1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đạo Phật và cuộc sống ngày nay của chúng ta !

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi cavang, 23/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề bản thể luận và nhận thức luận của Phật là tích cực hay tiêu cực? Có ý kiến cho rằng: Phật giáo đã không bị vướng mắc trong thế giới siêu hình bởi thuyết ??ovô thường???. Mọi vật luôn biến đổi không ngừng, không có thường tồn. Với thuyết ??ovô ngã???, Phật giáo không thừa nhận ý thức là một linh hồn bất tử, mà quan niệm ý thức là điểm kết hợp của 3 yếu tố: ??ocăn??o (giác quan); ??otrần??? (đối tượng của giác quan); ??othức??? (nhận thức) và từ nhận thức đến trí tuệ là 1 quá trình tư duy quanh co, qua nhiều giai đoạn páht triển, điều đó được thể hiện qua con đường bát chính đạo. Từ nhận thức hiện tượng bên ngoài sự vật đến nhận thức bản chất của sự vật, và đây cũng là quá trình phát triển biện chứng của tư duy. Trên cơ sở nhận thức đạt một trình độ nào đó ??" chính kiến, chính tư duy trong bước ban đầu, thông qua những bước thực hành bằng chính ngữ, chính nghiệp và chính mệnh, mới chuyển lên chính tinh tiến, chính niệm (khái niệm) và từ đó tăng cường thêm ý thức cho một quá trình chính kiến, chính tư duy ở trình độ cao hơn, toàn diện hơn, gần sát chân lý khách quan hơn. Như vậy là sai lầm nếu đánh giá Phật giáo là siêu hình và duy tâm. Nhưng cũng chẳng thiếu lý do để chứng minh rằng Phật giáo đi quá xa trên con đường bất khả tri vì không chịu tuyên bố về ??obản thể??? của con người và sự vật. Phật giáo từ chỗ thừa nhận vô thường ??" quan niệm tưởng hết sức biện chứng, đã đi đến nhận định rằng muôn vật đều không có thực (gần tương đồng với duy tâm chủ quan của Beccơli và Makhơ khi quan niệm sự vật là phức hợp của mọi cảm giác chúng ta về nó, không có cái gọi là bản thể, không có cái gọi là tồn tại thực).
    Trong quan niệm ??oluân hồi??? của Phật giáo cũng có nhiều lý giải khác nhau. Người thì cho rằng quan niệm luân hồi của Phật giáo là một hình thức biến đổi không ngừng của con người hay sự vật trong từng giờ từng phút và luân hồi còn được hiểu như một vòng tuần hoàn của sự phủ định biện chứng, có thể ví con tằm biến thành nhộng. Ở đây, có thể nói nhộng là tằm, cũng có thể nói nhộng không phải là tằm. Rõ hơn, như một cái cây nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết quả. Những hạt trong quả đó đều chứa mọi đặc tính của cây, nhưng xem bề ngoài thì nó không có gì là cây cả, cũng không phải là lá, là hoa. Hạt ấy bao chứa cái ??onghiệp??? phát sinh ra hoa, rồi ra quả... Giữa cây cũ và cây mới là một vòng của luân hồi. Nếu như khái niệm ??oluân hồi??? của Phật giáo được hiểu đúng như vậy thì chẳng còn bàn cãi gì về phép biện chứng của Phật giáo. Nhưng nó cũng còn được hiểu như vòng chu chuyển của kiếp sinh tử. Nó là cái ??onghiệp??? đã định rồi, và để giải thoát khỏi cái ??onghiệp??? đó, thì con người phải chịu tu hành để diệt ??onghiệp???, thoát khỏi vòng sinh tử đó.
    Như vậy, Phật giáo là triết lý, quan niệm về nhana sinh và vũ trụ. Nhưng để hiểu được cái triết lý ấy thật không dễ. Nó có những đặc thù, phong cách trình độ tư duy riêng. sâu sắc thời bấy giờ và vẫn còn nhiều giá trị đến nay.
    <img src
  2. FriendlyDog

