1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đảo Giấu Vàng - R.L. Stevenson

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Milou, 23/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Đảo Giấu Vàng - R.L. Stevenson

    Đảo Giấu Vàng - R.L. Stevenson

    I
    Tên giặc biển già đời
    Ngày ấy cha tôi còn đứng chủ quán cơm "Đô đốc Bin-bâu". Quán cơm dựng ở một nơi hẻo lánh trên cửa biển. Hàng ế ẩm, khách thưa thớt, cảnh nhà túng quẫn. Cha tôi phần lo buồn, phần ốm yếu khật khừ. Cha tôi có thể còn sống lâu nữa nếu không gặp phải cái tên thủy thủ già ấy đến trọ. Tôi còn nhớ rõ như mới gặp hắn hôm qua. Hắn nặng nề đi đến cửa, chiếc hòm đặt trên xe theo sau. Người hắn to lớn, vạm vỡ, nước da lưng sạm như gạch nung, cái đuôi tóc trên đầu bết lại như keo lòng thòng trên cổ áo xanh đã hoen nhiều vết; tay hắn sần sùi; trên má có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch trông đến bẩn. Tôi còn nhớ, hắn đứng đưa mắt nhìn quanh cửa biển, miệng huýt sáo rồi cất tiếng hát bài hát cổ của bọn thủy thủ, bài hát ấy về sau hắn hát luôn. Mười lăm thằng trên hòm người chết ỳ a, ỳ a... Be rượu "rum" say bét say be! Hắn hát to, giọng ồ ồ cũ kỹ. Hát xong hắn cầm gậy gõ cửa. Cha tôi ra, hắn bảo đem một cốc rượu "rum", giọng rất cộc cằn. Hắn nhấm nháp rượu ra vẻ một tay sành. Hắn chăm chú nhìn ra bờ biển dốc ngược, nhìn vào cái biển cửa hàng rồi nói:
    -Cái quán này thật là nơi thuận lợi. Đông khách không bác?
    Cha tôi trả lời:
    -Thưa khách lắm.
    -Cũng chỉ cần thế.
    Nói xong hắn gọi người phu khuân hòm vào nhà. Lát sau, hắn lại nói:
    -Tôi nghỉ đây ít lâu. Tính tôi rất dễ dăi. Chỉ cần một ít rượu "rum", ít trứng và mỡ là đủ; với lại thỉnh thoảng ra đứng ngoài kia xem tàu chạy. Mà bác sẽ gọi tôi như thế nào nhỉ? Thôi cứ gọi là ông chúa tàu vậy. à thôi! Tôi biết cái điều bác đang lưỡng lự rồi! Này đây!
    Nói thế, hắn quẳng ngay ba bốn đồng tiền vàng ra:
    -Khi nào hết, bác cứ bảo tôi!
    Hắn nói một cách thô lỗ và rất hách dịch. Tuy ăn vận lôi thôi, nói năng cục cằn, nhưng coi bộ hắn không phải một thủy thủ thường. Hắn ra dáng một viên thuyền trưởng hay phó thuyền trưởng quen lối tác oai tác quái với kẻ dưới. Bình thường, tính hắn rất trầm mặc. Suốt ngày hắn thơ thẩn ven bờ biển cao, tay cầm cái ống nhòm bằng đồng. Chiều tối, hắn về ngồi thu lu ở xó buồng bên cạnh đống lửa, uống rất nhiều rượu "rum" pha nước. Mỗi lần đi chơi về, hắn lại hỏi: có người thủy thủ nào đi qua đây không?
    Mới đầu, chúng tôi tưởng hắn muốn tìm người thân thuộc, nhưng sau mới biết hắn muốn tránh mặt bọn thủy thủ. Một hôm, hắn gọi tôi ra một nơi và dặn hễ nhìn thấy tên thủy thủ cụt một chân thì nhớ bảo ngay cho hắn biết; rồi hắn hẹn cứ mồng một đầu tháng hắn sẽ cho bốn xu. Thường đầu tháng, tôi phải đến nhắc hắn cho tiền, và mỗi bận như thế hắn thở phì phì, giương mắt nhìn tôi làm tôi phải cúi mặt. Nhưng sau đấy, hắn lại đưa tiền cho tôi và nhắc lại phải để ý tìm người thủy thủ cụt chân. Không nói thì các bạn cũng biết cái hình ảnh anh lính thủy cụt chân này đến ám ảnh tôi luôn. Trong những đêm bão tố, gió lay bốn góc nhà, sóng gầm ven bến quanh bờ, tôi mơ thấy anh ta hiện ra thiên hình vạn trạng. Lúc thấy chân anh cụt tới gối, lúc cụt đến bẹn, lúc chỉ còn một chân mọc ở giữa ngực. Có đêm thấy anh ta nhảy qua rào qua hố đuổi tôi, làm tôi sợ toát mồ hôi. Chỉ vì bốn xu mà phải chịu những cơn sợ như vậy, kể ra bốn xu cũng to quá. Tên chúa tàu uống nhiều rượu "rum" đến nỗi nhiều đêm hắn như lên cơn loạn óc. Hắn ngồi hát những bài ca cổ man rợ. Có khi hắn gọi rượu, ép mọi người phải uống để nghe hắn kể chuyện hay hát theo cùng hắn. Mọi người run sợ phải cố hát theo. Nhiều lúc cả nhà ầm lên những câu hát: ỳ a, ỳ a... Be rượu "rum" say bét say be! Khi thì hắn đập bàn bắt mọi người ngồi im lặng. Lúc ấy hễ ai hỏi động đến hắn là hắn nổi cơn thịnh nộ. Chỉ đến khi say khướt, chân tay mềm rủn, hắn mới để khách ra về. Chuyện h?n kể rặt là những chuyện khủng khiếp: nào thắt cổ nhục hình, nào bão biển, đảo Rùa, nào những chuyện kỳ quặc trên đất hoang thuộc xứ Tây Ban Nha. Cha tôi lo buồn sợ mất khách vì hắn. Nhưng điều nguy hơn cả là hắn cứ ở lần lữa ngày này qua ngày nọ đến nỗi tiền hắn đưa trả đă hết từ lâu mà cha tôi cũng không có can đảm để hỏi hắn. Hễ đả động đến là mắt hắn long lên, mũi hắn gầm gừ thở phì phò làm cha tôi phải vội vã rút lui. Và mỗi bận như thế cha tôi lại vặn tay uất ức. Những lo phiền sợ hãi ấy đã làm bệnh tình cha tôi thêm trầm trọng. Trong khi hắn ở trọ quán chúng tôi, hắn vẫn đội cái mũ ba vành nhàu nát và cái áo xanh lem luốc vá víu trăm mảnh. Hắn chẳng bắt chuyện với ai sau lúc hắn tỉnh dậy. Cả đến cái hòm to của hắn cũng chẳng bao giờ thấy hắn mở. Có một lần hắn gặp tay đối thủ. Lúc ấy cha tôi đang ốm nặng. Buổi trưa ấy, bác sĩ Ly-vơ-xây đến thăm bệnh cha tôi. Bác sĩ là người nhân từ có tiếng. Gặp những người nghèo khổ, ông hay giúp đỡ và có lúc chữa bệnh cho họ không hề lấy một xu nhỏ. Riêng đối với gia đình tôi, ông là một vị ân nhân. Xem xong bệnh cho cha tôi, ông sang phòng bên hút thuốc. Anh chúa tàu đang ê a bài hát cũ: Mười lăm thằng trên hòm người chết, ỳ a, ỳ a... Be rượu "rum" say bét say be! Ngoài bác sĩ ra, bài hát này chẳng ai lạ tai hết. Hát xong, quen lệ hắn đập tay xuống bàn quát mọi người im.
    Mọi người đều nín thít. Riêng bác sĩ vẫn hút thuốc và vẫn ôn tồn giảng cho một ông lão nghe cách trị bệnh tê thấp. Anh chúa tàu trừng trừng nhìn bác sĩ, lại vỗ bàn, rồi quát lên bằng giọng tục tĩu:
    -Đằng ấy có câm mồm không?
    Bác sĩ nói:
    -Ong bảo tôi phải không?
    Khi anh chàng tục tằn kia bảo "phải", bác sĩ nói:
    -Tôi nói với anh điều này: nếu anh cứ uống rượu "rum" mãi, thì đến phải tống anh đi nơi khác.
    Cơn tức của tên giặc già thật đến ghê. Hắn đứng phắt dậy rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm bác sĩ. Tôi lo cho bác sĩ quá. Nhưng ông vẫn vững chăi, giọng vừa dõng dạc vừa bình tĩnh mà quả quyết:
    -Nếu anh không cất dao vào, tôi quyết sẽ làm anh bị treo cổ trong phiên tòa đại hình sắp tới.
