1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐẠO ??????????

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi nennho, 27/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Nói thì nói vậy chứ để biết được những nguyên lý tự nhiên đó là gì thì không phải là chuyện đơn giản đâu đấy nhé!!!
    TGNN
  2. nennho

    nennho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Vậy chứ ta phải làm thế nào để nắm được những nguyên lý đó để đến với ĐẠO.
    Nhân đây lại nảy sinh ra một thắc mắc khác nữa:
    Mục đích của đạo phật là tiến tới cõi niết bàn thoát khỏi vòng luân hồi (nếu như tôi không nhầm) và nếu đúng là như vậy thì có vẻ như hơi đối nghịch với ĐẠO của lão tử thì phải. Vì thoát khỏi vòng luân hồi tức là thoát khỏi những nguyên lý của tự nhiên. Mà thoát khỏi nó nghĩa là không còn chịu sự ràng buộc của nó nữa. Mà đã không chịu ràng buộc thì nghĩa là có thể làm ngược lại. Vậy thi đâu thể nói là "ĐẠO là những nguyên lý của tự nhiên, lúc nào cũng phải sống thuận theo nó".
    Vậy là có nhiều ĐẠO khác nhau sao?
    huy
  3. mua_thu_la_bay

    mua_thu_la_bay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Bác này nói bậy không. Bài này bậy nhất. Hiểu chưa rõ thì đừng nói đuợc không?
    1: Ai hiểu Đạo thế thi chả hiểu gì cả. HIểu như thế thì Đảng cũng là Đạo( Đảng có đường lối mà).
    2: Ai đời đi so sánh kiếm đạo với đạo Phật, đạo Lão. Cùng là một từ đạo nhưng nó khác nhau xa lắm. Ít nhất cũng có thể nhìn thấy từ cái cách dùng từ của nó.
    Dành chút cho bác DHN, cách nói của bác hay lắm. Đạo mà tập được thì không phải là Đạo, nhưng xin lưu ý, đó là dành cho các Đạo gia lớn như đạo Phật, đạo Lão. Còn các nbs191 thì đạo của bác nói không phải là Đạo lớn, mà chỉ là tiểu đạo thôi. Điều đó thích ứng trong đạo Khổng( cho nên đạo này không được phổ biến).
    Các bác nên về nhà ôn văn luyện võ cho kỹ vào rồi mới đem phô chứ. Tôi chỉ biết nói cho các bác tránh đương sai thế thôi. Còn nó là sao. Tôi không dám nói tới đâu. Tự biết sức mình mới là biết theo Đạo đó. Hơn nữa các bác đi sai đề hết cả.
    Ăn ốc luộc đi
  4. nbs191

