1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐẠO VĂN !!!!!!

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Vi_Tieu_Bao_new, 17/09/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vi_Tieu_Bao_new

    Vi_Tieu_Bao_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    5.368
    Đã được thích:
    0
    ĐẠO VĂN !!!!!!

    Đêm nay ngồi buồn, lục lại máy tính của mình, tự dưng tìm được mấy bài viết rất hay có từ thời Trí Tuệ Việt Nam cũ? thấy hay quá nên em mạn phép post lại ở đây cho bà con cùng xem? nếu ai đã đọc rồi hoặc là tác giả thì làm ơn bỏ qua cho? em chỉ muốn chia xẻ cho mọi người thôi, xin cám ơn ?.



    Tôi nói đồng bào nghe rõ không
  2. Vi_Tieu_Bao_new

    Vi_Tieu_Bao_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    5.368
    Đã được thích:
    0
    Kiều Phong - khát vọng của tự do ​
    Trong 12 bộ võ hiệp tiểu thuyết của Kim Dung, tôi yêu nhất bộ Lục mạch thần kiếm truyện. Trong 795 nhân vật của Lục mạch thần kiếm truyện, tôi yêu nhất nhân vật Tiêu Phong (tức Kiều Phong), người anh hùng Khiết Đan. Và trong cả chục ngàn nhân vật do Kim Dung dựng lên, tôi chọn Kiều Phong như một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng.
    Văn chương tiểu thuyết không phải là văn chương báo chí. Một tác phẩm tiểu thuyết ra đời là nhằm gởi đến người đọc một thông điệp. Các thông điệp ấy đôi khi ẩn tàng đâu đó trong tác phẩm đến nỗi một người đọc với thái độ lơ là của khách qua đường không thể nhận ra nó. "ý tại ngôn ngoại" luôn luôn là một thực tế trong sáng tạo văn học. Tôi yêu tác phẩm Kim Dung vì yếu tố "ý tại ngôn ngoại" phong phú. Tất cả tư duy của những nhân vật lớn trong tác phẩm Kim Dung đều tập trung vào 3 định đề: cuộc sống, tình yêu và cái chết. Kiều Phong là một nhân vật lớn như vậy.
    Tác giả Kim Dung không vội vàng đẩy Kiều Phong ra đầu truyện. Không. Trong 5 cuốn đầu của Lục Mạch thần kiếm truyện, ta chỉ gặp hình ảnh của một anh nho sinh trẻ Đoàn Dự, vương tử nước Đại Lý, một tay dại gái si tình bị bắt cóc đưa từ Đại Lý xuống Giang Nam. Phải đợi đến cuốn thứ 6, theo gót chân du tử của Đoàn Dự, ta mới bắt gặp một "Hán tử thô hào, mặt vuông tai lớn", tuổi trạc 30, đôi mắt sắc như dao, ngồi uống rượu chịu trên tửu lâu bên thành Vô Tích. Thoáng nhìn nhân vật đó, Đoàn Dự đã nhận định: "Hán tử này nhất định là tráng sĩ của đất Yên, Triệu. Miệt Giang Nam quyết không thể có được nhân vật như thế này". Nhận định ban đầu của nho sinh trẻ thật chuẩn xác. Con người thô hào ấy chính là Kiều Phong, bang chúa Cái bang.
    Kiều Phong đang độ tuổi 30, cái tuổi phát triển rực rỡ nhất của đời người; lại làm Bang chúa cái bang, một bang hội lớn nhất võ lâm Trung quốc. Với cương vị đó, gã hán tử mặt vuông tai lớn phải hành động rất cẩn trọng, rất chín chắn vì một quyết định, nhận định vội vàng của ông sẽ dẫn đến sai lầm, liên hệ đến mối nguy vong của hàng triệu hào khách võ lâm Trung quốc. Ngay đến khi ra đòn đánh nhau với kẻ địch, Kiều Phong cũng tính toán sao cho chỉ đánh một đòn mà khống chế được ngay đối thủ. Phía trong con người thô hào ấy ẩn tàng một bộ óc thông minh và những tính toán chuẩn xác.
    Người anh hùng Kiều Phong luôn luôn tự hào mình thuộc dòng dõi Hán tộc. Làm bang chúa Cái bang, ông chỉ có một mơ ước: tiêu diệt quan xâm lăng Khiết Đanh mà ông thường gọi bằng cái tên kinh bỉ "bọn Liêu cẩu", chống lại quân Tây Hạ, giữ gìn hào bình cho người Hán, bảo vệ sự trọng vẹn của võ lâm Trung Hoa. Và chính niềm mơ ước đó đã trở thành bi kịch trong đời Kiều Phong.
