1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đất tổ Phong Châu vào đại lễ

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi theanhdvvt, 24/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vu1234

    vu1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    1.466
    Đã được thích:
    0
    Thế này lạ. Anh chưa biết. 2 bi nằm kiểu gì post lên được k?
  2. vnkanzler

    vnkanzler Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên xin hỏi các bác một câu: Tại sao các cụ nhà ta lại chọn ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ Tổ các Vua Hùng?
    Để trả lời câu hỏi đó mời các bác đọc bài dưới đây, còn để hiểu sâu thêm nữa thì có thể xem thêm các File PDF ở Link: gồm 5 Files http://www.esnips.com/web/vnkanzler-Share
    rất bổ ích nếu các bác quan tâm, ko biết thêm được nhiều cũng được chút ít gì đó
    Giỗ Tổ Hùng Vương
    Phạm Văn Bản
    VNC) Tiền nhân Việt Nam thường khuyên, ?oCây có cội, nước có nguồn. Con người phải có tổ tiên ông bà,? ?oUống nước nhớ nguồn,? ?oĂn qủa nhớ kẻ trồng cây?? Những lời di huấn ấy đã tạo thành một truyền thống tri thủ ân nghĩa trong nếp sống dân tộc, một biểu trưng đặc thù của nền văn hóa, và thể hiện cuộc sống văn minh của xã hội con người.
    Từ bao ngàn năm, cứ đến ngày 10 tháng 3, Con Cháu Tiên Rồng khắp nơi, rủ nhau trẩy hội Ðền Hùng. Giỗ Tổ là ngày đại lễ mà Toàn Dân Việt Nam đã hướng trọn niềm tin, đã thành tâm thiện ý kính nhớ công đức cao trọng của các vị Thánh Vương Lập Quốc, đã thường gọi là Quốc Tổ hay Mười Tám Vua Hùng dựng nên bờ cõi non sông hôm nay.
    Dầu ai buôn bán ngược xuôi
    Nhớ ngày Giỗ Tổ rủ nhau ta về
    Dầu ai buôn bán trăm nghề
    Tháng ba Lễ Tổ ta về cho đông?
    Cũng nhờ sức phát huy truyền thống Giỗ Tổ, mà dân tộc ta đã trải qua hơn năm ngàn năm lịch sử, hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, với bao bão tố thịnh suy nhưng dòng sinh mệnh vẫn trường tồn và mãi luôn ngời sáng.
    1. Ngày 10 tháng 3
    Trải qua bao ngàn năm lịch sử, cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, đã trở thành Ngày Đại Lễ của dân tộc, ngày Giỗ Tổ.
    Chưa có tài liệu hay sách báo nào giải thích về lý do tại sao Tổ Tiên ta lại chọn ngày 10 tháng 3 làm Ngày Lễ Kính của cả một dân tộc. Chắc chắn khi Ông Bà chọn cái ngày này để làm lễ, cũng có ngụ ý và gói ghém ý tưởng để nhắc nhở con cháu những gì trong đó; đặc biệt vào thời nước loạn dân suy.
    Đúng thế, theo cách tính ngày tháng Việt Lịch của dân tộc, thì tháng 3 là tháng Thìn, và đếm từ Tý trong 12 con giáp, thì ngày 10 là ngày Dậu. Theo 12 địa chi, Dậu là gà, thuộc loài chim, và chim là biểu hiệu của Tiên. Cũng vậy, địa chi Thìn đã mang nghĩa là Rồng.
    Vậy là ngày Tiên, tháng Rồng. Ngày 10 tháng 3 được Tổ Tiên chọn là để giúp con cháu dễ dàng nhận thức về nguồn gốc dân tộc của mình: Con Cháu Tiên Rồng. Mẹ Tiên Cha Rồng là Hai Vị Khởi Tổ của các vị Vua Hùng Quốc Tổ và Dân Tộc Việt Nam.
    2. Quốc Tổ
    Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sử gia Ngô Sĩ Liên viết vào năm 1479, thì dân tộc ta mở nước vào năm Nhâm Tuất, tức là năm 2879 trước công nguyên. Năm 2879 này cũng là năm thứ nhất của Việt Lịch, và tính theo niên hiệu này dân tộc Việt có năm ngàn năm lịch sử, và hơn bốn ngàn năm văn hiến.
    Theo quan niệm lập quốc của dân tộc, Nước Việt Nam được thành lập do nhiều vị Quốc Tổ, mười tám Vua Hùng chớ không phải một vị vua đầu tiên như nhiều quốc gia khác. Và cũng theo quan niệm lập quốc, quả thật dân tộc ta đã nhấn mạnh việc hình thành một dân tộc, hay một nền văn hóa, hơn là việc thành lập một quốc gia theo nghĩa chính trị đương thời.
    Cũng theo truyền thống Giỗ Tổ đã có từ ngàn đời, dân tộc Việt Nam vẫn luôn thờ kính Quốc Tổ. Núi Hy Cương, tỉnh Phú Thọ, có Đền Hùng với các thần vị và danh hiệu của mười tám Vua Hùng. Trước Đền có một ngôi làng, mà theo tương truyền đó là mộ của một vua.
    Các danh hiệu trong Đền Hùng được dùng như là tên chỉ từng đời vua. Tuy nhiên, đó chỉ là miếu hiệu, tức là tước hiệu của mỗi vị, nhằm giúp chúng ta tôn kính trong lễ tế.
    Trong Việt Sử Thông Lãm của Vũ Huy Chấn, xuất bản tại Sàigon năm 1973, trang 3 và 74, thì các miếu hiệu này đã được kính nhớ khởi từ thời Nhà Lý, gồm có (1) Hùng Dương Vương (2) Hùng Hiền Vương (3) Hùng Lân Vương (4) Hùng Hiệp Vương (5) Hùng Hy Vương (6) Hùng Huy Vương (7) Hùng Chiêm Vương (8) Hùng Vĩ Vương (9) Hùng Định Vương (10) Hùng Vị Vương (11) Hùng Trịnh Vương (12) Hùng Võ Vương (13) Hùng Việt Vương (14) Hùng Anh Vương (15) Hùng Triệu Vương (16) Hùng Tạo Vương (17) Hùng Nghị Vương (18) Hùng Duệ Vương.
    3. Vua Hùng Quốc Tổ
    a. Hiện nay nhiều người thường hay nghĩ mười tám Vua Hùng là các vua truyền ngôi liên tục từ năm 2879 trước công nguyên cho tới năm 258 trước công nguyên, trong khoảng thời gian 2600 năm.
    Nếu chúng ta đem 2600 chia cho 18, thì trung bình mỗi vua trị nước là 150 năm. Với số thời gian cầm quyền quá dài, chứng tỏ con số 18 không phải là những vua liên tục trong lịch sử, mà biểu trưng cho các vị Thánh Vương lập công, an dân thịnh nước, và được dân tộc tôn vinh thờ kính.
    Cũng trong Việt Sử Thông Lãm của Vũ Huy Chấn, trang 94, tại Đền Hùng có câu đối viết vào thời Lê Trung Hưng năm 1532 ghi nhận Thời Hùng, có 2600 năm và có 42 vua. Nguyên văn câu đối như sau:
    - Nhi thiên lục bách dư niên dữ Đường Ngu Thương Chu nhi thượng tỉ long, Cổ Việt Hồng Bàng khai tịch;
    - Tứ thập nhị truyền hiền hiệu lịch Đinh Lý Trần Lê hất kim sùng tự, Tam Hà Ngũ Linh cao thâm.
    Dịch:
    - Cõi Việt Hồng Bàng mở nước, khoảng hai ngàn sáu trăm năm hơn, cùng Đường Ngu Thương Chu trước kia ngang thịnh vượng;
    - Ba sông năm núi cao sâu, truyền bốn mươi hai ngôi vua đúng, trải Đinh Lý Trần Lê nay nữa vẫn tôn thờ.
    Theo câu đối tại Đền Hùng có tới 42 vua, số này lại khác xa số 18 được thờ kính cũng trong đền này. Nếu chúng ta lấy khoảng thời gian 2600 chia cho 42 đời vua, thì thời gian trị vì khả dĩ chấp nhận.
    b. Từ ngàn xưa, dân tộc Việt vẫn luôn tự hào mình là Con Cháu Tiên Rồng, là con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng siêu việt. Và đây là niềm tự tin tự hào về nền tảng của nòi giống, để từ đó, chúng ta căn cứ vào nguồn gốc mà thấy mình khác biệt, hoặc trổi vượt hơn những sắc dân khác. Ví dụ điển hình, chúng ta thường coi nhau và gọi nhau là đồng bào, một từ ngữ hàm chứa hai nguyên lý siêu việt nhất của con người: thân thương và bình đẳng.
