1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đạo Phật và cuộc sống ngày nay của chúng ta !

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi cavang, 23/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. QuynhNguyen

    QuynhNguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0

    Khẹc khẹc, bác Quizen này kinh quá, em không biết bác nghiên cứu đạo Phật đến đâu rồi mà phán kinh thế, còn em, em chẳng đọc được mấy dòng về Phật pháp nhưng đọc xong mấy dòng của bác viết ở trên, chắc mấy ông Thích Ca Mâu Ni hay A Di Đà gì đó chắc phải cựa mình dưới mồ mất.
    Em chỉ biết trong đạo Phật thì dục vọng là nguồn gốc của mọi tội lỗi nên cần phải tiêu trừ dục vọng. Và cái chuyện cương trường hiếu thắng xông ra chửi nhau với mọi người của bác có phải là tìm hiểu về đạo Phật không nhỉ? Vì bác là cao thủ đời thực mà. Nhưng cao thủ thì đâu có chửi nhau như bác, chỉ có thằng phọt phẹt như em thì mới xông vào chửi nhau thôi.
    Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà biết có một người nghiên cứu Phật pháp cao siêu như bác, chắc phải mời bác về đào tạo đội cảnh vệ và vệ sĩ mất. Chúc mừng bác nha.

    Winner never quit
    Quitter never win
  2. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
  3. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Thôi bác Zen bị khoá mồm rùi. Buồn quá, CaVang nghĩ để bác ấy tĩnh trí chút rồi cho bàn về Phật pháp & vận tốc ánh sáng !!! Mà riêng bác Zen lại cần hiểu sâu hơn Phật pháp ấy, là để bác ấy tu tỉnh, nên người !!!
    CaVang vẫn chờ các bài của bác Zen ngày ngày.
    Nhiều "lý nuận", mơ hồ - không tưởng thường là kịch bản hay cho điện ảnh. Vậy thì sao lại cấm chứ. Từ điện ảnh nó lại vòng về suy nghĩ, ước mơ ngày thường mà!!
    [​IMG]
  4. truongdu

    truongdu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2001
    Bài viết:
    5.105
    Đã được thích:
    0
    Nghe Icathuyết giảng đã thấy hổ thẹn rồi.
    Vỡ ra được nhiều điều, bi giờ đến QuiZen lại nói thế, thật xấu hổ càng xấu hổ thêm thành ra căng quá, đứt mất giây thần kinh xấu hổ.
    Đã nhiều lần ngẫm nghĩ thấy đạo phật cũng chẳng có gì hay ho, có cái gì đó bàng quan, hướng nội.
    Nói chung là chưa thấy điều gì tích cực từ đạo phật.
    Mong được thỉnh giáo.