    Một nhóm đệ tử Cái bang, dưới sự chỉ huy của Thập phương tú tài Toàn Quan Thanh và Ôn thị, vợ của phó bang chúa Mã Đại Nguyên (đã chết), nổi lên chống lại Kiều Phong nhằm thoả mãn tham vọng về quyền lực và trả thù bằng cách tố cáo ông giết Mã Đại Nguyên và là người Khất Đan.
    Sự thật, Kiều Phong đúng là người Khất Đan, nhưng câu chuyện ấy đã trôi qua 30 năm, chẳng ai muốn nhắc đến nữa, bởi Kiều Phong đã được Hán hoá từ thể chất đến tinh thần. Khi biết mình là người Khất Đan, ông đành phải rời bỏ chức vụ Bang chúa Cái bang ra đi và cảm thấy nhục nhã vì mình mang dòng máu Khất Đan. Cuộc sống đưa đẩy khiến ông làm quen và kết bạn với A Châu, một cô gái Trung Quốc dịu dàng. A Châu trở thành tình yêu, lẽ sống, người bạn tri âm của Kiều Phong. A Châu đã khuyên ông: "Làm người Khất Đan thì có gì là xấu xa? Làm người Trung Quốc thì có gì là cao quý? Người Khất Đan hay người Trung Quốc thì vẫn có kẻ tốt, người xấu, đại gia buồn phiền làm chi". Chính lời nói đó đã giúp Tiêu Phong nhận ra quan điểm dân tộc hẹp hòi của mình bấy lâu nay. Và sự tiến bộ trong quan điểm dân tộc của Tiêu Phong chính là sự tiến bộ trong quan điểm dân tộc của Kim Dung.
    Tôi nói đồng bào nghe rõ không
  3. Vi_Tieu_Bao_new

    Vi_Tieu_Bao_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    5.368
    Đã được thích:
    0
    Khát vọng tự do của Kiều Phong thể hiện rất rõ khi ông bàn với A Châu rằng làm xong vài việc ở Trung quốc, ông sẽ đưa nàng về Nhạn Môn Quan săn chòn đuổi thỏ, sống đời ung dung khoái hoạt. THứ nhưng, một bi kịch khác xảy ra với đời ông làm tiêu tan khát vọng ấy: ông lỡ xuống tay đánh chết A Châu, đánh chết tình yêu và nguồn sống của chính mình. Trước khi nhắm mắt, A châu nhờ ông chăm sóc, bảo vệ cho A Tử, em gái của nàng, thế là từ đó bên cạnh một Tiêu Phong thẳng thắn, anh hùng lại có thêm một A Tử lưu manh, giảo hoạt; cả hai đi kèm nhau như bóng với hình, cuộc đời thật lắm nỗi hoạt kê.
    Đúng là Kiều Phong đã đưa A Tử về bên kia Nhạn Môn Quan săn chồn đuổi thỏ và chữa bệnh cho cô. Nhờ vào một sự tình cơ, ông cứu được Gia Luật Hồng Cơ, hoàng đế Đại Liêu. Thế là từ một Hán tử thô hào, một tên Liêu cẩu man rợ, Tiêu Phong thoắt trở thành nguyên soái, nắm trong tay sức mạnh quân sự của một vương quốc khả dĩ đối địch với triều Tống.
    Ông vẫn nhớ ơn người Trung quốc, nơi ông đã lớn lên, được học hành, trở thành con người. Và ông chủ trương không gây hấn với Trung quốc, sống hoà bình cho trăm họ an cư lạc nghiệp. Nhưng Gia Luật Hồng Cơ thì không nghĩ vậy. Mong muốn đánh vào Lạc Dương để bắt sống hôn quân Triệu Hú (Tống Thần Tôn), Gia Luật Hòng Cơ ra lệnh cho Tiêu phong tiến đánh Trung quốc.
