1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đạo

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi 1088, 13/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cactusfl

    cactusfl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2004
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Đường Tăng
    Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật. Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.
    Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lạị Máu ông nhức nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tinh cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở.
    Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần thánh lớn bé, đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: mau thành chính quả. Ông thương ngườị Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của cõi Người và Phật, ông chợt hiểu ra cội rẽ của tình thương ấỵ Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đàị
    Nhiều lần Đường Tăng đã tự hỏi tại sao nước mắt mình ngày càng lạnh giá. Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con ngườị
    Ông trở mình, thở dài: không là người, ta sẽ là ai ? Yêu quái cản đường, biết bao kẻ chính từ trên đây xuống, pháp thuật vô biên, ác nghiệt vô cùng. Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay mả
    Đường Tăng chợt nhói trong tim. Ông khẻ rên lên, hai tay ôm ngực. Mở mắt thấy các đệ tử đang đứng bên giường nhìn ông âu lọ Cả ba hình như không ngủ.
    Đường Tăng thở hắt: "Không sao đâụ Ta chỉ chợt nhớ tới ngày xưa". Nói rồi lại nhắm mắt.
    Nghe tiếng Ngộ Không: "Xin thầy đừng tự dối lòng. Thầy đang nhớ cả kiếp người". -- Đường Tăng rùng mình khi giọng Ngộ Không quá u uất -- "Con từ đá sinh rạ Coi thường cả thần thánh, yêu ma, chỉ mong được thành ngườị Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao khỏi xót xa".
    Bát Giới cười khẽ: "Làm người có gì vuị Chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêụ Thầy đừng luyến tiếc".
    Sa Tăng an ủi: "Thầy trò mình sắp hóa Phật mang đạo xuống khai sáng cho loài ngườị Công quả vĩ đại lắm".
    Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hai tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lạị Rồi như trăn trối: "Ta ước gì đêm nay đừng sáng. Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn dụ Ngộ Không ơi ! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật. Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mớị Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoan tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng. Còn ta ? Không còn là người, không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người".
    Ngộ Không sụp xuống nắm tay thầy nghẹn ngào: "Thầy đã nhận ra chân lý. Nhưng chậm quá rồi".
    Đường về. Qua sông. Thiên sứ cười và chỉ cho Đường Tăng thấy thân xác ông đang trôi dạt dưới cầụ
    Nhưng Đường Tăng đã không nghe thấy gì nữạ Đôi mắt vô hồn.
    < sưu tầm>
  2. dark_hanzo

    dark_hanzo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Bài này không biết sưu tầm ở đâu ta (đã đọc một lần nhưng không nhớ). Thoạt đọc nghe rất có lý, tưởng chừng như là chân lý. Nhưng đọc kỹ thì chỉ là do bút pháp khá điêu luyện tạo ra cảm giác đó thôi, thật ra đây chỉ là áp đặt lối suy nghĩ của mình lên một nhân vật, lên người khác.
    Một người nói:
    -Con cá bơi trong cái hồ nhỏ hep kia, chắc là buồn lắm.
    Một người nghe được đáp lời:
    - Người không là cá, làm sao biết cá buồn.
    Nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để có thể cảm thông, tuy nhiên không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác khi không thể thông cảm họ.
  3. dark_hanzo

    dark_hanzo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Bài này không biết sưu tầm ở đâu ta (đã đọc một lần nhưng không nhớ). Thoạt đọc nghe rất có lý, tưởng chừng như là chân lý. Nhưng đọc kỹ thì chỉ là do bút pháp khá điêu luyện tạo ra cảm giác đó thôi, thật ra đây chỉ là áp đặt lối suy nghĩ của mình lên một nhân vật, lên người khác.
    Một người nói:
    -Con cá bơi trong cái hồ nhỏ hep kia, chắc là buồn lắm.
    Một người nghe được đáp lời:
    - Người không là cá, làm sao biết cá buồn.
    Nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để có thể cảm thông, tuy nhiên không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác khi không thể thông cảm họ.
  4. hatrangg

    hatrangg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Suy nghĩ kỹ chưa ?
    Một thiện nam đến chùa xin thế phát xuất gia. Sư ông trụ trì hỏi:
    - Chú đã suy nghĩ kỹ chưa ?
    - Bạch thầy con đã suy nghĩ kỹ rồi.
    Ba tháng sau Sư ông cho xuống tóc. Tu được hơn một năm, một hôm chú đến bạch với sư ông:
    - Mô phật bạch thầy cho phép con được hoàn tục.
    Sư ông hỏi:
    - Chú đã suy nghĩ kỹ chưa ?
    - Bạch thầy con đã suy nghĩ kỹ rồi.
    Rồi chú tự động thu dọn hành lý trở về nhà.
  5. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Ha ha, thế mới là đạo, có duyên thì đến, hết duyên thì đi, không gượng không ép. Cuộc sống cũng thế thôi. He he
  6. lost_control82

    lost_control82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    397
    Đã được thích:
    0
    Pác này nói đúng quá, nếu ai cũng nghĩ được như pác thì đâu có câu " đời là bể khổ "_vết thương chung của nhân loại, đâu có những bứt rứt, boăn khoăn.
  7. 1088