    nbs191 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    0
    TGNN bàn đến "Đạo" nói chung ,chứ chả phải nói riêng Kiếm đạo hay Đạo giáo nào cả ( bạn làm ơn đọc lại tựa đề topic nhá ) .
    Riêng Tôi thấy lý luận đó là đúng ,nên tán thành,thế thôi .
    Còn vấn đền tôi nói đến việc "học đạo " ,bạn có ý kiến sau Đạo mà tập được thì không phải là Đạo, nhưng xin lưu ý, đó là dành cho các Đạo gia lớn như đạo Phật, đạo Lão. Thế hỏi bạn thầy tu có phải "học đạo " không ?? Mục tiêu của họ là gì ??
    Ở đây chúng tôi bàn đến "đạo là gì " và quan tâm đến võ đạo là chính ,chứ không bàn đến các "đạo " khác như bạn nói .
    Nếu xem đạo là 1 tôn giáo thì mỗi đạo có quan điểm khác nhau .Còn bàn kỹ vấn đề này thì qua bên thảo luận có nhiều cao thủ lắm .
    Tôi đồng ý với TGNN về quan đểm ĐẠO là những nguyên lý của tự nhiên, lúc nào cũng phải sống thuận theo nó vì chính xác là tôi đang theo tư tưởng phái Võ Đang và cũng có nhiều công sức tìm hiểu nguyên lý ấy .
    Bạn có thể thấy nennho hơi đi sai hướng 1 tý ,vì bạn ấy tưởng nhầm Đạo là tôn giáo . Tôn giáo là quan điểm của 1 số người ,nên chỉ đúng ở những trường hợp hữu hạn và đứng trên phường diện nhận xét xác định .
    Nếu như bạn lấy phản ví dụ rằng Đảng cũng là đạo thì tôi xin phản bác như sau :Đảng là 1 tổ chức ,có đường lối xác định (chính xác là theo CN duy vật ) được áp dụng trong Xã hội .Đảng cũng có cái đúng -cái sai ,những luật lệ là do con người đặt ra và tất nhiên chẳng bao giờ phù hợp với tất cả mọi người ....
    Còn Đạo như TGNN nói là những nguyên lý tự nhiên --hay theo triết học đó là chân lý .Mà chân lý thì chẳng thay đổi bao giờ(trong thế giới khách quan với điều kiện xác định ) .Có thể người ta chưa nhận thức được ,nhưng chân lý vẫn tồn tại ,bất chấp tư duy con người như thế nào ...v.v.. Ví dụ :nước chảy từ cao xuống thấp , không khí nhẹ hơn nước ..v.vv....Đó là điều ta không thể thay đổi được .
    => Đảng chẳng thể là Đạo được .
    Viết tạm vài dòng thôi .Hôm nay nbs bận quá .Hẹn bạn khi khác .
    NBS
  5. mua_thu_la_bay

    mua_thu_la_bay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Bác nói chuyện thầy tu học đạo thì bác lại càng chả hiểu gì cả? Cứ tưởng tu mà thành đạo á? Khó lắm ạ. Để tôi nói cho bác biết nhé. Người ta học đó cố gắng đó là để hiểu những gì trong kinh dạy thôi. Còn Đạo không phải thế. Có người chả bao giờ đọc kinh tụng niệm mà trong phút chốc đã đắc Đạo. Đó gọi là giác ngộ đó. Trong Đạo Phật nói là:' Ném dao đồ tể là thành Phật" là nghĩa thế đó. Đạo chưa chắc là chân lý đâu bác. Bác lại cần phải nghĩ nhiều nữa. Tôi kể cho bác nghe một câu chuyện về Thích Ca, con ruồi và con nhện nhé.

