1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dao động phân tử nước

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi KTY, 28/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Dao động phân tử nước

    Phân tử nước có dao động riêng là 2450MHz (suy ra từ tần số lò vi sóng nhưng không biết cách tính ra tần số này). Ai biết cách tính thì chỉ giùm với
  2. Color_Of_Wind

    Color_Of_Wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Một câu hỏi khác thú vị.
    Bác có thể đọc được tiếng Anh chứ.
    Nếu đọc được thì tốt.
    Nếu không thì...nhìn công thức và đồ thị của trang web này: http://www.lsbu.ac.uk/water/microwave.html, bác sẽ có lời giải đáp.
    Chúc bác thành công
  3. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Mình đã vào địa chỉ trên nhưng không thấy cách tính cụ thể của tần số dao động.
    Hình như cái này phải xét cụ thể :
    1-cấu tạo phân tử nước -> momen quán tính quanh khối tâm.
    2-cấu tạo mạng tinh thể -> tương tác giữa các phân tử nước với nhau.
    Nhưng mình cũng chẳng biết hai cái này.
  4. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Bài này ông giáo viên của mình bắt dùng cơ học newton để tính mới ác, không hiểu ông ấy làm cách nào.
    Còn một bài khác nữa:
    mắc hai tụ cùng điện dung song song với nhau, một tụ tích điện Q, tụ kia không. Khi nối mạch thì điện lượng hai tụ bằng nhau và bằng Q/2, khi đó năng lượng toàn mạch theo công thức E=Q2/c sẽ bị giảm một nửa Một nửa năng lượng còn lại đi đâu mất? Yêu cầu giải thích.
    Giúp mình với
  5. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    1 ) Chí ít cũng nêu ra được hướng giải chứ. Vật lý là mô hình hoá đơn giản đến mức có thể nhưng đừng đơn giản quá (dirac).
    Bài toán dao động phân tử nước hãy xem xét mô hình phân tử nước là một mạng tinh thể vuông, xem rằng khoảng cách giữa các phân tử đủ lớn so với kích thước mỗi phân tử nước (giả thuyết này hợp lý vì lực liên kết các phân tử nước không mạnh lắm, và nước chỉ có H2O). Sau đó xét một "tế bào" (cell) của mạng đó, xem xét dao động của phân tử nước trong cái cell đó. Bài toán chuyển về dạng cơ học Newton. Có lẽ nên giải bằng phương pháp bảo toàn năng lượng rồi lấy đạo hàm theo khoảng cách. Hướng là thế !
    2) Nửa năng lượng còn lại bị đi ra ngoài dưới dạng năng lượng của sóng điện từ.
    Khi nối mạch gồm 2 tụ song song đó lại với nhau, các điện tích được tích tụ ở tụ thứ 2 rất nhanh, rời tụ thứ nhất rất nhanh. Điều này làm cho điện trường trong lòng giữa 2 tụ thay đổi đủ nhanh-> sinh ra từ trường, rồi từ đó hình thành sóng điện từ và truyền đi trong không gian. Nguyên tắc của ăng ten phát sóng (một dạng đơn giản) cũng gần giống thế.
    Nếu có một điện trở nối giữa 2 tụ, sự chuyển điện tích từ tụ này sang tụ kia sẽ không nhanh như vậy mà bị khống chế theo hàm e^(-t/T), với T là hằng số thời gian phụ thuộc điện dung 2 tụ và điện trở ở giữa. Năng lượng sẽ không chuyển thành năng lượng sóng điện từ mà chuyển thành nhiệt , toả ra ngoài qua điện trở. Điều này có thể được kiểm chứng bằng phép tính tích phân.
  6. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Với tụ có hai bản tụ song song, lý tưởng thì điện trường trong tụ đâu có truyền ra ngoài được đâu ăng ten phát sóng thì hai mặt tụ mở ra (quay lưng lại nhau) nên mới phát ra sóng điện từ chứ nhỉ
    bổ xung: mạch không có điện trở, mọi thiết bị là lý tưởng
  7. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    nói như cậu KTY thì chịu rồi, cậu cứ đi mà hỏi thầy cậu lý do ra sao, tớ chịu
  8. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Cái bài này có gì đâu bạn, cứ cho có điện trở R đi, rồi trong biểu thức cuối cho R-->0 . Vẫn là toả nhiệt thôi.
    1 kinh nghiệm của tớ : mọi sự "coi" đều nên để đến cuối cùng, rồi mới làm tròn.
  9. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ đây là 1 hướng dùng cơ cổ điển (mà có thể dùng gì khác ngoài cơ cổ điển ở bài này ??) :
    vẽ hình H2O ra, tìm lấy các số liệu : điện tích, khối lượng H và O, góc liên kết, độ dài liên kết.
    Sau đấy làm bình thường. Cho H lệch đi rồi tính.

Chia sẻ trang này