1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất Mũi Cà Mau, nơi tận cùng của đất nước.

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi Thunderocker, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thunderocker

    Thunderocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Đất Mũi Cà Mau, nơi tận cùng của đất nước.

    [​IMG]

    Diện t ích: 5.208,8 km2.
    Dân số (2004): 1.191.829 người.
    Tỉnh lỵ: Thành phố Cà Mau.
    Các huyện: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình.
    Dân Tộc: Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Chăm.
    [​IMG][​IMG]

    Cà Mau là tỉnh cực nam của tổ quốc, có 3 mặt giáp biển với 307 km (192 miles) bờ biển. Phía bắc giáp Kiên Giang, phía đông bắc giáp Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp biển đông, phía tây và tây nam giáp Vịnh Thái Lan.

    [​IMG]

    Cà Mau là vùng đất mới bao gồm: đất phèn, đất mặn, đất than bùn và đất bãi bồi tạo nên những cánh đồng màu mỡ. Cà Mau có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, 7 sông chính là sông Ông Đốc, Bảy Háp, Cái Lớn, Gành Hào, Dầm Dơi, Trèm Trẹm, Bạch Ngưu tạo thành các cửa sông lớn. Ngoài biển Cà Mau còn có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối. Nhờ có bờ biển dài, khả năng đánh bắt cá tôm của Cà Mau rất lớn. Nơi đây phát triển nhiều hồ nuôi tôm.

    [​IMG]
    Cà Mau nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, các tháng khác ít mưa. Lượng mưa trung bình ở Cà Màu 2.500 mm/năm (99 in/năm). Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 -27 ° C.

    [​IMG]

    Giao thông: đường bộ số 4 từ Cần Thơ, Sóc Trăng xuống, qua Bạc Liêu (114 km (71 miles)), Cà Mau (180 km (112 miles)), từ Cà Mau đến Năm Căn (qua Cái Nước) 55 km (34 miles). Đường thứ 2 từ Cà Mau lên Rạch Giá 130 km (80 miles). Cà Mau có nhiều sông và mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên đi lại và vận chuyển bằng ghe thuyền rất thuận tiện. Ngay trong rừng đước, rừng tràm, thuyền đi chỗ nào cũng được.

    [​IMG]

    Vùng đất tận cùng của tổ quốc là một bức tranh hài hòa giữa rừng và biển, với một quần thể động thực vật phong phú, nhiều phong cảnh đẹp như cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, những sân chim tự nhiên như sân chim Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, rừng tràm U Minh, rừng đước với nhiều loại động vật quí hiếm của khu sinh thái rừng ngập mặn như heo rừng, trăn, kỳ đà, khỉ. Ngoài ra Cà Mau còn có một số di tích lịch sử, văn hóa: động Nọc Nang, đình Tân Hưng.
    [​IMG]
    (Biểu tượng tỉnh Cà Mau)​


    Được Thunderocker sửa chữa / chuyển vào 23:28 ngày 01/01/2007
  2. Thunderocker

    Thunderocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    [url="http://www.vietshare.com/quehuong/camau.asp" ] Thắng Cảnh [/url]
    Rừng Sác: Là rừng ngập mặn ở vùng duyên hải, thành phần chủ yếu gồm cây mắm, đước, dừa nước, chà là. Muốn tận mắt nhìn thấy rừng sác bạt ngàn, du khách phải đến tận đất mũi, miệt Năm Căn, ông Bọng, bà Hương, Láng Tròn, ông Đốc, ông Sào, rừng lúc nào cũng ngập nước. Do ảnh hưởng của thủy triều, rừng Sác trở thành môi trường lý tưởng cho các loài tôm, cá, chim, cò. Người dân vùng này chủ yếu làm nghề đánh bắt thủy sản và nuôi tôm.

    Rừng U Minh: Rừng U Minh sát Vịnh Thái Lan, trải ra mênh mông từ sông Đốc (phía nam) đến Rạch Giá (phía bắc). Phần trên là U Minh Thượng, phần dưới là U Minh Hạ. Giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ là sông Trẹm và sông Cái Tàu. Nơi đây thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ, chủ yếu là cây tràm mọc khắp nơi. Xen vào đó chỉ có một ít loại cây thân thảo hoang dại. Suốt ngày rừng U Minh luôn tối. Cây tràm nhỏ thấp hơn cây đước, vỏ cây xốp và trắng, gỗ bên trong rắn chắc. Thân cây cao đến 20 m (60 ft), tán lá tràm thưa, lá thon nhỏ. Cây tràm có thể sống 25 - 30 năm. Lúc đó nó trở thành cây cổ thụ, gỗ có thể dùng làm nhà. Mùa khô, trái tràm rụng xuống đất và đến mùa mưa, cây tràm con đã lên xanh tốt. Hạt tràm có thể nằm tại khu đất cháy 5 - 10 năm, sau nếu có điều kiện có thể nảy mầm thành cây con. Hương tràm có mùi hương dịu như hương sen, mật ong. Hương tràm là một sản phẩm được nhiều người ưa thích.

    Sân Chim Ngọc Hiển: Nằm trong huyện Ngọc Hiển, huyện cuối cùng của Cà Mau và cũng là mảnh đất tận cùng của đất nước, sân chim Ngọc Hiển có diện tích tự nhiên rộng 130 ha. Là một trong những sân chim tự nhiên lớn nhấtt nước, sân chim Ngọc Hiển có dòng sông Bảy Háp chảy qua cùng với hệ thống kênh ngòi chằng chịt, với thảm thực vật phong phú và xanh tươi quanh năm đã là môi trường thiên nhiên trong lành chưa bị con người hủy hoại, nơi trú ngụ của các loài chim bay đến hàng năm. Sân chim Ngọc Hiển là điểm du lịch sinh thái và nghiên cứu về các loài chim trong môi trường sinh thái tự nhiên được bảo vệ tốt của Cà Mau.

