1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đạo Phật và cuộc sống ngày nay của chúng ta !

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi cavang, 23/01/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ bây giờ thị trường nhiều sách về đạo giáo Đông Tây Cổ kim hơn bao giờ hết ( dấu hiệu của việc nhìn lại quá khứ, thái quá, ít quan tâm đến tri thức hiện đại, tiên tiến )
    Những tác giả sau có sách có giá trị như Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê. (mình cũng chưa đọc gì cả).
    Ngoài ra thị trường đang bán Từ điển Phật học dày hự đọc xả láng luôn. Cuốn này mình cũng đang định ôm, nhưng bụng bảo dạ, chờ sau Tết hãy không ăn Tết không yên đầu.
    Còn mình thì đọc linh tinh lang tang thôi mà.... Lượn lượn, lờ lờ tìm tri thức
    [​IMG]
  2. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Mấy cuốn sách đó nghe tên đã thấy khoái rồi nhưng vấn đề đầu tiên muôn thuở vẫn là ... Thôi cá vàng có ôm cái gì về thấy gì hay hay nhớ cho anh em biết với nhé !!!
    Tuần sau tôi ghé vào xem tiếp bây giờ là tới giờ rồi.
    1 đại luân (bánh xe lớn) =1 tiểu kiếp = 16.800.000 năm ....
    Làm sao để thoát khỏi bánh xe luân hồi nhỉ ? Bánh xe cứ quay... quay..... quay mãi
  3. tuananh80

    tuananh80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    mẹ em có nói một câu với em, mà câu này mẹ em nói là mẹ em đọc trong sách về phật giáo thì phải... "sông ở trên đời, người ta giúp nhau hông phải vì mong sẽ đền đáp nhau điều gì, nhưng trời đất có thuyet nhan qua, co luat bao ung..." do la nhung gi mẹ em nói với em...

    Cuộc đời vẫn thế, dẫu biết em không yêu anh.
    Mà lòng vẫn nhớ, vẫn níu yêu thương mong manh.
  4. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Ảnh hưởng của Phật giáo với con người Việt Nam.
    Từ khi du nhập Việt Nam đến nay, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc, nó ngấm sâu vào tư duy và trở thành một bộ phận văn hoá, nếp sống của người Việt. Vậy nó ảnh hưởng đến con người Việt Nam như thế nào?
    1. Đặc điểm tư duy người Việt Nam ta trong truyền thống là hướng nội.
    Hướng ngoại là thiên về nghiên cứu thế giới vật chất bên ngoài. Hướng nội là thiên về nghiên cứu thế giới tinh thần bên trong. Thiền tông đã đề xuất chủ trương ??odĩ tâm truyền tâm???. Do đạo Phật quan niệm vạn vật đồng nhất thể, nên bản thể vũ trụ cũng tiềm ẩn trong mỗi con người. Bởi vậy khi làm cho bản thể trong mỗi cá nhân hoà đồng với bản thể vũ trụ, thì ta và thế giới hoà làm một. Muốn đạt được điều đó thì phải có trí tuệ hay Phật học gọi là Bát Nhã. Nhưng để đi đến cái đó, mỗi người phải tự khai mở tâm mình, ??ohãy tự thắp đuốc lên mà đi???, mà bước đầu là phải có sự biến đổi về mặt đạo đức theo hướng thiện. Điều này hợp với người Việt với truyền thống nghiêng về trau dồi tâm tính, đạo đức luân lý hơn là học hỏi trau dồi tri thức hiện đại.
    Điểm này khiến người Việt trong cuộc sống đề cao cái tâm, lối sống tình cảm. Cách suy nghĩ và lối sống mang nặng màu sắc tình cảm, một mặt giúp nhân dân ta trong những thời hoạn nạn, thiên tai, địch hoạ... nhưng nó cũng làm hạn chế sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật.
    2. Đặc điểm tư duy người Việt là chú ý nhiều tới các quan hệ.