    Một hôm Thích Ca đang ngồi suy nghĩ dưới cây bồ đề, bất chợt ông nghe thấy tiếng kêu cứu rất nhỏ. Ông ta ngước mắt nhìn xung quanh thì thấy có một con ruồi đang mắc vào mạng nhện, con nhện đang tiến tới gần. Con ruồi rất hoảng hốt kêu cứu:"Hỡi đức Phật tổ, ngài từ bi cứu tôi thoát chết với". Thích Ca đứng dậy định gỡ con ruôì khỏi mạng nhện, lúc đó con nhện cũng lên tiếng thều thào:"Phật tổ à, tôi đã một tháng nay không có chút gì vào bụng, tôi sắp chết đói rồi. Liệu ngài có thể để tôi chết đói không?". Thích Ca nghe thấy thế lại chần chừ không biết làm thế nào. Cuối cùng ông ta đưa một quyết định lấy ngón tay rạch một đường trên mạng nhện ngăn cách con nhện và con ruồi. Con ruồi thì không bị con nhện xông tới nhưng dính vào mạng nhện rất chặt và khó thở, con nhện thì không mất con mồi nhưng không sao lại gần được. Sau một lúc cả hai con đều lăn ra chết. Và Thích Ca lại ngồi xuống và suy nghĩ.
    Đó là câu chuyện về Thích Ca, con ruồi và con nhện của Đạo Phật, còn trong Đạo Lão, trong sách của Trang Tử có rất nhiều câu chuyện về Đạo, nhưng tôi lấy hai câu chuyện này làm ví dụ nhé. Truyện thứ nhất:
    Tri thức muốn biết Đạo là gì. Anh ra đến hỏi Vô Vi. Vô Vi im lặng không trả lời anh ta. Anh ta đi đến tìm Vô Ngôn, Vô Ngôn nói:"Ta biết Đạo là gì nhưng ta không thể nói cho anh biết". Anh ta lại đi tìm Hoàng Đế. Hoàng Đế nói với anh ta:"Đạo lớn là thứ anh không thấy được bằng mắt thường mà lai có ở khắp mọi nơi. Trong anh có đạo, trong tôi có Đạo. Đạo bao trùm khắp cả thế giới này."
    Tri Thức rất thoả mãn, anh ta nói với Hoàng Đế:
    -Như vậy là ông và tôi đều đã hiểu Đạo là gì còn Vô Ngôn và Vô Vi thì vẫn không biết
    -Không, anh nhầm rồi. Vo Vi là Đạo Lớn, Vô Ngôn rất gần với Đạo, còn chúng ta thì xa Đạo lắm.
    Tri Thức cúi đầu, đứng dậy và ra về.
    Truyện thứ hai về Đạo Lão:
    Trang Tử viết rằng, một con Đại bàng khổng lồ, khi nó muốn bay vỗ cánh một cái làm sóng bể cao chín dặm, sông núi bạt xa 90 dặm. Cất cánh một cái bay vút lên tận chín tầng mây. Khi Đại bàng bay thế đi khắp thiên hạ vượt hết bể lớn. Vô cùng tiêu dao thích thú.
    Khi Đại bàng đang bay, dưới đất có một con chim sẻ nhỏ. Nó rất lấy làm thắc mắc.
    -Tại sao con Đại bàng kia lại tốn sức như vậy để bay cơ chứ nhỉ? Cứ như tôi đây, ở dưới đất, thích lên cành là lên cành, từ cây này sang cây khác tiêu dao thoải mái. Việc gì phải phí sức thế chứ?
    Câu chuyện chỉ có thế, trong câu chuyện của Thích Ca và trong câu chuyện này, điều muốn nói là. Chả có gì là chân lý rõ ràng cả. Chúng ta không trách Thích Ca, không chê con sẻ nhỏ. Con sẻ nhỏ nghĩ thế bởi vì nó không phải là con đại bàng, nó không thể hiểu được chí lớn của đại bàng. Cũng như người đời khen Tây Thi là đẹp, nhưng nàng ra bến nước thì cá cũng lặn đi hết vì mắt nó không thấy nàng ta đẹp. Trong các Đạo lớn thì Đạo Lão và Đạo Phật rất hay đưa ra vấn đề này.
    Với câu chuyện về Tri thức, câu chuyện đó muốn nói rằng. Đừng cố gắng ép minh vào Đạo. Đạo phải xuất phát từ bản tâm mới được.
    Bây giờ cũng muộn rồi. Tôi viết mỏi tay lắm. Chỉ muốn nói với mấy vị đôi điều để cùng nhau hiểu hơn đôi chút về cái gọi là Đạo thôi. Chúc ngủ ngon.
    Ăn ốc luộc đi
  6. nbs191

