1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dao tiện cao su

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi tranhan, 07/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tranhan

    tranhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Dao tiện cao su

    Hi All
    Mình đang cần tiện một số chi tiết bằng cao su mềm. Nhưng mình không biết cách chế dao tiện như thế nào để sản phẩm cao su sau khi tiện có độ nhẵn bóng cao.
    Bạn nào biết xin chỉ giáo về phần chế tạo dao cắt
    Xin chân thành cảm ơn
    Trần M Nhân
  2. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Bạn vẫn dùng dao tiện thép gió thông thường, lưu ý: làm lạnh khối cao su trong ngăn đá của tủ lạnh, tới -10~-20 độ C. Với nhiệt độ thấp như vậy, cao su sẽ cứng lại, cho phép tiện khá chính xác các sản phẩm tròn xoay.
  3. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Nhất trí với các đóng góp của dcl202! Mình xin góp thêm là dao tiện nên mài với góc trước và sau lớn để cắt dễ dàng !
    WJT
  4. pategan

    pategan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    1.394
    Đã được thích:
    0
    Cách này có lẽ chỉ dùng với các phôi kích thước nhỏ, thực tế khó áp dụng.
    Mình đã đặt gia công một số gioăng (phớt) thuỷ lực phi tiêu chuẩn nên thấy họ tiện rất đơn giản:
    -Dao tiện: không dùng để cắt đứt phôi, mà chủ yếu để bóc tách lớp cho nên là các lưỡi mỏng khoảng 2-2,5mm, dài , bản nhỏ khoảng 15-20mm, có mũi nhọn , mài bén có thể bằng thép thường.
    -Phôi cao su hoặc pôlyme được cắt tương đối kích thước cần gia công. Cốt (lõi) cho phôi kẹp lên để tiện thường là khối gỗ.
    -Sản phẩm cao su cần độ bóng cao thì mình thấy khó đạt được bằng phương pháp tiện.
    Các bạn có thể tham khảo các xưởng tư nhân của người ba tàu tại khu Tạ uyên, Q5, HCM, hOặc chợ Xóm chiếu Q8, HCM.
    Được pategan sửa chữa / chuyển vào 13:59 ngày 12/07/2007
  5. tranhan

    tranhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Hi
    Tôi có tham khảo qua một cơ sở tiện vòng lót cao su. Đúng là họ sử dụng dao tiện bằng thép thường. Dao cắt đứt chứ ko cắt ra phoi. Họ ko sử dụng thép gió và cũng ko làm lạnh. Cái tôi quan tâm nhất là thép làm dao cắt là thép loại gì, phương pháp mài thế nào...
    Bạn nào biết nơi nào làm dao tiện cao su hoặc cách làm dao xin vui lòng chỉ giáo.
    Thân mến và xin hậu tạ
    Trần M Nhân
    0983 118 525
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Dao cắt cao su truyền thống làm bằng thép lò xo, rèn mỏng,
    tôi già, mài độ bóng cao, khi cắt thì bôi trơn bằng xà phòng giặt
    tức là axit béo nấu với Na(OH)2, có glyxerin.
    Thép lò xo lấy từ lò xo nhún bánh xe lửa, xe hơi, xe máy, hay nhíp
    xe hơi. Thép này có ít carbon, có crôm, niken trong đó, tuy không
    cao bằng thép không gỉ.
    Tuy vậy, tôi không tin có thể tiện mặt cao su bằng máy tiện .
    Đúc cao su cũng không khó đâu . Làm thủ công nhiều lần
    cũng có thể thành công, dễ hơn đi con đường tiện nhiều .
  7. pategan