    Cách từ chối hay nhất là của Kiều Phong là treo ấn trả lại cho Đại Liêu hoàng đế và cùng A Tử trống đi. Mưu kế ấy bị Hồng Cơ khám phá được. Hồng Cơ ra lệnh bắt Tiêu Phong giam giữ. Nguồn tin Tiêu Phong bị bắt giữ vì chống lệnh hành quân, mưu cầu hoà bình cho trăm họ khiến quần hùng Trung Quốc nhận ra được bản chất thật thà, trung hậu, tốt đẹp của Tiêu Phong. Họ huy động lực lượng Cái Bang, cung Linh Thứu và nước Đại Lý vượt qua Nhạn Môn Quan để giải thoát cho Tiêu Phong. Họ đưa ông về đến Nhạn Môn Quan thì cửa thành không mở vì truy binh Khất Đan đã áp sát chân thành. Hư Trúc và Đoàn Dự bắt sống Gia Luật Hồng Cơ trước trận và buộc Hồng Cơ chuộc mạng bằng một lời hứa vĩnh viễn không bao giờ đưa quân Liêu xâm lăng Trung Quốc. Nhận được lời hứa đó, Tiều Phong coi là một hạnh phúc. Ông sử dụng quyền tự do cuối cùng của mình: tự tử trước Nhạn Môn Quan để tạ tội với Gia Luật Hồng Cơ.
    Cuộc sống bao la, đất đai vạn dặm nhưng Tiêu Phong không tìm ra được chỗ để quay về. Về với Trung Quốc ư? ông chỉ là một tên chó Liêu mọi rợ. Về với Liêu quốc ư? Ông chỉ là bề tôi bất trung, đã chống lệnh vua lại làm cho nhà vua mất mặt trước ba quân. Về mặt tinh thần, A Châu chết rồi, tâm hồn ông không còn nơi nương tựa nữa. Đoàn Dự có thể yêu một lúc năm, sáu người thiếu nữ nhưng Kiều Phong chỉ yêu có mỗi một A Châu. Còn quyền lực, chức vụ, danh vọng không phải là nơi nương tựa. Kiều Phong đi tìm tự do. Ông đành chọn giải pháp cuối cùng - tự tử - để hoàn thành khát vọng tự do của chính mình. ở chừng mực nào đó, cái chết của Kiều Phong là biểu hiện của nghĩa hư vô cực đoan nhưng nếu ta đi cùng với ông trong suốt Lục Mạch thần kiếm truyện của Kinh Dung thì ta mới thấy được giải pháp đó là con đường tất yếu.
    A Tử đui mù đành bồng lấy Kiều Phong và cùng với ông rớt xuống vực sâu muôn trượng. Mấy mươi năm trước, cha ông đã bồng mẹ ông nhảy xuống nơi ấy. Mấy mươi năm sau. một cô bé gọi ông là tỷ phu (anh rể) bồng ông nhảy xuống. Sự trùng hợp của lịch sử sao mà bi thương đến vậy!
    Tiêu Phong tức Kiều Phong là một nhân vật sống nhất trong những nhân vật sống, là một nhân vật có vấn đề nhất trong những nhân vật có vấn đề của Kim Dung. Có thể nói Kim DUng rất thành công khi xây dựng nhân vật Tiêu Phong - người anh hùng Khất Đan trong sáng, tiêu biểu cho những cái đẹp của con người. Và rõ ràng, Kim Dung nói với chúng ta rằng cái đẹp nhất khó có thể tồn tại giữa đời lăng xăng bát nháo này. Cái đẹp nhất phải chết. Chỉ còn lại trên đời cái tầm thường vớ vẩn, những loài cỏ đuôi chó, những điều không đẹp mấy.
    Hoặc giả, giải quyết cho cái đẹp nhất chết đi cũng là một cách hướng con người luôn nuôi khát vọng đi tìm cái đẹp?
    Tôi nói đồng bào nghe rõ không
  4. Vi_Tieu_Bao_new

    Vi_Tieu_Bao_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    5.368
    Đã được thích:
    0
    Nhân Vật của Kim Dung - Ai đáng phục : Thành Khôn ​
    Hổm rày thấy bà con chúi mũi bàn chuyện chưởng xôn xao mà tui thấy tối tăm mặt mũi, tui cũng muốn nhào vô làm vài ba tăng, nhưng khổ nỗi dạo này vì già cả trí óc hổng còn minh mẫn như xưa, vợ dặn đi chợ mua trái chanh mà tui đem dìa trái ớt, chuyện đơn giản như vậy mà tui còn làm trật lên trật xuống, thì làm sao mà nhớ cặn kẽ từng chi tiết trong những pho kiếm hiệp của Kim Dung tiên sinh? Làm sao tui nhớ được hết những âm mưu hiểm độc của giang hồ, làm sao tui nhớ được những mối tình thấm đầy máu và nước miếng, ý quên nước m¡t, làm sao tui nhớ hết được những tuyệt kỹ kinh công, những pho kiếm phổ, những đường gương hiểm ác, những thế chưởng long trời lỡ đất. Nhưng đã lỡ bị mang tật già mồm bẩm sanh, nên thôi kệ cũng nhào vô tán dóc vài ba hàng, gọi là giúp vui bà con cô bác.
