1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất Mũi Cà Mau, nơi tận cùng của đất nước.

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi Thunderocker, 01/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thunderocker

    Thunderocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Làng rừng Cà Mau


    Làng rừng là một sáng tạo của cuộc chiến tranh nhân dân tỉnh Cà Mau. Dưới tán rừng ngập nước là những ngôi nhà sàn được ngụy trang kín đáo dùng làm nhà ở của dân, nhà làm việc của các cơ quan kháng chiến, trạm y tế, trường học, kho vũ khí, lương thực, nơi đóng quân của bộ đội, các đồng chí lãnh đạo kháng chiến như Lê Duẩn, Lê Đức Anh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt? đã từng sống và làm việc. Từ Mũi Đất Phương Nam, đồng chí Lê Duẩn trong những ngày kháng chiến gian khổ đã cho ra đời ?oĐề cương cách mạng Miền Nam?.
    [​IMG]
    Khác với các căn cứ địa cách mạng như Tân Trào, chiến khu D, chiến khu Dương Minh Châu? là những nơi tập trung bộ máy chỉ đạo kháng chiến và các lực lượng khác. Làng ở Cà Mau mang tính đặc thù của chiến tranh nhân dân rõ nét. Ban đầu ở làng cũ, xóm cũ, một số bà con anh em rủ nhau vào rừng cất lên những mái nhà quần tụ với nhau theo khu vực, khi dân số làng rừng tăng cao, tạo thành những làng mới trong rừng và được tổ chức chặt chẽ, không chỉ kháng chiến mà còn phục vụ kháng chiến với nhiều hoạt động phong phú. Gọi làng rừng vì làng được lập ở trong rừng, dưới tàn cây rậm rạp vừa tránh địch khủng bố, vừa xây dựng lực lượng ?" làng rừng là một biểu hiện sinh động tính thông minh, linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ, nhân dân Cà Mau biết lợi dụng địa hình, địa thế để đương đầu với đội quân man rợ của Mỹ Diệm khi chúng lôi máy chém khắp nơi với chiêu bài ?obình định?, ?otát nước bắt cá?? hòng khuất phục người dân yêu nước.
    Với địa hình được rừng bao bọc từ biển phía Đông sang phía Tây, các làng rừng cũng được hình thành và trãi dài từ U Minh Thượng giáp Kiên Giang đến ven biển Đông của rừng đước ngập mặn. Ban đầu, dân cư chưa nhiều, vùng rừng tràm hình thành một vài làng rừng, vùng rừng đước thì cư dân đã có những xóm nhà ở ven các vàm sông, còn thưa thớt. Khi tỉnh có chủ trương xây dựng làng rừng thì dân số tăng nhanh gấp bội, khắp các cánh rừng trong tỉnh, ở đâu cũng có căn cứ kháng chiến. Do đó, từ vài làng đã lên đến hàng chục làng rừng lớn nhỏ khắp nơi ở rừng đước và rừng tràm.
    Khi bên ngoài với luật 10/59 Ngô Đình Diệm đã thẳng tay đàn áp những người kháng chiến thì ở làng rừng nhân dân được yên ổn sinh sống, các sinh hoạt diễn ra yên vui, phấn khởi. Nơi đây không chỉ là nơi xây dựng lực lượng mà còn môi trường rèn luyện ý chí, bản lĩnh cho cán bộ đảng viên. Nhân dân sống đùm bọc, tương trợ lẫn nhau với mối quan hệ đồng chí, đồng bào cùng chung lưng đấu cật, một lòng một dạ vì sự nghiệp kháng chiến giải phóng dân tộc. Mười lăm làng rừng chính thức và nhiều cụm làng rừng nhỏ khác với hơn chục ngàn dân được bố trí theo từng cụm tạo thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc. Người dân dựa vào rừng đánh bắt cá, tôm, chăn nuôi và trồng hoa màu nhằm bảo đảm đời sống, đồng thời giữ mối quan hệ với làng cũ để mua sắm những nhu yếu phẩm cần thiết, thỉnh thoảng lại trở về coi sóc nhà, vườn nơi quê cũ, thu hoạch cây trái.
    Làng rừng tuy không xa các làng xóm cũ nhưng không phải ai cũng vào được làng rừng. Các tổ chức tự quản hoạt động tự giác và được sự lãnh đạo của các chi bộ làng rừng. Bên cạnh đó còn có đội tuyên truyền võ trang ban đêm đi ra ngoài phát loa tuyên truyền phá kềm diệt ác. Các đội bảo vệ cũng được phân công bố phòng cẩn mật. Làng rừng vùng rừng đước còn được dựng hàng rào chắn bảo vệ; làng rừng Khánh An chạy dài đến 15km có cả lò rèn, tổ vũ khí. Làng rừng vùng rừng tràm ta đào kênh mương ngăn lửa tạo nguồn nước phòng cháy rừng Ngoài ra trong các làng rừng ta còn xây dựng trường học, bệnh xá, trường bồi dưỡng chính trị, tổ chức nghe Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh Giải phóng nghe nói chuyện thời sự. Nhiều trẻ em đã ra đời và trưởng thành từ làng rừng, trở thành những chiến sĩ cách mạng ưu tú. Nhiều cán bộ lãnh đạo của tỉnh cũng xuất thân từ hoạt động làng rừng.
    LÀNG RỪNG TRONG RỪNG ĐƯỚC


