1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐẤT RUN RUN NGẬM HƠI SẦU ( THƠ và DHARMA )

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi TheMind, 31/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TheMind

    TheMind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    ĐẤT RUN RUN NGẬM HƠI SẦU ( THƠ và DHARMA )

    Mến các bạn

    Mời các bạn đọc chút thơ kèm Dharma đi cùng nhé . Box " Cùng đọc và suy gẫm " yêu cầu đăng nhập nick mới cho vào đọc bài khiến bạn đọc mất hứng vì mất công đăng nhập . TheMind post thơ và kèm post Dharma nơi đây mong mang lại chút yên bình và may mắn cho bạn đọc .

    Mến,

    TheMind

    -----------------
    Một ngày dâng buổi chiều sang,
    Chút hồn cỏ ứa dịu dàng đôi tay.
    Người bỏ xuống chưa lời này ?
    Đêm trôi cùng gió trầm vai sương mù.
    ----------------------

    THAM MUỐN LÀ NGUỒN MẠCH CỦA MỌI VẤN ĐỀ

    Như Lạt ma Atisha đề cập trong Đại Luận giảng về Con Đường Tiệm thứ dẫn tới Giác ngộ:

    Chúng ta theo đuổi trong hy vọng được toại nguyện, nhưng việc theo đuổi tham muốn chỉ đưa dẫn tới sự bất mãn.

    Trong thực tế, kết quả của việc theo đuổi tham muốn chỉ là sự bất mãn. Bạn cố gắng liên tục nhưng chỉ có bất mãn.

    Theo đuổi tham muốn và không được toại nguyện là vấn đề chính của sinh tử. Ví dụ như việc mắc bệnh ung thư hay AIDS không phải là vấn đề chính. Nếu so sánh với vấn đề theo đuổi tham muốn và không được toại nguyện, thì ung thư và AIDS không là gì cả; chúng không tiếp tục từ đời này sang đời khác. Trong khi bạn có một đời người toàn hảo, nếu bạn không làm điều gì đó về vấn đề tham muốn trong đời này, thì nó sẽ tiếp tục từ đời này sang đời khác.

    Việc theo đuổi tham muốn không ngừng trói buộc bạn với sinh tử khiến bạn thường xuyên kinh nghiệm những đau khổ của sáu cõi. Liên tục ?" bất tận. Nếu bạn không ngừng theo đuổi tham muốn thì không có sự toại nguyện thực sự, không có an bình thực sự. Việc theo đuổi tham muốn chỉ dẫn bạn tới sự bất mãn và kinh nghiệm không dứt những nỗi khổ của sinh tử trong một trong sáu cõi.

    Chính tư tưởng về tám pháp thế gian đã liên tục mang lại mọi bệnh tật làm chúng ta vô cùng kinh hãi. Liên tục từ đời này sang đời khác, nó mang lại mọi vấn đề nghiêm trọng mà một con người có thể kinh nghiệm; nó tạo nên nghiệp để chúng ta không ngừng kinh nghiệm những vấn đề này. Tư tưởng về tám pháp thế gian, sự tham muốn bám luyến vào cuộc đời này, chính là căn bệnh trầm trọng nhất. Nếu so với những pháp thế gian thì những vấn đề khác chẳng là gì cả.

    Nếu bạn không có tư tưởng về tám pháp thế gian là cái cột trói bạn với sinh tử thì cho dù người nào đó giết hại bạn, tất cả những gì bạn làm là chuyển hóa sang một thân thể khác. Tâm thức bạn nhận thân người toàn hảo khác hay đi tới một cõi thuần tịnh. Việc bạn bị giết thì như một điều kiện (duyên) để chuyển sang một thân thể khác. Nhưng nếu bạn có tư tưởng về tám pháp thế gian và không thực hành Pháp, thì mặc dù chẳng ai giết bạn và bạn sống tới một trăm năm, bạn thường xuyên sử dụng thân người quý báu của bạn để tạo nên những nguyên nhân của các cõi thấp; bạn sử dụng tái sinh may mắn của bạn để gây nên nguyên nhân của những tái sinh bất hạnh không có cơ hội để thực hành Pháp. Bạn càng sống lâu thì càng tạo thêm nghiệp tiêu cực, là những điều khiến bạn phải sống trong những cõi thấp và kinh nghiệm đau khổ trong nhiều kiếp. Vì thế, tư tưởng về tám pháp thế gian này thì còn tai hại hơn nhiều nếu so với kẻ thù nào đó chỉ đơn thuần giết chết bạn.