    Trong những nhân vật của Kim Dung, tui ái mộ nhứt là lão Hổn Nguyên Phích Lích Thủ Thành Khôn! Tui chưa thấy ai vì một chữ tình mà mang hận trong lòng thiên thu như lão này. Hận đến nỗi kẻ thù Dương Phá Thiên đã bị tẩu hỏa nhập ma chết khô trên Quang Minh Đỉnh mà lão cũng còn ôm hận bày mưu tính kế đi tiêu diệt cả Minh Giáo trong lòng mới nguôi ngoai. Cũng vì một con mụ đờn bà mà ra cả. "Ôi đàn bà dịu ngọt hôm qua, Lạnh lùng hôm nay. Ôi đàn bà ngọt ngào trăng sao, Lại là con dao Làm tim rỉ máu". Ông Song Ngọc đâu phải vô cớ mà nguyền rủa mấy con mụ đờn bà thảm thiết như vậy! Người ta cứ rủa xả đờn ông vợ bé vợ mọn lăng nhăng bồ bịch bia ôm bia iếc, nhưng hãy thử ngó coi con vợ của lão Dương Phá Thiên. Mặc dù đã mang danh phận giáo chủ phu nhân, vậy mà "tình cũ không rủ cũng đến", ngày nào cũng dẫn trai vô huyệt đạo của Minh giáo đặng tò toe tí tóe. Cuộc tình của đôi gian phu dâm phụ này đang thời kỳ hương lửa mặn nồng, dè đâu bị Dương Phá Thiên khám phá. Con vợ của lão với một chút liêm sĩ còn sót lại đã tự tử theo chồng, để lại một mình Thành Khôn "phòng không lẻ bóng".
    Hãy đặt bạn vào hoàn cảnh của Thành Khôn mà xem. Lão Dương Phá Thiên đã giựt đi người yêu của mình, rồi cũng chính vì cái lão m¡c dịch này tẩu hỏa nhập ma mà người yêu của lão phải ra người thiên cổ, thù hận này mà không trả thì còn gì là nam nhi đại trượng phu? Khổ nỗi Kim Dung tiên sinh hổng có viết là Dương Phá Thiên có năm thê bảy thiếp sáu bảy chục người con để Thành Khôn ra tay giết sạch cho vơi niềm phẫn uất, lão chỉ để lại Minh Giáo với hàng đống võ lâm cao thủ, Quang Minh tả hữu sứ, Tứ Đại hộ pháp, Ngũ Tảng nhân... Một mình Thành Khôn sức đâu chống chọi với từng ấy người. Thành ra phải tính kế, phải ném đá dấu tay, phải nhờ thế lực Mông Cổ. Toàn bộ câu chuyện Cô Gái Đồ Long với bao nhiêu thương hận đều b¡t nguồn từ mối tình oan khiên của Thành Khôn mà ra .
    Thành Khôn đại ca ơi - xin phép đại ca cho tiểu đệ gọi như vậy cho thân mật, đệ định vái đại ca làm sư phụ nhưng nếu là thầy trò phải giữ phép giữ t¡c, đâu có được bù khú thoải mái mày mày tao tao thân mật như anh em, nên tiểu đệ mạn phép gọi đại ca bằng anh đặng tụi mình dễ "tâm sự loài cua biển"! Đệ chưa thấy ai mà trả thù thâm độc như đại ca. Phim bộ xếp đại ca vào hàng cao thủ "vô độc bất trượng phu", người không vì mình thì trời tru đất diệt!!! Đại ca hổng thèm ra mặt tiêu diệt Minh Giáo mà b¡t đầu bằng thằng đệ tử ngu như heo là Tạ Tốn, đại ca giả vờ say rượu rồi hiếp con vợ của thằng cha này, hiếp xong đại ca mới ra tay kết liểu đời con mẻ để con mẻ khỏi đi tự tử vì trinh tiết đã bị đại ca vùi dập. Đại ca làm việc chu đáo dễ sợ nhường nào. Hiếp và giết xong con vợ, đại ca thấy như vậy ch¡c cũng chưa đủ phê cho Tạ Tốn quậy giang hồ, đại ca mần luôn ông bà già của Tạ Tốn và cả thằng con Tạ Vô Kỵ còn ẳm ngữa. Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, để cho một mình thằng Tạ Tốn cu ki còn lại trên cõi đời thì nó mới thâm thù đại ca tới tận xương tủy, mới nổi máu điên lên đi giết bừa giết bãi bá tánh mà vu oan giá họa cho đại ca.