    nbs191 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    0
    Đúng ,không phải ai học đạo cũng đắc đạo được .Nhưng nếu chưa bao giờ nghĩ đến đạo thì làm sao đắc đạo .Nói như bạn thì người ta chả cần ngồi thiền ,hay tụng những bài kinh kệ dài lê thê ( trong 1 số tôn giáo ) vì "đắc đạo " chỉ như xổ số độc đắc ,bỗng dưng mà đắc đạo ư ( nhưng trúng số cũng phải mua vé số đấy nhá ..hìhì ) .
    Ở đây tôi không tranh cãi nhiều về "Đạo là gì " vì quả thật đây là vấn đề chẳng bao giờ chúng ta thông nhất với nhau được cả .Tự cổ chí kim chả ai dám khẳng định mình đúng cả .
    Vấn đề ở đây là chúng ta cảm thấy "đạo "hiện hữu thế nào trong cuộc sống ,và đặc biệt là bàn luận về võ đạo .
    Có thể bạn có quan niệm về đạo khác tôi ,nhưng nói rằng "Người ta học đó cố gắng đó là để hiểu những gì trong kinh dạy thôi. Còn Đạo không phải thế. Có người chả bao giờ đọc kinh tụng niệm mà trong phút chốc đã đắc Đạo. thì có lẽ tôi không chắc lắm .Đúng là có người đạt được điều đó mà không cần vất vả gì cả .Nhưng xin hỏi rằng xác xuất là bao nhiêu ,nếu như bạn "ngồi chờ sung rụng " kiểu ấy ? phải không bạn .
    Chúng ta là những người học võ .Bạn thấy đấy có những bậc tôn sư nhìn hiện tượng trong tự nhiên mà sáng lập môn phái ( Thái cực quyền ,Đường lang quyền ,các bài Hình quyền...v.v ) nhưng nếu họ không có căn cơ võ học ,không phải khổ luyện để đạt đên 1 trình độ nào đó thì làm sao có thể "ngộ" mà rút ra kinh nghiệm ,sáng tạo môn võ mới ??
    Tóm lại ,NBS không muốn biến box VT thành box thảo luận..hic...cô gem chửi chết ..hì hì... Nhưng có đôi điều muốn nói rằng : người học võ hãy cố gắng làm theo những nôi quy môn phái ( vì ít ra các ***** cũng " ngộ "được 1 điều gì nên mới bắt buộc làm theo ) và siêng năng tập luyện dần dần ,tuỳ tâm cơ mỗi người sẽ cảm thấy "đạo " trong lòng mình .Thế thôi .
    to TGNN : đâu mất rồi ,chạy ra nói tiếp giùm để nbs còn đi học chớ..hehee
    NBS
  7. gemmenoire

    gemmenoire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Các bác có thấy mình càng nói càng luẩn quẩn không? Thực ra mọi người ở đây chưa ai thực sự biết đạo là gì và cũng chưa ai ngộ đạo...Vậy mà lại nói như hiểu biết rất rõ...như nắm chắc nó vậy.....Tôi nghĩ nên ngừng ở đây thôi...
    Đạo là một khái niêm trìu tượng nên đừng cố nắm bắt, đừng cố tỏ ra hiểu biết về nó.....Đạo với mỗi người khác nhau và cũng chưa chắc ai sai, ai đúng nên không nên tranh luận quá sâu.
    Chỉ nên nhận biết nó ở mức độ vừa phải như TGNN đã nói......

    E trở về đúng nghĩa trái tim e
    Là máu thịt đời thường ai chẳng có
    Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
    Nhưng vẫn yêu a cả khi chết đi rồi
  8. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Ôi chao, ?omùa thu lá bay? cái tên thật là đẹp mà hung dữ quá. Vất vả cho huynh nbs phảI nói đỡ giùm cho đệ. Đa tạ! Đa tạ!

