1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đạo lý dưỡng sinh cổ truyền trong võ thuật

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vocucthu72, 21/11/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Dưỡng sinh trong tình chí
    Hình thần hợp nhất
    Hỉ, nộ, bi, ưu, khủng…là những hình thái của các phản ứng tinh thần, trong quá trình nhận biết các sự vật khách quan có phù hợp hay không với bản than tâm nguyện hoặc ước nguyện mà phát sinh thành những trạng thái thể nghiệm nội tâm biểu lộ ra bên ngoài.
    Tình chí, chỉ vui, giận, lo, nghĩ, sợ, hoảng, khiếp… bẩy loại trạng thái tinh thần cơ bản. Trong trạng thái tâm lí bình thường, hoạt động của thất tìnhcó tác dụng hiệp đồng với công năng sinh lí trong cơ thể, nếu không sẽ sinh bệnh. Thất tình lục dâm, con người ai cũng có, hoạt động tình chí là hoạt động sinh lí bình thường của loài người.
    Hình sinh thần và là nơi trú ngụ, thần có thể điều khiển hình thể, nêú hình thần thống nhất, thì cơ thể than tâm sẽ khoẻ mạnh, hưởng trọn số trời.
    Hoạt động tình chí chính là các biểu hiện công năng của năm tạng. Quan hệ giữa năm tạng với năm chí là: tâm chủ vui mừng, can chủ giận dữ, phế chủ buồn rầu, tỳ chủ nghĩ suy, thận chủ sợ hãi. Mà hoạt động của năm chí ắt phải dựa vào tâm thần thì mới tiến hành bình thường, ngược lại sẽ gây bệnh, bởi vậy trong mọi hoạt động sinh hoạt chúng ta ần giữ tình chí ổn định
    Thần sản sinh do tinh của tiên thiên, hình thành từ khi bắt đầu có phôi thai, thần của sự sống cũng sản sinh từ đấy mang tính chất quản lý lãnh đạo, điều phối hoạt động. Con người lấy vận động của hình thần, chịu sự chi phối của tinh thần ý thức, trạng thái tinh thần của con người cũng liên quan chặt chẽ đến công năng hình thể. Trong một hoàn cảnh điều kiện khjó khăn, người có tinh thần ý chí mạnh mẽ cơ thể sẽ thích ứn phát triển m không bị tổn hại như người có tinh thần ý chí bạc nhược. Thần biểu hiện đầu tiên ở huyết. KHí huyết đầy đử, thì thần chí tinh anh, nguợc lại khí huyết thiếu hụt, thần chí bạc nhược. Thần với năm tạng có quan hệ chặt chẽ, năm tạng tang tinh mà sinh hoá ra thần, vì vậy nếu tạng khí không điều hoà, thì không thể có hoạt động bình thường của thần chí.
    Tĩnh dưỡng tinh thần đề phòng bệnh tật, điềm đạm hư vô, chân khí tong chi, tinh thần nội thủ, bênh yên tong lai ( an tịnh tĩnh lặng, thần khí giữ ở bên trong thì tà khí không thể xâm hại, tự mình khống chế, điều tiết khả năng giữ gìn được trạng thía cân bằng không nhiễu loạn ).
    Tứ khí điều thần
    1. Điều thần vào mùa xuân.
    Ba tháng mùa xuân, vạn vật thay cũ đổi mới, tinh thần long người dạt dào cảm xúc> Vào mùa xuân nên cho tình chí phát sinh thoải mái, bay bổng sang tạo, không được khống chế gò ép.
    2. Điều thần vào mùa hè.
    Ba tháng mùa hè, muôn vật sinh sôi phát triển rực rỡ, khí trơì với khí đất giao hội, vạn vật trưởng thành, cây cối đơm hoa kết trái. Người ta vào thời điểm nay cũng dễ chán trường, nhưng mùa hè chủ về trưởng khí, khí của người ta khôngnên lười biếng, mà nên giữ cho tình chí du khoái không giận dữ.
    3. Điều thần vào mùa thu.
    Sau ngày lập thu âm khí bắt đầu thịnh, dương khí bắt đầu suy, khí hậu cũng bắt đầu đang nóng chuyển sang lạnh, dương khí trong cơ thể cũng bắt đầu thu liễm, vào thời gian này về phương diện tinh thần, nên cho thần khí thu liễm vào bên trong, chí ý an định, không để cho ý chí phát tiết ra bên ngoài.
    4. Điều thần vào mùa đông.
    Ba tháng mùa đông, dương khí tiềm tang, âm khí cực thịnh. Vào thời gian này, trên phương diện tinh thần, nên giữ cho ý chí tang ẩn bên trong mà không nên lộ ra ngoài, giỗng như giữ cho tâm ý ở trong ngực mà không phát lộ ra cho người khác.
    Người người đều hướng tới khoẻ mạnh sỗng lâu, nhưng thông thường chỉ quan tâm đến trạng thía khoẻ mạnh của cơ thể, mà không quan tâm đến sự khoẻ mạnh của tâm lý trí lực, sự tốt xấu của trạng thái tinh thần tình cảm. Từ ngàn xưa đã đặt sự khoẻ mạnh thể chất với sự an thía tinh thần có địa vị quan trọng như nhau, và cho rằng đó là con đường duy nhất đạt đến khoẻ mạnh sống lâu.
    Luyện tập võ thuật cổ truyền cũng không nằm ngoài quy luật hình thần hợp nhất, dưỡng sinh hoà hợp với đại tự nhiên nhằm đạt đến cảnh giới thân tâm hợp nhất ( nội tam hợp ngoại tam hợp ).