    truongdu
  5. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Việc nghiên cứu đạo Phật là vấn đề khó khăn với bất kỳ ai. Bởi chúng ta phải tìm lại nguồn gốc, cách giải thích, cách nhìn và hoàn cảnh ra đời xa xưa của nó. Bản thân đạo Phật cũng có nhiều tông, nhiều nhánh có quan điểm, đạo pháp không thống nhất. Nhiều điều chúng ta nay được biết cũng chỉ là cách giải thích của những nhà nghiên cứu thời nay và vì thế còn chưa thể khách quan được.
    Như một người ngoài cuộc, chưa biết gì nhiều, tui chỉ xin phép điểm qua nét chính về Đạo Phật để các bạn nếu cảm thấy đáng quan tâm thì tiếp tục tìm hiểu kỹ. Xin quý vị đã biết về Đạo Phật tha thứ cho những sơ xuất của tôi do trình độ.
    Trước khi nói về đạo giáo nào tui xin nhắc lại khái niệm Tôn giáo. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội trong đó hiện thực khách quan được phản ánh không theo con đường khoa học mà thường từ những biểu tượng mang tính hư ảo, thường là duy tâm. Những tín ngưỡng tôn giáo thường có những quan điểm riêng giải thích và đưa ra thế giới quan riêng lấy nguồn gốc từ những truyền thuyết.
    Về những câu hỏi then chốt về thế giới quan xin xem:
    http://203.162.130.221/forum/topic.asp?TOPIC_ID=29586&FORUM_ID=176&CAT_ID=7
    [​IMG]
    Được sửa chữa bởi - cavang vào 27/01/2002 20:28
  6. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Bối cảnh đạo Phật ra đời
    Đạo Phật (buddhism) là tôn giáo xây dựng trên cơ sở cuộc đời và giáo lý của Thích Ca Mâu Ni được gọi là đức Phật. Đạo Phật xuất hiện khoảng cuối thế kỷ thứ 6 trước CN, ở Bắc Ấn Độ (vùng biên giới Nêpan).Trước đó, Ấn Độ đã có nhiều nguồn tưu tưởng và tôn giáo khác nhau:
    - đạo Phệ đà (dựa vào Kinh Vêđa) một thứ tôn giáo tự nhiên thờ nhiều thần
    - đạo Bà La Môn thờ một thần (từ thế kỷ thứ 1 đã trở thành Ấn Độ giáo) là hậu thân của đạo Vệđà
    - nhiều phái triết học (phái triết học tự nhiên, phái khổ hạnh, phái hành lạc...)
    Xã hội Ấn Độ lúc đó đã chia làm 4 đẳng cấp gồm:
    - tăng lữ Bà La Môn (giữ quyền cúng tế)
    - quý tộc (vua quan)
    - người buôn bán và làm thủ công giàu có
    - nô lệ và nông nô
    Ngoài ra còn có loại tiện dân Paria coi là hạng cùng cực, ô uế nhất xã hội.
    Trong hoàn cảnh áp bức giai cấp, đánh dấu sự tan rã của xã hội thị tộc - bộ lạc và sự ra đời của Nhà nước chiếm hữu nô lệ, đạo Phật đã ra đời đem lại những tư tưởng và cải cách tích cực với xã hội (như lòng từ bi, bình đẳng, chống tăng lữ BàLaMôn...).
    Khi xuất hiện, Phật học là một triết lý duy tâm có yếu tố vô thần.
    [​IMG]
  7. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Thích ca mâu ni là ai?
    Phật (Buddha) còn gọi là Thích ca mâu ni có nghĩa là Người sáng suốt, tự giác ngộ và giác ngộ người khác.
    Theo kinh điển đạo Phật có nhiều Phật xuất hiện trong quá khứ, hiện tại và tương lai ??" nhưng hàng muôn triệu năm mới có một đức Phật ra đời. Thường theo kinh Phật, nói đến Phật là nói đến Thích Ca Mâu Ni (khoảng 563-483 trước CN, ngày mùng 8 tháng 4 âm ??" ngày Phật đản).
    Thích Ca Mâu Ni tên thật là Siddharta Gautama là con một ông vua bộ lạc Sakya ở biên giới Ấn Độ-Nêpan. Theo truyền thuyết, năm 7, 8 tuổi theo học những người đạo Balamôn văn chương, võ nghệ đều giỏi. Lớn lên ở nơi quyền quý, giàu sang. Có lần dạo chơi ra ngoài thành, thấy một người ốm nặng, một cụ già, một người chết và một nhà tu hành. Từ đó nảy ra ý định giải thoát đau khổ, bỏ đi tìm đạo. Vua cha tìm mọi cách giữ Thái tử lại, cưới vợ cho con, tổ chức tiệc tùng múa hát, sửa sang cung điện. Năm 29 tuổi, Thái tử vẫn quyết tâm ra đi. Thụ giáo mấy tu sĩ BàLaMôn. nhưng thấy phép tu của họ không hợp, bèn tu khổ hạnh 6 năm bên bờ sông. Kiệt sức mà không đạt kết quả Siddharta Gautama tắm rửa sạch sẽ, xin một bát sữa của một thiếu nữ tiện dân chăn bò. Uống xong, thấy người khoẻ khoắn, sáng suốt.
    S. G. đến Buddhagaya ngồi dưới gốc cây pippalo (sau này gọi là cây Bồ đề) nhập tịnh 49 ngày. Đêm cuối cùng thành đạo S. G. trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni (Phật Tổ, đức Thế Tông, đức Như Lai).
    Trong 49 năm ông đi khắp nơi thuyết pháp và tổ chức tăng lữ. Năm 84 tuổi, ông mất ở Kusinagara.
    [​IMG]
    Được sửa chữa bởi - cavang vào 26/01/2002 23:07
  8. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Quá trình hình thành và phổ biến đạo Phật
