1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đạo Phật và cuộc sống ngày nay của chúng ta !

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi cavang, 23/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    2. Nhân sinh quan tứ diệu đế
    Theo thuyết vô ngã, không có sự vật riêng biệt, không có cái ??otôi??? . Con người sinh ra chỉ là do nhân duyên kết hợp, cụ thể là ngũ uẩn gồm 5 thành tố:
    - cái ??otôi??? sinh lý tức là Thân (với yếu tố sắc, tức là cảm giác được)
    - cái ??otôi??? tâm lý tức là Tâm (với 4 yếu tố tinh thần là Thụ: cảm thụ, Tưởng - tưởng tượng , tri giác, Hành ??" ý muốn, hành động, Thức - nhận thức).
    Khi nhân duyên, ngũ uẩn tan rã, thì tức là tử, diệt. Không nhận thức là cái ??otôi??? có mà không, nên con người ta khổ. Do đó, Phật đề ra thuyết Tứ diệu đế (4 chân lý huyền diệu) làm cơ sở cho Phật học:
    1. Khổ đế:= đời người có 8 cái khổ là sinh ra, già, bệnh, chết, mong muốn mà không được, ưa mà phải xa lìa, ghét mà phải gần, ngũ uẩn che lấp trí tuệ.
    2. Tập đế := nguyên nhân cái khổ là tham, sân (giận dữ), si (mê). Chúng sinh không biết được là vô ngã, không có cái ??otôi???, không có sự vật riêng biệt, nên sinh ra khổ, dục vọng, tạo ra nhân duyên luân hồi.
    3. Diệt đế := trừ diệt cái khổ, không còn luân hồi, sinh tử.
    4. Đạo đế := con đường dẫn đến giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, đến cõi Niết bàn. Phải theo Bát chính đạo (8 con đường đúng): Tri kiến (nhận thức), tư duy, nói năng, hành động (Nghiệp), sinh sống, nỗ lực, niệm (nghĩ và nhớ), định (tập trung tư tưởng), đều phải đúng.
    Niết bàn (Nirvâna) là trạng thái không còn bản thân nữa (không nhất thiết là hư vô), tịch diệt tham dục, không còn sinh tử - luân hồi.
    Đạo Phật chủ trương bình đẳng (ai cũng có Phật tính và có thể tu thành Phật được) và từ bi (thương yêu mọi loài).
    [​IMG]
  2. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Một số khái niệm quan trọng trong Đạo Phật như là Nghiệp, Luân hồi, Pháp, Thiền... mình xin phép trình bày sau vì cũng đang tàu hoả nhập ma đây !! Huhu...
    [​IMG]
  3. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
  4. FriendlyDog

