1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi DakhachLT, 31/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DakhachLT

    DakhachLT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    1
    ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH (tiếp theo)
    Một số điểm cần chú ý
    1. Số lần vẫy tay không nên ít: từ 600 lên dần tới 1.800 (30 phút) mới là toại nguyện cho việc điều điều trị. Bệnh nhân nặng, có thể ngồi mà vẫy tay, tuy ngồi nhưng phải nhớ thót đít và bấm 10 đầu ngón chân.
    2. Số buổi tập:
    * Buổi sáng thanh lâm tập mạnh.
    * Buổi chiều trước khi ăn tập vừa.
    * Buổi tối trước khi ngủ tập nhẹ.
    3. Có thể tập nhiều nhất là bao nhiêu? Ngưỡng cửa của sự chuyển biến bệnh là 1.800 lần vẫy tay, có bệnh nhân vẫy tới 3.000-6.000. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon, ngủ tốt, đại tiểu tiện điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ con số ta tập là thích hợp.
    4. Tốc độ vẫy tay: Theo nguyên tắc thì nên chậm, chứ không nên nhanh, bình thường vẫy chậm thì 1.800 cái hết 30 phút. Vẫy tay tới lúc nửa chừng thường nhanh hơn lúc ban đầu một chút, đây là tác động của khí. Khi mới vẫy rộng vòng và chậm một chút. Khi đã thuần thì vẫy hẹp vòng, người bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều, người bệnh nặng thì nên vẫy chậm và hẹp vòng.
    5. Vẫy tay nhanh quá làm cho tim đập nhanh, mà vẫy chậm quá thì không đạt tới mục đích, luyện tập là cần cho mạch máu lưu thông.
    6. Vẫy tay nên dùng sức nhiều hay ít, nặng hay nhẹ? Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh, chứ không phải là môn thể thao khác biệt. Đây là môn thể dục mềm dẻo, đặc biệt của nó là dùng ý mà không dùng sức. Nhưng nếu vẫy nhẹ quá cũng không tốt bởi vì bắp vai không được lắc mạnh thì lưng và ngực cũng không được chuyển động nhiều, tác dụng sẽ giảm đi.
    7. Vẫy tay không phải chỉ chuyển động cánh tay mà phần chính vẫn là chuyển động bắp vai.
    8. Bệnh phong thấp thì nên dùng mức "nặng" một chút. Bệnh huyết áp cao thì nên vẫy tay chậm và nhẹ.
    9. Nói tóm lại: phần lớn phải tự mình nắm vững tình trạng, phân tích những triệu chứng. Sau khi tập, nghe sự nhận xét của mọi người xung quanh, thấy sự chuyển biến của mình, nhanh nhẹn hơn, tươi tỉnh hơn hay là kém khi trước, rồi tự mình suy nghĩ và quyết định cách tập, rồi luôn luôn tổng kết, trên nguyên tắc là tập thế nào cho người thấy thoải mái và dễ chịu hơn là đúng, là tốt nhất.
    10. Đông y cho rằng động tác nhẹ là "bổ" có tác dụng trợ ích cho cơ thể, động tác mạnh (nặng) là "tả" (loại bỏ các chất cặn bã có hại trong người, tức là bệnh tật). Lý luận này cũng đang được Tây y nghiên cứu.
    11. Mức độ vẫy tay: Chỉ vẫy tay về phía sau dùng sức 7 phần, không vẫy về phía trước, mà do phản xạ của cánh tay cho là 3 phần (tiền tam hậu thất).
    12. Có cần đếm không? Đếm không phải chỉ để nhớ mà còn có tác dụng làm cho óc được bình tĩnh, tim được trầm tĩnh, có tác dụng làm cho bộ não được thăng bằng và nghỉ ngơi (và không được nghỉ ngơi lung tung). Chính khí được bồi dưỡng.
    13. Hoàn cảnh vẫy tay: Không có gì là đặc biệt về hoàn cảnh, tập ở đâu cũng được, trong nhà, ngoài trời dĩ nhiên nơi nào có dưỡng khí trong sạch và yên tĩnh vẫn tốt hơn.
    14. Trước và sau khi tập: Trước khi tập nên đứng tĩnh tâm thư giãn cho tim được thoải mái được yên tĩnh, để đạt được sự chuyển hóa về sinh lý và tâm lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhàng thoải mái như trong môn "khí công", đến khi tập cũng nên bình tĩnh mà vò 10 đầu ngón chân, 10 đầu ngón tay. Những người không đủ bình tĩnh, cần chú ý tới điều này.