  3. Thunderocker

    Thunderocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử, văn hóa tỉnh Cà Mau


    Hải đăng Hòn Khoai
    - Nguồn gốc xa xưa Cà Mau là vùng đất hoang vu, rừng rậm, mặt đất ẩm thấp, thiếu nước ngọt, ruộng nhiều phèn, nhiều muỗi vắt nên vắng người sinh sống. Đến cuối thế kỷ 17 Cà Mau là mảnh đất cuối cùng trên con đường của người Việt chinh phục hoang vu mở mang bờ cõi. Năm 1680 một số ấp ở ven sông Bảy Háp, sông Ông Đốc, sông Gành Hào được hình thành. Năm 1714 Mạc Cửu dâng phần đất Cà Mau cho chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tứ là con Mạc Cửu vâng lệnh triều đình lập ra đạo Long Xuyên mang tính chất quân sự để cai quản. Năm 1882 Cà Mau tách khỏi Rạch Giá, Bạc Liêu tách khỏi Sóc Trăng thành lập ra tỉnh Bạc Liêu, đây là hạt thứ 21 của Nam kỳ thuộc địa. Sau nhiều lần thay đổi địa giới và tên tỉnh, đến đầu năm 1976 Cà Mau-Bạc Liêu được đổi tên là tỉnh Minh Hải. Đến ngày 01/01/1997 Minh Hải lại tách ra thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
    [​IMG]
    - Những người tiên phong khai hoang mở đất thuở đó chủ yếu là người Kinh quê ở miền Bắc, miền Trung khát khao sống tự do, không chịu khuất phục cường quyền, bạo lực; là nạn nhân của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn muốn tìm mảnh đất sống yên thân; là những chiêu mộ của các nhà giàu có đưa vào khai hoang lập ấp; là những binh lính, tội đồ ... những người Hoa, Khơmer nghèo khổ lưu lạc dừng chân tại nơi đây. Tất cả những con người rời quê bất chấp khó khăn, băng ngàn vượt biển vào Nam tìm nơi sinh cơ lạc nghiệp, gọi chung là dân lưu tán. Việc biến những khu rừng bạt ngàn âm u, ngập mặn nhiều phèn thành cánh đồng lúa phì nhiêu cò bay thẳng cánh, nghĩa là các thế hệ đi trước đã can đảm vật lộn với thiên nhiên, thú dữ, muỗi vắt, bao nhiêu mồ hôi nước mắt và cả máu đổ ra để tạo thành nơi sinh sống lý tưởng như ngày nay.
    - Con người Cà Mau chất phác, mến khách, trọng nghĩa tình; giàu tình yêu quê hương đất nước, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ trước những năm 30 ở Cà Mau đã có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân chống lại địa chủ, hương quản cướp bóc ruộng đất. Năm 1930 các chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập để lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống áp bức. Hưởng ứng cuộc khởi nghiã Nam Kỳ, năm 1940 Tỉnh ủy Cà Mau đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi, ghi vào trang vẻ vang của tỉnh. Từ đó ngày khởi nghĩa Hòn Khoai 13/12 trở thành ngày truyền thống của Đảng bộ, quân dân tỉnh Cà Mau.
    - Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cà Mau là quê hương căn cứ địa cách mạng kiên cường, đã tổ chức hàng nghìn trận đánh và chống càn chặn địch, nổi tiếng như mặt trận Tân Hưng, chiến thắng Nhị Nguyệt, chiến thắng Mương Điều v.v.. thời chống Pháp. Đánh tiêu diệt chi khu Đầm Dơi, Chi khu Cái Nước, cứ điểm Chà Là, tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân, đánh vào tận sào huyệt của địch tại thị xã Cà Mau và cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975, kết thúc 20 năm chống Mỹ cứu nước.
    Tỉnh Cà Mau có 45 tập thể, 21 cá nhân được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang, 507 bà mẹ Việt Nam anh hùng; trên 11.000 thương binh và 16.000 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Với sự phấn đấu hy sinh to lớn của Đảng bộ và quân dân Cà Mau trong 2 cuộc kháng chiến, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nhà nước đã tặng thưởng cho tỉnh Huân chương Sao Vàng.
    Địa bàn Cà Mau từng là nơi hoạt động của nhiều đồng chí cách mạng tiền bối như Lê Duẩn, Tạ Uyên, Phạm Hồng Thám, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt v.v.. là nơi đóng quân của nhiều cơ quan, đơn vị vùng Tây Nam bộ. Mảnh đất này đã sản sinh ra những tấm gương anh hùng tiêu biểu như: Trần Văn Thời, Phan Ngọc Hiển, Lâm Thành Mậu, Nguyễn Việt Khái, Hồ Thị Kỷ, Lý Văn Lâm v.v... Mũi Cà Mau còn là bến tiếp nhận vũ khí, đạn dược của đường Hồ Chí Minh trên biển, đến nay còn để lại sự huyền bí về ý chí oai hùng và sứ mệnh lịch sử của những "con tàu không số" mà người anh hùng Bông Văn Dĩa của Cà Mau trở thành tiêu biểu. Trong thời kỳ bảo vệ Tổ quốc Cà Mau lập nên chiến công CM 12 vào năm 1984, phá tan kế hoạch xâm nhập của tổ chức ********* ở nước ngoài do bọn Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh cầm đầu. Những chiến công và tấm gương đó đi vào lịch sử là niềm tự hào mãi mãi của quê hương Cà Mau.
    - Sắc thái văn hóa của Cà Mau có sự dung hòa đa dạng và phong phú do được tiếp thu của nhiều nền, nhiều miền văn hóa, nhiều tôn giáo khác nhau. Những tập quán, thuần phong mỹ tục của người Kinh là chủ đạo có ảnh hưởng qua lại với người Khơme, người Hoa tạo nên sự hài hòa chung cho nhiều dân tộc. Do đặc điểm sống ở vùng sông nước, rừng biển sâu xa nên loại hình đàn ca cải lương trở thành nếp sinh hoạt văn nghệ phổ biến trong nhân dân; miền đất này còn xuất hiện truyện cười dân gian của Bác Ba Phi đầy huyền thoại; hàng năm nhân dân tổ chức lễ hội Nghinh Ông ở cửa biển Sông Đốc và một số lễ hội dân gian khác.
    - Những địa danh lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh có sức thu hút du khách như Mũi Cà Mau, đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, rừng đước Năm Căn, rừng tràm U Minh hạ, bãi Khai Long, Giá ***g đèn, các sân chim, công viên Văn hóa, đầm Thị Tường v.v.. Tên tuổi của những danh nhân văn hóa như nhà giáo Phan Ngọc Hiển, nhà báo Nguyễn Mai, bác Ba Phi, v.v..đã để lại trong lòng người sự mến yêu, ngưỡng mộ về cảnh vật hữu tình, con người dũng khí của đất Cà Mau.
  4. Thunderocker

    Thunderocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Thành tựu
    Thành tựu nổi bật của Cà Mau những năm đổi mới là nhịp độ tăng trưởng kinh tế không ngừng phát triển. Tổng giá trị sản phẩm (GDP) giai đoạn 1991 - 2000 tăng 7,75%/năm; giai đoạn 2001 - 2005 tăng 11,36%/năm. Đến năm 2005 cơ cấu kinh tế: nông-ngư nghiệp 52,26%, công nghiệp-xây dựng 25,1%, dịch vụ 22,3%. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tỷ trọng kinh tế thủy sản chiếm trên 80%, là ngành kinh tế quan trọng nhất của tỉnh.
    [​IMG]
    (đường băng sân bay Cà Mau)
    Những chỉ tiêu cơ bản của tỉnh Cà Mau đạt được đến năm 2005 đều có mức tăng trưởng cao ở giai đoạn 2001-2005: giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 18,7%; giá trị sản xuất ngư-nông nghiệp tăng bình quân 5,14%/năm; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 19%. Thu ngân sách tăng bình quân 22%/năm. Sản lượng tôm đạt 100.000 tấn, tăng gấp đôi so với năm 2000; kim ngạch xuất khẩu đạt 525 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với năm 2000.
    Xây dựng kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, xây dựng trường học, bệnh viện, lưới điện, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường v.v.. làm thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị và nông thôn. Đời sống dân cư không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2005 tương đương 584 USD, tăng trên 66,8% so với năm 2000. Mức sống dân cư đến năm 2005 đã có 15% hộ giàu, 32% hộ khá, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) giảm còn 6,3%. Nhà ở của dân cư được xây dựng, sửa sang khang trang hơn, nhà kiên cố chiếm 13,96%, bán kiên cố 52,33%, nhà đơn sơ và nhà tạm 33,72%; so với năm 1999 tỷ lệ nhà kiên cố tăng 3,5 lần, giảm 15% nhà đơn sơ, nhà tạm. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 80%; điện thoại đạt 13 máy/100 dân, tăng nhiều lần so với 5 năm trở lại đây.
    [​IMG]
    (Đài Phát Thanh Truyền Hình Cà Mau)
    Tỉnh tích cực áp dụng các chính sách thông thoáng, khuyến khích ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Đến nay trong tỉnh đã có trên 2.100 doanh nghiệp với số vốn đăng ký kinh doanh trên 2.700 tỷ đồng; kinh tế tập thể, kinh tế trang trại cũng đang phát triển, mở rộng mô hình hoạt động. Các thành phần kinh tế đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Giai đoạn từ năm 2001 đến 2005, tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên đến 11.000 tỷ đồng, chiếm 24% GDP, tăng trung bình 14%; dự án Khí-Điện-Đạm và một số dự án khác của Trung ương được xây dựng trên địa bàn tỉnh với quy mô lớn đang là động lực thu hút vốn đầu tư của nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài.
    Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, nhân dân hăng hái tham gia phong trào xã hội hóa về giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao; những hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc được chăm lo. Tỷ lệ người biết chữ đạt 95%, có 18% lực lượng lao động được đào tạo và có tay nghề. Hàng năm có gần 20.000 lao động được tạo việc, tỷ lệ lao động thiếu việc làm giảm đáng kể. Hiện nay tỉnh duy trì 100% số xã có bác sĩ; có 80% hộ gia đình được công nhận đạt chuẩn văn hóa. Các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi, an ninh, quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm an toàn giao thông được quan tâm thực hiện. Môi trường của Cà Mau đang là mảnh đất an toàn cho nhân dân và các nhà đầu tư yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh.
    [​IMG]
    (Làng trẻ em SOS Cà Mau)
    Với những điều kiện tự nhiên phong phú, giàu tiềm năng; với truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp; nhân dân có tinh thần lao động sáng tạo, vượt qua khó khăn đang quyết tâm phấn đấu xây dựng Cà Mau trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh của miền cực Nam Tổ quốc.
  5. Thunderocker

    Thunderocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Di tích
    Chùa Quan Âm: Chùa tọa lạc ở số 84/4 đường Rạch Chùa, phường 4, thành phố Cà Mau. Chùa do hòa thượng Tô Quang Xuân dựng vào khoảng giữa thế kỷ 19, lúc bấy giờ chỉ là một am nhỏ để ngài tu hành và chữa bệnh cho dân. Sau ngài về tu ở chùa Kim Chương (Gia Định) lấy pháp hiệu là Trí Tâm. Năm 1842 vua Thiệu Trị sắc phong hòa thượng cho ngài và sắc tứ cho chùa Quan Âm. Kiến trúc chùa hiện nay do hòa thượng Thiện Tường và Thiện Đức xây năm 1936. Trong chùa có bia dựng "Sắc tứ Quan Âm cổ tự" và tháp hòa thượng Trí Tâm.