    Rừng đước Cà Mau
    Huyện Ngọc Hiển (nay là huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển) là một vùng đất ven biển bao gồm cả Mũi Cà Mau. Hai mặt Đông và Namgiáp biển Đông, Tây giáp vịnh Thái Lan. Đa phần diện tích là rừng và sông rạch, địa hình phức tạp, phương tiện đi lại chủ yếu bằng đường thủy. Là vùng đất trẻ được phù sa bồi tụ, ngập mặn đã tạo nên vùng rừng sác rộng lớn. Tố Hữu đã viết :
    ?oĐước đã mọc thành rừng gỗ cứng
    Gió càng lay càng dựng thành đồng?
    Ngoài nguồn lợi kinh tế, rừng góp phần vào công cuộc kháng chiến to lớn của Ngọc Hiển và của tỉnh Cà Mau. Cây đước có dáng đứng vững chắc, hiên ngang chống chọi với bão tố phong ba như tư thế của người dân Ngọc Hiển ?" Cà Mau trên đường mở cõi vươn ra biển Đông. Chính những cánh rừng này đã che giấu đoàn quân khởi nghĩa Hòn Khoai 1940 do thầy giáo Phan Ngọc Hiển lãnh đạo thắng lợi.
    Nối tiếp truyền thống đó, trong hai thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm, rừng đã đùm bọc chở che là căn cứ của huyện, tỉnh và khu Tây Nam Bộ, là Công binh xưởng, trường học, trạm y tế. Cũng từ cánh rừng này, đồng chí cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã cho ra đời đề cương cách mạng Miền Nam. Tại Ngọc Hiển có các làng rừng : Rạch Gốc xã Tân An, Rạch Tàu xã Viên An, Đồng Ông Nghệ xã Hàm Rồng (nay thuộc huyện Năm Căn) và ngọn Cái Nhám, Xẻo Su, Nhà Hội xã Tam Giang(huyện Năm Căn)?
    Làng rừng Đồng Ông Nghệ chỉ cách đồn Đầm Cùng 2km về phía Nam. Là vùng đất rừng rậm có vài con kênh nhỏ, cạn, địa hình phức tạp, được tổ chức thành 07 doanh trại với nhiệm vụ tổ chức, xây dựng lực lượng, chuẩn bị thời cơ giành chính quyền. Những ngôi nhà này cất bằng gỗ đước, mái lợp bằng lá dừa nước, sàn lót bằng ván đước hoặc ?oróng? (là những cây đước nhỏ có đường kính khoảng từ 40 ?" 60cm bóc vỏ). Đi lại giữa các nhà trong làng rừng qua những cây cầu gỗ đước (nguyên cây) sắp dọc theo ?ođường rừng?, nhà nối nhà tạo thành tuyến giao thông liên hoàn. Diện tích trung bình mỗi nhà từ 20 đến 40m2, các hội trường, trường học rộng hơn. Ở làng rừng, những nơi cất cao được chọn làm trường học. Vật liệu xây dựng cũng tương tự nhau. Riêng các xóm cách hơi xa làng ở các ngã ba sông (vàm sông) có thể thông thương bằng xuồng, ghe nhỏ.
    Làng rừng Ngọc Hiển là tiền đề để tiến lên Đồng khởi theo chỉ thị 15. Sau ngày Đồng khởi, nơi đây tiếp tục là căn cứ cách mạng, là những điểm góp phần để tập kết hàng hóa, vũ khí của đoàn 962 mở đường Hồ Chí Minh trên biển chở vũ khí từ Miền Bắc chi viện cho chiến trường Miền Nam.
    LÀNG RỪNG TRONG RỪNG TRÀM