    Trong suốt dòng lịch sử, niềm tự tin và tự hào Tiên Rồng đã trở thành nền tảng thâm sâu nhất, vững chắc nhất trong tâm hồn, trong huyết quản, trong tư tưởng của mỗi người Việt Nam chúng ta.
    Tuy nhiên, ở thời cận đại, đang khi đại chúng Việt hãnh diện và phát huy các biểu tượng Tiên Rồng của Tổ Tiên, thì lớp người trí thức Việt Nam lại tỏ ra lúng túng trong việc giải thích về nguồn gốc và truyền thuyết dân tộc.
    Đối với lớp người trí thức thời cận kim, nguồn gốc con cháu Tiên Rồng được ghi trong Truyện Hồng Bàng do nhà văn Trần Thế Pháp viết vào cuối thế kỷ 14, khoảng những năm 1370 tới 1400, và rồi các sử gia tiếp nối đã căn cứ vào tài liệu này mà soạn thảo, ghi chép thêm. (Đọc Lĩnh Nam Chích Quái, của Trần Thế Pháp, bản dịch Lê Hữu Mục, xuất bản Huế năm 1960, trang 43 tới 45).
    Sở dĩ có việc phiền phức này, vì Truyện Hồng Bàng chứa đựng mưu đồ đồng hóa và định kiến hàm hồ về hệ chủng tộc và văn hóa Trung Hoa với Việt Nam. Thứ đến, người Tây phương lại dùng Truyện Hồng Bàng làm phương pháp khảo luận và giải thích nguồn gốc Dân Việt thêm ra lúng túng và lầm lạc, gán ghép lố bịch.
    Hôm nay, chúng ta cần tìm hiểu tường tận, đích xác, đúng thực về nguồn gốc dân tộc của mình, và những vấn đề liên hệ dân Việt với các sắc dân xung quanh, đặc biệt với người Tộc Hoa, nhằm loại bỏ âm mưu đồng hóa của họ.
    c. Trong Thục An Dương Vương Tiên Đế Ngọc Phả Cổ Lục, của nhiều tác gỉa do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội năm 1976, trang 243, thì hai vị đầu tiên trong số mười tám Vua Hùng là An Dương Vương và Lạc Long Quân.
    c1. An Dương Vương không được liệt kê trong số mười tám Vua Hùng, và không được thờ tại Đền Hùng vì tội đã làm mất nước về tay Triệu Đà. Mặc dầu theo thần phả ở đền Cổ Loa An Dương Vương cũng là Hùng gia chi phái, tức thuộc dòng dõi họ Hùng.
    An Dương Vương đã lìa bỏ truyền thống dân tộc mà quyết định xây thành. Chính ông đã nhờ thần Kim Quy, đã xin nỏ thần. Chính ông đã hành hạ dân, đã từ khước dân. Chính ông đã đón rước Trọng Thủy, đã đặt nỏ thần trong tầm tay của Trọng Thủy. Chính ông đã cho Triệu Đà mọi điều kiện để đặt ách nô lệ lên toàn dân? thì không lý, An Dương Vương lại được dân tộc ta tôn kính trong số mười tám Vua Hùng?
    c2. Long Quân (Rồng) và Lạc Cơ (Tiên) là hai vị Khởi Tổ sinh ra giống dòng Trăm Việt, truyền thuyết Bọc Mẹ Trăm Con ?" thì không thể gọi Cụ Tổ là Lạc Long Quân theo như mưu đồ đồng hóa của Lĩnh Nam Chích Quái hay Thục An Dương Vương Tiên Đế Ngọc Phả Cổ Lục để liệt kê Ngài vào trong số mười tám Vua Hùng.
    Trăm Việt là tập hợp các sắc dân chủng Việt cư ngụ ở miền nam sông Dương Tử, mà người Hoa lấn chiếm mà bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ Trăm Việt còn có tên là nước Xích Quỷ do An Dương Vương cai trị trước khi bị mất về tay Triệu Đà, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp biển Nam Hải.
    Sử sách thời Xuân Thu Chiến Quốc, thế kỷ III trước công nguyên, ghi là các nước Hồ Việt ở Hồ Nam, U Việt ở Triết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt ở Quý Châu và Quảng Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Lạc Việt ở bắc Việt Nam, Chiêm Việt ở đảo Hải Nam? Trăm Việt nằm kế tiếp nhau từ miền nam sông Dương Tử qua lưu vực sông Hồng, xuống tận bình nguyên sông Mã. Vì Ngài là Khởi Tổ của các Vua Hùng Quốc Tổ, và sinh ra giống dân Trăm Việt.
    Tóm lại sự gán ghép danh hiệu trong số mười tám Vua Hùng trước đây, cần được điều chỉnh một cách đúng đắn cho các thế hệ tìm hiểu và tôn thờ.
    d. Mười Tám Vua Hùng đã không nhất thiết là chỉ có mười tám vị nối tiếp nhau trị nước trong suốt mấy ngàn năm, mà chỉ là những Thánh Vương, những người thịnh nước an dân, và được toàn dân thờ kính một cách đặc biệt, từ thời tiền sử lập quốc.
    Theo quan niệm Một Mẹ Trăm Con của Con Cháu Tiên Rồng, làm việc nước là trăm người trăm việc, và mỗi người làm một việc. Bởi thế sự hình thành nền văn hóa, các Vua Hùng có thể thuộc nhiều lãnh vực hay nhiều phương diện khác biệt nhau, như quân sự, kinh tế, giáo dục, xã hội chớ không thuần túy về một phương diện chính trị.
    Đây là đặc điểm của văn hóa Việt, không phải hễ ai làm vua thì đều coi là vị thần, được thờ kính như bao văn hóa khác, mà vị đó chỉ thành thần khi thực sự giúp ích cho quê hương dân tộc.
    Đang khi, ngay cả thời hiện nay, như Vua nước Anh thì đương nhiên kiêm nhiệm cả chức Giáo Hoàng Anh giáo. Vua Nhật Bản vẫn được đa số dân phải coi là một vị thần?
    Trong việc dựng nước, Mười Tám Vua Hùng là những người đóng góp đặc biệt vào việc hình thành nền văn hóa và dân tộc Việt Nam, cho nên đã được toàn dân tôn vinh thành Quốc Tổ.
    Trong suốt hai ngàn năm qua, nhiều nhận định về Thời Hùng với những ám ảnh bởi quan niệm phụ hệ của người Hoa. Tuy nhiên tới nay không ai có thể phủ nhận sự kiện dân Việt Thời Hùng sống trong chế độ mẫu hệ, và cuộc sống xã hội nằm trong ảnh hưởng mẫu quyền.
    Gần 250 năm sau Thời Hùng, năm 39 dương lịch, trong số các Anh Hùng Nghĩa Sĩ vùng lên đánh đổ ách đô hộ phương Bắc, vẫn còn có nhiều vị Nữ Tướng như Đức Trưng, Đức Triệu?
    Không phải tình cờ, mà suốt trong mấy trăm năm đầu của thời hữu sử, các vị lãnh đạo kháng chiến của dân tộc ta đã được ghi nhận là nữ giới. Ngay cả trong việc đánh tiếng trống đồng khai trương ?" một biều hiệu của uy quyền tổ chức ?" dân ta lại cũng có tục lệ để dành cho một người nữ cầm chịch.
    Cô gái Việt đã có nhiều cơ hội lãnh đạo hơn phái nam, và tài năng các cô đã có nhiều điều kiện bộc lộ và phát triển. Từ đó, Thần Báo cũng nghĩ rằng, với hơn ba bốn ngàn năm trong truyền thống mẫu hệ của Thời Hùng, cũng phải có nhiều vị Vua Hùng thuộc nữ giới, không đúng sao?
    4. Chính Trị Thời Hùng
    a. Tinh Thần Thời Hùng
    Vào đầu thời hữu sử, năm 214 trước công nguyên, Đồ Thư dẫn 50 vạn quân xâm lấn vùng Lĩnh Nam nước ta. Dầu thủ lãnh bị tử trận, nhưng dân tộc Việt vẫn liên tục chiến đấu chống ngoại xâm. Sau bốn năm trường kỳ kháng chiến, dân tộc ta đã chiến thắng Đồ Thư và làm cho bao vạn quân giặc bỏ xác.
