1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đạo Phật và cuộc sống ngày nay của chúng ta !

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi cavang, 23/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Đặc điểm hướng nội của Phật học cũng là một trong những chỗ còn thiếu hụt nhiều của Triết học phương Tây cho đến nhiều thế kỷ sau.
    Bản thể luận của Đạo Phật là ??oKhông luận???. Đạo Phật cho rằng thế giới được cấu tạo bởi sự giả hợp của ??otứ đại??? - địa, thuỷ, hoả, phong. Địa là đất, chất khoáng; thuỷ là nước, chất lỏng; hoả là lửa, nhiệt; phong là gió, không khí. Con người cũng là giả hợp của ??ongũ uẩn??? tức là sắc/ thân gồm có ??otứ đại??? (tượng trưng phần sắc- Vật chất) kết hợp với Danh/tâm (hay tinh thần) là những yếu tố tâm thức, chỉ có tên gọi mà không thấy hình (gồm: Thụ (cảm giác), Tưởng (ấn tượng), Hành (tư duy nói chung), Thức (ý thức)).
    Đạo Phật cho rằng danh (tinh thần) và sắc (bật chất) đều là những thành tố độc lập và bản thân chúng lại là tổ hợp lại của nhiều thành tố. Đạo Phật đã tuyệt đối hoá tính tương đối của sự vận động và khẳng định bản thể ??oKhông??? (Sunyata) tồn tại trong biện chứng ??osắc-không???, nghĩa là về hiện tượng thì có tồn tạinhưng đó không phải là bản thể đích thực. Đạo Phật khác với triết học duy tâm phương Tây ở chỗ, không coi ý/thức/danh/tâm là thực thể cuối cùng của vũ trụ mà chỉ là 1 trong 2 thể giả hợp nên vũ trụ. Đạo Phật quan niệm vũ trụ người là giả hợp của sắc, thụ, tưởng, hành, thức theo quy luật nhân-duyên. Nhân sinh và vũ trụ thống nhất với nhau trong tồn tại giả hợp vo thuỷ, vô chung cả về không gian và thời gian.
    Con người của đạo Phật là một chỉnh thể vũ trụ chứ không phải là bộ phận của vũ trụ như quan niệm phương Tây.
    Đạo Phật giải thích tồn tại người là do sự hợp tan theo luật nhân duyên của Danh và Sắc (tức là tứ đại và ngũ uẩn). Thân do duyên kết hợp với tứ đại; Tâm do Duyên kết hợp với Thụ (vedana - cảm thụ về khổ, lạc), Tưởng (samjna ??" tư duy), Hành (Samskara ??" hành động) và Thức (vijina -nhận thức, tâm lý). Duyên hợp thì ngũ uẩn là Ta/Ngã, duyên tan thì ngũ uẩn tan, không còn Ta/Ngã. Nhưng Ngã không mất đi mà trở về ngũ uẩn. Bản thân ngũ uẩn cũng không ngừng biến hoá, hợp tan theo luật nhân duyên, nên con người cũng không ngừng biến đổi, sinh diệt... Sự biến hoá, sinh diệt không ngừng gọi là ??ovô thường???. Trong sự liên tục biến đổi, tồn tại ??othường hằng??? của con người là ???vô ngã???, có mà không, không mà có, ??osắc sắc-không không???.
    Đạo Phật cho rằng con người là một giả hợp ??ovô thường???, ??ovô ngã???, do đó không thấy nguồn gốc tự nhiên của con người như phương Tây là sản phẩm cao nhất của quá trình vận động và phát triển của giới tự nhiên, thoái thai từ động vật và về mặt sinh học là động vật bậc cao có ý thức. Chính vì bản thể luận còn hạn chế mà đạoPhật không thể hiểu được con người là một thực thể sinh học-xã hội. Đạo Phật chỉ tập trung lý giải con người tinh thần hướng nội, gần như hoàn toàn không quan tâm tới con người vật chất, con người xã hội, và do đó, tính nhân văn cũng bị hạn chế.
    <i
  2. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Khổ luận
    Đạo Phật cho rằng đời người là ??obể khổ???. Căn nguyên của khổ là sự ??ovô minh??? về bản chất của chính mình. Vì nhầm tưởng cái ??ovô ngã??? là đích thực nên đã chạy theo ??oái dục???, nẩy sinh khao khát thoả mãn và để thoả mãn ái dục thì phải tạo ??onghiệp???. Nghiệp là nguyên nhân để con người sa vào vòng luân hồi của khổ đau. Đạo Phật hệ thống chuỗi nhân duyên gồm 12 vòng khâu khổ biện chứng. Để diệt khổ trước hết phải phá được căn nguyên ??ovô minh???. Phá được vô minh sẽ tự giác không chạy theo ái dục mà tạo nghiệp. Hết nghiệp, con người thoát được sự chi phối của nhân duyên, thoát khỏi dòng luân hồi đau khổ và đạt tới giải thoát ở cảnh giới ??oNiết bàn???.
    ??oKhổ??? luận của đạo Phật mờ nhạt tính xã hội, giai cấp. Cái khổ của đạo Phật là khổ nằm ngoài thực tiễn lịch sử. Tính xã hội chỉ thể hiện gián tiếp quan các chuẩn mực đạo đức chính-tà, thiện-ác, khổ-lạc. Và các chuẩn mực đó cũng có khuynh hướng bị phủ định nốt khi chúng có cơ trở thành đối tượng của ham muốn. Khổ của đạo Phật là cái khổ nội tâm của tâm lý, sinh lý, tâm linh. Đạo Phật không thấy được sự tha hoá con người trong quan hệ đẳng cấp của xã hội. Khổ của đạo Phật là cái khổ của con người nói chung với sinh-lão-bệnh-tử, chứ không phải là cái khổ của con người trong xã hội thiếu bình đẳng. Đạo Phật chỉ thấy được cái khổ bất biến của con người nói chung mà không thấy được rằng thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi chính bản thân mình.
    [​IMG]
  3. soloyoaqui