  2. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6
    Đạo dưỡng thần
    Dưỡng thần 1: Phải biết chế ngự bản thân
    Không giỏi trong khống chế tinh thần bản thân, chỉ tham lam khoái lạc, quay lưng với quy luật dưỡng sinh chỉ nhằm đạt được lạc thú, thì sẽ tổn hại đến sức khoẻ khiến cho cơ thể nhanh chóng suy lão.
    dưỡng thần 2 : Cao thấp cũng đừng qua ham muốn
    tuỳ từng trường hợp, giảm bớt tạp niệm, điềm đạm chất phác, ít ham bớt phóng túng. Một khi tạp niệm quá độ, ham muốn không dứt thì tinh thần nhất định không an định.
    Dưỡng thần 3: Tập trung mắt, tĩnh lặng tai
    Do mắt tai là những cơ quan tiếp nhận những tin tức kích thích chủ yếu của thần, công năng của chúng là do thần chỉ huy và điều tiết. Mắt thanh khiết, tia tĩnh lặng thì thần khí nội thủ mà tâm không mệt, nếu mắt vội tia nóng thì thần khí phiền lao mà tâm nhiễu không yên.
    Dưỡng thần 4 : Ngưng thần lắng đọng suy nghĩ
    Giữ cho tư tưởng thanh tịch tôt đẹp còn nếu ngược lại thì như nhà dưỡng sinh Tôn Tư Mạo có nói: Nghĩ nhiều thì thần nguy, suy niệm nhiều thì chí tán, ham muốn nhiều thì chí hôn ám, lắm sự thì hình thể lao nhọc.
    Bốn đẳng cấp tu tập dưỡng sinh
    1. Chân nhân: Là bậc tu luyện đến cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh, có cuộc sống hoà lẫn với đạo của trời đất, có thể: Đẩy trơì nâng đất, nắm giữ âm dương, hít thở tinh tuý của không khí, tự mình kiểm soát thần chí, da thịt lúc nào cũng như một, nên có thể thọ ngang trời đát, nghịch chuyển thành tiên thành phật.
    2. Đạo nhân: Là bậc tu luyện đến cảnh giới thứ hai trong dưỡng sinh, luôn giữ cho được thuần nhất với đạo của trời đất, là người: giữ đc cái đức thuần chất hoàn toàn với đạo, hoà hợp với lẽ biến hoá của âm dương, điều tiết với thay đổi của bôn mùa, vượt trên đời thường, xa rời thế tục, tích trữ tinh khí trọn vẹn thần khí, dong chơi trong khoảng trời đất, mắt nhìn thấu tai nghe hiểu tám phương bên ngoài. Đó là người đã bổ ích được tuổi thọ mà mạnh mẽ, Cũng có thể quy loại với bậc chân nhân.
    3. Thánh nhân: Là bậc tu luyện đứng thứ 3 có thể: Sống điều hoà với quy luật của trời đất, thuận theo lý lẽ của tám phương, thích ững với thị hiếu của thế tục, bên ngoài không để hình thể mệt nhọc vì công việc, bên trong không để cho tư tưởng bị nặng nề, lấy an tĩnh lạc quan làm mục đích, lấy những gì tự mình đạt được làm công việc.
    4. Trí nhân: Là bậc tu luyện dưỡng sinh được xếp vào hạng thứ tư là người có thể: Noi theo quy luật của trời đất, dựa vào các hiện tượng của mặt trăng mặt trời, biện luận tính toán theo các vì sao, ngược thuận thích ứng với sự biến hoá của âm dương, phân biệt sư thay đởi của bốn mùa để sống hào hợp với đạo.
    Võ thuật cổ truyền chân chính coi trọng dưỡng sinh nâng cao thể chất, khoẻ mạnh về tinh thần để thực chiến, nhằm đạt được cảnh giới phát triển sức cường đại cực hạn, lấy sự mạnh mẽ khởi nguồn từ nội tạng đến gân cốt xương khớp làm mục tiêu và phương châm luyện tập lấy ý dẫn khí lấy khí thúc lực một cách tự nhiên vô thức, bộc phát kình lực cường đại trong thời gian nhỏ nhất, hiểu biết rõ rang từng phần gân cơ khung xương để cảm nhận sự vận động liên kết toàn bộ cơ thể, đồng thời có thể tự chữa thương, dưỡng sinh phục hồi sức khoẻ sau khi thực chiến và nâng cao sự đàn hồi gân cốt, ngũ tạng, truongf thoj… Chân lý có rất nhiều con đường để vươn tới, võ thuật cũng chính là một con đường như vậy, tại hạ còn nông cạn mong các bằng hữu chỉ giáo them, thanks.
  3. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Nói thêm :

    Võ thuật tác động vào "Lục phủ" và "Ngũ tạng" của từng cá nhân, và tùy vào đường lối vận động, sẽ có những kết quả nhất định nào đó.