    Trích dẫn của Lạt ma Tsong Khapa về việc theo đuổi sự tham muốn nói tiếp:

    Tham muốn mang lại rất nhiều vấn đề khác. Bởi theo đuổi tham muốn, tâm trở nên thô nặng và không an bình.

    Hàng trăm vấn đề đến từ sự bất mãn. Khi tham muốn thật mạnh mẽ, ta rất dễ trở nên sân hận, chẳng hạn như thế. Bám luyến càng mạnh thì sân hận phát khởi càng mãnh liệt. Nếu bạn không bám luyến quá nhiều thì bạn không quá sân hận khi ai đó làm bạn khó chịu. Bạn có thể vẫn bị bối rối nhưng ít hơn trước đó. Sân hận, ganh tị và v.v.. phát khởi trong mối liên quan với sự bám luyến. Do bám luyến mà những tư tưởng tiêu cực khác này xuất hiện. Khi bất kỳ cái gì trong những tư tưởng tiêu cực này xuất hiện, bạn tạo nên nghiệp tiêu cực, nguyên nhân của những cõi thấp.

    Khi tâm bạn bị tham muốn áp đảo, hoàn toàn bị vẩn đục bởi tham muốn, bạn không thể thiền định. Cho dù bạn có một vài ý niệm về tánh Không, chẳng hạn thế, thì bạn khó có được cảm nhận nào về nó. Khi tâm bạn yên tĩnh và bình an, bạn có thể có cảm nhận nào đó về nó; nhưng khi tâm bạn bị vẩn đục, một màn sương mù dày đặc bao phủ mọi sự, bạn không thể thiền định về tánh Không. Hơn nữa, bạn không thể nghĩ về những khiếm khuyết của sự tham muốn.

    Khi bạn tham muốn mạnh mẽ một đồ vật, bạn trở nên rất khổ sở nếu bạn không thể gần nó. Bạn không thể thanh thản; thân bạn không được nghỉ ngơi bởi bạn không thư thản trong tâm hồn. Vì tâm bạn không thư thản do sự tham muốn nên mặc dù có thể bạn chẳng có công việc đặc biệt khó khăn nào để làm, bạn cũng không có sự thoải mái hay thư dãn vật lý.

    Có nhiều ví dụ như thế về những khiếm khuyết của sự tham muốn. Hãy nghĩ về những người nghiện rượu và những người nghiện ma túy. Cuộc sống của họ trở nên khốn khổ, phóng túng, tới độ họ không thể làm bất kỳ điều gì. Hơn nữa, họ làm tổn hại sự tỉnh giác và trí nhớ của họ.

    Bệnh tật đến từ tâm bất mãn của sự tham muốn, tư tưởng xấu ác của các pháp thế gian, bởi sự bất mãn tạo nên những điều kiện (duyên) cho bệnh tật. Rồi thì bạn bị bệnh trong nhiều năm, cùng sự hao tốn khổng lồ không ai mong muốn hàng nhiều ngàn đô la. Khi bạn không thể kiếm tiền một cách đúng đắn, bạn phải ăn cắp. Tâm bạn trở nên rối loạn; bạn suy sụp tinh thần và trở nên điên cuồng. Khi ấy bạn phải tốn rất nhiều thời giờ và tiền bạc trong các cuộc tư vấn tâm lý và thậm chí bạn có thể kết thúc cuộc đời trong một viện tế bần.

