1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Das Parfum - Mùi hương Chuyện một kẻ giết người ( Patrick Suskind )

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi colourofthewind2512, 12/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. colourofthewind2512

    colourofthewind2512 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2006
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Có rồi đấy bạn ạ , perfume the story of a murder, ra hàng đĩa hỏi là có rồi đấy
  2. colourofthewind2512

    colourofthewind2512 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2006
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Thoạt nhìn Monsieur Grimal ?" không phải lần đầu tiên đánh hơi cái lớp mùi bao quanh Grimal ?" nó biết ngay ông này sẵn sàng đánh nó chết liền dù chỉ phạm một điều quấy nhỏ. Mạng sống của nó chỉ giá trị bằng cái công việc nó hoàn thành, do sự hữu dụng mà Grimal đánh giá. Vì vậy mà Grenouille theo răm rắp, không thử phản kháng dù chỉ một lần. Ngày qua ngày, nó nút chặt mọi năng lực tiềm tàng của sự thách thức và ương ngạnh vào trong người, chỉ dùng rất ít theo kiểu con bọ chét để sống qua cái giai đoạn giá băng sắp đến: dai, không đòi hỏi gì, kín đáo và giữ thật kỹ cái ngọn lửa chiếu tia sáng hy vọng chỉ dám để le lói. Lúc này nó là một mẫu mực về sự dễ bảo, thanh đạm và cần cù, tuyệt đối vâng lời, cho gì ăn nấy. Tối tối nó ngoan ngoãn chịu để bị nhốt trong cái kho cạnh xưởng, nơi cất những dụng cụ và treo da thô xát muối. Ở đây nó phải ngủ trên nền đất nện. Ngày ngày nó làm việc đến tối mịt, mùa đông tám tiếng, mùa hè mười bốn, mười lăm, mười sáu tiếng, nạo thịt những tấm da hôi kinh tởm, nhúng nước, cạo lông, rắc vôi, nhúng dung dịch kiềm, vò, đập, xát nước vỏ dà, bửa gỗ, lột vỏ gỗ phong và gỗ thuỷ tùng, leo xuống hố đun vỏ dà đầy hơi cay xé, theo lệnh bọn thợ phụ xếp da lên trên vỏ cây thành lớp, rải mụn cây đã đập nát lên trên, rồi phủ nhánh cây thủy tùng và đất lên cái giàn hoả thiêu kinh tởm này. Mấy năm sau nó sẽ phải đào và lôi những xác da ướp, bấy giờ thành da thuộc ấy lên.
    Nếu không chôn da xuống và đào da lên thì phải đi lấy nước. Xách nước từ sông, mỗi lần hai thùng, mỗi ngày cả trăm thùng, hàng tháng dài như thế là vì cái nghề này cần không biết bao nhiêu là nước để rửa, để làm mềm, để nấu dung dịch, để nhuộm. Hàng tháng trường người nó không chỗ nào khô vì phải xách nước, đêm đêm nước nhỏ ròng ròng từ quần áo nó, da nó lạnh ngắt, mềm đi và trương lên như thể miếng da dùng lau nước.
    Sau một năm sống giống súc vật hơn là người, nó bị bệnh than, một chứng bệnh đáng sợ trong nghề thuộc da và thường chỉ có chết. Grimal cầm bằng như mất nó, tìm người thay, tuy không phải không tiếc vì ông ta chưa từng có một tay thợ cho gì nhận nấy và làm giỏi như Grenouille. Nhưng trái với mọi chờ đợi, Grenouille khỏi bệnh. Nó chỉ phải mang thẹo của những chùm nhọt to đen ở sau tai, ở cổ và trên má khiến nó bị biến dạng và trở nên xấu xí hơn dù vốn dĩ nó đã xấu rồi. Ngoài ra nó còn miễn dịch với bệnh than để từ nay có thể nạo các tấm da bẩn thỉu nhất với hai bàn tay trầy trụa và chảy máu mà không sợ bị nhiễm trùng lại, quả là lợi vô giá. Do đó nó khác hẳn không chỉ với đám học nghề và thợ phụ mà cả với đám có khả năng thay thế nó nữa. Và bởi vì bây giờ nó không dễ thay như trước kia nên giá trị của việc nó làm, nghĩa là giá trị mạng sống của nó, cũng tăng theo. Bỗng dưng nó không còn phải ngủ chỉ trên nền đất nữa mà đã được phép dựng trong kho một cái bục gỗ, được rơm để trải lên trên và được một cái chăn riêng. Khi ngủ nó không còn bị nhốt nữa, bữa ăn cũng đầy đủ hơn. Grimal không còn nuôi nó như bất kỳ con vật nào mà là một gia súc có ích.
    Khi nó mười hai tuổi, Grimal cho nó nghỉ nửa ngày chủ nhật và vào tuổi mười ba nó còn được phép đi chơi một tiếng, làm những gì nó thích vào buổi tối sau khi xong việc. Nó đã thắng bởi vì nó sống và bây giờ nó có được một chút tự do đủ để nó tiếp tục sống. Giai đoạn ngủ đông đã qua. Con bọ chét Grenouille cựa quậy. Nó đánh hơi không khí ban mai. Nó khao khát săn mồi. Cái vùng chứa mùi lớn nhất thế giới mở ra trước nó: thành phố Paris.
  3. colourofthewind2512