    Tôi còn nhớ trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ khoan dung, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Hai người đưa mắt gườm nhau. Rốt cục tên chúa tàu gằm mặt xuống, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng. Bác sĩ nói:
    -Bây giờ tôi mới biết trong quận này có một người như anh. Tôi không chỉ làm thầy thuốc, tôi còn xử án nữa. Nếu bận sau còn xảy ra việc gì, tôi sẽ ra lệnh bắt và đuổi anh ra khỏi đất này. Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy và những đêm sau, tên chúa tàu im như thóc.
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    II
    Hắc cẩu
    Mùa đông năm ấy rất lạnh, tuyết to, băo lớn. Bệnh tình cha tôi không còn hy vọng qua khỏi mùa đông. Tất cả công việc nhà đều đổ vào vai hai mẹ con tôi, nên chúng tôi cũng không còn đâu thì giờ rỗi để gặp ông khách khả ố ấy nữa. Tháng giêng, một buổi sáng rét buốt, tuyết phủ trắng bến tàu, sóng vỗ nhẹ trên đá, mặt trời vừa nhô lên đầu núi, chiếu sáng mặt biển xa. Viên chúa tàu dậy sớm hơn thường lệ. Hắn đi ra biển, con dao dài lủng lẳng, ống nhòm dưới nách, mũ hất ngược ra sau. Tôi nhớ khi hắn đi khuất sau tảng đá, tôi còn nghe tiếng hắn thở phì phò gầm gừ như đương cơn tức. Lúc bấy giờ tôi đương lúi húi dọn cơm sáng sẵn để hắn về ăn. Chợt cửa mở, một người lạ mặt bước vào. Mặt hắn xanh sạm, bàn tay trái cụt hai ngón. Hắn không giống người đi biển nhưng có vẻ làm cho người ta phải nhớ đến biển. Hắn bảo hắn muốn dùng "rum". Tôi sắp đi lấy thì hắn ra hiệu bảo tôi đến gần. Tôi dừng lại. Hắn gọi:
    -Lại đây chú bé! Lại gần đây! Rồi hắn hỏi:
    -Bàn ăn này có phải của ông bạn Bin không?
    Tôi bảo không biết ai tên là Bin, mà đây là bàn của người khách trọ thường gọi là ông chúa tàu.
    -Phải, phải! Chúa tàu cũng đúng! ông ta có cái sẹo ở má trái, tính ông ta vui đáo để, nhất là khi ông ấy say, phải không nào? Đúng đứt đi chứ lị! Thế ông Bin có nhà không?
    -Đi vắng rồi.
    -Đi đâu? Đi về lối nào?
    Nhìn lối tôi chỉ xong, người khách lạ ngồi lại, mắt hau háu nhìn ra bến như mèo rình chuột. Vừa lúc tôi chạy ra đường, hắn gọi giật ngay; tôi chưa kịp vào, hắn rủa một tiếng làm tôi mất hồn. Khi tôi vào rồi, hắn trở lại nhã nhặn, vỗ vai tôi, khen tôi là đứa trẻ ngoan và bảo hắn thích tôi lắm:
    -Tao cũng có đứa con trai giống mày như đúc. Nhưng đă là con trai thì phải biết nghe lời, nghe không con? à đây rồi, ông Bin đă về kia. Tao với mày hãy vào buồng nấp sau cửa này để cho ông ta một mẻ hết vía chơi.
    Nói thế rồi hắn lôi tôi vào buồng nấp sau cánh cửa bỏ ngỏ; hắn để tôi đứng sau lưng, tay hắn sờ vào chuôi dao sau áo. Một chốc, tên chúa tàu bước vào, đóng sầm cửa rồi bước thẳng lại bàn ăn.
    -Bin!
    Người lạ lên tiếng gọi, cố lấy giọng cho to, cho dõng dạc. Viên chúa tàu quay lại. Mặt hắn biến sắc tái mét. Mắt hắn thất thần, người hắn bỗng chốc trở nên già sọm. Người lạ lại nói:
    -Anh Bin, anh còn nhận ra người bạn cũ này chứ?
    Viên chúa tàu hổn hển thở phào một tiếng:
    -Hắc Cẩu!
    -Không Hắc Cẩu thì còn ai vào đây nữa. Chao! Anh Bin ơi! Từ khi tôi mất hai ngón tay này, hai chúng ta đã gặp bao chuyện trên đời!
    Hắn vừa nói vừa giơ bàn tay trái cụt ngón ra. Viên chúa tàu nói:
    -Thôi! Anh đă tìm được tôi... Muốn gì nói đi!
    -Bin, anh nói đúng! Để tôi bảo cậu bé đáng yêu này lấy cốc "rum", rồi chúng ta sẽ nói chuyện với nhau như những người bạn cũ.
    Khi tôi mang rượu vào, Hắc Cẩu bảo tôi ra và không được đứng nghe ở cửa. Tôi ra ngoài quầy, cố lắng tai nhưng chỉ nghe tiếng rì rầm, một vài tiếng chửi rủa của viên chúa tàu. Thốt nhiên có tiếng bàn ghế đổ, tiếp theo là tiếng dao loảng xoảng rồi tiếng kêu thất thanh. Một chốc, tôi thấy Hắc Cẩu chạy ra, tên chúa tàu đuổi sát sau, vai Hắc Cẩu máu đổ ròng ròng. Đến cửa ngoài, viên chúa tàu giơ dao chém bổ xuống nhưng lưỡi dao vướng vào tấm biển hàng. Hắc Cẩu thoát ra ngoài, chạy biến mất sau gò. Còn viên chúa tàu giụi mắt đứng ngơ ngác rồi vào nhà. Hắn gọi tôi:
    -Dim! Đem "rum" đây!
    Hắn vừa nói vừa lảo đảo, tay dựa vào tường. Tôi bàng hoàng chạy đi lấy rượu. Bỗng nghe tiếng đánh thịch trong phòng. Tôi vào thì đã thấy tên chúa tàu nằm dài sóng sượt, bất tỉnh nhân sự. Lúc ấy mẹ tôi nghe tiếng chạy xuống. Chúng tôi nâng cao đầu hắn lên. Mẹ tôi kêu:
    -ối giời! Khổ ơi là khổ! Lại còn ****** ốm nằm liệt trên kia!
    Giữa lúc chúng tôi đang bối rối thì cánh cửa mở, bác sĩ Ly bước vào. Trông thấy bác sĩ, chúng tôi mừng khôn xiết. Tôi vội nói:
    -Thưa bác sĩ, không hiểu lão bị thương ở đâu mà chết cứng thế này.
    Bác sĩ điềm nhiên bảo:
    -Bị thương gì! Hắn lên chứng động kinh đấy. -Giọng ông trở nên ân cần ấm cúng.
    -Còn bà, thôi hãy lên với ông nhà; đừng để ông nhà biết chuyện này. Tôi sẽ cố chạy chữa cho hắn. Nào cậu Dim! Đi lấy cái thau đây.
    Khi tôi đem thau lại thì bác sĩ đã xắn cánh tay áo hắn lên. Trên cánh tay lực lưỡng có trổ nhiều dòng chữ: "Thuận buồm xuôi gió", "Tai qua nạn khỏi", "Bin-bôn cóc cần". Bác sĩ bảo:
    -Cậu cầm lấy chậu thau. Nào thử xem máu anh này ra sao.
    Nói thế rồi bác sĩ cầm dao chích vào mạch máu hắn. Khi máu chảy ra nhiều, hắn mới tỉnh dần và kêu lên:
    -Hắc Cẩu đâu rồi?
    -Chẳng có Hắc Cẩu đâu. Hắc Cẩu chỉ ở trong lương tâm của anh thôi! -Bác sĩ đáp.
    -Anh uống quá nhiều "rum" nên mắc phải chứng kinh phong đấy. Và bây giờ, ông Bin-bôn...
    -Tên ấy không phải tên tôi -Hắn vội nói.
    Bác sĩ bảo:
    -Muốn tên gì cũng được. Tên ấy là tên một thằng cướp biển mà tôi từng biết! Tôi chỉ khuyên anh một điều: một cốc rượu "rum" chưa can gì, nhưng nếu cứ chén trong kéo chén ngoài thì có ngày anh đi đứt. Hiểu chưa? Thôi bây giờ anh cố gượng, tôi đưa anh lên buồng ngủ.
    Khó nhọc lắm, chúng tôi mới vực được hắn lên giường. Hắn nằm thiêm thiếp. Bác sĩ kéo tôi ra:
    -Không hề gì đâu, tôi đă lấy khá nhiều máu ở cánh tay hắn để hắn phải nằm yên ít lâu. Như thế cũng yên cho hắn mà cũng yên cho gia đình cậu. Chỉ lên cơn một lần nữa là hắn đi đời.