    Tác động vào "Ngũ tạng" : tâm, can, tỳ, phế, thận.
    - Vận động nhiều tất ảnh hưởng tới nhịp đập của tim : tạng tâm
    - Vận động của toàn bộ tứ chi và cơ thể làm cho gân được dẻo dai và mạnh lên : tạng can
    - Vận động nhiều, tiêu hao năng lượng sẽ tạo cảm giác đói, ăn ngon, thèm ăn : tạng tỳ
    - Vận động nhiều thì tác động tới hệ hô hấp, nhịp thở : tạng phế
    - Vận động nhiều thường làm cứng chắc xương, giảm loãng xương : tạng thận

    Vận động của võ thuật tác động vào "Lục phủ" như thế nào, sẽ nói sau lúc nào có hứng.

    Lâu ngày vào vui chơi vài dòng, mời bà con tiếp tục họp.
    TLVN
  4. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Phép cố tinh bí truyền đơn giản cực kì dễ tập
    Phương pháp này không kể thời gian, địa điểm, ngồi hay nằm đều có thể luyện tập. Mỗi lần có thể tiến hành từ 15 – 60 lần, không cần dung ý, không kể tư thế.
    Hít thở sâu 3 lần, bình tâm thư thái, sau đó từ từ hit khí ( tốc độ bình thường là được ), đồng thời thả lỏng toàn thân, cảm giác hít đầy trong khoảng 1,2 giây. Từ từ thở ra, đồng thời co rut hậu môn ( kiểu như ngăn chặn đại tiểu tiện ), cùng lúc hội âm và hậu môn rut lên trên, bụng dưới và mệnh môn cũng dung lực co lại. Động tác đó hoàn thành với hơi thở ra, quá trình ước tính trong khoảng 1,2 giây. Sau đó chuyển sang hít vào, và tiếp tục qua trình thở ra như vậy. Mỗi nhịp hít vào thở ra như vậy tính là 1 lần
    Phản ứng:
    Trong miệng xuất hiện nhiều nước bọt ( người xưa gọi là Ngọc dịch quỳnh tương, cực kì quý giá ), tuỳ thuận nuốt xuống. Vùng hậu môn, cơ quan sinh dục và đan điền có cảm giác ấm nóng, đó là phản ứng của việc sinh chân khí. Bụng ruột sôi réo, đó là phản ứng xúc tiến bình thường của đường ruột, giúp cho công năng tiêu hoá và hấp thụ được tăng cao.
    Vấn đề chú ý:
    Không nên thao tác quá nhanh, quý ở sự kiên trì. Thao tác co rút tiến hành chầm chậm, đồng thời phối hợp tốt với viẹc thở ra.
    Phưong pháp này quý ở chỗ giản dị, tập và có hiệu quả thực tiễn ( những thứ dạy càng cầu kì chính là sự u mê khiến cho không thực hành đựoc mang tính giấu diếm, hoặc không hiểu bản chất rõ rang mang tính lý thuyết xuông ), đậy chính là cửa ngõ đầu tiên dưỡng sinh nội tạng, khí cảm nội kình, và là một trong những phép cơ bản trong Thuật phòng trung Song tu đan đạo…Bằng hữu nào luyện tập hiệu quả xin nhớ mời tại hạ chén trà nhạt nhé, thanks.
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----


    Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
    Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.
    (Danh y Tuệ Tĩnh)

    Chúng ta tìm hiểu bí quyết sống khỏe và trường thọ này vì nó liên quan mật thiết đến Tiên Thiên Khí Công, đồng thời bổ túc thêm những điều cần yếu chưa được đề cập. Hai câu trên bao gồm bảy ý niệm, tất cả đều cần được hiểu rõ và thực hành trong đời sống hằng ngày để sống lâu một cách khỏe mạnh, sáng suốt.

    1. Bế Tinh

    Tinh; tức chất tinh túy được cơ thể chắt lọc từ thức ăn, từ các chất bổ dưỡng nhứt. Tinh đầy đủ thì sức khỏe khang kiện, tính tình vui vẻ, hắng hái, yêu đời. tinh thiếu thốn thì thường bệnh hoạn,ốm đau, bi quan, buồn chán. Tinh bị mất nhiều nhất trong quan hệ vơ chồng, nam nữ. Nam giới thường bị mất mát nhiều hơn nữ giới, nhưng không có nghĩa là nữ giới không bị tổn hại nếu lạm dùng ********. Đàn ông thường có tuổi thọ ngắn hơn đàn bà là do tiêu phí tinh quá nhiều. Nhiều người già trước tuổi, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng đến độ đi đứng không vững cũng do sự phí phạm chất tinh túy của cơ thể này. Ông vua điển hình của sự phí phạm tinh túy đến nỗi phải nằm trên long sàng là Lê Long Đĩnh, còn được gọi là Lê Ngọa Triều. Ngoài ra, trong lịch sử nhân loại có rất nhiều người do có thế lực,do giàu có đã quá lạm dụng ********, đưa đến hậu quả tất yếu là giảm sức khỏe, tinh thần suy kiệt, đầu óc mê muội, đời sống bị rút ngăn trong tối tăm, mịt mờ. Nhiều người, kể cả người có tuổi vẫn không biết chế ngự, vẫn không biết hạn chế,luôn luôn phí phạm tinh chất trong các cuộc truy hoan liên tục, đưa đến tình trạng bại hoại từ vật chất đến tinh thần. Vì thế Tuệ Tĩnh khuyên chúng ta nên bế tinh.