    colourofthewind2512 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2006
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    0
    Như thể vườn địa đàng vậy. Chỉ hai riêng vùng phụ cận Saint-Jacques-de-la-Boucherie và Saint-Eustache cũng đà là vườn địa đàng rồi. Trong những ngõ hai bên Rue Saint-Denis và Rue Saint-Martin, người ở chen chúc, nhà sát nhà, năm, sáu tầng khiến không thấy bầu trời và lớp không khí sát nền đất như bị ứ lại trong những đường ống ẩm thấp và đặc sệt mùi. Cái mùi của người trộn lẫn với súc vật, hơi của thức ăn và bệnh tật, của nước và đá cuội, của tro và da thuộc, của xà bông và bánh mì mới nướng, của trứng luộc trong giấm, của mì sợi và đồng thau đánh bóng, của lá xô thơm, của bia và nước mắt, của mỡ và rơm rạ khô lẫn ướt. Hàng nghìn và hàng nghìn thứ mùi hoà thành một thứ cháo đặc vô hình tràn ngập các ngõ hẻm, hoạ hoằn mới bay đi nếu ở trên tuốt các nóc nhà còn ở dưới đất thì không bao giờ. Người dân ở đó chẳng còn ngửi thấy trong cái thứ cháo này cái gì đặc biệt bởi vì nó từ họ mà ra và không ngớt thấm vào họ, nó chính là cái không khí họ thở và nhờ đó họ sống, nó giống như bộ quần áo ấm đã mặc lâu khiến cho người ta không còn ngửi thấy gì và không còn cảm thấy trên da thịt. Còn Grenouille ngửi thấy tất cả như mới lần đầu. Nó không chỉ ngửi cái toàn thể của hỗn hợp mùi kia mà chẻ nhỏ ra, phân tích thành những phần, những mảnh nhỏ khác biệt nhất. Cái mũi nhậy của nó gỡ cái mớ bòng bong gồm mùi thơm và mùi hôi nọ thành từng sợi riêng lẻ của những mùi cơ bản không thể nào tách thêm được nữa. Nó sung sướng khôn tả khi tách những sợi ấy ra, se chúng lại.
    Nó thường đứng lại, tựa vào tường, hay nép mình trong một góc tối, mắt nhắm lại, miệng hé ra, cánh mũi phập phồng, bất động như một con cá rình mồi trong dòng nước lớn, đen sậm, chầm chậm trôi. Để rồi khi một làn gió mỏng manh đưa tới nó đầu một sợi hương thơm mềm mại, thì nó chụp ngay lấy, không nhả ra nữa và nó không ngửi thấy gì khác hơn cái mùi này, níu chặt, hút vào trong lòng và giữ lại mãi mãi. Cái mùi ấy có thể là nó biết rồi hay là một biến thể, nhưng cũng có khi hoàn toàn mới, chỉ giống tí xíu hay không giống gì hết với những mùi nó đã ngửi từ trước đến giờ, chưa nói tới đã thấy, chẳng hạn mùi lụa được ủi, mùi trà ướp bách lý hương, mùi tấm kim tuyến thêu chỉ bạc, mùi nút của một chai vang hiếm, mùi một cái lược đồi mồi. Nó chạy theo những mùi chưa biết này, nó săn đuổi chúng, và thu góp vào trong người với sự say mê và kiên nhẫn của một người câu cá.
    Khi đã ngửi no nê cái cháo đặc ở các ngõ hẻm, nó đi tới những nơi thoáng khí, mùi ở đấy mỏng mảnh hơn, lẫn vào trong giỏ, toả ra, gần như là nước hoa. Ở chợ Les Halles chẳng hạn, tuy đã tối rồi nhưng ngày chưa thật hết mà vẫn tiếp tục tồn tại trong mùi, vô hình nhưng rất rõ, như thể ở đó những nhà buôn còn hối hả trong đám đông, như thể ở đó vẫn còn những sọt đầy rau và trứng, những thùng đầy rượu và giấm, những bao bố đầy đồ gia vị, khoai tây và bột, những két gỗ với đinh và ốc, những sạp thịt, những bàn đầy vải và xoong chảo, đế giầy và trăm thứ linh tinh khác bày bán ở đó vào ban ngày?toàn bộ sự tấp nập vẫn còn đó cho đến từng chi tiết nhỏ nhất trong cái không khí mà nó để lại. Grenouille nhìn toàn bộ cái chợ qua khứu giác, nếu như có thể nói như thế được. Và nó ngửi còn rõ hơn không ít người nhìn vì nó cảm nhận cái chợ sau buổi chợ, do đó ở một cấp cao hơn, đó là bản chất, là hồn của cái gì đó đã qua, tức là không bị làm xáo trộn bởi những đặc điểm thông thường của hiện tại như tiếng huyên náo, ánh sáng chói chang, sự va chạm gớm ghiếc của con người bằng xương bằng thịt?ở cái chợ này.
    Hoặc nó đi tới chỗ mẹ nó bị chặt đầu; Place de Grève trông không khác một cái lưỡi khổng lồ thè ra liếm dòng sông. Ở đây tàu được kéo lên bờ hay buộc vào cọc, chúng có mùi than, mùi ngũ cốc, mùi cỏ khô và mùi dây thừng ướt.
    Từ phía tây thổi lại qua cái hành lang duy nhất tạo bởi con sông cắt ngang thành phố này một luồng gió mênh mông mang đến mùi của đồng quê, của những đồng cỏ ở vùng Neuilly, của những cánh rừng nằm giữa Saint-Germain và Versailles, của những thành phố rất xa xôi như Rouen hay Caen và đôi khi cả của biển. Biển có mùi như một cánh buồm căng phồng hứng nước, muối và mặt trời lạnh. Mùi của biển thì mộc mạc nhưng đồng thời lại lớn lao và độc ác khiến cho Grenouille do dự, không tách nó ra thành mùi cá, mùi muối, mùi nước, mùi rong, mùi tươi mát, v.v?.Nó thích để chung cái mùi của biển, giữ như một toàn thể trong trí nhớ và thưởng thức nó trọn vẹn. Nó thích đến nỗi ao ước một lần có được thật nhiều mùi biển tinh khiết, không pha trộn để có thể uống đến say mèm. Sau này, khi nghe kể biển mênh mông biết bao và người ta có thể đi tàu nhiều ngày trên ấy mà không thấy đất liền thì nó không thích gì hơn là hình dung được ngồi trong cái chòi cao tít trên cột buồm tuốt phía trước một cái tàu như thế, bay đi trong cái mùi vô tận của biển, đúng ra không phải là mùi mà là hơi thở, hơi thở ra, tột cùng của mọi mùi và vui sướng được tan biến trong hơi thở đó. Nhưng điều này không bao giờ đến vì Grenouille đang đứng ở bờ sông nơi Place de Grève và nhiều lần hít thở một mảnh nhỏ của gió biển bay qua mũi nó, không bao giờ thấy biển, cái biển thật sự, cái đại dương mênh mông ở phía tây và không bao giờ được tan vào cái mùi ấy.
    Chẳng mấy chốc nó ngửi cái khu nằm giữa Saint Eustache và Hotel de Ville rõ đến nỗi ngay trong đêm tối đen nó cũng không lạc. Rồi nó mở rộng vùng đi săn, trước hết về phía tây Faubourg Saint-Honoré, rồi ngược Rue Saint-Antoine tới Bastille và cuối cùng qua bên kia sông, tới khu Sorbonne và Faubourg Saint-Germain, khu nhà giàu. Mùi da trong xe ngựa và mùi phấn trong tóc giả của đám thiếu niên quý tộc bay qua song sắt cổng thành, và từ trong vườn thoảng qua những bức tường thành cao mùi thơm kim tước chi, của hoa hồng và của cây thủy lạp vừa mới xén. Nơi đây, lần đầu tiên Grenouille ngửi mùi nước hoa theo đúng nghĩa của từ này, nước hoa giản dị mùi oải hương hay hoa hồng mà người ta vẫn trộn vào hồ phun nước ở trong vườn vào những dịp lễ, hay những mùi phức tạp, đắt tiền hơn như xạ hương pha với tinh dầu hoa cam, hoa huệ, hoa trường thọ, hoa nhài hay hoa quế, chiều chiều vẫn bềnh bồng sau những cỗ xe như một giải lụa nặng trĩu. Nó ghi nhận những mùi thơm này như mọi mùi bình thường khác, tò mò nhưng không hâm mộ đặc biệt. Dĩ nhiên nó ghi nhận rằng nước hoa có tác dụng làm say mê và lôi cuốn, nó cũng nhận ra cái hay của từng tinh chất một nhưng là một tống thể thì nó thấy thô thiển và chán ngắt, trộn ẩu hơn là sáng tạo và nó biết rằng nó có thể làm ra những mùi thơm khác hẳn nếu có được những nguyên vật liệu đó.
    Một số lớn những nguyên vật liệu này nó đã biết ở các quầy hoa và gia vị ở chợ, những thứ khác đều mới và nó lọc ra từ cái hỗn hợp mùi để giữ lại trong trí nhớ mà không biết tên: long diên hương, xạ hương, hoắc hương, gỗ đàn hương, hương cam chanh, hương bài, độc hoạt điểu, an túc hương, hoa hublông, hương hải ly?.
    Nó không kén chọn. Nó không phân biệt những thứ mùi mà người ta cho rằng hay hoặc dở. Nó chỉ thèm khát. Mục đích chuyến săn tìm của nó chỉ để có được mọi thứ trên thế gian này, với một điều kiện duy nhất: mùi đó phải mới. Mùi mồ hôi ngựa cũng quý như hương xanh mềm mại phảng phất từ nụ hoa hồng chớm nở, mùi cay xè của con rệp không dở hơn mùi thịt bê quấn mỡ rán toả ra từ bếp nhà giàu.Nó uống tất, nó ngốn tất vào trong người. Và trong cái nhà bếp tưởng tượng để tổng hợp mùi vị của nó, nó thường xuyên tạo ra những hỗn hợp mùi mới, cũng chưa có một nguyên tắc thẩm mỹ nào. Toàn những thứ kỳ quái nó tạo ra rồi phá đi như một đứa trẻ chơi xây nhà, sáng tạo và phá hoại, không theo một nguyên tắc nào cả.
  4. huhuhaha06

    huhuhaha06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    phim có lâu rồi! bản đẹp khoảng 1 năm rồi. tên tv là : xác ướp nước hoa.
  5. Monica84

    Monica84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2007
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Thấy lâu lâu ko post tiếp chắc là đang bận. Bạn ơi nếu bận quá mình có thể type giùm.
  6. Monica84

