1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất Mũi Cà Mau, nơi tận cùng của đất nước.

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi Thunderocker, 01/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Có thể bạn vào đây để thêm thông tin.
    http://www9.ttvnol.com/forum/f_233/886316.ttvn
  2. pvhquoc

    pvhquoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    cám ơn bạn đã quan tâm !
    Link bạn đưa không có thông tin gì về Hòn khoai .
    Mình chỉ muốn biết được thông tin về giờ tàu đi ra Hòn Khoai thôi , nên bạn nào ở Cà mau có thể xem giúp mình .
    cám ơn !
  3. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Không ý mình là:
    ở đó có hoangbquang là mod rất am hiểu vùng này.
    Bạn nên hỏi mọi người bên ấy.
  4. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc - Nét văn hóa truyền thống miền biển Cà Mau
    Báo Cần Thơ
    [​IMG]
    Thuyền rước lễ.
    Nghinh Ông là lễ hội dân gian lớn nhất ở Cà Mau và là một trong số 60 lễ hội truyền thống tiêu biểu ở nước ta. Lễ hội Nghinh Ông có nguồn gốc xa xưa của người Chăm được người Việt tiếp thu, phát triển (chỉ có từ vùng biển Quảng Bình đến Cà Mau - Kiên Giang). Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc gắn liền với tín ngưỡng dân gian và đền thờ cá Ông ở thị trấn Sông Đốc.
    Theo các bậc cao niên ở vùng này thì lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc có từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đền thờ cá Ông - đối tượng suy tôn ở đây là cá Ông - được vua triều Nguyễn sắc tặng ?oNam Hải đại tướng quân?.
    Cửa biển Sông Đốc nằm ở biển Tây (tiến ra xa là vùng vịnh Thái Lan). Vùng biển này thường xuất hiện cá voi, nhiều khi bị thương rất nặng dạt vào bờ được nhân dân cứu chữa, nếu không qua khỏi thì bà con ngư dân thương tiếc cúng vái và xây cất đền thờ để gìn giữ xương cốt. Ngoài những huyền thoại về cá Ông cứu người, một đền thờ khác ở Hòn Đá Bạc (cách sông Đốc 15km )- nơi thờ cốt cá Ông khổng lồ - trên vách tường một ngư phủ tự tay viết bằng nước sơn kể lại chi tiết: khi sắp bị chết đuối, đã tuyệt vọng, nên chỉ còn vái Ông. Đột nhiên Ông xuất hiện đưa vào bờ an toàn. Sau khi vượt qua mấy dặm trùng dương.
    Thuyền rước lễ

    Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc được tổ chức trong ba ngày: 14, l5, 16 tháng 2 âm lịch hàng năm. Ngày 15 diễn ra nghi lễ chính. Chính lễ bắt đầu từ l4 giờ. Chủ lễ cùng ban trị sự lăng trang trọng thỉnh lư hương lên kiệu (long đình), được 8 học trò lễ khiêng và theo hầu. Những học trò lễ được chọn thường là những nữ sinh con em ngư dân ở thị trấn Sông Đốc. Các đội trống lân, cờ ngũ sắc, đội binh khí: kích, kiếm, bát xà mâu; đoàn múa mâm... ăn mặc lễ phục xếp thành hai hàng dài từ chánh điện ra tới ngoài sân. Khi diễu hành, thêm nhiều bà con nhập vào hàng đi trật tự.Hàng trăm chiếc tàu đánh cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh được trang trí cờ hoa neo đậu trật tự hàng lối dưới bến sông.
    Chủ lễ trực tiếp rước lư hương lên tàu. Tàu được trang trí rất công phu, lộng lẫy và lớn nhất (có khi được kết từ ba chiếc tàu lại). Ra tới cửa biển nhiều tàu khác tiếp tục được nhập vào đoàn diễu hành. Hàng trăm đến hàng ngàn tàu đủ mọi kích cỡ, công suất, kiểu trang trí tạo ra một khung cảnh đầy màu sắc sống động cả một vùng cửa biển rộng lớn. Tiếng sóng nước, tiếng động cơ ầm ầm vang xa. Hàng ngàn người đủ mọi sắc áo đứng ngồi trên boong tàu vẫy cờ hoa lung linh trong một khung cảnh non nước mây trời xanh ngắt pha lẫn khói tàu lan tỏa trên mặt biển.
    Trên đường diễu hành nếu gặp cá Ông phun nước (Ông dội) thì đoàn tàu quay trở về ngay. Nếu không gặp thì đoàn tàu tiếp tục ra khơi và sau đó chủ lễ vái đọc lời nguyện cầu. Thường thì cách đất liền một, hai hải lý thì chủ lễ ?oxin keo?. Xin được keo tức là đã gặp ?oÔng? và rước ?oÔng? về. Tại Lăng sẽ tiếp tục diễn ra các nghi lễ, cúng bái đến tận khuya. Điện thờ được bày rất nhiều mâm (xôi, hoa quả...) và có cả heo cúng nguyên con. Sau khi làm lễ thì ngư dân trong vùng, khách thập phương có lòng thành tín ngưỡng liên tục đến thắp hương, cúng tiền và hiện vật thờ tự... (tùy vào khả năng kinh tế hay mùa trúng tôm, cá nhiều hay ít). Số tiền này niêm yết công khai, được dùng cho việc tổ chức, khánh tiết và dùng xây dựng tu bổ đền.
    Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc cũng là lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng, gió hòa, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt an khang. Lễ được tổ chức khá lớn, có hàng chục ngàn người trong tỉnh và vùng lân cận đến cúng viếng, tham dự lễ. Trong đó có nhiều ngư phủ của các tỉnh miền Trung và phía Nam đang khai thác cá ngoài khơi cũng về dự.
    Song song với lễ là hội trong 3 ngày tại khu vực Lăng Ông tổ chức các môn chơi thể thao (dân gian và hiện đại): kéo co, nhảy bao, bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng... Phòng VHTT huyện Trần Văn Thời thường tổ chức liên hoan, hội diễn, sinh hoạt văn hóa giao lưu, đờn ca tài tử... Thị trấn Sông Đốc được trang trí nhiều cờ phướn, băng rôn, phóng thanh... làm cho không khí lễ hội thêm tưng bừng, náo nhiệt.
    Suốt những ngày diễn ra lễ hội, rất nhiều bà con quanh vùng tự đến Lăng phụ giúp việc nấu cơm nước mời khách thập phương. Gia đình ngư phủ ở thị trấn có người quen hay khách thập phương ghé nhà nghỉ cơm nước thì gia chủ càng cảm thấy vui và hạnh phúc. Đây là nét đẹp văn hóa khá đặc sắc và đậm nét dân dã của ngư dân vùng biển Sông Đốc.
    Hàng năm, Sở Văn hóa Thông tin Cà Mau đã tham khảo và cùng với các vị chức sắc chủ trì Lăng Ông, các vị cao niên trong vùng để xây dựng kịch bản lễ hội cho phù hợp để vừa giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống vừa lược bớt các nghi thức rườm rà không còn phù hợp, bỏ đi những phần mang màu sắc mê tín... Các lễ hội tổ chức gần đây có sự tham gia của nhiều ngành để kết hợp tuyên tuyền việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường, nhắc nhở các tàu thuyền đánh cá kiểm tra phương tiện, phao cứu sinh, thi trang trí tàu đẹp, tổ chức thả tôm cá phóng sinh... càng làm cho lễ hội thêm ý nghĩa.
    Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc - một di sản văn hóa cần phải bảo tồn và phát triển.
    ------------------------------------------------------------
    @ bạn nào xem lại bản đồ CM ở trang 1 - tới những 2 huyện Cái Nước thì phải.
  5. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    "Xóm đại học" ở Cà Mau
    22:41:52, 22/07/2007