    FriendlyDog Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    "Hê hê, rùi CaVang sẽ chuyển sang làm rõ cho mọi người biết những nhược điểm, hạn chế, tư tưởng của đạo Phật khoa học ngày nay đã vượt qua cho bà con nghe. "

    Hãy tìm, sẽ gặp. Hãy gõ, cửa sẽ mở. Hãy xin, sẽ được cho
  3. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nghĩ,
    "người khôn nói ít, làm nhiều"
    Nói một câu ngắn gọn mà hay thì người ta nhớ, chứ nói cả một tư tưởng dày mấy trăm trang thì ai mà nhớ được cơ chứ.
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  4. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Nói ít làm nhiều hử, thế nghĩ nhiều hay ít nữa chứ???
    Và nghĩ nhiều mà không có tư liệu cũng nguy đấy !!!
    [​IMG]
  5. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Các bác đọc sách kiểu đấy mệt lắm, đọc làm rì, chỉ cần nhớ mấy điểm cơ bản của Phật học mà thôi. Gồm VÔ TRỤ, VÔ DUYÊN, VÔ TÌNH, VÔ LUẬN, VÔ mà uốn nước ao thổi còi tò te tí te là thành Phật.
    ( quyển sách ông Cần viết có tên Phật Học tinh hoa rất có hại, vì viết sai không đúng tẹo nào về những tư tưởng cao siêu của Phật. Ông Cần viết sách đạo đức giáo dục thanh niên rất hay và có nhiều cái đọc tốt, nhưng về đạo Phật thì lại mắc cái lỗi dùng tư duy để giải thích lý thuyết Phật. Điểm này chính ông ấy cũng đã viết trong cuốn sách ấy, các bác đọc nên chú ý đến nó. )
    The sun is gone but I have a light
  6. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Thôi vậy, CaVang tóm tắt 2 bài cuối cùng này về Đạo Phật & con người. Nghĩa là liên quan đến mỗi chúng ta.
    Bác nào thấy tâm đắc với đạo Phật xin mời tự nghiền ngẫm thêm...
    Những vấn đề con người và tu dưỡng trong Phật giáo.
    Đạo Phật không thừa nhận quan điểm thần quyền của kinh Veda, không quy phục sự bất bình đẳng tôn giáo trong đạo Balamôn. Thời đó, đạo Phật xuất hiện như một hệ tư tưởng tiến bộ, vô thần, bảo vệ quyền bình đẳng của con người trong xã hội đẳng cấp tôn giáo.
    Đạo Phật là triết lý về con người hướng nội. Đạo Phật quan niệm đời người là bể khổ, song đó là cái khổ nội tâm của cá nhân riêng lẻ. Điểm mạnh nhất của triết lý này là con người nội tâm, vô thần, bình đẳng về đạo đức. Triết lý nhân sinh của đạo Phật cũng bộc lộ nhiều hạn chế do chính phạm vi và cách tiếp cận hướng nội quy định. Con người của đạo Phật là con người nhẫn nhục, trốn tránh những mâu thuẫn thực tế của xã hội. Con người của đạo Phật mờ nhạt tính xã hội. Đạo Phật không bàn tới nguồn gốc xã hội của nỗi khổ (sự nghèo nàn, áp bức bóc lột, chiến tranh phi nghĩa...). Mô hình lý tưởng của đạo Phật thực sự chưa vượt khỏi một nguyện vọng chủ quan vĩ đại, đậm màu huyền bí.
    Nhưng cũng chính cách tiếp cận hướng nội của đạo Phật là chỗ làm cho các triết học hướng ngoại mạnh tự thấy thiếu hoàn chỉnh khi sự khát khao hiểu biết bản thân con người trở thành một nhu cầu có tính triết học. Song cũng chính tại đây, triết học nhân bản là cơ sở lý luận để đạo Phật phát huy thế mạnh tôn giáo của nó.
    Đạo Phật lấy trọng tâm là ??odiệt khổ???, ??ogiải thoát???, mô hình lý tưởng là ??oNiết bàn??? và phương pháp là ??odiệt dục???.. Giáo lý đạo Phật là chỉnh thể bất phân triết học-tôn giáo về con người. Tất cả các hệ phạm trù nguyên lý thể hiện trong giáo lý đều nhằm một mục đích ??odiệt khổ???, ??ogiải thoát??? con người với tinh thần bác ái, phi bạo lực. Chúng được hệ thống hoá thành ??oTứ diệu đế??? tức 4 khái quát siêu cao về con người:
    1. Khổ đế (Dukkha): Thực tại nhân sinh là khổ, đời là bể khổ và tập hợp các loại khổ của nhân sinh gọi là Bát khổ:
    1-2-3-4- Sinh-lão-bệnh-tử khổ (sinh, già, ốm đau, chết)
    5- Sở cầu bất đắc khổ: muốn mà không được(nhu cầu con người là vô tận và đó là cái tạo khổ).
    6- Oán tăng hội khổ: Ghét nhau phải tụ hợp với nhau
    7- Ái biệt ly khổ: yêu thương nhau phải xa nhau
    8- Thủ ngũ uẩn khổ: khổ vì có sự tồn tại thân xác
    2. Tập đế (Samarudaya): Thập nhị nhân duyên hay là 12 nguyên nhân gây ra khổ.
    1- Vô minh: vì không biết thực Ngã, không sáng suốt, không nhận thức được sự vật, hiện tượng. Chính vì thế con người chạy theo ái dục và tạo Nghiệp gồm 2,3,..., 12 và vì vậy rơi vào vòng luân hồi của sinh-lão-bệnh-tử.
    2- Duyên hành: hoạt động của ý thức, sự dao động của tâm, của khuynh hướng
    3- Duyên thức: Tâm thức từ chỗ trong sáng, cân bằng trở nên ô nh
  7. tieuthulolem