    Cùng một sự vật, hiện tượng chúng ta thường hoặc quan tâm đến cấu trúc, bản chất hoặc nghiên cứu những mối liên hệ, quan hệ với những sự vật , hiện tượng khác. Đương nhiên phương Đông chú trọng mối quan hệ nhiều hơn. Xuất phát từ ??odịch???, ??ovô thường???, người phương Đông cho rằng không có gì là trường tồn, đứng yên mà vạn vật luôn vận động, biến đổi không ngừng. Vì vạn vật sinh sinh, hoá hoá, sắc sắc, không không nên cái ta thấy được chỉ là những mối liên hệ thấp thoáng giữa các trạng thái của sự vật trong quan hệ với những sự vật khác.
    Để chỉ những mối liên hệ, Phật giáo có luật nhân quả. Nhân quả là chỉ mối quan hệ phổ biến mọi sự vật, hiện tượng. Không có cái tôi độc lập, không có thế giới tác rời ??ocái tôi, không có ??ocuộc sống??? tách rời - tất cả những cái đó là những tương tác chặt chẽ và chỉ bị tách rời nhau trong tưởng tượng. Do vậy mà người phương Đông, Việt Nam theo đạo Phật thường để ý nhiều đến mối quan hệ, chủ yếu cảm tính, đạo đức nên nhiều nhìn nhận sai lệch, có tính chủ quan duy ý trí. Do đó, cuộc sống người Việt Nam thường chú ý nhiều đến quan hệ họ hàng, làng xóm, xã hội sao cho khôn khéo, tế nhị.
    [​IMG]
  5. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Chiều sâu ảnh hưởng của Phật giáo.
    Tư duy người Việt có thêm 1 loạt khái niệm lấy từ Phật giáo. Những khái niệm đó góp phần làm tăng những khái niệm mang tính triết lý của người Việt, khiến tư duy người Việt mang tính khái quát hơn, trừu tượng hơn. Ngoài ra, ảnh hưởng của Phật giáo lên cách tư duy còn thể hiện ở quan niệm về sự phát triển của vạn vật qua 4 giai đoạn: sinh (ra đời, xuất hiện) , trụ (tồn tại, hiện hữu), dị (phát triển, tiến hoá, biến đổi) và diệt (tử, chết, biến mất), còn ở con người đó là sinh, lão, bệnh, tử. Đó là sự phát triển tự nhiên, tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng, mọi sự sống.
    Các khái niệm ??ovô thường???, ??ovô ngã??? cũng ảnh hưởng nhiều tới hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam. Theo quan niệm nhà Phật thì mọi sự vật, hiện tượng là sự kết hợp động của những yếu tố, động (Pháp), bởi vậy chúng luôn vận động không ngừng. Phật giáo đóng góp 1 cách nhìn nhận thế giới động, phù hợp với sự phát triển sự vật.
    Áp dụng triệt để luật vô thường vào việc phân tích con người, Phật giáo cho rằng người là kết hợp động của 5 yếu tố - ngũ uẩn, bởi vậy con người không có cái gọi là bản ngã mà là vô ngã. Cách nhìn này đã khiến con người sống một cách không sợ và vị tha.
    Khi quan sát thế giới bên ngoài, Phật giáo đã nhìn ra một mối quan hệ phổ biến, cơ bản giữa các sự vật, hiện tượng ??" đó là mối quan hệ nhân ??" duyên - quả. Thuyết này là sự phản ánh khái quát rút ra từ thế giới hiện tượng, đặ biệt là khi xem xét sự phát triển của tự nhiên. Cách nhận thức hợp lý này đã cung cấp cho người Việt một cách suy nghĩ mang tính chất nhân quả để nhìn con người, cuộc sống, vạn vật: ??onhân nào, quả nấy???,???gieo gió, gặp bão???, ??oở hiền gặp lành???....
