1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất Quảng Ninh - Người Quảng Ninh

Chủ đề trong 'Quảng Ninh' bởi HuongSoai, 02/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ba_gia8x

    ba_gia8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    2.586
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    còn nơi nào đẹp hơn chứ
  2. lehienluong82

    lehienluong82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến!
    Rất tiếc bài viết của bạn có thể có nội dung chưa phù hợp hoặc vượt ra ngoài nội qui của TTVNOnline. Nếu không có sự vi phạm, bài viết của bạn sẽ được hiển thị trở lại trong một thời gian ngắn.
    Mong bạn thông cảm và tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển TTVNOnline.
    Ban Quản trị TTVNOnline!​
    các bài viết của bạn cũng hay đấy .tôi luôn ủng hộ bạn về những bài viết sưu tầm về DL QN vì vùng đất QN ko chỉ nổi tiếng về than mà còn nổi tiếng về Du Lịch chính vì thế tôi mong các bác sưu tầm ở đâu nhiều bài viết về DL QN càng tốt àh mà phải sưu tầm các bài quý và hiếm đấy nha.
    Bạn ơi bài sau ban Poss về sự tích và huyền thoại về núi 2 Trái Đào đi nhé
  3. lananhvcu2006

    lananhvcu2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2007
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Sao không ai nói về Cẩm Phả vậy?Tôi là người con của đất Cẩm.Tốt nghiệp ĐH xong thì ở lại HN nhớ quê hương và gia đình lắm.
  4. Dai_ca_sung_to

    Dai_ca_sung_to Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2006
    Bài viết:
    1.959
    Đã được thích:
    0
    Chúc cả nhà một ngày mới tốt lành
  5. Mori