    pategan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    1.394
    Đã được thích:
    0
    Bạn có điều kiện thì thực nghiệm chút xem.
    Tớ thấy mấy nhóc tiện đồ cho tớ mài trên máy mài hai đá thường thôi.
    Dao thì như tớ đã mô tả, bạn có thể hình dung nó như con dao nhíp lưõi thẳng, mũi nhọn hay hình một lưỡi kéo, góc cắt một bên thôi, chuôi thẳng bẹt để kẹp lên bàn dao.
    Dài khoảng 10-12 cm .
    Chủ yếu là bóc tách bằng mũi dao.
    Để hôm nào có hàng làm tớ vào chợ xóm chiếu coi kỹ xem thế nào.
    @codep:
    Bác nói rất đúng với dao dùng để cắt lốp oto làm dây cao su(dây thun ) , ở nhà em gọi là cái ''''thục'''' chứ không gọi là dao . Còn dao cắt cao su của thợ đóng giầy nó lại kiểu khác cơ ạh.
    Trong công nghiệp gọi cao su là bạn ấy gọi chung mấy cái phôi polyme dẻo PU, PE, PP, EPDM... cơ.
    Sản xuất đơn chiếc hoặc kích thước phi tiêu chuẩn (do thay thế khi sửa chữa, các chi tiết đã mòn..) thì tiện gioăng là nhanh nhất.
    Chứ đi đúc làm xong cái khuôn rồi vứt xó phí lắm. Với lại một mẻ phối liệu để đúc cũng không rẻ, bác có lẽ chưa bao giờ luyện khối cao su trước khi đem đúc nhỉ.
    Bác không tin thì tụi em vẫn phải làm đấy thôi, chẳng cần cái sự tin tưởng của bác
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Dao cắt cao su, da, nhựa chất dẻo, (đều mỏng chứ không dày)
    nói chung đều phải mỏng, tôi già, có chất nhờn bôi trơn khi cắt.
    Nguyên lý của cắt các vật liệu này là lưỡi cắt như một cái chêm
    lách vào giữa mà tách 2 bên ra, không tạo nên phôi.
    Tiện thì khác, vì nguyên lý của lưỡi tiện là nó cày xuống vật liệu
    mà móc ra một cục phôi.
    Ta có thế lắp lưỡi dao cắt vào máy tiện mà áp dụng nguyên lý
    cắt những vật liệu cao su, da, nhựa mỏng được .
    Vì vậy, bạn nói bạn tiện được cao su cũng rất có lý.
    Tuỳ theo nguyên lý cày vào vật liệu mà móc phôi ra, hay chèn
    một cái nêm vào mà tách vật liệu ra, ta có thể thiết kế các lưỡi
    công cụ để cắt gọt theo ý mình.
    Để cắt khoanh một ống cao su thành những vòng theo nguyên
    lý chêm cắt, mũi lưỡi cắt phải ở ngoài (tức là trên) mặt ngoài
    của ống cao su, và lưỡi cắt phải tạo một góc gần 180 độ với
    chiều quay của ống, và chiều dài lưỡi cắt, tuỳ theo góc độ mà
    phải dài hơn quãng làm việc của nó .
    [​IMG]
    Trong hình vẽ, khoanh màu xám là vật liệu cần cắt, hình màu
    xanh là lưỡi dao tiện, trong đó đường thẳng màu đỏ là lưỡi cắt .
    Chiều quay của máy tiện là chiều kim đồng hồ. Tôi cho rằng
    nhát cắt sẽ khó hoàn toàn phẳng, vì nơi bắt đầu lưỡi dao cắt
    xuống cao su và nơi lưỡi dao đi được 360 độ quanh ống cao su
    có thể không đúng khớp với nhau.
    Tôi không rành đúc cao su, và nghề tiện sắt thì tôi cũng chỉ mới
    làm có một năm thôi, mong các bạn cùng bàn để tôi học thêm.
  9. maivu

    maivu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Do bạn viết 2 câu cuối nên tôi góp ý thế này:
    -Cần phân biệt PHÔI và PHOI nếu bạn đã làm nghề tiện và viết bằng ttiếng Việt. Cái "vật liệu" bạn cần tiện là phôi và cái "móc ra" được là phoi.
    -Nếu bố trí (gá lắp) lưỡi cắt như hình vẽ thì người vận hành máy không thể quan sát quá trình cắt gọt và điều chỉnh máy.
    -Về nguyên tắc thì cái jì cũng cắt-gọt trên máy tiện được cả! Chỉ cần dao tiện có góc cắt và góc thoát phoi phù hợp loại vật liệu. Ở đây dùng trên máy tiện nhưng thực chất chẳng khác gì cách tách cao su lốp ôtô bằng cái "thục" như một bác đã nói ở trên.
    -Còn về độ bóng sau gia công: tôi thường mài rà lại trên đá nhám+nước (giống như các cụ liếc con dao cho trơn nhẵn lưỡi cắt) và dùng lưỡi dao có bề rộng hơn bề rộng cần bóc tách để bỏ qua việc phải chạy dao dọc khi tiện trơn sẽ để lại vết ăn dao (tôi cũng hay tiện "gioăng") vì tôi nghĩ độ bóng phụ thuộc vào chất lượng bề mặt dao.
    -Điều khó nhất là người Việt ta gọi chung là cao su mà cao su nào cũng là cao su hehe (chẳng có mác, cũng chẳng rõ cơ tính ) nên nói hươu vượn gì đi nữa cũng phải ... thực nghiệm; làm có 1 vài cái thì phải chịu thôi vì ta tận dụng máy tiện chứ có giáo trình nào dạy tiện phi kim đâu các bác hè?
    Được maivu sửa chữa / chuyển vào 09:03 ngày 18/07/2007
  10. pategan

    pategan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    1.394
    Đã được thích:
    0
    Ui trời ơi!!! Cái bác vẽ ra gọi là thái chứ không phải là cắt hay tiện gì ạh
    Mượn bác cái hình em làm thêm vài nét nhé.
    Với ống cao su bác nên tiện cái cốt gỗ rồi đóng ống cao su vào mới dễ cắt.
    Chả có ai dám kẹp dao và tiện như bác cả, thương cái máy tiện của bác quá. hic hic
    Thợ tiện của em làm thế em đuổi luôn
    [​IMG]

    Được pategan sửa chữa / chuyển vào 09:50 ngày 18/07/2007

Chia sẻ trang này