    Khánh Bình Tây là một xã của huyện Trần Văn Thời thuộc vùng rừng tràm U Minh hạ. Là một trong những làng rừng lớn nhất tỉnh, có tổ chức chặt chẽ, trãi trên một địa bàn từ rừng chồi ven biển ăn sâu vào rừng U Minh. Địa hình rất phức tạp, cây tràm mọc trong rừng ngập nước, chua phèn và rất dễ cháy vì thế, tổ chức làng rừng trong rừng tràm cũng khó khăn hơn trong rừng đước.

    [​IMG]
    Làng rừng Khánh Bình Tây có khoảng 5.000 ?" 7.000 dân, ở tập trung theo từng cụm dân cư ở các gò cao trong rừng. Từ chợ muốn vào làng rừng phải qua nhiều kênh rạch. Đến bìa rừng xem như trại tiếp nhận. Từ đó phải luồn rừng đi bộ 7 đến 8km mới đến được cứ. Đường đi trên những xác lá mục, cây dớn, choại khô rễ đan chằng chịt như một lớp lưới, phía dưới là nước ?" một màu nước đỏ nhưng ngọt và mát lạnh. Nhà ở trong làng rừng thường có diện tích 20 ?" 25m2, có nhà đông người thì 40 ?" 50m2 được cất toàn bộ bằng cây tràm, ván tràm. Mái lợp bằng vỏ tràm. Để bảo vệ căn cứ, người dân ở làng rừng đến những cánh rừng xa, lựa cây tràm lớn và khi khoanh vỏ để lột, chừa lại lớp vỏ mỏng sát thân để cây không bị chết. Khoanh vỏ tràm chiều dài khoảng 0,6 ?" 0,8m. Khi trải ra, bề rộng khoảng 0,4 ?" 0,5m, lợp nhà ở được từ 2 đến 3 năm. Những nhà làm gấp lợp bằng nilon phía trên phủ lá dớn, choại, ở tạm thời gian ngắn. Những nhà có điều kiện xả ván tràm, mốp? để lót sàn nhà, từ nhà này sang nhà kia được bắc cầu cũng bằng cây tràm. Bên cạnh mỗi nhà, có một giếng nước uống ?" không phải đào mà dùng dao chặt hết lớp rễ cây bề mặt khoảng 1m2, vét lá ủ là có nước. Những giếng hơi xa hơn cũng làm tương tự nhưng lớn hơn dùng để tắm giặt. Vào mùa khô đào sâu 0,4 ?" 0,5m để lấy nước.
    Lãnh đạo tổ chức các hoạt động ở làng rừng là do các chi bộ Đảng. Làng rừng thành lập ban tự quản, ban quản lý thay mặt cho chính quyền tổ chức đời sống, sinh hoạt cho nhân dân. Các ban này có nội qui do dân bàn bạc, lập ra khá chặt chẽ như qui định về ăn ở trật tự, vệ sinh không được tùy tiện đưa người ngoài vào rừng khi chưa có ý kiến của Ban tự quản?. Đồng chí Chín Thép được phân công phụ trách làng rừng, đồng chí Trần Hữu Vịnh làm bí thư xã khánh Bình Tây (cả xã cũ lẫn xã mới trong làng rừng) ?" các chi bộ luôn quán triệt quan điểm chỉ đạo của tỉnh, kết hợp chặt chẽ hoạt động tuyên truyền và xây dựng lực lượng.
    Không khí đoàn tụ, đầm ấm nhất vẫn là những ngày ăn Tết làng rừng. Chuẩn bị cho một cái Tết thật rôm rã, thanh niên làng rừng tổ chức bắt cá, bắt chim. Cá trong rừng U Minh nhiều vô kể, chỉ cần lựa ở các gốc cây, thấy có hang như hang chuột, moi lên gặp cá cạn nằm ken đặc, tha hồ mà lựa những con cá lớn bắt, gánh về không nổi được làm khô, làm mắm?dự trữ để ăn lâu dài. Một số anh em khác bắt chim và trứng chim thay cho gà, vịt?. Bên ngoài ngày đêm địch càn quét, bà con vẫn tìm cách gởi vào làng