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    III
    Cái vết đen
    Một buổi trưa, tôi đến buồng viên chúa tàu, đem cho hắn ít thức ăn và thuốc sắc mặt hắn trông xanh xao và ngớ ngẩn. Hắn bảo tôi:
    -Cậu Dim, bây giờ tôi chỉ còn mình cậu. Người ta khinh khi tôi, chẳng ai thèm ngó đến tôi nữa. Cậu cũng biết tôi đối xử với cậu thế nào. Tháng nào tôi cũng cho cậu bốn xu đấy... à này, cậu cho tôi xin một cốc rượu "rum" nào.
    -Thầy thuốc đă dặn...
    Tôi chưa nói hết câu, hắn đă chửi rầm lên:
    -Bọn thầy thuốc thì biết cóc khô gì! Lão lang ấy hiểu thế nào được bọn thủy thủ chúng tôi. Tôi đă từng vào những chốn nước sôi lửa bỏng, đất nóng như lửa than và động như sóng cồn mà tôi sống được cũng chỉ nhờ uống "rum". Không có rượu "rum", tôi còn thua cái giẻ rách. Mẹ kiếp, cái lão lang đểu cáng!
    Giọng hắn lại trở thành van lơn:
    -Cậu Dim, cậu thử nhìn ngón tay tôi run bắn thế này, chỉ vì không có một giọt rượu. Nếu cậu không cho tôi hớp rượu, tôi điên lên bây giờ. Tôi đã thấy lão Phơ-linh đứng ở xó kia. Tôi đă nóng mắt lên rồi đây. Nào, cậu lấy cho tôi một cốc, nhanh lên, tôi sẽ cho cậu một đồng tiền vàng nước Ghi-nê.
    Thấy hắn đưa tiền ra dử, tôi tức lộn ruột. Nhưng nghĩ đến cha đương bệnh nặng, cần yên tĩnh thuốc thang, sợ hắn làm ầm lên, tôi bảo:
    -Tôi chỉ cần ông trả tiền cơm cho đủ, ngoài ra tôi không thèm ngửa tay lấy một xu nào của ông cả. Tôi chỉ rót cho ông một cốc rượu thôi, không được vòi thêm đấy! Cốc rượu tôi đưa, hắn ực một hơi cạn ráo. Hắn bảo:
    -Hà, đã thấy hơi dễ chịu! Cậu có biết thầy thuốc bảo tôi còn phải nằm bao lâu không?
    -ít ra cũng một tuần lễ.
    Hắn kêu to:
    -Chết mẹ! Một tuần lễ là không được rồi. Chẳng mấy chốc mà bọn nó sẽ gửi cái vết đen đến rồi!
    Hắn cố chống tay ngồi dậy rồi lại ngã giụi xuống giường. Tôi hỏi:
    -Vết đen là cái gì?
    -Đó là dấu hiệu báo trước. Bọn chúng mà gửi vết đen đến là muốn đoạt lấy chiếc hòm của tôi đó. Bọn chúng toàn đồ chó má, chỉ muốn ăn cướp của người. Nếu chúng gửi vết đen đến, cậu cứ mượn ngựa... mượn ngựa đến cái lăo thầy thuốc... Cậu báo cho cái ông ấy biết là cứ rình ở đây, sẽ tóm được hết cả lũ thủ hạ của lăo Phơ-linh. Khi xưa tôi là phó thuyền của lão ấy. Khi chết, lão đã chỉ cho một mình tôi biết cái chỗ ấy.
    Hắn còn nói huyên thiên, tiếng nói cứ yếu dần, rồi hắn ngủ thiếp đi. Tôi đă định đi kể chuyện cho bác sĩ Ly nghe nhưng thốt nhiên cha tôi mất, mọi việc đành xếp lại. Lòng thương cha, việc tang bận rộn làm tôi gần như quên bẵng tên chúa tàu và cũng không sợ hắn như trước nữa. Có điều lạ là sáng hôm sau, hắn đã xuống nhà ăn cơm và uống nhiều rượu "rum" hơn mọi bận. Sức hắn mỗi ngày mỗi lụn dần, nhưng tính hung hãn vẫn như xưa.
    Ngay sau hôm đưa đám cha tôi, tôi ra đứng trước cửa. Trời chiều, khí lạnh mịt mù, tình thương cha bùi ngùi trong dạ. Tôi chợt thấy trên đường cái một người đi lại. Tôi đoán chắc là người mù, vì hắn cầm gậy khua phía trước. Hắn đeo một miếng the xanh che kín mắt mũi, tuổi hắn già, hắn mặc cái áo đi biển cũ rích. Hắn dừng trước cửa quán, lên tiếng hỏi:
    -ông bà nào làm phúc bảo cho kẻ mù lòa này biết nơi này là đâu?
    Lòng thương nhớ cha tôi còn bổi hổi nên trông thấy kẻ tàn tật, tôi bỗng chạnh lòng. Tôi vội bảo:
    -Này ông già, đây là quán "Đô đốc Bin-bâu".
    -Tôi nghe tiếng ai như tiếng một cậu bé... Cậu ơi! Cậu dắt hộ lão với...
    Không ngần ngại, tôi đưa tay cho hắn cầm. Tên mù có giọng nói ngọt xớt ấy liền bóp chặt tay tôi như kìm sắt. Tôi hoảng sợ cố gỡ ra nhưng hắn kéo tôi lại gần bảo nhỏ:
    -Đưa tao đến gặp viên chúa tàu!
    -Thưa ông, tôi quả không dám.
    Hắn cười khanh khách, vẻ chế giễu:
    -Đưa tao vào ngay, không tao bẻ gãy tay bây giờ.
    Tôi định phân trần, hắn đă cướp lời:
    -Không nói nữa, đi vào ngay!
    Tôi không thấy tiếng ai độc ác, lạnh lùng và gớm ghiếc như tiếng tên mù ấy. Tôi đau thì ít mà sợ thì nhiều nên phải nghe lời hắn. Tay tên mù nắm chặt lấy tôi như bàn tay sắt. Tôi đưa hắn vào chỗ tên giặc già đương say rượu lừ đừ. Tên chúa tàu thoạt thấy tên mù, hơi rượu "rum" bỗng bay mất. Hắn tỉnh hẳn, trố mắt lên nhìn. Hắn cố đứng dậy nhưng không còn sức. Tên mù nói:
    -Này anh Bin, hãy ngồi yên đấy. Việc đâu có đó. Cậu bé này cầm lấy cổ tay trái ông Bin đưa lại gần tay phải tôi...
    Tôi và cả viên chúa tàu đều tuân theo. Hắn trao cho viên chúa tàu một vật gì giấu trong tay hắn. Xong hắn buông tay ra; thoắt một cái, hắn đã ra ngoài và đến đường cái. Tôi nghe tiếng gậy lộc cộc xa dần. Một lúc sau, tên chúa tàu mới hoàn hồn và nhìn xuống tay. Hắn kêu to:
    -Kỳ hạn chúng cho đến mười giờ! Chúng ta còn sáu tiếng nữa... để lo liệu.
    Nói xong, hắn đứng dậy. Ngay lúc ấy người hắn chới với, hắn đưa tay lên kêu rú một tiếng rồi ngã vật xuống. Tôi chạy lại và gọi mẹ tôi. Nhưng không kịp! Hắn đă chết rồi.
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    IV
    Cái hòm của viên chúa tàu
    Bấy giờ tôi mới nói những điều tôi biết cho mẹ tôi nghe. Hai mẹ con tôi đương lâm vào cảnh ngộ rất khó khăn. Phần nợ của viên chúa tàu đã làm chúng tôi sạt nghiệp, phần giặc cướp rình mò quanh nhà. Trong lúc nguy khốn này, tôi chỉ biết nghĩ đến bác sĩ Ly. Tôi muốn đến báo với ông nhưng lại sợ để mẹ ở nhà một mình, ngộ xảy ra việc gì, lòng tôi không nỡ. Cuối cùng mẹ con tôi quyết định chạy lên xóm bên cầu cứu. Chúng tôi ra đi trong lúc nhá nhem tối, sương mù lạnh buốt; cái xóm chỉ cách nhà tôi dăm trăm mét, vậy mà mịt mù không thấy đâu cả! Đi được một đoạn, hai mẹ con dừng lại lắng nghe... Nhưng ngoài tiếng nước vỗ, tiếng quạ kêu trong rừng, chẳng nghe thấy tiếng gì khác. Đến xóm thì vừa lúc lên đèn. Tôi không quên được phút vui mừng khi trông thấy ánh đčn. Chúng tôi cầm chắc đến đây là có người cứu giúp. Nhưng khi nghe đến tên tướng cướp Phơ-linh và đồng đảng của hắn là mọi người rụt cổ. Rút cục chỉ có người chịu đi báo với ông Ly, nhưng không ai chịu đến giữ quán cơm với chúng tôi cả. Người ta nói, bệnh sợ là bệnh hay lây. Nhưng sợ quá cũng hóa liều, thành đánh bạo. Mẹ tôi bảo không muốn để đứa con vừa mồ côi cha phải mất một số tiền nợ. Mẹ tôi mượn một cái túi đựng tiền, rồi hai mẹ con dắt díu nhau trở về. Mặt trăng mới mọc chiếu hồng lớp sương mù. Chúng tôi đi nhanh chân để khi trở lại, trăng chưa sáng. Đến nhà, đóng cửa xong mới thấy yên tâm. Mẹ tôi lấy nến đốt lên rồi hai mẹ con dắt nhau vào phòng. Xác tên chúa tàu vẫn nằm ngửa như cũ. Mẹ tôi bảo nhỏ:
    -Kéo cửa gỗ xuống con! Kẻo ở ngoài trông thấy.