    15. Tập "Dịch Cân Kinh" thế nào cho đúng? Sau khi tập cảm thấy ngực và bụng nhẹ nhàng, dễ chịu, hơi thở điều hòa, mắt sáng, nước miếng ứa ra, đại tiện nhuận, ăn ngon, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần, thì đấy là tập đúng. Rất ít khi tập sai, tỉ lệ không tới 1%.
    16. Sau khi tập đại đa số đều thấy có phản ứng, nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau, nguyên nhân chính là tư thế khi tập có thích hợp với thể chất người tập hay không.
    17. Lúc bắt đầu tập nên chú ý đến điểm nào?
    a. Nửa thân trên buông lỏng - thượng hư.
    b. Nửa thân dưới giữ chắc - hạ thực.
    18. Tay giơ ra phía trước không dùng lực (nhẹ).
    19. Vẫy tay ra phía sau có dùng sức (nặng).
    20. Tập và đếm số lần tay vẫy ngày một tăng, ngày 2-3 buổi tập, kiên quyết "tự chữa bệnh cho mình".
    21. Trạng thái tinh thần lúc tập: có liên quan gì đến hiệu quả không?
    * Hết lòng tin tưởng.
    * Kiên quyết tới cùng.
    * Tập đủ số nhất định, tập thường xuyên. Có thể hiệu quả rất lớn.
    22. Nếu khi tập, khi nghỉ không đủ số nhất định. Lòng còn nghi hoặc. Còn bị động dư luận ngoài. Thấy phản ứng đã lo sợ, bỏ tập. Hỏi làm gì có kết quả tốt.
    23. Vẫy tay có sinh ra bệnh gì không? Có thể bệnh do tư thế không đúng và làm sai nguyên tắc, những trường hợp ấy cũng hạn hữu, như trên đã nói, không tới một phần trăm.
    24. Khi tập có phải kiêng gió, kiêng lạnh không? Tránh gió lùa, mùa hè hay mùa đông đều tránh đứng đầu ngọn gió.
    Tóm lại có mấy điều cần lưu tâm :
    a- Khi tập luôn luôn bấm mấy ngón chân, thót lỗ đít, để giữ tư thế "thượng hư - hạ thực".
    b- Vẫy tay từ ít tới nhiều phải đạt tới 1.800 cái trở lên mới có hiệu quả.
    c- Có phản ứng đừng ngại mà ngừng tập, vì đó là diễn biến tốt, cứ tập số đếm như cũ, qua phản ứng, sẽ tăng số lần vẫy tay lên.
    d- Kiên trì, quyết tâm luyện tập, tin tưởng "các bệnh tật sẽ khỏi".
    e- Vững lập trường, không hoang mang vì dư luận, lạc quan với cuộc sống. Chỉ cần niềm tin bằng hạt cải là có thể dời núi (nghĩa bóng là vững niềm tin mà tập luyện đến chốn, thì bệnh nguy nan như trái núi cũng phải dời khỏi người).
    f- Có quyết tâm là thực hiện ngay, càng để chậm là ngần ngại càng khó khăn thêm, càng lâu khỏi bệnh.
    Ghi chú thêm:
    Khi anh Phạm Viết Hồng Lâm tới báo cáo là anh đã khỏi ung thư và cảm ơn tôi. Tôi hỏi: Anh xin chữa cô-ban có ba 3 tháng, anh ăn gạo lức muối vừng, anh tập "Đạt Ma Dịch Cân Kinh" thì biết anh khỏi bệnh nhờ phương pháp nào?
    -Thưa Bác, cháu có suy nghĩ!
    Nếu bệnh ung thư khỏi vì phương pháp hiện đại thì ông Viên sĩ Mỹ đã khỏi, ông không phải ăn theo thực dưỡng của Giáo sư Nhật OSAWA, nhưng cũng phải mất 15 tháng ông Viên sĩ Mỹ kia mới khỏi.
    Khi Bác phổ biến, cháu tập "Đạt Ma Dịch Cân Kinh" và cho cháu thuốc, chỉ trong 100 ngày luyện tập, cháu ăn ngon, ngủ tốt, sinh lực cháu bừng lên, cháu càng tin tưởng và kiên trì tập ngày 3 buổi, chỉ trong 3 tháng là bệnh ung thư của cháu được xóa sạch.
    - Thế thì chính Bác phải cảm ơn cháu, vì trong tài liệu có viết và dẫn chứng các cá nhân bị ung thư đã tự chữa khỏi. Dù sao cũng chỉ là tài liệu, nay cháu đã minh chứng thì tài liệu này đáng tin và nên khuyên mọi người tập, không những khỏi ung thư mà các bệnh khác cũng khỏi.
    Đỗ Mạnh Trường
    Được DakhachLT sửa chữa / chuyển vào 12:48 ngày 31/05/2007
  2. DakhachLT