    Và đâu là căn nguyên của tất cả những điều này? Đó là một khoảnh khắc của sự tham muốn không thể kiểm soát được. Khoảnh khắc ấy khi bạn không tự bảo vệ mình để thoát khỏi tư tưởng về tám pháp thế gian, khi bạn không thực hành Pháp, sẽ mang lại rất nhiều vấn đề. Những vấn đề tiếp tục và tiếp tục năm này sang năm khác, khiến bạn phải tốn kém rất nhiều tiền của và làm cho đời bạn phức tạp và khó khăn một cách không cần thiết. Mọi sự âu lo và tốn kém này là do tư tưởng về tám pháp thế gian. Nếu ngay từ lúc đầu, bạn gìn giữ để không dính mắc vào các pháp thế gian, thì tất cả những năm tháng của những vấn đề và tổn phí không mong muốn đó đã không xảy ra. Bạn chẳng bao giờ phải kinh nghiệm chúng.

    Thật rõ ràng đây chính là nguồn mạch của bệnh AIDS, nó xuất hiện khi một người bị tám pháp thế gian sai sử. Khi tôi hỏi những người bị lây nhiễm AIDS qua đường ******** rằng trạng thái tinh thần của họ ra sao khi bắt đầu kinh nghiệm những triệu chứng, một số người nói rằng đó là một tham muốn ******** hết sức mạnh mẽ. Trong thời gian của trạng thái tinh thần vô-đạo đức đó, mỗi ngày họ bắt đầu lên cơn sốt, đổ mồ hôi và yếu ớt.

    Về cơ bản thì mọi bệnh tật, kể cả bệnh AIDS và ung thư, xuất phát từ tư tưởng về tám pháp thế gian. Những vấn đề quan hệ thì cũng thế: cách này hay cách khác, nếu ta không nỗ lực để có được sự kiểm soát nào đó, những vấn đề quan hệ có thể cứ tiếp diễn. Cuộc sống trở thành địa ngục ?" trước khi đi tới địa ngục thực sự, ta kinh nghiệm địa ngục với một thân người. Có địa ngục ở khắp mọi nơi. Bạn cảm thấy hoàn toàn bị sập bẫy, ngạt thở. Thậm chí bạn không thở được.

    Khi tham muốn của bạn không được đáp ứng, khi bạn không có được những gì bạn muốn, đây là thời gian mà sự suy nhược thần kinh và những tư tưởng muốn tự tử xảy ra. Mới đây một người học Pháp ở Thụy Sĩ đã có những vấn đề như thế và đã tự tử. Anh ta treo cổ tự vẫn. Tôi nghĩ rằng anh ta đã nghe một vài bài giảng Pháp nhưng đã không thực hành hay nhập thất nhiều. Anh ta có một công việc rất tốt, kiếm được rất nhiều tiền, nhưng anh có những vấn đề về mối quan hệ.

    Bởi những loại vấn đề này, bạn có thể đã nhiều lần kinh nghiệm về tư tưởng tự vẫn, về việc chấm dứt đời người của bạn. Về cơ bản thì đây là một khiếm khuyết của tư tưởng tham muốn thế gian.

    Geshe Kadampa Gonpawa, người có sự thấu thị và nhiều chứng ngộ khác, đã nói:

    Nếu ta thọ nhận bốn kết quả đáng ao ước của sự thoải mái, vật chất, tiếng tốt, và sự khen ngợi từ một hành động được thực hiện với tư tưởng về tám pháp thế gian, thì đó chỉ là kết quả trong đời này và không có lợi lạc trong những đời sau. Và nếu hành động ấy mang lại bốn kết quả không đáng ao ước thì ta cũng chẳng được lợi lạc gì ngay cả trong đời này.

    Dù thế nào chăng nữa, thường thì những hành động được làm với tư tưởng tám pháp thế gian mang lại bốn kết quả đáng ao ước cuối cùng sẽ dẫn tới bốn kết quả không đáng ao ước. Ví dụ như trong việc kinh doanh, bạn có thể gặt hái được thành công này sau thành công khác; do bởi thành công đó, càng lúc bạn càng hành động với tư tưởng về tám pháp thế gian. Sau một thời gian, nghiệp thành công của bạn chấm dứt, và nghiệp thất bại được trải nghiệm. Chỉ trong một ngày bạn có thể trở thành một kẻ hành khất. Một ngày nào đó bạn là một tỉ phú; ngày hôm sau, thậm chí bạn không biết cách làm sao trả tiền thuê nhà và nuôi sống gia đình bạn. Toàn bộ cuộc đời bạn sụp đổ.