    Cùng nhau chiến đấu kiên trì để chiến thắng hơn 50 vạn quân Tàu, dân tộc ta thời đó đã tỏ ra có tinh thần sống chung vững vàng, đã có đời sống xã hội phát triển, đã có đủ khả năng hợp tác rộng lớn để bảo vệ những đặc điểm và quyền lợi chung.
    b. Văn Hóa Đặc Thù
    Vào cuối Thời Hùng, nền văn hóa của dân tộc ta đã vững chắc và phát triển cao. Sau hơn ngàn năm Bắc thuộc, chẳng những Đại Việt đã có thể tự giải thoát ách đô hộ, mà còn trổi vượt với nhiều đặc điểm văn hóa khác hẳn văn hóa của người Hoa.
    Như vậy, những đặc điểm của văn hóa Đại Việt không thể hình thành do ảnh hưởng của người Hoa, mà phải bắt nguồn từ Thời Hùng.
    Truyền thuyết và Kinh Việt cũng đều xác nhận nguồn gốc Thời Hùng của nền văn hóa Việt, đều lấy Vua Hùng làm bảo chứng cho đặc điểm của dân tộc.
    Vì vậy, những đặc điểm văn hóa ở thời hữu sử là những bằng chứng hùng hồn của nếp sống Thời Hùng.
    c .... trang sau
  3. vnkanzler

    vnkanzler Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên xin hỏi các bác một câu: Tại sao các cụ nhà ta lại chọn ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ Tổ các Vua Hùng?
    Để trả lời câu hỏi đó mời các bác đọc bài dưới đây, còn để hiểu sâu thêm nữa thì có thể xem thêm các File PDF ở Link: gồm 5 Files http://www.esnips.com/web/vnkanzler-Share
    rất bổ ích nếu các bác quan tâm, ko biết thêm được nhiều cũng được chút ít gì đó
    Giỗ Tổ Hùng Vương
    Phạm Văn Bản
    VNC) Tiền nhân Việt Nam thường khuyên, ?oCây có cội, nước có nguồn. Con người phải có tổ tiên ông bà,? ?oUống nước nhớ nguồn,? ?oĂn qủa nhớ kẻ trồng cây?? Những lời di huấn ấy đã tạo thành một truyền thống tri thủ ân nghĩa trong nếp sống dân tộc, một biểu trưng đặc thù của nền văn hóa, và thể hiện cuộc sống văn minh của xã hội con người.
    Từ bao ngàn năm, cứ đến ngày 10 tháng 3, Con Cháu Tiên Rồng khắp nơi, rủ nhau trẩy hội Ðền Hùng. Giỗ Tổ là ngày đại lễ mà Toàn Dân Việt Nam đã hướng trọn niềm tin, đã thành tâm thiện ý kính nhớ công đức cao trọng của các vị Thánh Vương Lập Quốc, đã thường gọi là Quốc Tổ hay Mười Tám Vua Hùng dựng nên bờ cõi non sông hôm nay.
    Dầu ai buôn bán ngược xuôi
    Nhớ ngày Giỗ Tổ rủ nhau ta về
    Dầu ai buôn bán trăm nghề
    Tháng ba Lễ Tổ ta về cho đông?
    Cũng nhờ sức phát huy truyền thống Giỗ Tổ, mà dân tộc ta đã trải qua hơn năm ngàn năm lịch sử, hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, với bao bão tố thịnh suy nhưng dòng sinh mệnh vẫn trường tồn và mãi luôn ngời sáng.
    1. Ngày 10 tháng 3
    Trải qua bao ngàn năm lịch sử, cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, đã trở thành Ngày Đại Lễ của dân tộc, ngày Giỗ Tổ.
    Chưa có tài liệu hay sách báo nào giải thích về lý do tại sao Tổ Tiên ta lại chọn ngày 10 tháng 3 làm Ngày Lễ Kính của cả một dân tộc. Chắc chắn khi Ông Bà chọn cái ngày này để làm lễ, cũng có ngụ ý và gói ghém ý tưởng để nhắc nhở con cháu những gì trong đó; đặc biệt vào thời nước loạn dân suy.
    Đúng thế, theo cách tính ngày tháng Việt Lịch của dân tộc, thì tháng 3 là tháng Thìn, và đếm từ Tý trong 12 con giáp, thì ngày 10 là ngày Dậu. Theo 12 địa chi, Dậu là gà, thuộc loài chim, và chim là biểu hiệu của Tiên. Cũng vậy, địa chi Thìn đã mang nghĩa là Rồng.
    Vậy là ngày Tiên, tháng Rồng. Ngày 10 tháng 3 được Tổ Tiên chọn là để giúp con cháu dễ dàng nhận thức về nguồn gốc dân tộc của mình: Con Cháu Tiên Rồng. Mẹ Tiên Cha Rồng là Hai Vị Khởi Tổ của các vị Vua Hùng Quốc Tổ và Dân Tộc Việt Nam.
    2. Quốc Tổ
    Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sử gia Ngô Sĩ Liên viết vào năm 1479, thì dân tộc ta mở nước vào năm Nhâm Tuất, tức là năm 2879 trước công nguyên. Năm 2879 này cũng là năm thứ nhất của Việt Lịch, và tính theo niên hiệu này dân tộc Việt có năm ngàn năm lịch sử, và hơn bốn ngàn năm văn hiến.
    Theo quan niệm lập quốc của dân tộc, Nước Việt Nam được thành lập do nhiều vị Quốc Tổ, mười tám Vua Hùng chớ không phải một vị vua đầu tiên như nhiều quốc gia khác. Và cũng theo quan niệm lập quốc, quả thật dân tộc ta đã nhấn mạnh việc hình thành một dân tộc, hay một nền văn hóa, hơn là việc thành lập một quốc gia theo nghĩa chính trị đương thời.
    Cũng theo truyền thống Giỗ Tổ đã có từ ngàn đời, dân tộc Việt Nam vẫn luôn thờ kính Quốc Tổ. Núi Hy Cương, tỉnh Phú Thọ, có Đền Hùng với các thần vị và danh hiệu của mười tám Vua Hùng. Trước Đền có một ngôi làng, mà theo tương truyền đó là mộ của một vua.
    Các danh hiệu trong Đền Hùng được dùng như là tên chỉ từng đời vua. Tuy nhiên, đó chỉ là miếu hiệu, tức là tước hiệu của mỗi vị, nhằm giúp chúng ta tôn kính trong lễ tế.
    Trong Việt Sử Thông Lãm của Vũ Huy Chấn, xuất bản tại Sàigon năm 1973, trang 3 và 74, thì các miếu hiệu này đã được kính nhớ khởi từ thời Nhà Lý, gồm có (1) Hùng Dương Vương (2) Hùng Hiền Vương (3) Hùng Lân Vương (4) Hùng Hiệp Vương (5) Hùng Hy Vương (6) Hùng Huy Vương (7) Hùng Chiêm Vương (8) Hùng Vĩ Vương (9) Hùng Định Vương (10) Hùng Vị Vương (11) Hùng Trịnh Vương (12) Hùng Võ Vương (13) Hùng Việt Vương (14) Hùng Anh Vương (15) Hùng Triệu Vương (16) Hùng Tạo Vương (17) Hùng Nghị Vương (18) Hùng Duệ Vương.
    3. Vua Hùng Quốc Tổ
    a. Hiện nay nhiều người thường hay nghĩ mười tám Vua Hùng là các vua truyền ngôi liên tục từ năm 2879 trước công nguyên cho tới năm 258 trước công nguyên, trong khoảng thời gian 2600 năm.
    Nếu chúng ta đem 2600 chia cho 18, thì trung bình mỗi vua trị nước là 150 năm. Với số thời gian cầm quyền quá dài, chứng tỏ con số 18 không phải là những vua liên tục trong lịch sử, mà biểu trưng cho các vị Thánh Vương lập công, an dân thịnh nước, và được dân tộc tôn vinh thờ kính.
    Cũng trong Việt Sử Thông Lãm của Vũ Huy Chấn, trang 94, tại Đền Hùng có câu đối viết vào thời Lê Trung Hưng năm 1532 ghi nhận Thời Hùng, có 2600 năm và có 42 vua. Nguyên văn câu đối như sau:
    - Nhi thiên lục bách dư niên dữ Đường Ngu Thương Chu nhi thượng tỉ long, Cổ Việt Hồng Bàng khai tịch;
    - Tứ thập nhị truyền hiền hiệu lịch Đinh Lý Trần Lê hất kim sùng tự, Tam Hà Ngũ Linh cao thâm.