    Monica84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2007
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    8 ​
    Vào ngày 1 tháng Chín năm 1753, thành phố Paris đốt pháo bông ở Pont Royal kỷ niệm ngày đăng quang của vua Louis XV. Tuy không ngoạn mục bằng lần mừng hôn lễ của ngài ngự hay lần đốt pháo bông đẹp như chuyện cổ tích mừng sinh hạ thái tử nhưng dẫu sao cũng gây ấn tượng mạnh. Người ta gắn lên cột buồm tàu bè những bánh xe vẽ hình mặt trời màu vàng. Từ trên cầu, những cái gọi là con bò lửa phun lửa như sao xa xuống dòng sông. Trong khi khắp nơi pháo đại nổ inh tai và pháo chuột đì đẹt trên đường đá thì pháo bông vọt lên cao, vạch những bông huệ trắng trên nền trời đen thẫm. Cả mấy ngàn người, trên cầu và trên hai bờ sông, thích thú theo dõi cảnh ngoạn mục với những tiếng "Chà", "Ồ", "Hoan hô", thậm chí cả "Vạn tuế" nữa, dù đức vua ở ngôi đã ba mươi tám năm và đã từ lâu không còn được yêu thích như xưa. Pháo bông làm nổi cả những điều như thế đấy.
    Grenouille đứng lặng im bên bờ phải, trong bóng tối của Pavillon de Flore, ngang với Pont Royal. Nó chẳng hề vỗ tay, cũng chẳng thèm nhìn pháo bông vọt lên trời. Nó đến đây vì nghĩ rằng có thể đánh hơi được cái gì mới, nhưng rồi thấy ngay là chuyện bắn pháo bông không đem lại mùi gì mới cả. Những thứ phung phí ấy lóe lên, phun ra, nổ và rít xong để lại một hỗn hợp mùi hết sức đơn điệu của lưu huỳnh, dầu và hỏa tiêu.

    Nó đã định bỏ buổi trình diễn tẻ nhạt này để đi dọc theo Galerie des Louvres về nhà, chợt gió mang đến nó một cái gì đó, nhỏ xíu, rất khó nhận ra, một mẩu, một phân tử mùi thơm; không phải, ít hơn nữa: một dự cảm về mùi thơm chứ chưa phải là một mùi thơm thật sự, nhưng đồng thời lại là một dự cảm chắc chắn về cái mà nó chưa từng ngửi thấy bao giờ. Nó tựa vào tường, nhắm mắt lại, hỉnh hỉnh mũi. Mùi ấy mỏng mảnh và thanh khác thường khiến nó không giữ chặt nổi; mùi ấy không ngừng vuột khỏi sự cảm nhận của nó, bị khói pháo đại phủ mất, bị ngăn chặn bởi mùi của khối người, bị băm ra và nghiền nát bởi cả nghìn thứ mùi khác của thành phố. Nhưng rồi đột nhiên lại hiện ra, một mẩu nhỏ thôi, một giây thôi như báo hiệu tuyệt vời... rồi lại biến ngay. Grenouille quằn quại. Lần đầu tiên không chỉ tính tham lam của nó bị tổn thương mà thật sự tim nó đau đớn. Nó linh cảm kỳ lạ rằng mùi thơm này là chìa khóa để định đoạt mọi mùi thơm khác; sẽ không hiểu gì về mùi nếu không hiểu được cái mùi này và nó, Grenouille, sẽ phí cả cuộc đời nếu không có được mùi ấy. Nó phải có được mùi này, không chỉ để sở hữu mà còn vị sự thanh thản của trái tim.
    Nó nôn nao phát sốt lên được. Nó còn chưa tìm ra mùi thơm ấy đến từ hướng nào. Có khi mất cả mấy phút mới lại có một mẩu bay đến và mỗi lần như thế thì nó kinh hoàng, sợ rằng sẽ mất luôn. Cuối cùng thì nó tự trấn an trong niềm tin tuyệt vọng rằng mùi thơm đến từ bên kia sông, đâu đó từ hướng Đông Nam.
    Nó rời bức tường của Pavillon de Flore, chui vào đám đông, chen lấy đường qua cầu. Cứ sau vài bước nó lại nhón chân để đánh hơi trên đầu đám đông; thoạt tiên nó chẳng ngửi thấy gì cả vì quá nôn nao, rồi ngửi thấy chút ít, nó lần mò ra cái mùi thơm, mạnh hơn trước; vậy là đúng hướng rồi; nó lại ngụp vào đám đông, tiếp tục chen qua đám hiếu kỳ và những người châm pháo cứ liên miên gí đuốc vào ngòi pháo bông; lại mất tong tích mùi thơm trong làn khói pháo cay sè, nó hốt hoảng, tiếp tục đẩy, huých và lấn tới; sau không biết bao nhiêu phút nó mới tới được bờ bên kia, Hootel de Mailly, Quai Malaquais, và đầu Rue de Seine...
    Nó dừng lại, lấy sức và đánh hơi. Nó gặp rồi. Nó giữ chặt lấy. Như một dải lụa, mùi ấy kéo xuống Rue de Seine, rõ rệt không nhầm được, tuy nhiên vẫn rất thanh mảnh. Grenouille thấy tim mới rộn làm sao; nó biết không phải do gắng sức chạy nên tim đập nhanh mà vì vừa hồi hộp vừa bối rối trước sự hiện hữu của mùi này. Nó thử moi trong trí nhớ cái từa tựa như thế nhưng phải vứt bỏ mọi so sánh. Mùi này tươi mát nhưng không phải tươi mát của chanh lá cam hay của lựu, không phải tươi mát của mật nhi lạp hay vỏ quế, bạc hà hay cây phong, long não hay lá thông, cũng không phải của mưa tháng Năm hay gió bấc hoặc nước nguồn..., đồng thời lại ấm, nhưng không phải như cam chanh, cây bách hay xạ hương, không như hoa nhài và thủy tiên, không như gỗ hồng, cũng không giống cây khoa diên vỹ... Mùi này là hỗn hợp của hai thứ đó, của cái chóng phai và cái tồn tại; không phải hỗn hợp mà là sự thống nhất, khiêm nhường và yêu đuối nhưng lại chắc chắn và bền bỉ như một dải lụa mỏng óng ánh... cũng không giống lụa mà giống sữa hòa thêm bánh bích qui, ngọt như mật ong. Sữa và lụa! Cố gắng đến đâu cũng không thể nào hợp hai thứ này với nhau được. Thật không hiểu được mùi này, không thể tả được, không cách gì xếp loại nó được, không thể nào có cái mùi ấy được. Vậy mà rành rành đó như một hiển nhiên tuyệt diệu. Grenouille lần theo với trái tim thấp thỏm vì nó ngờ rằng không phải nó đi theo mùi thơm ấy mà mùi thơm ấy bắt được nó và kéo nó tới gần, không cưỡng lại được.
    Nó ngược lên Rue de Seine. Đường không một bóng người. Nhà cửa vắng hoe, im lìm. Thiên hạ xem bắn pháo bông phía dưới sông. Ở đây không mùi người hối hả khiến phải bực mình, không mùi thuốc pháo cay sè. Phố xa tỏa mùi thông thường của nước, phân, chuột và rau bỏ đi. Bên trên những mùi ấy lơ lửng cái dải mùi dẫn Grenouille, mỏng mảnh nhưng rõ rệt. Sau vài bước, bầu trời đêm mờ mờ bị những nhà cao tầng nuốt chửng và Grenouille tiếp tục đi trong bóng tối. Nó không cần nhìn. Đã có mùi dẫn nó đi. Chắc chắn.
    Sau năm mươi mét nó rẽ phải sang Rue des Marais, hẹp chỉ vừa một sải tay và có vẻ tối hơn. Cái mùi không đậm hơn mấy thì lạ thật. Chỉ tinh khiết hơn. Và càng tinh khiết hơn thì sức hút càng mạnh liệt hơn. Grenouille bước đi không tự chủ. Đến một nơi, mùi ấy kéo giật nó sang phải, như đâm thẳng vào tường một ngôi nhà nào đó. Một lối đi thấp hơn hiện ra, dẫn vào sân trong. Grenouille qua hết lối đi này như một kẻ mộng du; đi hết sân lại rẽ lần nữa sang sàn thứ nhì nhỏ hơn, ở đấy có ánh sáng: đó là một vuông đất chỉ độ vài bước chân. Một mái hiên gỗ nghiêng bên tường. Phía dưới là một chiếc bàn có để nến. Một cô gái ngồi đấy rửa mơ vàng. Cô nhặt mơ từ giỏ đặt bên trái, cắt cuống, tách hột rồi thả vào chậu. Cô bé cỡ mười ba, mười bốn tuổi. Grenouille đứng yên. Nó biết ngay cái nguồn của mùi thơm đã ngửi thấy suốt hơn nửa dặm đường, tận bờ sông bên kia: không phải cái sân bẩn thỉu này, không phải những trái mơ vàng. Cái nguồn là cô gái.
    Được monica84 sửa chữa / chuyển vào 10:31 ngày 04/01/2008
  7. Monica84