    Nhưng Bế Tinh là thế nào ? Có phải hoàn toàn diệt dục, tuyệt đối không giải quyết nhu cầu sinh lý không ? Tất nhiên, việc bế tinh hoàn toàn, suốt cuộc đời không đáp ứng nhu cầu ******** như những vị tu hành xuất gia ngay khi từ còn nhỏ thì cuộc sống rất thanh cao, trí não sáng suốt đặc biệt, tu hành mau đắc quả. Nhưng, một cuộc sống thoát tục như thế không phải dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Ở đây, chúng ta chỉ muốn đề cập đại đa số phàm nhân sống bình thường nhưng biết cách giữ gìn chất tinh túy trong cơ thể. Chữ bế tinh mà Tuệ Tịnh muốn nói đến có ý khuyên chúng ta nên hạn chế ********, không nên hoang phí quá độ. Biết khi nào tiêu xài và khi nào nên lưu trữ. Tiêu xài với ai, tiêu xài thế nào là điều luôn luôn phải được nghĩ đến. Đó là chưa nói đến việc tiêu xài không có chọn lọc và cẩn thận sẽ đưa đến bịnh tật hiểm nghèo bất trị nữa. Chúng tôi muốn nói đến bịnh AIDS của thời đại ngày nay. Thanh niên nam nữ kể cả những người có tuổi thường cũng ít suy nghĩ kỹ lưỡng về vấn đề này. Cứ giải quyết cho thỏa thích và bất chấp hậu quả ! Đó là điều thật đáng tiếc. Và Tiên Thiên Khí Công sẽ không giúp cho bạn được bao nhiêu nếu bạn không biết cách bế tinh để bảo toàn sức khỏe và nuôi dưỡng tinh thần.

    2. Dưỡng Khí

    Tinh và khí liên quan mật thiết. Có tinh thì dưỡng khí mới có kết quả. Người xưa thường nói "Tinh hóa khí". Dưỡng khí là đem năng lượng khí trời trong sạch vào hạ đơn điền để biến thành tinh khí, thành năng lực luân lưu khắp châu thân để bảo toàn sự sống. Vì thế muốn dưỡng khí hữu hiệu thì phải bế tinh, tức phải biết tiết dục. Tiết dục chứ không phải diệt dục. Tiết dục dễ hơn diệt dục nhiều. Khi tinh và khí đầy đủ, sung mãn thì bịnh tật rất khó xâm nhập, mà bịnh tật không xâm nhập được thì có phải là ta đã có được một cơ thể quý báu không ? Người luôn luôn khỏe mạnh hay chưa bị ngã bịnh thường rất để ý đến bịnh tật; nhưng khi ngã bịnh, đi đứng không bình thường, ăn ngủ không được, đau nhức hành hạ,lúc đó mới nhận thức được sự quý báu của sức khỏe. Mà nhận thức được như thế nhiều lần thì cuộc đời còn gì là ý nghĩa, hứng thứ nữa? "Bệnh" là nỗi khổ triền miên mà nhân loại đang oằn oại gánh chịu, không thoát ra được. Nhiều thứ bịnh của con người không sao kể cho ra hết, nhưng phần lớn đều do mình tạo ra, không ai có thể gây bịnh cho ta được. Trừ trường hợp bẩm sinh, hầu hết chúng ta đều được sinh ra với một cơ thể bình thường. Nên nếu biết cách sống, ta có thể tránh được nhiều loại bịnh tật. Vậy tại sao chúng ta không chịu tìm hiểu để áp dụng cho cuộc sống của mình thêm hạnh phúc. Phải bế tinh thì dưỡng khí mới có kết quả. Tinh cạn kiệt thì khí không thể điều động để trở thành năng lực nuôi sống, bảo toàn sức khỏe một cách tốt nhứt được.