    Mori Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2002
    Bài viết:
    508
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Từ những bản thảo trên bàn biên tập...
    Không phải cho đến tận bây giờ mà ngay từ nhiều tháng trước, Báo Quảng Ninh đã nhận được rất nhiều tác phẩm thơ viết về cầu Bãi Cháy của nhiều cộng tác viên và bạn đọc gửi tới đề nghị đăng báo. Còn nhớ, vào dịp trước ngày Quốc khánh 2-9, khi mà cây cầu Bãi Cháy sắp hoàn thành và rục rịch có dự định sẽ được khánh thành, Báo Quảng Ninh đã mở một chuyên mục, gọi là ?oHọa thơ - Thơ họa?, lấy cảm hứng từ cây cầu Bãi Cháy! Và thật không ngờ, chuyên mục vừa mở ra đã được bạn đọc xa, gần hưởng ứng hết sức sôi nổi. Mặc dù bị bó hẹp trong khuôn khổ thể thơ Đường luật, lại phải gò vào những quy tắc khắt khe về mặt vần, điệu v.v... của lối làm thơ xướng - họa, song không vì thế mà số lượng tác phẩm tham gia chuyên mục bị hạn chế. Mỗi tuần, chúng tôi đã nhận được xấp xỉ trăm bài thơ từ mọi miền gửi tới. Đành rằng không phải tất cả đều hay, đều nhuần nhuyễn về mặt câu chữ, nhưng phải nói rằng bài nào cũng chứa đựng trong đó những tâm tư, tình cảm rất chân thành của người viết. Đến nỗi từ niềm vui vì chuyên mục được đông đảo bạn đọc hưởng ứng, những người biên tập lại thấy... lo! Vì với khuôn khổ có hạn của trang báo, làm sao để chuyển tải hết được! Trong khi đó, các tác giả có thơ gửi về tham gia chuyên mục lại rất ?okỹ tính?; thậm chí bản thảo gửi đi rồi, vài hôm sau nghĩ ra, thấy cần sửa đổi chữ này, câu kia, lại gọi điện hoặc trực tiếp tới tòa soạn đề nghị sửa chữa giúp... Và trước sự nhiệt tình của người viết, đôi khi, các biên tập viên phần nào đó cảm thấy như có lỗi! Bởi như đã nói ở trên, do khuôn khổ trang báo có hạn, số tác phẩm được đăng trên báo mỗi tuần chỉ ba, bốn bài, quá ít so với hàng trăm bản thảo đã nhận...
    * Đến niềm tự hào của người dân đất mỏ...
    Đây là âm hưởng chủ đạo trong số hàng trăm bài thơ viết về cầu Bãi Cháy mà các tác giả đã gửi tới mỗi tuần cho báo Quảng Ninh. Và một điều đặc biệt, hầu hết trong số họ đều là những nhà thơ nghiệp dư; hay nói một cách khác, những tác phẩm thơ viết về cầu Bãi Cháy mang tính quần chúng nhiều hơn là tính bác học. Chính vì vậy, cảm hứng của người viết cũng mang vẻ chân chất, mộc mạc chứ không quá cầu toàn về mặt hình thức. Tuy vậy, do đây là những cảm xúc thực, xuất phát tự đáy lòng, nên nhiều bài thơ, câu thơ trở nên lóng lánh. Tác giả Phan Kiều Duyên, một người thợ hiện đang công tác tại Công ty Cổ phần đưa đón thợ mỏ ở Cẩm Phả, diễn tả niềm vui một cách thật xúc động:
    ?oMừng vui khóe mắt ngời như ngọc
    Sung sướng bờ mi sáng hạt châu
    Trước biển mà như trong cõi mộng
    Chập chờn theo những cánh
    chim âu...?
    Còn tác giả Hanh Đằng (P. Hồng Hà, TP Hạ Long) thì điềm tĩnh và sâu lắng hơn:
    ?oTơ vàng thu đọng lung linh ngọc
    Dòng biếc sương vương lấp lánh châu
    Ngan ngát hương nồng hoa Việt - Nhật
    Ngỡ ngàng du khách cánh chim âu...?
    Rất nhiều những câu thơ, bài thơ như thế mà chúng tôi không thể điểm hết ra đây được. Và qua cách tả cảnh, tả tình của các tác giả, có thể cảm nhận rất rõ niềm vui, niềm hãnh diện của người viết với tư cách là chủ nhân của vùng đất vốn đã rất đáng tự hào bởi có thiên nhiên tươi đẹp, giàu có, nay lại thêm một thắng cảnh nữa do chính con người tạo nên. Để rồi, theo một logic tất yếu, lại thấy bâng khuâng nhớ lại một thời hào hùng của quá khứ. Lê Xuân Hạnh (P. Hồng Hải, TP Hạ Long) viết:
    ?oXưa bến anh hùng vang một thuở
    Nay cầu hiện đại sánh năm châu...?
    Còn tác giả Vũ Đức (P. Cao Xanh, TP Hạ Long) lại hồi tưởng xa hơn:
    ?oHạ Long nổi tiếng kỳ quan mới
    Cửa Lục vang danh chiến thắng đầu
    Phá nát quân lương đồn bốn cõi
    Bắn tan thần sấm vọng năm châu...?
    Thậm chí, có người còn thấy bâng khuâng bởi:
    ?oCon phà mai mốt đành rời bến
    Cô bán vé xinh sẽ chuyển đâu??
    (Nguyễn Tuấn, thị trấn Đông Triều, huyện Đông Triều).
    Có thể sự so sánh này hơi khập khiễng, nhưng đọc những bài thơ mà các tác giả gửi đến, tôi cứ có cảm giác nỗi niềm của người viết giống như của một gia chủ đứng trước ngôi nhà mà mình mới xây xong; vừa mừng vui, tự hào, lại vừa bâng khuâng xao xuyến; cảm thấy công trình như lạ lại như quen... Đó là tâm trạng vui như trẻ thơ của một lão ông khi cùng vợ ?oTôi, bà tay dắt bước lên cầu? (Xuân Lộc, P. Thanh Sơn, TX Uông Bí); hay sự mơ màng của một du khách từ phương xa đến:
    ?oTôi đắm vào muôn vàn sắc lạ
    Em từ đâu tới, bạn về đâu!?
    (Văn Nguyên, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)
    v.v...
    Trong niềm tự hào về cây cầu Bãi Cháy, người đọc dễ dàng nhận thấy sự gắn kết với niềm tự hào về quê hương, tự hào bởi:
    ?oHạ Long thêm một cây cầu
    Kỳ quan thêm một sắc màu kỳ quan?
    (Xuân Bào, P. Giếng Đáy, TP Hạ Long)
    Lại tự hào bởi, với cây cầu Bãi Cháy, vị thế của Quảng Ninh càng được khẳng định ?otrên trường quốc tế?:
    ?oNhư cánh hải âu vươn tới mãi
    Sánh cùng bầu bạn khắp năm châu?
    (Lê Thanh Nhật, Sở VHTT Quảng Ninh)
    Hoặc:
    ?oCàng ngắm càng say tình đất nước
    Tự hào sánh bước với năm châu?
    (Bùi Minh, P. Cẩm Tây, TX Cẩm Phả)
    Thậm chí, có người còn gắn niềm tự hào về cây cầu Bãi Cháy với sự kiện rất thời sự:
    ?oĐổi mới văn minh cùng thế giới
    Đi lên hiện đại với năm châu
    Cầu cao ***g lộng chào APEC
    Sánh bước đua tài bạn Á - Âu?
    (Đoàn Dư Điệp, thị trấn Quảng Yên, huyện Yên Hưng)
    Nói cách khác, nếu nói một cách hơi quá lên một chút, cảm hứng về cầu Bãi Cháy giống như một ?ohiện tượng? trong đời sống văn nghệ tỉnh nhà thời gian gần đây. Đó không phải là một hiện tượng mang tính cách tân nghệ thuật, nó không cho thấy sự mới lạ về nội dung hay về cách thể hiện trong thơ. Nhưng nó lại rất có ý nghĩa, bởi qua đó chúng ta có thể cảm nhận khá rõ tình cảm yêu quê hương, tự hào về quê hương, cùng với niềm tin vào những thành quả của công cuộc đổi mới đất nước nói chung, Quảng Ninh nói riêng, của người dân đất mỏ trên con đường CNH-HĐH nhằm ?osánh vai với các cường quốc năm châu? như lời Bác Hồ đã dạy. Và một điều nữa mà tôi cảm nhận là nếu không có sự gắn kết máu thịt với vùng đất này thì làm sao có sự ?onổ rộ? thơ về cây cầu Bãi Cháy như vậy. Rõ ràng, Quảng Ninh đâu còn là ?ođất ngụ cư? như nhiều người vẫn nghĩ; Quảng Ninh đã và đang dần tạo nên bản sắc văn hóa riêng như một vùng quê thực sự của nhiều thế hệ đang sống và làm việc tại đây. Nếu nghĩ như vậy mới thấy những câu thơ viết về cầu Bãi Cháy tuy còn mộc mạc, đơn sơ nhưng thật đáng quý, đáng trân trọng...
    Hoàng Long
  6. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Ờ, cái cầu này đẹp thật, tiếc là chưa được đi. Dạo này về Hạ Long toàn tour ngắn ngày nên ko có nhiều thời gian. Bác nào có ảnh cận cảnh post lên 1 nhé.
  7. Mori