    To mua-thu-la-bay: ?oMùa thu lá bay? này, ở trên mình đã nói rồI mà, mình chỉ bàn đến VÕ ĐẠO. Cụ thể ở đây là ĐẠO của phái Võ Đang. Ý mình nói là thông qua cái lý lẽ về dòng nước đó, Thái Cực Quyền cũng tuân thủ theo như vậy: không bao giờ dùng sức chống lạI sức của đốI phương, mà phảI dùng mượn lực của đốI phương để phản đòn. Võ Đang quyền phổ có ghi: ?oNgườI học Thái Cực Quyền phảI lấy ĐẠO làm cơ bản, lấy sự dưỡng tâm, định tính, tụ khí, liễm thần làm chủ đích?. Chỉ vậy thôi! Mình có dám bàn tán gì cao siêu đâu. Đâu có dám nói Phật tổ dở, Khổng Tử dở, Các Mác hay Lão Tử dở đâu. Đó toàn là những bậc thánh nhân, một thằng con trai mớI 19 tuổI đầu, chưa hiểu biết gì về lẽ đờI, chưa lăn lộn trong cuộc sống thì làm sao mà dám bàn đến sự hay dở các vị đấy. Mình học hỏI hết tất cả những bậc thánh nhân đó nhưng mình không tin hoàn toàn vào bất kỳ ngườI nào.
    ?oĐẠO là những nguyên lý của tự nhiên?, câu này trích trong ĐẠO ĐỨC KINH của LÃO TỬ. Mình không hề nói câu đó đâu đấy nhé, tự dưng lạI nhào vô rủa xả. Mình chỉ nêu ứng dụng của nguyên lý đó trong Thái Cực Quyền thôi. Nếu được thì mình nghĩ mùa-thu-lá-bay nên tìm mua quyển sách này, chỉ khoảng 6000 chữ thôi nhưng chứa đựng rất nhiều tư tưởng triết học sâu xa, rất nhiều triết gia Trung Quốc xây dựng tư tưởng cho phái mình chỉ từ một vài câu làm tiền đề trong quyển này.
    Còn chuyện bạn nói Khổng giáo (hay còn gọI là Nho giáo) là tiểu đạo và không được phổ biến thì hoàn toàn sai lầm. Khống giáo không phảI là một tôn giáo mà nó chỉ là những quy tắc xử sự theo cấp bậc giữa con ngườI vớI nhau do Khổng Tử sáng lập. Tư tưởng nhà Nho có nộI dung phong phú nhất trong triết học Trung Hoa, là tư tưởng thống trị được các nhà thống trị thi hành cả ngàn năm nay. Nếu như bạn thật sự có nghiên cứu về Nho giáo thì chắc chắn là bạn biết tạI sao tư tưởng nhà Nho lạI được dùng để thi Trạng nguyên, được dùng để dạy học trong suốt thờI phong kiến ở Việt Nam và Trung Quốc chứ???
    Nhà Nho nhấn mạnh ?onhân nghĩa?, cường điệu ?olễ nghĩa?. ?oNhân? là hạt nhân tư tưởng của nhà Nho. Khổng Tử nói: ?oNgườI nhân, tâm có dũng?, ?ongườI nhân yêu ngườI?. Trong tư tưởng luân lý của võ thuật truyền thống cũng thẩm thấu cái quan niệm ?onhân nghĩa? này. Các môn phái lớn nhỏ của Trung Hoa và Việt Nam thuộc các tôn giáo khác nhau đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Vì ở trên mình đã nói về ĐẠO (Lão) của Võ Đang, ĐẠO (Phật) của Thiếu Lâm, nên bây giờ mình xin trình bày luôn về ĐẠO trong võ thuật của Nho gia (Điển hình có Hình Ý quyền). (Hãy nhớ, chúng ta chỉ bàn về VÕ ĐẠO).
    Tư tưởng ?onhân nghĩa? của võ thuật trước hết nhấn mạnh vào việc kính giữ lễ phép phong kiến tức là không được ?ophạm bề trên, làm loạn?. Sách ?oQuyền kinh quyền pháp bị yếu? của phái Thiếu Lâm đã nhấn mạnh:? ĐẠO cấm truyền bừa bãi?, phảI truyền cho ?ongườI hiền lương?. Điều răn thứ 10 của phái Thiếu Lâm nhấn mạnh:?kẻ ngang ngược bất nghĩa không truyền, ngang ngược tất làm loạn, kẻ bất nghĩa thì phụ ơn?. Trong quyển ?oThương pháp Nga Mi? có nói: ?oKẻ không biết không nói tớI, kẻ bất nhân chớ có truyền dạy. Nói đến nguồn dạy ĐẠO, quý ở chỗ chọn ngườI?.

