1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đặt tên phố phường: làm sao cho dễ nhớ dễ tìm?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi nvl, 08/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. riskii

    riskii Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2004
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Còn ở HN, những nơi tập trung nhiều cửa hàng internet công cộng nhất là ở quanh các trường đại học. Trên mấy đường phố lớn ở khu trung tâm (quanh hồ HK) em chẳng thấy, hoặc là nó nằm ở chỗ nào đó mà em không được biết.
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Thiếu tên đặt cho đường

    [​IMG]

    Đường Lê Lai ở Q.1TT - TP.HCM có khoảng 1.500 tuyến đường lớn nhỏ, trong số đó có đến 280 đường đặt trùng tên. Điều này gây khó khăn cho giao dịch, sinh hoạt hằng ngày của người dân, kể cả công tác quản lý của các cơ quan nhà nước.
    Hội đồng đặt tên đường ra đời cách nay hơn 14 năm nhưng tên đường vẫn trùng lắp và nhiều đường chưa có tên.
    Đường tên ?obên hông chợ...?!
    Nhân vật lịch sử Lê Lợi đã được gắn cho năm tuyến đường. Ngoài đường Lê Lợi nằm ở quận 1, từ chợ Bến Thành đến Nhà hát TP, gắn với các hoạt động lễ hội, được nhiều người biết đến, còn xuất hiện đường Lê Lợi ở quận 9, Tân Bình, Thủ Đức, Gò Vấp.
    Nhân vật lịch sử Lê Lai cũng đem gắn cho ba đường khác ở quận 1, Tân Bình, Gò Vấp. Quang Trung lại được bốn quận huyện: Gò Vấp, quận 9, Hóc Môn, Củ Chi tranh nhau đặt tên. Danh nhân Nguyễn Công Trứ vừa ở quận 1, vừa quận 9, Bình Thạnh và Thủ Đức...
    Ở quận Tân Bình lại có kiểu đặt tên lạ khác: đường bên hông Trường mầm non 10, đường bên hông hẻm đông lạnh, đường bên hông chợ Phạm Văn Hai thuộc phường 2, đường bên hông chợ Phạm Văn Hai thuộc phường 3... Một phó chủ tịch quận Tân Bình cho biết lúc đầu những tên đường này là do một vài người dân gọi với nhau cho dễ nhớ nhưng dần dần trở thành cách gọi phổ biến.

    [​IMG]

    Quận Gò Vấp cũng có đường Lê Lợi, Lê Lai Một số tên đường còn được cập nhật vào các loại giấy tờ, hướng dẫn, giao dịch. Gần đây, một số tên đường đã đặt lại như đường bên hông chợ Phạm Văn Hai thuộc phường 2 sửa thành đường Đinh Điền, đường bên hông chợ Phạm Văn Hai thuộc phường 3 sửa thành đường Nguyễn Bặc. Nhưng thực tế còn nhiều tuyến đường khác thuộc Tân Bình vẫn tồn tại với tên đường gắn với tên trường, cơ sở hoặc địa danh gần đó.
    Kinh nghiệm nhiều người cho rằng khi hỏi đường nên hỏi phường, quận nào, càng cụ thể càng tốt để khỏi phải chạy lòng vòng. Các cơ quan chức năng cũng rối bù với kiểu tên đường như vậy.
    100 đường chưa được cho tên
    Ông Đào Hà, trưởng Phòng quản lý đô thị quận 10, nói theo qui định quận huyện phải xin hội đồng đặt tên đường TP đặt tên khi mở rộng hẻm thành đường hoặc làm đường mới. Quận không có thẩm quyền đặt tên đường.
    Tuy nhiên theo Phòng quản lý đô thị Bình Thạnh, ở những khu vực dân cư mới xây dựng do bức xúc về tên đường nên quận tự đặt tên và sử dụng như khu dân cư tại phường 25 có đường D1, D2... Tình trạng này cũng phổ biến ở khu dân cư Bình Trị Đông, quận Bình Tân như đường số 1, số 2, số 7...
    Một phó chủ tịch UBND quận Tân Bình cho biết hiện quận còn khoảng 100 con đường chưa có tên. Quận đã nhiều lần kiến nghị hội đồng đặt tên đường TP cho quận nhưng đến nay vẫn chưa được ?ocho? tên đường nên vẫn còn gọi theo cách của quận.