    Dịch:
    - Cõi Việt Hồng Bàng mở nước, khoảng hai ngàn sáu trăm năm hơn, cùng Đường Ngu Thương Chu trước kia ngang thịnh vượng;
    - Ba sông năm núi cao sâu, truyền bốn mươi hai ngôi vua đúng, trải Đinh Lý Trần Lê nay nữa vẫn tôn thờ.
    Theo câu đối tại Đền Hùng có tới 42 vua, số này lại khác xa số 18 được thờ kính cũng trong đền này. Nếu chúng ta lấy khoảng thời gian 2600 chia cho 42 đời vua, thì thời gian trị vì khả dĩ chấp nhận.
    b. Từ ngàn xưa, dân tộc Việt vẫn luôn tự hào mình là Con Cháu Tiên Rồng, là con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng siêu việt. Và đây là niềm tự tin tự hào về nền tảng của nòi giống, để từ đó, chúng ta căn cứ vào nguồn gốc mà thấy mình khác biệt, hoặc trổi vượt hơn những sắc dân khác. Ví dụ điển hình, chúng ta thường coi nhau và gọi nhau là đồng bào, một từ ngữ hàm chứa hai nguyên lý siêu việt nhất của con người: thân thương và bình đẳng.
    Trong suốt dòng lịch sử, niềm tự tin và tự hào Tiên Rồng đã trở thành nền tảng thâm sâu nhất, vững chắc nhất trong tâm hồn, trong huyết quản, trong tư tưởng của mỗi người Việt Nam chúng ta.
    Tuy nhiên, ở thời cận đại, đang khi đại chúng Việt hãnh diện và phát huy các biểu tượng Tiên Rồng của Tổ Tiên, thì lớp người trí thức Việt Nam lại tỏ ra lúng túng trong việc giải thích về nguồn gốc và truyền thuyết dân tộc.
    Đối với lớp người trí thức thời cận kim, nguồn gốc con cháu Tiên Rồng được ghi trong Truyện Hồng Bàng do nhà văn Trần Thế Pháp viết vào cuối thế kỷ 14, khoảng những năm 1370 tới 1400, và rồi các sử gia tiếp nối đã căn cứ vào tài liệu này mà soạn thảo, ghi chép thêm. (Đọc Lĩnh Nam Chích Quái, của Trần Thế Pháp, bản dịch Lê Hữu Mục, xuất bản Huế năm 1960, trang 43 tới 45).
    Sở dĩ có việc phiền phức này, vì Truyện Hồng Bàng chứa đựng mưu đồ đồng hóa và định kiến hàm hồ về hệ chủng tộc và văn hóa Trung Hoa với Việt Nam. Thứ đến, người Tây phương lại dùng Truyện Hồng Bàng làm phương pháp khảo luận và giải thích nguồn gốc Dân Việt thêm ra lúng túng và lầm lạc, gán ghép lố bịch.
    Hôm nay, chúng ta cần tìm hiểu tường tận, đích xác, đúng thực về nguồn gốc dân tộc của mình, và những vấn đề liên hệ dân Việt với các sắc dân xung quanh, đặc biệt với người Tộc Hoa, nhằm loại bỏ âm mưu đồng hóa của họ.
    c. Trong Thục An Dương Vương Tiên Đế Ngọc Phả Cổ Lục, của nhiều tác gỉa do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội năm 1976, trang 243, thì hai vị đầu tiên trong số mười tám Vua Hùng là An Dương Vương và Lạc Long Quân.
    c1. An Dương Vương không được liệt kê trong số mười tám Vua Hùng, và không được thờ tại Đền Hùng vì tội đã làm mất nước về tay Triệu Đà. Mặc dầu theo thần phả ở đền Cổ Loa An Dương Vương cũng là Hùng gia chi phái, tức thuộc dòng dõi họ Hùng.
    An Dương Vương đã lìa bỏ truyền thống dân tộc mà quyết định xây thành. Chính ông đã nhờ thần Kim Quy, đã xin nỏ thần. Chính ông đã hành hạ dân, đã từ khước dân. Chính ông đã đón rước Trọng Thủy, đã đặt nỏ thần trong tầm tay của Trọng Thủy. Chính ông đã cho Triệu Đà mọi điều kiện để đặt ách nô lệ lên toàn dân? thì không lý, An Dương Vương lại được dân tộc ta tôn kính trong số mười tám Vua Hùng?
    c2. Long Quân (Rồng) và Lạc Cơ (Tiên) là hai vị Khởi Tổ sinh ra giống dòng Trăm Việt, truyền thuyết Bọc Mẹ Trăm Con ?" thì không thể gọi Cụ Tổ là Lạc Long Quân theo như mưu đồ đồng hóa của Lĩnh Nam Chích Quái hay Thục An Dương Vương Tiên Đế Ngọc Phả Cổ Lục để liệt kê Ngài vào trong số mười tám Vua Hùng.
    Trăm Việt là tập hợp các sắc dân chủng Việt cư ngụ ở miền nam sông Dương Tử, mà người Hoa lấn chiếm mà bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ Trăm Việt còn có tên là nước Xích Quỷ do An Dương Vương cai trị trước khi bị mất về tay Triệu Đà, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp biển Nam Hải.
    Sử sách thời Xuân Thu Chiến Quốc, thế kỷ III trước công nguyên, ghi là các nước Hồ Việt ở Hồ Nam, U Việt ở Triết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt ở Quý Châu và Quảng Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Lạc Việt ở bắc Việt Nam, Chiêm Việt ở đảo Hải Nam? Trăm Việt nằm kế tiếp nhau từ miền nam sông Dương Tử qua lưu vực sông Hồng, xuống tận bình nguyên sông Mã. Vì Ngài là Khởi Tổ của các Vua Hùng Quốc Tổ, và sinh ra giống dân Trăm Việt.
    Tóm lại sự gán ghép danh hiệu trong số mười tám Vua Hùng trước đây, cần được điều chỉnh một cách đúng đắn cho các thế hệ tìm hiểu và tôn thờ.
    d. Mười Tám Vua Hùng đã không nhất thiết là chỉ có mười tám vị nối tiếp nhau trị nước trong suốt mấy ngàn năm, mà chỉ là những Thánh Vương, những người thịnh nước an dân, và được toàn dân thờ kính một cách đặc biệt, từ thời tiền sử lập quốc.
    Theo quan niệm Một Mẹ Trăm Con của Con Cháu Tiên Rồng, làm việc nước là trăm người trăm việc, và mỗi người làm một việc. Bởi thế sự hình thành nền văn hóa, các Vua Hùng có thể thuộc nhiều lãnh vực hay nhiều phương diện khác biệt nhau, như quân sự, kinh tế, giáo dục, xã hội chớ không thuần túy về một phương diện chính trị.
    Đây là đặc điểm của văn hóa Việt, không phải hễ ai làm vua thì đều coi là vị thần, được thờ kính như bao văn hóa khác, mà vị đó chỉ thành thần khi thực sự giúp ích cho quê hương dân tộc.
    Đang khi, ngay cả thời hiện nay, như Vua nước Anh thì đương nhiên kiêm nhiệm cả chức Giáo Hoàng Anh giáo. Vua Nhật Bản vẫn được đa số dân phải coi là một vị thần?
    Trong việc dựng nước, Mười Tám Vua Hùng là những người đóng góp đặc biệt vào việc hình thành nền văn hóa và dân tộc Việt Nam, cho nên đã được toàn dân tôn vinh thành Quốc Tổ.
    Trong suốt hai ngàn năm qua, nhiều nhận định về Thời Hùng với những ám ảnh bởi quan niệm phụ hệ của người Hoa. Tuy nhiên tới nay không ai có thể phủ nhận sự kiện dân Việt Thời Hùng sống trong chế độ mẫu hệ, và cuộc sống xã hội nằm trong ảnh hưởng mẫu quyền.
    Gần 250 năm sau Thời Hùng, năm 39 dương lịch, trong số các Anh Hùng Nghĩa Sĩ vùng lên đánh đổ ách đô hộ phương Bắc, vẫn còn có nhiều vị Nữ Tướng như Đức Trưng, Đức Triệu?
    Không phải tình cờ, mà suốt trong mấy trăm năm đầu của thời hữu sử, các vị lãnh đạo kháng chiến của dân tộc ta đã được ghi nhận là nữ giới. Ngay cả trong việc đánh tiếng trống đồng khai trương ?" một biều hiệu của uy quyền tổ chức ?" dân ta lại cũng có tục lệ để dành cho một người nữ cầm chịch.
