1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC Ở VIỆT NAM???

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi khongcanbiet, 25/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC Ở VIỆT NAM???

    Chủ đề này tuy không mới nhưng theo tôi nó rất bức xúc.
    Nội dung đào tạo: Hoàn toàn theo cách đào tạo của Nga.
    Trong bài viết của TS.KTS.Doãn Minh Khôi về:"Đào tạo kts tại trường ĐHKiến Trúc Maxcơva"ta có thể thấy rõ điều này.Có khác chăng chỉ là thời gian đào tạo.
    Ở Nga ,thời gian đào tạo chia làm 2 phần:
    +4 năm đầu sv tôt nghiệp sẽ được cấp bằng KTS triển khai(Bachelot)
    +2 năm sau(tuỳ theo sv có nguyện vọng hoc tiếp hay không) sv tốt nghiệp sẽ được cấp bằng KTS ý tưởng(Master).
    Chương trình đào tạo theo kiểu hàn lâm,nặng về lí thuyết.
    Không phù hợp với bối cảnh chung của thế giới hiện nay.
    Nói chung tại hầu hết các nước thuộc thế giới thứ 3(tôi nhấn mạnh từ "hầu hết"vì còn 1 số nước ngoại lệ,sẽ trình bày sau)thì việc đào tạo KTS vẫn còn tách rời thực tế đất nước.Ở Việt Nam "hầu hết" các KTS mới tốt nghiệp đều phải đào tạo lại.
    _Phương pháp đào tạo: Ngày nay trên TG,người ta không còn tranh cãi nên đào tạo KTS theo 1 trường phái nào: kiểu Beaux_Art của Pháp nặng về mĩ thuật và truyền nghề,kiểu Bauhaus của Đức nghiêng về công năng hay chú trọng về kĩ thuật như những học viện của Mĩ.Thực ra,1 chương trình giảng dạy đầy đủ là bao gồm 3 trường phái trên.Cái này ở Việt Nam chưa thấy có .
    _môi trường đào tạo:Bước vào thời đại toàn cầu hoá và công nghệ cao,kinh tế tri thức,nghề kiến trúc phải trang bị cơ bản về các mặt:
    +Tầm nhìn văn hoá: từ toàn cầu-->khu vực-->địa phương.
    +Ý thức môi trường: Cẩm nang của KTS thời đại mới.
    +Công nghệ mới: rất cần thiết cho xã hội hậu công nghiệp TK21.
    Ở các nước kém phát triển thuộc TG thứ 3,vấn đề này càng khó khăn gấp đôi do chưa nắm được tiến bộ thế giới(update).Dân trí thấp,kinh tế khó khăn v.v..... Cái này Việt Nam cũng không ngoại lệ.
    Tuy nhiên 1 số nước thuộc thế giới thứ 3 đã nghiên cứu ra những phương pháp đào tạo mà thành quả của nó mang lại cũng đáng kể.Ví dụ như:
    Trung Quốc đã nghiên cứu đào tạo thể nghiệm những chuyên gia kiến trúc phục vụ nông thôn(đô thị nhỏ,nủa nông thôn nửa thành thị)--->rất hợp lí cho 1 nước nông nghiệp.Khái niệm "kiến trúc sư chân đất" các thập niên 1960-1970 đã xuất hiện một số tên tuổi nổi tiếng từng đạt huy chương vàng của UIA như: Correa(Ấn Độ), Fathy(Ai Cập) hay Elizonda(Mexico) v.v....
    Các cao nhân cho ý kiến tiếp.
  2. nhom_ngo_gi

    nhom_ngo_gi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    481
    Đã được thích:
    0
    Thường thì ở các nước phát triển (hoặc chưa phát triển nhưng có được nhận thức đúng)người ta sẽ đào tạo từ những cái nhỏ nhất để làm được những thứ nhỏ nhất rồi mới phát triển dần lên theo bậc học.Ở Vn thì khác,chúng ta luôn ôm đồm và luôn lơ lửng,chúng ta được học đầy đủ và có thể nói là không thua kém "số lượng" các môn học trong ctrình của các nước fát triển.Từ lúc bước vào trường tới lúc ra trường ít có SV nào nhận ra mình đang đứng ở đâu và có thể làm được gì (ngoại trừ những cu cậu đã chạy ra ngoài va chạm từ khi vẫn đang ngồi ghế nhà trường)
    Cụ thể về trương chình thì có lẽ để mọi người cùng vào cho ý kiến thôi.Em đi ngủ sáng mai còn đi làm

Chia sẻ trang này