vừa thổi còi", "tự biên tự diễn", "khép kín chu trình" đang hành hạ ngành xây dựng cơ bản và nhân dân?

    Xin nói thẳng rằng cái cơ chế "vừa đá bóng - vừa thổi còi" và "xin cho" lại là nguyên lý hoạt động của Hội trong việc xét chọn giải thưởng Kiến trúc hai năm một lần: sao lại có chuyện lạ đời là người gửi công trình lên Hội xét giải, người chấm giải và người trúng giải nhiều khi chỉ là một? Thiết nghĩ, việc để các cá nhân gửi "công trình" dự giải là không đúng. Công trình gửi lên tham dự giải phải do cơ quan, tập thể hay cộng đồng dân cư sử dụng công trình giới thiệu, còn Hội đồng chấm giải phải gồm những người không dính dáng chút gì tới quá trình tạo ra công trình ấy. Có thể mới bảo đảm tính khách quan cho các giải thưởng và chỉ có các công trình được người sử dụng tin dùng và có hiệu quả xã hội mới được đưa ra đấu giải.

    ở các thành phố đều có các Hội đồng Kiến trúc thường bao gồm các kiến trúc sư có chân trong Ban Chấp hành Hội làm nhiệm vụ xét chọn các giải pháp kiến trúc cho các công trình của thành phố ấy. Ông kiến trúc sư trưởng thành phố là người chủ trì Hội đồng, lại là người thay mặt lãnh đạo TP ra quyết định chọn phương án, lại cũng là Chủ tịch Hội KTS TP quản lý hàng chục các xưởng kiến trúc ăn theo con dấu của Hội với số phần trăm "đóng thuế" cho Hội. Thì, xin hỏi ngài KTS quan chức kia có khách quan được hay không khi ra quyết định?

    Kiến trúc cần phải quan tâm tới nhu cầu của người dân

    Quan điểm "kiến trúc vị nghệ thuật" của Hội đã biểu lộ rất rõ trong cuộc thi tìm phương án cho Tháp truyền hình ở Hà Nội vừa qua. Phương án do Hội đồng chấm giải (được Hội KTS Việt Nam bảo lãnh) chọn và trao giải nhất... có quá nhiều điều để... bàn cãi. Như trên đã đề cập, kiến trúc vừa mang tính công cụ vừa mang tính biểu trưng, nhưng đó không thể là hai vật thể tách rời nhau, mà phải quyện vào nhau, cái này vừa là cái kia. Đằng này, có đến hai công trình khác nhau, cái thứ nhất là cái tháp bình thường, cái tháp công cụ mà chỉ riêng mình nó không thôi đã hoàn toàn đủ để bảo đảm cho yêu cầu đề ra đối với công việc truyền hình; còn vật thể thứ hai chỉ dùng để... biểu trưng (!?) Lẽ ra cái chức năng biểu trưng ấy phải toát ra từ chính cái vật thể thứ nhất kia, chứ đâu phải chỉ vì để cho công trình "đậm đà bản sắc dân tộc" mà tạo ra cái con hạc (có phải bằng thép và dát vàng?!) hoàn toàn vô dụng và 100% không khả thi. Với kết quả cuộc thi mà các quan chức của Hội nguyện gánh vác trách nhiệm ấy đã phản ánh không những quan điểm "kiến trúc vị nghệ thuật" sai lệch mà còn cả quan điểm được gọi là "quyết định luận không gian" - tức là không gian quyết định hết thảy mà Le Corbusier - nhà kiến trúc lỗi lạc nhất thế kẻ 20 - đã chủ trương, hồi ông còn trẻ.