rừng bánh, trái cây, gạo, nếp? Một số anh em ra ngoài để ăn Tết vừa theo dõi, nắm tình hình địch, đêm giao thừa bên ấm trà, dĩa mứt bà con quây quần bên nhau ăn bánh, uống trà nhắc chuyện làng quê cảnh cũ đợi nghe Bác Hồ đọc thơ chúc Tết. Cũng tổ chức liên hoan văn nghệ mừng xuân với những điệu múa, lời ca, ngân nga những câu vọng cổ đón xuân về. Một chút rượu lễ cúng ông bà được đem ra, anh em cũng lai rai với món ?omồi? đặc sản : Tàn ong mật cặp vỏ tràm nướng vàng, gở ong non trộn với sọ dừa non? Món ăn độc đáo chỉ ở làng rừng mới có. Vui xuân mới, tình cảm đồng chí đồng bào càng thêm gắn bó.

  2. Thunderocker

    Thunderocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Ba khía Rạch Gốc


    [​IMG]
    Khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch là vào mùa ba khía Rạch Gốc. Ba khía ăn trái mắm đen nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.
    Vùng Rạch Gốc thuộc xã Tân Ân huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau. Từ trung tâm TP Cà Mau, khoảng hơn một giờ đồng hồ đi bằng tàu cao tốc, du khách sẽ đến được với cửa biển Rạch Gốc. Ngoài các cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp hoang sơ, thì chắc chắn những ai đến đây cũng sẽ rất thích thú với một món ăn mà từ lâu đã trở thành đặc sản của địa phương: ba khía.
    Ba khía Rạch Gốc đã có thương hiệu từ xưa đến nay vì chỉ có địa phương này con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả. Khoảng tháng 7, tháng 8 Âm lịch hàng năm là vào mùa ba khía. Loại ba khía này ăn trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác.
    Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ. Cho muối thấm khoảng 5 đến 7 ngày đêm là có thể ăn được. Muối ba khía không nên mặn quá, cũng không muối lạt quá. Vì nếu mặn thì thịt sẽ xẵng lại, còn nếu lạt quá thì thịt mau bủng, ăn mất ngon.
    Ba khía muối cho vừa ăn, bẻ ngoe, càng ra rồi trộn chung với tỏi, ớt băm nhỏ. Sau đó vắt thêm chanh vào tạo vị chua cho bùi rồi thưởng thức. Còn mai của ba khía thì bỏ cơm nóng vào, trộn đều với gạch son, ăn rất đặc biệt. Vị mặn, ngọn, chua, cay hòa với mùi thơm của tỏi và thịt của ba khía chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách.
    Ngoài ra, ba khía còn được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đơn giản nhưng không kém phần đặc biệt; gồm sả băm nhuyễn, trộn chung với cơm mẻ, cho chút ớt vào tạo vị cay rồi bỏ thêm chút gia vị cho vừa ăn. Với cách ăn này, thịt của ba khía rất ngọt, thơm do hòa với hơi cay của ớt, sả và chút chua, nồng của cơm mẻ; ba khía luộc ăn cùng với nước chấm sẽ là một món ăn không thể quên đối với du khách.
    Với hai món ăn độc đáo từ ba khía Rạch Gốc của vùng đất mũi, du khách nên đến tận địa phương vào những ngày tháng 7, tháng 8 Âm lịch này để được thưởng thức một cách trọn vẹn.
  3. Thunderocker

    Thunderocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2004
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Chả trứng mực đất Mũi


    [​IMG]

    "Câu mực tuy cực mà vui
    Khoái ăn trứng mực, lui cui câu hoài"
    Trứng mực có gì quyến rũ các ngư phủ đến nỗi trở thành ca dao để trẻ con vùng U Minh thuộc lòng. Người nội trợ trứ danh nào sáng chế món ăn này đến giờ chưa ai biết. Dù vậy, dân câu mực vẫn cứ "lui cui câu hoài" để vừa có tiền lại vừa đáp ứng nhu cầu "khoái ăn trứng mực" của mình, của người.
    Trứng mực chiên thành chả có màu vàng rộm như chả quế. Đẹp mắt và có mùi thơm đặc trưng. Chả cắt từng lát chừng ngón tay, dọn ra bàn cùng rau thơm và bánh tráng. Cuốn từng cuốn, chấm nước mắm nhĩ, hay muối tiêu chanh. Món đặc sản này đem đến cho người ăn cái mềm mại của rau, cái dai mềm của bánh tráng, cái dẻo xốp, béo bùi của trứng mực, không lẫn được với bất kỳ món ăn nào.
    Mực bắt được trong đêm, ngư phủ "muối" nước đá. Sáng ra, xẻ mực phơi khô, khéo tay lấy hai bọc trứng nằm khuất bên trong. Cứ 10 - 12 kg mực tươi thì có được 1 kg trứng. Mực nhỏ cỡ ngón chân cái cũng đã cho những túi trứng căng phồng.
    Để có món chả trứng mực thơm ngon béo bùi, mỗi lần đi đánh bắt, ngư phủ đem theo hột vịt, thịt và gan heo rồi quết chung với trứng mực ngay sau khi bắt, nhờ thế hương vị càng thêm hấp dẫn. Quết xong, thấm dầu ăn vào tay, bóc từng cục vo tròn rồi ép dẹp, phơi khô đem về đất liền.
    Thường, những miếng chả trứng mực đặc biệt này, người dân quê biển Cà Mau dành đãi khách phương xa. Nó cũng là món quà quý dùng gửi tặng bà con quyến thuộc tha phương kiếm sống, ăn để mà ngậm ngùi thương nhớ quê nhà. Nếu có dịp về xứ biển Cà Mau, bạn nhớ đòi ăn cho được chả trứng mực, vì đó là một món ngon chỉ có ở vùng đất mũi!
  4. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Bác nào cho e hỏi, nhà nghỉ nào ở Cà mau bình dân nhất ?, cho em xin địa chỉ nhé.
  5. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Có tấm ảnh chụp ở Cà Mau, giờ post lên khoe vậy:
    [​IMG]
  6. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    (Xem thêm tại đây)
    u?c meoCara s?a vo 12:23 ngy 03/01/2007
  7. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Xóm ?oxì ke? ở Cà Mau
    [​IMG]
    Cả trẻ em chưa thay đồng phục nhà trường cũng tham gia vào trò đỏ đen
    Còn có tên gọi khác là "Xóm Kíp". Đường vào xóm chỉ là con hẻm sâu chưa quá 100 mét nằm vắt ngang đường Cao Thắng (phường 8, TP Cà Mau) nối liền quốc lộ 1A với... khu Nhị Tì. Ở đây vẫn nổi tiếng như là "điểm giao dịch" ma túy nhỏ lẻ vẫn tiếp tục hoạt động công khai.