    [​IMG]

    Chùa Hưng Quảng
    : Tọa lạc ở số 26 đường Phan Ngọc Hiển, thành phố Cà Mau. Chùa được dựng từ những năm 1950 thuộc Tịnh Đô Cư Sỉ Phật hội Việt Nam, và được trùng tu năm 1963. Trong chùa có lập phòng thuốc nam Phước Thiện từ năm 1954 và đã hoạt động cho đến ngày nay.
    [​IMG]

    Đình Tân Hưng
    : Cách thành phố Cà Mau 4 km (2.5 miles) về phía nam, trên tuyến kênh rạch Rập, đường đi huyện Cái Nước, thuộc địa phận xã Lý Văn Lam thành phố Cà Mau. Đình xây dựng năm 1907, trải qua thời chiến tranh, đình bị hư hỏng toàn bộ. Trên nền đó, người dân địa phương cho dựng một ngôi đình khác nhỏ hơn, nền xây bằng đá hộc, mái lợp ngói máng. Mặt trước là hàng bốn cột xi măng. Dưới các chân cột được kê bằng đá tảng. Cấu trúc mái hình bánh ít, trên nóc đúc hai rồng chầu.
  6. Thunderocker

    Thunderocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Rừng biển Cà Mau


    Miền đất cực Nam Tổ quốc mang hình mũi tàu hướng ra biển. Dòng Cửu Long theo năm tháng bồi nên miền sinh thái ngập mặn độc đáo tương tự như miền cửa sông Amazon. Theo đường thủy từ thành phố Cà Mau đi đến các khu rừng tràm, hay đến các dải đất rừng đước, cảnh sắc của miền rừng biển đã trải nhiều thay đổi trong cuộc chuyển mình trở thành vùng kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp với nuôi trồng thủy sản là động lực chính.

    [​IMG]
    (Chợ nổi trên sông Gành Hào)
    Hình ảnh những hàng cây mắm trước, đước sau bủa những chùm rễ dày từ dưới lên, trên xuống giăng đón phù sa cho thấy mức bồi đắp tự nhiên vẫn tiếp diễn tại mũi đất cuối cùng trên lục địa Việt Nam. Thiên nhiên dành hai phần quí hiếm cho Cà Mau: vùng sinh thái rừng tràm lợ U Minh Hạ phía bắc tỉnh, vùng rừng đước ngập mặn hai bờ biển Đông Tây phía nam tỉnh. Hơn 500 km kinh rạch đan thông nối với 254 km bờ biển dẫn ra ngư trường rộng lớn phía biển Đông và vịnh Thái Lan.
    [​IMG]
    (Làm chủ biển trời)
    Cuộc sống các thế hệ cư dân Cà Mau gắn chặt với thiên nhiên, "làm chơi ăn thật" nhờ sản vật dồi dào của miền biển rừng. Dân gian còn truyền tụng những câu chuyện trào lộng của bác Ba Phi về cuộc sống chung với thú rừng, chim nước, rắn, rùa, tôm, cua, cá, ong vô vàn thủa mở đất, hay trong tiểu thuyết "Đất rừng Phương Nam" của Đoàn Giỏi kể về cuộc sống nơi đây. Thiên nhiên Cà Mau còn là căn cứ địa bất khả xâm phạm, nuôi dưỡng cách mạng miền Nam suốt 30 năm chống xâm lược. Ngày nay theo địa lý kinh tế, ngoài phần rừng tràm đã nhường đất cho ruộng lúa, rừng đước thành vuông tôm, Cà Mau còn 105.000 ha rừng đang được quản lý bảo vệ trong đó có 25.000 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Những kế hoạch trồng mới, tái tạo rừng được ưu tiên song song với các mục tiêu sản xuất hàng hóa nông thủy sản cũng như giữ cho môi trường sinh thái thêm trù phú đang đem lại hiệu quả ổn định cuộc sống của người dân.
    [​IMG]
    Những cánh rừng tràm, rừng đước bạt ngàn và chằng chịt sông rạch như lịch sử trăm năm, ngàn năm trước vẫn còn đây. Vẻ mênh mang yên tĩnh trải ra tít tắp bỗng rộn tiếng những đàn chim nước từ các ngả tụ về rừng vào buổi hoàng hôn. Những nụ cười thân thiện và vẻ chân thành đón khách ghé xuồng thăm ngôi nhà trên cọc sát bờ nước là niềm vui bất ngờ cho khách và gia chủ. Rượu và cá phơi khô hay nướng trui rất nhanh được dọn mời giữa những câu chuyện rôm rả về cuộc sống làm ăn miệt biển rừng Cà Mau.
    Về miền U Minh Hạ Sẽ rất thú vị khi gặp dòng nước ngọt màu nâu đỏ bao quanh những khu rừng tràm thuộc vùng U Minh Hạ hiện còn trên 60.000 ha tập trung ở các lâm ngư trường, các hạt kiểm lâm ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình.
    Tại lâm trường Sông Trẹm (huyện Thới Bình) rộng hơn 10.000 ha, rừng tràm được bảo vệ tốt nhờ chính sách giao khoán đất có rừng cho dân chăm sóc, trồng tỉa, phòng chống cháy và khai thác đúng qui cách gỗ tràm làm thương phẩm. Hơn 1.000 hộ lâm dân được bố trí sống trên đất giao khoán. Họ giỏi nghề rừng và thông thạo cách nuôi cá, tôm, heo, gà, trồng rau màu, cây trái để cùng rừng phát triển. Lâm trường còn dành hẳn 110 ha để lập khu du lịch sinh thái tràm. Tại đây khách
    Những cánh rừng tràm, rừng đước bạt ngàn ở Cà Mau.
    có dịp chèo xuồng len lỏi trong xôn xao tiếng chim, thăm những tổ ong tràm hiền hòa bám dưới kèo gỗ tràm gác ngang hai thân cây, cùng giăng võng nghỉ dưới bóng tràm, hít thở hương tràm, nếm vị mật thơm và thưởng thức các món ăn dân dã, các làn điệu dân ca Nam Bộ.
    Để bảo tồn di sản thiên nhiên và dành cho mục đích nghiên cứu khoa học, Cà Mau đã qui hoạch và bảo vệ nghiêm ngặt khu rừng tràm đặc dụng Vồ Dơi (huyện Trần Văn Thời) rộng 400 ha, nơi còn cánh rừng tràm nguyên sinh trên lớp than bùn dày nguyên thủy cùng hệ động thực vật quí hiếm, vùng sinh thái tràm cần được gìn giữ bằng mọi giá.