    DakhachLT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    1
    Tại hạ đã làm xong nhiệm "copy and paste", và có điểm xuyết chỉnh sửa một đôi chỗ cho rõ thêm và lỗi chính tả ! Xin mời chư vị huynh đài, nhất là các cao thủ võ thuật, tham góp để rộng đường tham khảo luyện tập cho chư vị "hữu duyên" !
    Được DakhachLT sửa chữa / chuyển vào 11:53 ngày 31/05/2007
  3. DakhachLT

    DakhachLT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    1
    Tại hạ đã làm xong nhiệm "copy and paste", và có điểm xuyết chỉnh sửa một đôi chỗ cho rõ thêm và lỗi chính tả ! Xin mời chư vị huynh đài, nhất là các cao thủ võ thuật, tham góp để rộng đường tham khảo luyện tập cho chư vị "hữu duyên" !
    Được DakhachLT sửa chữa / chuyển vào 11:53 ngày 31/05/2007
  4. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, nói về Đạt Ma Dịch Cân Kinh, hồi xưa nhà em đã sưu tầm được 12 dị bản khác nhau, có cả hình ảnh minh họa, trong đó có 4 bài Đạt Ma Dịch Cân Kinh một thức như nhà bác vừa nêu, cái này giang hồ hay đồn đại là Dịch Cân Kinh Việt Nam để phân biệt với Dịch Ma bên tàu có 12 thức, các bác mà thích thì em copy and past lên đây cho.
    Hôm xem cuốn giáo trình luyện công của Bảo Long Y Võ, nhà cháu cũng thấy có bài Đạt Ma Dịch Cân Kinh 12 thức, mà không ghi chú giải là của môn phái sáng lập ra hay bên tàu truyền vào.
    Đọc kỹ 12 Dị bản trên, nhà em thấy tư thế và các thức cơ bản giống nhau, nhưng khác nhau khá nhiều về phần kình và dẫn khí. 12 dị bản này nhà cháu chẳng thể chứng nghiệm cái nào là thật, cái nào là giả nên để đó mà thôi, chẳng dám sờ vô sợ gân cốt lại chuyển hết ra ngòai cơ thể thì chỉ có nước ..nằm một chỗ.
    Vài lời mạo muội, xin các hạ chỉ giáo.
  5. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, nói về Đạt Ma Dịch Cân Kinh, hồi xưa nhà em đã sưu tầm được 12 dị bản khác nhau, có cả hình ảnh minh họa, trong đó có 4 bài Đạt Ma Dịch Cân Kinh một thức như nhà bác vừa nêu, cái này giang hồ hay đồn đại là Dịch Cân Kinh Việt Nam để phân biệt với Dịch Ma bên tàu có 12 thức, các bác mà thích thì em copy and past lên đây cho.
    Hôm xem cuốn giáo trình luyện công của Bảo Long Y Võ, nhà cháu cũng thấy có bài Đạt Ma Dịch Cân Kinh 12 thức, mà không ghi chú giải là của môn phái sáng lập ra hay bên tàu truyền vào.
    Đọc kỹ 12 Dị bản trên, nhà em thấy tư thế và các thức cơ bản giống nhau, nhưng khác nhau khá nhiều về phần kình và dẫn khí. 12 dị bản này nhà cháu chẳng thể chứng nghiệm cái nào là thật, cái nào là giả nên để đó mà thôi, chẳng dám sờ vô sợ gân cốt lại chuyển hết ra ngòai cơ thể thì chỉ có nước ..nằm một chỗ.
    Vài lời mạo muội, xin các hạ chỉ giáo.
  6. vit_khoai

    vit_khoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Bác vào Thái Cực Quyền .Com (thaicucquyen.com) có một bản Dịch Cân Kinh chuẩn hơn gọi là Đạt Ma Dịch Cân Kinh gồm 12 Thức còn cái bác copy &paste ở trên hình như được gọi là Phất Thủ Dịch Cân Kinh chứ không phải Đạt ma Dịch Cân Kinh
    Được vit_khoai sửa chữa / chuyển vào 16:03 ngày 31/05/2007
  7. vit_khoai