    Các học giả đều cho rằng chưa có một học thuyết, một tôn giáo nào phân tích thế giới nội tâm, trong đó có tư duy sâu sắc như Phật giáo. Theo Phật học thì tư duy, ý thức của con người tựa như một dòng sông của ý niệm tuôn chảy không ngừng. Trong một sátna( thời gian búng ngón tay), tâm ý ta đã trải qua 960 lần chuyển niệm, trong thời gian một ngày đêm, nó trải qua 13 ức triệu niệm. Dưới dòng sông tuôn trào này, ở nơi sâu thẳm vô hình đâu đó là A lại da thức (Tạng thức) ??" nơi tàng trữ mọi mầm mống của vũ trụ. Tuy khó hình dung nhưng Phật giáo đã cung cấp cho ta một cái nhìn động về tư duy, ý thức. Phật giáo chỉ cho ta rằng muốn có tư duy, suy nghĩ đúng thì điều kiện cần là phải tập trung tư tưởng.
    Tư tưởng, tư duy, ý thức của con người giống như ngọn đèn. Nếu cứ để bình thường thì toả sáng 4 phương, nhưng nếu biết tập trung toàn bộ ánh sáng vào một điểm, hội tụ chúng lại, thì điểm này trở nên rất sáng và mạnh. Vai trò của Thiền đối với tư duy cũng giống như việc tập trung ánh sáng vậy. Nó là một phương pháp khoa học.
    Phật giáo còn dạy muốn suy nghĩ thật khách quan cần phải có cái tâm bình tĩnh, tỉnh táo. Tâm nhảy nhót như khỉ vượn, bị thiêu đốt bởi tham lam, hận thù, si mê, tâm đứng ở nhị kiến, thích và không thích, yêu và ghét, thì nhận thức không thể nào khách quan được. Tâm như vậy giống như mặt nước hồ qua trận cuồng phong làm nổi sóng, vẩn đục và không thể nào thấy được những viên cuội dưới đáy sông.
    Muốn cho tâm được yên tĩnh, tỉnh táo thì việc đầu tiên là nên nghĩ và làm những điều thiện. Đạo Phật hướng người Việt tới việc suy nghĩ về làm những điều thiện, làm lành lánh giữ. Trong các loại nghiệp của con người có 3 loại nghiệp quan trọng nhất là thân, khẩu, ý. Trong đó Phật giáo coi nghiệp ý (về tư duy, suy nghĩ) là quan trọng nhất. ??oTổng vệ sinh???, ??olàm sạch??? tư duy vừa là công việc khẩn thiết vừa là công việc thường xuyên từng giờ, từng phút với mỗi Phật tử. Tư tưởng từ bi bác ái, chủ trương khuyến rthiện trừ ác, hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn là những tư tưởng lôi cuốn đông đảo người Việt và trở thành lòng thương người, tính nhân đạo của họ. Chính vì quan tâm cứu vớt con người trước bất công đau khổ nên người Việt đã tiếp thu và nhiệt tình ủng hộ đạo Phật.
    Đạo Phật cũng đóng góp một khía cạnh phương pháp nhận thức quan trọng ??" đó là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tinh thần và tự nhiên hay tâm và vật. Một mặt thì tâm và vật không tác rời nhau. Không có vật thì cũng chẳng có tâm. Ngược lại, không có tâm thì vật như thế nào ta cũng không biết. Sở dĩ có vật là vật do ta đã quẳng cái tâm vào đó rồi.
    Mặt khác, không chỉ có vật chất, giới tự nhiên, vật luôn vận động mà ý thức, tinh thần, tâm cũng luôn vận động. Hai cái luôn vận động như vậy, cậy làm thế nào để nắm bắt, nhận thức được cái thứ hai. Đứng trước vấn đề này Phật giáo đã đưa ra giải pháp như đã trình bày là tập trung tư tưởng, giữa cho tâm yên tĩnh, tỉnh táo. Như vậy ở đây Phật giáo dùng cái tĩnh trong sáng được tập trung cao độ để nắm bắt cái động, ??odĩ biến bất biến ứng vạn biến???. Đây là một vấn đề khá lý thú so với nhận thức thông thường.