    1088 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.013
    Đã được thích:
    0
    Sống ở đời nên dựa vào địa vị hiện tại của mình mà làm việc, không nên ham cái ngoài bổn phận của mình.
    Nếu mệnh trời sắp đặt ở địa vị giàu sang thì dựa vào địa vị giàu sang mà làm việc
    Nếu ở vào địa vị nghèo hèn thì dựa vào địa vị nghèo hèn mà làm việc
    Nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn thì dựa vào hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn mà làm việc
    Người quân tử ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều có thể điềm nhiên tự tại không kêu ca phàn nàn.
    Khi ở địa vị cao, không lăng mạ chèn ép người dưới
    Khi ở địa vị dưới không nịnh bợ cầu cạnh người trên
    Lúc nào cũng giữ bản thân ngay thẳng, không cầu mong, xin xỏ người, được vậy thì trên không oán trời, dưới không trách người.
    Không phân biệt hoàn cảnh địa vị hay nghề nghiệp, mọi người đều thuận theo yêu cầu, chức trách của mình mà làm việc, phát huy hết khả năng, sức lực, trí tuệ của mình theo đúng danh phận, địa vị của mình mà làm việc có kết quả tốt nhất. Làm đuợc điều đó thì trật tự xã hội mới ổn định, đất nước mới trường tồn.
    Khổng tử nói : " Không sợ buồn vì không có chức vụ, địa vị, chỉ buồn vì không có đủ đức tài để làm tròn trách nhiệm của mình. Không sợ người khác không biết mình, chỉ cầu mong sao có đủ năng lực làm cho người khác hiểu mình. "
  8. mua_la_vang

    mua_la_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Mùa Đại lễ Vu Lan đang đến...
    Vu Lan Nhớ Mẹ và Cha
    Vừa bước vào nhà sau buổi làm mệt nhọc, chuông điện thoại reo, tôi vội chạy đến bốc điện thoại, thi` nghe tiếng cậu em út đầu giây báo cho biết mẹ bịnh nặng và đã được đưa vào nhà thương rồi. Tôi rụng rời tay chân, nước mắt chảy dàn dụa vi` người mẹ thương yêu đang bịnh, mà tôi thi` ở xa mẹ cách 5 tiếng đồng hồ lái xe, không thể nào chạy đến bên mẹ ngay được để mẹ yên tâm, người đang mong mỏi gặp tôi, cậu em nói như vậy. Suốt đêm đó tôi ngồi thiền để tâm tĩnh lặng và cầu nguyện cho người mẹ thân yêu được bi`nh an, tôi ngồi suốt đêm như vậy, tới gần sáng mới xả thiền và nằm xuống nghỉ một chút vi` sáng sớm là vợ chồng tôi phải lái xe sang Houston với mẹ. Tôi chợp mắt một chút thi` ngửi mùi trầm hương lan toả khắp nhà, giật mi`nh tỉnh dậy mà vẫn co`n mùi trầm hương ngào ngạt. Trong lo`ng tôi có một nỗi lo ngại khi thấy điềm này.

    Suốt cuộc hành tri`nh nước mắt tôi không ngừng chảy, bao nhiêu khăn giấy ông xã đưa cũng không đủ thấm khô gio`ng lệ đang tuôn trào, vi` tôi có linh cảm người không qua khỏi cơn bịnh này. Mẹ đang ở tuổi 76, nghĩa là không phải thọ lắm đối với đời sống bên Mỹ, và lại là thọ với đời sống bên Việt Nam. Mẹ có một sức khoẻ rất tốt, người chưa bao giờ bịnh mà phải đi nhà thương hết, nhưng hôm nay người bịnh nặng đến nỗi phải vào nhà thương thi` đó là một điều không tốt.