    soloyoaqui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Chao bac Ca Vang.
    Bac va cac bac khac thong cam, doc ta.m may dong tieng Viet khong da^/u nay vi cai PC em ddang du`ng khong go duoc tieng Viet - du/ng hon la chu*~ duoc chu khong, ma khong hieu sao ddu/ng may chu õ?othu font tieng Vietõ?? o tren kia thi no lai go duoc rat xi.n ! (Bac nao ra`nh ve may chuyen nay, lam on chi? giup em voi.)
    Em la Soloyoaqui (cac bac cu goi la Solo cho tien). Em khong phai la Phat tu*?, nhung lau nay van co nhieu thien cam voi nha` Phat, nay duoc doc nhung bai viet (het suc ky cong !) cua bac Ca Vang, trong lo`ng vo cung men phuc.
    Nha^n day, Solo co dieu nay muon chia se voi cac bac. Do hoan toan chi la kinh nghiem ca nhan, noi ra de cac bac cu*o*`i xo`a mot cai, chu tuyet nhien khong co y/ tu*/ gi khac.
    Cach day hon 1 nam, Solo cung bat dau quan tam den Phat giao, cung lo. mo. ra hieu sach khuan ve may cuon de nga^m cu*/u. Kho^? no^~i, cang doc cang hoa mat cho/ng ma&lt;.t. Tu*. biet minh co`n non da.i, IQ chang duoc bao nhieu, lai nho den bac AQ ben Ta`u, the la bu.ng ba?o da. : I donõ?Tt study it, I learn from it. (Cac bac bo? qua/ cho, em phai du`ng ta.m may chu tieng Tay nay, chang qua la de minh hoa cho no ro nghi~a thoi, khong phai la A^u ho/a gi dau a.) Luc ay em moi nhan ra la minh khong phai la nguoi nghien cuu Phat hoc. Em chi muon tim hieu ve Phat nhu mot con nguoi, mot nguoi ma noi mot cach nom na la nhan hau va thong minh. (Ha` ha`, nghe rat la buon cuoi .) Nhung ma qua? la nhu the that. Chi 2 dieu ay cung la qua/ nhieu cho mot con nguoi, va em rat yeu quy va kinh trong cai nguoi ten la Buddha ay.
    Tat nhien, chi nhung ke ngoai dao nhu Solo moi noi ve ddu*/c Phat Thich Ca Mau Ni nhu vay. Va chac la (???) chi? co/ gio*/i õ?Ư chi. em nhu Solo moi suy nghi ca?m ti/nh nhu the (hihiõ?Ư, cha biet co dung khong ?). Nhung voi cach nghi do, Solo lai hoc duoc nhieu nhat tu*` nhung dieu da.y cua Phat. Thie^/t nghi~, neu khong phai la Phat tu, neu khong phai la nguoi muon tim hieu ve dao Phat nhu mot ton giao, neu khong phai la nguoi õ?Ư va^n va^n õ?Ư (hi`õ?Ư), thi chung ta chang nen to tieng voi nhau ve nhung chuyen von khong phai la de õ?Ư no/i to. Co phai khong cac bac? (Em noi the hoan toan khong co y/ a/m chi? gi den nhung bai viet co^ng phu, hoa`nh tra/ng cua bac Ca Vang dau a.)
    Tien dday, Solo xin dong gop may õ?Ư cau tho ddo.c lo?m duoc tu mot cuon sach (ma em da tro/t que^n mat ten, cac bac luong thu cho). May cau the nay:
    Nhu* hoa sen tinh khiet, dda/ng nhi`n
    Sinh ra tu*` bu`n ma khong di/nh bu`n
    Ta khong bi o^ nhie^~m vi` cuoc doi
    Vi the, na`y Ba`-la-mo^n, ta la Phat.
    All that glitters is not gold.