    [​IMG]

    Thăm Xóm Mũi cực Nam

    Điểm 0 cực Nam trên đất liền đã được đánh dấu vị trí tại Xóm Mũi, đoạn nối với thành phố Cà Mau dài 60 km với nhiều cầu lớn nhỏ sẽ hoàn thành trong năm 2005. 120 km đường thủy cách trở khiến xóm dân cư cuối cùng trở nên vừa sâu vừa xa. Tuy nhiên đó lại là con đường rất đẹp xuyên qua vùng ngập mặn Nam Cà Mau thuộc các huyện Trần Văn Thời, Cái Nước, Năm Căn, Ngọc Hiển. Đến đây ta được thả tầm nhìn theo hai hàng dừa nước, mắm, đước xanh rì, gặp cảnh trên bến dưới ghe tấp nập và hàng đáy dài rộng trên mặt sông. Huyện Ngọc Hiển cực Nam hiện có 20.000 ha rừng ngập mặn tập trung ở 12 lâm ngư trường đang được giữ gìn, trồng mới, phát triển rừng phòng hộ, rừng sinh thái.
    Theo những ngả dòng xanh ngắt màu đước, tua tủa chùm rễ xậm nâu bám chặt xuống bờ đất dẫn tới xóm dân cư cuối cùng - Xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Ở vị trí hai bên biển Đông và vịnh Thái Lan, đón dòng hải lưu qua mũi đất, nương theo mực lên xuống thủy triều, từ lâu tại đây có nghề đánh bắt thủy sản bằng đáy biển đặc trưng - Ngư dân đóng hàng cọc tại độ sâu vừa phải, căng lưới giăng ngang dòng chảy đón cá tôm theo con nước hàng ngày. Sản vật biển tôm cá phơi khô vẫn là đặc sản của Đất Mũi.
    Đến khu du lịch Đất Mũi ngay tại điểm 0 cực Nam, ghé thăm Xóm Mũi, nghe chuyện kể về lịch sử mở đất đáng để coi là chuyến đi nhớ đời. Thiên nhiên biển rừng Cà Mau đang được Nhà nước và các tổ chức nỗ lực tái tạo trong dự án vườn quốc gia Mũi Cà Mau.

    [​IMG]
  7. Thunderocker

    Thunderocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    [url="http://www.camau.gov.vn/index.php?o=modules&n=info&f=intro_detail&id=2459&idmenu=1" ]ĐẶC SẢN HÒN ĐÁ BẠC [/url]


    [​IMG]
    Hòn Đá Bạc nổi tiếng với món Hàu biển. Ngày nay, khi khu du lịch Hòn Đá Bạc đã xây dựng và đi vào hoạt động, du khách đến có thể tham quan nhiều thứ, ăn nhiều món cao lương mỹ vị do nhà hàng nấu nhưng nếu thiếu món Hàu thì coi như cuộc vui chưa trọn vẹn.
    Con hàu biển xù xì, gai góc, sống bám chặt vào đá dưới chân hòn ở độ sâu từ 1-3m, nên muốn bắt phải lặn xuống biển dùng đục, búa đục ra từng con rất công phu. Hàu biển có mặt ở nhiều nơi nhưng theo nhiều thực khách sành điệu, chỉ có Hàu ở Hòn Đá Bạc là ngon nhất, bổ dưỡng nhất.
    Hàu biển ở Hòn Đá Bạc có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, đặc biệt là 3 món sau đây:

    Món ăn đặc sản Hàu nướng
    Hàu nướng : Tách ra một lớp vỏ, phi hành mỡ tỏi vào lớp vỏ còn lại có thịt hàu, nướng dưới lửa than hồng, hương thơm ngào ngạt, cho từng con vào miệng, béo ngậy, quên thôi.
    [​IMG]
    Hàu tái chanh bồ tạt : Thịt hàu bóc hết vỏ, cho vào dĩa nước đá rồi gắp từng con ra chén, cho xì dầu, chanh, bồ tạt vào trộn đều, đưa vào miệng sẽ thưởng thức được hương vị thơm, ngọt, béo hòa lẫn với vị cay làm tê đầu lưỡi của thực khách.
    Hàu nấu cháo : Các loại cháo, súp nấu bằng hải sản đều ngon, nhưng cháo hàu là ngon hơn cả, ít có một loại hải sản nào bì kịp.
    Đến Hòn Đá Bạc, ngoài món ăn đặc sản là Hàu biển, du khách còn có thể thưởng thức thêm món cá nâu, cá mú nướng hoặc luộc cơm mẻ còn tươi nguyên mua từ những thuyền câu của những ?olão ngư? bềnh bồng xa xa quanh chân hòn.
  8. Thunderocker

    Thunderocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Chiếu Cà Mau


    Người Cà Mau cũng như nhiều cư dân trên mọi miền đất nước đều có quyền tự hào về một nghề truyền thống nào đó của xứ sở mình như nghề chạm trổ, nghề đúc tượng v.v?Ở Cà Mau quê tôi cũng có lắm nghề truyền thống, nhưng nghề mà giữ trong tôi nhiều kỷ niệm nhất lại là nghề dệt chiếu.
    Với đôi bàn tay rất khéo léo, bà tôi, mẹ tôi, chị tôi và cô em gái nhỏ của tôi có thể dệt thành những đôi chiếu bông tạo nên những ấn tượng khó phai đối với du khách khi một lần đến với những làng nghề dệt chiếu ở Cà Mau. Không hẳn khi bài vọng cổ mùi mẫn ?o Tình anh bán chiếu? do nghệ sỹ lừng danh Út Trà Ôn ca nói về mối tình của anh bán chiếu ở Cà Mau với cô gái mỹ miều trên vàm sông Ngã Bảy đất Tây Đô thì chiếu Cà Mau mới được biết đến, mà đã khá lâu rồi nghề dệt chiếu ở Tân Thành, Tân Duyệt, Tân Lộc đã nổi danh khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Song không thể phủ nhận chính thơ ca đã chắp cánh cho nghề dệt chiếu ở Cà Mau bay cao, bay xa hơn.