    Đạo Phật trở thành một tôn giáo sau khi Phật tịch diệt và được truyền bá rộng rãi. Đến thế kỷ thứ 3 trước CN, vua Acoka đã cho xây đến 8 vạn tháp thờ Phật và thúc đẩy việc truyền đạo ra nước ngoài. Từ thế kỷ thứ 5, đạo Phật ở Ấn Độ bắt đầu bị Ấn Độ giáo tấn công; đến thế kỷ thứ 12 bị đạo Hồi làm tàn lụi thêm.
    Trong quá trình phát triển, đạo Phật chia ra làm 3 môn phái khác nhau về giáo lý, tổ chức và địa bàn:
    1. Phái Phật giáo nguyên thuỷ (Theravanda) còn gọi là Tiểu thừa(Hinayana - cỗ xe nhỏ) chủ chương tu thân cho bản thân giác ngộ thành ??olahán??? (arhat). Phái này theo sát chữ nghĩa kinh điển, không thờ cúng thần linh hoặc chỉ thờ Thích Ca Mâu Ni thôi. Đạo này còn phổ biến ở Đông Nam Á (Srilanka, Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam, Lào, Campuchia...)
    2. Phái Đại thừa (Mahayana - cỗ xe lớn) chủ trương tự giác và giác ngộ cả chúng sinh, tu thành bồ tát (bodhisattva) trước khi thành Phật. Không cố chấp chữ nghĩa kinh điển - thờnhiều Phật - phổ biến ở Nepan, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam). Một nhánh của Đại thừa là phái Thiền.
    3. Phái Tantrayana - Mật tông hay Vadshrayana ??" Kim cang thừa có tính chất bí truyền, kết hợp phù chú, bùa linh để tu giải thoát - phổ biến ở Tây tạng, Mông Cổ, Xibia.
    Số tín đồ Phật giáo trên thế giới là hơn 600 triệu người.
    Ở Việt Nam, đạo Phật được đưa vào từ thế kỷ thứ 2 qua đường biển từ Ấn Độ và đường bộ từ Trung Quốc - chủ yếu là tư tưởng Thiều tông kết hợp với lối tu của Tịnh độ tông thờ A Di Đà cùng Quan Âm và của Mật tông (nặng về phép thuật)
    [​IMG]
  9. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Tư tưởng chính của đạo Phật
    Tư tưởng Phật học được thể hiện trong khối lượng khổng lồ các tài liệu cổ (bộ Đại tạng đã có gần một vạn pho sách kinh điển). Nguyên bản tiếng Pali và tiếng Phạn. Toàn bộ gọi là Tam tạng (Tripitaka ??" ba cái giỏ).
    Ba tạng đó là:
    1. Tạng Kinh (Sutra) chép lời Phật dạy
    2. Tạng Luật (Vinaya) chép những giới luật, tức là những điều cấm làm
    3. Tạng Luận (Abhidharma) gồm những lời bàn luận, giải thích.
    Kinh điển Nam tông (màu sắc Tiểu thừa) là một hệ thống rất phong phú và pha trộn hơn. Đạo Phật có chung với các tôn giáo Ấn Độ khác một số khái niệm như Nghiệp, Luân hồi... mà nội dung lại không giống hẳn.
    Phật học nguyên là một triết lý sống, triết lý duy tâm có yếu tố vô thần, không thờ cúng, trước khi thành tôn giáo.
    [​IMG]
  10. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    1. Vũ trụ quan nhân duyên: vạn vật vô thuỷ, vô chung.
    Tất cả sự vật có danh có tướng (có thể nhận thức qua cảm giác hay ý niệm) gọi là Pháp (Dharma: Đạt Ma). Tất cả các sự vật ấy đều bị chi phối bởi luật vô thường (luôn chuyển biến, không có gì thường tồn tại) - chuyển biến trong nháy mắt (khoảng thời gian nhỏ nhất), hay trong từng giai đoạn thay hẳn chất lượng rõ rệt (kết quả các loại chuyển biến trên).
    Vạn vật theo quy luật nhân quả: thành (sinh), trụ (một thời gian), hoại hay dị (biến chuyển), diệt (thành không).
    Khái niệm nhân duyên giải thích sinh và diệt: nhân là nguyên nhân, duyên là những điều kiện giúp cho nhân phát triển (ví dụ: hạt gạo là nhân cây lúa, đất, nước, ánh sáng là duyên). Nhân duyên là những quan hệ biện chứng trong không gian và thời gian giữa các sự vật ??" trong những quan hệ ấy, không tính đến lớn nhỏ: một hạt cải nhỏ được tạo thành trên mối quan hệ với cả vũ trụ, cả vũ trụ hoà hợp tạo nên nó, cũng như nó hoà hợp với vũ trụ để tạo nên mặt trăng, mặt trời...
    Một sự vật ảnh hưởng dây chuyền (duyên) đến tất cả các sự vật khác. Trong một có tất cả, trong tất cả có một. Sự vật không có thực thể, chỉ hư ảo tạm thời: sinh ra vì nhân duyên hoà hợp (thành sắc, hay có), diệt đi vì nhân duyên tan rã (thành không). Không thật có sinh, có diệt, có người, có mình, có cảnh, thời gian và không gian. Vạn vật hư ảo gốc ở nhân duyên: chân lý ấy gọi là tính chân như, Phật tính, pháp tính.
    Đối với sinh vật có 12 nhân duyên: vô minh (mê lầm cho là thật), do đó hành (động), tạo ra các nghiệp (Karma - hoạt động về thân thể, lời nói hoặc ý nghĩ), thức(nhận thức, phân biệt sai lầm), ái (yêu), thủ (giữ lấy), sinh, tử.... nghiệp nọ tiếp nghiệp kia theo nhân quả.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này