1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đạo

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi 1088, 13/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 1088

    1088 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.013
    Đã được thích:
    0
    Yêu Nên Tốt , Ghét Nên Xấu
    Trước, vua nước Vệ rất yêu Di Tử Hà. Cái phép nước Vệ, ai đi trộm xe của vua, thì phải tội chặt chân. Mẹ Di Tử Hà đau nặng. Đêm khuya có người đến gọi, Di Tử Hà vội vàng lấy xe vua ra đị Vua nghe thấy, khen rằng: "Có hiếu thật! Vì hết lòng với mẹ, mà quên cả tội chặt chân".
    Lại một hôm, Di Tử Hà, theo vua đi chơi ở ngoài vườn, đang ăn qủa đào thấy ngọt còn một nửa , đưa cho Vua ăn .Vua nói :" Yêu ta thật ! Của đang ngon miệng mà biết để nhường ta".
    Về sau, vua không có lòng yêu Di Tử Hà như trước nữạ Một hôm phạm lỗi, vua giận nói rằng: "Di Tử Hà trước dám thiện tiện lấy xe của ta đị Lại một bận dám cho ta ăn quả đào thừạ Thực mang tôi với ta đã lâu ngày, nói xong bắt đem trị tộị Ôi! Di Tử Hà ăn ở với vua trước sau cũng như vậy, thế mà trước vua khen, sau vua bắt tội, là chỗ tại khi yêu khi ghét khác nhau mà thôị Lúc được vua yêu, chính đáng tội thì lại hóa công thần; lúc phải vua ghét, chính không đáng tội thì lại hóa ra sơ cho nên người muốn can ngăn, đàm luận với vua điều gì, thì trước phải xem xét cái lòng vua yêu hay vua ghét tính thế nào rồi hãy nóị
    (Hàn Phi Tử)
    Giải Nghĩa:
    Di Tử Hà: Người thời Xuân Thu , làm quan đại phu nước Vệ .
    Chặt chân: Một thứ hình trong năm hạng trọng hình đời cổ.
    Thiện tiện: Chính mình không được làm như vậy mà cứ làm liềụ
    Trị tội: Đem luật hình ra mà trừng trị kẻ phạm phép.
    Thân: Gần, đằm thắm, quý hóạ
    Sơ: Xa, hững hờ, ghét bỏ.
    Đàm luận : Nói năng ,bàn bạc
    Lời Bàn:
    Sự yêu, ghét thường làm cho người ta mờ đi không rõ hẳn được cái giá trị của người được yêu hay bị ghét ra thế nàọ Không nói gì yêu người này, ghét người nọ, cũng chỉ là một người ấy, lúc yêu cho ra thế này, lúc ghét cho ra thế kiạ Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chuạ Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũng theo như thế, lúc yêu hậu bao nhiêu, thì đến lúc ghét lại bạc bấy nhiêu, yêu nhau cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mườị Lại chẳng những yêu ghét riêng một người ấy, thường yêu ghét đến cả những sự hay những người có can thiệp đến người ấy, yêu nhau yêu cả tông chi, ghét nhau ghét cả đường đi lối về. Sự yêu, ghét làm cho ta thiên và nhẩm như thế, cho nên ta muốn cho công bình, khi yêu khi ghét phải nên rõ cái giá trị của người được yêu hay bị ghét, biết chỗ phải cũng phải biết chỗ trái, biết chỗ trái cũng phải biết chỗ phải cho người ta mới được.
  2. 1088

    1088 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.013
    Đã được thích:
    0
    Khổng tử có câu :
    ?oLúc 15 tuổi ta đã để chí nỗ lực học tập
    Ba mươi tuổi đã xác định được chí hướng
    Bốn mươi tuổi đã hiểu được sự lý, không còn bị mê hoặc
    Năm mươi tuổi đã hiểu được mệnh trời
    Sáu mươi tuổi nghe người khác nói đều thuận tai cả
    Bảy mươi tuổi đã có thể theo lòng muốn nhưng không hề vượt ra ngoài khuôn phép.?