    FriendlyDog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Hic,
    Kinh cứu khổ mà viết như thế này thì Phật cũng chả đọc được nữa là.
    Xin có một vài góp ý với các bạn như sau :
    1. Bạn nào muốn tìm hiểu đại cương về Phật học để có một nền tảng kiến thức cơ bản, có một cái nhìn tương đối bao quát về tinh thần của Đạo Phật có thể tìm đọc cuốn : " Phật học tinh hoa " của tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần, sách viết công phu nhưng dễ hiểu, giới thiệu được những điểm cốt yếu của Phật học cộng với những suy tư trải nghiệm của tác giả trong cuộc đời mình.
    2. Khi tìm hiểu về đạo Phật các bạn đừng nên quá sa đà vào hệ thống kinh điển đồ sộ, những thuật ngữ phức tạp ( thường là dùng âm Hán ngữ để phiên âm tiếng Phạn), hay là các thời kỳ phát triển, các tông phái, phân bố trên thế giới v.v. Những thứ đó hết sức rườm rà, phức tạp dễ làm cho ta rối loạn, hơn thế lại không giúp ích gì nhiều cho việc tiếp cận với tinh thần của đạo pháp. Các bạn nên đọc các cuốn sách bàn luận về đạo Phật trước khi đọc kinh Phật, để có được một cái nhìn tổng quan, giúp cho bạn có được định hướng tư duy khi nghiên cứu kinh sách. Kinh Phật khó đọc, một phần là có nhiều thuật ngữ , một phần là do ngôn từ không chuyển tải hết được ý, nên thường dùng cách ẩn dụ, ví dụ, thậm chí những câu nói hết sức trừu tượng hay tối nghĩa, mục đích là để người đọc phải vứt bỏ được cái vỏ bọc của lời lẽ ngôn từ, thoát ra ngoài tư duy chủ quan thông thường để tiếp cận với chân lý.
    3. Mục đích của việc tìm hiểu đạo Phật, theo tôi là phải tìm hiểu, phải chắt lọc ra được cái TINH THẦN của đạo.Những pho kinh sách, những bài luận, những kiến thức thông kim bác cổ, những câu thần chú, mật ngữ chỉ là để nghe qua rồi bỏ. Phật đã nói rằng " ..Ta thuyết Pháp trong bốn mươi chín năm trời, nhưng thực ra chưa hề nói một câu nào cả.." là muốn chỉ về việc phải tiếp thu được cái tinh thần của đạo mà bỏ đi những ngôn từ, lý luận . Ở đây có bác đòi giải thích công án " Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay", đã là buồn cưòi, lại có bác buồn cười hơn tuyên bố " đó là trò con nít, bác về đây em nói cho nghe", thật là hài hước. Những cái đó đâu phải là trò đố chữ, lại càng chẳng phải là thứ có thể giải thích biện bác với nhau. Chân lý không nằm ở mặt chữ, cũng ko thể mổ xẻ ngôn từ ra mà tìm thấy được. Đó là sự CẢM NHẬN, TRẢI NGHIỆM, THỨC NGỘ của mỗi cá nhân thôi.
    Best Regards
    P.S Gửi bạn Trường Du : Đạo Phật không hướng nội đâu ( chỉ là " biết mình để biết cả thế giới, hiểu mình để hiểu vạn vật") , cũng chẳng bàng quan ( người tu đạo phải hành thiện, thương người như thân, hy sinh xả thân để giúp người) , bạn cứ thử tìm hiểu một cách vô tư khách quan không thành kiến đi, tôi tin rằng sẽ có ích cho bạn đấy.
    Gửi quyzen ( nếu có vào đây ) : tâm làm sao thì cảnh làm vậy, nhưng cũng có câu "đất tốt không sinh trái đắng " . Con người có cái tâm trong sáng tĩnh lặng thì hành xử chính đính, tác phong thanh cao, ngôn ngữ lời nói ung dung, khoan hoà, thuần hậu, đúng mực . Nếu không được như vậy,
  5. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Hai vây xinh xinh, cá vàng bơi trong bể nước
    Ngoi lên lặn xuống, cá vàng múa tung tăng???.
    CaVang co lộn giữa "nhân duyên" và "luân duyên" không vậy?
    Tôi có đọc ở đâu đó nói rằng : Con người lẩn quẩn luân hồi do 12 luân duyên gây ra.
    Con người luân hồi trong vòng tròn này ( người - súc sinh - ngũ quỷ ....) không về cõi niết bàn được.
    Tôi không am hiểu về đạo Phật lắm, mong mọi người chỉ giáo.
    Còn đạo Phật trong cuộc sống của chúng ta ngày nay thì sao?
    Tôi thấy hình như có chút ảnh hưởng ví dụ như không phạm ngũ giới ( không sát sinh, không trộm cắp, không nói càn, không gian dâm, không ăn thịt uống rượu)
    Cái giới thứ 5 khó thực hiện, chứ mấy giới kia hình như có trong bộ luật hình sự,dân sự gì đó
    À, còn Phật dạy " Phật tại tâm, tâm là Phật" vậy đi Chùa làm quái gì nhỉ?
    Sống hết 1 đại kiếp rồi tiếp theo là gì?
    Tại sao người ta nói "9 phương trời, 10 phương Phật" vậy?