    Đại ca đâu có giết người tầm bậy như vậy, giết người phải có tính toán hơn thua chứ. Vậy là cả giang hồ náo loạn lên đi tìm Kim Mao Sư Vương, tìm hổng được thì đi giết bọn Ma Giáo cho đỡ tức. Đại ca tính như thần. Đại ca làm cho Minh Giáo một sớm một chiều trở thành kẻ địch của võ lâm, còn đại ca núp trong bóng tối nhâm nhi rượu nếp than rượu ông già nhức mỏi ngồi rung đùi hưởng lợi ngư ông. Chém giết loạn cào cào lên đi các con, chém giết cho hăng vào, thù chồng vợ trả, thù cha con đòi, các con cứ đâm chém nhau từng bừng khói lửa, để cho thằng cha Dương Phá Thiên có chết xuống chín tầng địa ngục bửa nào quỡn ngó lên dương thế thấy Minh Giáo tan hoang như căn nhà v¡ng chủ, để cho lão thấy rằng trên đời này ác lai ác báo, dám đi giựt người yêu của đại ca thì kết quả là cả một giáo phái gầy dựng bao nhiêu năm nay cũng vì cái tội "mê chim" của lão mà tan thành mây khói !!!
    Tôi nói đồng bào nghe rõ không
  5. Vi_Tieu_Bao_new

    Vi_Tieu_Bao_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    5.368
    Đã được thích:
    0
    Ôi Thành Khôn đại ca ơi, đệ hiểu bởi vì thất tình, đại ca cũng xuống tóc như nàng Lan, nhưng đại ca đâu có thèm cắt đứt dây chuông, vì người yêu của đại ca đã chết héo trong huyệt đạo cùng với thằng chồng lựu đạn của nàng. Nàng đâu có trên cõi đời này để chạy lên chùa Thiếu Lâm mà kéo dây chuông cho đại ca c¡t! Đại ca quy y chùa Thiếu Lâm, vái Không Kiến thần tăng làm sư phụ để dụ thằng cha già ăn cơm chùa lo vác ngà voi này bày đặt nhiều chuyện đi "hóa giải tai kiếp", bị thằng học trò vừa ngu đần vừa khùng Tạ Tốn dùng Thất Thương Quyền đưa thằng chả dìa bên kia thế giới. Tu hành hổng lo tu hành, đi lo già mồm, đi lo nhiều chuyện, chết như vậy là đáng kiếp.
    Đại ca chui vào trong Thiếu Lâm mai danh ẩn tích, để mưu cầu đại sự mai sau. Đại ca đâu chỉ thèm cái chức phương trượng quèn của bầy cao tăng Thiếu Lâm. Đại ca muốn làm Minh Chủ võ lâm cơ! Cái chức này lọt vô tay đại ca mới xứng, chứ cái thằng nhóc con hỉ mũi chưa sạch tình cảm mềm yếu như đờn bà mà bày đặt tranh giành với đại ca sao cho được. Hay con nhỏ liễu yếu đào tơ Chu Chỉ Nhược học được vài ba chiêu hiểm ác Cửu Âm Bạch Cốt Trảo trong Cửu Âm Chân Kinh cũng bày đặt mon men thòm thèm cái chức minh chủ. Một lũ ếch ngồi đáy giếng. Đại ca đã âm mưu bao nhiêu năm nay, đã gian khổ kháng chiến trường kỳ, đã nằm gai nếm mật, đã phải giả chết trên Quang Minh Đỉnh, đã phải dựng đứng lên bao nhiêu chuyện, đã phải gầy dựng bao nhiêu vây cánh tay chưn bộ hạ trong Thiếu Lâm, chứ bộ sung ở trên trời rụng xuống ngon lành cho tụi nó đớp ch¡c!