    Cô gái Việt đã có nhiều cơ hội lãnh đạo hơn phái nam, và tài năng các cô đã có nhiều điều kiện bộc lộ và phát triển. Từ đó, Thần Báo cũng nghĩ rằng, với hơn ba bốn ngàn năm trong truyền thống mẫu hệ của Thời Hùng, cũng phải có nhiều vị Vua Hùng thuộc nữ giới, không đúng sao?
    4. Chính Trị Thời Hùng
    a. Tinh Thần Thời Hùng
    Vào đầu thời hữu sử, năm 214 trước công nguyên, Đồ Thư dẫn 50 vạn quân xâm lấn vùng Lĩnh Nam nước ta. Dầu thủ lãnh bị tử trận, nhưng dân tộc Việt vẫn liên tục chiến đấu chống ngoại xâm. Sau bốn năm trường kỳ kháng chiến, dân tộc ta đã chiến thắng Đồ Thư và làm cho bao vạn quân giặc bỏ xác.
    Cùng nhau chiến đấu kiên trì để chiến thắng hơn 50 vạn quân Tàu, dân tộc ta thời đó đã tỏ ra có tinh thần sống chung vững vàng, đã có đời sống xã hội phát triển, đã có đủ khả năng hợp tác rộng lớn để bảo vệ những đặc điểm và quyền lợi chung.
    b. Văn Hóa Đặc Thù
    Vào cuối Thời Hùng, nền văn hóa của dân tộc ta đã vững chắc và phát triển cao. Sau hơn ngàn năm Bắc thuộc, chẳng những Đại Việt đã có thể tự giải thoát ách đô hộ, mà còn trổi vượt với nhiều đặc điểm văn hóa khác hẳn văn hóa của người Hoa.
    Như vậy, những đặc điểm của văn hóa Đại Việt không thể hình thành do ảnh hưởng của người Hoa, mà phải bắt nguồn từ Thời Hùng.
    Truyền thuyết và Kinh Việt cũng đều xác nhận nguồn gốc Thời Hùng của nền văn hóa Việt, đều lấy Vua Hùng làm bảo chứng cho đặc điểm của dân tộc.
    Vì vậy, những đặc điểm văn hóa ở thời hữu sử là những bằng chứng hùng hồn của nếp sống Thời Hùng.
    c .... trang sau
  4. vnkanzler

    vnkanzler Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    c. Đặc Điểm Chính Trị
    Để việc thực thi nhiệm vụ được hữu hiệu, thì ở bất cứ thời nào, những người lảm Việc Nước cũng phải có một số ưu thế tương xứng trong việc xử dụng phương tiện, quyền lực và nghi thức.
    Tuy nhiên, quyền lực thì thường đưa tới lạm dụng, nhất là khi chúng được hỗ trợ bằng một số định chế. Ngay cả chế độ gọi là Dân Chủ hiện nay, nhiều cơ chế ?ovì dân? như nghiệp đoàn, dân biểu? đã biến thể để phục vụ cho giới đặc quyền.
    Do đó, ưu điểm của một nền văn hóa là tạo ra những cấu trúc hạn chế, và ngăn chận giới cầm quyền áp bức người dân.
    Sau đây là những định chế của văn hóa Việt, bắt nguồn từ Thời Hùng và kéo dài suốt lịch sử, để người làm Việc Nước không thể tự chuyên lạm dụng quyền thế, không trở thành giặc.
    c1. Không Tự Phong Thần
    - Người dân tự chủ
    Nguồn gốc căn cội của mọi lạm dụng quyền lực là lòng tự kiêu tự phụ. Mọi hình thức độc tài đều xây dựng trên việc lạm nhận tính cách siêu việt của giới quyền thế. Ví dụ với những danh xưng khác nhau, như thiên tử, thần linh, thượng tế? hay đỉnh cao trí tuệ.
    Đang khi đó, văn hóa Việt không cho vua chúa được uy quyền tuyệt đối trên cuộc sống người dân. Người làm Việc Nước phải luôn nhớ Thân Phận Là Người của mình.
    Người dân đã luôn luôn có tiếng nói, đặc biệt trong những gì trực tiếp liên hệ đến cuộc sống riêng tư. Đối với quyền lực của Nước, mỗi người dân được che chở bởi đại gia đình và bởi làng xã. Chính quyền trung ương chỉ biết có làng xã, chớ không thi hành quyền lực trên từng người dân.
    Khi góp phần vào việc nước, làng là đơn vị đại diện người dân. Trong truyền thống chính trị Việt, người dân không trực tiếp với vua quan, mà qua làng. Trong tất cả mọi việc, từ tiếp xúc, lệnh truyền, tới sưu thuế, lính tráng? nước chỉ căn cứ vào làng, liên lạc với làng, và theo khả năng của toàn làng mà định phần đóng. Bởi thế, làng là đơn vị nền tảng của cơ cấu chính trị, chính quyền, nước. Gia đình là đơn vị nền tảng của xã hội, cộng đoàn, dân tộc.
    Nhờ đó, khác với các thể chế khác, người dân không phải đơn độc đương đầu trực diện với cơ quan quyền lực, mà còn được làng xóm láng giềng và bà con thân thuộc chia sẻ, trợ giúp, bù đắp, bảo bọc? Miễn là làng chu toàn được công tác chung thì thôi.
    Đối với người dân, làng trở thành một bức tường che, một mái ấm, một bảo đảm vừa vật chất vừa tinh thần, vừa thực tế và vừa pháp lý. Đây không phải chỉ là một nếp sống tự phát, mà đã được Tổ Tiên ta biến thành một thể chế chính trị: Định Chế Làng Nước.
    Vẫn biết ở bất cứ nơi nào hay thời nào, những kẻ có ưu thế cũng đều muốn củng cố quyền lực của riêng mình. Nhưng văn hóa và đại chúng Việt đã luôn luôn quyết tâm sống thực, bảo vệ, và kiện toàn định chế làng nước qua mấy ngàn năm lịch sử.
    Thể chế Làng - Nước, phép vua lệ làng, chẳng những đã giúp người dân nước ta được hưởng nếp sống tự chủ, trong khi vẫn tích cực đóng góp và hoà điệu với nếp sống của cả nước. Thể chế này là đặc điểm căn cội, làm cho nền Quân Chủ Việt khác hẳn mọi nền quân chủ khác.
    - Vua với Trời, với Tổ
    Vua chúa Việt chẳng những không coi mình là siêu nhân, mà còn không thi hành chức vụ với tư cách đại diện Trời Cao (thiên tử). Trái lại vì trách nhiệm lãnh đạo, vua chúa Việt gánh chịu trách nhiệm về mọi hành động của toàn dân.
    Vua khẩn cầu và gánh tội thay dân trước mặt Trời. Nhưng vua không đại diện cho Trời mà thống trị dân. Đang khi các văn hóa khác, vua đại diện ?oTrời? thị uy với dân. Nhưng không đại diện dân mà chịu tội với Trời.
    Đối với Tổ cũng vậy. Vua chịu trách nhiệm cho toàn dân trước mặt Tổ, nhưng Tổ trực tiếp với dân. Vua Hùng cầu Tổ trong truyền thuyết Phù Đổng, Tiên Rồng, Tiết Liêu? và Tổ hiện về với dân.
    Tổ là biểu trưng cho Tinh Thần, cho Sức Sống tối cao, cho Hồn Thiêng của Dân Tộc. Ngài là nguồn gốc, mà cũng là sự sống còn, là niềm hy vọng, là tụ điểm của toàn dân.
    Việc cầu Tổ là bộc lộ niềm tin bất diệt, niềm hy vọng tuyệt đối vào sức sống vô tận và truyền thống siêu việt của Dân Tộc.
    Đây chính là nền tảng đích thực của công cuộc Cứu Dân Cứu Nước. Bất cứ nền tảng nào khác đều đưa đến kết quả là biến dân nước thành vong nô của ngoại bang, của tà thuyết, hay của cường quyền bạo lực.
    - Vua với niềm tin
    Ở nhiều văn hóa khác, vì tự cho mình là siêu nhân, là đỉnh cao trí tuệ, là thần linh, là con Trời, là thượng tế tối cao, là người bảo vệ tối cao của tôn giáo? nên hầu hết vua chúa đã trực tiếp can thiệp vào đời sống tín ngưỡng của người dân.