    Đây là bởi bạn hành động với tư tưởng tám pháp thế gian. Mặc dù bạn đã thành tựu sự tiện nghi vật chất, bạn không thỏa mãn và tiếp tục hành động với tư tưởng về các pháp thế gian. Do sự thành công của bạn trong quá khứ, một ngày nào đó nghiệp thành công của bạn bị cạn kiệt, và mọi sự sụp đổ. Người mới hôm qua còn giàu có, không chút bận tâm về mặt tài chánh, bất ngờ hôm nay phải bận tâm ngay cả việc chăm sóc gia đình. Anh ta không biết phải làm gì và không thể ăn hay ngủ.

    Cho dù bạn thành công trong việc trộm cắp một, hai, hay ba lần, chẳng hạn thế, thành công của bạn không thể tiếp tục vô hạn định. Bạn cần phải kiểm soát tham muốn của bạn; bạn cần phải thấy hài lòng. Nếu không, cứ tiếp tục trộm cắp thì chắc chắn một ngày nào đó bạn sẽ bị bắt. Cho dù sai lầm đó ra sao, bằng cách liên tục lập đi lập lại nó, một ngày kia chắc chắn nó sẽ trở thành một vấn đề lớn. Khiếm khuyết khác của sự tham muốn là cuối cùng nó dẫn tới rất nhiều điều không đáng ao ước.

    Tự giải thoát bản thân khỏi tham muốn là một sự bảo vệ vĩ đại. Cắt đứt sự bám luyến vào một đối tượng hay một người có nghĩa là mọi tâm tiêu cực khác không phát khởi, và bạn không tạo nên những nghiệp tiêu cực ấy như một kết quả. Nó mang lại cho ta sự bảo vệ không thể tin nổi. Thông thường thì bởi bám luyến vào một đối tượng đặc biệt, bạn tạo nên nhiều nghiệp tiêu cực trong mối quan hệ với nhiều chúng sinh khác. Nhờ cắt đứt bám luyến, bạn ngăn chặn được những nguyên nhân của các cõi thấp.

    An bình vĩ đại xuất hiện khi bạn tự giải thoát mình khỏi tư tưởng tham muốn. Hãy tập trung vào sự an bình đích thực này khiến bạn có thể lập tức kinh nghiệm bằng cách tự giải thoát mình khỏi tham muốn. Khi bạn tập trung vào điều này thì không có vấn đề gì. Khi bạn nỗ lực đạt được hạnh phúc vĩ đại này, an bình thực sự này, hạnh phúc nhất thời trở nên không đáng kể và không quá khó khăn để từ bỏ ?" có lẽ cũng vui thú như khi bạn nhặt được tờ giấy vệ sinh đã sử dụng. Nếu bạn tỉnh giác về điều này thì bạn không có nguy cơ trở nên tuyệt vọng hay điên loạn.

    Vì thế ta có thể thấy, cho dù gặp bao nhiêu vấn đề chăng nữa thì ta cũng không thể có chọn lựa nào khác ngoài việc phải thực hành Pháp. Và thực hành Pháp có nghĩa là làm chủ tâm ta, làm chủ sự tham muốn. Hãy quên việc sống một cuộc đời khổ hạnh của việc thực hành Pháp thuần túy; ở mức độ tối thiểu, chúng ta cần làm chủ tham muốn để có an bình nội tâm và hạnh phúc của cuộc đời này, và để ngăn chặn sự phát triển của các vấn đề.