  4. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Vũ trụ luận của đạo Phật không tách rời vũ trụ người về không gian và thời gian. Vũ trụ không ngoài mục đích để lý giải vũ trụ người, chứ không phải để lý giải chính sự phát triển, phát sinh của vụ trụ. Đạo Phật quan niệm vũ trụ gồm nhiều thế giới - nhiều ??onhư cát sông Hằng??? và sự ??othành trụ??? của thế giới này là sự ??ohoại không??? của thế giới khác và ngược lại. Con người trong vòng luân hồi ??" sinh tử có thể trải qua nhiều thế giới. Chúng được phân ra làm tam giới: dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Nghiệp là luật ghi nhận các chủng tử do hành động, ngôn ngữ và suy nghĩ của con người đã tạo ra. Chủng tử ??onghiệp??? như chất xúc tác để các yếu tố (ngũ uẩn) hội đủ điều kiện tạo sự ??oluân hồi??? của chủ thể ở thế giới nào đó hay thế giới người.
    Nghiệp và luân hồi có giá trị đạo đức tôn giáo độc đáo, như một vị quan toà phán xử vô tư. Con người tự tạo nghiệp và nhận lãnh quả từ chính nghiệp mình gây ra. Làm nghiệp lành thì hưởng quả lành và ngược lại. Nghiệp và luân hồi luôn cảnh tỉnh con người phải tư với chính hành động của mình và động viên con người tự giác làm điều thiện. Tuy nhiên, lập trường tôn giáo thể hiện rõ trong đạo đức đạo Phật. Con người đạo đức của đạo Phật là con người phi giai cấp, phi lịch sử. Mọi mâu thuẫn khác nhau về quyền lợi, về dân tộc... đều được cào bằng đến khi con người trở lại với con người tâm lý, đạo đức, tâm linh để tìm lại chính mình trên con đường tới cõi Niết bàn. Song có lẽ đây cũng chính là điểm thuận lợi để đạo Phật được mọi tầng lớp, mọi cộng đồng, mọi dân tộc chấp nhận theo cách riêng của mình.
    Giải thoát luận của đạo Phật không thừa nhận có Chúa, không có đấng tối cao. Đạo Phật khẳng định tất cả mọi người, mọi chúng sinh đều bình đẳng trên con đường giải thoát. Đạo Phật phê phán cả quan điểm chủ nghĩa khoái lạc lẫn chủ nghĩa khổ hạnh. Giải thoát luận của Đạo Phật là triết lý vô thần, bình đẳng và trung đạo. ??oNiết bàn??? là ??ocảnh giới??? lý tưởng của giải thoát luận đạo Phật. Trên cơ sở bản thể luận và nhận thức luận có tính hướng nội một cách nhất quán, Niết bàn là thoát ly khái niệm, thoát ly mọi hình tướng, nằm ngoài phạm vi khảo sát và miêu tả. Đạo Phật đã khôn ngoan dùng một loạt phủ định từ để định nghĩa Niết bàn: ??oNiết bàn là ngoài không gian, thời gian, là bất sinh tử, là ái diệt, khổ diệt, thâm sân si diệt, thức diệt, hành diệt, vô minh diệt....??? Nội dung quá trừu tượng của Niết bàn phần nào làm cho tính khả thi của giải thoát luận giảm mất tính hấp dẫn.
    Đạo Phật đã khắc phục điều đó bằng cách phân Niết bàn làm 2 loại: Niết bàn hữu dư và Niết bàn vô dư.
    - Niết bàn hữu dư là cảnh giới giải thoát khi còn trong vòng luân hồu sinh tử, nôm na là đang còn sống.
    - Niết bàn vô dư là cảnh giới giải thoát ngoài vòng luân hồi sinh tử, có nghĩa là sau khi chết.
    Sự phân đôi này đã vẽđược khả năng đạt tới Niết bàn ngay kiếp hiện tại và kích lệ được niềm tin và sự tu dưỡng, đồng thời bổ sung thâm nghĩa cho khái niệm ??ochết??? - chết là khả năng đạt tới Niết bàn chứ không đơn nghĩa là sự tan rã của ngũ uẩn.