    [​IMG]

    Và đường Lê Lai ở Q.Tân Bình!Xin một lần cho xong!
    Ông Lê Hiếu Đằng - phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP, trước đây là thành viên hội đồng đặt tên đường - nói từ bức xúc thực tế, hội đồng đặt tên đường hình thành cách nay hơn 14 năm.
    Có hội đồng đặt tên đường vì sao tên vẫn trùng lắp? Ông Đằng nói lúc đầu hội đồng quan tâm nhiều đến những đường chưa có tên hoặc đổi những đường mang tên nhân vật lịch sử, hoạt động chính trị chưa phù hợp, chưa tính đến việc sửa các tên đường trùng lắp. Mặt khác lúc đó hội đồng cũng chưa nắm hết tên đường trên địa bàn TP.
    Theo ông Đằng, trước đây qui định đặt tên đường phải chọn những nhân vật lịch sử nổi bật nên có thể thiếu tên để đặt. Hiện nay cần ?othoáng? hơn trong chuyện chọn nhân vật để đặt tên đường, nên có những anh hùng nổi bật trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ của địa phương.
    ?oChuyện số nhà, tên đường các cơ quan chức năng nên ngồi lại một lần giải quyết cho xong, hạn chế gây phiền hà, rắc rối. Với những nhân vật lịch sử được chọn đặt tên đường tại các quận trung tâm, quen thuộc với nhiều người không nhất thiết phải thay đổi liên tục, gây xáo trộn sinh hoạt. Cũng nên xem xét chọn các nhà văn nổi tiếng ở VN để đặt tên đường? - ông Đằng đề xuất.
    Ban văn hóa - xã hội, HĐND TP cho biết UBND TP đã đề xuất HĐND TP thành lập bộ phận soạn ?oQuĩ đặt, đổi tên đường của TP?. Hiện 171 nhân vật, địa danh do UBND TP đề xuất đang gửi đến các đại biểu HĐND TP để lấy ý kiến. Dự kiến kỳ họp vào tháng 7-2005 tới sẽ đưa ra góp ý, thông qua.
    PHÚC HUY



    [​IMG]Kết hợp đổi tên đường với chỉnh sửa số nhà
    Phó Ban văn hóa - xã hội, HĐND TP.HCM Nguyễn Văn Minh cho biết:
    Mỗi nhân vật được giới thiệu chọn đặt tên kèm theo tiểu sử, công trạng để các đại biểu tham khảo. Có 12 nguyên tắc để chọn như chỉ sử dụng tên những người đã mất; đường đặt tên dài tối thiểu 100m, rộng 12m trở lên; tên các nhân vật gắn liền với các sự kiện lịch sử cùng thời, cùng lĩnh vực, địa danh lịch sử được đặt gần nhau hoặc cùng một tuyến đường...
    Việc chọn nhân vật đặt tên đường ở khu vực nội, ngoại thành, đại lộ, đường nhỏ... do UBND TP quyết định. Sau này, ?oQuĩ đặt, đổi tên đường của TP? sẽ được bổ sung liên tục để khi đường mới mở ra có tên đặt ngay.
    Khi đổi tên đường chắc chắn sẽ gây xáo trộn ít nhiều cho người dân, nhất là các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhưng ở mức độ nào đó người dân nên chấp nhận thay đổi một lần để sau này ổn định. Trước mắt sẽ thay đổi đường trùng tên hoặc hai tên khác nhau của một nhân vật để đặt tên đường.
    Cùng với việc đặt đổi tên đường, theo tôi, các cơ quan chức năng cũng nên kết hợp với chỉnh sửa số nhà sao cho khoa học, tránh xáo trộn nhiều lần cho người dân.
    Song song với việc đặt tên đường các ngành chức năng cũng sẽ làm công tác tuyên truyền về các nhân vật được chọn để người dân hiểu thêm về nhân vật đó. Trong số 171 nhân vật, địa danh được giới thiệu chọn đặt tên đường các đại biểu đang góp ý gồm 37 nhân vật lịch sử, 12 lãnh đạo Đảng, cơ quan đoàn thể cách mạng, 52 bà mẹ VN anh hùng, 70 địa danh tiêu biểu. 
    PHÚC HUY thực hiện
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6