    CẮT ĐỨT THAM MUỐN
    Nguyên tác:?oThe Door to Satisfaction - The Heart Advice of a Tibetan Buddhist Master?
    by Lama Thubten Zopa Rinpoche - Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
  2. TheMind

    TheMind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Chiều lên bỏ đất bỏ trời
    Bỏ lời mê muội bỏ tình chia hai
    Chiều lên giăng gió giăng mây
    Mưa sầu giăng hạt Như Lai mĩm cười
    -----------------------------------
    Có bốn nghiệp xấu do miệng (lời ăn tiếng nói) gây ra; đó là nói lời thô ác (ác khẩu), nói đôi chiều (lưỡng thiệt), nói thêu dệt (ỷ ngữ) và nói dối (vọng ngôn).
    1) Nói lời thô ác (Ác khẩu), tức là nói lời thô ác hoặc mắng chửi người khác.
    2) Nói đôi chiều (Lưỡng thiệt), có nghĩa là nói hai lưỡi, nói đôi chiều, nói để gây chia rẽ. Ví dụ, gặp Trương Tam thì nói là Lý Tứ không tốt, gặp Lý Tứ thì lại nói là Trương Tam không phải, khiến đôi bên nảy sanh hiềm khích và mất hòa khí, suốt ngày cứ gây gỗ, cãi vã, nghi kỵ lẫn nhau; như thế là nói đôi chiều vậy.
    3) Nói thêu dệt (Ỷ ngữ), tức là nói thêu dệt. Ðàn ông thì thường hay nói chuyện về đàn bà, chẳng hạn như: "Anh thấy cô ấy thế nào? Xinh quá, phải không? Còn cô này thì sao? Lại còn cô kia nữa ..." Còn đàn bà thì sao? Thì lại nói chuyện về đàn ông: "Anh chàng kia cũng không tệ lắm. Anh chàng này thì thế này, thế nọ ..." Nói tóm lại, những lời nói phù phiếm, không đúng đắn, gợi chuyện tà dâm ..., đều là "ỷ ngữ."
    4) Nói dối (Vọng ngôn), tức là nói dối, nói điều trái với sự thật.
    Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích
    Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật

    Được TheMind sửa chữa / chuyển vào 10:20 ngày 01/09/2006
  3. TheMind

    TheMind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Nói vô nói ra rù rì
    Nói chơi chơi cũng khi sầu mà
    ------------------------------------------
    Lời Khuyên thứ mười một
    Không có mọi tính toán ích kỷ, ta có thể,
    Với lòng thương mến, nói cho người khác những khiếm khuyết của họ, chỉ nghĩ tới điều tốt lành của riêng họ.
    Nhưng mặc dù những gì ta nói là chân thật, chúng sẽ làm tổn thương trái tim họ.
    Nói những lời dịu dàng là lời khuyên tâm huyết của tôi.
    BA MƯƠI LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
    Của Gyalwa Longchenpa
    Thanh Liên dịch

  4. TheMind

    TheMind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Tứ tuyệt Blue :)
    Blue Blue Blue Blue Blue Blue
    Blue Blue Blue Blue Blue Blue Blue Blue
    Blue Blue Blue Blue Blue Blue
    Blue Blue Blue Blue Blue Blue Blue Blue
    ---------------------------
    MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI NGƯỜI
    Như tôi đã nói trong một Pháp thoại trước đây, bạn nên hiểu rõ ý nghĩa của đời bạn, lý do bạn sống, mục đích của việc đã nhận được thân người quý báu vào lúc này, đặc biệt là sự tái sinh làm người cao quý này với tám sự tự do và mười điều thuận lợi ?" bạn nên hiểu rõ điều này, không chỉ một cách trí thức mà còn hiểu thật sâu xa khiến bạn chuyển hóa thái độ của bạn một cách thích đáng và sống cuộc đời bạn trong sự hòa hợp với mục đích đó. Mục đích đó là gì? Đó là sống cuộc đời bạn để làm lợi lạc những người khác.
    Như thế, lòng bi mẫn là sự thiền định hay thực hành quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Mặc dù những giáo lý của Đức Phật nói về hàng tỉ cách thiền định hay thực hành khác nhau mà bạn có thể trải cả cuộc đời mình để thực hành, nhưng đây chính là điều quan trọng nhất - làm lợi lạc người khác, sống cuộc đời bạn với một thái độ bi mẫn đối với người khác. Đây là mục đích thực sự của cuộc đời, là ý nghĩa của cuộc đời.
    Cho dù bạn chỉ có một giờ để sống, một phút để sống, mục đích của cuộc đời vẫn là sống vì sự lợi lạc của người khác, với một trái tim tốt lành, với lòng bi mẫn đối với người khác. Cho dù bạn chỉ có một phút để sống, chỉ còn lại một phút của thân người quý báu này, điều quan trọng nhất mà bạn có thể thực hành là lòng bi mẫn; ngoài ra không có gì khác.
    Trích từ BỒ ĐỀ TÂM VÀ LÒNG BI MẪN
    Lama Zopa Rinpoche ?" Thanh Liên Việt dịch