    tieuthulolem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    hi..hi.. ở đây vui quá! cho phép em được làm nhiệm vụ trà nước phục vụ cho các cô, các bác, các anh, các chị, để học hỏi nha!

    Tieuthulolem

  8. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, ở đâu ra mẹ hàng nước năng động & "náu nỉnh", chỉ toàn playback vung vãi khắp nơi thế nhở ???
    [​IMG]
  9. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    @​
    Định tuần sau sẽ ghé lại nhưng hâm mộ Tăng lữ Cávàng quá nên lại vào diễn đàn tiếp tục bố náo.
    Hay thật, khi học Triết học, phần triết phương Đông mà được đọc những kiến thức cao thâm này có lẽ khỏi cần mài đũng quần Jean... Vote cá vàng 1 phiếu rồi !!!!
    FriendlyDog, cám ơn sự chỉ giáo, tôi đã giác ngộ được chút ít.
    Nhưng hình như ý tôi không phải muốn tham quan thành phố nên có lẽ không cần dùng bản đồ, hehhe.
    Hãy tìm, sẽ gặp. Hãy gõ, cửa sẽ mở. Hãy xin, sẽ được cho.Cứ đi, rồi sẽ tới !!!! (bản đồ chỉ dùng cho những kẻ làm biếng đi thôi).
    THIỆN TAI!THIỆN TAI!
  10. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, mẹ Thuý này có lẽ là thuộc khoa học xã hội nhân văn thì phải. Hèn nào mài đũng quần Jean khiếp khùng thế.
    CaVang "năng nổ" nốt bài cuối rồi đi "tu luyện" đây !! Lý thuyết như thế tạm đủ rồi... Lượn lờ lượn lượn lờ... Lượn lờ...
    [​IMG]
    Được sửa chữa bởi - cavang vào 30/01/2002 14:25

Chia sẻ trang này