    [​IMG]
    Được sửa chữa bởi - cavang vào 28/01/2002 11:30
  6. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Thưa bà con,
    sau 1 thời gian ù xoẹ về Phật học, đến hôm nay CaVang vừa mới phân tách được ra 6 vấn đề tư tưởng chính trong thế giới quan của đạo Phật. CaVang sẽ lần lượt mô tả 6 vấn đề này sau.
    Về 6 vấn đề lớn là ~ loại vấn đề nào được CaVang nêu tại
    http://203.162.130.221/forum/topic.asp?TOPIC_ID=29586&FORUM_ID=176&CAT_ID=7
    [​IMG]
  7. FriendlyDog

    FriendlyDog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Hi bạn Doan Chi Thuy,
    Sao bạn cứ nóng lòng muốn biết ý nghĩa của kinh cứu khổ thế, nếu bây giờ có người nói kinh đó chả có ý nghĩa gì bạn có tin không ??
    Một người khôngcó khái niệm gì về vật lý hạt cơ bản, một hôm gặp 1 nhà Vật lý, bèn túm lấy ông ta mà hỏi : xin thầy cho biết phương trình toán học mô tả chuyển động của electron?. Bạn thử nghĩ xem, cho dù biết được cái đó, cũng đâu giúp gì cho kiến thức người đó đâu. Vào một thành phố, trước hết cần có một tấm bản đồ để có được cái nhìn bao quát và phương hướng để đi, chứ nếu bỗng dưng nhảy xuống một nơi nào đó rồi từ đấy lần đường thì khó hơn và dễ bị lạc lắm, phải không bạn. ( Bạn thử xem lại bài viết của tôi đi )
    Cuốn sách tôi giới thiệu với bạn đã được chọn lựa từ khá nhiều sách viết về đạo Phật mà tôi từng được biết, tôi tin rằng rất phù hợp với những người bắt đầu học đạo, giá tiền cũng rẻ hơn cuốn Từ điển đạo Phật dày hự của Cá vàng nói nhiều, bạn cứ yên tâm :))
    Ông của bạn đọc kinh như thế không phải là ko có tác dụng đâu, đừng nói ông thôi đọc :)) Những tiếng ông đọc bằng miệng không quan trọng, có thể không hiểu cũng chẳng sao. Quan trọng là những gì ông đọc trong Tâm, trong Vô thức cơ, mặc dù có thể ông không ý thức về điều đó.
    Bạn cũng đừng nên bận tâm , sa đà quá nhiều về những tiểu tiết như ý nghĩa của thuật ngữ hay là sự chính xác của các khái niệm v.v. nhé.
    Best regards
    Hãy tìm, sẽ gặp. Hãy gõ, cửa sẽ mở. Hãy xin, sẽ được cho
  8. Dracula119

    Dracula119 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    hhehhe that dang so truoc su cong kich cua mot loat nhung con nguoi sung dao va nguoc lai
    Dracula tui mie^~n co y' kien (Dracula ma`) ,nhung co dieu cung thay hoi hoi buon cuoi ,sao lai cu cong kich nhau nhu the nay ,tui nghi~ mo^~i nguoi trong lop tre chung ta co nhung suy nghi~ khac nhau ,ko the dung hoa lam 1 duoc ,nhung dao phat da~ co tu lau doi ,da thuoc ve nhung cai goi la van hoa roi ,cho nen co su`ng dao hay ko thi cung ko nen xuc fam den dao phat ,that su se chang ai hoan nghenh nhung nguoi chi biet co ngay nay ma ko co truoc kia ,bay gio thoi dai da co nhieu doi khac ,con nguoi da co nhung phuong tien khac de song ,ha~y nghi~ ve ong ba ta truoc kia ,dao phat doi voi ho la tat ca nhung gi thieng lieng va dang ton trong nhat
    Tui ko ung ho 1 ai ca ,vi tui thuoc the he bay gio ,the he con chau ,cuoc song cua tui luc nao cung ban ron voi bai vo va voi nhung phuong tien hoc hoi nhu Internet nen tui ko co thoi gian de tro ve wa khu ,tui cung ko thich dao phat ngay nay cho lam ,nhung nha chu`a moc len nhu kien co ,nha su ra ngoai duong thi theo mot...v...v...cha'n that ,nhung tui luc nao cung ung ho khi ba tui nho tui cho? di chu`a.....