    Dựa vào uy thế tôn giáo, các vua chúa ?osiêu nhân? đó đã cưỡng ép dân chúng phải tuyệt đối tuân giữ luật lệ và niềm tin của giới quyền thế.
    Trái lại, dân Việt được quyền tự do sống theo niềm tin của mình. Chẳng những mỗi người dân thờ kính Tổ Tiên của riêng mình, mà mỗi làng có thể tự tìm cho mình một vị Thành Hoàng để thờ. Người dân trong làng lại còn tự đặt ra những nghi thức riêng cho làng mình.
    Vua chúa Việt chỉ chính thức hóa niềm tin của dân, chớ không áp đặt cho dân.
    Vì vậy, ở dân Việt, không hề có lợi dụng tín ngưỡng và hệ thống tôn giáo để thống trị người dân. Vua quan không triệt để tuân hành một tôn giáo mà đàn áp những người dân theo tôn giáo khác.
    c2. Không Tạo Giai Cấp
    - Sống gần dân
    Dầu sự cách biệt giữa những người cai trị và đại chúng có thể lớn dần với thời gian, nhưng mãi đến cuối Thời Hùng, quyền cai trị thường ở trong tay những người lớn tuổi, chớ không nhất thiết tập trung vào một dòng họ.
    Ngoài ra, người lãnh đạo vẫn không sống cách biệt dân. Nhiều sách sử đã nhận định về Thời Hùng: Vua tôi cùng lao động, cùng cày cấy, không đắp bờ chia ranh, không phân biệt uy quyền cấp bậc? Vua tôi gần gũi thương yêu nhau.
    Cả d8ến năm 990 dương lịch, tức là sau hơn 1200 năm của Thời Hùng, Đức Đại Hành Hoàng Đế sau nhiều năm giữ chức Thập Đạo Tướng Quân, và sau mười năm làm vua mà vẫn còn đi chân đất, ngồi câu cá ở bờ sông, vui chơi với dân.
    Cho đến thời hiện đại, các triều đình vua chúa Việt Nam cũng không có đời sống tách rời khỏi nếp sống toàn dân. Vua quan ta đã không có những lâu đài đồ sộ nguy nga tráng lệ, cũng không có đời sống xa xỉ với loại âm nhạc, văn chương của dành riêng cho cung đình.
    Nếp sống gần dân, không phải là tình cờ, mà thực sự đã nhờ một số nguyên tắc chỉ đạo cũng như định chế.
    - Chính sách quan chức
    Trong suốt lịch sử Việt, người dân luôn được góp phần vào việc nước, quan trường luôn luôn mở rộng cửa cho mọi người dân có tài năng. Nhân tài được tuyển dụng do tiến cử, hoặc qua các cuộc thi.
    Sau thời gian làm quan, họ lại trở về làm dân, sống đời sống thanh bần như mọi người dân khác, chớ không tạo thành giai cấp với những đặc quyền đặc lợi suốt đời. Bởi trong khi có quyền chức mà lại luôn biết mình sẽ trở lại cuộc sống thanh bần, nợ tang bồng tay trắng vỗ tay reo như kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ? thì xin hỏi, mấy ai mà dám hà hiếp bóc lột người dân?
    Dầu cũng có những kẻ tham quyền cố vị, nhưng nếp sống dân tộc đã không để cho chúng tồn tại. Suốt mấy ngàn năm lịch sử cũng không có những dòng họ nhờ làm quan mà truyền đời giàu có quyền thế.
    c3. Không Để Hưởng Thụ
    - Không tạo tư sản
    Điểm quan trọng nhất của chính sách quyền chức, ở Thời Hùng và qua suốt cả dòng lịch sử Việt, là vua quan không dựa vào quyền chức mà chiếm hữu tài sản.
    Chức tước không mang lại đặc quyền vật chất. Dầu quyền chức cao trọng tột bậc, cũng không được chia đất phong tước truyền đời.
    Cả các vị hoàng đế đương triều của dân Việt cũng không có tài sản riêng. Tất cả đều là của dân nước, đều được điều hành theo quy chế tài sản quốc gia. Vua quan ta chỉ được quyền xử dụng để thêm phương tiện chu toàn nhiệm vụ.
    Khác biệt với chế độ phong kiến Tây phương, sau hơn hai trăm năm thực thi chế độ dân chủ, thì các lâu đài và chức vụ, hay tàn tích từ thời phong kiến bóc lột vẫn còn là tài sản và là vinh dự truyền đời của nhiều dòng họ. Ví dụ tài sản truyền đời của Nữ Hoàng nước Anh cũng đủ để bà được sắp vào hạng người đàn bà quyền lực và giàu có nhất thế giới.
    Đang khi Thần Báo đọc Le Dragon d?TAnnam của Bảo Đại, nhà xuất bản Plon, Paris năm 1980, trang 92: ?oDầu dòng họ Nguyễn đã làm Chúa và làm Vua trong hơn 300 năm, từ năm 1600 tới 1945, Hoàng Đế Bảo Đại cũng không có tài sản gì riêng.? Và tiền lương của các quan, còn gọi là tiền dưỡng liêm, cũng chỉ vừa cho đủ sống và đủ phương tiện, nghi trượng để làm việc chung, việc nước.
    - Vấn đề thuế vụ
    Vì không chú trọng vào tài sản riêng, cho nên vua quan ta cũng không tìm cách khai thác thuế vụ để mà bóc lột dân.
    Suốt bao ngàn năm, lịch sử Việt chỉ ghi lại các cuộc kiểm tra dân số, mà không thấy có chứng cớ về ruộng đất. Vua quan ta không chiếm cứ về ruộng đất.
    Đành rằng thời nào, hay ở đâu cũng có hà lạm. Nhưng văn hóa Việt không cho hà lạm thành định chế đặc quyền. Trong lịch sử Việt, mỗi khi có vị vua lạm dụng thâu thuế, xa xỉ? là đại chúng nổi lên chống phá, truất phế.
    Điều tệ hại của chế độ Dân Chủ hiện tại, là ?ocông bộc? của dân mà lại tự mình định mức tiền lương cho mình.
    Đang khi đại chúng ?ochủ nhân? luôn phải tuân theo, phải nai lưng gánh thuế. vua quan phương Tây thì chiếm hữu tất cả ruộng đất. Người dân đã chỉ là nông nô, và suốt bao đời chỉ là nô lệ cho giới quyền chức truyền đời.
    Trái lại, trong thể chế ?oDân Chủ Việt,? các làng đều phổ biến mọi chi tiết chi thu, lý do trả lương, giá biểu dịch vụ? và trưng cầu dân ý. Ngoài giá trị vật chất, dân tộc ta còn có giá trị tinh thần, cho nên đã khác biệt với phương Tây ở điểm này.
    Sưu thuế, hiện vật cũng như nhân lực của dân tộc ta, đã chỉ vì nhu cầu của cuộc sống chung. Việc đóng thuế cũng chỉ căn cứ trên khả năng của từng làng, chớ không trực tiếp với từng người dân.
    c4. Không Chuyên Bạo Lực
    - Quân đội chính quy
    Trong nhiều quốc gia, những đội lính tổ chức chặt chẽ và sống chuyên nghề giao chiến, luôn luôn trở thành lực lượng để bảo vệ chính quyền, và giúp chính quyền đàn áp bóc lột người dân.
    Nhưng chúng ta nhìn lại suốt dòng lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc, vua chúa Việt đã không hề có quân đội chính quy. Mãi cho tới năm 1950, Hoàng Đế Bảo Đại mới chính thức thành lập quân đội trong Liên Hiệp Pháp.
    Qua các triều đại Việt, số quân chỉ đủ cho nghi thức và an ninh chung. Còn binh lính thì thay phiên nhau mà về làm dân. Gặp thời chiến, quân đội lại thành hình từ toàn dân. Toàn dân giữ nước, và mỗi làng là một đơn vị chiến đấu.
    - Thành lũy vũ khí
    Thành lũy vũ khí cũng là phương tiện đàn áp bóc lột người dân. Giới thống trị đã có bạo lực quyền chức, lại được thành lũy che chở. Đang khi đó người dân tay không thì không có cả chỗ ẩn trốn.
    Trong suốt Thời Hùng, không hề có dấu vết việc xây thành đắp lũy cho vua quan.
    Lịch sử Việt chỉ có một lần xây thành, đó là Cổ Loa của An Dương Vương, và trở thành dấu tích đau thương của cả một dân tộc với nạn mất nước.
