1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Darkthrone-Unholy Black Metal

Chủ đề trong 'Nhạc Rock' bởi abaddon, 16/01/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Darkthrone là một ban nhạc rất xuất sắc trong làn sóng các ban nhạc Black Metal đầu tiên tại Na Uy như Mayhem, Immortal, Emperor.... Năm 1986, Darkthrone thành lập tại Oslo gồm các thành viên: Gylve Nagell (Fenriz) chơi trống, Ted Skjellum (Nocturno Culto) chơi guita kiêm ca sĩ, Ivar Enger "Zephyrous" chơi guiar và Dag Nilsen chơi bass. Sau đó, họ cho ra 3 demo Land Of Frost, Thulcandra và Cromlech, rồi ký hợp đồng với hãng dĩa Peaceville của Anh. Mãi đến năm 1990, ban nhạc mới đến phong thu nổi tiếng Sunlight Studios tai Stockholm (Thụy Điển) ghi âm album đầu tay "Soulside Journey", album này bao gồm hầu hết các ca khúc demo trước đó và thêm một vài ca khúc mới. "Soulside Journey" là một album Death Metal khá hay nhưng Darkthrone chưa để lại dấu ấn gì cả. Tuy nhiên lúc đó, các thành viên mới 19 tuổi.

    Năm sau, các thành viên của Darkthrone quen với Euronymous, một nhân vật nổi tiếng của Black Metal vào lúc đó. Euronymous thực sự gây ấn tượng với Darkthrone, họ nảy ra ý tưởng mới, đưa Death Metal theo một khuynh hướng mới, kết hợp nền nhạc Death Metal với chủ nghĩa Satan. Dag Nilsen không hài lòng và tách khỏi nhóm. Tuy nhiên, Nilsen vẫn là thành viên chơi theo mùa của Darkthrone. Năm 1992, Darkthrone hoàn toàn lột xác, một tuyệt kỹ của Black Metal "A Blaze In The Northern Sky" ra đời. Theo lời Fenriz thì Darkthrone của thời kỳ 1986-1992 đã không còn nữa, "A Blaze In The Northern Sky" như một album mở đầu cho kỷ nguyên mới của Black Metal.

    Vào những năm đầu thập kỷ 90, Black Metal ở Na Uy bắt đầu nở rộ, tranh cãi xung quanh tư tưởng "Black Circle". Darkthrone tiếp tục một bước tiến mới với "Under A Funeral Moon" phát hành vào tháng 6 năm 1993, một album rất đặc trưng của Black Metal Na Uy. Trong album này, Nocturno chơi thêm vai bass. Hai album liên tiếp của Darkthrone chịu nhiều ảnh hưởng của Celtic Frost và Bathory. Trong năm đó, Fenriz thực hiện một solo riêng "Viterskugge" cũng do hãng Peaceville phát hành. Tuy nhiên Fenriz vẫn xem trọng vai trò của mình với Darkthrone. Năm 1994, album mới "Transilvanian Hunger" được phát hành, album khá hay nhưng hầu hết hát bằng tiếng Na Uy, trong đó 4 ca khúc cuối do Varg Vikerness sáng tác. Lời nhạc chứa đậm màu sắc tà giáo, ngoại đạo, trong ca khúc "As Flitermice As Satans Spys" có câu "In the name of God let the churches burn". "Transilvanian Hunger" được xem là album rất tiêu biểu cho dòng Norwegian Aryan Black Metal. Tuy nhiên việc quá nhiều ca khúc bằng tiếng Na Uy khiến cho hãnh Peaceville không hài lòng và họ chấm dứt hợp đồng với Darkthrone. Darkthrone chuyển sang ký họp đồng với hãng Moonfog qua sự giới thiệu của ban nhạc Satyricon.

    Năm 1995, album đầu tiên của Darkthrone với hãng Moonfog "Panzerfaust" được phát hành trong đó có một số ca khúc bằng tiếng Na Uy do Varg Vikerness viết. Darkthrone quay lại thời kỳ đầu tiên của Black Metal do Celtic Frost khởi xướng. Album chịu ảnh hưởng rất to lớn của Celtic Frost. Tuy nhiên, "Panzerfaust" không thành công lắm. Sau đó, không rõ lý do vì Zephyrous biến mất. Darkthrone chỉ còn lại hai thành viên từ lúc đầu. Cũng năm đó, Fenriz bận rộn với rất nhiều kế hoạch ngoài Darkthrone, giữa năm Fenriz thực hiện một solo bằng tiếng Na Uy "Hostmorke" với Satyricon, đến cuối năm, Fenriz cùng với Frost và Satyr của nhóm Satyricon thực hiện một demo "Norwegian Lore" nói về quê hương Na Uy. Tuy nhiên, tất cả mọi solo của Fenriz đều không có tiếng vang gì.