    Để có được đôi chiếu, người dân ở làng nghề phải biết chọn đất trồng lác, rãi bố vì đó là hai chất liệu chính để cho những đôi chiếu ra đời. Với đôi bàn tay tài hoa và công sức của mình, những người ở làng nghề dệt chiếu đã làm đẹp cho đời, điểm tô hạnh phúc cho bao cặp tân hôn với đôi chiếu ?olẫy? mới tinh khôi còn thấm đậm mồ hôi của người làm ra đôi chiếu với những lời chúc tốt đẹp ?oTrăm năm hạnh phúc?. Muốn có được một đôi chiếu ?olẫy? chữ hoặc bông hay hình hoa văn, ngoài chuyện phải chọn những cọng lác đều nhau, bóng mượt dài gần hai thước và những cọng trân được se mịn từ vỏ cây bố, người dệt chiếu còn phải tốn nhiều công hơn trong khâu pha phẩm, nhuộm màu để khi ?olẫy? chiếu có độ tương phản rực rỡ và không phai màu. Như một hoạ sỹ, người dệt chiếu phải kỳ công chọn từng cọng lác có sắc màu thích hợp để ?olẫy? sao cho khi hoàn chỉnh trên mặt chiếc chiếu hiện lên một bức tranh, những biến tấu hoa văn như ý muốn. Đôi khi đó chỉ là đôi chiếu nhiều bông rực rỡ dùng để trãi trên bộ ván gỏ bày biện thức ăn trong các ngày giỗ, tết theo tục lệ ông bà truyền lại, hoặc là những đôi chiếu mang dòng chữ ?o trăm năm hạnh phúc? ?osong hỷ? làm quà tặng cho thân nhân khi có tiệc cưới, gả. Ở những làng nghề này ngoài việc dạy dổ con gái nói riêng giữ gìn nét đẹp truyền thống, còn được mẹ tỉ mẩn truyền cho cái nghề dệt chiếu lẫy làm kế mưu sinh khi đến tuổi lập gia đình.
    Mỗi khi có khách thập phương về Cà Mau tham quan, để giới thiệu với bạn bè xa gần đặc trưng một vùng đất có nghề truyền thống rất đổi tự hào, trong các buổi liên hoan đờn ca tài tử, du khách sẽ được nghe bản vọng cổ nói lên nổi lòng của một chàng trai đa cảm được khắc hoạ từ bản tình ca :? Tình anh bán chiếu? với lời rao mở đầu bằng câu:? Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm! Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu, chiếu này tôi chẳng bán đâu, tìm em không gặp tôi gối đầu mỗi đêm! ?.

    Thương lắm thay, những đôi chiếu Cà Mau ngược xuôi sông nước vào tận chốn phòng riêng của mỗi gia đình để tô điểm cho đời mang theo nét tâm sự của người làm ra đôi chiếu được gởi gấm vào từng hoa văn hiện lên trên từng đôi chiếu.