    Bị phê phán nhiều bởi các nhà xã hội học và nhân học văn hóa về quan điểm nói trên, về già, trở lại thăm thị trấn công nghiệp Pessac, nơi ông đã từng "áp đặt" cho công nhân gốc Bắc Phi một thứ kiến trúc đậm mầu hiện đại chủ nghĩa, ông đã phải ngậm ngùi nhìn những ngôi nhà bị người ở thay đổi đến không nhận dạng ra được và công khai thừa nhận sai lầm của mình: "Các anh biết không, chính là cuộc sống luôn luôn có lý, còn nhà kiến trúc thì mãi mãi sai lầm". Nhưng đó là Le Corbusier, một lương tâm lớn của kiến trúc thế giới, còn ở ta thì sao? Tuy biết rất rõ rằng chung cư cao tầng không thích hợp cho người nghèo đô thị ở các khu vực bị giải tỏa, bởi cách đây hai năm có nhà xã hội học đã cảnh báo rằng 80% nhà ở căn hộ nhiều tầng đã "bị" các hộ nghèo "bán" cho các hộ có tiền, để đổi lấy đôi đồng dôi ra đi tìm nơi ở mới trên những đoạn kênh rạch ở ven ngoại... Dù biết tỏng tòng tong rằng nhà ở nông thôn là nhà tự xây, rằng tự cổ chí kim có người nông dân nào mua thiết kế của các nhà kiến trúc đâu, ấy vậy mà triển lãm về giải pháp nhà ở cho nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, viện nghiên cứu kiến trúc nọ đã đưa ra những mẫu nhà không rõ xây cất bằng vật liệu gì song "cực kỳ" hiện đại trong cách ở và thơ mộng trong cảnh trí sông nước. Có công ty còn giới thiệu cả nhà bằng xi-măng lưới thép, nhà bằng hợp kim nhẹ, v.v... nhưng đó là những công nghệ chưa và còn lâu mới ở trong tầm với của nông dân nước ta. Vấn đề là cần có một công nghệ thích hợp đối với kỹ thuật tự xây và vừa túi tiền của nông dân để họ có thể dựa vào đó mà tự làm lấy nhà ở cho mình.

    Trong cuộc chạy đua vì tiền người ta không hề đếm xỉa tới nhu cầu chính đáng của người dân. Một kiến trúc sư nọ vẽ ra ngôi chợ cho các tiểu thương tại khu Văn Thánh... dưới dạng một "đại siêu thị" ba tầng cực kỳ hiện đại với đầy đủ thang cuốn, thiết bị bốc xếp... để cuối cùng các tiểu thương phải ngậm bồ hòn nhận chỗ trên tầng rồi bỏ đấy, vì tiền đã trao... và chợ hóa thành chợ "thanh vắng". Hình như giữa những nhà quản lý và nhà kiến trúc có sự móc nối để "tự kích cầu". Công trình càng to, càng hiện đại thì các người thiết kế và thi công càng nhận được nhiều tiền "công" và các nhà quản lý cũng nhận được món lại quả khấm khá. Cũng nằm ở xu thế "sáng tác" này là chuyện các nhà quản lý và kiến trúc sư đã lên hai tầng mái ngói đỏ tươi, đậm đà mầu dân tộc(!) cho chợ tình Bắc Hà, cách nay độ vài năm gì đó. Chắc chắn rằng cái chợ ấy đã bị từ chối, bởi cái không gian hiện đại kia làm sao chứa nổi nét đặc sắc của chợ văn hóa các dân tộc ít người? Cách đây độ một năm, sau Nghị quyết Trung ương về văn hóa, các nhà quản lý và kiến trúc sư hăng hái bắt tay vào xây dựng nhà Rông cho Tây Nguyên. Nhiều món tiền lớn bỏ ra để mua gỗ, vật liệu lợp, lập thiết kế... và thuê thợ thi công..., để rồi nhận lấy sự hờ hững của nhân dân các sắc tộc Tây Nguyên. Bởi đó không phải là nhà Rông của họ vì chúng được dựng lên để kiếm tiền bởi các KTS theo kiểu hội trường cấp xã, còn nhà Rông thật lại là nơi ở của các Thần Linh và được xây dựng bằng tâm thức ngưỡng mộ - hay bằng vô thức tập thể như các nhà phân tâm học khẳng định - của cư dân nền văn minh thực vật, lấy rừng làm môi sinh. Mà rừng Tây Nguyên thì chúng ta đã tàn phá để lấy gỗ, để trồng cà-phê... hết cả rồi, đâu còn là môi sinh cho họ, cho nền văn hóa của họ, cho các vị Thần Linh của họ. Đây quả là một thực trạng đáng buồn!