    Mori Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2002
    Bài viết:
    508
    Đã được thích:
    0
    Chùm ảnh về khánh thành cầu BC
    http://www.handheld.com.vn/forum/showthread.php?t=39942
    CHùm ảnh Quảng Ninh Thân Yêu
    http://my.opera.com/Win8Y/albums/
    Được mori sửa chữa / chuyển vào 18:08 ngày 24/01/2007
  8. abc_vietanh2000

    abc_vietanh2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2007
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    ặc lừa người khác à , người QN thì tôi không còn lời nào nói nữa
  9. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Chùa Đồng mới trên đất Phật Yên Tử (ST-VOV)
    Chùa Đồng được đúc mới hoàn toàn bằng đồng, có diện tích gần 20m², chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m, toạ lạc trên đỉnh Yên Sơn, cao 1.068m so với mặt nước biển. Các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, bệ mái mang đậm phong cách đời Trần.
    Ngày 30/1/2007, (tức 12 tháng Chạp năm Bính Tuất), Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ khánh thành chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh với sự có mặt của đại diện Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo chính quyền tỉnh Quảng Ninh cùng hàng nghìn tăng ni, phật tử và khách hành hương. Đêm trước ngày khánh thành, Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành 3 nghi lễ lớn: yểm địa, bồi hoàn long mạch và hô thần nhập tượng cho chùa. Chùa Đồng được đúc mới hoàn toàn bằng đồng, có diện tích gần 20m², chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m, toạ lạc trên đỉnh Yên Sơn, cao 1.068m so với mặt nước biển, là công trình văn hoá tâm linh quan trọng trong quần thể Khu di tích Văn hoá Tâm linh Yên Tử.
    Ngôi chùa được thiết kế và kế thừa kiến trúc truyền thống của chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Công trình do Công ty TNHH Xây dựng Mỹ thuật Hà Nội thực hiện. Các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, bệ mái? được trang trí tinh xảo, mang đậm phong cách đời Trần. Toàn bộ xà ngang, xà dọc đều đúc hình đầu rồng. 4 đầu chùa hình mái vẩy, trông tựa như hình bông sen đang nở vươn lên.
    Ngôi chùa mới do các nghệ nhân đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện. Toàn bộ công trình gồm chùa, tượng Phật, chuông nặng khoảng 70 tấn được đúc bằng đồng nguyên chất nhập khẩu từ Australia, với khoảng 3.500 chi tiết, trong đó chi tiết nặng nhất là 1,4 tấn. Ngôi chùa được cấu trúc như một ngôi chùa gỗ và lắp đặt trực tiếp trên đỉnh Yên Tử. Do được đặt trên đỉnh núi cao, phải hứng chịu sự khắc nghiệt của thời tiết nên chùa Đồng đã được thiết kế đặc biệt và thi công với những phương pháp tối ưu nhất. Các hạng mục công trình khác như bậc đá lên xuống, lan can, sân hành lễ, lầu hóa vàng cũng được tôn tạo và mở rộng.


    Nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Yên Tử (xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), Chùa Đồng, được khởi dựng vào thời Lê (1428-1527) với tên gọi Thiên Trúc Tự. Tuy là ngôi chùa nhỏ nhất nhưng lại nằm ở vị trí cao nhất trong quần thể chùa, am, tháp của khu di tích thắng cảnh Yên Tử nên được nhiều người chú ý.
    Chùa Đồng mới nằm đúng tại vị trí hiện nay của hai ngôi chùa cũ. Tổng kinh phí xây dựng mới chùa Đồng có trị giá hơn 20 tỉ đồng từ đóng góp của các tập thể và phật tử trong và ngoài nước. Đặt được ngôi chùa Đồng lớn nhất trên đỉnh núi cao nhất tại Yên Tử là ước muốn của nhiều năng ni, Phật tử và du khách thập phương. Đến nay nhờ có các phương tiện kỹ thuật hiện đại, việc vận chuyển các loại vật liệu đồng, sắt thép, xi măng, máy phát điện và nước lên tận đỉnh núi cao mới có thể thực hiện để thi công xây dựng chùa Đồng.
    Khu di tích và danh thắng Yên Tử là nơi vua Trần Nhân Tông (giữa thế kỷ 13) đến tu hành sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông, sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm, môn phái Phật giáo mang đặc trưng tinh thần phụng đạo yêu nước của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của nhiều tăng ni phật tử, chùa Đồng mới sẽ là đệ nhất kỳ quan của Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ 21.
    Đến nay, cơ sở hạ tầng và nhiều hạng mục công trình đã được tu tạo, xây dựng mới tại đây. Phát biểu tại buổi lễ khởi công trùng tu tôn tạo Chùa Đồng, Đại Đức Thích Thanh Quyết, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh, Trụ trì chùa Hoa Yên cho biết khu di tích và danh thắng Yên Tử đã được đầu tư trên 116 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo nhiều công trình, dự án đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn, thuận lợi cho du khách về thăm Yên Tử.
    Đường cáp treo hiện đại từ chân núi Yên Tử đến Tháp Tổ-chùa Hoa Yên (dài hơn 1.000m), hàng ngày vận chuyển hàng trăm lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan chùa Hoa Yên và đi bộ thăm chùa Đồng. Dự án làm tuyến cáp treo thứ hai tại Yên Tử, từ chùa Hoa Viên đến chùa Đồng, cũng đang được Ban quản lý di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử xin phép UBND tỉnh Quảng Ninh cho triển khai trong năm 2007. Nếu đường cáp thứ 2 này hoàn thành xong sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhiều du khách đến nơi này tham quan, lễ chùa, tưởng nhớ ông cha.
  10. huongtrabk