    Thoi ,tui noi chung la nhu vay ,hehe du sao cung ko nen phe phan wa' , nen mo rong mat 1 ti thi hay hon ,may em nha'
  9. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, rùi CaVang sẽ chuyển sang làm rõ cho mọi người biết những nhược điểm, hạn chế, tư tưởng của đạo Phật khoa học ngày nay đã vượt qua cho bà con nghe.
    1 số thôi, còn để bà con tự ngẫm hay hơn...
    [​IMG]
    Được sửa chữa bởi - cavang vào 28/01/2002 21:07
  10. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    CaVang lại tiếp tục tằng tằng thêm về Phật giáo. Chúc bà con đọc xong ngủ ngon hơn !!!
    Vài khái niệm thế giới quan của Phật giáo.
    Phật giáo như một hiện tượng văn hoá tinh thần của phương Đông gần đây cũng được nhiều nhà nghiên cứu phương Tây nghiên cứu. Những đặc điểm họ lưu tâm đến của Phật học là:
    1. Những trào lưu triết học Ấn Độ ảnh hưởng đến tư tưởng Phật giáo thế nào
    2. Phật học là tôn giáo không thừa nhận có thượng đế vì thế nó phải phát triển luận cứ triết học về ??osự giải thoát???, trình bày quan hệ giữa con người với thế giới bên ngoài cũng như mối quan hệ giữa ??okinh nghiệm??? và ??ogiải thoát??? hay ??otồn tại??? và ??ochân như???.
    3. Phật giáo với các phạm trù riêng đã thể hiện đặc trưng thế giới quan của mìnmh như: pháp, duyên khởi, nghiệp, hư không.... đều trùng hợp với nội dung những phạm trù triết học. Bởi vậy, Phật giáo tự biểu thị thế giới quan tôn giáo với luận chứng triết học vững chắc.
    Trong giáo lý nhà Phật người ta hay nhắc đến ??oduy thức??? hay ??oVạn vật duy tâm tạo???. Nhiều ý kiến từ đó coi đạo Phật là duy tâm vì xem ??otâm??? hay là ??otinh thần??? là nguồn gốc mọi sự vật. Quả là chưa hiểu hết ý của nó. Nhìn chung Phật học coi không có cái gọi là thực ngã, mà mọi vật chúng ta nhìn thấy, nghe thấy để phân biệt nó là nóng, lạnh, cứng, ngọt, mặn, dài, ngắn.... là do thức tâm mà có, nghĩa là mọi vật đều do thức tâm biểu hiện ??" hay, vật, ngã đều là những tưởng tượng của tâm ta. Do vậy, đạo Phật không thừa nhận thượng đế, linh hồn sáng tạo ra thế giới. Nhưng trong cái ??oduy thức??? này cũng bộc lộ cái chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
    Ngoài ra, Phật giáo còn phủ nhận cả sự tồn tại của cái Tôi ??" cái ??oNgã???. Phật giáo cho cái ??oTôi??? không gì hơn là những khoảnh khắc được biến đổi không ngừng. Trong đó không hề có cái gì bền vững và tồn tại thực cả. ??oTa thấy, ấy là cảm giác của con mắt, ta nghe, ấy là cảm giác của tai, ta biết nóng lạnh, ấy là cảm giác của thân thể, ta biết phân biệt sự vật này hay sự vật khác ấy là cảm giác của ý chí. Tách rời các thứ cảm giác đó ra thì còn gì là tồn tại thiết thực đâu mà gọi là thực ngã. Cái ngã cũng chỉ là cái tên thôi như bộ xa lông, trừ cái bàn, cái ghế ra thì không còn gì thực thể nữa ???.