    Xong, mẹ tôi bảo phải lấy cái chìa khóa trong mình hắn. Tôi đánh bạo quỳ xuống... Cạnh tay hắn có một mảnh giấy tròn nhỏ, một mặt bôi đen. Tôi đoán ngay là cái vết đen. Mặt bên kia viết mấy chữ: ?oKỳ hạn cho anh đến 10 giờ đêm nay là hết". Tôi nhìn lên cái đồng hồ cổ treo trên vách. Mới có 6 giờ. Mẹ tôi giục:
    -Dim! Tìm chìa khóa đi con! Tôi lần túi hắn, hết túi này sang túi nọ, nhưng tôi thất vọng.
    Mẹ tôi bảo:
    -Có khi hắn treo ở cổ.
    Tôi mò lên thì thấy cái chìa khóa buộc vào một đoạn dây, treo ngay ở cổ. Chúng tôi vội vã lên gác, vào thẳng gian phòng hắn ngủ, nơi hắn để chiếc hòm đồ khi mới đến. Chiếc hòm này cũng giống như trăm ngàn chiếc hòm khác của bọn thủy thủ. Trên mặt hòm có khắc một chữ "B" bằng sắt nung. Vừa mở nắp lên, thấy sặc mùi thuốc lá và hơi nhựa. ở ngăn trên thấy có một bộ quần áo còn mới nguyên. ở dưới, các thứ để lộn xộn: một cái thước đo đường biển, vài cuộn thuốc lá, hai khẩu súng lục thật đẹp, một thoi bạc, một đồng hồ quả quít cổ, một ít đồ lặt vặt, phần nhiều là đồ nước ngoài, một cái com-pa, một đôi địa bàn vỏ đồng và năm sáu cái vỏ ốc. Nói chung chẳng có vật gì quý giá. ở dưới nữa, thấy có một cái áo tơi đi biển đă bạc màu. Mẹ tôi sốt ruột, lôi cái áo ấy lên. Trong hòm chỉ còn một gói bọc vải sơn dầu hình như ở trong có gói giấy má gì và một cái túi vải; chạm đến túi nghe tiếng loảng xoảng. Mẹ tôi nói:
    -Tao sẽ cho bọn bất lương thấy rằng tao là người lương thiện. Tao chỉ lấy đủ số tiền nợ, không thèm lấy thêm một xu nhỏ... Này, cầm lấy cái túi...
    Mẹ tôi vốc tiền trong túi của hắn, vừa đếm vừa bỏ vào cái túi tôi cầm. Trong túi hắn có đủ cả tiền các nước: Tiền vàng Tây Ban Nha, tiền vàng Pháp, tiền Ghi-nê Anh, và còn nhiều thứ tiền khác nữa. Tiền Ghi-nê có ít, nhưng chỉ có thứ tiền ấy mới tính nợ được, vì thế đếm tiền vừa lâu vừa khó. Đang đếm tôi bỗng nghe tiếng gậy của thằng mù khua trên đường cái lạnh. Hắn đang đi lại gần. Hắn g' cửa quán mấy cái. Chúng tôi nghe tiếng vặn quả đấm, tiếng then cửa lạch cạch rồi phút chốc trong ngoài yên lặng... Lại nghe tiếng gậy lộc cộc trên đường xa dần rồi mất hẳn. Tôi nói:
    -Mẹ ơi! Ta đem cả đi thôi. Tuy sợ, nhưng mẹ tôi vẫn khí khái, nhất định không chịu lấy hơn số tiền nợ, mà cũng không chịu thiếu. Mẹ con đương giằng co nhau thì thốt nghe có tiếng còi rúc ở phía đồi. Tôi vội vàng đứng dậy, vừa nhặt cái gói vải sơn dầu vừa nói:
    -Con lấy cái này cho đủ số tiền nợ.
    Chúng tôi lần xuống, bỏ lại cây nến rồi mở cửa chạy ra ngoài. Sương mù tan nhanh, mặt trăng lồ lộ chiếu sáng trên dãy gò. Chúng tôi bước nhanh. Chưa được nửa đường, chúng tôi đă nghe thấy tiếng chân nhiều người đi lại; phía trước có một ngọn đčn lắc lư. Chúng tôi biết ngay trong bọn nó có người xách đčn. Thốt nhiên mẹ tôi quỵ xuống nói như giối giăng:
    -Con ơi! Cầm lấy tiền mà chạy đi thôi... Mẹ đuối sức rồi, không bước được nữa.
    May sao đă đến gần cầu. Trong gian nguy, sức tôi khỏe lên gấp bội. Tôi xốc nách, dìu mẹ tôi men theo bờ lạch, đến mãi dưới gầm cầu. Mẹ tôi thở hắt một tiếng rồi nằm vật ra. Chúng tôi chỉ cách hàng cơm một quãng ngắn.
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    V
    Hết kiếp thằng mù
    Tuy tôi sợ nhưng tính tò mò của tôi lại mạnh hơn. Tôi bò lại nấp sau bụi, nhìn lên con đường trước cửa nhà. Tôi vừa ngồi xuống thì bảy tám tên giặc ồ ạt chạy đến, tên cầm đèn đi đầu. Tuy trời sương mù, tôi cũng nhận ra tên mù đi giữa. Một lát, nghe tiếng hắn quát to:
    -Phá cửa đi!
    Cả bọn kéo ùa vào nhà, lão mù đứng ngoài, luôn mồm đốc thúc và chửi rủa. Thốt nhiên một tiếng kinh ngạc vọng ra:
    -Lão Bin chết rồi!
    Nhưng tên mù quát:
    -Đồ ngốc, cứ lục túi nó xem!
    Rồi những tiếng kêu kinh ngạc ầm nhà. Từ gác trên một đứa thò đầu ra bảo:
    -Piu ơi! Có kẻ đến trước lục tung cả rồi!
    Lão mù gầm lên:
    -Có thấy cái ấy không?
    -Có thấy tiền.
    Lão Piu rống lên:
    -Tiền thì làm cái đếch gì! Tao hỏi giấy tờ của lão Phơ-linh kia!
    -Chẳng có giấy tờ nào cả.
    Lão mù lại kêu to lên:
    -Thôi, chính mấy đứa ở quán cơm lấy rồi! Chính thằng nhăi con! Biết thế ông móc mắt nó cho sớm. Thôi chúng bay tản đi các ngả, tìm chúng ngay.
    Một tên đứng gần cửa sổ bảo:
    -Phải rồi! Đčn nó còn để đây.
    Ngay lúc ấy, tiếng còi lúc nãy lại rúc lên hai lần. Tôi hiểu ngay là tiếng còi hiệu báo nguy của đồng đảng chúng. Tôi nghe lăo Piu hét lớn:
    -Còi mặc còi! Chúng bay chỉ là đồ ăn hại, đồ chó má! Cứ sục tìm chúng nó đi.
    Nhưng bọn chúng vẫn ngần ngại. Lão mù lại chửi rầm lên:
    -Lũ bay là đồ khốn kiếp! Của để trước miệng mà còn chần chừ! Chuyến này mà hỏng việc là tại chúng mày cả.
    Một đứa trong bọn lên tiếng:
    -Piu ơi! Đừng rống lên nữa! Cứ cầm lấy một ít tiền vàng đây mà xài!