    Và sau này, dầu gọi là thành lũy, nhưng thành lũy Việt cũng chỉ có những điều kiện của các làng lớn mà thội. Tiện dụng cho công tác, chớ không là những pháo đài tập trung bạo lực và xa cách người dân.
    5. Kết Luận
    Thời Hùng là giai đoạn đặt nền tảng cho nếp sống Việt. Trên nền tảng này, suốt mấy ngàn năm, dân Việt Nam vui sống trong những điều kiện hạnh phúc đích thực của con người, là làm người.
    Do đó, các Vua Hùng quả thật là Tổ, chẳng những theo huyết thống, mà đặc biệt còn do việc thành hình cơ cấu xã hội và nếp sống của toàn thể Dân Tộc Việt Nam. Các Ngài là Quốc Tổ của Việt Nam, với nghĩa trọn vẹn nhất.
    Vì vậy, Đại Lễ kính Tộc Tổ phải được tổ chức một cách đặc biệt, với nghi thức long trọng, mang ý nghĩa dẫn chứng đầy đủ như trong bài viết này, nhằm hình thành một tụ điểm nối kết Anh Em Tộc Việt khắp nơi.
    Washington, ngày Tiên tháng Rồng năm 4886 Việt lịch.
  5. vnkanzler

    vnkanzler Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    c. Đặc Điểm Chính Trị
    Để việc thực thi nhiệm vụ được hữu hiệu, thì ở bất cứ thời nào, những người lảm Việc Nước cũng phải có một số ưu thế tương xứng trong việc xử dụng phương tiện, quyền lực và nghi thức.
    Tuy nhiên, quyền lực thì thường đưa tới lạm dụng, nhất là khi chúng được hỗ trợ bằng một số định chế. Ngay cả chế độ gọi là Dân Chủ hiện nay, nhiều cơ chế ?ovì dân? như nghiệp đoàn, dân biểu? đã biến thể để phục vụ cho giới đặc quyền.
    Do đó, ưu điểm của một nền văn hóa là tạo ra những cấu trúc hạn chế, và ngăn chận giới cầm quyền áp bức người dân.
    Sau đây là những định chế của văn hóa Việt, bắt nguồn từ Thời Hùng và kéo dài suốt lịch sử, để người làm Việc Nước không thể tự chuyên lạm dụng quyền thế, không trở thành giặc.
    c1. Không Tự Phong Thần
    - Người dân tự chủ
    Nguồn gốc căn cội của mọi lạm dụng quyền lực là lòng tự kiêu tự phụ. Mọi hình thức độc tài đều xây dựng trên việc lạm nhận tính cách siêu việt của giới quyền thế. Ví dụ với những danh xưng khác nhau, như thiên tử, thần linh, thượng tế? hay đỉnh cao trí tuệ.
    Đang khi đó, văn hóa Việt không cho vua chúa được uy quyền tuyệt đối trên cuộc sống người dân. Người làm Việc Nước phải luôn nhớ Thân Phận Là Người của mình.
    Người dân đã luôn luôn có tiếng nói, đặc biệt trong những gì trực tiếp liên hệ đến cuộc sống riêng tư. Đối với quyền lực của Nước, mỗi người dân được che chở bởi đại gia đình và bởi làng xã. Chính quyền trung ương chỉ biết có làng xã, chớ không thi hành quyền lực trên từng người dân.
    Khi góp phần vào việc nước, làng là đơn vị đại diện người dân. Trong truyền thống chính trị Việt, người dân không trực tiếp với vua quan, mà qua làng. Trong tất cả mọi việc, từ tiếp xúc, lệnh truyền, tới sưu thuế, lính tráng? nước chỉ căn cứ vào làng, liên lạc với làng, và theo khả năng của toàn làng mà định phần đóng. Bởi thế, làng là đơn vị nền tảng của cơ cấu chính trị, chính quyền, nước. Gia đình là đơn vị nền tảng của xã hội, cộng đoàn, dân tộc.
    Nhờ đó, khác với các thể chế khác, người dân không phải đơn độc đương đầu trực diện với cơ quan quyền lực, mà còn được làng xóm láng giềng và bà con thân thuộc chia sẻ, trợ giúp, bù đắp, bảo bọc? Miễn là làng chu toàn được công tác chung thì thôi.
    Đối với người dân, làng trở thành một bức tường che, một mái ấm, một bảo đảm vừa vật chất vừa tinh thần, vừa thực tế và vừa pháp lý. Đây không phải chỉ là một nếp sống tự phát, mà đã được Tổ Tiên ta biến thành một thể chế chính trị: Định Chế Làng Nước.
    Vẫn biết ở bất cứ nơi nào hay thời nào, những kẻ có ưu thế cũng đều muốn củng cố quyền lực của riêng mình. Nhưng văn hóa và đại chúng Việt đã luôn luôn quyết tâm sống thực, bảo vệ, và kiện toàn định chế làng nước qua mấy ngàn năm lịch sử.
    Thể chế Làng - Nước, phép vua lệ làng, chẳng những đã giúp người dân nước ta được hưởng nếp sống tự chủ, trong khi vẫn tích cực đóng góp và hoà điệu với nếp sống của cả nước. Thể chế này là đặc điểm căn cội, làm cho nền Quân Chủ Việt khác hẳn mọi nền quân chủ khác.
    - Vua với Trời, với Tổ
    Vua chúa Việt chẳng những không coi mình là siêu nhân, mà còn không thi hành chức vụ với tư cách đại diện Trời Cao (thiên tử). Trái lại vì trách nhiệm lãnh đạo, vua chúa Việt gánh chịu trách nhiệm về mọi hành động của toàn dân.
    Vua khẩn cầu và gánh tội thay dân trước mặt Trời. Nhưng vua không đại diện cho Trời mà thống trị dân. Đang khi các văn hóa khác, vua đại diện ?oTrời? thị uy với dân. Nhưng không đại diện dân mà chịu tội với Trời.
    Đối với Tổ cũng vậy. Vua chịu trách nhiệm cho toàn dân trước mặt Tổ, nhưng Tổ trực tiếp với dân. Vua Hùng cầu Tổ trong truyền thuyết Phù Đổng, Tiên Rồng, Tiết Liêu? và Tổ hiện về với dân.
    Tổ là biểu trưng cho Tinh Thần, cho Sức Sống tối cao, cho Hồn Thiêng của Dân Tộc. Ngài là nguồn gốc, mà cũng là sự sống còn, là niềm hy vọng, là tụ điểm của toàn dân.
    Việc cầu Tổ là bộc lộ niềm tin bất diệt, niềm hy vọng tuyệt đối vào sức sống vô tận và truyền thống siêu việt của Dân Tộc.
    Đây chính là nền tảng đích thực của công cuộc Cứu Dân Cứu Nước. Bất cứ nền tảng nào khác đều đưa đến kết quả là biến dân nước thành vong nô của ngoại bang, của tà thuyết, hay của cường quyền bạo lực.
    - Vua với niềm tin
    Ở nhiều văn hóa khác, vì tự cho mình là siêu nhân, là đỉnh cao trí tuệ, là thần linh, là con Trời, là thượng tế tối cao, là người bảo vệ tối cao của tôn giáo? nên hầu hết vua chúa đã trực tiếp can thiệp vào đời sống tín ngưỡng của người dân.
    Dựa vào uy thế tôn giáo, các vua chúa ?osiêu nhân? đó đã cưỡng ép dân chúng phải tuyệt đối tuân giữ luật lệ và niềm tin của giới quyền thế.
    Trái lại, dân Việt được quyền tự do sống theo niềm tin của mình. Chẳng những mỗi người dân thờ kính Tổ Tiên của riêng mình, mà mỗi làng có thể tự tìm cho mình một vị Thành Hoàng để thờ. Người dân trong làng lại còn tự đặt ra những nghi thức riêng cho làng mình.
    Vua chúa Việt chỉ chính thức hóa niềm tin của dân, chớ không áp đặt cho dân.
    Vì vậy, ở dân Việt, không hề có lợi dụng tín ngưỡng và hệ thống tôn giáo để thống trị người dân. Vua quan không triệt để tuân hành một tôn giáo mà đàn áp những người dân theo tôn giáo khác.
    c2. Không Tạo Giai Cấp
    - Sống gần dân
    Dầu sự cách biệt giữa những người cai trị và đại chúng có thể lớn dần với thời gian, nhưng mãi đến cuối Thời Hùng, quyền cai trị thường ở trong tay những người lớn tuổi, chớ không nhất thiết tập trung vào một dòng họ.