    3. Tồn thần


    Tinh khí đầy đủ chẳng những giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cho tinh thần sáng suốt, tinh nhanh. Thần là sắc khí của một con người thường hiện ra trên sắc mặt, trong cặp mắt. Khí và tinh hợp lại biến thành thần khí hay thần sắc. Nhìn sắc diện một người, chúng ta có thể nhận ra được ngay họ có thần sắc hay không. Thần sắc đầy đủ thể hiện một sự lạc quan yêu đời, một cuộc sống sung mãn, thánh thiện. Con người có thể chất tinh thần, cả hai liên quan chặt chẽ với nhau. Không thể có một tinh thần trong một cơ thể bịnh hoạn được. Tinh -khí - thần liên quan chặt chẽ với nhau, vì thế phải giữ tinh để hóa khí và từ tinh khí sẽ biến thành thần sắc. Nhưng chữ "tồn thần" cũng phải được hiểu là "giữ thần", tồn thần là còn, là giữ gìn cho còn. Thần sắc được tinh khí tạo ra, nhưng phải được bảo tồn, nếu hoang phí thần thì cũng giống như hoang phi tính và khí. Tồn thần hay dưỡng thần cũng giống như ta sử dụng điện năng. Được cung cấp nhiều thì khả năng tồn giữ không mất, lại dồi dào thêm. Ngược lại, tiêu xài nhiều, tiêu phí nhiều thì khả năng tồn giữ bị tiêu hao. Thần bị tán, bị mất khi ta suy nghĩ,làm việc nhiều bằng trí não, nói chuyện nhiều hoặc chăm chú xem hay nghe, kể cả xem truyền hình và nghe đài phát thanh, làm việc nhiều bằng máy tính. Thần cũng bị tán khi ta có quá nhiều cảm xúc dễ giận hờn, thù oán, nhiều tham vọng hay tự cao, tự đại. Thần được lưu giữ nhờ sự bình an trong tâm hồn, nhờ giấc ngủ yên lành không mộng mị. Tóm lại, ta phải tập cho mình một phong thái sống, nếp sống, một thời khóa biểu cho sự làm việc và nghỉ ngơi. Chúng ta cần thuộc lòng câu nói sau đây: Tinh túc thì ít bệnh. Khí túc thì ít ăn. Thần túc thì ít ngủ.

    4. Thanh tâm

    Tâm, nghĩa hẹp là lòng, là tấm lòng, rộng hơn là phần tinh thần cũng gọi là tâm hồn, tức là phần điều khiển tất cả mọi sinh hoạt của thể xác. Mà phần tinh thần của con người thì bao gồm rất nhiều thứ, từ tình cảm, lý trí, khả năng suy tưởng, khả năng sáng tác và các khả năng đặc biệt khác.

    Chính nhờ phần "tâm này" mà loài người mới có tiến bộ và có cuộc sống khác hơn loài vật, mới được gọi là "linh ư vạn vật". Còn chữ "thanh" được hiểu là sự trong sạch, thanh khiết không bị vướng bất cứ một thứ cặn bã nào. Sự hướng thượng, lòng khoan dung, sự tha thứ, sẵn sàng làm điều tốt, điều thiện mưu cầu lợi ích cho người khác" thuộc thanh. Người luôn luôn thanh tâm là người luôn có cuộc sống an lành nhờ tâm hồn được nuôi dưỡng bằng những tình cảm, tư tưởng thanh cao, tốt đẹp. Vì thế,họ luôn luôn được an vui, hạnh phúc. Chính nguồn vui, hạnh phúc này giúp họ có đời sống rất khỏe mạnh và an lạc.

    5. Quả dục

    Dục là ham muốn, đòi hỏi, thèm khát. Quả dục là giảm thiểu sự ham muốn, sự đòi hỏi, sự thèm khát. Tham vọng càng nhiều, thất vọng càng lớn. Chính vì lòng ham muốn này đã dẫn dắt không biết bao nhiêu người đi vào vực sâu, mất an vui, hạnh phúc và gần nhất là là sức khỏe bị suy mòn, tinh thần bị lụn bại. Vì thế muốn, nếu muốn khỏe mạnh và sống lâu thì phải biết chế ngự lòng ham muốn, tính tham lam, thèm khát. Lòng ham muốn vô bờ biến giống như những cơn sóng to làm chìm đắm tất cả mọi sự bình an. Phải biết sống an vui với những gì mang đang có, biết "tri túc" thì cuộc sống sẽ tốt đẹp và có ý nghĩa. Người xưa thường khuyên ta : "Tri túc thường lạc" hoặc "Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc". Nghĩa là biết đủ thì sẽ luôn được an vui, hoặc biết đủ, an hưởng cái đủ, còn chờ đủ thì không bao giờ đủ cả..

    6. Thủ chân

    Thủ là giữ. Chân là chân lý. Thủ chân tức là luôn luôn theo đuổi một điều gì mình cho là chân lý,là lý tưởng. Đời người phải hướng về một mục đích nào đó để phục vụ, để thờ phượng thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Thật là tội nghiệp cho bất cứ ai cứ tưởng phương tiện là mục đích. Nếu biến phương tiện thành mục đích thì con người sẽ trở thành nô lệ cho những đối tượng tầm thường. Rất nhiều người coi tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, danh vọng, sắc đẹp là mục đích trong khi chúng chỉ là phương tiện, nên cả đời họ chỉ lo chạy theo những thứ vật chất mau đổi thay, mau tan rã, không tồn tại lâu dài này. Tự biến mình thành nô lệ mà mình không bao giờ tỉnh thức.