  6. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Nếu nói như bạn thì uổng công ông tôi đọc 1 ngày 100 lần "kinh cứu khổ cứu nạn" vì Phật đâu có hiểu ông tôi đọc cái gì, để tôi khuyên ông không đọc nữa mỏi miệng vô ích.
    Theo tôi được biết đa số kinh Phật có ở VN đều dùng Hán ngữ để phiên âm tiếng Phạn như bạn nói, vậy muốn hiểu Phật nói gì làm sao biết?
    Bạn có nghĩ là cuốn sách mà bạn giới thiệu là có thể nghiên cứu không, sách bây giờ nói sao khác sách hồi xưa nhiều, ông tôi có cả bồ sách bàn về đạo Phật và kinh Phật (chắc được vài % của tam tạng kinh mà lão trư và Ngộ Không vác về) nhưng không có cuốn nào giải nghĩa kinh cứu khổ cả , tôi chỉ hiểu sơ sơ thôi, hiểu phần tiếng Hán Việt còn phần tiếng Phạn thì chịu thua, nhất là mấy câu Chú cuối cùng thiệt là khó hiểu nên mới vào đây xin nhờ giải thích để học hỏi .
    Tôi cũng có ý tìm hiểu thêm về đạo Phật vì hình như đạo Phật hơi bị chìm xuồng (như ông tôi không bắt con cháu phải theo đạo). Tôi thấy cái đó là cái hay nhất của đạo Phật so với những đạo khác trên thế giới đó.

  7. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Haha, rất vui gặp cậu, cả 2 ta đều đang học về đạo Phật. Trước đây vài ngày tui cũng biết đến Phật như vịt nghe sấm vậy.
    Cái từ "nhân duyên" tui dùng bạn cũng có thể dùng là "luân duyên", có lẽ thế. Từ này dùng chưa được nhất quán trong sách tiếng Việt viết về Phật học. Cám ơn bạn đã chính xác hoá cho tui.
    Từ luân tương đương tiếng anh là cardinal relatioships - để chỉ quan hệ thứ bậc, đạo cư xử.
    Ngoài đạo Phật tui còn thấy nói đến Ngũ luân trong đạo Khổng chỉ 5 đạo lý trong quan hệ với 5 loại người trong xã hội phong kiến: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn.
    Lại còn có Ngũ thường nữa trong đạo Khổng để chỉ 5 đức tính tốt trong đời sống thường ngày là "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" (nhân ái, thẳng thắn, lễ độ, sáng suốt, trung thực).
    Tóm lại chóng mặt, đem ra để bàn vì văn hoá cổ nhìn từ đôi mắt của người thường như CaVang khó như Ca lên cạn vậy !!!
    [​IMG]
  8. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    4 khái niệm của Phật học
    Luân hồi (Samsara):
    Luân = bánh xe + Hồi = quay tròn. Luân hồi là một điều tín và thuyết tôn giáo - triết học cổ Ấn Độ cho là linh hồn sau khi một sinh vật chết đầu thai lại thành một sinh vật khác (người, loài vật, cây cỏ...) và cứ thế mãi giống như cái bánh xe quay tròn. Điều tin này xuất hiện nhiều trong Ấn Độ giáo và là một thuyết cơ bản trong Phật học. Nhưng Phật học cho là chết đi không có linh hồn bản ngã mà nhập vào một cái thân khác nên hiểu thuyết luân hồi theo một nghĩa khác.
    Nghiệp (Karma):
    khái niệm chung trong nhiều tôn giáo và triết học cổ Ấn Độ. Nghiệp có nghĩa là những hoạt động của ta (việc làm, lời nói, ý nghĩ). Nghiệp cũng có nghĩa là tất cả những hoạt động ấy trong một đời gộp lại. Mỗi người phải gánh hậu quả của nghiệp ấy trong đời này và từ các đời trước, sang các đời sau.
    Nghiệp báo (tức là nhân quả) trong một đời là sự tổng hợp ảnh hưởng của các nghiệp gây ra trong đời này cộng với các nghiệp trong các đời quá khứ: nó quyết định đời sau xấu hay tốt, gây nghiệp lành (thiện) thì hưởng quả lành, gây nghiệp ác thì chịu quả ac, do đó mà trong luân hồi sinh vào loài này hay loài khác để chịu quả báo về những việc đã làm.
    Ấn Độ giáo tin là linh hồn cá nhân phải gánh lấy nghiệp bản thân và dó đó, đời sau này tốt đẹp hơn hay xấu đi.
    Đạo Phật thì lại không tin là có một linh hồn vĩnh viễn, nhưng cho nghiệp báo là do luật nhân duyên tác động: những yếu tố sinh lý (thân) và tinh thần (tâm) luôn luôn kết hợp và ly tán, nuôi ảo giác là có bản ngã từ đời này sang đời khác, mãi cho khi nào tu mà giác ngộ đạt tới cõi Niết Bàn thì mới giải thoát ra được khỏi vòng luân hồi.
    Pháp (Dharma)
    là khái niệm Phật học chỉ tất cả các sự vật lớn nhỏ gọi tên được (có danh), cảm giác được (có tướng), ý niệm được (có thể là vô hình) dùng ngôn ngữ để bàn luận được. Tất cả các pháp đều thuộc vào một giới gọi là pháp giới. Đặc điểm của pháp giới là tất cả các pháp đều không có bản ngã, thực thể. Mỗi pháp, dù nhỏ nhặt cũng ảnh hưởng đến toàn pháp giới và ngược lại, toàn pháp giới có ảnh hưởng đến mỗi pháp. Do quy luật nhân duyên, các pháp không ngừng sinh ra và hoại diệt theo nhân quả trong vòng luân hồi cho đến khi giác ngộ.
    Pháp cũng còn có nghĩa là đạo lý của nhà Phật
    Thiền (Dhyana)
    khái niệmcủa triết học cổ Ấn Độ. Thiền là dứt bỏ mọi vong niệm để suy tư đúng, thẩm nghĩa về đạo lý. Thích Ca Mâu Ni nhập thiền (nhập định) 49 ngày ở dưới cây bồ đề mà thành Phật. Các phái đạo Phật đều ít nhiều tu luyện Thiền.
    Thiều tông là một trong 10 tông phái ở Trung Quốc chuyên tham thiền nhập định để chứng ngộ Phật tính. Do sư Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma qua Đông Độ (tức Trung Quốc) khoảng năm 520 lập ra. Ở Trung Quốc đến tổ thứ 6 của Thiền Tông là Huệ Năng thì tông phái này chia thành 2 nhánh: nhánh miền Nam (do Huệ Năng đứng đầu, về sau chia thành 5 chi, thịnh nhất là Lâm Tế), nhánh miền Bắc (không phát triển lắm). Thiền Tông truyền qua Triều Tiên, Nhật Bản (thế kỷ 8 và 12), vào Việt Nam từ thế kỷ 6, sau có nhiều phái: phái sư Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc sang, pháo Thảo Đường được Lý Thánh Tôn đỡ đầu, phái Trúc Lâm do Trần Nhân Tôn lập - Thiền Tông về sau có thể còn chịu ảnh hưởng của Lão học của Lão Tử (taosism). Thiền chủ trương siêu việt lý trí, thầy trò hiệp tâm, truyền tâm, chủ trương ngồi yên lăng, tâm niệm để đạt đến giác ngộ (Satori).
    [​IMG]
  9. Littlemeomeo

    Littlemeomeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2001
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    Than hoi Ca Vang: ban tim kiem thong tin o dau vay! Toi cung dang muon nghien cuu ve vean de nay that saunhung khong biet tim tai lieu o dau, help me plếa!

    MeoMeo
  10. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Bạn có định bàn về Nho giáo không vậy mà đem Đổng TrọngThư với ngũ luân ngũ thường vào đây.
    Nho giáo cũng có nhiều cái để bàn, ví dụ như cách nhìn con người của Nho giáo là có 2 hạng : Quân tử & tiểu nhân, tôi thấy trong đây toàn người quân tử nên vào đàm đạo về tôn giáo, bởi vì " tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là 1 trật tự XH của 1 XH không có tinh thần...."
    Nho giáo có nhiều ưu điểm như dạy con người phải rèn luyện đạo đức cá nhân theo quy trình : Cách vật - trí tri - hành tâm - nhiệm ý - tứ thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ.
    Nhưng cũng có nhiều nhược điểm lắm , người VN chịu ảnh hưởng nhiều của đạo Khổng trong cuộc sống ngày nay, 2002 rồi mà vẫn còn "trọng nam khinh nữ " ... hôm qua , chị bạn tôi siêu âm về biết là con gái cả nhà buồn xo.
    Giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo ... không biết tỷ lệ mỗi đạo là bao nhiêu %, có ai biết không?
    Tôi có biết 1 phó trụ trì ở 1 chùa ở Quận 9 đang theo học KHXH &NV nhưng không dám hỏi chuyện (sợ anh ta thấy tôi rồi không tu được nữa chăng ), tôi muốn hỏi về nghĩa chính xác của kinh cứu khổ cứu nạn, có ai cao siêu giải thích giùm, xin đa tạ...

Chia sẻ trang này