  5. boydienbien

    boydienbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0

    buồn trong tứ tuyệt điệu buồn
    tai nghe phật pháp chìm luôn não nề
    ngó quanh im lặng bốn bề
    phải chăng thiên hạ bộn bề niềm riêng
    các lý giải của sư tỷ phải nói là thông đạt,cà cao thâm,nhưng su tỷ có cách nào nói cho những kẻ ngoại đạo như tiểu đệ đây làm sao hiểu thế nào là phật,và tại sao gọi phật là phật không hi`hi`
    mong sư tỷ chỉ giáo cho hi hi
  6. TheMind

    TheMind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Đọc các bài pháp này thấy hay nên copy and paste lại cho bà con cô bác cùng được đọc . Có ghi tên tác giả cuối mỗi bài hay mỗi đoạn Dharma rõ ràng mà , không phải là TheMind đã lý giải gì đâu .
    Đọc các bài Pháp rồi ráng thực hành thì sẽ hiểu Phật là gì .
    Có chỗ nào trong bài pháp mà hông hiểu thì TheMind sẽ ráng giải thích nếu có thể .
    Được TheMind sửa chữa / chuyển vào 13:50 ngày 01/09/2006
  7. boydienbien

    boydienbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0

    vậy thì đức phật là không
    bởi vì đại pháp tinh thông tuyệt vời
    mấy ai ngộ được đến nơi
    thành ra tất cả buông lơi giữa chừng
    hì hì thế có phải phật là thế không hả sư tỷ????
  8. TheMind

    TheMind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0

    :)
    Phải viết hoa là Đức Phật nhé, thiếu tôn kính thì sư tỷ khẽ què tay bi zờ . Cũng như viết hoa là Chúa, chứ không phải viết thường là chúa .
    Phật là vị đã giác ngộ . Điều cần tìm hiểu là giáo lý của Đức Phật chứ không phái là Đức Phật .
    Được TheMind sửa chữa / chuyển vào 07:40 ngày 03/09/2006
  9. TheMind