    Người biết sống, người sáng suốt lúc nào cũng phân biệt rõ được phương tiện và mục đích. Họ luôn luôn làm chủ đời sống chứ không bao giờ trở thành nô lệ. Mục đích của họ có thể có nhiều nhưng mục đích cùng tột cao cả nhứt là sự giải thoát khỏi những ưu phiền của thể sự, những hạn hẹp của kiếp người. Người "thủ chân" thường là người biết sống, có một ước mơ cao cả đề tìm cầu, để thực hiện trong suốt cuộc đời của mình. Họ sống thanh thoát và ra đi an lành. Họ sống giản dị và biết vượt qua những ưu phiền.

    7. Luyện hình

    Luyện hình được hiểu là rèn luyện cơ thể. Nói một cách thật dễ hiểu là tập luyện cho thân hình luôn luôn khỏe mạnh, cường tráng. Tục ngữ Pháp có câu : "Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể cường tráng" (Une âme saine dans un corps sain). Tập luyện cho cơ thể khỏe mạnh có rất nhiều cách. Từ tập thể dục thông thường đến đi bộ, bơi lội, đi xe đạp..v..v.. đều là những cách đơn giản và thông dụng.
    Nhưng luyện hình mà Tuệ Tỉnh muốn nói, không đơn giản chỉ là những động tác thể dục bình thường mà là những cách tập luyện toàn diện giúp cho nội lực luôn sung túc và đả thông được các huyệt đạo trong lục phủ, ngũ tạng. Cách luyện hình của người xưa tại Á Đông được truyền bá giới hạn trong các môn phái Yoga, Thiền và nhứt là trong các môn phái Khí Công. Để đạt được cả hai phần thể chất và tinh thần, Tiên Thiên Khí Công vừa có các cách luyện tập vận khí, đưa năng lượng Khí Trời trong sạch vào trong cơ thể làm thông các huyệt đạo, vừa đưa khí vào để biến tinh khí thành thần để thay thế thức ăn, thức uống.

    Ngoài các cách tập luyện về phần làm khang kiện thể chất, Tiên Thiên Khí Công cũng có phần tập an định về tinh thần để đạt được sư an lạc, tự tại. Người tập Tiên Thiên Khí Công kiên trì, theo đuổi lâu dài, thực hành đúng cách sẽ đạt được những kết quả to lớn cả thể chất lần tinh thần trong thế gian đầy ô trược và xã hội với bịnh tật tràn lan như hiện nay.

    Điều cần nói thêm là danh y Tuệ Tĩnh qua hai câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, đã cho ta một phương châm vô cùng quý báu để sống thế nào cho đúng, sống thế nào cho khỏe mạnh, trường thọ, sống thế nào cho được an vui, hạnh phúc. Chắc chắn, là còn một phần tối hệ trọng khác, nhưng Tuệ Tĩnh không đề cập trong hai câu nói nổi tiếng này. Đó là điều mà Người muốn gửi gấm trong hai chữ “thủ chân” ở câu thứ hai. Vì bất cứ một thứ chân lý nào tồn tại trên thế gian này mà chỉ dừng lại ở những bất toàn, bất túc, những vô thường hằng ngày thì chưa thể gọi là chân lý theo nghĩa thật triệt để, nói cách khác là vẫn chưa giải quyết được tận gốc cuộc sống của con người. Nhưng, bất cứ một loại thành tựu nào, dù là thể chất hay tâm linh, dù vô thường hay vĩnh hằng đều phải là kết quả của những dụng công, những cố gắng và miệt mài áp dụng thực hành. Và tất nhiên, bất cứ một phương pháp hay một pháp môn nào muốn được thừa nhận đều cũng phải được chứng nghiệm, phải đưa đến kết quả chắc chắn. Còn ngược lại, một phương pháp chỉ có tính lý thuyết suông, lại mang nhiều điều không hữu lý, không mang tính khoa học thì nhứt định chúng ta không nên uổng thời giờ tìm hiểu và tất nhiên không nên thực hành.

    Tóm lại, qua hai câu trên
    Danh y Tuệ Tĩnh đã nhắc nhở ta bảy điều tâm niệm cần phải nằm lòng để trở thành một người có cuộc sống khỏe mạnh, an vui, hạnh phúc, một thứ hạnh phúc chân thật, đúng nghĩa.