  9. Thunderocker

    Thunderocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Ốc len xáo dừa

    Một anh bạn đồng nghiệp quê từ "Vùng Mỏ" rong rủi suốt một chặng dài để đến với Cà Mau, thăm mảnh đất tận dùng của tổ quốc với ước cọng là mang được nắm đất phù sa nơi chót mũi về Bắc. Đáp ứng nổi khát khao của anh nên chúng tôi tổ chức chuyến về thăm quê hương Ngọc Hiển.
    - Một huyện cuối cùng của tổ quốc. Buổi trưa anh rủ tôi cùng đi chợ thị trấn xem đời sống cư dân nơi đây buôn bán thế nào. Anh bảo tôi đưa đến khu bày bán hàng đặc sản tươi sống.
    Đến quầy óc len thì anh thật sự kinh ngạc khi thấy trong hai chiếc cần xé dựng óc len trộn bùn non. Chúng há miệng chen nhau bò đầy vành miệng chiếc cần xé. Anh chăm chú nhìn chị bán ốc thỉnh thoảng lấy tay vét mộ vòng cho ốc bò chung quanh vành chiếc cần xé rớt xuống. Nhìn vỏ ốc len áo một lớp phù sa nhảo nhét anh lắc đầu bảo:
    Thấy anh dừng lâu săm soi khá kỹ, chị bán ốc chào mời rôm rả.
    - Ăn óc len xáo dừa đi anh! Hôm nay được bữa óc mập, toàn loại một. Thứ này xáo dừa nhậu "bắt" lắm đó!
    - Con này tên ốc len à? Sao bà chị không rữa sạch rồi hẳn đem bán có hơn không? Định bán cả bùn ấy à? Mà bao nhiêu tiền ký thế?
    - Ba mươi bảy ngàn một ký!
    - Ối chà! Chỉ toàn vỏ với bùn thế này mà lại đắt quá! Chịu thôi! Ai lại đi ăn chi cái con ốc bé tý bằng đầu ngón tay thế này mà lại đắt khiếo.
    - Chị bớt chút đỉnh đi, tôi mua vài ký.
    - Một ký ba mươi lăm ngàn, chú cân ba ký tôi tính chẵn một trăm thôi!
    Thấy chị chủ vựa lấy cái rổ hốt ốc len trộn đấy bùn cân đổ vào chiếc bọc xốp cho tôi mà anh cứ xít xoa hoài:
    - Ai lại đi mua cả bùn thế này bao giờ?
    Mua xong, vừa đi tôi vừa giải thích:
    - Nếu anh muốn giữ cho nó còn sống mang đi xa thì phải trộn bùn non là phù sa thì nó mới sống được! Đem nó rữa sạch thì để vài giờ là nó chết! Mà ốc nào cũng thế! Đây là loại đặc sản chỉ riêng có vùng rừng ngập mặn chứ không phải nơi nào cũng có đâu anh. Đặc biệt ố len vùng Đất Mũi, Tân Ân, Rạch Gốc mới ngon, vì vùng này còn nhiều phù sa và rong rêu, tảo mọc trên các thân cây đước, cây mắm. Thuở xưa đây chì là món ăn chơi của dân dã chứ đâu được quí trọng ?ongự? trong nhà hàng khách sạn cao cấp trên các thực đơn. Còn hiện nay nó là loại đặc sản hiếm có, nhân dân ở vùng này phải chọn bảy đước, bãi mắm hoặc vạt dừa nước ven sông để nuôi, đây cũng là một nghề mới phát triển cho thu nhập khá cao. Anh mà về vô nhà hàng nghe khách gọi một dĩa ốc len xáo dừa thì biết ngay đó là dân sành ăn.
    Chiều hôm đó anh bạn tôi xin được vào bếp xem cách chế biến món ?oốc len xáo dừa?. Anh lắng nghe tôi giải thích cách chế biến món ăn và trực quan kiểm nhận thao tác của tôi. Anh hỏi cặn kẻ vì sao khi ốc được rữa sạch rồi còn phải hòa nước muối lóng trong, đổ ốc vào ngâm vài phút, tôi đùa:
    - Đó là bí quyết không được hòi lung tung!
    Anh lại rất ngạc nhiên khi thấy phải dùng dao bén chặt một phần tư đuôi ốc?
    Vừa làm tôi tiếp tục giải thích: Khi chặt đuôi óc cũng phải khéo. Nếu phần bỏ đi mà nhiều quá thì ăn rất khó. Ốc chặt đuôi xong rữa lại một lần nữa cho sạch rồi cho vào rổ đế ráo nước ?odảo? đổ vào soong có ốc được trộn ít lá rừng xắt mòng cho nước ngập xem xép thì bắt lên bếp và phải chụm nhỏ lữa. Khi ốc đã chín trước lúc múc ra tô để ăn thì phải đổ thêm nước cốt dừa làm tăng độ béo của món ăn.
    Món ăn được bày bán ra bàn được bắt trên một bếp ga để nhỏ lữa giữ độ nóng. Anh bạn tôi cầm đũa gắp một con ốc lên xăm xoi nhìn tôi dò hỏi phải ăn ốc cách nào? Tôi phải hướng dẫn ?o kỹ nghệ? ăn ốc khá lâu và thực hành mấy bận anh mớu lấy đũa gắp một con ốc chấm vào chén nước mắn chua rồi đưa lên miệng lấy hơi ?onút đánh rột? rồi nhai thịt ốc một cách chậm rãi để thưởng thức. Ực một ly rượu đế Xóm Dừa anh khoan khoái gật gù:
    - Tài thật! Thú ẩm thực rắc rối của cái anh Nam Bộ xem ra độc đáo đến lạ. Cái thịt ốc giòn giòn, hòa lẫn mùi là gừng thơm lừng làm mất mùi tanh của ốc, hòa quyện với chất béo của nước cốt dừa kèm theo cài vị chua chua, cay xé miệng của nước mắn ớt đã kích thích cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác vào cuộc.
    Cảm ơn lời khen tặng của bạn, song riêng tôi thì lại cảm ơn những tiền nhân đã có công chế biến món ăn dân dã, quê mùa nhưng không kém phần độc đáo lạ kỳ. Có lẽ không riêng gì anh bạn tôi mà bất cứ ai dù chỉ một lần thưởng thức qua món ?oốc len xáo dừa? chắc chắn rằng sẽ không thể nào quên một món ăn dân dã sệt phong cách Nam Bộ này. Ôi cái món ăn của dân quê thuở ông cha đi mở đất sao mà ngon đến vậy? Và mãi cho đến bây giờ vẫn giữ nguyên giá trị ẩm thực mang đậm đà sắc thái riêng có làm phong phú thêm nét văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ.

  10. Thunderocker

    Thunderocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    NGHỀ GÁC KÈO ONG Ở RỪNG U MINH HẠ


    Trời trở gió đến độ ta có cảm nhận không khí mang hơi ẩm của mùa mưa đã kết thúc. Trước sân nhà tôi trên cây trứng cá nở đầy bông trắng, ngân vang tiếng ong ríu rít đi lấy mật, khiến tôi chợt nhớ đến nghề gác kèo ong, một nghề đặc trưng riêng có của vùng đất U Minh hạ. Sáu Sử - Giám đốc Lâm Ngư Trường U Minh II vẫn cái giọng sôi nổi:

    - Đã tới mùa gác kèo ong rồi! Bà con ở các tập đoàn phong ngạn đang gấp rút chuẩn bị bước vào mùa lấy mật. Ngày xưa Rừng tràm U Minh còn lớn trữ lượng mật nhiều, mỗi năm có thể cho khoảng 1.600 tấn mật và lượng sáp tương đương thu được từ nghề khai thác mật ong trong rừng tràm. Tuy nhiên sau nghề gác kèo ong dần dần bị mai một do sợ cháy rừng vì những người đi ?oăn ong? vô ý để rơi vãi tán lửa, gây ra cháy lớn, tàn phá tài nguyện rừng. Hiện nay Lâm Ngư Trường U Minh II đang từng bước thử nghiệm việc cho pháp thành lập các tập đoàn phong ngạn chuyên khai thác nguồn ong mật rừng tràm.