    Quan niệm ?onhân nghĩa? trong võ thuật Trung Hoa còn thể hiện ở chỗ luận về mục đích đánh đấm của võ thuật. Võ Thiếu Lâm có phép điểm huyệt. TạI sao lạI sáng tạo ra phép điểm huyệt? Cốt để giết ngườI hay cứu ngườI? Trong ?omật điển? ?oLa Hán hành công đoản đả? có nói: ?osáng tạo ra điểm huyệt, thánh nhân bất đắc dĩ mớI phảI dùng?, cốt để khiến cho kẻ đó ?otâm thần hôn mê, tay chân rũ liệt, hễ cứu là tỉnh, không cốt làm bị thương người. Ai có chí cẩn thận học tập mớI không phụ tấm lòng hiền hậu của ngườI chủ vậy?. Đủ thấy sáng tạo ra phép điểm huyệt cũng xuất phát từ chữ ?onhân?. Còn trong ?oNga Mi thập nhị pháp? rất nhiều lần nhấn mạnh ý ?okhông tranh?, ?ongăn cản?, ?ohóa giảI?, ?oluôn nhớ đến sự từ bi?? những ý tưởng này về bản chất là nhất trí vớI ?onhân nghĩa? của nhà Nho.
    Học thuyết nhà Nho trọng công lợI, thường thực dụng, nhấn mạnh tu thân, kính giữ lễ nghĩa và trung dung (vừa phảI, biết điều, không ham hố thái quá) giữ hòa thuận mà không trôi nổI, trung lập mà không dựa dẫm để di dưỡng cái khí hạo nhiên, tinh thần cương trực, chính đạI quang minh. Hình Ý quyền cũng không mắc vòng phiền tỏa, về hình thì vô cùng đơn giản, chỉ có sự biến hóa của Ngũ hành: phách, bằng, toản, pháo, hoành quyền, bộ pháp thì vô cùng giản dị chẳng cung, chẳng mã, chẳng tung, chẳng nhảy? cũng gọI là hơi tô vẽ trong cách đánh thực dụng. Còn về phép vận hành, chân dậm trên đường ngay thẳng trên đất, tay đưa theo đường ngay thẳng, thân đứng trên đường ngay ngắn, ý giữ cái khí trung hòa tựa gập lạI mà không gập lạI, như vươn ra mà chẳng vươn, giống phát mà chẳng phát, như chuyển mà không chuyển. Đấy chính là cái ĐẠO trung dung của nhà Nho.
    Học thuyết nhà Nho coi trọng sự hồn hậu chất phác, phong nhã tự nhiên. Hình Ý quyền thuộc loạI chiêu thức giản dị, kình lực hùng hậu, khí đan điền đầy dẫy, mệnh hỏa tràn đầy, ý niệm thuần chính, không dâm không tạp, không gì qua mà không tớI, nghiễm nhiên là hạng phong nhã, tự nhiên mà lạI hàm súc.
    Trên đây mình đã giớI thiệu ĐẠO của Nho gia và ảnh hưởng sâu rộng của nó tớI võ thuật Trung Hoa, cụ thể qua Hình Ý Quyền cũng là một võ phái lừng danh.
    Tóm lạI, ĐẠO trong mỗI võ phái khác nhau. Võ Đang thì thuận theo ?onhững nguyên lý của tự nhiên?, Thiếu Lâm thì vươn tớI sự ?olàm chủ bản thân mình? còn Hình Ý thì nhấn mạnh đến ?onhân nghĩa?, ?otrung dung?. Tất cả những thứ đó đều thật tuyệt và đều đáng để chúng ta học hỏI cả.
    To nbs: huynh này, thật ra chuyện mùa-thu-lá-bay chê bai bài của đệ cũng là chuyện thường tình thôi, đều thuận theo ?onhững nguyên lý của tự nhiên? cả. MọI hành động của con ngườI đều xuất phát từ nhu cầu của bản thân mình. Chẳng hạn như chuyện đệ hay viết bài lên là do nhu cầu xã hộI trong đệ, đệ cần được ngườI khác tôn trọng vốn kiến thức của mình chẳng hạn. Hay chuyện tham ô, tham nhũng cũng đều bắt nguồn từ nhu cầu ?otiết kiệm sức lực?, không muốn làm nhưng