    (Sưu tầm)
  6. vocucthu72

    vocucthu72 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    6

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Khí công là gi ?
    Là một hệ thống thông qua rèn luyện hoạt động ý thức đặc biệt ( tức là vận dụng tính nội hướng của ý thức ), kết hợp với hoạt động ý thức với hoạt động sống của bản thân, nâng cao năng lực làm chủ, và kiểm soát hình thể của tinh thần, nhằm bồi dưỡng sức khoẻ, chữ trị bệnh tật, kéo dài tuổi thọ, phát huy những tiềm năng con người ( nội hướng là thu tinh thần vào trong, không phát ra ngoài ).
    Sự khác nhau giữa rèn luyện khí công với luyện tập thể dục thể thao :
    Rèn luyện KC và luyện tập TDTT đều làm cho khoẻ mạnh ( Sự sống tồn tại trong sự vận động ). Rèn luyện TDTT là vận động hình thể, còn khí công không những rèn luyện hình thể, mà còn bao hàm rèn luyện ý thức, tu luyện tính tình, tu dưỡng đạo đức. Các môn TDTT phải điều động năng lượng để hoạt động nên tiêu hao năng lượng, khí công điều động năng lượng không như vậy, không tiêu hao ra ngoài, năng lương ấy tự thân vận động làm khí huyết lưu thông suông sẻ, khiến thân thể khoẻ mạnh. TDTT phải thông qua các cung phản xạ hoàn chỉnh mới có phản ứng khách quan (khía cạnh này trong võ thuật lại càng như vậy nếu phân tích kỹ năng chiến đấu như một xác chết thì cả năm bàn luận không hết, đòn này thì ta dung đòn kia, cái này hoá giản bằng cía kia...mà phải sống động phản ứng khách quan mới chân thực đúng đắn ). Khí công chỉ thay đổi trạng thái hoạt động cua cơ thể, khiến các bộ phận phối hợp với nhau mật thiết nhịp nhàng, trao đổi chất giảm tiêu hao ít. Luyện công đến một mức nào đó thì song sẽ hưng phấn trong não sẽ chuyển dần thành một loại song hài hoà phát lộ tiềm năng, khoẻ mạnh bền bỉ…Luyện tập võ thuật phải đi đôi với rèn luyện khí công, ngoại công, nôị công khác gì như hổ them cánh, như rồng thêm chân, hoàn chỉnh võ thuật vốn phải như vậy.
    Khí công có mấy loại:
    Nếu xét về nguồn gốc thì khí công khí công chủ yếu thuộc Nho gia, Thích gia, Đạo gia.
    1. Thích gia: phương pháp tu trì của Phật gía không ngoài 5 loại lớn: Thiền, Quán, Mật, Luật, Tịnh.
    - Thiền Tông tức là tu thiền. Ýnghĩa căn bản của nó có thể giải thích qua khái niệm tĩnh nghĩa là chỉ sau khi yên tĩnh mới có thể suy nghĩ, cân nhắc được các vấn đề, trong đó phân ra Tứ thiền bất định…Rèn luyện lâu ngày khiến cho cơ thể chuyển biến, sản sinh ra một loại ánh sang nội tại, khoan khoái, đấy là đã nhập định, đó là sự thay đổi trong cơ thể do luyện công mà có gọi là Phật tính.
    - Quán tông: Nhắm mắt lại dung ý niệm nhìn vào trong, ý nghĩ dừng trong đan điền, tư tưởng đã tĩnh mới tiếp tục quán ( khác với quán của đạo gia, đạo gia quan tức là nội thị ), quán lâu đan điền sung mãn, thông qua cảm giác nội tịa, kinh lác và khí cơ trong cơ thể dần biến đổi, xuất hiện công năng…
    - Luật tông: Những điều luật của luật tông rất nghiêm minh. Không được thư nay không đc thứ kia, cầu cho chúng sinh khoẻ mẳnh, răn bảo ta đừng khư khư giữ cái tôi để tấm long rộng mở,mênh mông một cõi hư không, dần dần voà hư tĩnh…
    - Mật tông: thần bí, bấm quyết, niệm chú. Thực ra bản chất rất đơn giản, một số người chỉ cần niệm, niệm đi niệm lại, niệm đến xuất công phu có công năng đặc dị, noia một cách khoa học niệm chỉ là hình thức, mấu chốt là ở chỗ tâm tĩnh, cư niệm đi niệm lại, tư tửng sẽ tập trung có thể xuất công phu…
    - Tịnh độ tông là tông chuyển niệm Nam mô a di đà phật, hướng tới thế giới cực lác cõi trời phía tây. Phật gia cho răng thái dương hệ là một tiểu tiên thế giới, một nghìn TDP là một trung thiên thế giới, một nghìn trung thiên thế giới là là đại tiên thế giới…và cuối cùng một trăm tỉ nghìn cõi phật mới là thế giới cực lác phương tây, chăm chú niệm Nammôadiđaphat, cho đến khi thành nếp trong long, đạt đến mức niệm mà không niệm, không niệm mà niệm thì tâm trí chuyên về một mối. Lúc đó thân thể khoẻ mạnh, trong long vui vẻ lạ thường, đấy chính là thế giới cực lạc, rũ bỏ tạp niệm, ý niệm trong sang.
    Đạo gia
    Công phu đạo gia chia làm hai loại, Phái toàn chân, phái chính thất
    Phái toàn chân chủ trương bảo tồn tinh, khí, thần của bản thân, chân khí phải sung túc. Phái TC chia làm hai Bắc phái và Nam Phái. Bắc phái là phái thanh tu, do Vương Tùng Dương sang lấp sau đó Khưu Xứ Cơ sang lập ra phái long môn. Thanh tu là luyện tụ tân ( nước bọt ) thành tinh, luyện tinh hoá khí, khí hoá thân, thân hoàn hư. Phái âm dương của miền nam gọi là Song tu pháp cũng luyện tinh khí thân. Ngoài ra còn phái Chu thiên ( trong chu thiên có 3 loại: mạnh đạo chu thiên, điều chỉnh hô hấp để kích thích chu thiên ), Đan đạo chu thiên thủ nhi hậu vong, Loại thứ ba dùng ý niệm xoay đường tròn Nhâm Đốc
    Phái chính thất gần giống như Mật tông của Phật gia, bấm quyết niệm chú, thắp hương dập đầu…
    Nho gia
    Quán xuyến luyện công vào đời sống hang ngày, tuân theo một chuẩn mực nào đó giải quyết mối quan hệ giữa mọi người, nhấn mạnh bỗi dưỡng khí hạo nhiên…
    Ngoài ra có nhiều cách phân loại khác ví dụ như : Khí công trung y, võ thuật, tâm linh…
    Tại hạ viết bài này nhằm làm rõ một số tôn giáo khí công băng sự hiểu biết sơ đẳng của minh mong mọi người chỉ giáo thêm, thanks
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Tạng thận ảnh hưởng đến người tập võ như thế nào
    Thận là cơ quan chủ về sinh mệnh, chủ về xương cốt :