    huongtrabk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Với địa hình 2/3 là núi đồi, Việt Nam được bao bọc bởi những đỉnh non hùng vĩ, trong đó, Quảng Ninh là điển hình của địa hình ấy.
    Và có leo lên những ngọn núi đất Quảng mới hiểu tại sao tâm hồn người Quảng Ninh lại phóng khoáng hồn hậu đến vậy.
    Thủa nhỏ, tôi chẳng nề hà chuyện leo trèo. Cầm tinh con khỉ, lại là khỉ vàng, tôi ham leo trèo, chẳng sợ những lời doạ dẫm, chẳng sợ những vách đá nhọn, chẳng sợ những phút chồn chân...
    Nhớ mãi hồi năm lớp 3, trời lạnh cóng, nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, cô giáo cho cả lớp nghỉ. Mình con bé bướng bỉnh mon men chân núi Bài thơ (trước tôi học Lê Văn Tám, ngôi trường nằm gối đầu bên chân núi) để hái quả muối. Thứ quả nhỏ xíu như hạt đậu xanh, hình tròn, mọc từng chùm như quả cà phê. Quả màu xanh ngắt, phủ một lớp muối mỏng tang như sương khói, vị mặn nhẹ nhàng. Vừa nhấm nháp, vừa ngước lên nhìn bầu trời trong vắt, núi bài thơ xanh một màu khó tả, như nét vẽ trên nền trời. Nhà tôi hồi đó nằm trên đường Lê Thánh Tông, từ lan can tầng 2 nhìn lên, rõ mồn một lá cờ đỏ bay trên đỉnh núi. Thỉnh thoảng để ý vẫn còn thấy cả những chú khỉ vắt vẻo ẩn hiện trong những chùm dây leo xanh ngắt. Tôi vẫn thắc mắc rằng, bài thơ của vua Lê ở phía nào?
    Lớn lên chút nữa, tôi liều mạng theo các anh chị trèo lên đỉnh Bài thơ. Núi đá vôi nhiều cạnh sắc. Cây cỏ còn âm u hơn bây giờ rất nhiều. Nhớ mãi một ngôi nhà bỏ hoang tối om tiêu điều xơ xác, bọn học sinh vẫn trêu nhau là ngôi nhà có ma, thế mà vẫn kéo nhau đi qua chẳng sợ gì.
    Từ đỉnh Bài thơ nhìn về bốn phía. Hạ long đẹp hơn cả trong những bưu ảnh bày bán ở quầy lưu niệm. Ngọn cờ tung bay. Cảm giác trời ở gần lắm. Phía nhà sàng (nhà sàng bây giờ không còn nữa) những vệt than đen kéo dài như những vệt mực tàu. Phía Vịnh long lanh như giọt sương bắt nắng, bình yên thổi những luồng gió mặn mòi. Những nếp nhà, những con đường, người và xe bé nhỏ. Và phía mặt trời, những con chim nhỏ theo đàn bay qua lại. Cảm giác thật lâng lâng khi thấy mình cao hơn tất cả mà chỉ thấp hơn mặt trời mà thôi!
    Có một lần, đá trên núi Bài thơ lăn xuống làm sập một vài căn nhà. Rồi một lần lâu hơn, núi đã từng bị cháy lớn. Nhưng rồi cây cỏ vẫn hồi sinh, con người vẫn hưởng sự che chở của núi khỏi những cơn bão và gió mùa lạnh giá. Và mỗi lần đến thăm Hạ Long, người ta vẫn muốn đến một địa danh lịch sử của đất Quảng Ninh để "thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

Chia sẻ trang này