    Xe vừa ngừng nơi bãi đậu xe của nhà thương, tôi mở cửa và chạy vào nhà thương, mẹ nằm trong pho`ng cấp cứu, tôi muốn khụy xuống khi nhi`n thấy mẹ nằm trên giường bịnh, mắt nhắm nghiền, khuôn mặt chỉ co`n da bọc xương, mới tháng trước mẹ co`n làm chủ lễ cho đám ăn hỏi của con trai tôi, nay người nằm đây thảm sầu. Tôi đứng lặng lẽ nhi`n mẹ mặc cho nước mắt không ngừng chảy, cô em gái ra hiệu cho tôi đi theo ra ngoài, cô cho biết từ sáng tới giờ mẹ rất mong tôi, và mẹ mới ngủ được chút, cô nói tôi đừng làm mẹ xúc động, tôi gật đầu và trở vô ngồi kế bên mẹ. Một hồi mẹ mở mắt thấy tôi người xoa đầu tôi, và tôi ngỏ y'''' sẽ ở lại bên mẹ, nhưng người lắc đầu nói tôi đi chợ mua trái cây để cúng Phật, cúng ông bà và cúng bàn thờ Thiên cho mẹ, lo`ng tôi quặn đau, tôi hiểu được y'''' người, mẹ cũng linh cảm là không thoái khỏi cơn bịnh này.

    Tôi xin phép mẹ, rời nhà thương để làm những việc mẹ dặn mà lo`ng vô cùng buồn, em tôi theo hỏi là mẹ nói gi` với chị mà chị lại buồn quá vậy, tôi chỉ biết lắc đầu chứ không dám nói ra nỗi lo sợ đang dấy lên trong lo`ng tôi. Tối hôm đó sau khi cúng Phật, cúng ông bà và bàn thờ Thiên xong tôi lại ngồi thiền để tâm tĩnh lặng cầu nguyện cho mẹ, và đêm đó trong giấc ngủ tôi lại ngửi thấy mùi trầm hương ngào ngạt, khi tỉnh dậy tôi vô cùng lo lắng. Sáng tôi trở lại nhà thương thi` được bác sĩ đang chữa bịnh cho mẹ, báo tin cho tôi biết là mẹ bị bịnh sưng phổi, nước tràn ngập hết hai lá phổi và tràn ngập trong tim của người, bây giờ phải mổ mới mong cứu được mẹ. Tôi bàng hoàng vi` tin này, mẹ quá yếu đuối thi` sao qua khỏi cuộc giải phẩu này. Và đúng vậy mẹ đã qua đời hai ngày sau khi mổ, vi` mẹ đã mất sức trong cuộc giải phẩu đó.

    Tôi đã thấm nỗi đau mất mẹ. Dù thấu hiểu đạo ly'''' VÔ THƯỜNG, dù biết rằng không được quá bi thương, phải để mẹ đi được nhẹ nhàng thanh thản, nhưng sao tôi vẫn không ngăn được gio`ng nước mắt cứ tuông chảy, tôi nghẹn ngào khóc, khóc như chưa từng được khóc, bao công ơn sanh thành dưỡng dục tôi chưa đền đáp, thi` mẹ đã ra đi ngàn thu vĩnh viễn.