    Lời bình : đây là câu nói nổi tíeng trong Luận Ngữ, sự trải nghiệm và tổng kết của Khổng Tử, khắc hoạ chân thực một đời trải qua bao sương gió, vất vả gian nan của ông và đã trở thành triết lý nhân sinh, kinh điển của phái Nho gia.
    Khổng tử khái quát cuộc đời mình bằng cách phân ra sáu giai đoạn
    Giai đoạn thứ nhất - Lúc 15 tuổi ta đã để chí nỗ lực học tập : Chí là sự đam mê ham muốn, là mục tiêu phấn đấu. Chỉ có xác định được chí mới có thể lúc nào cũng tâm niệm vào mục tiêu đó, phấn đấu không mệt mỏi.
    Giai đoạn thứ hai - Ba mươi tuổi đã xác định được chí hướng : Có lập được hướng mới có thể nỗ lực không mệt mỏi. Có người lập được hướng nhưng không bền chí , hôm nay theo đuổi cái này, mai theo đuổi cái khác, kết cục là ngày tháng trôi qua không đạt được gì.
    Giai đoạn thứ ba : Bốn mươi tuổi đã hiểu được sự lý, không còn bị mê hoặc : Càng đến tuổi trung niên, sự đời đã từng trải, đương nhiên đã có cách nhìn riêng đối với sự vật, nên không còn bị mê hoặc bởi bên ngoài, tức là không còn hồ đồ, không còn bàng hoàng do dự nữa. Đầu óc đã tỉnh táo, ý chí đã kiên định, chỉ có dũng cảm tiến lên chứ không chịu quay đầu.
    Giai đoạn thứ tư : Năm mươi tuổi đã hiểu được mệnh trời : Mệnh trời là quy luật vận hành của trời đất, của vạn sự vạn vật, là quy luật khách quan, tính tất nhiên của sự vật. Nắm bắt được mệnh trời là hiểu được tính tất nhiên,quy luật nhân quả, được mất, tức là biết thuận theo trào lưu, thuận theo đại cục.
    Giai đoạn thứ năm : Sáu mươi tuổi nghe người khác nói đều thuận tai cả : Người khi còn non trẻ va chạm ít, từng trải chưa nhiều thiếu kinh nghiệm sống, nhìn hay nghe cái gì khác ý chủ quan của mình thì không ưng ý, không thoải mái. Chỉ có người đã trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời mới có được kinh nghiệm xử thế phong phú, chủ động tự kìm chế, để lúc nào cũng thấy thuận mắt, thuận tai.
    Giai đoạn thứ sáu : Bảy mươi tuổi đã có thể theo lòng muốn nhưng không hề vượt ra ngoài khuôn phép : Bảy mươi tuổi là tuổi cổ lai hy xưa nay hiếm, nhìn nhận cuộc đời đã thực sự chín muồi, nên lòng muốn thế nào là có thể làm được như thế ấy, nhưng làm việc gì cũng không hề vượt quá sự lý của nó, không vượt quá quy tắc, quy phạm của xã hội.
  3. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa, tại một vương quốc nọ có một nhà vua về già mới bắt đầu đi tìm chân lý. Ông cho triệu tập tất cả các tăng ni trong nước, và ra lệnh cho họ tìm kiếm tất cả những sách vở, kinh điển giảng dậy về con đường giải thoát, để mang trở về cung điện. Sau vài năm trời, các tăng ni đã thu thập được một kho sách lớn gồm hàng vạn cuốn viết bằng đủ thứ tiếng, tiếng Pali, tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa, tiếng Nhật Bản, và ngay cả tiếng Việt-Nam... Nhà vua không thể nào đọc được tất cả những cuốn sách đó, nên hạ lệnh cho những vị cao tăng đã thấu hiểu đạo lý lựa chọn cho ông một vài cuốn sách quan trọng, khả dĩ giúp cho ông tiến mau trên con đường đạo hạnh. Vài năm sau, các vị tăng dâng lên cho ông một số kinh căn bản do chính đức Phật giảng dậy, cùng với một vài bộ kinh Đại Thừa, mà họ tin rằng là nồng cốt của đạo Phật. Hỡi ôi, lúc bấy giờ nhà vua đã già yếu lắm rồi, ông không còn đủ sức cầm lên một cuốn sách. Ông chỉ còn lại một yêu cầu : đúc kết lại những tinh hoa của đạo Phật thành một câu hay một chữ thôi, để may ra ông được cứu độ sang bên kia bờ giác. Sau khi hội ý khẩn trương bàn bạc, các vị cao tăng cùng nhau viết ra một chữ, và dâng lên cho nhà vua đang hấp hối. Nhà vua thều thào đọc : "TÂM" , và tắt thở với một nụ cười mãn nguyện..."
    (St)
  4. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Nhân và Trí
    Thầy trò Khổng Tử bỏ nước Lỗ lưu vong ra nước ngoài. Một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống (một trong 72 học trò hiền của Khổng Tử) hỏi:
    - Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?
    Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:
    - Thưa thầy, người nhân là người biết thương người; người trí là người biết hiểu người.
    Khổng Tử khen "hay" rồi kêu Tăng Tử vào hỏi câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp:
    -Thưa thầy, người nhân là người biết thương mình; người trí là người tự biết mình.
    Khổng Tử khen "rất hay"! Đoạn ông gọi Tử Lộ vào hỏi. Tử Lộ đáp:
    -Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình; còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình!...
    Khổng Tử rất đỗi ngạc nhiên, ngửa mặt khen rằng:
    - Bất ngờ thay!
    (St)
  5. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Đâu là Đạo? ​
    Một ngày kia, Phật chỉ trăng, bảo các đệ tử:
    Kìa là mặt trăng, cứ nhìn theo ngón tay ta thì thấy. Nhưng nên nhớ: ngón tay ta không phải là trăng.