    Văn hóa phương Đông vốn là văn hóa được dựng xây trên nền tảng của Tam giáo: Lão giáo cho ta Đạo, Nho giáo cho ta Lễ và Phật giáo cho ta Tâm. Đạo - Lễ - Tâm phối hợp sẽ tạo nên cái văn hóa ứng xử đúng đắn cho mọi người, với chức phận của từng cá thể trong công việc mình đảm nhận, với thiên chức của nghề nghiệp mình dấn thân. Tuy vậy khái niệm Đạo vẫn bao trùm hơn cả. Có đạo sẽ tạo ra Tâm, ra Lễ trong mọi hoạt động sao cho đúng với đạo làm người (nhân đạo), với bổn phận (đạo làm con, đạo thầy trò), với trách nhiệm sử dụng vũ khí (kiếm đạo, thương đạo) với lòng yêu nghệ thuật (thi đạo, vũ đạo, thư đạo) với thưởng thức cái đẹp (hoa đạo, trà đạo). Đạo của kiến trúc cũng không nằm ngoài những điều vừa nói.


    " ... Đẩy mạnh quyền làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH..."
    Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tiến Lên!
  2. kienduan

    kienduan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Gui Kien Lua.
    kien truc lam gi co dao... May cu quan trong hoa van de len roi noi da`i , noi dai, noi do...Kie''n tru''c su o viet nam thi chi la thay chat tre thoi! ok!
  3. mercuryhn

    mercuryhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    To Kien Lua:
    Hé hé, lần trước ủng hộ bạn 1 bài, sau đó vào lại thấy topic khá hay đã bị Mod xoá mất, sau đó tôi còn bị Mod gửi mess cảnh cáo..ha ha...lại còn bảo mình sắp thành KTS đừng nói linh tinh, đâu biết tôi đã làm mấy năm cả khối doanh nghiệp cả QLNN sau khi ra trường.....làn này định nhắc lại câu đó để ủng hộ bạn cái nhưng thấy MOD ở BOX này hình như cấm tự do ngôn luận và thông tinn đa chiều nên thôi, đã mang tiếng KTS hèn thì hèn luôn thể.....hé. hé...Nói vậy chứ để khi khác nói tiếp để xem cái topic này tồn tại được bao lâu đã...ha ha....
    À mà hình như cái topic này tôi thấy bạn post ở đâu bên TL rồi thì fải....
  4. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Hi hi hi đọc bài này tôi thực sự hứng thú . Có 1 kỷ niệm cũng lâu rùi, hồi tôi mới ra trường , xin kể lại mọi người cùng biết .
    Chẳng là hồi ấy tôi được giao nhiệm vụ thiết kế 1 cái trụ sở UBND và HĐND , hồi đó đang sung nên máu lắm, vẽ 1 công trình mà Sếp nhìn thấy OK liền, nói chung cả về Công năng lẫn hình thức đều ngon, chỉ có điều hơi máu bởi nó không giông giống như kiểu Kiến trúc trụ sở UBND như các UBND hiện có ở HN. Được mang đi bảo vệ cũng hào hứng lắm. Hôm đó trong Hội đồng chấm Dự án toàn các ông chức sắc máu mặt nhưng chẳng hiểu mẹ gì về Kiến trúc còn có thêm mấy cha KTS của tỉnh nhà, hình như có cả Kiến trúc sư trưởng với mấy cha trong Sở XD nữa thì phải. Thoạt đầu tôi cũng bình tĩnh bảo vệ trôi chảy , tưởng đâu ngon lành bỗng nhiên có 1 thằng cha đứng lên chặn họng tôi bằng 1 câu rất vô duyên : " Tôi thấy cái công trình anh vẽ nhìn không giống cái trụ sở Uỷ ban " hehehe đang hứng thú bỗng nhiên bị cụt hứng tức hộc máu mắt , tôi cũng cố gắng nhịn để bảo vệ cho xong công trình của mình. Chờ đến khi các câu hỏi đã sắp xong tôi mới hỏi lại thằng cha đó 1 câu : Hồi nãy anh có nói rằng ccong trình tôi vẽ không giống cái UBND, thực sự tôi cũng chưa có nhiều kinh nghiệm lắm, anh hãy làm ơn chỉ giúp tôi phải vẽ như thế nào mới giống cái Uỷ ban và kiến trúc của nó phải như thế nào " Hỏi xong tôi thấy thằng cha ban nãy ngồi đờ người, đỏ mặt tía tai ậm ừ 1 lúc rồi đứng dậy đi ra ngoài.
    Công trình đó của tôi về sau không thành công còn vì nhiều lý do mà tôi cũng không biết. Chỉ biết rằng những người không biết mẹ gì mà cũng có tên trong Hội đòng chấm thi như thế thì không bao giờ chúng ta có thể làm gì để thay đổi bộ mặt Kiến trúc Nước nhà được đâu........Đôi điều nói ra mong các Mod đừng xoá vì nó là sự thật
    " Nếu tôi chết hãy để tôi nằm sấp
      Để cho đời nhìn thấy đít của tôi...."
  5. mercuryhn

    mercuryhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Vạy bạn arcuvubale cho hỏi là công trình đó ở HN hay ở đâu.....hí hí, giờ chắc bạn đã hiểu lý do tại sao đồ án đó ko được chọn rồi chứ gì...ha ha...chuyện thường ngày ở huyện...ha ha
  6. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Chairot cười sướng ghê, phô cả hàng tiền đạo ra ngoài, công trình đó của tui ở tỉnh lẻ thui mờ, chính vì hiểu lý do nên bây giờ tui mới ở Hồ chí Minh city
    " Nếu tôi chết hãy để tôi nằm sấp
      Để cho đời nhìn thấy đít của tôi...."
  7. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Nghe anh arvubale kể em cũng xin mạo muội kể tiếp
    Chuyện là thế này, cũng cách đây 4 năm ngày vừa vào làm, và cũng được giao cho thiết kế một công trình Nhà Hội trường khu phố ,nói thật nhà đã bé, tiền thiết kế phí thì được một tẹo vậy mà mấy cha ở Phường đòi phải bảo vệ ở UB Phường, còn mấy chỗ khác thì miễn (mà tất nhiên, ai cho mà bảo vệ?!),đúng là đò dở hơi không biết bơi! Em cũng hăng máu lắm, tô tô quẹt quẹt, làm hẳn mặt bên mặt đứng mặt hậu, thôi thì đủ kiểu,nói chung nhìn vào bản vẽ mấy cha không biết gì nhìn cũng choáng.Sau khi bảo vệ đang ngồi chờ ý kiến của mấy vị, thì cũng có 1 cha đứng lên phát biểu " nhìn chung các phương án của anh nhìn rất được, nhưng tóm lại..."( mà tôi chỉ làm 1 phương án chứ có thêm cái nào nữa đâu) nói đoạn ông ta chỉ vào cái mặt đứng : " phương án này là đẹp nhất,trông cái này cân đối hài hoà, màu sắc cũng đẹp ",rồi ông ta chỉ tiếp cái mặt bên " còn cái này hình như diện tích có vẽ bé hơn, trông khối không được đẹp bằng phương án thứ nhất ". Trời ui, lúc đó cả hội đồng bò lăn ra cười, mà ông ta cũng quê độ nên cũng cười theo, lúc đó tôi được dịp phô hàng tiền đạo vỗ của mình mà huơ lia lịa, sướng thật
  8. mercuryhn

    mercuryhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Nghe chuyện của Hoasosac thấy hơi lạ ở vài điểm:- Công trình bé vậy ( tiền ít ) thì chắc ko làm BCKT, ko có bước thẩm định Dự án.......có lẽ là công trình ngân sách Nhà nưóc cấp. Có lẽ UB quận (huyện ) làm chủ đầu tư, UBND Thành phố (Tỉnh) làm chủ quản đầu tư....thưòng thì những công trình như vầy ít khi tổ chức bảo vệ đồ án...hic ( bé quá mà ), thường chỉ thông qua Chủ đầu tư còn A sử dụng chỉ được biết thôii chứ mấy khi được tham gia ( liên quan đến ăn chia )
    - Thứ 2 là thường đã nếu tổ chức bảo vệ, phải lập ra BQL công trình, hội đồng thảm định này thường có 1 ông hay bà ( ít nhất ) trong fòng ban fụ trách XDCB của bên A, nói chung là có tý hiểu biết và biết xem bản vẽ, chứ sao lại có bố nào hâm thế nhw bạn kể, mà nếu ông ý ko hiểu mặt đứng và mặt bên là thuộc vè 1 công trình thì lỗi đó trước tiên thuộc về bạn - người chịu trách nhiệm thuyết trình về đồ án của mình -
  9. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Hì hì hì ,bác Chariot thông minh ghê ! chính điều " hơi lạ " ấy mới nực cười đó
    - Những điều bác vừa post ở mục thứ nhất chính là nguyên tắc tất chung mà tất cả những người KTS như chúng ta ai cũng phải hiểu, thế nhưng cái buồn cười ở câu chuyện tôi kể trên chính là sự nghịch lý của những nguyên tắc mà bác vừa nêu !
    - Thứ hai : Vì đây là vốn của Phường, nói đúng ra là do dân của từng khu phố đóng góp, nên công trình vốn đã bé rồi mà ông chủ tịch phường cứ năn nỉ đề nghị chúng tôi thuyết trình chỉ ở Phường thôi, và thành phần tham dự bao gồm các ông trưởng các khu phố, hội đồng nhân dân các cấp của phường, rồi thì cả hiệu trưởng các trường của Phường nữa mới chết chứ,nói chung cũng khá đông, thực sự hôm đó vừa vào tôi rất choáng !, kết thúc cuộc họp tôi có hỏi nhỏ anh Chủ tịch Phuờng " sao anh mời làm gì mà đông thế ? ", anh bảo là " đẻ khách quan em ạ !,vì đây là tiền của nhân dân đóng góp mà ! ".
    Còn nữa, tôi chưa kể tiếp đoạn sau
    Cuối buổi họp, vì mãi cuộn bản vẽ nên không để ý, thấy mọi người đang xúm nhau vào cô thư ký ở góc phòng mà chẳng biết chuyện gì, một lúc cô thư ký gọi tôi lại : " chị ký nhận dùm em với ạ ", tôi thắc mắc không biết ký gì, cô ta đưa hai tờ 5000đ cho tôi và nói " đây là tiền bồi dưỡng buổi họp đấy ạ, chị ký nhận 2 người cho em "
    Lần này tì tôi mót cười lắm rồi, nhưng không dám cười !
    Tiền đóng góp của khu phố có khác, chẳng bù lại những công trình sau này tôi đi bảo vệ, ngaòi chuyện mời một bữa ăn ra còn rủng rẻng 1 cái phong bì hẳn hoi, phía trong là tờ 50 ngàn xanh lè
  10. mercuryhn

    mercuryhn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Khiếp, phong bì những 5000 cơ à, nhiều thế..
    Từ ngày ra trường tới giờ chưa bao giờ đi bảo vệ mà lại có phong bì cả, chỉ có đi họp, tư ván, định vị thì có thôi, ít thì 20k, nhiều thì 100k, nói chung là để cảm thấy đỡ tốn thì giờ ý mà...
    Mà công trình do dân đóng góp thì quản lý vốn thế nào nhỉ..hic...dù mình làm QLNN mà chưa gặp cái này bao giờ, chỉ gặp nhà nước và nhân dân cùng làm thui.....chỉ khổ mấy bác nhân dân cùng làm, bị bóc như trâu...

Chia sẻ trang này