    Monica84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2007
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0

    Trong một lúc hoang mang nó đã thật sự nghĩ rằng nó chưa từng gặp trong đời cái gì đẹp như cô bé. Thật ra nó chỉ thấy bóng cô từ phía sau, ngược với ngọn nến nên dĩ nhiên nó nghĩ rằng chưa từng ngửi cái gì đẹp đến thế. Bởi vì nó từng biết mùi người; hàng nghìn ấy chứ, mùi đàn ông, đàn bà, trẻ con nên nó không chịu tin rằng một mùi tuyệt vời như thế lại có thể tỏa ra từ người. Vả chăng mùi người gớm chết hoặc chẳng có gì đáng nói. Mùi trẻ con nhạt nhẽo, đàn ông khai khú như mồ hôi chua và pho mát, đàn bà có mùi mỡ ôi và cá ươn. Hoàn toàn chẳng hấp dẫn gì, ghê tởm là khác... Và vì thế mà lần đầu tiên trong đời Grenouille không tin vào mũi mình, phải cần thêm mắt trợ giúp để tin vào cái nó đã ngửi. Dĩ nhiên sự xáo trộn giác quan không kéo dài lâu. Thật sự nó chỉ cần một nháy mắt để khẳng định chắc chắn qua cảm nhận bằng thị giác, rồi ngay sau đó miệt mài với những cảm nhận của khứu giác. Bây giờ thì nó "ngửi" ra cô gái là người, ngửi mồ hôi trong nách cô, chất nhờn của tóc, mùi tanh của chỗ kín, ngửi với sự hả hê lớn nhất. Mồ hôi cô tươi mát như gió biển, dầu nhờn của tóc ngọt như dầu hồ đào, chỗ kín như một bó hoa súng, da như thể hoa mơ... những thành phần này kết với nhau cho một thứ nước hoa thơm ngát, cân đối, thần diệu đến nỗi tất cả những nước hoa Grenouille đã ngửi đến nay, tất cả những gì của tòa nhà mùi mà nó đã tạo ra như đùa bên trong nó thoắt tàn lụi, chẳng còn chút ý nghĩa nào. Cả trăm nghìn mùi cũng không bằng một mùi này. Mùi này là nguyên lý để sắp xếp những mùi khác theo khuôn mẫu của nó. Đó chính là cái đẹp thuần túy.
    Grenouille chắc chắn rằng không có được mùi này thì đời nó không có nghĩa gì nữa. Nó phải biết đến tận chi tiết nhỏ nhất, biết đến chân tơ kẽ tóc mỏng mảnh cuối cùng; chỉ nhớ bao quát thôi thì không đủ. Nó muốn in, như thể với dấu ấn, cái nước hoa toàn mỹ này vào mớ hổ lốn trong tâm hồn đen tối của nó, rồi nghiên cứu tường tận để từ đó chỉ còn nghĩ, sống và ngửi theo những cấu trúc nội tại của công thức kỳ diệu này.
    Nó chậm rãi tới gần cô bé, gần hơn nữa, đến cách sau lưng cô bé một bước thì dừng lại dưới mái hiên. Cô không nghe thấy tiếng nó.
    Cô bé tóc đỏ, mặc quần áo hở tay màu xám. Tay cô trắng muốt và hai bàn tay vàng nước trái mơ. Grenouille cúi xuống, uống cái mùi lúc này không trộn lẫn tỏa lên từ gáy, từ tóc, từ cổ áo của cô; để mùi ấy trôi vào trong người như một làn gió nhẹ. Chưa bao giờ nó thoải mái như thế. Còn cô bé thấy lạnh.
    Cô không thấy nó. Nhưng cô thấy rờn rợn, thấy lạnh một cách lạ lùng như chợt bị ám ảnh bởi một nỗi sợ đã quên từ lâu. Cô có cảm giác như gió lạnh thổi vào lưng, như ai đó mở toang cánh cửa nối với một căn hầm lạnh, mênh mông. Cô đặt dao xuống, khép tay ngang ngực rồi quay lại.
    Cô cứng đờ người vị sợ khi nhìn thấy nó còn nó có thừa thì giờ để đặt hai tay quanh cổ cô. Cô không kêu, không nhúc nhích, không một động tác chống cự. Nó không nhìn khuôn mặt thanh tú đầy tàn nhang, cái miệng đỏ tươi, đôi mắt to xanh lóng lánh, vì nó nhắm nghiền mắt khi bóp cổ cô bé. Nó chỉ lo lắng có một điều: để mất, dù chỉ chút xíu, mùi thơm của cô.
    Khi cô bé đã chết, nó đặt cô trên nền đất giữa những hột mơ vàng, xé tung quần áo cô và dòng mùi thơm trở thành cơn lũ, tràn ngập nó. Nó úp mặt vào da cô, phồng to hai lỗ mũi, hít từ bụng đến ngực, lên cổ, tới mặt cô rồi lại từ tóc xuống bụng, xuống chỗ kín, tới đùi rồi đôi chân trắng. Nó ngửi từ đầu tới ngón chân, nó thu nốt mùi thơm còn sót ở cằm, ở rốn và ở những vết gấp của khuỷu tay.
    Sau khi hút hết hương cô bé, nó còn ngồi xổm cạnh cô một lúc để trấn tĩnh lại vì nó đầy ứ mùi cô. Nó không muốn để rơi chút nào. Nó phải đóng kín những vách ngăn trong người nó đã. Rồi nó đứng dậy, thổi tắt nến.
    Giờ này những người trở về nhà đầu tiên đang lục tục người Rue de Seine, ca hát và "vạn tuế" om sòm. Trong bóng đêm Grenouille ngửi ra con hẻm rồi sang Rue des Petits Augustins dẫn xuống sông, song song với Rue de Seine. Chỉ lát sau người ta phát hiện xác chết. Tiếng kêu la nổi lên. Đuốc được đốt lên. Lính canh đến. Grenouille đã sang bờ bên kia lâu rồi.
    Tối hôm ấy, nhà kho đối với nó như thể cung điện và cái bệ gỗ chẳng khác giường có treo màn trướng. Nó chưa từng biết trong đời thế nào là hạnh phúc. Nhiều lắm thì nó cũng chỉ biết vài trạng thái rất hiếm hoi của sự vừa ý không thật rõ nét. Bây giờ nó run lên vì sung sướng và không ngủ được vì chưa chan hạnh phúc. Như thể nó được sinh ra lần thứ hai, không, không phải lần thứ hai, lần đầu mới đúng vì cho tới nay nó chỉ hiện hữu như một con vật trong sự hiểu biết vốn hết sức mù mờ của mình. Cùng với ngày hôm nay, rút cục có vẻ nó biết nó thật sự là ai: không gì khác hơn một thiên tài; cũng như đời nó có ý nghĩa, mục đích và sứ mạng cao cả hơn: cách mạng mùi thơm của thế giới; trên thế giới này chỉ riêng nó mới có đủ phương tiện: đó là cái mũi độc đáo, trí nhớ phi thường của nó và quan trọng hơn cả, mùi thơm mãi mãi không quên của cô gái ở Rue des Marais với cái công thức diệu kỳ chứa đựng tất cả những gì cần thiết để làm ra mùi thơm - nước hoa - tuyệt với: đó là sự mỏng mảnh, sức mạnh, sự dẻo dai, đa dạng và vẻ đẹp kinh hoàng không cưỡng nổi. Giống như mọi thiên tài gớm ghiếc, như bọn người mà một sự cố nào đó ngoài đời có thể vạch một lối đi thẳng tắp trong cái đồng hỗn độn xoắn xuýt của linh hồn, Grenouille không bao giờ đi chệch phương hướng mà nó tin rằng đã phát hiện ra cho số phận của mình. Bây giờ thì nó hiểu rõ tại sao nó bám cuộc đời bền bỉ và kiên quyết như thế: nó phải trở thành kẻ sáng tạo ra mùi. Không phải như bất kỳ ai. Phải là người chế nước hoa vĩ đại nhất từ cổ chí kim.
    Ngay tối hôm ấy nó kiểm tra lại, mới đầu thức sau trong mơ, cái bãi bộn bề mênh mông của ký ức. Nó xem lại triệu triệu những khối mùi và xếp chúng theo một trật tự có hệ thống: tốt đi với tốt, dở đi với dở, thanh theo thanh, thô theo thô, hôi với hôi, thơm với thơm. Trong tuần lễ tới, thứ tự này sẽ càng được chia nhỏ hơn, bảng liệt kê mùi sẽ càng phong phú và chi li hơn, thứ bậc ngày một rõ rệt hơn. Và nó sắp có thể bắt đầu dựng những công trình mùi đầu tiên được trù tính kỹ càng: nhà, tường, cầu thang, tháp, hầm, phòng ốc, phòng bí mật... một thứ pháo đài của những thành phần mùi tuyệt vời nhất ngày ngày được mở rộng thêm, làm đẹp thêm và xây dựng hoàn hảo thêm trong người nó.
    Một vụ giết người mở đầu cho sự huy hoàng này đối với nó là hoàn toàn không đáng bận tâm, ngay cả nếu nó có ý thức. Nó không còn có thể nhớ gì về hình ảnh như mặt, mũi, thân thể cô gái ở Rue des Marais nữa cả. Nó đã giữ kỹ cái quý nhất của cô làm của riêng: nguyên lý mùi thơm của cô.
  8. Monica84