    Những lời ta giảng về Ðạo cũng vậy. Các con cứ nghe lời ta giảng mà tìm Ðạo. Nhưng nên nhớ: lời giảng của ta không phải là Ðạo.
    (St)
  6. tast

    tast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2005
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Hòa Thượng Tuyên Hóa viên tịch ngày 12 tháng 6 năm 1995 tại Long Beach, California. Ngày 28 tháng 7 năm 1995, thánh lễ trà tỳ được cử hành trọng thể tại Vạn Phật Thành trước sự chứng kiến của hàng ngàn thiện nam tín nữ. Sáng ngày hôm sau, tất cả tro cốt của ngài được rải khắp trên địa phận của Vạn Phật Thành đúng theo lời di huấn của Hòa Thượng:
    "Khi tôi đến, tôi không có gì cả. Khi tôi đi, tôi vẫn không có gì cả. Tôi không muốn để lại dấu vết gì trên thế gian. Tôi từ hư không đến. Và tôi sẽ trở về với hư không".
    (ST)
  7. tast

    tast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2005
    Bài viết:
    1.365
    Đã được thích:
    0
    Một thiền sinh đến gặp thiền sư, nêu thắc mắc:
    - Có một điều con không thể hiểu được. Thiền tông dạy rằng cả đến cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Đối với con điều này có vẻ kỳ lạ quá.
    Thiền sư bảo:
    - Bàn luận về cỏ cây sẽ giác ngộ, thì nào có ích lợi chi đâu? Vấn đề là làm sao chính anh có thể giác ngộ được. Anh có thấy điều này không?
    Thiền sinh cảm thấy lạ lùng:
    - Con chưa bao giờ nghĩ đến điều này.
    Thiền sư kết thúc:
    - Rồi, hãy về nghĩ xem.
    (ST)

  8. hatrangg

    hatrangg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Đệ nhị tổ Huệ Khả sau khi được Đạt Ma ***** truyền tâm ấn, ngài bèn khuất thân đi làm kẻ thuê mướn cho thế gian, chịu sự sai bảo rầy mắng của chủ nhân.
    Có người biết thân phận của ngài, bèn nói:
    - Ngài là bậc tôn túc cao trọng. Sao lại đi làm những việc tầm thường hạ cấp để phải chịu sự sai bảo, la mắng của người đời như thế?
    Tổ bảo:
    - Ta đang kiểm xem cái tâm thị phi nhân ngã của mình, đâu còn thì giờ để ý đến chuyện nhục vinh. Đây không phải là việc mà các ông có thể hiểu được.
    (St)
    [nick]
    Được hatrangg sửa chữa / chuyển vào 20:51 ngày 02/07/2006
  9. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Nhất Đế​