    Tối. Tôi dựng xe ngồi huýt sáo trước cửa ngôi nhà bỏ hoang, đối diện một phòng karaoke trong xóm. Gã thanh niên gương mặt lờ đờ say tấp lại không chút lưỡng lự: "Kiếm ?ođồ chơi? phải hông?". Tôi cười quay ngang, không trả lời. Gã bỏ đi sau khi ném vào tôi một cái nhìn hăm dọa.
    Sáng. Sau khi làm việc với Công an tỉnh Cà Mau, tôi bỏ máy ảnh vào túi quần với ý định chụp được một góc khuất nào đó trong hẻm. Tôi thừa cơ lẻn vào một góc và "ém" luôn ở đó. Trong vòng chưa đầy 1 giờ, tôi đã chứng kiến gần chục vụ "tiền trao cháo múc". Ngay trên đường, hai sòng bạc mọc lên cách nhau không quá 5 mét. Tại đây thu hút vài chục con bạc nam có nữ có, từ người tóc bạc đến đứa bé mặc đồng phục học sinh chưa kịp thay cũng tay lăm lăm nắm tiền chụm đầu vào trò đỏ đen.
    Có năm ba người đàn bà không tham gia vào sòng bạc, tay luôn đút vào túi áo khoác, ra ra vào vào. Thỉnh thoảng có một chiếc xe gắn máy rề lại, một trong những người phụ nữ bước ra nhanh, dúi vào tay các gã lái xe một gói rồi lấy tiền bỏ túi, rồi lại hòa vào đám đông như không có chuyện gì. Tuy vậy, không phải cuộc "giao dịch" nào cũng nhanh chớp nhoáng như thế. Ít nhất có hai cuộc trao đổi mà tôi đã chụp được. Trước đó không lâu, một sĩ quan Công an tỉnh Cà Mau cho biết: "Cơ sở báo về tại Xóm Kíp xuất hiện hai nhóm bài có phục vụ ma túy tận chỗ. Đây cũng là điểm bán ma túy "nóng" nhất trong tỉnh Cà Mau".
    Anh Ng., người có công tố giác nhiều vụ mua bán ma túy cho biết: có lúc ma túy được bán công khai ở đây như... bán cá. Thậm chí, để cạnh tranh nhau, nhiều tay đã hạ giá, từ 80 ngàn đồng/tép xuống còn 60 và đến nay là 45 ngàn đồng/tép heroin. Trong một thời gian không dài, Xóm Kíp ở Cà Mau từng "nổi tiếng" là nơi tụ tập nhiều tay anh chị đâm chém, các thành phần móc túi, giựt dọc ở các bến xe, bến tàu, lại càng thêm nổi tiếng hơn, như là "chợ ma túy" tồn tại lâu nhất Cà Mau.
    Sau nhiều vụ bắt nhưng ma túy vẫn xuất hiện đều đều ở Xóm Kíp. Công an tỉnh Cà Mau thành lập nhiều chuyên án nhằm hy vọng tóm gọn đường dây buôn bán cái chết trắng này. Hơn chục đối tượng xộ khám, một số được đưa vào cai nghiện bắt buộc. Sau những lần trấn áp này, "phong trào" tại Xóm Kíp tạm lắng.
    [​IMG]
    u?c meoCara s?a vo 01:25 ngy 09/01/2007
  8. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Kéo Đất Mũi Cà Mau lên cái nào
    Đất Mũi
    [​IMG]
    Thành phố Cà Mau
    [​IMG]
    Được thtr321 sửa chữa / chuyển vào 21:41 ngày 01/02/2007
  9. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Đón xuân nơi ?ocùng trời cuối đất"​
    [​IMG]
    Điều hành viên trạm biến điện 220kV Cà Mau đang vận hành trạm bằng hệ thống máy vi tính - Ảnh: Q.Linh