    Đệ thật phục đại ca sát đất. Vừa nham hiểm, vừa tàn ác, và đầy tham vọng, cuộc đời của đại ca là một tấm gương sáng cho những ai muốn đạt được những mục đích, bất chấp liêm sĩ, bất chấp thủ đoạn. Tới lúc cuối đời bị phế hết võ công, hai cặp m¡t lại bị thằng đệ tử thọc cho lòi tròng té nổ mà đại ca vẫn còn cười lên khanh khách, cười lên ngạo nghễ vì nghĩ tàng kinh các đang bị thiêu rụi. Ôi cà cuống chết dến đít rồi vẫn còn cay. Đệ chỉ cần được cái khí phách và đầu óc thông minh và quỷ quyệt gian manh bằng 1/100 của đại ca là đệ đã mãn nguyện l¡m rồi.
    Đó bà con thấy lão Thành Khôn hết sẩy chưa? Làm sao mà tìm được kẻ thứ hai nham hiểm và thù dai còn hơn đỉa như lão Thành Khôn này. Phải vừa có thù hận và có đầu óc thì mới biến thương đau bằng hành động, chỉ một mình Thành Khôn mà cả giang hồ náo loạn, náo loạn lên mà không biết kẻ chủ mưu ở đằng sau là ai. Người ta đổ xô nhau đi tìm Đồ Long Đao, người ta đâm chém nhau đi tìm tung tích Tạ Tốn, người ta kéo lên Võ Đang bức tử hai vợ chồng Thúy Sơn Tố Tố, thậm chí Vô Kỵ đang giữa tiệc cưới mà cũng bỏ đi không làm chú rể để rượt theo vì một vài cọng tóc của Tạ Tốn.. tất cả những tình tiết ấy đều do Thành Khôn và bởi Thành Khôn mà ra. Thành ra tui phục thằng cha này sát đất. Nếu có ai biết được trên đời này có ai ngang ngửa như Thành Khôn làm ơn làm phước chỉ dùm đặng tui mua nải chuối và vài nén hương đi vái ổng làm sư phụ nghen.
    Tôi nói đồng bào nghe rõ không
  6. Vi_Tieu_Bao_new

    Vi_Tieu_Bao_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    5.368
    Đã được thích:
    0
    Mỹ Nhân Trong Truyện Kim Dung​
    Phải công nhận một điều là phụ nữ ở đâu cũng thế, thời nào cũng vậy. Cô giáo của tui, sau khi phê bình bài văn của tui cho đã rồi mới hỏi một câu muôn thủa: Ai là người đẹp nhất trong các tác phẩm Võ hiệp của Kim Dung ? Hên là mới chỉ hỏi tới đó à nghe, chứ mà hỏi đại loại như : Các giai nhân trong Kim Dung hay xài nước hoa loại gì, hoặc Đoàn Chính Thuần làm gì mà mấy bả theo dữ vậy ... thì tui bí luôn, đành phảI forward tới ông Kim Dung trả lời giùm .
    Well, vậy thì ...
    Không phải vô cớ mà người ta gọi tiểu thuyết chưởng bằng cái tên văn hoa : Tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình. Võ hiệp thì biết rồi, đại khái là nội công thâm hậu, ngoại công chiêu thức điêu luyện với các màn chiến đấu duel hoặc theo từng nhóm v.v... Còn kỳ tình, tui ráng cố ý hiểu một cách thô thiển đần độn nhứt là : Tình tức là tình yêu nam nữ , đờn ông đờn bà , còn "Kỳ" đây là kỳ lạ, đáng được xem xét ... hì hì hì ... tui biết thế nào cũng có cao nhân dũa tui tội nói quàng xiên, nhưng là tán láo nên nói thế nào chả được, miễn sao có người tin thì thôi. Nói tóm lại, "kỳ tình" là tình cởm trai gái kỳ lạ.
    Vậy thì các giai nhân trong chuyện Kim Dung ra sao?
    Nói một cách thô thiển theo như con mắt của dân phàm phu tục tử thì : Về sắc đẹp, ai cũng phải công nhận có hai người đẹp nhứt, Tiểu Long Nữ và Vương Ngọc Yến.
    Tiểu Long Nữ từ nhỏ đã sống trong Cổ Mộ, lại được sư phụ rèn luyện triệt tiêu thất tình lục dục nên không hề vướng bụi trần hay tơ tưởng sự đời cũng như tình cảm trai gái. Cái đẹp của Tiểu Long Nữ, theo như Kim Dung tả là ... cái gì mà Băng Thanh Ngọc Khiết ... nghĩa là trong đầu óc không có nghĩ gì, tơ tưởng gì đến chiện này chiện kia, chỉ cần biết tập trung luyện tập nội công phái Cổ Mộ, đến năm 16 tuổi gần như cả đời không hề bước chân ra ngoài chợ để mua con cá hay mớ rau, mọi việc để Tôn bà làm ráo. Sướng như vậy nên theo Kim Dung thì nàng ... trắng trẻo lắm (Xin lỗi cho tui phàm phu tục tử một chút nha bà con), nước da lại hơi xanh, hổng phải tại thiếu máu mà tại tối ngày trong hang. Con người trinh trắng nên lúc nào cũng chơi toàn đồ trắng.