    Nghe thế, lão mù bỗng hằm hằm tức giận, vung gậy đập chan chát vào bọn kia. Bọn chúng cũng chửi rủa lại. Nhờ trận ẩu đả ấy, chúng tôi thoát nạn. Giữa khi ấy có tiếng ngựa phi dồn dập ở đỉnh gò, rồi tiếp theo một tiếng súng nổ cạnh đấy. Có lẽ đó là tiếng báo hiệu nguy nhất, vì tôi thấy bọn giặc vụt chạy tán loạn, bỏ trơ lão mù lại một mình. Lão ta vung gậy quờ quạng, vừa chạy vừa kêu gọi bọn kia. Nhưng tiếng vó ngựa đã nện trên đỉnh gò và phi xuống dưới ánh trăng. Lão mù bỗng như điên dại, chạy đâm thẳng ngay vào chân con ngựa đầu đàn đang phi tới. Lăo chỉ kịp kêu lên một tiếng. Bốn vó ngựa xéo lên mình lão, hất lão nằm úp sấp mặt xuống đất. Tôi nhảy ra và nhận ra ngay những nhân viên thuế quan đương kéo đến. Nhưng tất cả bọn giặc đă cao chạy xa bay. Thằng Piu thì đã chết thẳng cẳng. Mẹ tôi cũng đã tỉnh lại. Viên thanh tra hỏi tôi bọn chúng định cướp gì trong nhà. Tôi thuật lại câu chuyện và nói:
    -Tôi chắc không phải chúng kiếm tiền mà chính là chúng muốn tìm cái vật tôi đang giữ đây. Bây giờ tôi muốn trao cái này lại cho bác sĩ Ly...
    Viên thanh tra gật đầu tán thành ngay và chúng tôi cùng lên ngựa, đi nước kiệu về thẳng nhà bác sĩ Ly.
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    VI
    Giấy tờ của viên chúa tàu
    Lúc chúng tôi đến nơi thì người đầy tớ gái cho biết bác sĩ đă xuống chơi với nhà quý tộc Chi-lô-nây và ngủ đêm ở đấy. Bác sĩ và ông Chi là hai người bạn thân tình. Theo lời bác sĩ thì ông Chi là một người hào hiệp, giàu lòng bác ái, hay cứu khốn phò nguy. ạng ta chỉ thích đi săn và làm việc nghĩa. Đã có lần ông cho gọi tôi đến, hỏi han về sự học hành và xoa đầu tôi, bảo:
    -Cháu là đứa trẻ thông minh. Cháu nên gắng học để sau này thành người có ích cho nước nhà.
    Tôi còn nhớ lần ấy ông bảo mang lên cho tôi một đĩa thịt chim và bắt tôi ăn cho kỳ hết mới nghe. Tuy đối với ông, tôi không thân bằng bác sĩ Ly, nhưng lòng tôi vẫn kính phục ông hết sức. Khi chúng tôi đến thì thấy hai ông đang ngồi hút thuốc lá cạnh lò sưởi. Lần này tôi mới nhìn được ông Chi rõ hơn. ạng người cao lớn, nét mặt hiền từ nhưng cương nghị, lông mày đen sẫm, khi giương lên, khi cau lại, tỏ ra người nhanh trí và hơi kiêu kỳ. ạng ngồi nghe viên thanh tra thương chính thuật chuyện một cách thích thú. Thỉnh thoảng ông lại nhìn tôi, nửa như khen ngợi, nửa như khuyến khích. Khi viên thanh tra ra về, bác sĩ Ly đứng dậy hỏi tôi:
    -Cậu Dim, cái vật chúng muốn tìm là cái gì?
    -Thưa ông, đây...
    Tôi vừa nói vừa đưa cái gói bọc vải sơn dầu cho bác sĩ. Bác sĩ ngắm nghía, hình như muốn mở nhưng lại thôi. ông chi hỏi tôi:
    -Chắc cậu đói lắm, phải không?
    Không đợi tôi trả lời, ông đă gọi mang thức ăn ra. Lần này cũng lại một đĩa thịt chim ướp. Tôi đang đói bụng, ăn rất ngon lành. Bác sĩ Ly đương ngồi trầm ngâm, tay mân mê cái gói vải sơn dầu, bỗng ông hỏi ông Chi:
    -Này, chắc ngài đã nghe nói đến tên Phơ-linh?
    ông Chi đáp thực to:
    -Lão Phơ-linh là tay trùm cướp khét tiếng, ai mà không biết!
    Bác sĩ Ly lại hỏi:
    -Thế lão ấy có nhiều tiền của không?
    ông Chi lại nói to:
    -Làm giặc, chả giết người kiếm tiền thì còn kiếm gì? Số tiền lão kiếm được suốt một đời làm giặc cũng đủ cất một kho của lớn.
    Dừng một lát, bác sĩ Ly lại hỏi:
    -Giá thử trong cái gói này đây có đủ giấy má để tìm nơi lão Phơ-linh giấu của, thì ngài định liệu thế nào?
    -Thì chúng ta sẽ sửa soạn một chiếc tàu, đi lấy về thôi.
    Bác sĩ nói:
    -Thôi được! Xin mời cậu Dim lại đây!
    Khi tôi đến gần, bác sĩ đặt cái gói lên bàn rồi trịnh trọng nói:
    -Cậu là người có công lấy được vật này. Nếu cậu ưng thuận, chúng ta sẽ cùng mở ra xem.
    Không nói thì các bạn cũng biết, tôi đã vui vẻ gật đầu. Trong gói có hai thứ: một quyển sổ của tên Piu ghi tiền cướp được, và một phong bì niêm kín, có dấu đóng. Thấy quyển sổ không có gì quan trọng, bác sĩ Ly liền mở đến phong bì. Trong đó có bản đồ một cái đảo, có chia cả kinh tuyến, vĩ tuyến, các chỗ sâu, chỗ nông, tên núi, tên bến, tên lạch và nơi đỗ tàu chắc chắn. Cái đảo chiều dài chín dặm, ngang năm dặm, trông hình dáng như con rồng uốn. Đảo có hai bến rất kín, ở giữa có cái gò tên là Vọng Viễn, có ghi nhiều dấu, có dấu mới ghi thêm. Tính ra thì có ba dấu chữ thập đỏ, hai ở phía bắc đảo và một về phía tây nam. Gần dấu này có mấy chữ viết mực đỏ rất rõ: "Phần chính kho của là ở nơi này". Đằng sau, có chú thêm, chữ cùng do một người viết: "Cây to. Đồi con, gò Vọng Viễn, mũi đất về phía B.B.Đ. "Đảo Hình Người Đ.Đ.N. "Mười mét..." Rồi một số dòng chữ chú thích nữa, dưới ký:"P." Tuy vắn tắt và khó hiểu như vậy, nhưng trông mặt hai ông rạng rỡ vui mừng. Bác sĩ kêu lên:
    -Một kho của lớn sắp về tay chúng ta.
    Từ lúc xem xong bản đồ, nét mặt ông Chi vốn trầm lặng bỗng giờ đây mắt sáng long lanh, ông đứng lên nói một cách say sưa:
    -Tôi thì tôi nghĩ một kho của phi nghĩa sắp trở thành một kho của có ý nghĩa. Một kho vàng nằm im vô dụng, giờ đây sắp được đem lên để làm sáng bao nhiêu khuôn mặt khổ nghèo.
    Bác sĩ Ly gật gật đầu ra vẻ đồng tình, rồi vừa cười vừa nói:
    -Thôi tha hồ ngài được toại nguyện bình sinh. Ngài có thể cứu tế cho trẻ mồ côi ba quận, chứ đừng nói một quận nhỏ bé này. ông Chi tiếp lời ngay:
    -Còn ông, ông cũng tha hồ mở nhiều nhà thương làm phúc...
    Chợt bác sĩ quay lại phía tôi:
    -Còn cậu Dim! Cậu là người có công đầu trong việc này, ý cậu thế nào? Cậu có đi với chúng tôi không?
    Tôi lúng túng một lúc lâu rồi ấp úng trả lời:
    -Tôi xin đi theo...
    Bác sĩ Ly lại quay sang nói với ông Chi:
    -Việc này rất hệ trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng như chơi, vì giấy tờ này không phải chỉ riêng chúng ta biết...
    ông Chi khảng khái đáp:
    -Dù có phải nguy hiểm đến tính mạng tôi cũng không ân hận gì vì chúng ta đang làm một việc nghĩa...
    Bác sĩ ngắt lời:
    -Vì thế, tôi chỉ lo một người có thể làm lộ công việc.
    ông Chi nói to:
    -Kẻ ấy là ai, ông thử nói tên nó ra?
    Bác sĩ đáp:
    -Chính ngài chứ ai nữa! Vì ngài hay bộp chộp.
    ông Chi im lặng rồi nói khẽ:
    -Ngài nói chí lý. Tôi xin giữ kín việc này.