muốn ăn. Chuyện chê bai giữa ngườI này hay ngườI khác cũng vậy thôi, do nhu cầu ?ocần được tôn trọng, cần được để ý? cả. Nếu như huynh nbs và tỷ gemmenoire khen bài của đệ thì coi như TGNN này nổI nhất rồi. Đáng lẽ phảI chê cơ thì huynh mớI cho mọI ngườI thấy mình hay chứ, vì mình có hay hơn thằng TGNN này thì mớI dám chê nó chứ. PhảI vậy không??? Hiểu được đến tận cùng những hành động của mình và của ngườI khác tức là ta đang tiến dần đến ĐẠO vậy, vì chỉ khi hiểu ta thì ta mớI làm chủ được bản thân ta.
    Do đó, ta cũng có thể hiểu và thông cảm cho thói quen hay chê bai của ngườI Việt Nam. Nhưng thật sự đó là một thói quen rất xấu đấy. Nó làm cho ta không nhận thức được những cái mớI, không hiểu và ủng hộ cái mới. Trong giớI văn chương cũng vậy, có nhiều ngườI chỉ cần cầm quyển sách của một ngườI lên, túm ngay một câu một chữ nào đó bất kỳ mình nhìn thấy rồI chê, trong khi chưa hề đọc toàn bộ quyển sách xem nó nói gì. Đó là một điều mà ngườI Việt Nam rất hay mắc phải. Ngay cả chuyện đấu đá giữa các nhà khoa học Việt Nam cũng vậy, ngườI giỏI thì bị dìm, những ngườI khác thì giấu nghề, không chịu hợp tác vớI nhau, thậm chí có ngườI còn lấy công trình của học trò mình ra đem bán nữa chứ. Và trong võ giớI cũng vậy thôi, ngườI học môn này thì chê môn võ của ngườI khác. Không hợp tác vớI nhau đưa võ thuật Việt Nam phát triển thì chớ mà lạI suốt ngày cãi nhau: ?ochính tông? vớI ?okhông chính tông? v.v?Cũng chính vì lẽ đó mà đệ quyết tâm đi du học một chuyến, để học hỏI những kiến thức khoa học mớI nhất và cả cách làm việc tập thể của những nước phương Tây. Mong rằng những điều đó sẽ giúp ích cho Việt Nam và cho cả công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đạI hóa nước nhà.
    To all: xin lỗI mọI ngườI vì vài dòng ngoài lề trên, nhưng thật sự là TGNN này viết bài trên box Võ Thuật này không phảI vì nhu cầu cần có danh của mình đâu. Mục đích của TGNN này là trao đổI vớI các bạn yêu thích võ thuật và truyền bá võ thuật cổ truyền của Việt Nam. Giúp cho những ai chưa thấy võ cổ truyền hay và đẹp thì rồI sẽ thấy. Một nửa số võ sinh của tp.HCM này theo học Taekwondo, đó là một điều đáng buồn lắm thay!!!
    TGNN
  9. HuyenThoaiVoLam

    HuyenThoaiVoLam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    TGNN huynh ơi, sửa lại cái dòng cuối đi. Võ thế giới hay võ dân tộc thì cũng là võ thôi. Môn của huynh cũng là Thiếu Lâm mà.
    Nói vậy không khéo mấy bác Taekwondo lại tự ái.
    Huyền Thoại Võ Lâm.
  10. nbs191

    nbs191 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    0
    Chả qua là nghe mùa thu nói đạo chả cần học ,chỉ cần may mắn "ngộ" được thì đắc đạo .Nghe câu này sao thấy chán nản quá ,chả muốn học khỉ gì nữa . hì hì ..(chứ chẳng phải nbs bênh vực bên nào ,hay tự cho mình đúng ).
    to TGNN: Bác HTVL nói đúng đấy .Để hàng ấy không khéo chuyện bé xé ra to mất
    NBS

Chia sẻ trang này