    Như vậy, sự vật và con người theo đạo Phật cũng chỉ tồn tại trong cái ??oDanh???, ngoài ra không có gì là tồn tại thực cả. Ví dụ như khái niệm ??ocái xe???. Cái xe không tồn tại thực vì chẳng có gì để gọi là có nó cả, cái nan hoa không được gọi là cái xe, cái bánh cũng không được gọi... Có lẽ Phật giáo đã nhầm lẫn giữa cái bộ phận và cái toàn thể của sự vật. Cái xe là toàn thể của những cái như nan hoa, xích líp... hợp lại. Vậy bản thể của sự vật là tồn tại trong chính sự vật chứ không phải tách rời khỏi sự vật và không tồn tại ở đâu cả như quan niệm của Phật giáo.
    Phật giáo còn bộc lộ tư tưởng duy tâm chủ quan ở quan niệm về Nghiệp, Luân hồi, Niết bàn. Chẳng hạn ??oNghiệp??? được hiểu như sợi chỉ xuyên suốt đời người mà buộc ai cũng phải trải qua. Nó là một trục đồng nhất trong vòng biến chuyển phong phú của mọi con người. Ví dụ như con người có 5 thuộc tính như: sắc (hình thức), Thọ (tri thức), tưởng (ý thức), hành (hành động), thức (nhận thức). Năm thuộc tính này là cố hữu của mọi người. Năm thuộc tính này là cố hữu của mọi người. Nếu dừng ở đây thì chẳng có gì duy tâm cả, nhưng xa hơn Phật giáo lại khẳng định rằng ??oNghiệp??? ấy là có thể diệt được, nếu con người chịu tu hành để thoát khỏi được vòng luân hồi.
    Một số người dựa vào ??ongũ uẩn giai không??? : một hiện tượng vật thể nào ra đời đều nhờ một hay nhiều sự vật hiện tượng khác kết hợp mà thành. Mọi sự vật hiện tượng lại luôn trong quá trình vận động, không có cùng tận.... Thế thì là duy vật chứ đâu là duy tâm. Kinh nhà Phật nói rõ rằng ??ovạn vật nhất thiết duy tâm tạo??? hay ??othiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn???, điều đó có nghĩa là trong vũ trụ này chỉ có cái ngã là tôn quý hơn cả, cái ngã ở đây là cái sinh ra vạn pháp, còn những cái ngã của cá thể chỉ là trạng thái của ngã duy nhất kia nó biến hiện ra. Nên mới nói ??ongã??? là toàn thể vũ trụ. Còn ??onhất thiết duy tâm tạo??? có nghĩa là mọi vật trong vũ trụ là do hai cái ??othể??? có từ vô thuỷ cấu tạo nên. Một là phần tạo nên hình sắc, hai là phần tạo nên sức mạnh linh diệu làm cho vạn vật sống động, lưu động. Phần hai là ??otâm??? ??" theo quan điểm nhà Phật, nó là sức mạnh huyền diệu chi phối vạn vật, nó ở trong mỗi người, với người gọi là tâm trí, bản tính, ở trong vật thì gọp là pháp tính. Cái ??otâm??? ấy hoặc nói rằng ??okhông??? hoặc nói rằng ??ocó??? hoặc nói là ??ohữu tướng??? hoặc nói là ??ovô tướng???. Tâm không thể gọi tên là gì được cả.
    Vậy, tuy khái niệm ??otâm??? không đồng nghĩa hoàn toàn với khái niệm ??otinh thần??? ở phương Tây nhưng Phật giáo vẫn coi ??otâm??? như một yếu tố tồn tại độc lập, tách rời khỏi con người.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này