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    VII
    Tên bếp tàu
    Cuộc chuẩn bị vẫn kéo dài. Bác sĩ Ly và ông Chi đều đi lo công việc. Chỉ còn tôi ở lại nhà với lão Ri-đrus. Suốt ngày, tôi ngồi tưởng tượng đến tương lai với lòng chứa chan những ước mơ đẹp đẽ. Khi thì tôi nghĩ đến những nhà thương đồ sộ mà bất kể nghèo giàu, hễ ai vào đấy là đều được săn sóc chu đáo, không phải trả một đồng xu nhỏ. Cái cảnh vì thiếu tiền thuốc mà phải chết dần chết mòn như cha tôi sẽ không còn nữa. Khi thì tôi tưởng tượng đến sự mừng rỡ của những đứa trẻ mồ côi nghčo đói được nuôi dưỡng ăn học như con nhà giàu. Có những cảnh làm tôi xúc động đến rớm nước mắt. Có lúc tôi lại say sưa mơ tưởng về biển: nào phong cảnh tuyệt vời của đảo, nào những thứ hoa thơm cỏ lạ, nào những chuyện phiêu lưu thần kỳ. Tôi ngồi hình dung lại bản đồ, nhớ các chỗ từng ly từng tí. Rồi một hôm, có phong thư của ông Chi gửi về báo tin công việc đă sắp đặt xong, bảo lăo Ri và tôi thu xếp đến ngay và nhắn cả bác sĩ Ly tới gấp. Trong thư có nói rõ là ông đã tìm được một viên thuyền trưởng rất thạo nghề, chỉ phải cái hay bẳn tính, và một thủy thủ cụt một chân tên là Xin-ve rất vừa ý. Người thủy thủ cụt chân này sẽ giữ chân đầu bếp dưới tàu. Sáng hôm sau, lão Ri và tôi lên đường đi Brít-tôn. Tôi ghé lại nhà, từ biệt mẹ tôi. Nhà cửa đã được ông Chi cho sửa sang lại và thuê cho một người phụ việc, nên ra đi, tôi cũng yên lòng. Chiều hôm ấy chúng tôi lên xe ngựa. Sáng hôm sau, khi choàng mắt dậy đã thấy đến Brít-tôn. Chúng tôi phải đi bộ đến quán trọ đầu bến tàu, nơi ông Chi ở tạm. Khi đi qua bến, tôi được nhìn tận mắt rất nhiều tàu, đủ các cỡ, đủ các kiểu, thuộc đủ các nước. Trên tàu, thủy thủ vừa làm vừa hát. Trên một chiếc khác, nhiều người đánh đu trên ngọn cột buồm cao tít, bám vào sợi dây trông nhỏ như mạng nhện. Tôi sống suốt đời gần biển mà chưa bao giờ có cái cảm giác được gần biển như lần này. Tôi thấy nhiều tay thủy thủ già đeo khuyên ở tai, râu mép xoắn tít, đuôi tóc sơn thõng xuống như đuôi cá. Tất cả đối với tôi đều mới lạ, cả đến cái mùi nước mặn và mùi hắc ín. Thế mà tôi lại sắp sửa được đánh bạn với họ, đi tìm một kho của ở một hòn đảo xa lạ, đem về giúp đỡ cho bà con nghèo. Đương nghĩ lan man thì tôi đã thấy ông Chi đứng ở cửa. Trông thấy tôi, ông bảo:
    -Kìa cậu! Bác sĩ Ly cũng đă tới rồi. Thế là đủ mặt. Ngày mai ta nhổ neo.
    Nói xong, ông bảo tôi đưa thư đến cho Xin-ve ở quán rượu của hắn. Khi tôi đến nơi thì cửa hàng đương đông nghịt khách, phần nhiều là thủy thủ. Tôi còn đứng phân vân thì một người ở nhà trong đi ra. Thọat trông, tôi cũng biết ngay là Xin-ve. Chân trái hắn cụt đến gần háng, hắn phải cặp nạng mà đi lại, nhanh thoăn thoắt như con thoi. Hắn to lớn, lực lưỡng, nước da xám xịt, mặt mũi xấu xí nhưng trông tươi và linh lợi. Hắn tỏ ra vui tính. Hắn đi hết bàn nọ đến bàn kia, miệng huýt sáo, thỉnh thoảng lại vỗ vai và bông đùa vài câu với những người khách thân. Thú thực với các bạn, từ lúc đọc bức thư của ông Chi, tôi vẫn chột dạ, chỉ lo tên cụt chân ấy lại chính là tên thủy thủ tôi đã rình ở quán cơm nhà. Nhưng nhìn qua anh chủ quán đứng đắn và dễ có cảm tình này, tôi đủ yên bụng. Khi thấy tôi chìa bức thư của ông Chi ra, hình như hắn hơi giật mình.
    -Chao ôi! Cậu là bạn đi tàu của tôi mà. Được biết cậu thật là mừng.
    Nói xong, hắn bắt chặt tay tôi. Ngay lúc ấy, một người khách ngồi ở góc phòng thốt đứng dậy, bỏ ra. Thoáng nhìn, tôi đã nhận ra tên giặc cụt hai ngón tay. Tôi vội kêu to:
    -Hắc Cẩu! Bắt lấy nó!
    Xin-ve cũng quát to:
    -Hắn chưa giả tiền... Ha-ri, tóm lấy nó!
    Một người ngồi gần cửa đứng phắt dậy đuổi theo. Xin-ve lại nói:
    -Ngay đến ông hoàng vào đây uống rượu cũng phải giả tiền! Hắn là ai thế cậu?
    -Thưa ông, hắn là một tên giặc biển.
    -Thế à? Mo-gan! Lại đây, anh vừa chén với nó phải không!
    Một tên thủy thủ già, tóc hoa râm, ngượng ngập bước đến. Xin-ve hỏi tiếp, giọng khắc nghiệt:
    -Này Mo-gan! Trước kia, anh chưa gặp hắn lần nào đấy chứ?
    -Thưa ông, không!
    Xin-ve nói to:
    -Phúc đời nhà anh đó! Nếu anh đă chơi với hạng người như thế thì anh đừng vác mặt đến quán tôi nữa!
    Xong hắn quay lại nói riêng với tôi, bộ thân mật, làm tôi đến thích:
    -Lão này thật thà như đếm. Chỉ phải cái tội hơi ngốc.
    Rồi hắn lại nói to:
    -Hắc Cẩu! Chịu! ờ, ờ! Hình như tôi có gặp đâu một lần, hắn đi với một lăo mù thì phải?
    Tôi nói:
    -Chính phải rồi, lão mù tên là Piu...
    -Phải, phải, Piu!
    Hắn nói coi bộ hớn hở.
    -ờ! Bộ nó trông rõ ra thằng đại bợm! Được! Lần này tóm được là tôi sẽ dìm nó xuống bến cho nó cạch đến già!
    Vừa nói hắn vừa đấm bàn, nét mặt giận dữ, làm ai cũng phải tin là thật. Lúc đầu thấy thằng Hắc Cẩu ở đây, tôi đă đâm nghi Xin-ve, nhưng khi thấy tên đuổi theo hổn hển trở về tay không, hắn chửi mắng vung lên, tôi lại cho hắn là người ngay thẳng. Hắn nói với tôi:
    -Cậu xem đó, việc này tôi thật là bứt rứt. Rồi đây tôi biết ăn nói thế nào với ông Chi? Thôi, nhờ cậu nói rõ cho ông ấy biết... Cậu ít tuổi, nhưng cậu là người thông minh, tất cậu đã hiểu cho tôi. Giá không vướng cái nạng này, tôi đã chạy bay tóm cổ nó về. Bây giờ thì...
    Nói đến đây, mắt hắn rầu rầu.
    -Nhưng thôi, chúng ta cứ đến ông Chi trình cho ông biết.
    Nói xong, hắn kéo tôi đi. Vừa đi, hắn vừa vui vẻ giảng giải cho tôi nghe về tàu bè, về đồ phụ tùng, về trọng tải, về tàu nước nọ nước kia. Thấy thế tôi cho hắn là một người bạn đi biển rất tốt. Khi chúng tôi đến nhà thì thấy bác sĩ Ly và ông Chi đương ngồi uống bia. Hắn kể lại chuyện vừa xảy ra từ đầu đến cuối, không thêm bớt một chút nào. Thỉnh thoảng hắn lại hỏi:
    ?oCó phải thế không, cậu Dim?". Tôi cũng chỉ đành gật đầu. Nói xong hắn xin phép ra về. ông Ly nhìn theo hắn, bảo:
    -Tôi rất thích tên đầu bếp này. ông Chi bảo:
    -Tôi được một người giúp việc tận tâm như thế kể cũng may phúc. Chính hắn đă mộ cho tôi gần hết những thủy thủ trên tàu. Nói xong, ông rủ bác sĩ và tôi cùng đi xuống xem tàu.