    Nếu ai đến thăm thiền viện Obaku ở Kyoto đều nhìn thấy một bảng gỗ khắc chữ đại triện "Nhất Đế" trên cổng. Đối với người biết thưởng thức lối viết chân phương ai cũng đều tấm tắt khen ngợi là một tuyệt tác. Nó được viết bởi thiền sư Kosen hai trăm năm trước.
    Thực ra ngài viết trên giấy, rồi nghệ nhân mới dựa theo khắc trên gỗ thật lớn. Khi Kosen viết thảo thì một thiền sinh đã đứng bên cạnh mài cả hàng mấy hủ mực lớn tướng, và cũng bạo dạn không ngừng phê bình lối viết của sư phụ.
    "Chưa được," Y thưa với Kosen sau bản thứ nhất.
    "Cái này thì thế nào?
    "Còn kém, tệ hơn bản trước nữa," đệ tử phê.
    Kesen kiên nhẫn viết bản này qua bản khác cho đến khi đếm được tám mươi tư bản với chữ "Nhất Đế" chồng chất mà đệ tử vẫn chê.
    Đến một lúc thiền sinh trẻ kia bước ra ngoài trong chốc lát, Kosen nghĩ: "Bây giờ là lúc ta thoát ra khỏi cái dòm chừng của nó," và ngài phóng bút viết liền tay với tâm thư thái chữ "Nhất Đế." Quay vào, nguời đệ tử reo lên: "Tuyệt tác."

    (St - Góp Nhặt Cát Đá)
    Được Condor sửa chữa / chuyển vào 23:03 ngày 02/07/2006
  10. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Yoda là một Shogun (tướng quân) hùng mạnh ở xứ Phù Tang ngày ấy. Ngài rất yêu chuộng thơ ca, nhất là thể thơ Haiku ngắn ngủi mà bao la. Với lòng yêu mến nghệ thuật, tướng quân Yoda sáng tác nhiều bài thơ, được những người theo trường phái Nagoya nhiệt liệt tán thưởng.
    Một dịp nọ, ngài mời thi hào Basho về tư dinh của mình đàm chuyện thi phú. Chưa gặp mặt thi nhân lỗi lạc này bao giờ, khi thấy con người vĩ đại ấy ăn mặc nhếch nhác, áo quần luộm thuộm, Yoda hơi nghi ngờ. Ngài đưa bài thơ vừa sáng tác của mình cho nhà thơ:
    Con chuồn chuồn ngô
    Bứt hai cánh
    Quả ớt

    Tướng quân Yoda rất hài lòng với bài thơ này của mình. Nó không những đột ngột về mặt nghệ thuật mà còn thâm sâu về mặt tư tưởng. Chỉ vài chữ ngắn ngủi mà diễn được vòng luân hồi và thuyết vạn vật nhất thể của nhà Phật.
    Cầm lấy bài thơ ngắm nghía, Basho từ từ xoay ngược tờ giấy lại. Yoda thoáng bực tức khi cho rằng đây đúng là một tên ngu dốt giả danh thi sĩ, vì biết làm thơ ai lại mù chữ bao giờ, đọc ngược mà cũng không biết. Chợt, Yoda rùng mình, tiếng Basho thản nhiên như bông lơn, mà lại như nghiêm túc: "Ngược thế mới thuận". Rồi ông nguệch ngoạc thảo trên vuông lụa trắng:
    Quả ớt
    Chắp hai cánh
    Con chuồn chuồn ngô

    Yoda cầm mảnh lụa lặng người. Khi bừng tỉnh, Basho đã đi mất từ khi nào

Chia sẻ trang này