    [​IMG]
    Ông Phan Việt Trung tự hào con mình - Phan Việt Hưng - là người đầu tiên ở xóm học trên Đại học - Ảnh: Huỳnh Lâm
    Tên "gốc" của xóm này là xóm Huế, có cách nay đã hơn 50 năm. Như một thói quen khó bỏ từ năm sáu chục năm nay, dân xứ Cà Mau hay gọi những cư dân miền Trung, miền Bắc là... người Huế từ "nước Huế" vô (!). Vì sao bây giờ người ta đã gọi nó bằng cái tên "Xóm đại học" ?
    Câu chuyện về "ông Dũng Quảng Nam"
    Xóm nằm trong ấp Mũi Tràm B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Xuôi theo kinh Bà Rùm, kinh Giáo Bảy, Mương Chùa, những con kinh đỏ ngầu dẫn người ta đi từ làng quê heo hút này đến làng quê heo hút khác. Thế nhưng, xa xôi và nghèo khó không ghì những nông dân chân chất, từng trải qua thời tuổi trẻ loạn ly và thiếu học xuống cái vòng luẩn quẩn của gạo mắm, đói no. Thay vì chạy vạy cho con cái một mảnh vườn, thửa ruộng để thế hệ sau tiếp nối sự nghiệp cày cấy và... lam lũ thì những gia đình ở đây lại "thi" nhau cho con vào đại học. Có thể ở xứ khác không lạ nhưng với Cà Mau - nơi xa xôi nhất của "vùng trũng giáo dục" cả nước thì đã là một kỳ tích.
    Anh Dương Thành Nguyên, Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc lấy quyển sổ công tác lẩm bẩm tính từng nhà có con đi đại học: nhà ông Năm Nam, Ba Dũng, Tư Trung, Hai Hòa, nhà ông Hiền, nhà ông Văn Đình Diện, Phan Văn Đức... Anh khoe: "Nhiều lắm nhà báo, tính một lần không hết, lớp đã thành tài, lớp đang học đã là vài chục, đó là cử nhân, còn trung cấp hả, tính không xuể đâu!". Rồi vị Phó chủ tịch hãnh diện: xã Khánh Bình Tây Bắc là xã nằm trong chương trình 135, dân mình còn nghèo, nhưng riêng về cái khoản học thì dân ở đây chẳng thua ai đâu, mà nói cái chuyện học thì đi đầu là xóm Huế.
    Anh chạy đò tên Lai đưa chúng tôi vào xóm Huế, cách xã vài cây số, tỉ tê: "Em cũng tốt nghiệp Trung cấp Y tế ở Vĩnh Long chớ bộ, có một thời gian em đi làm, nhưng không thích bó buộc giờ giấc nên về chạy đò". Đối với nhiều gia đình, nhất là những gia đình nghèo ở miệt nông thôn hẻo lánh thì chuyện cho con đi học cấp 2, cấp 3 đã là vấn đề, đằng này học xong trung cấp để về... chạy đò thì thật "uổng".
    Thế nhưng, Lai nói ở gần đây không thiếu những người học cho có bằng, có cấp rồi về nhà làm ruộng hay buôn bán là chuyện bình thường. Ông Nguyễn Văn Dũng, người hãnh diện vì là gia đình đầu tiên trong xã cho con học đến đậu cử nhân, tâm sự: "Ở đời người ta có thể hơn nhau nhiều thứ, nhưng thường người ta cực chẳng đã mới chấp nhận thua thiệt. Dân ở đây thường tính chuyện học cho con cái trước, mới lo chuyện đất đai sau. Dần rồi bà con mình có tâm lý, nếu không cho con học cao thì lại thua sút nhà hàng xóm. Vì vậy mà nhiều nhà dù khó khăn nhưng vẫn quyết tâm cho con học đại học. Thậm chí, nhiều nhà có 3 - 4 đứa con đậu đại học".
    Ông Dũng kể lại quãng đời khó nhọc của mình mà ông cho rằng đa số bà con ở xóm Huế này vẫn thế. Ông Dũng nói thêm: "Nếu như những năm chiến tranh, xóm Huế là thành lũy vững chắc cho cách mạng thì thời bình, thế hệ thứ hai của xóm Huế đã "xung phong" vào "mặt trận chữ nghĩa".
    Năm 1982, ông Nguyễn Văn Dũng trở nên "nổi tiếng" cả xã và nhiều người thán phục vì nhà nghèo, đông con mà vẫn tằn tiện để người con lớn, anh Nguyễn Quang Quỳnh là một trong ít học sinh cùng lứa của huyện đậu đại học, tiếp theo anh Quỳnh, những người em kế: Nguyễn Kiều Trinh, Nguyễn Minh Thuận, Nguyễn Xuân Cung cũng vào được đại học. Nhắc tới một thời khó khăn nuôi con đi học, ông Dũng kể: "Nhà có 30 công đất, nhưng tới 7-8 miệng ăn. Để có tiền lo cho tụi nhỏ ăn học, vợ chồng tôi ở nhà chịu sống cảnh mắm muối, kham khổ vậy cũng đành, chỉ lo là lo tụi nó chểnh mảng học hành thì xấu hổ". Giờ đây, nhà ông "đường đường" có 4 người con thi đậu đại học.
    Không lâu sau, tiếp nối "nhà họ Nguyễn" là "nhà họ Phan" - ông Phan Việt Trung cũng có con đậu đại học. Cho tới nay, nhà ông Phan Việt Trung cũng có 3 người con là cử nhân. Cũng như nhiều gia đình khác ở xóm Huế, nhà chú Tư Trung cũng không khá giả gì, bà Phạm Thị Lợi, vợ ông Trung kể: Hồi mới giải phóng, về đây vất vả trăm bề. Không đất, không vốn liếng, hai vợ chồng chặt cây me làm nẹp đi ra biển đẩy ruốc, mà lội xuống biển đẩy chớ nào có xuồng bè gì.
    Đẩy ruốc xong, cũng đâu có chỗ nào mua, ông Trung phải mượn xuồng để chèo lên tới miệt Long Xuyên, Bảy Núi để bán. Khốn khó trăm bề, mồ hôi vắt cạn, nhưng vợ chồng ông vẫn có một niềm an ủi là ba người con đều chú tâm đến việc học. Thấy vợ chồng ông vất vả, nhiều bà con lân cận bàn ra tán vào là nên cho mấy thằng nhỏ ở nhà phụ việc, chớ có chữ nghĩa cho lắm vào thì biết chừng nào mới thoát khỏi đói nghèo. Thế nhưng, vợ chồng ông Tư Trung chỉ lắc đầu cười, dặn nhau dù cực khổ thế nào cũng quyết tâm cho con ăn học tới cùng.
    Kết quả của sự quyết tâm đó, các con của ông bà đã không phụ lòng cha mẹ, hiện nhà ông bà đã có 3 cử nhân, một bác sĩ, một giáo viên và một kỹ sư tin học. Trong đó, người con thứ tên Phan Việt Hưng đã tốt nghiệp Đại học Y dược Cần Thơ, được nhà trường giữ lại làm giảng viên. Các con ăn học thành tài rồi cũng chăm sóc lại cho cha mẹ. Nhìn thấy nhà ông Tư Trung, nhiều bà con lân cận thấy "thèm" . Đến nay, từ chỗ "4 không"- không đất, không tiền, không nhà, không nghề - vợ chồng ông Trung đã chắt mót có được 5 ha vườn, ruộng.
    Đổi họ cho con
    Ở "xóm đại học" không thiếu những câu chuyện cảm động khác, để cho con cái được học hành, có người không quản khó nhọc đã đành, mà còn "hy sinh" danh phận làm cha mẹ để cho con được ăn học tới nơi tới chốn. Ông Phan Hoàng Đức có 5 con, đã có 4 con học đại học. Đến người con gái tên Phan Thủy Liễu thi đậu Đại học Thủy sản thì hai vợ chồng ông Đức đã "đuối", không còn khả năng lo. Một người bạn tên Phạm Quyết Thắng hiểu nỗi khó khăn đó, nhà không có con gái, ông mời ông Đức tới nhà dùng ly trà rồi mở lời... xin con.
    Từ lâu nhà họ Phan và nhà họ Phạm là chỗ thân thiết, thấy ông Thắng cũng thành ý, lại hứa là tạo mọi điều kiện cho cháu Liễu học đại học, vợ chồng ông Đức đồng ý cho Liễu nhận vợ chồng ông Thắng là cha mẹ nuôi và làm thủ tục đổi họ Phan thành họ Phạm. Đến nay, Phạm Thúy Liễu đang theo học đại học, mỗi khi về, em vẫn hay ngủ mỗi nhà một đêm, ăn cơm mỗi nhà một bữa. Liễu thường nói với mọi người rằng mình rất may mắn, vì đã có những hai mẹ, hai cha thương yêu, bảo bọc.
    Ở một xóm nghèo vùng sâu, vùng xa, nhưng người dân ở đây có một nếp nghĩ đã đi sâu vào tâm thức như một điều luật bất thành văn: cho con học, và học. Hiện tại, ở "xóm đại học" này, hầu như nhà nào cũng có con đi học, không thạc sĩ thì cũng cử nhân, trung cấp. Trong số đó, có người được Nhà nước tài trợ cho đi học nước ngoài. Trong ngày hè oi bức, qua xóm nghèo lầy lội giữa vùng nước đỏ U Minh, tôi lại nghe nhiều người ngồi bên tách trà bàn tính: Từ khi xóm có người học trên đại học, đi du học thì có người cảm thấy bị "thua". Có người nói "xóm Huế đã đổi tên là "xóm Đại học", nay nhiều người "thi" nhau cho con học cao hơn thì biết đâu mai này xóm lại đổi tên nữa!