  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    VIII
    Vấn đề khí giới và thuốc súng
    Khi ba chúng tôi đến nơi thì viên phó thuyền ra đón. Xem ý ông Chi thì hình như ông đối với hắn thân hơn với viên thuyền trưởng. ạng này trông tướng người nghiêm khắc. Hình như trước mọi việc xếp đặt trên, ông đều nhăn nhó không hài lòng. Khi chúng tôi vừa bước vào phòng, ông nói ngay:
    -Thưa ngài, dù có mếch lòng ngài, tôi nghĩ cũng nên nói thẳng là hơn. Tôi không yên tâm đối với cuộc đi này, tôi không ưa bọn thủy thủ ở đây, cả viên phó thuyền nữa.
    ông Chi đáp lại ra vẻ phật ý:
    -Sao ông không nói không ưa luôn cả chiếc tàu này và cả chủ nó?
    Đến đây, bác sĩ Ly nói chen vào:
    -ấy khoan! Đừng nói thế, chẳng ích gì đâu! Bây giờ tôi xin ông thuyền trưởng hăy nói rõ lý do vì sao ông không ưa cuộc đi này?
    -Tôi đă nhận lời một cách bí mật, đảm nhiệm đưa chiếc tàu này đến nơi ngài định. Nhưng bây giờ tôi xét thấy mọi người trên tàu đều biết rõ chuyện ấy hơn tôi. Theo ý tôi, như thế là không xong!
    -ý tôi cũng vậy, như thế là không ổn.
    Bác sĩ nói.
    -Sau nữa, tôi nghe người ta nói chúng ta đi tìm của. Mà ai nói? Chính miệng những người trên tàu nói! Đi tìm của là một việc rất nguy hiểm. Đó là một vấn đề sinh tử.
    -Điều ông nói, tôi xin nhận là đúng. Còn việc ông bảo ông không ưa bọn họ tí nào...
    -Giá để tôi chọn, có lẽ lại hơn.
    -ông nói có lý. Nhưng vì lẽ gì ông không ưa cả viên phó thuyền?
    -Vì hắn ta tính lè nhè, hay đánh chén với bọn thủy thủ. Hắn không thể làm một viên phó thuyền đứng đắn được.
    -Thế ông muốn thế nào, ông cứ nói thẳng đi.
    -Bây giờ tôi muốn các ông xét lại việc này. Họ để khí giới và thuốc súng ở đầu mũi. Các ông có phòng kín đáo ở trong tàu, sao không để vào đấy? Đó là việc thứ nhất. Các ông có đem theo bốn gia nhân thân tín, sao họ sắp xếp ở đằng mũi xa tít mà không để ở cạnh các ông? Đó là việc thứ hai. Còn một việc này: họ nói rằng các ông có một bản đồ chỉ nơi giấu của. Rồi ông nói về những dấu chữ thập trên bản đồ, cả các đường kinh tuyến, vĩ tuyến...
    Bác sĩ Ly mỉm cười bảo:
    -Cũng nên lo! Nhưng đừng nên lo quá xa. Đừng để con chuột đẻ ra quả núi. Có nguy hiểm một tí cũng không sao, phải cứng rắn lên mới hay.
    Lúc này ông Chi mới lên tiếng một cách miễn cưỡng:
    -Thôi được, chúng tôi xin chiều theo ý ông, tùy ông bố trí xếp đặt lại trên tàu.
    Khi viên thuyền trưởng cáo từ lui ra, bác sĩ bảo:
    -ông Chi này! Bây giờ tôi đã thấy là ông có được hai người giúp việc trung thành: lão này và gã Xin-ve đấy.
    -Xin-ve thì được chứ thằng cha này thì chưa chắc!
    Bác sĩ nói:
    -Để xem rồi mới biết.
    Khi chúng tôi lên boong thì các thủy thủ đương khuân khí giới và thuốc súng theo sự chỉ dẫn của thuyền trưởng. Thật là một sự thay đổi lớn trên tàu. Cách xếp đặt lại này rất hợp ý tôi. Giữa lúc ấy, gã Xin-ve đáp thuyền đến. Hắn trčo lên tàu nhanh nhẹn như vượn. Khi hắn thấy khuân dọn, hắn kêu to:
    -ô kìa! Làm gì thế người anh em?
    Một người nói:
    -Chúng tôi phải khuân cả vũ khí đi nơi khác đây.
    Hắn lại kêu to:
    -Rõ khổ! Đến nhỡ mất con nước buổi sáng thôi.
    Viên thuyền trưởng lạnh lùng bảo:
    -Đó là lệnh của tôi. Anh cứ xuống bếp mà làm việc.
    -Vâng, vâng! Tôi đi đây!
    Tên đầu bếp vừa nói vừa chào qua loa rồi biến mất vào trong.
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    IX
    Đi biển
    Cả đêm bận rộn thu dọn, tôi mệt lả. Nhưng khi gần sáng, lúc sắp nhổ neo, tôi vẫn cố đứng trên boong. Điều gì với tôi cũng mới lạ: từ tiếng còi rúc, tiếng lệnh truyền, đến những chấm đčn ló chạy đi chạy lại. Một thủy thủ bảo:
    -Bác bếp hát cho nghe một bài nào!
    Một tên khác nhắc:
    -Bài hát cổ ấy!
    -Được, được! Không phải nhắc!
    Gã Xin-ve nói xong, cất giọng hát cái bài hát man rợ mà tôi nghe đã chán ngấy: Mười lăm thằng trên hòm người chết, ỳ a, ỳ a... Đến tiếng "ỳ a" cuối cùng, cả bọn đều xô nhau đẩy trục. Trước cảnh ấy, tôi bồi hồi nhớ đến quán cơm nhà. Tôi tưởng như viên chúa tàu khi xưa đang hét vang. Khi chiếc neo ướt đẫm đă treo lủng lẳng đằng trước mũi, tàu bắt đầu giương buồm. Hai bên bến lùi dần, tàu bắt đầu ra khơi đi tìm hòn đảo giấu vàng. Chuyến đi bình yên vô sự. Tàu tốt, thủy thủ thạo nghề, viên thuyền trưởng tỏ ra một tay cừ. Nhưng trước khi đến đảo, đă xảy ra vài chuyện đáng kể. Trước tiên là viên phó thuyền tỏ ra rất bậy bạ. ạng ta không có một chút uy tín trong đám thủy thủ. Tàu chạy được vài ngày, ông trèo lên boong, rượu say bí tỉ. Chúng tôi 45, 46 không hiểu ông mò đâu ra rượu. Đó là điều bí mật. Và đă xảy ra việc này... Một đêm sóng to gió lớn, ông ta đã biến mất xuống biển. Chẳng ai lạ mà cũng chẳng ai thương tiếc. Trên tàu thành ra thiếu một viên phó thuyền. Phải thăng chức phó thuyền cho một thủy thủ giỏi hơn cả tên là An-đe-sơn. Thêm có ông Chi đã từng đi biển nên cũng phụ vào. Lại còn một lão thủy thủ già tên là Han, một người mưu trí mà lịch lãm, có thể trông cậy được. Han là bạn thân của gã Xin-ve. Còn gã Xin-ve thì vẫn chống đầu nạng vào nách, theo nhịp tàu lắc lư, đứng nấu ăn như đứng trên đất bằng. Hắn chỉ dùng cái băng choàng qua cổ, đưa nạng qua lại đi thoăn thoắt như người thường. Tất cả thủy thủ đều kính trọng hắn. Hắn đối xử với mỗi người một cách và tỏ ra rất tốt bụng. Hắn giữ bếp rất sạch, đĩa treo bóng nhoáng. Con vẹt trong ***g để vào một xó. Đối với tôi, hắn hết sức tử tế. Thấy mặt tôi, hắn đă đon đả:
    -Cậu Dim, lại đây! Chuyện gẫu với nhau một chút nào. Ngồi xuống đây. Tôi gọi con vẹt của tôi là Phơ-linh, tên cái lão hải tặc lừng tiếng ấy. Cậu xem Phơ-linh sắp nói chuyện với ta đấy!
    Gã vừa dứt lời, con vẹt liền nói liến thoắng:
    -Đồng ăn tám! Đồng ăn tám!
    -Thôi im đi!
    Gã vừa nói vừa lấy đường trong túi cho chim ăn.
    -Cậu ạ, con chim này nó thấy vô khối chuyện lạ. Nó học được câu ấy trong lúc người ta chia tiền.
    Con vẹt vừa ăn đường vừa mổ vào ***g, vừa thề vừa rủa rất đanh ác. Gă lại bảo:
    -Con chim già vô tội này cứ nguyền rủa như người vô đạo. Lạy Chúa!