    Monica84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2007
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    9 ​
    Thuở ấy Paris có khoảng chục nhà làm nước hoa giỏi. Sáu người ở bờ phải sông, sáu người ở bờ trái, người còn lại ở ngay chính giữa, trên Pont au Change nối bờ phải với khu Ile de la Cité. Hai bên cầu san sát những nhà bốn tầng khiến ai đi ngang qua đây sẽ chẳng thấy sông chỗ nào mà ngỡ rằng mình đang đi trên đường bình thường, nền móng vững chắc, thậm chí còn hết sức thanh lịch. Quả thật, Pong au Change được coi là một trong những khu buôn bán đẹp nhất thành phố. Những cửa hàng có tiếng nhất nằm ở đây, những nhà kim hoàn, nhà làm đồ gỗ mỹ thuật, làm tóc giả và xách tay giỏi nhất, may cắt quần áo lót và vớ phụ nữ, làm khung ảnh, buôn giày cưỡi ngựa, thêu ngù vai, đúc cúc áo bằng vàng và chủ ngân hàng. Cửa hàng đồng thời là nhà ở của nhà làm nước hoa và găng tay Giuseppe Baldini cũng ở đây. Phía trên tủ kính trưng bày hàng căng một tấm trướng lộng lẫy màu xanh lá cây, bên cạnh treo huy hiệu của Baldini cũng bằng vàng: một lọ con với một bó hoa vươn ra khỏi lọ, thảm đỏ trước cửa cũng mang huy hiệu của Baldini thêu bằng vàng. Khi mở cửa, chùm chuông Ba Tư vang lên và hai con cò bằng bạc nhả từ mỏ chúng nước hoa đồng thảo vào một cái đĩa mạ vàng làm theo hình cái lọ trong huy hiệu của Baldini.
    Chính Baldini đang đứng sau chiếc quầy bằng gỗ hoàng dương màu sáng, già và cứng đơ như một cái cột, đội tóc giả rắc phấn bạc, áo khoác xanh da trời viền vàng. Một đám mây của nước hoa đại mà sáng nào ông cũng vẩy lên người bao phủ ông rõ mồn một như đẩy ông vào một nơi xa xôi mờ ảo. Do đứng bất động, ông chẳng khác một món đồ của cửa hàng. Họa hoằn, khi tiếng chùm chuông vang lên và hai con cò nhả nước thì sự sống trong người đàn ông này mới trỗi dậy, ông sẽ gập người lại, nhỏ thó nhưng nhanh nhẹn, không ngớt khom mình chào, từ sau quầy phóng ra nhanh đến nỗi đám mây nước hoa đại không thể theo kịp. Ông sẽ mời khách ngồi để giới thiệu những nước hoa và mỹ phẩm chọn lọc.
    Baldini có cả ngàn thứ, từ các essence absolue (13), dầu hoa, cồn thuốc, nước cốt, xạ dầu thuốc nhựa và đủ loại dược phẩm; khô có, lỏng có mà như sáp cũng có; rồi đủ thứ pô mát, bột nhồi, xà bông, kem, túi bột thơm, keo tóc, sáp chải tóc, sáp giữ râu, thuốc tẩy mụn cóc, đá kì... cho đến dầu tắm, nước thơm, muối ngửi, giấm toalet và vô số nước hoa thứ thật. Nhưng Baldini không chỉ thỏa mãn với những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cổ điển. Ông có tham vọng thu thập trong cửa hàng mình tất cả những gì thơm hay liên quan tới mùi thơm. Cho nên ông còn có cả kẹo thơm, nến thơm, dây thơm và đủ thứ gia vị, từ hạt giống hồi đến vỏ quế, siro, rượu trái cây, nước trái cây, rượu vang từ đảo Chypre, Malaga và Corinthe, mật ong, cà phê, trà, mứt, trái vả, kẹo, socola, nụ bạch hoa, dưa leo và hành ngâm giấm cũng như cá thu muối. Rồi xi thơm, giấy viết thư tẩm nước hoa, mực để viết thư tình thơm dầu hoa hồng, cặp làm bằng da tốt, kẹp bút bằng gỗ đàn hương trắng, tráp và rương bằng gỗ tuyết tùng, bình và đĩa cho hoa ép khô, bình trầm bằng đồng thua, lọ con và hũ nhỏ bằng pha lê với nắp bằng đá hổ phách mài, găng tay và khăn mùi soa tẩm nước hoa, hộp kim khâu với hoa đậu khấu, giấy dán tường tẩm xạ hương giữ mùi lâu cả trăm năm.
    Tất nhiên không có đủ chỗ cho những thứ này trong cái cửa hàng tràng lệ trong ra đường (hay ra cầu) và vì không có hầm nên phải dành không chỉ nhà kho mà còn tất cả tầng một, tầng hai và gần hết những phòng trông ra sông của tầng trệt làm nhà kho. Hậu quả là trong nhà Baldini hỗn loạn mùi không sao tả được. Mỗi mòn hàng đều có chất lượng cao, vì Baldini chỉ mua toàn thứ hạng nhất, nhưng hỗn hợp mùi của chúng thì như thể một dàn nhạc cả nghìn người mà mỗi nhạc công chơi fortissimo (14) một âm điệu khác nhau. Những người giúp việc và ngay cả Baldini đã mất hết cảm giác trước cái hỗn loạn ấy, hệt như các nhạc trưởng có tuổi đều bị lãng tai vậy. Cho đến vợ ông, ở trên tầng ba và vẫn kiên quyết chống lại việc nới kho lên đó, cũng chẳng còn thấy những mùi nọ làm phiền. Khách hàng mới tới đây lần đầu thì khác hẳn. Họ bị cái mùi hỗn tạp ấy hắt vào mặt chẳng khác bị đấm, rồi tùy thể chất mà lâng lâng hay choáng váng và chắc chắn họ hoang mang đến nỗi thường không nhớ mình đến đây để làm gì. Thằng nhỏ quên việc chủ giao, ông khách vạm vỡ chợt thấy mình yếu xìu. Nhiều bà mệnh phụ bỗng lên cơn nửa động kinh, nửa sợ buồng kín, ngất đi và chỉ tỉnh lại sau khi được cho ngửi thứ thuốc muối ngửi hăng nhất gồm dầu đinh hương, amoniac và long não.
    Thành ra không ngạc nhiên khi cụm chuông Ba Tư treo nơi cửa ra vào tiệm ông Baldini ngày càng ít reo hơn và hai con cò bằng bạc cũng ngày càng ít nhả nước hơn.
    ---------------------------------------------
    (13). Tinh dầu.
    (14). Cực mạnh (tiếng La tinh).
  9. saturdays

    saturdays Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2005
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    0
    Chương 10