    Ngày mẹ co`n sống, tôi dửng dưng vi` lúc nào tôi muốn gọi mẹ ơi, là mẹ có ngay bên cạnh, khi tôi vừa biết nói, người tập cho tôi tiếng nói nhiệm màu: Nam Mô A Di Đà.
    Khi tôi vừa biết đi, người dắt tôi vào cửa Từ Bi.
    Khi tôi khó ngủ người đã ru tôi bằng những câu thơ tuyệt vời.
    Mẹ đã ru con bằng vo`ng tay ấm
    Cho con yêu tiếng dịu dàng
    Ru con bằng bầu sữa nóng
    Cho con ơn mãi ti`nh nồng
    Ru con bằng bài ca mới
    Cho con mến nhạc và thơ
    Mẹ đã ru con bằng do`ng sữa qúy
    Cho con nguyên ly'''' diệu vời;
    Ru con bằng cỏ hoa trời
    Trăng sao kết tụ thành nôi.....
    Thơ Phạm Thiên Thư
    Khi tôi vào đời, mẹ lo lắng sao cho tôi được hạnh phúc, ngày tôi sanh các cháu mẹ luôn bên cạnh lo từng miếng ăn, nước uống, mỗi khi tôi buồn chuyện gi` tôi lại gọi mẹ ơi, là có mẹ ngay. Nhưng bây giờ mẹ đâu co`n nữa để tôi được nũng niụ gọi hai tiếng, mẹ ơi!
    Dù mẹ mất đã 6 năm rồi mà nỗi buồn mất mẹ vẫn không nguôi.
    Thiền Sư Nhất Hạnh đã có câu viết về mẹ
    "Tôi thấy tôi mất Mẹ, mất cả một bầu trời".
    Co`n riêng con, con thấy con mất Mẹ, mất cả cuộc đời con, Mẹ ơi!!!
    Hai năm sau thi` cha vi` buồn thương mẹ mà cũng theo mẹ. Tôi lại một lần nữa đớn đau trong sự mất mát, trong hai năm nỗi buồn mất mẹ chưa nguôi thi` tôi lại phủ lên đầu chiếc khăn tang trắng cho cha. Cha ra đi để lại cho tôi bao sự hụt hẫng, người là đấng từ bi dẫn đường tôi vào Đạo, bao nhiêu đạo ly'''' tôi thấm nhuần là cũng từ nơi cha dạy bảo, tôi chưa có bước đi vững chắc trong Đạo thi` người đã giả từ để theo mẹ. Sự mất mát của hai mối ti`nh lớn nhất trong đời tôi đã làm tâm tôi thổn thức từng ngày. Khi tôi biết được ti`nh cha nghĩa mẹ sanh thành thi` cũng là ngày tôi mất tất cả.
    Ơn Cha nghĩa Mẹ sanh thành.
    Báo ân chưa đủ đã thành thiên thu
    Cuộc đời con phủ sương mù
    Ngày Mẹ theo Phật trong mùa Vu Lan.
    Đời con thiếu sự bi`nh an
    Thiếu lời cha dạy cha ban mỗi ngày
    Giờ đây Cha Mẹ sum vầy
    Con co`n ở lại vơi đầy thương đau
    Tóc con tuyết phủ từ lâu
    Hồn con nỗi khổ niềm đau vô thường
    Rồi con thương đến song đường
    Thương Cha Mẹ, dẹp sầu vương con nguyền
    Noi gương hạnh nguyện Thầy đi
    Vi` Đạo, phục vụ xá gi` tấm thân
    Công đức này con kính dâng
    Đến Song Đường được siêu sanh Tịnh Độ.
    PT. Minh Hạnh, ngày 08 tháng 8 năm 2004​

    Được mua_la_vang sửa chữa / chuyển vào 02:55 ngày 15/08/2005
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Chùa lưng chừng núi, phải leo cả nửa ngày mới lên đến nơi. Buổi sáng sương bay, chim hót. Khách đến thăm đem theo một bức tranh tuyệt đẹp tặng cho nhà chùa. Sư thầy khen:
    - Hoạ sĩ khéo quá, vẽ tranh cứ y như cảnh thật vậy!
    Chốc, khách đi ngoạn cảnh buộc miệng thốt:
    - Cảnh đẹp thật, chẳng khác gì tranh vẽ cả...
    Thế thì cảnh và tranh, tranh và cảnh, cái nào đẹp hơn nhỉ...
    Nhân tiện cho em hỏi các mod sao lại xoá mấy bài trong quyển "Thử Hoà Điệu Sống" nhỉ?.... Em thấy hay chứ!
    honghoavi
  10. 1088

    1088 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.013
    Đã được thích:
    0
    Không Quên Được Cái Cũ
    Đức Khổng Tử ra chơi ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ở chỗ bờ đầm, Đức Khổng Tử lấy làm lạ, bảo học trò hỏi vì cớ gì mà khóc.
    Người đàn bà nói: "Độ trước tôi cắt cỏ thi, tôi đánh mất cái trâm cài đầu bằng cỏ thi, cho nên tôi khóc."
    Đức Khổng Tử hỏi: "Đi cắt cỏ thi, mà mất cái trâm làm bằng cỏ thi thì việc gì phải khóc?"
    Người đàn bà nói: "Không phải vì tôi đánh mất cái trâm cỏ thi mà tôi khóc; tôi sở dĩ khóc là tôi thương tiếc một vật cũ, dùng đã lâu, mà ngày nay không sao thấy được nữạ"
    Lời Bàn:
    Cái gì đã là của mình, mình có bụng yêu, mà lỡ khi đánh mất, thì về sau dù có được cái khác giống như thế, hay hơn thế mình cũng không thể nào yêu cho giống như vậy được. Những gì đã là của mình, đang là của mình hay sẽ là của mình thì cũng đều đáng yêu đáng quý, đáng trân trọng cả...... cũng như quá khứ, hiện tại và tương lai, đó là những phần không thể thiếu được của cả một đời người.

Chia sẻ trang này