    Nói xong, gã đưa tay ra như làm dấu, khiến tôi tưởng gã là một người đạo đức không ai bằng. Trong khi đi đường, viên thuyền trưởng và ông Chi vẫn không ưa nhau ra mặt. ông Chi rất chiều chuộng thủy thủ. Hễ có cuộc vui gì là cả bọn đều được uống nước chanh pha rượu mạnh. Có khi ông cho họ uống cả "rum". Biết được ngày sinh nhật một người nào đó, ông liền mở ngay một thùng trái lê ở hầm tàu, ai ăn bao nhiêu tùy thích. Thấy thế, viên thuyền trưởng bảo bác sĩ:
    -Làm như vậy chẳng hay ho gì, chỉ tổ làm cho họ hư!
    Nhưng cái thùng lê này rất được việc cho chúng tôi. Các bạn sẽ thấy có lẽ nhờ nó mà chúng tôi thoát chết. Số là ngày ấy tàu đã gần tới đích. Chậm lắm là sáng hôm sau đã trông thấy được đảo. Chiều hôm ấy, làm xong việc, tôi bỗng thấy thèm ăn lê. Tôi chạy lên boong. Mọi người đều đứng đằng mũi ngóng về phía đảo. Chung quanh không một tiếng động ngoài tiếng sóng vỗ mạn tàu và tiếng anh chàng bẻ lái đương huýt sáo. Tôi chui tọt vào thùng lê, nhưng sờ mãi không còn một quả. Ngồi trong thùng tối om, tàu đưa lúc lắc, tôi thấy thu thú. Chợt có người ngồi phịch xuống cạnh thùng. Chiếc thùng lay chuyển, hình như có người tựa vào. Tôi định bò ra thì liền nghe tiếng hắn nói với một người nào đó. Tôi nhận ngay ra tiếng của gã Xin-ve. Mới nghe vài ba câu đầu, tôi đă nhận thấy ngay không phải câu chuyện thường... Tôi nằm thu mình trong thùng lắng nghe, phần sợ chúng biết, phần tò mò kích thích. Vì chỉ qua vài ba câu đầu ấy tôi đă hiểu rằng giờ đây tất cả số phận của những người lương thiện trên tàu, tất cả hoài bão của chúng tôi đều trông vào tôi cả.
  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    X
    Những điều tôi nghe được khi nấp trong thùng lê
    Tiếng gã Xin-ve nói:
    -Tôi mất cái chân này là khi tôi làm đầu mục cho lão Phơ-linh. Người cưa chân cho tôi là một tay mổ xẻ rất giỏi. Hắn học rộng, biết nhiều chữ la-tinh. Nhưng rút cục rồi cũng phải phơi thây hắn ra ngoài nắng. Trước kia tôi đi với Phơ-linh, bây giờ thì tôi đi riêng cho tôi. Thủ hạ cũ của Phơ-linh phần nhiều hiện ở trên tàu này. Làm nghề này được tiền nhiều nhưng phải biết dành dụm. Cứ trông cái gương lão Piu. Hắn ăn tiêu như phá đến nỗi phải đi ăn xin rồi phải chết dưới gầm cầu.
    -Phải! Tiền ấy rút cục cũng chẳng dùng được việc gì.
    Một tiếng nói khác, nghe ra tiếng gã thủy thủ trẻ nhất trên tàu. Tiếng Xin-ve nói to:
    -Chỉ thằng ngốc mới không được việc gì. Anh còn trẻ người nhưng anh rất thông minh, tôi vẫn coi anh như người già dặn nên mới ngỏ lời với anh...
    Các bạn thừa biết khi tôi nghe cái thằng giặc già đểu cáng ấy nói với kẻ khác cũng dùng những giọng lưỡi như đã nói với tôi thì tôi tức giận đến thế nào. Hắn lại nói tiếp:
    -Anh xem đó, bọn giang hồ mình phải gian nan nhiều, nhưng tiền cũng lắm. Khắp các nhà "băng" tôi đều có tiền gửi. Bây giờ tôi cũng đă năm mươi tuổi đầu rồi chớ ít ỏi gì. Tôi định đi chuyến này về là tìm nơi an cư lạc nghiệp, tận hưởng giàu sang. Nhưng lúc đầu thì tôi cũng chỉ là tên thủy thủ thường như anh thôi!
    Giọng tên kia có vẻ thán phục:
    -Anh thật là một tay cừ khôi. Thế xong việc thì làm thế nào anh về được Brít-tôn?
    Gã Xin-ve cười khà khà:
    -Đợi anh phải hỏi! Hiện giờ thì vợ tôi đã lấy tiền ở nhà băng, đă bán sạch nhà cửa và đương trên đường đi theo tôi.
    Rồi giọng gã nói có vẻ mơn trớn, ân cần:
    -Chỗ bạn giang hồ với nhau, tôi nói thật! Khi tôi còn làm đầu mục dưới trướng lão Phơ-linh, thì trong bọn với nhau cũng chẳng tốt lành gì. Bây giờ dưới trướng tôi, anh có thể vững bụng được.
    Tên thủy thủ trẻ nói:
    -Tôi cũng thú thật, trước khi gặp anh, tôi chẳng ưa gì việc này, nhưng bây giờ anh có thể tin ở tôi được.
    -Anh rõ là một gã thông minh có tâm huyết. Trong bọn tôi ít có người như anh.
    Xin-ve vừa nói vừa siết chặt tay tên kia làm rung chuyển cả thùng lê. Bây giờ tôi mới hiểu là hắn đương quyến rũ một người thủy thủ lương thiện. Hắn huýt khẽ một tiếng. Một người khác bước vào. Hắn lên tiếng:
    -Đích khi nào cũng đúng hẹn.
    Lại thêm một tiếng nói nữa, tôi nghe rõ giọng lão Han:
    -Anh Xin-ve, tôi chán ngấy cái lão thuyền trưởng rồi. Lão không cho tôi lấy một hớp rượu. Anh còn đợi đến bao giờ mới hành sự?
    Xin-ve đáp:
    -Đừng nóng mắt! Cứ làm theo lời tôi dặn. Bao giờ được thì tôi bảo.
    Lão Han vừa khạc nhổ vừa càu nhàu:
    -Bao giờ mới được chứ?
    Xin-ve nói to:
    -Han! Cứ bao giờ, bao giờ mãi! Anh cũng thấy chứ? Lão quý tộc với lão thầy thuốc cất giấu giấy tờ kho vàng ở đâu, có ma nào biết! Còn thằng thuyền trưởng là tay đi biển thạo. Phải để cho bọn hắn lấy được của, tải hộ ta xuống tàu rồi mới khử chúng.
    Đích hỏi:
    -Dễ chừng chỉ có tên thuyền trưởng là đi biển thạo à?
    Xin-ve vội đáp:
    -ừ, các bố thạo cho tàu chạy, nhưng chạy về đường nào? Trong bọn ta ai là người thuộc đường? Các bố chắc chịu? Nếu làm theo ý tôi thì đợi lúc quay về, có gió nồm thì ta mới hạ thủ lão ấy. Tôi biết các bố bây giờ chỉ háu ăn. Chính mắt tôi trông thấy nhiều tay cừ khôi mà chết uổng mạng chỉ vì nóng ăn đấy.
    Đích hỏi:
    -Anh định khử họ như thế nào?
    Lão Han buột mồm:
    -Chỉ có hai lối: một là bỏ họ lên đảo, hai là chặt họ ra từng khúc.
    Tên bếp tàu nói:
    -Tôi ấy à? Tôi chỉ muốn tóm lấy lão Chi, vặn trái cổ lão ấy ra sau.
    Rồi hắn quay sang chuyện khác:
    -Đích! Đi lại lấy một quả lê ăn cho đỡ khát. Lúc ấy tôi chỉ muốn nhảy phóc một cái chạy nhoáng nhoàng ra ngoài, nhưng may sao lão Han đã gạt đi:
    -Thôi! ăn lê làm quái gì! Lấy cốc "rum" cho nó đỡ nhạt mồm.
    Tên Xin-ve bảo:
    -Đích! Cái chìa khóa đây. Anh đến chỗ thùng rượu mà lấy. Nhớ đừng quên khóa.
    Tuy run sợ, nhưng tôi vẫn nhớ ngay đến viên thuyền phó. ông ta đă bỏ mạng vì cái chìa khóa hầm rượu này. Khi tên Đích mang rượu đến thì một tia sáng rọi vào thùng chỗ tôi ngồi. Tôi ngẩng lên: trăng đă mọc lấp loáng trên đầu cột buồm sau và chiếu trắng cánh buồm. Ngay lúc ấy, nguời gác chòi kêu to:
    -Đất liền kia rồi!

Chia sẻ trang này