    Điểm đặc biệt của văn Kim Dung là ổng không tả sắc đẹp phụ nữ tập trung trong cả một đoạn văn dài cả trang, mà tả rất nhẹ nhàng, rải rác cả bộ tiểu thuyết đây đó bằng những câu rất đơn giản. Sắc đẹp của Tiểu Long Nữ đầu tiên chỉ được đề cập tới trong chuyện các anh hùng thiên hạ háo sắc tụ nhau về dưới chân núi Toàn Chân phái, để cố coi mặt cho được người con gái họ Long, làm cho Quách Tỉnh lúc đó lỡ tay quơ bậy làm bể tấm bia đá, báo hại mấy ông lóc cóc ở Toàn Chân hiểu lầm, giàn luôn Thiên Cang Bắc Đẩu trận vây hai chú cháu ... Hổng biết con gái nhà ai mà đẹp đến nỗi bao nhiêu anh hùng hào kiệt kéo đến xem cho biết, rồi lại được mấy ông đạo sĩ xa lánh trần tục cũng động lòng đứng ra làm gạc đờ co. Độc giả thắc mắc dữ nhưng Kim Dung chỉ đề cập tới đó thôi. Rồi sau đó nhan sắc của Tiểu Long Nữ được tả rải ra trong toàn bộ tiểu thuyết dày cộm, mỗi lần chỉ có hai ba câu. Đến chừng tới chương chót "Tiếng nói sau cùng", độc giả tưởng tượng một trai anh hùng dày dạn phong trần nắm tay một trang tuyệt sắc giai nhân từ từ đi về một phương trời ... Đó, sắc đẹp của Tiểu Long Nữ được tả rất kín đáo cho đến cả chương cuối cùng ...
    Còn về nhan sắc của Vương Ngọc Yến?
    Phải nói là Kim Dung tả nhan sắc của nàng thật ly kỳ, huyền bí. Bắt đầu chỉ là một pho tượng đá của một nữ nhân, thế tử Đoàn Đự nhìn thấy mà điên đảo thần hồn, u mê ám chướng, ôm ghì riết lấy chân pho tượng. Đoàn Dự ở chỗ lầu son gác tía chắc thấy gái đẹp đã nhiều, vậy mà mới nhác thấy tượng đá thôi mà đã si mê đến độ tương tư, vậy thì pho tượng phải đẹp kinh khủng lắm. Thiệt ra chỗ này ông Kim Dung tả cũng hơi ... phăng-ta-di quá đáng.
    Sau này Đoàn Dự được gặp Vương Ngọc Yến bằng xương bằng thịt, lúc đó chỉ kịp kêu lên mấy tiếng "Nương tử ơi ..." rồi đại khái là có mếu máo kể lể, tui nhớ hình như vậy. Chao ơi ! Sáu dường kiếm khí vô hình giết người chớp nhoáng cũng không qua nổi ánh mắt giai nhân. Sắc bất ba đào dị nịch nhân, quả thiệt là đúng mà. Buồn cười ở chỗ ông cha thì đi đến đâu phụ nữ theo đến đó, gieo tình cảm tùm lum; còn cậu con thì cả bộ truyện chỉ biết lẽo đẽo theo riết một người, vậy phải biết sắc đẹp Vương Ngọc Yến đáng giá lắm. Phải nói so sánh giữa các nhân vật thì Đoàn Dự xứng đáng cao thủ háo sắc. Nhưng cái háo sắc của Đoàn Dự là cảm nhận vẻ đẹp thuần khiết và cố gắng để xứng đáng với nó, chứ không háo sắc kiểu ba trợn như cha nội Cốc chủ Tuyệt Tình Cốc Công Tôn Chỉ, đụng ai cũng quơ, hay như Hắc hoa Đại đạo Điền Bá quang hở ra là chọc, hở ra là ghẹo, thấy vắng người là thừa cơ làm tới. Cũng phải nói qua bộ Lục Mạch Thần Kiếm, chữ thời cơ đáng giá vô cùng. Suốt cả bộ truyện, Vương Ngọc Yến nào có để tâm gì đến Đoàn Dự, trái tim nàng đã trao trọn vẹn cho biểu ca Mộ Dung Phục rồi. Gặp nguy hiểm thì cứ lo không biết biểu ca có sao không. Trong khi thằng kia đang lè lưỡi cõng chạy muốn đứt hơi, nói hông ra lời vậy mà cũng không thí cho một cái liếc mắt, hoặc ít ra cũng đưa khăn mù-soa ra lau nhẹ lên trán một cái ... Chỉ biết nói cám ơn xã giao thôi. Ôi ! Đoàn công tử ơi là Đoàn công tử, thân mang tuyệt kỹ vô địch thiên hạ Lục Mạch Thần Kiếm, chỉ một ngón tay thôi đủ làm cho quần hùng khiếp vía; vậy mà từ đầu truyện tới cuối truyện chỉ thấy có cõng Vương Ngọc Yến là nhiều nhứt. Ôi ! Lăng Ba Vi Bộ giỏi lắm cũng chỉ làm ... ngựa cho giai nhân. Sắc đẹp của Vương Ngọc Yến sao mà bí hiểm dường vậy.