    TheMind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    Thèm thương như thèm chết cười
    Đời chưa đánh mất xin người bình yên
    -----------
    Nên thực hành lòng bi mẫn
    Nếu đời bạn không hạnh phúc, nếu bạn đang kinh nghiệm những vấn đề trong mối quan hệ, nếu bạn bị ung thư hay bệnh AIDS, nếu bạn tuyệt vọng, nếu đời bạn không thoải mái, cho dù bạn đang gặp đến hàng trăm hay hàng ngàn vấn đề ?" sức khỏe, mối quan hệ, những vấn đề liên quan tới việc làm ?" như thể bạn đang chết đuối trong vũng lầy của những vấn đề, bạn cũng nên thực hành lòng bi mẫn đối với những người khác. Nếu bạn có thể thực hành lòng bi mẫn vào những thời điểm như thế thì bạn vẫn làm cho cuộc đời bạn có ý nghĩa, lợi lạc cho người khác, hữu ích cho người khác, và nhờ đó ?" bằng cách làm lợi lạc cho người khác ?" bạn sẽ thường xuyên làm cuộc đời bạn mang lại lợi lạc cho bản thân bạn. Yêu thương người khác là cách thức tốt đẹp nhất để yêu thương bản thân bạn.
    Yêu thương người khác có nghĩa là bạn đừng làm hại người khác, và không làm hại người khác là không làm hại bản thân bạn. Ngay cả trong phạm vi của sự bảo vệ, đây là cách tốt đẹp nhất để bảo vệ cuộc đời bạn. Cũng giống như thế, khi bạn làm cho người khác hạnh phúc, bạn mang lại hạnh phúc cho chính bạn. Nghiệp được tạo nên nhờ làm cho người khác hạnh phúc cũng làm cho bạn kinh nghiệm sự hạnh phúc; đó là loại nghiệp dẫn tới hạnh phúc. Cho dù bạn không mong muốn hạnh phúc nhưng một khi bạn đã tạo nên nguyên nhân của nó thì nó chính là kết quả.
    Nếu bạn trồng một hạt giống trên mặt đất và hội đủ mọi điều kiện (duyên), chẳng hạn như đất, nước và nhiệt độ toàn hảo ?" mọi sự đều hội tụ và không có những trở ngại nào ?" thì cho dù bạn có cầu nguyện nhiều tới đâu để cây đừng mọc lên, nhưng nó vẫn sẽ phát triển. Chắc chắn là nó sẽ mọc lên bởi hạt giống được gieo trồng trên mặt đất đã gặp được mọi điều kiện cần thiết để phát triển; nhân và duyên đã gặp gỡ. Bởi nó là một sự duyên sinh nên việc bông hoa hay trái cây đó sẽ mọc lên là điều không thể tránh khỏi, cho dù bạn có cầu nguyện nhiều tới đâu để nó không mọc.
    Tương tự như thế, nếu bạn sống cuộc đời hàng ngày của bạn với lòng bi mẫn, mang lại thật nhiều hạnh phúc cho người khác trong khả năng của bạn, thì kết quả tự nhiên là bản thân bạn sẽ kinh nghiệm hạnh phúc, bây giờ và trong tương lai ?" đó là kết quả tức thì là sự an bình trong tâm trong đời này và kết quả dài hạn là hạnh phúc trong tất cả những đời sau của bạn. Tất cả những điều này là kết quả chắc chắn của việc mang lại hạnh phúc và lợi lạc cho người khác.
    Như vậy, bạn sẽ thâu hoạch được rất nhiều khi thương yêu người khác, quan tâm tới những chúng sinh khác như bạn làm cho bản thân bạn. Dù họ là những côn trùng hay con người thì họ cũng là những sinh loài giống như bạn ?" ước mong hạnh phúc và không mong muốn đau khổ. Giống như bạn cần tới sự giúp đỡ của người khác để giải trừ những vấn đề thì họ cũng cần điều đó. Giống như hạnh phúc của bạn tùy thuộc vào những người khác, hạnh phúc của họ cũng thế. Không chỉ có con người, mà cả đến những côn trùng cũng cần tới sự giúp đỡ của bạn. Việc họ giải thoát khỏi những vấn đề thì tùy thuộc vào bạn; hạnh phúc của họ tùy thuộc vào bạn.
    Trích từ BỒ ĐỀ TÂM VÀ LÒNG BI MẪN
    Lama Zopa Rinpoche ?" Thanh Liên Việt dịch

    Được TheMind sửa chữa / chuyển vào 07:46 ngày 03/09/2006
  10. boydienbien

    boydienbien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    754
    Đã được thích:
    0
    phật vốn từ bi lại xuề xoà
    hiểu người tức hiểu giáo lý nha
    giác ngộ từ tâm là thế cả
    lòng thành hoá độ khỏi viết hoa
    iem là iem vẫn viết thường thôi,vì khi đọc đến người ta vẫn biết ngài là phật, vẫn hiểu ngài là phật, và cái tâm của người ta vẫn hướng về phật cơ mờ sư tỷ nhở hờ hờ (không được đánh gãy tay em nha, không thì lấy ai chất vấn sư tỷ về phật pháp hì hì)

Chia sẻ trang này