    Phật tính là phẩm chất lý tưởng của người đạt được giải thoát. Ban đầu Phật tính có nghĩa là sự giác ngộ (tuệ/huệ) trọn vẹn về giải thoát. Đạo Phật phân biệt tuệ (wisdom) với kiến thức (knowledge). Kiến thức chỉ là sản phẩm của tư duy ngã tính, một phần của con người, mà không phải là con người toàn diện. Nó không nói lên thực tại vô ngã và hạnh phúc chân thật vô ngã. Chỉ có trí tuệ (chánh kiến và chánh tư duy) có mặt thì con người toàn diện mới có mặt.
    Trước Thiền tông thì Phật giáo cho rằng con đường tới Niết bàn là phải thoát nghiệp bằng tu Giới, Định, Tuệ suốt đời và nhiều kiếp không ngưng nghỉ thì đến một thời điểm nhất định sẽ đạt được giác ngộ và thoát khỏi vòng luân hồi. Thiền tông đã đề xướng một con đường giác ngộ rút ngắn, trực tiếp, ngay lập tức, gọi là Đốn ngộ, và phân biệt con đường tu Giới, Đinh, Tuệ của Phật giáo trước Đại thừa là Tiệm ngộ.
    Đốn ngộ đề cao khả năng trực giác có thể ngay lập tức đạt được giải thoát, do vậy lại nảy sinh thức mắc liệu quá trình này còn câu nệ vào quá trình tu luyện và sự am hiểu giáo lý hay không. Tại đây Đốn ngộ có khuynh hướng đẩy vấn đề giải thoát ra khỏi phạm vi tôn giáo của đạo Phật, đồng thời nó cũng là lý tưởng tôn giáo đầy thần bí để đạo Phật có sức thâm nhập hơn các tôn giáo khác.
    Giải thoát luận của đạo Phật mới chỉ chú trọng sự giải thoát trong phạm vi lĩnh vực tinh thần, đạo đức, tâm lý của con người cá nhân chứ chưa phải là sự giải phóng hiện thực, phá bỏ tận gốc những bất công, đau khổ của đời sống kinh tế-xã hội trong xã hội.
    Con người lý tưởng của đạo Phật là Chư Phật, La Hán, Bồ Tát đã từ bỏ ái dục, thoát được các nhu cầu tự nhiên như ??okhông bất mãn với điều kiện không ưa???, ??othoát khỏi mọi dính mắc với cái thân ngũ uẩn???,... Đạo Phatạ coi những nhu cầu thoả mãn thể xác và tinh thần là ??otrần tục??? là tha hoá bản chất người và tại đây, tính nhân văn của đạo Phật tỏ ra thiếu hoàn hảo và chưa phát huy được lôgíc của Giải thoát luận.
    Con người của đạo Phật là con người ??oxuất thế???, tránh việc thoả mãn các nhu cầu tự nhiên tới mức tự ??odiệt dục???, ??ophi bạo lực???, thích nghi với mọi điều kiện và không phản kháng (cả chính nghĩa và phi nghĩa). Mô hình lý tưởng là con người bình đẳng về đạo đức, tất cả đều ??othiện/tốt??? và không còn phân biệt đẳng cấp, không còn khác nhau về nhu cầu vật chất và tinh thần. Song thực tế có bao nhiêu người như vậy??
    [​IMG]
  5. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    lão Cavang đang làm lông Phật tổ thế này à. Lão càng chép mấy quyển bàn luận triết học phổ thông ấy lên đây càng làm cho Phật tổ trở thành thằng ngố.
    Thôi đi thôi đi .
    The sun is gone but I have a light
  6. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Đấy đang "tư duy phê phán" lên cao trào nhưng thôi CaVang đành khựng lại.
    CaVang thấy còn nhiều những điều hay của đạo Phật chưa hiểu ra hết nên sẽ còn tổng kết thêm. Ngược lại, đạo Phật ra đời khá sớm trong lịch sử Ấn Độ nên cũng không ít điều được ghi chép lại có quan điểm còn lạc hậu và khó hiểu với chúng ta.
    Vậy là những người sống trong thế giới hiện đại, mỗi người nên tự tìm hiểu, lựa chọn, đặt niềm tin và sống theo niềm tin ấy từ những điều tốt, cái hay của Phật giáo.
    [​IMG]
  7. nguyentruc