    Đặc biệt nhan sắc của nàng còn phải khiến cho cả Thiên Sơn Đồng Mỗ và Lý Thu Thủy tức muốn chết. Hồi đó cả hai người si mê Tiêu Dao tử, Chưởng môn phái tiêu Dao đến độ ám hại lẫn nhau. Té ra sau này là ông già kia si mê cô em họ nào đó của Lý Thu Thủy, đặc biệt rất giống Vương Ngọc Yến.
    Đến đây tui nhớ là cũng chưa hiểu vì sao mà bức tượng trong động cũng như cô gái trên bức tranh vẽ lại giống Vương Ngọc Yến. Có bạn nào nhớ lại giải thích được không?
    Còn các giai nhân khác?
    Kim Dung ít khi chịu tả các nhân vật nữ của mình với một sắc đẹp tầm thường, chí ít cũng phảI là nước da trắng trẻo, mặt trái xoan, môi son má phấn v.v... theo đúng quan niệm phương Đông về cái đẹp phụ nữ. Nhưng chú ý một điều, ngoại trừ một số ít như Tiểu Siêu, Nghi Lâm, A Châu, Vương Ngọc Yến; kỳ dư các người khác đều mang một chút tà khí trong người, tỷ như đầu óc quỷ quái, trăm phương ngàn kế của Hoàng Dung gây ra cảnh biệt ly giữa Dương Qua - Tiểu Long Nữ, tính e thẹn của Nhậm Doanh Doanh khiến hào kiệt lao đao, lòng dạ độc ác quỷ quyệt của A Tử làm cho một trong bốn vị Ngư, Tiều, Canh, Độc vì tự ái mà tự tử chết uổng. Chu Chỉ Nhược và Triệu Minh cũng có lúc bày mưu hạ lẫn nhau ... Tiểu thuyết của Kim Dung không đề cao sắc đẹp bên ngoài của nữ giới, mà trái lại, như Hân Tố Tố dặn dò cậu quý tử trước lúc lâm chung :"Đàn bà càng đẹp càng dễ gạt người".
    Tôi nói đồng bào nghe rõ không
  7. prankster

    prankster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    1.885
    Đã được thích:
    0
    Bức tượng trong động và cô gái trong tranh là em gái của LTT, người mà Vô Nhai Tử yêu
  8. speedkn

    speedkn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2001
    Bài viết:
    1.881
    Đã được thích:
    0
    Hình như tác giả của mấy bài này đều là của Vũ Đức Sao biển thì phải, cái bài Kiều phong thì chắc chắn rùi, nhưng bài về Mỹ nhân thì không chắc lắm.
    Tri nhân tri diện bất tri tâm ​
  9. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Tác giả của các bài này (trừ bài KP) có nick là Độc cô B93.
    Muối iốt đâu rồi????
  10. L337Krew

    L337Krew Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.111
    Đã được thích:
    0
    he he he,tác giả đó nhận xét TLN đúng quá,tui khoái cô ta nhất,hồi vào TTVN định lấy tên là Dương Qua nhưng có thằng cha nào lấy mất rồi nen lại thôi đỏi tên thành tướng cướp(L337KREW là 1 tên cướp trong trò Counter Strike)nhưng chũ kí thì vẫn vậy
    NGƯỜI LUÔN MANG TRONG LÒNG HÌNH BÓNG DƯƠNG QUA VÀ TIỂU LONG NỮ

Chia sẻ trang này