    Ngoài ra, người lãnh đạo vẫn không sống cách biệt dân. Nhiều sách sử đã nhận định về Thời Hùng: Vua tôi cùng lao động, cùng cày cấy, không đắp bờ chia ranh, không phân biệt uy quyền cấp bậc? Vua tôi gần gũi thương yêu nhau.
    Cả d8ến năm 990 dương lịch, tức là sau hơn 1200 năm của Thời Hùng, Đức Đại Hành Hoàng Đế sau nhiều năm giữ chức Thập Đạo Tướng Quân, và sau mười năm làm vua mà vẫn còn đi chân đất, ngồi câu cá ở bờ sông, vui chơi với dân.
    Cho đến thời hiện đại, các triều đình vua chúa Việt Nam cũng không có đời sống tách rời khỏi nếp sống toàn dân. Vua quan ta đã không có những lâu đài đồ sộ nguy nga tráng lệ, cũng không có đời sống xa xỉ với loại âm nhạc, văn chương của dành riêng cho cung đình.
    Nếp sống gần dân, không phải là tình cờ, mà thực sự đã nhờ một số nguyên tắc chỉ đạo cũng như định chế.
    - Chính sách quan chức
    Trong suốt lịch sử Việt, người dân luôn được góp phần vào việc nước, quan trường luôn luôn mở rộng cửa cho mọi người dân có tài năng. Nhân tài được tuyển dụng do tiến cử, hoặc qua các cuộc thi.
    Sau thời gian làm quan, họ lại trở về làm dân, sống đời sống thanh bần như mọi người dân khác, chớ không tạo thành giai cấp với những đặc quyền đặc lợi suốt đời. Bởi trong khi có quyền chức mà lại luôn biết mình sẽ trở lại cuộc sống thanh bần, nợ tang bồng tay trắng vỗ tay reo như kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ? thì xin hỏi, mấy ai mà dám hà hiếp bóc lột người dân?
    Dầu cũng có những kẻ tham quyền cố vị, nhưng nếp sống dân tộc đã không để cho chúng tồn tại. Suốt mấy ngàn năm lịch sử cũng không có những dòng họ nhờ làm quan mà truyền đời giàu có quyền thế.
    c3. Không Để Hưởng Thụ
    - Không tạo tư sản
    Điểm quan trọng nhất của chính sách quyền chức, ở Thời Hùng và qua suốt cả dòng lịch sử Việt, là vua quan không dựa vào quyền chức mà chiếm hữu tài sản.
    Chức tước không mang lại đặc quyền vật chất. Dầu quyền chức cao trọng tột bậc, cũng không được chia đất phong tước truyền đời.
    Cả các vị hoàng đế đương triều của dân Việt cũng không có tài sản riêng. Tất cả đều là của dân nước, đều được điều hành theo quy chế tài sản quốc gia. Vua quan ta chỉ được quyền xử dụng để thêm phương tiện chu toàn nhiệm vụ.
    Khác biệt với chế độ phong kiến Tây phương, sau hơn hai trăm năm thực thi chế độ dân chủ, thì các lâu đài và chức vụ, hay tàn tích từ thời phong kiến bóc lột vẫn còn là tài sản và là vinh dự truyền đời của nhiều dòng họ. Ví dụ tài sản truyền đời của Nữ Hoàng nước Anh cũng đủ để bà được sắp vào hạng người đàn bà quyền lực và giàu có nhất thế giới.
    Đang khi Thần Báo đọc Le Dragon d?TAnnam của Bảo Đại, nhà xuất bản Plon, Paris năm 1980, trang 92: ?oDầu dòng họ Nguyễn đã làm Chúa và làm Vua trong hơn 300 năm, từ năm 1600 tới 1945, Hoàng Đế Bảo Đại cũng không có tài sản gì riêng.? Và tiền lương của các quan, còn gọi là tiền dưỡng liêm, cũng chỉ vừa cho đủ sống và đủ phương tiện, nghi trượng để làm việc chung, việc nước.
    - Vấn đề thuế vụ
    Vì không chú trọng vào tài sản riêng, cho nên vua quan ta cũng không tìm cách khai thác thuế vụ để mà bóc lột dân.
    Suốt bao ngàn năm, lịch sử Việt chỉ ghi lại các cuộc kiểm tra dân số, mà không thấy có chứng cớ về ruộng đất. Vua quan ta không chiếm cứ về ruộng đất.
    Đành rằng thời nào, hay ở đâu cũng có hà lạm. Nhưng văn hóa Việt không cho hà lạm thành định chế đặc quyền. Trong lịch sử Việt, mỗi khi có vị vua lạm dụng thâu thuế, xa xỉ? là đại chúng nổi lên chống phá, truất phế.
    Điều tệ hại của chế độ Dân Chủ hiện tại, là ?ocông bộc? của dân mà lại tự mình định mức tiền lương cho mình.
    Đang khi đại chúng ?ochủ nhân? luôn phải tuân theo, phải nai lưng gánh thuế. vua quan phương Tây thì chiếm hữu tất cả ruộng đất. Người dân đã chỉ là nông nô, và suốt bao đời chỉ là nô lệ cho giới quyền chức truyền đời.
    Trái lại, trong thể chế ?oDân Chủ Việt,? các làng đều phổ biến mọi chi tiết chi thu, lý do trả lương, giá biểu dịch vụ? và trưng cầu dân ý. Ngoài giá trị vật chất, dân tộc ta còn có giá trị tinh thần, cho nên đã khác biệt với phương Tây ở điểm này.
    Sưu thuế, hiện vật cũng như nhân lực của dân tộc ta, đã chỉ vì nhu cầu của cuộc sống chung. Việc đóng thuế cũng chỉ căn cứ trên khả năng của từng làng, chớ không trực tiếp với từng người dân.
    c4. Không Chuyên Bạo Lực
    - Quân đội chính quy
    Trong nhiều quốc gia, những đội lính tổ chức chặt chẽ và sống chuyên nghề giao chiến, luôn luôn trở thành lực lượng để bảo vệ chính quyền, và giúp chính quyền đàn áp bóc lột người dân.
    Nhưng chúng ta nhìn lại suốt dòng lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc, vua chúa Việt đã không hề có quân đội chính quy. Mãi cho tới năm 1950, Hoàng Đế Bảo Đại mới chính thức thành lập quân đội trong Liên Hiệp Pháp.
    Qua các triều đại Việt, số quân chỉ đủ cho nghi thức và an ninh chung. Còn binh lính thì thay phiên nhau mà về làm dân. Gặp thời chiến, quân đội lại thành hình từ toàn dân. Toàn dân giữ nước, và mỗi làng là một đơn vị chiến đấu.
    - Thành lũy vũ khí
    Thành lũy vũ khí cũng là phương tiện đàn áp bóc lột người dân. Giới thống trị đã có bạo lực quyền chức, lại được thành lũy che chở. Đang khi đó người dân tay không thì không có cả chỗ ẩn trốn.
    Trong suốt Thời Hùng, không hề có dấu vết việc xây thành đắp lũy cho vua quan.
    Lịch sử Việt chỉ có một lần xây thành, đó là Cổ Loa của An Dương Vương, và trở thành dấu tích đau thương của cả một dân tộc với nạn mất nước.
    Và sau này, dầu gọi là thành lũy, nhưng thành lũy Việt cũng chỉ có những điều kiện của các làng lớn mà thội. Tiện dụng cho công tác, chớ không là những pháo đài tập trung bạo lực và xa cách người dân.
    5. Kết Luận
    Thời Hùng là giai đoạn đặt nền tảng cho nếp sống Việt. Trên nền tảng này, suốt mấy ngàn năm, dân Việt Nam vui sống trong những điều kiện hạnh phúc đích thực của con người, là làm người.
    Do đó, các Vua Hùng quả thật là Tổ, chẳng những theo huyết thống, mà đặc biệt còn do việc thành hình cơ cấu xã hội và nếp sống của toàn thể Dân Tộc Việt Nam. Các Ngài là Quốc Tổ của Việt Nam, với nghĩa trọn vẹn nhất.
    Vì vậy, Đại Lễ kính Tộc Tổ phải được tổ chức một cách đặc biệt, với nghi thức long trọng, mang ý nghĩa dẫn chứng đầy đủ như trong bài viết này, nhằm hình thành một tụ điểm nối kết Anh Em Tộc Việt khắp nơi.
    Washington, ngày Tiên tháng Rồng năm 4886 Việt lịch.

Chia sẻ trang này