    Anh Ba Sơn, một cơ sở thu gom mật ong của rừng tràm thuộc Lâm Ngư Trường U Minh II nhẹ nhàng nói:

    - Người U Minh, nhất là dân trong tập đoàn phong ngạn có lới thề với tổ nghiệp ?oăn ong? là không bao giờ pha nước vào mật ong! Đó là điều chắc chắn! Sở dĩ nópi mật ong có lẫn nước là như thế này: Vào mùa mưa trong bông tràm có thấm nước, ong lấy mật mùa này đưa về tổ tạo thức ăn cho đàn ấu trùng có chứa lượng nước nhất định là điều không tránh khỏi. Do vậy mật ong mùa này chỉ có thề sử dụng trong khoảng 1 năm là tốt, nếu để lâu hơn thì chất lượng mật sẽ giảm. Riêng vào mùa hạn thì chất lượng mật cao hơn, có thể để dành sử dụng đôi ba năm mà không sợ mật chuyển màu. Người trong nghề nhìn vào biết liền, không phải ?othử?. Cũng là mật, nhưng nếu là mật ong lấy từ rừng tràm giá bán khá cao so với các loại mật ong nuôi. Mật ong rừng tràm sánh đặc, có màu hổ phách thơm lừng hương vị bông tràm, ngọt gắt cổ; không có vị chua, vị đắng. Ở đây mật được lấy vào mùa mưa, giá có khi ?ohút hàng? khoảng 50 ngàn đồng một lít, còn mật ong mùa nắng có khi đến 80 ngàn đồng. Thế nhưng có nhiều người cho rằng, dân tập đoàn phong ngạn này muốn có nhiều mật đế bán cũng phải nuôi ong, điều này không hẳn là sai, vì rằng người dân rừng U Minh hạ không chỉ có việc lội rừng tìm gặp ong xây tổ theo tự nhiên để lấy mật mà họ chủ động tạo điều kiện để ?odụ? ong đến làm tổ theo ý mình để lấy mật là điều có thật. Nếu ở rừng có tràm trên độ mưới đếnhai mươi năm, ong đóng tổ trên độ cao hơn vài thước so với mặt đất thì khó khăn cho việc khai thác mật. Cho nên đã hình thành nghề gác kèo ong là một nét riêng có của dân xứ U Minh. Nghề gác kèo png xuất hiện tự khi nào thì tôi không rõ nhưng chuyện gác kèo ong thì tôi có biết qua. O&3 tập đòan phong ngạn 19/5 còn một vài người kế nghiệp cha ông, đã ba đời như chú Ba Ví, Ba Tặng không nhiều. Trước mỗi mùa đi lấy mật, các ông đều có tổ chức cúng tổ nghiệp nghề ?oăn ong? theo đúng nghi lễ được lưu truyền qua nhiều đời. Ông từng kể ho con cháu và đám trẻ như tụi này nghe chuyện kho nhỏ lúc theo cha đi ?oăn ong? từng có cơ duyên gặp ?ocung điện? của loài ong trong rừng tràm nguyên sinh. Đó là một ổ ong đóng trên một cây tràm gần trăm tuổi có đội dài hơn mấy tầm đất (một tầm 03 mét) cái ?odạo? thòng xuống lé đé mặt nước.Cha ông cùng mấy người trogn xóm phải cúng tế rồi mới dám lấy mật; chia nhau mỗi người hơn một lu mái đầm, nhiều tới mức đem đi nấu chè!

    - Kỹ thuật gác kèo ong hả? Đó là bí quyết cha truyền con nối, ai mà chỉ cho ai! Có điều muốn gác kèo ong thì trước tiên phải có một khúc tràm, loại tràm trên 15 tuổi, dài cở một tầm đo đất, chẻ đôi róc sạch vỏ, đục lỗ ở hai đầu để dễ dàng gác lên hai khúc cây cậm dựng đứng tạo ra một độ dốc vừa phải cho ong làm tổ, bôi thêm một sáp để mời gọi ong, Ở ba tập đoàn phong ngạn của riêng Lâm Ngư Trường U Minh II này, một nămg, mỗi hộ có thể gác được khoảng 200 kéo. Thế nhưng tỷ lệ ong đến làm tổ nhiều hay ít lại tùy thuộc vào trình độ ?otay nghề? của từng con người cụ thể. Trước tiên phải chọn nơi rừng tràm trổ bông kéo dài đủ cho ong lấy mật. Kế đến chọn hướng gió, hướng ánh sáng rọi vào tổ và khoảng trống để ong bay lên đi lấy mật và đáp xuống dễ dàng. Người có tay nghề cao, tỷ lệ ong đến làm tổ không dưới 80%. Mỗi năm, mỗi kèo có ong đến làm tổ có thể thu hoạch 3 đợt, đợt đầu từ 8 đến 10 lít mật, đợt kế tiếp thì ít dần; trung bình mỗi kèo có thể thu khoảng 10 lít mật. Đây là nguồn thu khá lớn của những người giữ rừng, giúp họ ổn định cuộc sống để gắn bó và bảo vệ rừng.

    Kinh nghiệm từ thực tế cho thấy: Ở Lâm Ngư Trường U Minh II hiện nay đang là đơn vị có nhiều năm rừng không bị cháy lớn, trong đó có nguyên nhân là đã xây dựng được 3 tập đoàn phong ngạn có hơn 60 hộ gác kèo ong. Nếu mội hộ bình có 5 khẩu thì đơn vị đã có trên 300 lực lượng tự nguyện bảo vệ và cứu chữa khi rừng bị cháy vào mùa khô. Hiện nay nghề gác kèo ong đang dần được khôi phục như Lâm Ngư trường sông Trẹm huyện Thới Bình, Lâm Ngư trường U Minh II và Lâm Ngư Trường 30/4 thuộc huyện U Minh.

    Những cơn mưa cuối cùng trong mùa mưa đã chấm dứt. Bây giờ đã bước vào mùa gác kèo ong, người dân U Minh lại hăm hở bước vào vụ khai thác mật ong trong tư thế của những người chủ rừng. Phải chăng đây cũng là lối ra cho việc cải thiện cuộc sống của bà con vùng U Minh với nguồn tài nguyên phong phú, khi nghề gác kèo đang dần dần khôi phục.

Chia sẻ trang này