    ?oÔng Chénier ơi?, Badini gọi từ sau quầy, nơi ông đã đứng thẳng như cột nhà và nhìn sững vào cửa ra vào hàng mấy tiếng đồng hồ ?oông đội tóc giả vào đi!?. Ông Chénier, thợ phụ của ông Baldini, tuy trẻ hơn chủ một chút song cũng già rồi, từ đống thùng dầu ô liu và những tảng dăm bông Bayonne treo lủng lẳng chui ra cái nơi sang trọng hơn của cửa tiệm. Ông ta lôi tóc giả từ áo khoác và chụp lên đầu. ?oÔng đi ư, ông Baldini??
    ?oKhông?, ông Baldini đáp ?oTôi về phòng làm việc mấy tiếng và tuyệt đối không muốn bị quấy rầy?.
    ?oVâng, tôi hiểu. Ông thử một loại nước hoa mới?.
    Baldini: đúng thế. Để tẩm vào tấm da quý cho bá tước Verhamont. Ông ta đòi một thứ hoàn toàn mới. Ông ta đòi một thứ như?như?tôi nghĩ là ông ta đòi Amor và Psyche (Tình yêu và tâm linh), nghe đâu của cái tay ẩu tả ở Rue Saint-André-des-Arts, cái tay..cái tay?
    Chénier: Pélissier.
    Baldini: Phải rồi. Pélissier. Đúng hắn. Cái tay làm ăn ẩu tả. Amor và Psyche của Pélissier. Ông có biết cái thứ ấy không?
    Chénier: Dạ có. Có chứ. Chỗ nào cũng ngửi thấy nó cả. Ở mỗi góc đường. Nhưng nếu ông muốn hỏi thì?chẳng có gì đặc biệt! Chắc chắn không thể nào bì được với loại mà ông sẽ sáng chế, thưa ông Baldini.
    Baldini: Tất nhiên rồi.
    Chénier: Cái Amor và Psyche này hết sức bình thường.
    Baldini: Tầm thường?
    Chénier: Tầm thường như mọi thứ của Pélissier. Tôi tin rằng trong đó có chanh lá cam.
    Baldini: Thật ư? Còn những gì nữa?
    Chénier: Có thể là tinh dầu hoa cam. Có khả năng là tinh dầu cây hương thảo. Nhưng tôi không dám nói chắc.
    Baldini: Tôi chẳng quan tâm gì đến cái ấy.
    Chénier: Dạ, tất nhiên rồi.
    Baldini: Gã ẩu tả Pélissier trộn những gì trong nước hoa của gã thì mặc gã. Tôi chẳng cần phải ngửi qua một lần mới sáng tạo được.
    Chénier: Dạ đúng thế.
    Baldini: Ông biết đấy, tôi chẳng cần nhờ vào cảm hứng của ai. Ông biết đấy, tôi tự làm ra nước hoa của tôi.
    Chénier: Thưa ông, tôi rõ.
    Baldini: Tự tôi làm ra những thứ ấy.
    Chénier: Dạ, tôi biết.
    Baldini: Và tôi định sẽ chế cho bá tước Verhamont một thứ gây chấn động.
    Chénier: Tôi hoàn toàn tin điều ông nói, thưa ông Baldini.
    Baldini: Ông trông coi cửa tiệm nhé. Tôi cần được yên tĩnh. Ông Chénier, đừng để ai quấy rầy tôi nhé?
    Thế rồi ông lê chân đi, lúc này không cứng đơ như pho tượng nữa mà còng xuống vì tuổi tác, như thể bị đánh, chậm chạp leo thang lên phòng làm việc ở tầng một.
    Chénier lại đứng sau quầy, y hệt như chủ ông ta trước đó và nhìn sững cửa ra vào. Ông ta biết cái gì sắp đến trong những giờ phút sắp tới: trong tiệm chẳng có gì xảy ra còn trong phòng làm việc của Baldini trên kia sẽ là cái tai hoạ quen thuộc. Baldini sẽ cởi cái áo khoác xanh đẫm nước hoa đại ra, ngồi vào bàn viết chờ cảm hứng. Cảm hứng sẽ không đến. Ông ta sẽ chạy vội đến cái tủ chứa hàng trăm lọ con rồi trộn hú hoạ. Cái hỗn hợp này sẽ hỏng. Ông ta sẽ chửi rủa, mở toang cửa sổ và quăng nó xuống sông. Ông sẽ lại thử kiểu khác và cũng sẽ thất bại, sẽ la hét giận dữ và sẽ lên cơn nấc trong cái phòng sực những mùi ấy. Khoảng bảy giờ tối ông sẽ đi xuống, khốn khổ, run rẩy, khóc và rên rỉ ?oÔng Chénier ơi, mũi tôi thế là hỏng rồi, tôi không thể tạo ra nước hoa được nữa, tôi không thể giao tấm da cho bá tước được, hỏng hết rồi, tim gan tôi héo hắt hết rồi, tôi muốn chết, ông Chénier ơi, làm ơn giúp tôi chết phứt đi cho rồi!? Rồi ông Chénier sẽ đề nghị sai người đến nhà gã Pélissier mua một lọ Amor và Psyche và ông Baldini sẽ đồng ý với điều kiện không một ai được biết về nỗi nhục nhã này, ông Chénier sẽ thề và tối đến họ sẽ bí mật tẩm tấm da cho bá tước Verhamont với nước hoa của người khác. Nhất định sẽ như thế chứ không thể nào khác và Chénier ước chi vở hài kịch ấy qua cho rồi. Baldini không còn là nhà làm nước hoa giỏi nữa. Phải, xưa kia khi còn ở tuổi thanh niên ba bốn chục năm về trước, ông ta đã sáng tạo ra Bông hồng miền Nam và Bó hoa thanh nhã. Hai loại nước hoa của Baldini thực sự nổi tiếng. Ông giàu là nhờ thế. Nhưng bây giờ ông ta già rồi, suy nhược rồi, không nhận ra mốt của thời đại mới cũng như sở thích mới của con người và khi ông ta một lần nữa lại gắng gượng pha chế một loại nước hoa mới thì nó hoàn toàn lỗi thời, không bán được để rồi một năm sau sẽ đem hoà loãng thành mười lần, bán như phụ gia cho nước suối phun. Tội nghiệp ông ta, ông Chénier thầm nghĩ và kiểm lại trong gương mái tóc giả đủ ngay ngắn chưa, tội nghiệp ông già Baldini, thật tiếc cái cửa hàng đẹp đẽ vì ông ta sẽ đưa nó xuống dốc thôi, còn mình thật không may vì khi cửa hàng bị ông ta đưa xuống dốc rồi thì mình quá già, còn mua lại nó làm gì nữa.
  10. saturdays

    saturdays Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2005
    Bài viết:
    1.552
    Đã được thích:
    0
    Chương 11