  6. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Ba khía xốt me U Minh
    Ảnh không up lên ttvn được, xem trong link nhé
    Ba khía - đặc sản của vùng biển miền Nam, như biển U Minh, Cái Nước, Năm Căn (Cà Mau). Ba khía đã đi vào bữa ăn đời thường của nông thôn, được chế biến nhiều món như rang muối, hấp gừng, chiên dòn?
    Nhưng còn một món ngon nữa làm từ ba khía được nhiều người ưa thích là ba khía xốt me.
    Để có món ba khía xốt me hấp dẫn - ba khía bắt về còn bò lúc nhúc, rửa sạch, tách yếm, cắt ngoe nhọn, cho vào chảo xào mỡ nóng dòn, khử tỏi cho thơm. Từ màu đen ba khía chuyển dần màu đỏ rồi màu đỏ tươi trông thật bắt mắt.
    Quậy nước me làm xốt, nước không quá nhiều mà sền sệt là được, tiếp đến cho gia vị đường, muối, bột ngọt?, nêm nếm vừa ăn, đổ vào chảo ba khía, lửa riu riu để ba khía thấm đều gia vị. Ba khía chín dậy mùi thơm phức, dọn ra dĩa, rắc đậu phộng rang chín cùng với rau răm lên.
    Thưởng thức ba khía xốt me vừa dòn, thịt ngọt, chắc, kèm với chua cay, béo bùi cho cảm giác lạ miệng. Ăn hoài vẫn còn thòm thèm cái hương, cái vị đặc trưng của món ăn này.
  7. tutiendung