    nguyentruc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Bạn Cá vàng thân! Hoan nghênh bài viết của bạn. Nhưng KHỔ mà bang đề cập phải chăng nằm trong "Tứ diệu đế", còn TẬP-DIỆT-ĐẠO nữa. Mong được đọc thêm những phân tích của bạn, đúng với từng đề mục của TDĐ
    Thân ái
    [blue]Metta
  8. peter

    peter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2001
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy hình như cái anh chàng quyzen là do các bạn xây lên thì phải, đoạn sau này toàn thấy các bạn nói về đạo phật. Phải tiếp tục để nhân vật của mình xuất hiện chứ
  9. cavang

    cavang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Bài kết thúc của CaVang về đạo Phật
    Với bất kỳ kiến thức nào, chúng ta cũng thường đắn đo nó đúng hay sai để từ đó quyết định là có nên tin, nên làm theo, nghĩ theo hay không. Việc đắn đo này dựa vào kinh nghiệm của từng cá nhân. Nhiều điều đến cuối đời, bằng trải nghiệm từ tấm bé đến tuổi già, chúng ta mới thấy thấm thía và tin tưởng thực sự. Đại đa số người Việt Nam khi về già đều tin và theo một số những điều hay lẽ đúng trong giáo lý đạo Phật. Chính những điều sâu sắc đó của đạo Phật đã giúp họ châm trước những điểm còn chưa chặt chẽ, những điều chưa thực đúng khi nghiệm vào bản thân.
    Bà nội CaVang lúc về già cũng tin và làm theo những điều của đạo Phật. Bà nội có khuyên CaVang một số điều và nói là của đạo Phật, chắc là vậy vì những thứ như triết học phương Tây, duy vật hay duy tâm thì xa vời đối với mức hiểu của bà CaVang. CaVang đến nay cũng chưa kiểm tra rõ xem những lời khuyên bà khuyên là từ đâu trong Phật giáo nhưng tôi cứ viết ra đây để ai hiểu rõ hơn về Phật giáo phân tích dùm. Có lẽ nó sẽ có ích cho các bạn trong cuộc sống. Và những điều này cũng kết thúc cho phần bài CaVang viết về Phật giáo.
    Từ nay CaVang sẽ quay lại sửa các bài đã post để dễ hiểu hơn. Đúng là nếu đã hiểu đúng mà vẫn làm cho người khác hiểu sai, đó là lỗi của việc truyền thông, của việc CaVang viết. Có đúng không ạ. Mà lỗi này cũng có khác lỗi hiểu sai đâu, CaVang xin nhận lỗi với các bạn!
    14 điều răn của Phật

    1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính bản thân mình
    2. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    3. Nhu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
    4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
    5. Sai lầm lớn nhất của đời người là tự đánh mất mình
    6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là lừa mình, dối người
    7. Đáng thương nhất của đời người là tự ti
    8. Đáng khâm phục nhất của đời người là ý chí vươn lên
    9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
    10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ
    11. Món nợ lớn nhất của đời người là nợ tình cảm
    12. Lễ vật lớn nhất của đời người là sự khoan dung
    13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
    14. An ủi lớn nhất của đời người là sự làm phúc

    [​IMG]
  10. Song_Huong_new

    Song_Huong_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Tai sao noi ve dao Phat ma moi nguoi khong noi mot cach nghiem tuc, de nhung nguoi chua biet nhieu co co hoi hoc hoi, ma lai cu lo^i nhung dieu o dau dau de noi voi nhau the, minh nghi khong nen su dung dien dan chung de the hien nhung dieu do dau!

    Songhuong

Chia sẻ trang này