    Đúng là ông Baldini có cởi áo khoác tẩm nước hoa đại ra thật nhưng chỉ do thói quen. Đã từ lâu mùi nước hoa đại không cản trở gì ông trong việc ngửi vì đã cả chục năm nay áo ông tẩm mùi này nên ông chẳng còn cảm thấy nó nữa. Ông đã khóa cửa phòng làm việc và đã đòi được yên tĩnh nhưng không ngồi vào bàn viết để nghĩ ngợi và chờ cảm hứng vì ông biết rõ hơn Chénier rằng ông sẽ chẳng có cảm hứng nào cả, vì thật sự ông chưa từng có cảm hứng bao giờ. Đúng là ông đã già và suy nhược, đúng thế, và không còn là một nhà làm nước hoa có tài nữa nhưng ông biết rằng trong đời ông chưa bao giờ là một nhà làm nước hoa giỏi cả. Bông hồng phương Nam và Bó hoa thanh nhã của Baldini ông mua lại của một người bán gia vị xứ Genua trong một lần người ấy đi qua đây. Những nước hoa khác của ông là những hỗn hợp biết đã từ lâu. Chưa bao giờ ông sáng tạo một cái gì cả. Ông không phải là nhà sáng tạo. Ông là người hoàn thành cẩn trọng những mùi đã được ưa thích, như một đầu bếp lão luyện có được cách nấu ngon, mở một tiệm ăn lớn nhưng không bao giờ sáng tạo được một món riêng. Toàn bộ trò bịp nào phòng thí nghiệm, nào thí nghiệm, nào cảm hứng, nào ra vẻ bí mật mà ông làm chẳng qua vì chúng là một phần của cái hình ảnh chuẩn trong nghề của một Maitre Parfumer et Grantier. Một nhà làm nước hoa cũng gần như một nhà giả kim, tạo nên phép lạ, người ta muốn thế mà, được thôi! Chỉ riêng ông biết rằng nghệ thuật của ông cũng chỉ là một nghề thủ công như mọi nghề khác thôi, và đấy là niềm tự hào của ông. Ông không hề muốn là nhà sáng chế. Với ông thì sáng chế hết sức đáng nghi, vì nó luôn luôn có ý nghĩa là phá bỏ lề luật. Ông chẳng hơi đâu mà sáng chế một loại nước hoa mới cho bá tước Verhamont. Tất nhiên chiều nay ông cũng sẽ không để cho Chénier thuyếp phục mua Amor và Psyche của gã Pélissier. Ông có rồi. Nó nằm kia trong một lọ thuỷ tinh nhỏ có nắp được mài trên bàn viết gần cửa sổ. Ông đã mua nó mấy hôm trước, dĩ nhiên không phải đích thân ông . Làm sao mà ông có thể tự đến gã Pélissier mua nước hoa được. Phải qua một trung gian, người này lại qua một trung gian khác?Phải thận trọng chứ. Baldini đâu có định tẩm tấm da bằng nước hoa đó, chút xíu thế kia thì bõ bèn gì. Ông có ý khác xấu xa hơn: bắt chước!
    Thật ra đâu ai cấm! Chỉ vô cùng không ổn thôi. Lén lút nhái nước hoa của đối thủ rồi bán dưới tên mình là hết sức không ổn. Nhưng sẽ lại càng không ổn hơn nếu để bị bắt gặp, chính vì thế mà Chénier không được biết tí gì cả vì ông ta không được kín miệng.
    Ôi, thật khốn khổ khi một người ngay thẳng buộc phải làm cái việc lươn lẹo! Thảm biết bao nhiêu khi bôi nhọ cái quý giá nhất của mình là danh dự bằng cái cách đê tiện như thế! Nhưng ông phải làm gì? Dù sao bá tước Verhamont là một khách hàng mà ông không thể để mất được. Hầu như ông chẳng còn khách hàng nào cả. Ông vẫn phải chạy tìm khách hàng đấy chứ. Chẳng khác nào khi ông bắt đầu sự nghiệp hồi đầu những năm hai mươi bằng cách đi khắp đường phố với một thùng hàng trước bụng. Có Chúa biết là ông, Giuseppe Baldini, chủ cửa hàng nước hoa lớn nhất Paris, ở một địa điểm buôn bán tốt nhất, chỉ sống sót qua việc ông đến nhà khách hàng với một cái rương nhỏ trong tay. Ông chẳng thích thú tí nào với cái việc ấy vì ông sắp bảy mươi rồi và ghét phải đợi trong tiền sảnh lạnh ngắt để giới thiệu cho các hầu tước già nước hoa Nghìn hoa và giấm Bốn tên cướp hay thuyết phục họ mua thuốc xoa trị bệnh nhức nửa đầu. Ngoài ra trong những tiền sảnh này là cả một sự cạnh tranh kinh tởm. Như cái tay mới phất Brouet ở Rue Dauphine vỗ ngực tự xưng là có nhiều loại pomát nhất Châu Âu, hay tay Calteau ở Rue Mauconseil xoay sở được thành người cung cấp nước hoa cho gia đình nữ bá tước Artois, hay gã Antoine Pélissier ở Rue Saint-André-des-Arts hoàn toàn không thể lường trước được ấy, mùa nào gã cũng tung ra một loại nước hoa mới mà thiên hạ thích như điên.
    Một thứ nước hoa như thế của Pélissier có thể làm đảo lộn thị trường. Có năm nước Hungari là mốt và Baldini đã phải trữ sẵn hoa oải hương, hoa cam chanh và hoa cây hương thảo để đáp ứng nhu cầu thì gã Pélissier tung ra Air de Musc (không khí xạ hương), một thứ nước hoa hết sức nồng mùi hương hươu xạ. Bỗng nhiên ai cũng phải có mùi như thú vật và Baldini buộc phải chế biến hoa hương thảo thành nước xoa dầu, còn hoa oải hương thì nhồi vào túi thơm. Rồi khi ông đã đặt mua đủ lượng hương hươu xạ, cầy hương và hương hải ly cho năm sau, thì Pélissier sáng chế một loại nước hoa tên là Hoa rừng và gã thành công ngay tức thì. Đến khi Baldini, sau nhiều đêm thử tới thử lui hay tốn bộn tiền cho hối lộ, cuối cùng tìm ra Hoa rừng gồm những chất gì thì Pélissier lại chiếm thượng phong với Đêm Thổ Nhĩ Kỳ hay Hương thơm Lissabon, hoặc Bouquet de la Cours, hoặc có quỷ mới biết được những gì nữa. Dù sao đi nữa thì với sự sáng tạo không kiềm chế được gã là một mối đe doạ cho toàn ngành. Ước gì những lề luật khắt khe xưa kia của phường hội lại được áp dụng. Ước gì có những biện pháp khắt khe đối với những kẻ phá rào để chống lại sự lạm phát nước hoa. Rút lại giấy phép của gã, phạt nặng nếu tiếp tục hành nghề?và gã phải học một khoá trước đã! Cái tay Pélissier này không phải là nhà làm nước hoa và găng tay được đào tạo. Cha gã chỉ là một người làm giấm và gã cũng chỉ là một tay làm giấm, thế thôi. Và vì làm giấm cho nên được phép đụng chạm đến rượu cồn cho nên gã mới có thể xâm nhập vào lãnh vực dành riêng cho giới nước hoa và làm loạn cả lên như một thứ chồn hôi.
    Mỗi mùa một thứ nước hoa mới để làm gì kia chứ? Có cần thiết không? Trước kia người ta hài lòng với nước hoa đồng thảo và những bó hoa giản dị , cả chục năm mới đổi chút ít. Suốt hàng nghìn năm con người ta vẫn hài lòng với trầm hương và mật nhi lạp, một vài loại nhựa thơm, dầu thơm rau thơm phơi khô. Ngay cả khi con người ta học được cách dùng bình cổ cong và nồi chưng cất để nhờ hơi nước mà tách mùi thơm dưới dạng dầu biến thành hơi khỏi cỏ, hoa và gỗ, hoặc ép nó ra từ hạt, nhân, hoặc vỏ trái cây với những dụng cụ để ép bằng gỗ sồi, hay chiết nó ra từ cánh hoa bằng mỡ đã được lọc cẩn thận thì số lượng nước hoa vẫn còn khiêm nhường. Thưở ấy thì một gã như Pélissier đừng hòng giở trò vì lúc bấy giờ chỉ để làm ra một thứ pomát đơn giản thôi đã cần phải có những khả năng mà cái gã làm giấm giả kia không dám mơ tới. Anh không chỉ biết có chưng cất mà còn phải là người làm thuốc mỡ, nhà bào chế, nhà giả kim, đồng thời là một nghệ nhân, nhà buôn, nhà nhân văn học và người làm vườn. Anh phải phân