    tutiendung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng một lần sẽ được đến nơi này .
  8. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Đại hội Thể dục Thể thao Đồng bằng Sông Cửu long

    ND - Sáng 31-8, tại thành phố Cà Mau đã khai mạc Ðại hội thể dục - thể thao các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 2 do tỉnh Cà Mau đăng cai tổ chức với sự tham gia của 3.000 vận động viên của 13 tỉnh thi đấu ở 22 môn.
    Ngay trong lễ khai mạc đã có hơn sáu nghìn học sinh các trường tại TP Cà Mau đồng diễn nhiều tiết mục chào mừng. Tham dự đại hội lần này có 3.000 vận động viên của 13 tỉnh trong khu vực tham gia thi đấu 22 môn thể thao để tranh 304 bộ huy chương các loại.
    Khắc phục cơ sở vật chất còn yếu kém, thời gian qua, các tỉnh trong khu vực đã quan tâm chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ vận động viên trẻ, năng khiếu và đã tham gia thi đấu nhiều bộ môn, đạt nhiều thành tích trong nước và quốc tế.
    Các môn thể thao thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long là cờ vua, cờ tướng, xe đạp, điền kinh, võ thuật, bóng rổ, đua thuyền, đã đóng góp nhiều thành tích cho thể thao nước nhà.
    Một số hình ảnh lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao Đồng bằng Sông Cửu long
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được th_tr321 sửa chữa / chuyển vào 21:02 ngày 01/09/2007
  9. llthang

    llthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2002
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Em vừa mới đi Đất Mũi về, thiếu thông tin về Đất Mũi quá.Em đi xe máy từ TP Cà Mau xuống đến bến đò Năm Căn.Em đã thuê một cái vỏ gắn máy 6HP ra đến Mũi, đi mất 2h đồng hồ, hết 300ngàn, đi chậm quá!
    Đứng từ Tháp quan sát tại khu du lịch Mũi Cà Mau nhìn ra hướng Đông Nam là đảo Hòn Khoai, theo lời anh hướng dẫn viên thì từ cửa Đất Mũi ra đến Hòn Khoai mất 28km còn từ cửa Bồ Đề ra chỉ có khoảng 12km.Có thể đi bằng Canô cao tốc thuê từ TP Cà Mau, tàu đi ra đó thì em không biết vì cũng chưa hỏi.Nhìn về phía Tây thì có cái đảo gì nhìn nho nhỏ, xa xa, bảo là ở huyện Trần Văn Thời, chả nhớ nó tên gì, cũng hòn gì gì đó.Hehe....
  10. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Một kiểu Venice ở Cà Mau
    [​IMG]
    [​IMG]
    [nick][nick]
    Được khongtenso0 sửa chữa / chuyển vào 02:02 ngày 05/11/2008

Chia sẻ trang này