    vit_khoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Bác vào Thái Cực Quyền .Com (thaicucquyen.com) có một bản Dịch Cân Kinh chuẩn hơn gọi là Đạt Ma Dịch Cân Kinh gồm 12 Thức còn cái bác copy &paste ở trên hình như được gọi là Phất Thủ Dịch Cân Kinh chứ không phải Đạt ma Dịch Cân Kinh
    Được vit_khoai sửa chữa / chuyển vào 16:03 ngày 31/05/2007
  8. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác ấy đã xin phép các bác cho nhà bác ấy copy and paste lên rồi mà. Các bác làm gì mà căng thế. Nếu các bác đọc rộng biết nhiều thì các bác đồng post lên để thiên hạ một công chiêm ngưỡng cùng đánh giá. Thế chẳng phải hơn không? Đằng này khen chê của nhà các bác chỉ kéo dư luận chạy từ địa chỉ này qua địa chỉ khác mà thôi. Thêm nữa, ai đó đọc đều có ý kiến chủ quan của mình, không đem bàn luận được, cứ giữ trong người lâu lâu thành bệnh thì khổ cả lũ. Nhà các bác làm thế có thấy nhọc cho dư luận không?
  9. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác ấy đã xin phép các bác cho nhà bác ấy copy and paste lên rồi mà. Các bác làm gì mà căng thế. Nếu các bác đọc rộng biết nhiều thì các bác đồng post lên để thiên hạ một công chiêm ngưỡng cùng đánh giá. Thế chẳng phải hơn không? Đằng này khen chê của nhà các bác chỉ kéo dư luận chạy từ địa chỉ này qua địa chỉ khác mà thôi. Thêm nữa, ai đó đọc đều có ý kiến chủ quan của mình, không đem bàn luận được, cứ giữ trong người lâu lâu thành bệnh thì khổ cả lũ. Nhà các bác làm thế có thấy nhọc cho dư luận không?
  10. vit_khoai

    vit_khoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    copy paste từ box võ thuật:
    --------------------------------------------------------------------------
    Đạt Ma Dịch cân kinh là phương pháp luyện khí công của Thiếu Lâm. Vì Bồ Đề Đạt Ma trong khi thuyết giảng Phật pháp thấy các đệ tử tỏ vẻ mỏI mệt nên ngài đã truyền lạI Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh.
    Đạt Ma dịch cân kinh có 12 thức. Nếu bằng hữu QuynhNguyen muốn thì tôi có thể ghi chi tiết diễn biến từng thức ra. ở đây tôi chỉ xin ghi lạI tên của 12 thế:
    1. Vi Đà hiến chữ thế
    2. Hòanh đam giáng ma chử thế
    3. Chưởng thác thiên môn thế
    4. Trích tinh hóan đẩu thế
    5. Đảo duệ cửu ngưu vĩ thức
    6. Xuất trảo lượng xí thế
    7. Cửu quỉ bát mã đao thế
    8. Tam bàn lạc địa thế
    9. Thanh Long thám trảo thế
    10. Ngã hổ phốc thực thế
    11. Đả cung kích cổ thế.
    12. Điệu vĩ dao đầu thế
    Ở đây xin mạn đàm một chút. TuổI trẻ thường không thích luyện khí công, nộI công vì nó đòi hỏI sự kiên trì rất cao. Thường thì ngườI ta chỉ thích luyện đấm đá, bay nhảy đẹp mắt. Quyền quyết có câu:?Luyện quyền không luyện công, về già cũng như không?. Do đó những ngườI học võ Teakwondo, Karatedo, Pencak Silat là những môn võ thể thao thì khi về già là hết hơi sức rồI, làm sao mà chiến đấu được. Để rồI khi về già lạI đi học Thái Cực quyền. Các môn võ cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc đều có luyện khí công dưỡng lão ích thọ. Mà khí công thì tuổI trẻ lạI chán, đó là một cái vòng lẩn quẩn. Thật đáng tiếc lắm thay!!!
    Xin quảng cáo cho môn phái của tôi một chút. Các bạn ở tp.HCM có thể đang ký theo học Thiếu Lâm NộI Gia Quyền của lão võ sư Trần Tiến ở sân vận động quân khu 7 hay Bảo tàng không quân (đường Thăng Long). Ở đây các bạn sẽ được học đầy đủ về binh khí, nộI công, khí công, khinh công, ngạnh công. Đặc biệt là Thái Dương thần công. Đây là môn công phu nhìn mặt trờI để luyện công bí truyền của Thiếu Lâm. Theo sự so sánh của tôi thì Dịch cân kinh và môn này cũng ngang ngửa.
    Theo tôi nhận xét thì bản Dịch Cân kinh của QuynhNguyen và tôi có sự khác biệt. Bản của tôi bằng tiếng Trung Quốc. Dịch cân kinh đã có rất nhiều dị bản và môn phái nào cũng nói mình là chân truyền. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng tập cái nào chuyên cần cũng có ích lợi cả.

    Chi tiết 12 thức xem ở bài viết ở đoạn dưới đây trong bõ võ thuật:
    http://www.ttvnol.com/vothuat/84341/trang-2.ttvn (bài của KIMQUIUFC)
    Được vit_khoai sửa chữa / chuyển vào 10:56 ngày 01/06/2007

Chia sẻ trang này