    Đặt tên đường 23:38:13, 09/05/2005

    Nói đến tên đường, người ta thường nghĩ đến những nhân vật lịch sử. Nhân vật nào càng nổi tiếng thì càng được đặt ở những trục đường lớn. Trong một thành phố có đến mấy cái tên của một danh nhân như vừa Trần Hưng Đạo vừa Trần Quốc Tuấn, vừa Quang Trung vừa Nguyễn Huệ... Chưa hết, do không có nhạc trưởng điều phối làm TP.HCM có rất nhiều đường trùng tên ở các quận khác nhau; kết quả là người dân lúc kêu xe về đường Bùi Thị Xuân, quận Tân Bình thì xe lại chạy sang đường Bùi Thị Xuân quận 1 !

    Thế nhưng tên đường cũng có thể là sản phẩm văn hóa của lịch sử. Dầu đi đến tận chân trời nào, nói đến những cái tên "họ nhà Hàng" như: Hàng Bè, Hàng Than, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Hàng Đào... là người ta có thể hình dung ra ngay ba mươi sáu phố phường cổ kính của Hà Nội, rất nên thơ, rất gợi cảm.

    Mục đích của việc đặt tên đường là để người ta dễ nhớ, dễ xác định vị trí khu vực nên càng ít bị lầm càng tốt. Đối với những người lớn tuổi, trí nhớ kém, ngôn ngữ hay bị rối loạn thì cái tên và khu vực lại càng cần phải dễ phân biệt. Khu vực của tôi trước đây là doanh trại quân đội, khi phân lô chia nhà các sĩ quan đã nhớ tới những tên có liên quan đến các trận chiến hào hùng của mình như Ấp Bắc, Bình Giã, Đồng Xoài..., đó cũng là bước bứt phá khỏi suy nghĩ: phải là tên nhân vật lịch sử.

    Tuy nhiên, cũng nhằm tránh lặp lại tên các danh nhân lịch sử, có khu vực như khu sân bay Tân Sơn Nhất lại lấy tên một số tỉnh để đặt tên đường như đường Tiền Giang, Cửu Long... Điều này cũng dễ gây lầm lẫn khi giữa chốn ồn ào náo nhiệt đi hỏi tên đường. Phải la to người ta mới nghe thấy, mà lại nghe chữ được chữ mất, nên có khi nghe chữ đường Tiền Giang lại ra xe đò đi Tiền Giang !

    TP.HCM ngày càng mở rộng, rất nhiều khu dân cư mới mọc lên. Các chủ đầu tư khu vực, để thuận tiện và tránh bị bắt bẻ, đã đặt tên đường bằng các con số, từ đó có hàng trăm con đường số 1, số 2... trên địa bàn thành phố.

    Ví dụ như tại phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, có khu vực mới quy hoạch trước trại cá sấu Hoa Cà. Nếu các nhà đầu tư cùng ngồi lại với nhau để thống nhất một hệ thống đặt tên gồm các loại hoa: Hoa Sim, Hoa Phượng, Hoa Quỳnh, Hoa Hồng, Hoa Cúc... thay cho những con số khô khan, có lẽ thành phố sẽ thêm màu sắc, lãng mạn và gợi cảm hơn. Nếu để tên bằng các con số như hiện nay, đến khi phố phường trở nên sầm uất thì lại phát sinh nhu cầu đổi tên đường kéo theo mỗi nhà lại sửa lại số nhà, rồi hộ khẩu và bao nhiêu cái rắc rối khác...
    Phạm Quang Thảo

  4. buixuanlam

    buixuanlam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Xin kính chào quý vị!

    Tôi muốn tìm nguồn tin tức về nhà báo Phạm Phong Lẫm, bí danh Hoa Lư, quê làng Nộn Khê, Yên Mô, Ninh Bình, đã làm Bí thư thành ủy Sài Gòn năm 1945, là chồng Giáo sư Nguyễn Thị Diệu (liệt sĩ, bà bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt và thủ tiêu tại Thủ Đức, ngày 6-7-1955). Quý vị nào biết, xin thông tin cho tôi, Bùi Xuân Lâm, tại địa chỉ NộnKhê.net. Xin trân trọng cảm ơn!

    BÙI XuÂN LÂM,
    NộnKhê.net

Chia sẻ trang này