    Con trai
    - 8 tuổi thận khí tăng, tóc tốt, bắt đầu thay răng.
    - 16 tuổi thận khí đã thịnh, thiên khí đến tuổi “dậy thì”, tinh khí đầy đủ có khả năng sinh con.
    - 24 tuổi thận khí đạt đỉnh, gân cốt cứng mạnh, răng hàm mọc đầy đủ, thân thể cường tráng,
    - 40 tuổi thận khí bắt đầu suy, tóc bạc - rụng, răng khô.
    - 56 tuổi can khí suy yếu, gân mạch kém, thiên khí bắt đầu cạn, tinh khí ít đi, tạng thận suy, thể lực sút kém.
    - 60 tuổi răng lung lay, tóc rụng, ngũ tạng suy yếu, gân xương nhức mỏi, thiên khí trên đà cạn kiệt, tóc bạc hết, người nặng nề, chân yếu, hết thời sinh con.

    Con gái
    - 7 tuổi thận khí thịnh, răng thay, tóc mọc dài,
    - 14 tuổi thiên khí đến tuổi “dậy thì” có thể có con.
    - 21 tuổi thận khí đầy đủ răng hàm mọc, thân thể hoàn chỉnh.
    - 49 tuổi mạch nhâm kém, mạch thái xung yếu dần, thiên khí cạn, kinh nguyệt hết, thân thể sút kém không thể sinh con nữa.

    Qua những số liệu tổng kết của Đông Y hầu như cả quá trình "sinh - trưởng - lão - bệnh - tử" của cơ thể người, gắn liền mật thiết với tạng thận. Thận khoẻ thì cơ thể khoẻ, thận yếu - suy nhược, thì cơ thể cũng suy yếu rõ rệt theo. Người có sức khoẻ tốt thì tạng thận cũng tốt.
    Tuổi để bắt đầu tập võ tốt nhất với nam là tuổi từ 16 - 24.
    Tuổi để bắt đầu tập võ tốt nhất với nữ, là 14 - 21.
    Ở các đội tuyển thể thao Quốc gia, lứa tuổi phát huy thành tích tốt nhất chính là lứa tuổi ở trên. Qua lứa tuổi này, thì chuyển sang công tác huấn luyện, hay chuyển nghề.
    Với Nam giới tuổi 40, thận khí bắt đầu suy, cần phải luyện dưỡng, võ thuật không được quá cường bạo sẽ làm quá trình suy thận diễn ra nhanh hơn. Người xưa, khi đến tuổi này thường kết hợp luyện võ với việc dùng thuốc võ hay rượu thuốc võ, để duy trì tạng thận, giảm suy xương cốt và các tạng khác.
    Với nữ, sau quá trình sinh sản, sẽ giảm mật độ cứng của xương ảnh hưởng đến quá trình luyện võ, xương sau sinh sẽ giòn hơn, dễ gãy hơn, cần uống thêm thuốc hay các món ăn để bổ trợ.
    Ở tuổi 56, sức khoẻ kém dần, võ thuật luyện tập chỉ còn ở mức duy trì, chứ không thể đòi hỏi tăng tiến nữa.

    TLVN
  8. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Những con số cụ thể trên cơ sở nào mà có vậy ông anh ?
  9. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Luyện tập "TẨY TUỶ KINH" :

    -đệ nhất thức :

    http://www.youtube.com/watch?v=pXpQAjZZVls

    - Đệ nhị thức :

    http://www.youtube.com/watch?v=j8KY7hgvejg


    - Đệ tam thức :

    http://www.youtube.com/watch?v=O-Ygr-AWxAM

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    "Câu trả lời" đã nằm ngay ở bên trên đoạn bác trích dẫn rồi, bác Lyhl không đọc thấy sao (?).
  10. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Em đọc có thấy nhưng em không cho đó là căn cứ, mà chỉ xem đó là viện dẫn chưa có nguồn gốc ! Theo em biết thì văn hóa á đông thường lấy con số 12 để làm chuẩn cho một chu kỳ vận động phát triển của đa số sự vật hiện tượng.

    Ví dụ cho chu kỳ phát triển sinh học của con người như các thống kê trên thì ông bà ta đã có câu : nữ thập tam, nam thập lục.

Chia sẻ trang này