biệt được mỡ cừu với mỡ bê, cây đồng thảo Victoria với cây đồng thảo ở Parma. Anh còn phải biết tiếng La tinh. Anh phải biết khi nào thì gặt cây hướng nhật quy, khi nào cây quỳ thiên trúc nở hoa và khi nào hoa nhài mất thơm khi mặt trời mọc. Tất nhiên gã Pélissier chẳng biết tí gì về những cái ấy. Có lẽ gã chưa bao giờ ra khỏi Paris và chưa từng thấy hoa nhài nở trong đời gã. Nói chi tới biết phải làm cật lực khủng khiếp để vắt được từ trăm nghìn bông hoa nhài một cục nhỏ Concrète (cô đặc) hay vài giọt Essence absolute. Có lẽ gã chỉ biết cái chót, có nghĩa là biết hoa nhài như một chất lỏng đậm đặc nâu sậm trong cái lọ nhỏ để trong tủ sắt, cạnh nhiều lọ nhỏ khác mà gã vẫn dùng để pha những nước hoa thành mốt của gã. Không, một tay như gã sẽ chẳng làm được trò trống gì trong cái thời nghệ nhân ra nghệ nhân ngày trước. Bởi vì gã thiếu đủ thứ: cá tính, học vấn, sự tri túc và ý thức về sự khép mình trong phường hội. Sự thành công của gã về nước hoa hoàn toàn dựa vào một sáng kiến phát huy cách đây hai trăm năm của Mauritius Frangipani ?" một người Ý thiên tài ?" rằng hương liệu hoà tan trong rượu tinh cất. Trộn bột thơm với rượu tức là Frangipani đã chuyển mùi thơm sang chất lỏng dễ bay hơi, tách mùi thơm khỏi vật thể, siêu trần hoá mùi thơm, biến thành mùi thơm thuần tuý, nói gọn là ông ta đã tìm ra nước hoa. Thật là một kỳ công! Một thành tựu có tính thời đại! Đúng là chỉ có thể so sánh với những thành quả vĩ đại của loài người như sáng tạo ra chữ viết của người Assyria, hình học Euclide, tư tưởng Platon và sự biến thái của nho sang rượu vang của người Hy lạp! Một kỳ công thật vô tiền khoáng hậu!
    Tuy nhiên cũng như mọi kỳ tích trí tuệ khác không chỉ rọi sáng mà còn phủ bóng tối, đem lại cho nhân loại lợi ích lẫn phiền muộn và khốn khổ thì phát kiến tuyệt vời của Frangipani tiếc thay cũng có hậu quả tai hại: bởi vì nay khi anh học được cách giữ cái tinh tuý của hoa, của cỏ, của gỗ cũng như của nhựa cây và của thú vật trong rượu tinh chất, và cách đóng vào chai thì nghệ thuật chế biến nước hoa cứ vuột dần khỏi tay một số người trong nghề có khả năng bao quát, để cho bọn khoác lác len lỏi vào, miễn là chúng có được cái mũi tạm gọi là nhậy, cái gã chồn hôi Pélissier này chẳng hạn. Chẳng bận tâm xem bằng cách nào có được cái chất tuyệt vời trong các lọ con, gã cứ một mực theo ý thích của khứu giác, trộn cái gã vừa nghĩ ra hoặc cái mà thiên hạ đang muốn.
    Chắc chắn là gã chó đẻ Pélissier này tuy mới ba mươi lăm tuổi mà đã có một gia tài lớn hơn của ông, Baldini, tích luỹ được trong suốt ba đời không ngừng làm việc vất vả. Và mỗi ngày gã một thêm giàu còn ông thì cứ nghèo đi. Ngày trước làm gì có thể như thế được! Chỉ mới vài chục năm nay mới có chuyện một nghệ nhân tăm tiếng đồng thời là một commercant (nhà buôn) có uy tín phải đấu tranh vật lộn để tồn tại! Chỉ từ khi mà thói đam mê sự mới lạ một cách quá trớn bùng ra khắp nơi và trong mọi lãnh vực thì mới sinh ra cái trò tha hồ xông xáo, cái trò thí nghiệm điên cuồng, cái thói thèm khoe mẽ này trong buôn bán, giao thông và khoa học!
    Hay là cái trò say mê vận tốc! Đường xá đào bới khắp nơi để làm gì, những cây cầu mới nữa, để làm gì?Lợi lộc gì nếu đi từ đây đến Lyon chỉ mất có một tuần. Ai thích mới được chứ? Cho ai? Hay là vượt Đại Tây Dương, phóng sang châu Mỹ trong một tháng, làm như thể nghìn năm qua người ta sống không nổi vì không có cái châu ấy. Con người văn minh đã đánh mất gì trong rừng già của người da đỏ hay nơi bọn da đen? Họ còn đi đến cả Lappland tuốt trên phía Bắc muôn đời băng giá, nơi bọn mọi rợ ăn thịt sống nhăn. Rồi họ còn muốn tìm một châu nữa nghe đâu ở nam Thái Bình Dương, nghĩa là ở tận đâu đâu. Cái trò điên khùng ấy để làm gì? vì rằng những bọn khác cũng làm như thế, bọn Tây Ban Nha, bọn Anh trời đánh, bọn Hà Lan vô liêm sỉ, rồi thì sẽ phải đánh nhau thôi, mà cái này thì không kham nổi. Một cái tàu chiến cũng phải đến 300000 livres, từ thuế anh đóng, chỉ cần trúng một quả đại bác là sẽ chìm ngay trong năm phút, chìm vĩnh viễn. Mới đây ngài bộ trưởng tài chính đòi thu thuế tới một phần mười thu nhập, có nghĩa là sẽ đưa anh đến phá sản, bấy nhiêu cũng đủ làm anh nản chí rồi, dù không trả đi chăng nữa.
    Nỗi bất hạnh của con người xảy đến vì anh không chịu ở yên trong cái phòng của anh, Pascal nói thế. Mà Pascal là một vĩ nhân, một Frangipani của trí tuệ, xét cho cùng là một nghệ nhân thật sự, và một người như thế này ngày nay chẳng ai cần đến nữa. Bây giờ người ta đọc những sách gây bạo động của bọn Hugenot [1] hay bọn Anh. Hoặc là họ viết luận văn hay những cái gọi là tác phẩm khoa học vĩ đại đặt lại không chừa một vấn đề nào. Không còn gì là đúng nữa cả, mọi sự bỗng chốc khác đi. Mới đây họ lại bảo rằng có những vật vô cùng nhỏ, trước không hề thấy, bơi trong ly nước, rằng giang mai là một bệnh cũng bình thường chứ không phải là sự trừng phạt của Chúa nữa, cũng như không phải Chúa đã khai thiên lập địa trong bảy ngày mà suốt cả triệu năm và chắc gì đã là Chúa; rằng bọn mọi rợ cũng là người như chúng ta hay chúng ta không biết cách dạy dỗ con cái, và trái đất không còn tròn trịa cho tới nay mà dẹt ở trên và ở dưới như trái dưa, làm như khác biệt ghê gớm lắm! Trong mỗi một lãnh vực họ đều đặt vấn đề, đào sâu, nghiên cứu, soi mói và thử lung tung cả. Bây giờ chỉ nói cái ấy cái nọ là như thế này, như thế kia là không còn đủ nữa; mọi sự phải được chứng minh, tốt nhất là có người chứng vào số liệu cũng như vài thí nghiệm vớ vẩn nào đó. Những kẻ viết lách như Diderot, d?TAlembert, Voltaire, Rousseau hay tên là gì cũng vậy thôi, trong đó có cả các ngài cố đạo và quý tộc nữa chứ, đã băn khoăn một cách xảo trá, đã thích thú hoàn toàn khi không chịu chấp nhận hay vừa lòng với mọi chuyện trên đời, nghĩa là đầu óc họ hỗn loạn không cùng. Thế mà họ đã đầu độcc được toàn xã hội những điều như thế đấy!
    Nhìn đâu cũng thấy cuồng nhiệt. Người ta đọc sách, kể cả phụ nữ. Cố đạo la cà trong quán cà phê. Vậy mà khi cảnh sát ra tay, tống một trong những tên trùm vô lại nói trên vào ngục thì giới xuất bản gào toáng lên, đưa thư thỉnh nguyện và những ông những bà quyền qúy nhất sẽ dùng ảnh hưởng của họ để sau một vài tuần hắn được thả ra hay cho ra nước ngoài để rồi hắn chẳng ngại ngùng mà không tiếp tục viết những luận văn như thế. Trong các phòng khách người ta chỉ toàn tán gẫu về quỹ đạo của sao chổi và các chuyến thám hiểm, về đòn bẩy và Newton, về xây kênh đào, về sự tuần hoàn của máu, và về đường kính của quả đất.

Chia sẻ trang này