    Năm 1996, Darkthrone cho ra album tiếp theo với hãng Moonfog "Total Death" chỉ với Fenriz và Nocturno Culto. Lời nhạc của "Total Death" không có bài nào do Fenriz viết mà do Nocturno, Ihsahn (Emperor) và Satyr viết. Darkthrone đã trở lại với chính mình và "Total Death" được đông đảo các fan của Black Metal đón nhận. Sau đó, Fenriz im hơi lặng tiếng một thời gian, có tin cho rằng Fenriz đi ra nước ngoài nghỉ ngơi một thời gian. Tưởng chừng như Darkthrone đã tan rã nhưng không lâu sau Fenriz trở lại với Darkthrone.

    Năm 1997, Nocturno Culto và Fenriz mời lại Dag Nilsen, Zephyrous và Satyr thực hiện album "Goatlord" gồm các ca khúc trong khoảng thời gian từ 1991-1994 của Darkthrone nhưng chơi theo phong cách khác và có sửa đổi về lời. Tuy nhiên, album không thành công lắm, Fenriz và Nocturno cảm thấy chán nản và họ quyết định tạm nghỉ ngơi một thời gian. Năm 1998, để biểu dương những đóng góp của Darkthrone, 8 ban nhạc của Na Uy có ít nhiều ảnh hưởng của Darkthrone như Satyricon, Emperor, Dimmu Borgir... thực hiện album "Holy Darkthrone". Như được khích lệ, Fenriz và Nocturno Culto quyết định trở lại.

    Tháng 6 năm 1999, Darkthrone trở lại với album mới "Ravishing Grimness" thành công rực rỡ. Bây giờ chỉ còn Fenriz và Nocturno trong phòng thu đảm nhận tất cả mọi công việc của một ban nhạc. Đến năm 2000, hãng Peaceville phát hành album "Preparing For War" tổng hợp các ca khúc hay của Darkthrone từ "Soulside Journey" đến "Transilvanian Hunger". Mới vừa rồi Darkthrone cho ra album mới "Plaguewielder". Giờ đây chỉ còn hai thành viên nhưng Darkthrone vẫn luôn sánh bước cùng với Metal vào thế kỷ 21. Có lẽ họ không muốn đứng ngoại cuộc với kỷ nguyên được xem là sự nổi dậy mạnh mẽ của Metal.