    TT - Tiết xuân ở địa đầu Tổ quốc trên cao nguyên núi đá Hà Giang vẫn giá rét và sương mù. Ở vùng cực nam Cà Mau thì nắng vàng rực rỡ. Nơi đó có những chiến sĩ biên phòng, những công nhân truyền tải điện âm thầm với nhiệm vụ mà cũng nôn nao cái tết xa nhà...
    Mùa xuân trên... lưới điện
    Vượt quãng đường gần 400km, chúng tôi tìm đến với những công nhân trẻ đang làm việc tại những trạm biến điện nơi miền đất cực nam của Tổ quốc. Không khí làm việc những ngày cuối năm chộn rộn hẳn vì ngoài kia xuân đã cận kề...
    Quá 12g trưa, cái nắng vượt qua đỉnh đầu, anh em bắt đầu một ca làm việc mới. Như mọi ngày, công việc của các anh em tại đội quản lý đường dây truyền tải điện Cà Mau vẫn là đi kiểm tra đường dây. Những cột điện cao vòi vọi cùng những đường dây như những cánh tay vươn xa tít tắp nhận nhiệm vụ mang điện cho cả vùng đất Cà Mau. Cả đội còn khá trẻ, đa số đều là dân 8X, cao lắm cũng mới ngấp nghé 30, và gần một nửa quân số còn là ?olính phòng không?.
    Do phải đảm bảo nguồn điện lên lưới nên mỗi ngày làm việc được chia thành ba ca. Yêu cầu cao nhất là việc đảm bảo đường dây vận hành 24/24. Do vậy, tết cũng như ngày thường, lịch trực vẫn được luân phiên và gần như ai cũng có một ca trực vào ba ngày xuân. ?oNăm trước trực đúng giao thừa, năm nay được đón giao thừa cùng gia đình rồi sau đó vào ca? - Trần Nhật Trung, trưởng trạm Cà Mau, cho biết. Nhiệm vụ vẫn phải hoàn thành nhưng không khí đón xuân cũng không khỏi làm nao lòng những chàng trai trẻ. Những hàng cây cảnh được gọt tỉa cẩn thận. Từng khóm hoa hồng nở đỏ rực cả một góc trạm đang đung đưa trong gió. Cả trạm chuẩn bị đón xuân bằng việc mua về mấy bao vôi, tự pha rồi quét quanh tường rào, các lối đi dọc khuôn viên cho thêm phần sáng sủa.
    Lê Anh Phong, vào làm tại trạm Cà Mau mới hơn một năm và cũng đã đón một cái tết tại đây, tâm sự: ?oChỉ mong những ngày xuân sắp đến không có trục trặc gì cho cái tết thêm trọn vẹn. Đón xuân ở đây có hơi buồn một chút nhưng có anh có em nên cũng vui?.
    Đâu đó xuân đã về gần lắm. Người người đã lên kế hoạch cho những ngày du xuân đây đó để nghỉ ngơi sau một năm làm việc. Còn những nơi này, ngày xuân hay ngày thường chẳng khác nhau là mấy. Anh em vẫn chung tay sát cánh bên nhau bởi họ hiểu chính những ngày làm việc của họ sẽ mang lại ánh sáng, niềm vui trọn vẹn cho hàng trăm ngàn hộ gia đình nơi những vùng đất cực nam quê hương?
  10. pvhquoc

    pvhquoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Mình định đi ra Hòn Khoai , không biết có anh chị em nào rành đường cho mình tí thông tin về đường đi nước bước như thế nào ? Cụ thể là Tàu đi ra Hòn Khoai thì đón ở đâu ? giờ tàu chạy ? giá vé ?
    Thanks all !

Chia sẻ trang này