    [red]
    IN METAL WE TRUST
  2. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    A Blaze In The Northern Sky-Darkthrone-1992-Peaceville
    "Hear the Pride of A Northern Storm. Triumphant Sight on A Northern Sky"
    Một ngọn lửa sáng rực trên bầu trời Bắc Âu, Darkthrone đã làm nên một ngọn lửa cháy bừng của Black Metal. Đây là album đầu tiên của Darkthrone mà tôi nghe và cũng thích Darkthrone từ lúc đó. Celtic Frost ảnh hưởng rất nhiều đối với Darkthrone, trong đoạn dạo đầu của ca khúc "In The Shadow Of The Horns" nghe rất giống với album đầu tay của Celtic Frost "Morbid Tales". A Blaze In The Northern Sky là một album đỉnh cao của Black Metal Na Uy ở buổi đầu, lúc đó sự khác nhau giữa Death và Black Metal chưa rõ nét. Mặc dù có tai tiếng này nọ nhưng không thể phủ nhận Darkthrone là một ban nhạc Black Metal cực xuất sắc. Tiếng guitar kêu rít hòa trộn với giọng hát như điên dại của Nocturno Culto và tiếng trống nhịp nặng nề của Fenriz, có lẽ bạn sẽ cảm thấy như mình đang nghe một album Death Metal với âm thanh và giọng hát cực quái dị. Trong các album của Darkthrone thì điều ưng ý nhất là điệu guitar bập bùng và giọng hát rất đặc trưng cho sự ma quái của Black Metal. Lời ca mang đậm bản chất tà giáo, ngoại đạo, điều này giống với Mayhem. Ca khúc sau cùng "The Pagan Winter" cực hay tuy nhiên tôi có thể đảm bảo với các fan của Black Metal là không một ca khúc nào trong album này làm bạn thất vọng. Rất nhiều fan của Black Metal yêu thích A Blaze In The Northern Sky và chắc bạn cũng không phải là ngoại lệ.Theo lời tựa thì album này dâng tặng cho vị vua của Black Metal Na Uy: Euronymous. Nhìn tựa đề album này, tôi mong muốn một ngày nào đó một ban nhạc Metal của Việt Nam sẽ phát hành một album có tựa "A Blaze In The Southern Sky". Liệu điều đó có qúa xa vời không?
    Under A Funeral Moon-Darkthrone-1993-Peaceville
    Kinh hoàng Black Metal, Darkthrone tiếp tục làm nên một ngọn lửa cháy rực nữa sau A Blaze In The Northern Sky. Với hai alubm liên tiếp thành công rực rỡ, Darkthrone đi vào lòng các fan của Black Metal. Các fan của Black Metal không được bỏ qua album này. Bạn sẽ cảm giác như một cái cối xay gió đang ào ạt thổi nhưng nhịp điệu bị phân cách thành từng mảnh riêng biệt. Tôi muốn bật người dậy khi nghe đoạn dạo đầu với nhịp điệu rất mãnh liệt trong "Natassia in Eternal Sleep". Có thể nhận xét album này thành hai góc độ: rất điển hình cho tư tưởng Sa Tăng của các ban nhạc Black Metal Na Uy (lời nhạc do Fenriz viết như những vần thơ của Sa Tăng) và là một hướng đi đúng đắn cho các ban nhạc Black Metal về sau. Chẳng có ban nhạc Black Metal nào của Na Uy về sau lại không biết Darkthrone cả.Tiếng đàn guitar nhanh mạnh, chói tai bao quanh tiếng trống thình thịch của tay trống xuất sắc Fenriz làm thành một thứ âm điệu thật tàn khốc. Giọng hát của Nocturno Culto thật mãnh liệt như muốn lấn át tất cả mọi âm thanh do đàn, trống tạo nên. Tôi dám khẳng định: đây là một kiệt tác của Darkthrone và cả của Black Metal. Sự đa dạng trong cấu trúc của các ca khúc và nhịp điệp bị phá cách. Tất cả mọi điều khẳng định tài năng xuất sắc của Fenriz và Nocturno Culto. Nếu bạn muốn sưa tầm các album thật hay của Black Metal thì Under A Funeral Moon xứng đáng nằm trong danh sách đó. Năm 2001, hãng Peaceville phát hành lại album này, họ trích lời tựa là "Seriously Black Norwegian Metal. A completely mayhemic piece of art".
    Transilvanian Hunger-Darkthrone-1994-Peaceville
    Sau hai thành công liên tiếp, Darkthrone cho ra album thứ ba Transilvanian Hunger có tới 6 ca khúc bằng tiếng Na Uy, tôi cảm thấy rất bực bội về điều này dù rằng Transilvanian Hunger cũng là một album khá hay, khá tiêu biểu cho "True Norwegian Black Metal". Bạn sẽ phần nào hình dung ra vị lãnh chúa khát máu, chủ nhân toà lâu đài vùng Transilvanian, bá tước Dracula trong ca khúc "Transilvanian Hunger". Theo tôi, đây là ca khúc hay nhất trong album này và là một trong những ca khúc của Darkthrone mà tôi rất thích. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về "Transilvanian Hunger", riêng tôi cảm thấy có đôi điều có thể nói về "Transilvanian Hunger", tiếng guitar của Nocturno và Zephyrous đối ngẫu về âm nhưng hay lặp lại nhiều nhịp giống nhau, tay trống cự phách Fenriz luôn xuất sắc và giọng hát tựa như ma quỷ kêu rào của Nocturno làm người nghe có cảm giác như quỷ dữ đang hiện hữu. Trong album này, Fenriz kiêm thêm vai bass. Sự hoà âm phối khí là điều ưng ý nhất về album này. Nếu bạn đã nghe hai album trước đó của Darkthrone có lẽ bạn sẽ không hài lòng với album này, tôi chỉ đáng giá 7/10. Ca khúc "As Flitter As Satans Spys" mang đậm màu sắc của Sa Tăng: "A Fare to Raise the Flag (of Satan)". Các bạn sẽ không phàn nàn gì nhiều về chất lượng âm nhạc nhưng chỉ có duy nhất 2 ca khúc bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu bạn thích Black Metal thì bạn cũng không nên bỏ qua album này. Điều may mắn là các album xuất sắc của Darkthrone hầu hết đều hát bằng tiếng Anh.
    Hiện giờ ở HCMC có 3 album của Darkthrone:
    A Blaze In The Northern Sky, Unnder A Funeral Moon và Preparing For War. Có bạn nào ở HCMC muốm tìm hiểu về Black Metal không?
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  3. Death_eater

    Death_eater Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2001
    Bài viết:
    2.170
    Đã được thích:
    0
    Thật tiếc là những bài như này lại ít người đọc wá,chắc tại dòng Death/black ít người nghe.
    Bác cứ thế mà tiến nhé Abaddon:không ai nghe thì ta nghe,he he
    Death eater

    TO BE A ROCK AND NOT TO ROLL!
  4. hqtrung

    hqtrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Ve black thi tui khoai nghe Emperor hon. Nhung Darkthrone thi tui cung nghe qua roi. Co the ghe qua 193 Ly Chinh Thang yeu cau chep dia nay.
  5. amateur_in_rock

    amateur_in_rock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    4.007
    Đã được thích:
    0
    mờ cả mắt huhu kính tui tăng số vì đọc bài của ông đấy ^o^
    Die with your boots on ^-^
  6. nhotcay

    nhotcay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    2.200
    Đã được thích:
    0
    Tui thấy có Abadon là tích cự đóng góp cho Rock Club nhất đó. Nhiều ngừoi chỉ có đi cãi nhau chán ứa.
    Vote cho Abadon 5*
    The Gods made Heavy Metal

Chia sẻ trang này